Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.38 KB, 24 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. BẢN CHẤT VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Tiền lương
Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn
bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động và
phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động.
1.1.1.2.Tiền lương danh nghĩa
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động, phù hợp với chất lượng và số lượng lao động mà họ đóng góp.
1.1.1.3. Tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động
trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản
thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định.
1.1.1.4. Tiền công
Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện
một khối lượng công việc, hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường là theo
giờ), trong những trường hợp thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định của
pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động.
1.1.1.5. Thu nhập của người lao động
Thu nhập của người lao động bao gồm tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các
khoản thu nhập khác của người lao động do tham gia vào kết quả sản xuất kinh
doanh hoặc do đầu tư vốn tạo ra.
1.1.1.6. Sự khác biệt giữa tiền lương và tiền công
Tiền lương và tiền công về bản chất là giá cả của sức lao động, nhưng có sự
khác nhau ở chỗ:
- Tiền lương là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả công cho người lao
động mang tính chất thường xuyên và thường gắn với hình thức biên chế, định
biên trong một doanh nhiệp, tổ chức,...


- Tiền công là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để
thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể, hoặc làm việc với số thời gian nào đó,
được xác lập thông qua thuê khoán lao động, hoặc thông qua các hợp đồng dân sự.
1.1.2. Bản chất của tiền lương
1.1.2.1 Về mặt kinh tế
Tiền lương là kết quả của thoả thuận trao đổi hàng hoá sức lao động của người
lao động cung cấp sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ
nhận được một khoản tiền lương thoả thuận từ người sử dụng lao động.
1.1.2. 2. Về mặt xã hội
Tiền lương là số tiền đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và dành một phần
để nuôi thành viên trong gia đình cũng như bảo hiểm lúc hết tuổi lao động.
1.1.3. Chức năng của tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường tiền lương có các chức năng cơ bản sau:
1.1.3.1.Chức năng thước đo giá trị sức lao động
Tiền lương là giá cả của sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá cả sức
lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị lao động nên phản ánh được giá trị sức
lao động. Nhờ có chức năng này mà tiền lương được dùng làm căn cứ xác định
mức tiền trả công cho các loại lao động, xác định đơn giá trả lương, đồng thời là cơ
sở để điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động. Nói
cách khác, giá trị của việc làm được phản ánh thông qua tiền công, tiền lương, nếu
việc làm có giá trị càng cao thì mức tiền lương, tiền công càng lớn.
1.1.3.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động
Trong quá trình lao động, sức lao động bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo
ra sản phẩm, con người cần phải bù đắp lại sức lao động đã hao phí. Do đó tiền
lương có chức năng tái sản xuất sức lao động. Để thực hiện tốt chức năng này phải
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
1.1.3.3. Chức năng kích thích
Tiền lương là đòn bẩy kinh tế, có tác dụng kích thích, tạo động lực lao động.
Do đó để thực hiện tốt chức năng này, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả

cao thì phải trả lương cao hơn. Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao
động nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động, phải khuyến
khích lao động có tài năng, khuyến khích lao động sáng tạo, góp phần điều phối và
ổn định hoạt động lao động xã hội. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao hơn, làm các công việc phức tạp hơn, trong các điều kiện khó khăn, nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn thì phải được trả lương cao hơn, bên cạnh đó là sự
cần thiết phát huy vai trò tiền thưởng và các khoản phụ cấp.
1.1.3.4. Chức năng bảo hiểm, tích lũy
Trong hoạt động lao động người lao động không những duy trì được cuộc sống
hàng ngày trong thời gian còn khả năng lao động và đang làm việc, mà còn có khả
năng dành lại một phần tích lũy dự phòng cho cuộc sống sau này, khi họ hết khả
năng lao động hoặc chẳng may gặp rủi ro, bất trắc trong đời sống.
1.1.3.5. Chức năng xã hội
Tiền lương có chức năng kích thích, hoàn thiện mối quan hệ lao động, vì việc
gắn tiền lương của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ thúc đẩy
mối quan hệ hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Để thực hiện
tốt chức năng này người sử dụng lao động phải tạo ra môi trường và điều kiện làm
việc thuận lợi cho người lao động.
1.1.4. Các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương
1.1.4.1. Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động
- Cơ sở của nguyên tắc: Bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối lao động.
- Yêu cầu của nguyên tắc :
+ Trả lương có sự phân biệt về số lượng và chất lượng lao động, không trả
lương bình quân chia đều.
+ Việc trả lương phải gắn với năng suất lao động, kết quả sản xuất biểu hiện ở
chất lượng và hiệu quả lao động.
1.1.4.2. Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn
tốc độ tăng tiền lương bình quân
- Cơ sở của nguyên tắc: Nguyên tắc này bắt nguồn từ mối quan hệ hài hòa giữa tích
lũy và tiêu dùng, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

- Yêu cầu của nguyên tắc: Phần lợi nhuận tăng thêm do tăng năng suất lao động
không được đem tiêu dùng hết mà phải dành lại một phần để tích lũy mở rộng sản
xuất.
1.1.4.3. Trả lương theo các yếu tố thị trường
- Cơ sở của nguyên tắc: Nguyên tắc này được thực hiện trên cơ sở có thị trường
- Yêu cầu của nguyên tắc:
+ Tiền lương phải có tác dụng khuyến khích và lưu giữ nhân tài
+ Tiền lương phải trả ngang nhau cho những hiệu quả công việc như nhau.
+ Đồng thời có sự phân biệt trong trả lương đối với mức độ hoàn thành
công việc.
+ Tiền lương phải đảm bảo linh hoạt để đáp ứng sự thay đổi của doanh
nghiệp vào thị trường.
+ Tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu, dễ giám sát.
+ Phải đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động, của doanh nghiệp và nghĩa
vụ đối với nhà nước.
1.1.4.4.Tiền lương phụ thuộc vào khả năng tài chính
- Cơ sở của nguyên tắc: Tiền lương là một chính sách xã hội trong tổng thể các
quan hệ xã hội khác, vì vậy tiền lương có quan hệ thực trạng tài chính quốc gia,
cũng như thực trạng tài chính ở cơ sở.
- Yêu cầu của nguyên tắc:
+ Tiền lương của công chức, viên chức phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
+ Tiền lương của công nhân trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.4.5. Tiền lương phải có sự phân biệt giữa những người lao động làm các
nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
- Cơ sở của nguyên tắc: Bắt nguồn từ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
- Yêu cầu của nguyên tắc: Tiền lương phải có sự phân biệt về mức độ phức tạp
công việc, điều kiện lao động, vị trí, vai trò của từng ngành nghề trong nền kinh tế
quốc dân.

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.2.1. Hình thức trả lương sản phẩm
1.2.1.1. Khái niệm
Hình thức trả lương sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) mà họ hoàn thành.
1.2.1.2. Các chế độ trả lương sản phẩm
a, Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân
- Khái niệm: Trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân là trả lương cho người
lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay chi tiết sản
phẩm) mà người lao động làm ra.
- Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh
trong các đơn vị kinh tế mà quá trình làm việc mang tính độc lập tương đối, việc có
thể định mức lao động và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt.
- Công thức tính:
TL
Spi
= ĐG x Q
i
Trong đó:
• TL
Spi
: Là tiền lương sản phẩm mà người công nhân i nhận được
• ĐG: Là đơn giá sản phẩm
• Qi: Số sản phẩm (hoặc doanh thu) của công nhân i trong một thời
gian xác định ( tháng, ngày,...)
Với ĐG =
SL
CBCV
M

PCL +
Hoặc ĐG = (L
CBCV
+ PC) x M
TG
Trong đó: * L
CBCV
: Lương cấp bậc công việc
• PC: Phụ cấp lương
• M
TG
: Mức thời gian
• M
SL
: Mức sản lượng
b, Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể (tổ, đội, nhóm,...)
- Khái niệm: Chế độ trả lương sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào
số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn
giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc trả cho tập thể.
- Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với những công việc hay sản phẩm do đặc
điểm về tính chất công việc (hay sản phẩm) không thể tách riêng từng chi tiết, từng
phần việc để giao cho từng người mà cần phải có sự phối hợp của một nhóm công
nhân cùng thực hiện.
- Công thức tính: Để tính lương cho người lao động cần phải tiến hành theo 2
bước sau:
* Bước 1: Tính đơn giá tiền lương và tiền lương cho tập thể
+ Công thức tính đơn giá:
ĐG
tt
=

SL
n
i
CBCV
M
PCL )(
1
+

=
Hoặc: ĐG
tt
=
TG
n
i
CBCV
xMPCL

=
+
1
)(
Trong đó:
• ĐG
tt
: Đơn giá tiền lương trả cho sản phẩm tập thể

)(
1

PCL
n
i
CBCV
+

=
: Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc
công việc của cả tổ.
• n: Số công nhân trong tổ
• M
SL
: Mức sản lượng của cả tổ
• M
TG
: Mức thời gian của cả tổ
+ Tính tiền lương sản phẩm của tập thể theo công thức:
TL
SPTT
= ĐG
tt
x Q
tt
Trong đó:
• Q
tt
: Sản lượng hoặc doanh thu đạt được của tổ, đội
* Bước 2: Tính lương cho từng người
Để tính lương cho người lao động ta có thể áp dụng một trong các phương pháp
tính sau:

Phương pháp 1: Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh : Phương pháp này tiến hành
theo 3 bước
b1: Tính tiền lương thời gian thực tế của từng công nhân:
Có: TL
tg thực tế CNi
= ML
tgCNi
x T
LVTT Cni
Trong đó:
• TL
tg thực tế Cni
: Là tiền lương thực tế của công nhân i
• ML
tgCNi
: Là mức thời gian của công nhân i
• T
LVTT CNi
: Là thời gian làm việc thực tế của công nhân i
b2: Tính hệ số điều chỉnh (H
dc
).
H
dc
=


=
=
n

i
tgtt
n
i
sptt
TL
TL
1
1
Trong đó:



n
i
sptt
TL
1
: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm


=
n
i
tgtt
Tl
1
: Tổng tiền lương thời gian của tổ, nhóm
b3: Tính TL
sp

cho từng công nhân
TL
spCNi
= H
dc
x TL
tg thực tế CNi
Phương pháp 2: Phương pháp dùng thời gian hệ số: Phương pháp này được tiến
hành theo 3 bước
b1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi của từng công nhân (hoặc là thời gian
hệ số của từng công nhân) :
T
qđ CNi
= H
LCBCNi
x T
LVTT CNi
Trong đó:
• T
qđ CNi
: Thời gian làm việc thực tế quy đổi của công nhân i
• H
LCBCNi
: Hệ số lương cấp bậc của công nhân i
• T
LVTT CNi
: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i
b2: Tính lương sản phẩm cho một thời gian quy đổi
TL
1tghs

=


=
=
n
i
qdi
n
i
sptt
T
TL
1
1
Trong đó:
• TL
1tghs
: Tiền lương của một đơn vị thời gian quy đổi (thời gian hệ số)


=
n
i
sptt
TL
1
: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm



=
n
i
qdi
T
1
: Tổng thời gian quy đổi (hệ số) của tổ, nhóm
b3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân
TL
spCNi
= TL
Sp
/ 1 đơn vị T

x T
qđ CNi
Phương pháp 3: Phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương : phương
pháp này được tiến hành qua 3 bước
b1: Quy đổi điểm được bình bầu của từng công nhân.
Đ
qđcni
= Đ
dbcni
x H
LCBCNi
Trong đó:
• Đ
qđcni
: Điểm quy đổi của công nhân i
• Đ

dbcni
: Điểm được bình của công nhân i
• H
LCBCNi
: Hệ số lương cấp bậc của công nhân i
b2: Tính tiền lương sản phẩm cho một điểm quy đổi
TL
SP1đ
=


=
=
n
i
n
i
sptt
Đ
TL
1
qdcni
1
Trong đó:
• TL
SP1đ
: Tiền lương của một điểm quy đổi


=

n
i
sptt
TL
1
: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm


=
n
i
qdcni
Đ
1
: Tổng điểm quy đổi của tổ, nhóm
b3: Tính tiền lương sản phẩm của từng công nhân
TL
spcni
= TL
sp1đ
x Đ
qđcni
c, Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
- Khái niệm: Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp là hình thức trả lương
cho công nhân viên làm công việc phục vụ phụ trợ như công nhân điều chỉnh và
sửa chữa máy móc, thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho tàng, kiểm tra chất lượng sản
phẩm...căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và
đơn giá tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính.
- Công thức tính:
ĐG

pi
= (L
CBCNP
+ PC
p
) x M
Tgi
x H
Pvi

×