Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133 KB, 8 trang )

CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU
I. XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC
DÂN.
1. Khái niệm xuất khẩu: dưới góc độ kinh tế học, xuất khẩu được hiểu là hoạt động bán
hàng hóa của các thương nhân Việt Nam cho các thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng bán
hàng hóa.
2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân: xuất khẩu là cơ sở của nhập
khẩu và là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sau đây là một số vai trò quan trọng của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân:
2.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa vì vậy đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để
nhập khâủ máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau:
+ Liên doanh đầu tư ở nước ngoài.
+ Vay nợ, viện trợ, tài trợ.
+ Thu từ hoạt động dịch vụ, du lịch.
+ Xuất khẩu sức lao động ...
Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ ... cũng phải trả bằng cách
này hay cách khác. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết
định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
2.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế đối ngoại.
Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của cuộc cách
mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp
hóa ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.
Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn
nhận theo các hướng sau:
+ Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta ra nước ngoài.


+ Xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản
phẩm mà các nước khác cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc


đẩy sản xuất phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ:
khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển các ngành sản xuất nguyên
liệu như bông hay thuốc nhuộm hay khi phát triển việc đánh bắt thủy sản để xuất khẩu thì không
chỉ phát triển ngành đánh bắt mà còn phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
+ Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất,
khai thác tối đa sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực
sản xuất trong nước. Hay xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiến tiến từ thế
giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nước ta.
+ Thông qua xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho
phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác
quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
2.3. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân: ví dụ:
ngành thủ công mỹ nghệ: trước đây chủ yếu chỉ là các sản phẩm đơn sơ, chỉ nhằm phục vụ cho thị
trường trong nước, nhưng từ khi đất nước ta mở cửa cùng với việc phát triển các nền kinh tế nói
chung thì ngành thủ công mỹ nghệ cũng đã phát triển rất mạnh với các đơn đặt hàng từ nước ngoài
đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho họ, cải thiện đời sống nhân
dân và ngoài yếu tố kinh tế thì còn giữ gìn được các ngành nghề thủ công truyền thống của dân tộc
Việt Nam.
2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với
phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động
kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Ví dụ với việc phát triển xuất
khẩu các loại hàng hóa sẽ thúc đẩy các mối quan hệ tín dụng, vân tải quốc tế... và chính các hoạt
động hay quan hệ đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.


3. Nhiệm vụ của xuất khẩu.
- Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trên cơ sở phân công lao động chuyên môn hoá của
từng quốc gia .
- Mở rộng thị trường ,đa phương hoá đối tác
- Hình thành các vùng,ngành sản xuất hàng xuất khẩu,tạo các chân hàng vững chắc ,phát
triển hệ thống thu mua hàng xuất khẩu
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao hàm lượng kỹ thuật và
công nghệ.
- Xây dựng các danh mục các mặt hàng chủ lực ở phạm vi chiến lược từ đó có các kế
hoạch phát triển và mở rộng mặt hàng chủ lực
II. CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU ” .
1. Khái niệm.
Chiến lược “ Hướng về xuất khẩu ” là một chiến lược phát triển kinh tế nhằm mục tiêu
tăng trưởng thông qua sản xuất để xuất khẩu hay lấy quan hệ kinh tế đối ngoại làm đòn bẩy cho
chương trình công nghiệp hóa quốc gia. Chiến lược này là giải pháp để các nước đạt đến trình độ
trưởng thành về kỹ thuật, dẫn các nước đến địa vị nước công nghiệp hóa đầy tiềm năng, các nước
có thể đạt được mục tiêu vì “ nền kinh tế độc lập và có thể tự duy trì được tăng trưởng ”.
Chiến lược “ Hướng về xuất khẩu ” khởi đầu ở Mỹ Latinh từ thập kỷ 30, nhưng đến những
năm 60, chiến lược này mới được áp dụng ở các quốc gia, lãnh thổ công nghiệp mới châu Á.
2. Nội dung - các chính sách thường được sử dụng trong chiến lược “Hướng về xuất
khẩu” .
2.1. Nội dung: Chiến lược :Hướng về xuất khẩu” bắt đầu được đưa ra và thực hiện
thành công từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20 ở các nước công nghiệp mới NICs (Hàn Quốc.
Singapore, Đài Loan, Hong Kong).
Sau đó đến những năm 70 các nước ASEAN và một số nước phát triển khác cũng áp dụng
mô hình chiến lược này. Về cơ bản, các nước khi phát triển nền kinh tế “ Hướng về xuất khẩu”
đều muốn dựa vào thị trường quốc tế rộng lớn để tạo ra một sự nhảy vọt trong khi phát triển kinh
tế. Nhưng với những nước khác nhau, trong những điều kiện kinh tế khác nhau thì mô hình chiến
lược “Hướng về xuất khẩu” lại có những sắc thái riêng.
* Chiến lược “Hướng về xuất khẩu” của các nước NICs.

Chiến lược “Hướng về xuất khẩu” đầu tiên của các nước NICs đặc biệt là các nước NICs
châu Á (Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông). Những nước này thực thi chiến lược
hướng nội từ đầu những năm 50 .Sau nửa thập kỷ theo đuổi chiến lược này ,họ đã gặp phải những
hạn chế .Đặc biệt là sự gia tăng các khoản nợ nước ngoài và còn có một điểm giống nhau, đó là
nguồn tài nguyên nghèo nàn của đất nước và thị trường trong nước nhỏ hẹp. Do vậy, ngay từ đầu
những năm 60 những nước này đều tìm cách chuyển hướng chiến lược. Họ nhận thấy rằng để khắc
phục những vấn đề về nợ nước ngoài, nguồn tài nguyên và thị trường nhỏ hẹp trong nước chỉ còn
cách dựa vào thị trường quốc tế rộng lớn .
Nội dung chiến lược “Hướng về xuất khẩu” của các nước NICs là sản xuất những mặt hàng
xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố có sẵn trong nước ,thực hiện nhất quán chính sách giá
cả: Giá hàng trong nước phải phản ánh sát với giá hàng trên thị trường quốc tế và phản ánh được
sự khan hiếm của các yếu tố trong nước .
Phần lớn các nước đang phát triển nguồn lao động dồi dào trong khi nguồn vốn lại khan hiếm,
chính sách của nhà nước là tiền lương và các chi phí khác về nhân công phải thấp và lãi suất phải
cao nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vừa mang lại lợi nhuận, vừa tạo
ra nhiều công ăn việc làm ,góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp của đất nước. Do vậy, đối với
các nước NICs trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược hướng ngoại thường tập trung vào sản xuất
hàng công nghiệp và dịch vụ sử dụng nhiều lao động làm cho chi phí sản xuất sẽ tương đối thấp so
với thị trường quốc tế
* Chiến lược “Hướng về xuất khẩu” của các nước ASEAN và các nước đang phát triển
khác.
Những năm 50 và suốt những năm 60 phần lớn những nước ASEAN cũng thực hiện chiến
lược hướng nội. Hạn chế họ gặp phải là nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ cấu kinh tế mất cân đối,
nợ nước ngoài gia tăng. Bên cạnh đó là kinh nghiệm chuyển hướng chiến lược thành công của các
nước NICs. Do vậy, vào đầu những năm 70 các nước ASEAN đều lần lượt chuyển sang chiến lược
hướng ngoại
Điểm khác biệt của các nước ASEAN so với các nước NICs thứ nhất phần lớn các nước
ASEAN có dân số tương đối đông, tạo ra thi trường tiêu dùng trong nước rộng lớn; thứ hai các
nước ASEAN đều có những nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể .Do vậy nội dung chiến lược
hướng ngoại của các nước ASEAN có những nét khác so với các nước NICs.

×