Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực của kỹ sư định giá và xây dựng mô hình đánh giá, lựa chọn bằng công cụ ahp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.45 KB, 87 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

LÊ ĐÌNH HIẾU

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NĂNG LỰC CỦA KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG MƠ
HÌNH ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN BẰNG CƠNG CỤ AHP

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành

: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2013


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : ..................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ..................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1. ............................................................
2. ............................................................
3. ............................................................
4. ............................................................
5. ............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ ĐÌNH HIẾU

MSHV: 11080266

Ngày, tháng, năm sinh: 14/12/1988

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng

MS: 60.58.90


I. TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA
KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN BẰNG CƠNG
CỤ AHP
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng năng lực kỹ sư định giá. Đánh giá,
phân tích các nhân tố xác định được.
Nghiên cứu và xây dựng mơ hình đánh giá, lựa chọn kỹ sư định giá bằng công cụ
AHP (Analytic Hierarchy Process )
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 14/01/2013
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 22/11/2013
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS.ĐINH CÔNG TỊNH
Tp. HCM, ngày . . . tháng …năm 20..
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. ĐINH CÔNG TỊNH

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


4


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Đinh Cơng Tịnh, thầy
đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá
trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Kỹ
Thuật Xây Dựng, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy thuộc chuyên ngành Công
nghệ và Quản lý xây dựng trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh. Những
kiến thức mà thầy cơ truyền đạt trong 02 năm qua chính là những kinh nghiệm
và hành trang giúp ích rất nhiều cho em trong cuộc sống cũng như trong công
việc sau này.
Xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè cùng lớp, những người đã cùng tôi
trải qua những ngày học tập thật vui, bổ ích và những thảo luận trong suốt thời
gian học đã giúp tơi tự hồn thiện mình và mở ra trong tôi nhiều sáng kiến mới.
Xin cám ơn những người đồng nghiệp, đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong
suốt q trình học tập và chính những kinh nghiệm thực tế trong q trình cơng
tác của họ đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình tơi, những người
bạn thân của tơi đã ln bên cạnh tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi vượt
qua những khó khăn, trở ngại để hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2013.

Lê Đình Hiếu


5

TĨM TẮT
Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng là một minh chứng cho sự lớn mạnh
không ngừng của ngành xây dựng. Sự lớn mạnh thể hiện ở tất cả các lĩnh vực
như cơng trình nhà cửa, giao thơng, thủy lợi, cảng biển. Tuy nhiên, việc các dự
án xây dựng thường bị vượt dự toán, tổng mức đầu tư xây dựng, hoặc dự án có

hiệu quả đầu tư kém đang là vấn đề rất đáng được quan tâm. Trong đó năng lực
của kỹ sư định giá là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu
quả một dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Chính từ u cầu thực tế đó, nội dung của luận văn này với mong muốn
đánh giá năng lực của các kỹ sư định giá bên cạnh sự hỗ trợ của các phương pháp
hỗ trợ ra quyết định. Phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process
(AHP), là một phương pháp có thể giải quyết những bài toán với hệ thống cấu
trúc thứ bậc và các mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các nhân tố dựa trên ma
trận so sánh cặp.
Nghiên cứu đã tìm ra 15 nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực của
kỹ sư định giá từ 33 nhân tố khảo sát ban đầu. Xây dựng một mơ hình đánh giá
dựa trên cấu trúc thứ bậc với 15 nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất.


6

ABSTRACT
The quick development of infrastructure demonstrates the development of
construction. The development represents in all parts of construction such as
houses, tracffic , bridges anh roads. However the expenditure of building
projects exceed the cost estimate, total investment, or project with bad result,
there are some noticeable issues that we have to facing. So the ability of cost
engineering is one of the deciding factors taking effect to result of those
building investment projects.
From that real requirement, this thesis contributed a study report after
considering every aspect of all problems to evaluate ability of cost engineering
with the decision support system. Analytic Hierarchy Process (AHP) quantitative
method can solve problem with hierarchical structure and mutual relationship
between these factors which relying on paired comparison matrix.
It has been found 15 factors that has great influence on ability of cost

engineering among 33 ones from the first research. And building assessment
models based on hierarchical structure with 15 strongest factors.
.


7

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 9
1.1.

Giới thiệu chung ................................................................................................................ 9

1.2.

Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 10

1.3.

Các mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 11

1.4

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 11

1.5.

Tầm quan trọng nghiên cứu ............................................................................................ 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 13

2.1.

Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu.................................................. 13

2.2.

Các nghiên cứu tương tự đã công bố............................................................................... 13

2.2.1. Nghiên cứu 1: [2].............................................................................................................. 13
2.2.2 Nghiên cứu 2 : [6]............................................................................................................. 15
2.2.3 Nghiên cứu 3 : [19]......................................................................................................... 156
2.2.4 Nghiên cứu 4: [3] ............................................................................................................. 15

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 19
3.1

Giới thiệu về phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process) ..................................... 19

3.1.1

Nguồn gốc phương pháp định lượng AHP .................................................................. 19

3.1.2.

Phương pháp định lượng và hướng nghiên cứu.......................................................... 20

3.1.3.

Ưu điểm của phương pháp AHP ................................................................................. 21


3.2

Các tiên đề của phương pháp AHP ................................................................................. 23

3.3

Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng mơ hình theo phương pháp AHP .................... 24

3.3.1

Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc ....................................................................... 24

3.3.2

Thiết lập độ ưu tiên ...................................................................................................... 26

3.4

Giới thiệu về Bảng câu hỏi............................................................................................... 34

3.4.1

Thiết kế Bảng câu hỏi .................................................................................................. 34

3.4.2

Kích thước mẫu ........................................................................................................... 37

3.5


Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................................................. 38

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...................................................................... 40
4.1
4.1.1.

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát và kết quả thu thập số liệu .......................................... 40
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu này ............................................... 40


8

4.1.2.
4.2.

Kết quả thu thập số liệu ............................................................................................... 40
Thống kê mô tả mẫu ........................................................................................................ 41

4.2.1.

Số năm kinh nghiệm làm việc của người trả lời.......................................................... 41

4.2.2.

Vai trò của người trả lời trong dự án : ........................................................................ 42

4.2.3.

Chức vụ của người trả lời trong công ty/cơ quan: ...................................................... 43


4.2.4.

Chuyên môn của người trả lời:.................................................................................... 44

4.2.5.

Phần lớn loại dự án tham gia: ..................................................................................... 45

4.2.6.

Quy mơ trung bình các dự án tham gia: ..................................................................... 46

4.3.

Kiểm tra độ tin cậy thang đo ........................................................................................... 47

4.4.

Xếp hạng các nhân tố theo trị trung bình ....................................................................... 48

4.5

Phân tích One-way ANOVA ............................................................................................ 50

4.6

Phân tích thành phần chính PCA (Principal Component Analysis) .............................. 54

4.6.1


Phân tích bảng hệ số “KMO” và kiểm định “Bartlett’s Test of Sphericity”.............. 56

4.6.2

Phân tích bảng “Total Variance Explained”............................................................... 56

4.6.3

Phân tích bảng “Rotated Component Matrix”: .......................................................... 58

4.6.4

Phân tích ý nghĩa các thành phần chính ảnh hưởng đến năng lực kỹ sư định giá ..... 61

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ................................................ 64
5.1.

Xây dựng mơ hình ........................................................................................................... 64

5.1.1.

Cấu trúc thứ bậc áp dụng ............................................................................................ 64

5.1.2.

Xây dựng ma trận so sánh cặp .................................................................................... 66

CHƯƠNG 6: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 73
6.1.


Nhận xét ........................................................................................................................... 73

6.2.

Kết luận ............................................................................................................................ 73

6.3.

Kiến nghị .......................................................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 76
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 78


9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu chung
Trong những năm trở lại đây, đặt biệt sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO, chính sách mở cửa hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới
đã và đang làm cho ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác của Việt Nam có sự
phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nơi trên đất nước, các cơng trình xây dựng mọc lên như
nấm, rất nhiều cơng trình xây dựng với qui mơ lớn nhanh chóng xuất hiện và ngày
càng đa dạng.
Hiện nay ngành công nghiệp xây dựng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống nền
kinh tế cũng như trong việc hình thành, kiến thiết và phát triển cơ sở hạ tầng của bất kì
quốc gia nào trên thế giới. Khơng có các cơng trình xây dựng nhà cửa, cao ốc, các cơng
trình cơng cộng, hệ thống giao thơng, hệ thống cầu đường…thì khơng thể tồn tại xã hội
ngày càng hiện đại của chúng ta ngày nay. Xã hội ngày càng hiện đại bao nhiêu thì
ngành cơng nghiệp xây dựng ngày càng phát triển bấy nhiêu.

Năm 2012 , mặc dù nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng quy
mơ lớn, nhưng GDP trong năm vẫn đạt mức tăng trưởng 5,2% và dự báo trong năm
2013 sẽ đạt mức 5,5%. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực vượt bậc của đất nước trong bối
cảnh suy thối tồn cầu. Việt Nam đã và đang đạt được sự ổn định và hướng tới sự
nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong đó ngành cơng nghiệp xây
dựng giữ một vai trị quan trọng.
Trên khắp đất nước đã và đang có nhiều dự án với số vốn đầu tư lên đến hàng
nghìn tỷ đồng: cầu Nhật Tân (13.600 tỷ đồng), dự án đường cao tốc Tp.Hồ Chí MinhLong Thành - Dầu Giây (20.630 tỷ đồng), dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1
(33.614 tỷ đồng), dự án Thủy điện Nho Quế 2 (1.492 tỷ đồng), dự án tuyến Metro Bến
Thành-Suối Tiên (2,490 tỷ USD), dự án Nhà máy hóa lọc dầu Nghi Sơn (6,2 tỷ USD),
dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (2 tỷ USD).


10

Tuy nhiên, bên cạnh việc gia tăng số lượng và quy mơ dự án thì vấn đề các dự án
xây dựng thường bị vượt dự toán, tổng mức đầu tư xây dựng, hoặc dự án có hiệu quả
đầu tư kém…đang là vấn đề rất đáng được quan tâm. Đối với những dự án lớn được
công bố, số tiền vượt mức đầu tư nhiều khi lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đơn cử như dự
án đường cầu Nhật Tân, tăng hơn 6.000 tỷ đồng. Ngồi ra, trong dữ liệu khơng được
phổ biến của các cơng ty, thì số lượng các dự án bị vượt dự toán, tổng mức đầu tư,
hoặc đầu tư kém hiệu quả…là khơng hề ít.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Dự toán là đưa ra một báo cáo gần đúng về khối lượng vật liệu, thời gian, hoặc
chi phí để xây dựng cơng trình. Báo cáo khối lượng được gọi là dự tốn, và mục đích
của nó là cung cấp những thông tin để ra quyết định thi cơng [1]
Dự tốn chi phí cho nguồn vốn của một dự án là cực kỳ quan trọng cho cả Chủ
đầu tư và các công ty xây dựng/kỹ thuật. Chủ đầu tư dựa trên chi phí dự tốn để tiến
hành các phân tích kinh tế thu hồi vốn từ chi phí đầu tư của họ. Công ty xây dựng/kỹ
thuật dựa trên chi phí dự tốn để đấu thầu, đàm phán cơng việc, nó là một cơ sở để bảo

đảm cơng việc trong tương lai và bảo đảm lợi ích cho cơng ty của họ. [2].
Sự cạnh tranh chủ yếu dựa vào chi phí là khả năng dự báo chính xác các chi phí
giao nhận dự án. Vượt chi phí dự tốn có thể dẫn đến sự phán đốn sai cho tính khả thi
của một dự án hoặc mất hợp đồng cho đối thủ cạnh tranh. Mặt khác nhà thầu có thể
gánh chịu thiệt hại đáng kể khi để giá chi phí dự tốn thấp. [3]
Cơng tác định giá và quản lý chi phí xây lắp là một khâu quan trọng của công tác
quản lý kinh tế trong ngành xây dựng. Định giá đúng, hợp lý và quản lý chặt chẽ giá
xây dựng là góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, sớm đưa cơng trình vào khai thác
sử dụng, nâng cao chất lượng cơng trình, tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp xây
dựng hạch toán sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
trong đầu tư xây dựng [4].
Do vậy công tác định giá xây dựng cơng trình đóng vai trị quan trọng trong việc
thiết lập nên kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tư xây dựng. Để có thể phân tích


11

đánh giá hiệu quả dự án, lập bảng dự toán hồn chỉnh và chính xác đáp ứng được u
cầu của việc quản lí chi phí đầu tư xây dựng cơng trình, năng lực của kỹ sư định giá có
vai trị vô cùng quan trọng.
Hầu hết những cố gắng nhằm thúc đẩy cơng tác lập dự tốn tốt hơn đều tập trung
vào thông tin giá thành, điều chỉnh cho thời gian/quy mơ/vị trí và phát triển các cơng
cụ dự tốn, cụ thể là tự động hóa q trình dự tốn bằng phương thức máy tính. Tuy
nhiên, những cơng cụ hỗ trợ cho cơng tác lập dự tốn này khơng thể thay thế sự phán
đoán và kinh nghiệm của một người lập dự tốn chi phí giỏi [2]. Cho nên năng lực của
kỹ sư định giá là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến thành bại của một
dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy mục tiêu của đề tài này là “Phân tích các nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến năng lực của kỹ sư định giá và xây dựng mơ hình đánh giá,
lựa chọn bằng cơng cụ AHP”. Thông qua kết quả đạt được của đề tài này, tơi hi vọng
sẽ góp phần đưa ra một phương hướng cho các kỹ sư định giá, làm cho người kỹ sư

định giá đó biết họ sẽ nên làm gì, và nên trau dồi rèn luyện những kiến thức, kỹ năng,
cá tính gì để nâng cao năng lực của bản thân. Cung cấp cho các nhà tuyển dụng có
thêm một phương án xem xét, lựa chọn trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng kỹ sư
định giá để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả nhất.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng năng lực kỹ sư định giá. Đánh giá,
phân tích các nhân tố xác định được.

-

Nghiên cứu và xây dựng mơ hình đánh giá, lựa chọn kỹ sư định giá bằng công cụ
AHP (Analytic Hierarchy Process).

1.4 Phạm vi nghiên cứu
-

Thành phố Hồ Chí Minh khơng những là đơ thị lớn nhất của Việt Nam mà cịn
đóng vai trị là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ phát triển xây dựng rất
cao, nhiều cơng trình lớn được xây dựng, là địa điểm được lựa chọn trong nghiên
cứu này.


12

-

Đối tượng khảo sát:
+ Chủ đầu tư / BQLDA

+ Nhà thầu thi công
+ Tư vấn thiết kế/giám sát
+ Các Sở ban ngành

-

Quan điểm phân tích theo quan điểm của chủ đầu tư, tư vấn, và chủ yếu được
trình bày là theo quan điểm nhà thầu.

-

Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập
thông qua việc khảo sát những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.

1.5. Tầm quan trọng nghiên cứu
-

Vê mặt lý luận:
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có nhiều nghiên cứu về
những vấn đề liên quan đến đề tài này. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở kết hợp
nhiều biện pháp (lý thuyết xác suất thống kê; kiểm định thống kê, phương pháp
phân tích nhân tố chính, cơng cụ AHP…) tạo thành một biện pháp thiết kế
nghiên cứu thống nhất tạo nên cơ sở lý thuyết vững chắc để giải quyết vấn đề
đặt ra. Và với mong muốn thơng qua đề tài này đóng góp thêm một phần nào đó
làm cho cách giải quyết vấn đề trở nên đa dạng hơn và có thể được áp dụng rộng
rãi hơn.

-

Về mặt thực tiễn:

+ Đề tài này sẽ góp phần làm cho các kỹ sư định giá có được cái nhìn tổng
qt hơn về các nhân tố quan trọng quyết định năng lực làm việc của bản thân,
đồng thời tìm cách cải tiến các kỹ năng kiến thức cần thiết thơng qua các nhân
tố tìm được.
+ Qua đề tài này cũng cung cấp cho các nhà tuyển dụng một cơ sở khá vững
chắc cho việc lựa chọn và đánh giá các ứng viên kỹ sư định giá thông qua việc
xem xét các yếu tố quan trọng mà ứng viên cần có, có thể thiết kế các chương
trình đào tạo phù hợp theo u cầu của cơng tác định giá.


13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu
-

Nhân tố quan trọng: là một thuật ngữ cho một nhân tố nào đó là cần thiết cho khả
năng, năng lực của một cá nhân để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nó là một nhân
tố quan trọng, cần thiết để đảm bảo sự thành công của một cá nhân.

-

Năng lực được định nghĩa là “một tiêu chuẩn yêu cầu cho một cá nhân để hoàn
thành một cơng việc cụ thể và nó là sự kết hợp của các yếu tố kỹ năng, kiến thức
và cá tính để đạt được kết quả tốt hơn” [5] .

-

Kỹ sư định giá:
+Kĩ sư xây dựng với vai trò là kĩ sư định giá cịn đảm nhiệm cơng tác đo bóc khối

lượng dự tốn, lập và thẩm định giá cơng trình nhằm đưa ra những số liệu về chi
phí cho tồn bộ dự án.
+ Cơng việc của Kỹ sư định giá Xây dựng thường làm là những công việc của
người quản lí chi phí bao gồm việc: Lập và quản lý tổng mức đầu tư, đánh giá
hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơng trình, xác định định mức và đơn giá xây
dựng, đo bóc khối lượng xây dựng cơng trình, lập và thẩm tra dự tốn xây dựng
cơng trình, xác định giá gói thầu, kiểm sốt chi phí xây dựng cơng trình, lập hồ sơ
thanh tốn, quyết tốn hợp đồng và vốn đầu tư. (Nghị định 112/2009/NĐ-CP)

2.2. Các nghiên cứu tương tự đã công bố
2.2.1.

Nghiên cứu 1: [2]

Bài báo: “Analysis of Cost Estimating Competencies Using Criticality Matrix and
Factor Analysis” của tác giả Alroomi, A., Jeong, D. H. S. and Oberlender, G. D (2012)
trong tạp chí J. Constr. Eng. Manage.
Mục tiêu nghiên cứu
-

Khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng năng lực của kỹ sư lập dự toán.

-

Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố và mức độ thiếu hụt của các nhân tố
cần thiết ở kỹ sư lập dự toán trẻ.


14


-

Phân tích đánh giá các nhân tố xác định được.

Phương pháp nghiên cứu
-

Thông qua cuộc thảo luận diễn ra 2 ngày tại hội thảo ở Houston với 22 chuyên
gia lập dự toán đã lập ra một bảng câu hỏi với 37 câu. Các câu hỏi được thực hiện
5 khoảng thang đo, mức độ quan trọng từ 1 “không quan trọng” đến 5 “cực kỳ
quan trọng” và mức độ thiếu hụt từ 1 “không thiếu hụt” đến 5 “thiếu hụt rất
nhiều”. Bảng câu hỏi được phát tới tất cả các công ty thành viên Viện công nghệ
kỹ thuật Xây dựng (CII) và cũng được phát tới AACE-I và Hiệp hội dự toán
chuyên nghiệp của Mỹ (ASPE) tại hội thảo quốc gia năm 2008. Thu thập được
228 bảng câu hỏi hợp lệ.

-

Ma trận tới hạn được lập để xác định các nhân tố quan trọng nhất dựa trên cơ sở
kết hợp mức độ ảnh hưởng và mức độ thiếu hụt của mỗi nhân tố, phương pháp
phân tích nhân tố (PCA) được áp dụng để nhóm các nhân tố thành các thành phần
chính.

Kết quả nghiên cứu
-

Nghiên cứu này đã xác định được 23 nhân tố quan trọng mà một kỹ sư dự toán
cần có.

-


Ma trận tới hạn đã xác định được 2 nhân tố then chốt có mức độ quan trọng cao
và là nhân tố mà kỹ sư dự tốn cịn thiếu hụt nhiều: (i) Phân tích những gì cịn
thiếu trong phạm vi xác định, (ii) Khả năng xem xét tổng quan và nhận biết
những vấn đề quan trọng, các nhân tố còn lại có tính quan trọng và thiếu hụt thấp
hơn.

-

Phương pháp PCA đã nhóm các nhân tố lại thành 7 thành phần chính: (i)Kỹ năng
giao tiếp và thái độ làm việc của kỹ sư dự toán, (ii)Kiến thức cơ bản của kỹ sư dự
tốn, (iii)Xây dựng khối lượng cơng việc ban đầu, (iv)Khả năng của kỹ sư dự
tốn để phân tích quy mô dự án và chịu được áp lực công việc, (v)Khả năng sắp
xếp lại các thông tin dự án và ra quyết định, (vi)Kiến thức thi công và kỹ năng
phán đoán, (vii) Khả năng lập ra một bảng dự toán đáng tin cậy.


15

-

Nghiên cứu này là nền tảng để các nghiên cứu tiếp theo hướng tới việc lập nên
các chương trình đào tạo cho kỹ sư dự toán và đánh giá các kỹ năng cốt lõi, hạn
chế các lỗ hổng kiến thức ở kỹ sư dự tốn trẻ giúp cho các cơng ty đào tạo nhân
viên dự toán của họ tốt hơn. Là cơ sở để phát triển các phương pháp và kỹ thuật
mới để giữ lại các kỹ năng mềm, các kiến thức vô giá của các chuyên gia và
chuyển giao cho thế hệ kỹ sư dự toán trẻ.

2.2.2


Nghiên cứu 2 : [6]
Bài báo: “A survey of current cost estimating practices in the UK” của tác giả

Akintola Akintoye và Eamon Fitzgerald (2000) trong Construction Management and
Economics.
Mục tiêu nghiên cứu
-

Khảo sát quan điểm Nhà thầu về hoạt động dự toán hiện tại tại Vương Quốc Anh.

Phương pháp nghiên cứu
-

Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện để xác định các ý kiến của Nhà thầu đến
tình hình hoạt động dự tốn hiện tại trong ngành công nghiệp xây dựng tại Vương
Quốc Anh, đối tượng khảo sát là các Nhà thầu dựa vào doanh thu được phân loại
thành 4 nhóm: cơng ty rất nhỏ, nhỏ, vừa, và lớn. Bảng câu hỏi gồm 6 trang kèm
với thư giải thích, sử dụng thang đo liker scale với 1 “mức độ ít nhất” hoặc “ít
quan trọng nhất” đến 5 “mức độ cao nhất” hoặc “quan trọng nhất”, Bảng câu hỏi
được gởi đến các Giám đốc điều hành của mẫu gồm 200 công ty, các công ty
được lựa chọn dựa trên sự kết hợp của phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và hạn
ngạch.

-

Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập, sau đó so sánh giá
trị trung bình giữa các nhóm và phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm tra có sự
khác biệt hay khơng giá trị trung bình của các biến giữa các nhóm tham gia khảo
sát.



16

Kết quả nghiên cứu
-

Trình bày được quan điểm thực tế của Nhà thầu (rất nhỏ, nhỏ, trung bình, lớn) về
tình hình hoạt động của cơng tác dự tốn ở Vương Quốc Anh.

-

Kết quả khảo sát ý kiến của các Nhà thầu về mục đích của việc lập dự tốn, kỹ
thuật để lập dự tốn, ngun nhân làm cho chi phí dự tốn khơng chính xác, tỷ lệ
phần trăm các dự án Nhà thầu tham gia mà bảng dự toán chi tiết được lập, tỷ lệ
lãnh đạo của các công ty phê duyệt dự tốn chi phí cho các dự án lớn, tỷ lệ lãnh
đạo của các công ty phê duyệt dự tốn chi phí cho các dự án nhỏ, những thiếu sót
về kỹ năng, kiến thức và dữ liệu cho kỹ sư dự toán.

-

Nghiên cứu cho thấy sự thiếu kiến thức thi cơng thực tế của những người lập dự
tốn, khơng đủ thời gian để chuẩn bị bảng dự tốn, hồ sơ mời thầu thiếu sót, sự
thay đổi giá của những nhà thầu phụ là những nguyên nhân chính làm cho bảng
dự tốn khơng chính xác.

-

Nghiên cứu cũng đề ra những biện pháp để cải thiện công tác lập dự toán cho tốt
hơn.


2.2.3

Nghiên cứu 3 :[19]
Bài báo: “The accuracy of pre-tender building cost estimates in Australia” của tác

giả Ajibade Ayodeji Aibinu và Thomas Pasco (2009) trong Construction Management
and Economics.
Mục tiêu nghiên cứu
-

Tìm ra tần suất và qui mơ của sự khơng chính xác trong dự tốn chi phí xây dựng,
sử dụng dữ liệu của Úc.

-

Tìm ra những đặc điểm của dự án ảnh hưởng đến sự chính xác của dự tốn chi phí
xây dựng.

-

Đánh giá tính chính xác của dự tốn chi phí xây dựng có được cải thiện theo thời
gian hay không.


17

-

Nghiên cứu những nỗ lực mà các công ty đang thực hiện để cải thiện tính chính
xác dự tốn chi phí trong thực tế, và các vấn đề liên quan, đánh giá hiệu quả của

phương pháp cải tiến.

Phương pháp nghiên cứu
-

Hai phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên
cứu. Để giải quyết mục tiêu 1, 2 và 3, dữ liệu được thu thập từ các tập tin của 56
dự án xây dựng hoàn thành từ năm 1999 và 2007. Các dữ liệu thu được từ các văn
phịng của một số cơng ty được khảo sát ở Úc. Thông tin thu được đối với từng
dự án bao gồm: Giá trị dự án, số tầng, tổng diện tích sàn (GFA), địa điểm dự án
(trung tâm thương mại, đô thị, hay nông thôn), loại dự án (khu dân cư, công
nghiệp hoặc thương mại), cường độ giá (đo bằng tỷ lệ giá trị dự án và tổng diện
tích sàn), và vật liệu kết cấu chính được sử dụng ( thép, bê tông hoặc gỗ).

-

Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên được sử dụng.

-

Để giải quyết mục tiêu thứ 4, bảng câu hỏi với thang đo liker-scale được thiết kế
để thu thập dữ liệu, người trả lời được yêu cầu đánh giá 12 phương pháp có thể
được sử dụng để bảng dự tốn ngày càng chính xác hơn

-

Các kiểm định T-test, phân tích phương sai một yếu tố Anova được sử dụng trong
nghiên cứu. Mơ hình hồi quy các nhân tố của dự án ảnh hưởng đến tính chính xác
của chi phí dự tốn.


Kết quả nghiên cứu
-

Phân tích dữ liệu cho thấy rằng chi phí dự tốn trước khi đấu thầu khơng chính
xác thay đổi tùy theo quy mơ dự án và vật liệu kết cấu chính được sử dụng. Khi
tất cả các yếu tố này được kết hợp trong phân tich hồi quy thì tính chính xác của
chi phí dự tốn bị ảnh hưởng mạnh bởi quy mô dự án.

-

Các công ty cần phải lưu ý nhiều hơn ở các dự án nhỏ, khi dự toán của các dự án
nhỏ thường được thực hiện bởi những nhân viên ít kinh nghiệm.


18

-

Nghiên cứu cũng cho thấy các dự án ngày nay đang ngày càng phức tạp hơn, sử
dụng những kỹ thuật dự tốn trước đây có thể khơng đầy đủ và có thể khơng hiệu
quả như trước nữa

2.2.4

Nghiên cứu 4 :[3]
Bài báo: “Improving cost estimates of construction projects using phased cost

factors” của tác giả Li Liu và Kai Zhu (2007) trong J. Constr. Eng. Manage..
Mục tiêu nghiên cứu
-


Nghiên cứu xác định những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của
cơng tác dự tốn ở những giai đoạn khác nhau của dự án

Kết quả nghiên cứu
-

Xác định các yếu tố quan trọng ở từng giai đoạn của dự án cần được kiểm sốt
chặt chẽ để đảm bảo cơng tác dự tốn chi phí đạt hiệu quả cao.

-

Tính phù hợp của nghiên cứu cần được cần được thử nghiệm trong nghiên cứu
thực tế hơn nữa

-

Nghiên cứu giúp cho các công ty xây dựng bố trí nguồn lực để kiểm sốt các
nhân tố quan trọng để cơng tác dự tốn đạt hiệu quả.


19

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Giới thiệu về phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process)

3.1.1


Nguồn gốc phương pháp định lượng AHP
Phương pháp định lượng AHP được phát triển bởi Satty vào thập niên 70 nhằm

giải quyết những vấn đề khơng có cấu trúc trong hoạt động kinh tế, xã hội và khoa học
quản lí. Nó cung cấp một phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn đơn giản, nhưng có
cơ sở lý thuyết trong việc đánh giá các phương án. Nó giúp phân loại mức độ ưu tiên
tương đối cho các phương án được đưa ra dựa trên một mức tỉ lệ. Mức tỉ lệ này dựa
trên phán đoán của người ra quyết định và mức độ quan trọng của các phán đốn đó,
cũng như tính nhất quán trong việc so sánh các phương án trong quá trình ra quyết
định. Ứng dụng của phương pháp AHP có thể tìm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau
bao gồm: hệ thống lựa chọn Nhà thầu, lựa chọn nhà quản lí trong q trình thực hiện
dự án, quản lý dự án và các vấn đề kỹ thuật...
Theo Partovi (1992) AHP là công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các quyết định
phức tạp khơng cấu trúc và đa thuộc tính. Ny Dick và Hill (1992) miêu tả AHP là một
phương pháp xếp hạng các phương án dựa trên phán đoán của người ra quyết định có
liên quan đến tầm quan trọng các tiêu chuẩn và mở rộng chúng (tiêu chuẩn) khi nó lập
lại trong mỗi phương án.
Theo Bevilacqua (2004), AHP là công cụ ra quyết định linh hoạt và đủ sức
mạnh để giải quyết những vấn đề phức tạp mà cần xem xét cả khía cạnh định lượng
cũng như định tính. AHP giúp phân tích để tổ chức những tiêu chuẩn thành một một
thứ bậc giống như cấu trúc cây tre.
Golden (1989) miêu tả AHP là một phương pháp phân tích sử dụng cấu trúc thứ
bậc cho các vấn đề ra quyết định. Murahdar (1990) tin rằng phương pháp AHP cung
cấp một cách rõ ràng cụ thể cách giải quyết các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn.


20

Belton (1986), đã xác nhận phương pháp AHP và phương pháp giá trị đa nhân tố

đơn giản (MAV) như là hai phương pháp đa tiêu chuẩn. Trong quá trình xem xét các
khuyết điểm của MAV một cách có hệ thống, ông đã tìm ra được các ưu điểm của
phương pháp AHP.
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều lời bình phẩm đối với phương pháp AHP,
Waste and Freeling (1987) suy luận để suy luận ra các trọng số của các tiêu chuẩn
bằng phương tiện dùng một thang đo tỷ lệ, các câu hỏi của phương pháp AHP dường
như vô nghĩa: “Tiêu chuẩn nào trong hai tiêu chuẩn này quan trọng hơn cho mục tiêu
?”, “Quan trọng hơn bao nhiêu? ”. Trong khi đó, Dyer và Wendel (1987) đã tấn cơng
phương pháp AHP dựa vào biện minh lý lẽ rằng nó thiếu một cơ sở lý thuyết vững
chắc. Tuy nhiên, nhà toán học người Mỹ đã phản hồi những lời phê bình này bằng cách
hiệu chỉnh và đề nghị một mơ hình AHP lý tưởng, trong đó mỗi cột của ma trận ra
quyết định được chia bằng tổng giá trị các số trong cột. Và ngày nay phương pháp
AHP đã được nhiều nơi trên thế giới sử dụng vào các lĩnh vực khác nhau và được xem
là một phương pháp ra quyết định đáng tin cậy.
3.1.2.

Phương pháp định lượng và hướng nghiên cứu

AHP là kỹ thuật ra quyết định dựa trên phương pháp quyết định đa tiêu chuẩn. Nó
có xem xét sự phán đoán, kinh nghiệm và cảm giác của con người trong quá trình ra
quyết định. Nghiên cứu này phát triển mơ hình lựa chọn lý thuyết dựa trên phương
pháp AHP. Nó giúp người ra quyết định lựa chọn kỹ sư định giá thích hợp nhất trong
các ứng viên. AHP được lựa chọn cho nghiên cứu này với các lý do sau:
-

AHP có khả năng thống nhất các nhân tố định tính và định lượng trong 1 hệ thống
nhất.

-


AHP có khả năng giải quyết những vấn đề trong việc ra quyết định hoặc đánh giá
trong ngành xây dựng.

-

Bằng công cụ AHP vấn đề được phân tích một cách logic từ những phần tử lớn
đến những phần tử nhỏ hơn dựa trên cơ sở xây dựng cấu trúc thứ bậc phù hợp với
từng dạng bài tốn và tình huống khác nhau.


21

-

AHP làm việc bằng cách tính tốn các phán đốn của những người ra quyết định
và đo mức độ nhất quán của những phán đoán này.

3.1.3.

Ưu điểm của phương pháp AHP

Theo lịch sử phát triển và áp dụng phương pháp AHP để giải quyết các bài toán
thực tế; các nhà khoa học đã không ngừng cải tiến và bổ sung những hệ số, cơng thức
tính tốn nhằm kiểm sốt tính chặc chẽ, tính logic của phương pháp và tạo ra được
những ưu điểm như sau:
-

Tính đồng nhất: Phương pháp AHP cung cấp một mơ hình ra quyết định duy
nhất, dễ hiểu và rất uyển chuyển cho một khoảng rộng các vấn đề chưa định hình.


-

Tính đa dạng: Phương pháp AHP tổng hợp những diễn dịch và cách thức tiếp cận
hệ thống trong việc giải quyết vấn đề.

-

Tính độc lập: Phương pháp AHP có thể liên quan tới tính độc lập của các yếu tố
trong một hệ thống và không dựa trên những suy nghĩ thuần tuý

-

Cấu trúc thứ bậc: Phương pháp AHP phản ánh khuynh hướng tự nhiên của con
người trong việc lựa chọn những yếu tố của hệ thống thành những mức độ khác
nhau và các nhóm tương đồng.

-

Đo lường: Phương pháp AHP cung cấp một thước đo vô hình và một phương
pháp thiết lập những thứ tự ưu tiên.

-

Tính nhất quán: Phương pháp AHP tuân theo những sự ổn định hợp lý của những
sự đánh giá được dùng trong quyết định ưu tiên.

-

Tổng hợp: Phương pháp AHP đưa đến một ước lượng tổng quát của từng mục
đích thay thế.


-

Sự thỏa hiệp: Phương pháp AHP cân nhắc đến sự tương quan thứ tự ưu tiên của
các yếu tố trong hệ thống và cho phép mọi người lựa chọn thay thế tốt nhất trên
mục tiêu của họ.

-

Sự đánh giá và nhất trí: Phương pháp AHP khơng phụ thuộc vào sự nhất trí
nhưng lại tạo nên một giải pháp chung từ những đánh giá trái ngược.


22

-

Quá trình lặp lại: Phương pháp AHP cho phép mọi người tái thiết những khái
niệm của mình về một vấn đề và nâng cao nhận thức cũng như khả năng đánh giá
thơng qua việc lặp lại.
Tính đồng nhất
Q trình lặp lại

Tính đa dạng

Sự đánh giá

Tính độc lập

Sự thỏa mãn


AHP

Cấu trúc thứ bậc

Đo lường

Tổng hợp

Tính nhất qn

Hình 3.1: Ưu điểm của phương pháp AHP
Ngồi ra, phương pháp AHP cịn có một số ưu điểm khác:
Có thể chia nhỏ các tiêu chuẩn đánh giá thành nhiều cấp bậc nhỏ hơn, từ đó dể
dàng thu thập số liệu cũng như việc so sánh từng cặp sẽ được thực hiện dễ dàng và hiệu
quả.
Khi thay đổi trọng số của một tiêu chuẩn nào đó, ta có thể thấy được ngay cả sự
thay đổi đáp án chọn lựa phương án trên các hổ trợ ra quyết định, vì thế có thể thấy
ngay được mức độ ảnh hưởng, tác động của tiêu chuẩn đó đối với việc lựa chọn các
phương án.
Áp dụng được trong nhiều lĩnh vực và trong nhiều tình huống khác nhau như ra
quyết định chọn loại xe để mua, dự đoán giá sản phẩm, bố trí nhân sự, quản lý dự án…
Có thể nhập trực tiếp số liệu vào phần mềm để xử lý hiệu quả mà không mất
nhiều thời gian. Tuy nhiên các thành viên tham gia phải là những chuyên gia trong lĩnh


23

vực cần ra quyết định và phải có tính khách quan thì kết quả mang lại trong việc lựa
chọn sẽ thành công.

3.2 Các tiên đề của phương pháp AHP
Việc thiết kế mơ hình của phương pháp AHP phải đáp ứng được mục tiêu của
việc xây dựng mơ hình là cho phép các doanh nghiệp xây dựng cũng như các doanh
nghiệp khác có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư định giá có thể lựa chọn được các kỹ sư có
đủ năng lực cũng như đáp ứng được tất cả các yêu cầu đề ra của Nhà tuyển dụng.
Trong đó mơ hình AHP giúp chúng ta xây dựng được cấu trúc thứ bậc cho các nhân tố
quan trọng và vec tơ trọng số cho từng nhân tố, từng nhóm nhân tố một cách định
lượng. Các yếu tố của các vấn đề trong nền công nghiệp xây dựng là vô số và mối liên
hệ của chúng là vô cùng phức tạp. Tuy nhiên theo Saaty(1980), trong bất kỳ mơ hình
nào xây dựng bởi mơ hình AHP, người xây dựng và sử dụng mơ hình cần phải nhận
dạng được mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề đang phải đối mặt để đạt được mục tiêu
đó. Holden (1989) đã đề nghị bốn giả thiết sau, được phát biểu thành những tiên đề
(Axióm), giúp cho phương pháp AHP có giá trị trong việc thiết kế mơ hình ứng dụng.
-

Tiên đề 1: Đối với 2 phương án i và j thuộc tập các phương án A cho trước,

người ra quyết định phải đưa ra giá trị một sự so sánh cặp, gọi là aij trong số các
phương án đối với một tiêu chuẩn c trong tập hợp các tiêu chuẩn dựa trên một thang đo
tỉ lệ thuận nghịch; nghĩa là : aij 
-

1
, với mọi i, j thuộc tập A.
a ji

Tiên đề 2: Khi so sánh bất kỳ 2 phương án i và j thuộc tập các phương án A cho

trước, người ra quyết định không bao giờ được đánh giá phương án này quan trọng
(hay kém quan trọng) vô hạn so với phương án kia đối với một tiêu chuẩn c, điều đó có

nghĩa là aij ≠ ∞, với mọi i, j thuộc tập A.
-

Tiên đề 3: Vấn đề cần quyết định có thể phân tích thành một cấu trúc thứ bậc.

-

Tiên đề 4: Tất cả các phương án cho trước và các tiêu chuẩn có tác động ảnh

hưởng hay liên quan đến vấn đề cần ra quyết định đều phải được thể hiện trong sơ đồ


24

thứ bậc. Điều này có nghĩa là sự hiểu biết của nhóm người ra quyết định cần phải được
thể hiện một cách tiêu biểu (hay loại trừ bớt) các tiêu chuẩn hay các phương án trong
sơ đồ thứ bậc.
Những tiên đề này được sử dụng để mô tả những nguyên tắc căn bản nhất của
phương pháp định lượng AHP; đó là việc tính tốn và giải quyết vấn đề cần ra quyết
định thông qua một cấu trúc thứ bậc (tiên đề 3 và 4) và việc suy luận ra ý kiến đánh giá
theo một hình thức so sánh từng cặp (tiên đề 1 và 2).
3.3

Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng mơ hình theo phương pháp AHP
Nhà tốn học người Mỹ Saaty (1980) đã đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản trong việc

xây dựng mơ hình theo phương pháp AHP bao gồm:
+ Phân tích và thiết lập sơ đồ thứ bậc của vấn đề cần ra quyết định.
+ Tính tốn các độ ưu tiên.
+ Tổng hợp.

+ Đo lường khơng nhất quán.
3.3.1

Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc
a. Phân loại thứ bậc
Có hai loại thứ bậc là thứ bậc theo cấu trúc và thứ bậc theo chức năng
Thứ bậc theo cấu trúc là một hệ thống phức tạp được cấu trúc bởi các thành

phần theo thứ tự giảm dần tính chất của cấu trúc như kích thước, hình dáng, màu sắc..
Thứ bậc theo chức năng phân tích hệ thống phức tạp thành các thành phần theo
các quan hệ cơ bản của nó. Cách phân tích thứ bậc theo chức năng sẽ hướng hệ thống
đến mục tiêu mong muốn: giải quyết xung đột, đạt hiệu quả trong sự hoàn thành công
việc hay sự thỏa mãn của mọi người. Do mục tiêu này, phân tích thứ bậc theo chức
năng sẽ được tập trung xem xét.
Để phản ánh được các vấn đề thực tế phức tạp, việc phân loại thứ bậc cần thiết
phải có những đặc điểm sau:
+ Linh hoạt: các cấp phân loại tương quan với nhau theo hình xoắn ốc.


25

+ Thứ bậc hoàn toàn: tất cả các thành phần của một bậc chia sẻ mọi đặc điểm
với thứ bậc cao hơn kế tiếp.
+ Thứ bậc khơng hồn tồn: một số thành phần khơng chia sẻ tồn bộ các đặc
điểm với thứ bậc cao hơn kế tiếp.
b. Nguyên tắc hình thành cấu trúc thứ bậc
+ Mỗi một loại các thành phần chức năng chiếm một bậc trong thứ bậc.
+ Cấp cao nhất chỉ có một thành phần gọi là tiêu điểm, tức là mục tiêu bao trùm
cả cấu trúc hay vấn đề cần giải quyết.
+ Các cấp kế tiếp gồm nhiều thành phần hay các tiêu chuẩn chính. Mỗi thành

phần hay tiêu chuẩn này có thể được phân chia thành các cấp nhỏ hơn hay đúng độc
lập là tùy thuộc vào mức độ chi tiết của mơ hình. Do việc so sánh được thực hiện giữa
các thành phần của cùng một thứ bậc với nhau theo tiêu chuẩn của thứ bậc cao hơn, các
thành phần của một thứ bậc phải có cùng một độ lớn hay tầm quan trọng. Nếu sự khác
biệt giữa chúng là lớn thì chúng nên được sắp xếp ở các cấp khác nhau.
+ Cấp thấp nhất cuối cùng của sơ đồ thứ bậc được gọi là cấp phương án, nó
chứa các phương án đặt bên dưới các thành phần hay tiêu chuẩn ở ngay bên trên nó.
Vấn đề lựa chọn phương án trong một tập các phương án thì có thể bắt đầu từ
cấp thấp nhất là liệt kê các phương án, cấp cao hơn kế tiếp là các tiêu chuẩn để đánh
giá các phương án, cấp cao nhất là đánh giá tiêu điểm – mục tiêu cuối cùng mà các tiêu
chuẩn có thể được so sánh theo mức độ quan trọng sự đóng góp của chúng.
Saaty (1994) đã nhấn mạnh rằng một sơ đồ thứ bậc cung cấp cho ta một cái nhìn
tổng thể của những mối quan hệ phức tạp của các tình huống và sự đánh giá. Nó cũng
cho phép người ra quyết định đánh giá được sự so sánh các ý kiến của cùng một mức
độ quan trọng của các tiêu chuẩn.
Ví dụ: Muốn mua một chiếc xe ô tô, vậy các tiêu chí nào bạn quan tâm về chiếc
xe ơ tơ của bạn? (Hình thành các tiêu chuẩn). Mức độ đánh giá của bạn với các tiêu chí
đó như thế nào, đồng thời bạn cũng nên liệt kê các loại xe dự định mua.


×