Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Ứng dụng khai phá dữ liệu và hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN THỊ THIÊN HƢƠNG

ỨNG DỤNG KHAI PHÁ DỮ LIỆU VÀ HỆ HỖ TRỢ RA
QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI
THÁO ĐƢỜNG TÍP 2
Chun ngành: Hệ thống thơng tin quản lý
Mã số: 603448

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Thanh Vân
Cán bộ chấm nhận xét 1:TS Nguyễn Đức Thái
Cán bộ chấm nhận xét 2:TS Nguyễn Thanh Hiên
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 27 tháng 12 năm 2013 .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS Đặng Trần Khánh
2. TS Lê Thanh Vân
3. TS Nguyễn Đức Thái
4. TS Lê Thanh Hiên
5. TS Lê Thanh Sách


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ THIÊN HƢƠNG

MSHV:11320964

Ngày, tháng, năm sinh: 16/12/1984

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý

Mã số: 603448

I. TÊN ĐỀ TÀI:

Ứng dụng khai phá dữ liệu và hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý và điều
trị bệnh đái tháo đƣờng típ 2.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Thu nhập và tiền xử lý dữ liệu trƣớc khi sử dụng thuật toán khai phá dữ
liệu để tìm ra tri thức.
2. Xây dựng mơ hình phân lớp bệnh nhân.
3. Tìm ra các luật giữa các thuộc tính của bệnh nhân.
4. Xây dựng chƣơng trình phân loại bệnh nhân trên mơ hình phân lớp xây
dựng đƣợc.
5. Xây dựng chƣơng trình quản lý việc điều trị của bệnh nhân.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 14/01/2013
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 22/11/2013
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Lê Thanh Vân

Tp. HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA


i

LỜI CÁM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin đƣợc gửi đến TS. LÊ THANH VÂN – giảng viên
trƣờng đại học bách khoa tp Hồ Chí Minh, cảm ơn cơ đã truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm và những gợi ý giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tiếp theo tơi muốn gởi lời cảm ơn đến bác sĩ NGUYỄN THỊ THƢ HƢƠNG –
nội trú nội tiết năm 3 trƣờng đại học y dƣợc tp Hồ Chí Minh, cảm ơn bác sĩ đã cung
cấp số liệu và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức sơ lƣợc về bệnh đái tháo đƣờng cũng
nhƣ đƣa ra những nhận xét y khoa cho kết quả nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Khoa Học & Kỹ Thuật Máy
Tính, Khoa Quản Lý Cơng Nghiệp và Phịng Sau Đại Trƣờng Đại học Bách KhoaĐại Học Quốc Gia TP.HCM đã tham gia giảng dạy, quản lý lớp học và truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt khóa học vừa qua.
Lời cảm ơn sau cùng tơi xin đƣợc gửi đến gia đình và bạn bè, lời động viên
của mọi ngƣời đã giúp tơi có thêm niềm tin trong công việc.
TP.HCM ngày 22 tháng 11 năm 2013
Học viên cao học khóa 2011

Nguyễn Thị Thiên Hƣơng


ii

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc điều trị
bệnh đái tháo đƣờng típ 2 tại Việt Nam hiện nay. Xác định mức độ quan trọng
tƣơng đối của các yếu tố này nhằm mục đích phân loại bệnh nhân, giúp cho các bác
sĩ có cách điều trị bệnh tốt hơn so với hiện tại. Đề tài cũng nghiên cứu mối quan hệ
trong các thuộc tính của bệnh nhân, từ đó đƣa ra các khuyến cáo, giúp bác sĩ có thể
xem xét các xét nghiệm nào cần thiết đƣợc tiến hành để giúp cho q trình chẩn
đốn bệnh của bệnh nhân hiệu quả hơn.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành theo 3 bƣớc chính: (1) thu thập dữ liệu; (2) xử lý
dữ liệu; (3) ý nghĩa thực tiễn y học rút ra đƣợc từ dữ liệu đã đƣợc xử lý.
Thu thập dữ liệu đƣợc tiến hành bằng cách lấy dữ liệu nghiên cứu “Định
lƣợng HbA1c để theo dõi kiểm soát đƣờng huyết bệnh đái tháo đƣờng típ 2” do hội
Nội Tiết và Đái Tháo Đƣờng Tp. Hồ Chí Minh tổ chức.
Xử lý dữ liệu: gồm 2 bƣớc chính là tiền xử lý dữ liệu và sử dụng phần mềm
Weka để xử lý dữ liệu.
Ý nghĩa thực tiễn đó là tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để rút ra ý nghĩa
thực tiễn từ các luật đƣợc trích ra.

Ngồi ra đề tài cũng đề xuất ý tƣởng chăm sóc bệnh nhân bằng cách xây dựng
chức năng quản lý. Chức năng này có nhiệm vụ nhắc nhở bệnh nhân ngày tái khám
định kỳ, giải đáp thắc mắc của bệnh nhân và có thể cập nhật các bài báo về sức
khỏe cho bệnh nhân một cách hiệu quả nhất.


iii

ABSTRACT
The purpose of this study is to investigate the factors that affect the treatment
of type 2 diabetes in Vietnam, determine the relative weight of these factors to
classify patient, help the doctor do the treatment in a more efficient way.
This study also investigates the relationship among the properties of type 2
diabetes to give recommendation to doctors, help them determine the necessary
medical test to increase performance of diagnostic process.
The study is carried out through three steps: (1) data collecting; (2) data
processing; (3) medical data meaning.
The data collecting process is based on data of the research “Quantify of
HbA1c in monitor and control blood sugar of type 2 diabetes patient” conducted by
Association of Endocrine and Diabetes Ho Chi Minh City.
The data processing includes two steps: the data are firstly pre-processed then
processed using WEKA software.
Medical data meaning: the mining rules generated from WEKA software are
passed to specialist doctors to deduct medical meaning.
Moreover, the study also proposes the idea of doing patient care through
patient management module. This module will have some function like prepare
schedule and remind patient to go to the doctor, manage patient questions and send
out the related medical news, research‟s to patient in a more convenient way.



iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu số liệu
thực, do tôi nhập liệu từ các bệnh án xét nghiệm một cách trung thực và khách
quan. Việc khảo sát, nghiên cứu và thực hiện do tôi tự làm.


v

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN........................................................................ ii
ABSTRACT .............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................x
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii
CHƢƠNG 1:GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1 Giới thiệu đề tài .....................................................................................................1
1.1.1 Ứng dụng hệ hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực y tế....................................1
1.1.2 Hiệu quả của hệ hỗ trợ ra quyết định trong y tế .............................................2
1.1.3 Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong và ngoài nƣớc...........................2
1.2 Cơ sở hình thành đề tài..........................................................................................4
1.2.1 Thực trạng bệnh đái tháo đƣờng ở nƣớc ta ....................................................4
1.2.2 Một số vấn đề đang tồn tại trong các cơ sở y tế ở nƣớc ta .............................4
1.2.3 Tình hình ứng dụng CNTT vào y tế ...............................................................5
1.3 Mục tiêu và nội dung đề tài ...................................................................................5
1.4 Ý nghĩa đề tài ........................................................................................................6

1.5 Phạm vi và giới hạn đề tài .....................................................................................7
1.6 Bố cục luận văn .....................................................................................................7
1.7 Tổng kết ................................................................................................................8
CHƢƠNG 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2 .......9
2.1 Đái tháo đƣờng típ 2..............................................................................................9
2.1.1 Định nghĩa ......................................................................................................9
2.1.2 Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển bệnh ĐTĐ ...........................................9


vi

2.2 Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng ........................................................................10
2.3 Các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng ...................................................11
2.3.1 Thuốc lá và bia rƣợu ....................................................................................11
2.3.2 Béo phì .........................................................................................................11
2.3.3 Địa dƣ ...........................................................................................................12
2.3.4 Giới tính .......................................................................................................12
2.4 HbA1c .................................................................................................................12
2.4.1 Định nghĩa ....................................................................................................12
2.4.2 Ý nghĩa HbA1c trong chẩn đốn bệnh ĐTĐ típ 2 .......................................12
2.5 Khái niệm đƣờng huyết đói .................................................................................12
2.6 Phác đồ điều trị bệnh đái tháo đƣờng IDF ..........................................................13
CHƢƠNG 3: CƠ SƠ LÝ THUYẾT .........................................................................15
3.1 Tổng quan về hệ hỗ trợ quyết định (DSS-Decision Support System) ................15
3.1.1 Khái niệm hệ hỗ trợ quyết định-DSS ...........................................................15
3.1.2 Các bƣớc của hệ hỗ trợ ra quyết định: .........................................................15
3.1.3 Hệ hỗ trợ quyết định trong y tế (CDSS) ......................................................15
3.1.4 Mơ hình hệ hỗ trợ quyết định sử dụng trong bài toán và ý nghĩa ................17
3.2 Bài toán phân lớp bệnh nhân dựa trên luật sinh ra từ tập dữ liệu .......................17
3.2.1 Phát biểu bài toán phân lớp bệnh nhân dựa trện luật sinh ra từ tập dữ liệu .17

3.2.2 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................18
3.2.2.1 Khai phá dữ liệu (data mining) là gì .....................................................18
3.2.2.2 Bài tốn phân lớp ..................................................................................20
3.2.2.3 Trình bày cây quyết định ......................................................................23
3.2.3 Một số vấn đề với bài toán phân loại ...........................................................25
3.2.4 Phƣơng pháp kết hợp các bộ phân loại ........................................................26
3.2.4.1 Khái niệm kết hợp các bộ phân loại ......................................................26


vii

3.2.4.2 Các cách tiếp cận phƣơng pháp kết hợp các bộ phân loại ....................27
3.2.4.3 Mơ hình hoạt động của Bagging (Boostrap Aggregation) ....................27
3.3 Khai phá sự kết hợp của các thuộc tính ..............................................................28
3.3.1 Phát biểu bài tốn .........................................................................................28
3.3.2 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................28
3.3 Tổng kết ..............................................................................................................31
CHƢƠNG 4: TIỀN XỬ LÝ DỮ LIỆU & PHÂN TÍCH SỰ PHÂN BỐ CÁC
THUỘC TÍNH CỦA BỆNH NHÂN ........................................................................32
4.1 Nguồn dữ liệu ......................................................................................................32
4.2 Các bƣớc xử lý dữ liệu ........................................................................................32
4.2.1 Loại bỏ và hiệu chỉnh lại dữ liệu ..................................................................33
4.2.2 Chuyển đổi dữ liệu .......................................................................................34
4.2.3 Chuyển đổi các thuộc tính có dạng số thành dạng Nominal ........................35
4.2.3.1 Phân loại BMI theo tiêu chuẩn ..............................................................35
4.2.3.2 Phân loại vịng eo ..................................................................................35
4.2.3.3 Phân loại đƣờng huyết đói ....................................................................35
4.2.3.4 Phân loại độ tuổi....................................................................................36
4.3 Thống kê các thuộc tính của bệnh nhân ..............................................................36
4.3.1 Thống kê số bệnh nhân theo tuổi .................................................................36

4.3.2 Thống kê số bệnh nhân theo chỉ số BMI .....................................................37
4.3.3 Thống kê số bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh .........................................38
4.3.4 Thống kế số bệnh nhân theo chỉ số đƣờng huyết đói ...................................39
4.3.5 Thống kế số bệnh nhân theo chỉ số HbA1c .................................................40
4.3.6 Thống kế số bệnh nhân theo vòng eo ...........................................................41
4.3.6 Thống kê tỉ lệ phần trăm các yếu tố của ngƣời bệnh ...................................42
4.3.7 Thống kê tỉ lệ phần trăm sử dụng các loại thuốc của ngƣời bệnh ...............43


viii

4.4 Tổng kết ..............................................................................................................44
CHƢƠNG 5: XÂY DỰNG MƠ HÌNH ....................................................................45
5.1 Xây dựng mơ hình phân lớp bệnh nhân ..............................................................45
5.1.1 Phần mềm Weka ..........................................................................................45
5.1.2 Định dạng dữ liệu huấn luyện, dữ liệu kiểm thử..........................................45
5.1.3 Xây dựng mơ hình sử dụng phần mềm Weka ..............................................47
5.1.3.1 Nhập dữ liệu đầu vào ............................................................................47
5.1.3.2 Xây dựng mơ hình phân lớp..................................................................48
5.1.3.3 Kiểm tra, đánh giá mơ hình ...................................................................49
5.1.4 Các luật rút ra đƣợc từ mơ hình cây quyết định và ý nghĩa y học ...............51
5.1.5 Kiểm chứng, đề xuất với phác đồ điều trị bệnh đái tháo đƣờng của tổ chức
IDF đề xuất ............................................................................................................52
5.2 Xây dựng luật kết hợp các thuộc tính của bệnh nhân đái tháo đƣờng típ 2 ........54
5.2.1 Các luật kết hợp rút ra đƣơc từ xử lý WEKA ..............................................54
5.2.2 Ý nghĩ y khoa của các luật kết hợp ..............................................................55
5.2.2.1 Luật chỉ ra sự tƣơng quan giữa béo bụng và béo phì ............................56
5.2.2.2 Các luật ảnh hƣởng đến tăng huyết áp ..................................................56
5.2.2.3 Luật ảnh hƣởng đến RLLP ....................................................................58
5.3 Tổng kết ..............................................................................................................58

CHƢƠNG 6: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ
BỆNH NHÂN ...........................................................................................................59
6.1 Giới thiệu.............................................................................................................59
6.2 Tính năng chƣơng trình .......................................................................................59
6.2.1 Nhập thơng tin bệnh nhân ............................................................................59
6.2.2 Nhập thơng số chẩn đốn .............................................................................59
6.2.3 Tiến hành chẩn đoán ....................................................................................59
6.2.4 Quản lý bệnh nhân .......................................................................................60


ix

6.2.5 Cập nhật mơ hình .........................................................................................60
6.3 Thiết kế chƣơng trình ..........................................................................................60
6.3.1 Sơ đồ hoạt động............................................................................................60
6.3.2 Ngơn ngữ lập trình và thƣ viện phần mềm ..................................................61
6.3.2 Thiết kế giao diện .........................................................................................63
6.3.2.1 Giao diện nhập dữ liệu ..........................................................................63
6.3.2.2 Các nút điều khiển.................................................................................63
6.4 Một số kết quả chạy thử chƣơng trình ................................................................64
6.4.1 Xây dựng mơ hình dựa vào tập dữ liệu training ..........................................64
6.4.2 Chẩn đoán bệnh nhân ...................................................................................65
6.4.3 Kiểm tra dữ liệu bệnh nhân ..........................................................................66
6.5 Tổng kết ..............................................................................................................67
CHƢƠNG7: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V KIẾN NGHỊ .................68
7.1 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................68
7.1.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu .......................................................................68
7.1.2 Đóng góp của đề tài......................................................................................68
7.2 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................69
7.2.1 Hạn chế của đề tài ........................................................................................69

7.2.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .......................................................................................74
PHỤ LỤC ................................................................................................................745


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTĐ: Đái tháo đƣờng
DSS: Decision Support System - Hệ hỗ trợ ra quyết định
CDSS: Clinical Decision Support System - Hệ hỗ trợ ra quyết định trong y tế
Data Mining : Khai phá dữ liệu
CNTT : Công Nghệ Thông Tin
THA: Tăng Huyết áp
RLLP: Rối loạn lipid
IDF : International Diabetes Federation - Hiệp hội đái tháo đƣờng thế giới
CDA: Chế độ ăn
YTNG: Yếu tố nguy cơ
BMI: Body Mass Index - Chỉ số khối của cơ thể
WHO: World Health Organization –Tổ chức y tế thế giới
DH: Đƣờng Huyết
CSDL: Cơ Sở Dữ Liệu
Su: Sulfonylurea
Met: Metformin
OLAP: Online Analytical Processing - Xử lý phân tích trực tuyến.


xi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng phân loại thể trạng cơ thể theo chỉ số BMI ....................................35
Bảng 4.2: Phân loại tình trạng cơ thể theo chỉ số đƣờng huyết đói .........................35
Bảng 4.3: Bảng thống kê tỉ lệ % các yếu tố của ngƣời bệnh ĐTĐ típ 2 ...................42
Bảng 4.4: Bảng thống kê tỉ lệ % các thuốc đang dùng .............................................43
Bảng 4.5: Tỉ lệ sử dụng thuốc trong các bệnh nhân có đƣờng huyết đƣợc kiểm soát
tốt ...............................................................................................................................44
Bảng 4.6: Tỉ lệ sử dụng thuốc trong các bệnh nhân có đƣờng huyết chƣa đƣợc kiểm
soát tốt .......................................................................................................................44


xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Phác đồ điều trị mới của IDF cho các nƣớc châu Á năm 2013 ...............13
Hình 3.1: Mơ hình hệ hỗ trợ ra quyết định áp dụng trong bài tốn. .........................17
Hình 3.2: Q trình khai phá dữ liệu ........................................................................19
Hình 3.3: Xây dựng mơ hình phân loại bệnh nhân nữ ĐTĐ .....................................21
Hình 3.4: Mơ hình đánh giá bộ phân lớp và dùng bộ phân lớp để dự đoán bệnh nhân
mới.............................................................................................................................22
Hình 3.5: Mơ hình cây quyết định ...........................................................................24
Hình 3.6: Mơ hình bagging sử dụng 3 bộ phân loại cơ bản. ....................................28
Hình 4.1: Thống kê số bệnh nhân theo tuổi ..............................................................36
Hình 4.2: Thống kê số bệnh nhân theo chỉ số BMI ..................................................37
Hình 4.3: Thống kê số bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ......................................38
Hình 4.4: Thống kế số bệnh nhân theo chỉ số đƣờng huyết đói................................39
Hình 4.5: Thống kế số bệnh nhân theo chỉ số HbA1c ..............................................40
Hình 4.6: Thống kế số bệnh nhân nữ theo vịng eo. .................................................41
Hình 4.7: Thống kế số bệnh nhân nam theo vịng eo. ...............................................41
Hình 5.1: Nhập dữ liệu vào phần mềm Weka ...........................................................47

Hình 5.2: Xây dựng mơ hình phân lớp bằng phần mềm Weka.................................48
Hình 5.3: Các thơng số của thuật tốn bagging ........................................................49
Hình 5.4: Kiểm tra đánh giá độ chính xác mơ hình ..................................................50
Hình 5.5: Phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 theo IDF dùng Metformin .............................52
Hình 5.6: Phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 theo IDF thêm insulin ....................................53
Hình 5.7: Các thơng số thuật tốn Apriori trong Weka ............................................55
Hình 6.1 Sơ đồ khối chức năng, hoạt động của chƣơng trình ...................................61
Hình 6.2: Mơi trƣờng phát triển Eclipse với các thƣ viện liên quan.........................62
Hình 6.3: Thiết kế giao diện phần mềm ....................................................................64
Hình 6.4: Kết quả xây dựng kiểm tra bộ phân lớp ....................................................65
Hình 6.5: Chạy chƣơng trình chẩn đốn bệnh nhân..................................................66
Hình 6.6: Kiểm tra dữ liệu bệnh nhân .......................................................................67


1

CHƢƠNG 1:GIỚI THIỆU
Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan về đề tài. Chƣơng này trình bày các phần chính
sau (1) giới thiệu về những vấn đền liên quan đến hệ hỗ trợ quyết định trong y tế;
(2) lý do hình thành đề tài; (3) mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài; (4) giới
hạn và phạm vi nghiên cứu; (5) ý nghĩa thực tiễn của đề tài vào tình hình y tế nƣớc
ta hiện nay; (6) cuối cùng là trình bày bố cục của luận văn.

1.1 Giới thiệu đề tài
Hệ hỗ trợ ra quyết định y tế (CDSS) là phần mềm tƣơng tác hỗ trợ ra quyết
định, đƣợc thiết kế nhằm giúp bác sĩ và các chuyên gia y tế trong việc quyết định
thực hiện các tác vụ y khoa nhƣ đƣa ra các chẩn đoán dựa trên dữ liệu bệnh nhân[1].
Hoạt động của hệ hỗ trợ ra quyết định y tế (CDSS) đƣợc mô tả nhƣ sau: “Là
việc kết nối những quan sát y tế và kiến thức y tế nhằm tác động đến những lựa
chọn điều trị của bác sĩ nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc y tế” (theo Robert

Hayward - Centre for Health Evidence) [1].
Do đó hệ hỗ trợ ra quyết định y tế (CDSS) là một chủ đề chính của ngành trí
tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y khoa.

1.1.1 Ứng dụng hệ hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực y tế
Trong lĩnh vực y tế, hệ hỗ trợ ra quyết định đã bƣớc đầu đƣợc quan tâm,
nghiên cứu, ứng dụng và thu đƣợc những kết quả nhất định.
Hệ hỗ trợ ra quyết định đƣợc dùng nhƣ một công cụ tƣ vấn cho bác sĩ trong
các giai đoạn chẩn đoán khác nhau nhƣ sau:
+ Trƣớc chẩn đoán: giúp bác sĩ xác định các chẩn đoán, xét nghiệm cần thực
hiện.
+ Trong chẩn đoán: giúp bác sĩ xem xét lọc bỏ các chẩn đoán trƣớc nhằm
tăng hiệu quả chẩn đoán.
+ Sau chẩn đoán: kết hợp kết quả chẩn đoán với lịch sử điều trị của bệnh
nhân cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu y học để dự báo tình trạng bệnh nhân
và đề ra các phƣơng án phù hợp.


2

1.1.2 Hiệu quả của hệ hỗ trợ ra quyết định trong y tế
Thống kê năm 2005 của nhóm Garg dựa trên kết quả của 100 nghiên cứu ứng
dụng hệ hỗ trợ ra quyết định cho biết có 64 nghiên cứu cho kết quả có ích; đồng
thời chỉ ra rằng lƣợng dữ liệu và phƣơng pháp, thuật toán sử dụng trong các ứng
dụng trên có nhiều tiến triển trong suốt giai đoạn 1973-2004 [1].
Cũng trong năm 2005, thống kê định lƣợng của nhóm Kawamoto cho thấy hệ
hỗ trợ ra quyết định có hiệu quả đáng kể trong khoảng 68% các ca điều trị [1].
Từ các thống kê trên ta rút ra nhận xét là việc áp dụng hệ hỗ trợ ra quyết định
trong y tế đang phát triển và có độ tin cậy ngày càng cao.


1.1.3 Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong và ngoài nước
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Việc áp dụng hệ hỗ trợ ra quyết định vào trong y tế đã đƣợc nhiều tổ chức cơ
sở trên thế giới áp dụng, có nhiều ứng dụng ra đời với mục tiêu hỗ trợ việc điều trị
và chẩn đốn bệnh hiệu quả hơn. Qua tìm hiểu ta thấy có một số tổ chức nổi trội
sau:
CADUCEUS là hệ thống chẩn đoán y tế xây dựng bởi Harry Pope từ những
năm 1970 đến khoảng 1985 mới hoàn thành, là một hệ cơ sở tri thức y tế đồ sộ, có
thể chẩn đốn trên 1000 bệnh khác nhau [1].
DiagnosisPro là một hệ chẩn đoán trực tuyến với cơ sở dữ liệu trên 11000
bệnh và 15000 tài liệu mô tả triệu chứng bệnh, trang web hoạt động trực tuyến có
khoảng 60000 truy cập/tháng (số liệu năm 2008-2009) [1].
Canada Health Infoway là một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ chính phủ, tổ chức
này đã đề xuất những tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe nhất quán trên khắp Canada.
Cơ sở hạ tầng của Infoway đƣợc dựa trên công nghệ SOA (Service Oriented
Architecture) và mục tiêu của nó là để kết nối mạng lƣới hệ thống y tế cấp tỉnh để
tạo thành một mạng toàn quốc, nơi các hồ sơ y tế điện tử có thể truy cập từ các địa
điểm khác nhau [2].
EGADSS (Evidence-based Guidelines And Decision Support System) là một
ứng dụng độc lập hỗ trợ học viên tại điểm chăm sóc bằng cách tự động tạo ra cảnh


3

báo và nhắc nhở. EGADSS thông qua một ngôn ngữ mã hóa kiến thức y tế để xác
định logic ra quyết định [2].
COMPETE (Computerization Of Medical Practices for the Enhancement of
Therapeutic Effectiveness) là một dự án dự định cung cấp việc ra quyết định dựa
trên máy tính hỗ trợ các cơ sở quản lý bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đƣờng,
cholesterol, tiền sử bệnh tim và/hoặc đột quỵ và bệnh mãn tính [2].

Malysia: nghiên cứu việc áp dụng OLAP và khai phá tri thức trong hệ hỗ trợ
ra quyết định. Hệ hỗ trợ quyết định ra đời với mục đích giảm giá cả về y tế và nâng
cao chất lƣợng dịch vụ [2].
Việt Nam
Tình hình sử dụng CNTT vào trong y học ở Việt Nam cịn tƣơng đối ít, qua
q trình tìm kiếm ta thấy có những giải pháp sau đây:
Giải pháp bệnh viện thông minh: Giải pháp gồm 8 nhóm sản phẩm: (1) phần
mềm quản lý bệnh viện HIS, LIS, PACS (2) Thẻ bệnh nhân thơng minh (3) Màn
hình LCD (4) Hội chẩn từ xa (5) Tablet cho bác sĩ (6) Tablet giƣờng bệnh (7) Hệ
thống gọi y tá (8) Bãi giữ xe thông minh [3]. Giải pháp bệnh viện thông minh này
đã đƣợc triễn khai tại một số bệnh viện ở nƣớc ta: bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng
Ninh, đa khoa tỉnh Phú Thọ, đa khoa TW Thái Ngun….Tuy nhiên mơ hình bệnh
viện này chƣa áp dụng hệ hỗ trợ ra quyết định vào việc hỗ trợ bác sĩ trong q trình
chẩn đốn và điều trị bệnh.
Nghiên cứu khác là xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định về q trình chẩn đốn
bệnh qua số liệu siêu âm tim mạch. “Quá trình xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định này
đƣợc thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa cơ sở lý thuyết tập mờ, đại số gia tử và
phƣơng pháp suy diễn mờ để tiến hành. Việc xây dựng ứng dụng đƣợc thực nghiệm
trên dữ liệu mẫu tại Viện Tim mạch Tp. HCM, kết quả bƣớc đầu đã thử nghiệm trên
3000 mẫu dữ liệu về triệu chứng suy tim của bệnh nhân và chƣơng trình đƣa ra kết
quả chẩn đốn với độ chính xác trên 80% so với kết quả chẩn đoán thực tế” [4].
Nghiên cứu trên đã ứng dụng hệ hỗ trợ ra quyết định vào trong chẩn đoán bệnh suy
tim.


4

1.2 Cơ sở hình thành đề tài
1.2.1 Thực trạng bệnh đái tháo đường ở nước ta
Ở Việt Nam hiện nay, bệnh đái tháo đƣờng đang có chiều hƣớng gia tăng. Tỷ

lệ ngƣời bị mắc bệnh đái tháo đƣờng trên toàn quốc là 2,7%, ở khu vực thành phố
là 4,4%, ở miền núi và trung du là 2,1% và ở đồng bằng là 2,7%. Các con số này
đƣợc đƣa ra tại Hội nghị thƣợng đỉnh Quỹ đái tháo đƣờng thế giới khai mạc ngày
(21/2/2012) tại Hà Nội.
Hiện Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất
thế giới: gia tăng 211% trong vòng 10 năm (2002-2012). Tại Tp. HCM, theo điều
tra dịch tễ học do Trung tâm Dinh dƣỡng Tp. HCM tiến hành năm 2012 trên những
ngƣời trƣởng thành từ 30-69 tuổi thì tỉ lệ đái tháo đƣờng là 11,4%, tăng 300% so
với năm 2002 là 3.8%.
Nguyên nhân chính khiến bệnh đái tháo đƣờng gia tăng là do nhận thức cộng
đồng về phòng bệnh thấp, tỷ lệ bệnh không đƣợc phát hiện cao, cán bộ và cơ sở vật
chất để theo dõi và điều trị cịn rất hạn chế.
Ngồi ra q trình đơ thị hóa và sự phát triển kinh tế làm thay đổi lối sống
theo chiều hƣớng khơng có lợi cho sức khỏe: sống tĩnh tại, ít vận động, ăn nhiều
thức ăn nhanh, chăm sóc trẻ em và phụ nữ có thai thái quá… là những nguyên nhân
dẫn đến đái tháo đƣờng gia tăng nhanh ở Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, đái tháo đƣờng là một trong 3 căn bệnh có tốc độ
phát triển nhanh nhất và đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu ở các nƣớc phát triển [5].
Chính vì vậy, việc phịng và điều trị bệnh đái tháo đường đang là một mối
quan tâm của rất nhiều gia đình và tồn xã hội.

1.2.2 Một số vấn đề đang tồn tại trong các cơ sở y tế ở nước ta
Thực trạng ở nƣớc ta hiện nay là các bệnh viện lớn quá tải bệnh nhân trong khi
các bệnh viện ở tuyến tỉnh thì ít bệnh nhân. Ngun nhân chính của tình trạng này
là bệnh viện lớn có nhiều bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệm hơn.
Hơn thế nữa, mơi trƣờng xã hội ln thay đổi địi hỏi kiến thức y học phải
đƣợc cập nhật dựa trên thực nghiệm. Thế nhƣng các cơ sở y tế đặc biệc là ở cấp



5

phƣờng xã, tình hình cập nhật kiến thức y khoa chƣa đƣợc chú trọng, đó chính là
một trong những ngun nhân cơ bản dẫn đến việc phân bố bệnh nhân khơng đồng
điều tại các cơ sở y tế.

1.2.3 Tình hình ứng dụng CNTT vào y tế
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của ngành y tế là một trong những yêu cầu
cấp thiết hiện nay. Trƣớc mắt, đó là nhu cầu rất lớn trong việc xây dựng hệ thống dữ
liệu quốc gia về y tế bởi hiện nay VN mới chỉ có các số liệu thống kê trong các lĩnh
vực riêng lẻ nhƣ y tế dự phòng, HIV/AIDS… mà chƣa có một cơ sở dữ liệu mang
tính hệ thống, tổng thể của ngành y tế. Với hàng triệu lƣợt khám chữa bệnh và chẩn
đốn hình ảnh mỗi năm, ngành y tế đang rất cần xây dựng một hệ thống lƣu trữ dữ
liệu bệnh án, tài chính, thuốc, xét nghiệm… [6].
Nhƣ vậy việc ứng dụng CNNT vào trong y tế ở nƣớc ta đã đang đƣợc quan tâm
và từng bƣớc tiến triển.
Ngành y tế đang đầu tƣ phát triển kho dữ liệu theo chuẩn chung cho các tổ chức
cơ sở khám bệnh chứa thông tin về hồ sơ của bệnh nhân [6]. Tuy nhiên việc ứng
dụng DSS vào trong công tác quản lý, khám và chữa bệnh vẫn chƣa đƣợc quan tâm
nhƣ nhiều tổ chức y tế khác trên thế giới. Với mong muốn nâng cao chất lƣợng dịch
vụ y tế, nâng cao công tác quản lý bệnh nhân và sử dụng kho dữ liệu đã và đang
đƣợc thiết lập, luận văn mong muốn áp dụng CNTT ở đây là khai phá tri thức và hệ
hỗ trợ ra quyết định vào trong nền y tế ở nƣớc ta.
Với những nguyên nhân trên luận văn: “Ứng dụng khai phá dữ liệu và hệ hỗ trợ
ra quyết định trong quản lý và điều trị bệnh đái tháo đƣờng típ 2” ra đời.

1.3 Mục tiêu và nội dung đề tài
Mục tiêu và nội dung của đề tài gồm 4 phần chính sau đây:
1/ Thu nhập dữ liệu y tế đã có, dữ liệu này đƣợc thu nhập cho đề tài “Khảo sát
định lƣợng HbA1c để theo dõi kiểm soát đƣờng huyết bệnh đái tháo đƣờng típ 2”

do hiệp hội đái tháo đƣờng tp Hồ Chí Minh triển khai và nghiên cứu. Sau đó ta tiến
hành tiền xử lý dữ liệu trƣớc khi sử dụng thuật tốn data mining để xây dựng mơ
hình phân lớp.


6

2/ Tiếp theo đề tài sử dụng thuật toán data mining để phân lớp bệnh nhân ĐTĐ
thành 2 lớp: lớp bệnh nhân có đƣờng huyết đƣợc kiểm sốt tốt, lớp bệnh nhân có
đƣờng huyết chƣa đƣợc kiểm sốt tốt với cơ chế điều trị hiện tại. Đó chính là thành
phần chính của hệ hỗ trợ ra quyết định giúp cho bác sĩ có thể điều chỉnh cách thức
chữa bệnh phù hợp với từng loại bệnh nhân hơn.
3/ Ngoài ra, đề tài cịn tìm ra mối liên hệ giữa các thuộc tính trong dữ liệu của
bệnh nhân đái tháo đƣờng, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn.
4/ Cuối cùng đề tài đề xuất và xây dựng chức năng quản lý bằng cách xây
dựng hệ thống cảnh báo/nhắc nhở cho bệnh nhân và thầy thuốc nhƣ sau:
+ Đối với bệnh nhân: hệ thống nhắc nhở chỉ áp dụng đối với đối tƣợng bệnh
nhân chọn đăng ký vào hệ thống, việc triển khai thực tế thì có các lựa chọn cho
phép bệnh nhân lựa chọn chức năng này và có thu phí nhất định.
+ Đối với thầy thuốc: theo dõi quá trình bệnh của bệnh nhân và có trách nhiệm
nhắc nhở bệnh nhân ngày giờ khám bệnh định kỳ, nếu tình trạng của bệnh nhân ở
mức báo động thì phải điều chỉnh ngày tái khám hợp lý.

1.4 Ý nghĩa đề tài
Đề tài phân loại bệnh nhân thành 2 lớp: lớp bệnh nhân có đƣờng huyết đƣợc
kiểm sốt tốt, lớp bệnh nhân có đƣờng huyết chƣa đƣợc kiểm soát tốt với cơ chế
điều trị hiện tại. Cơ sở đó giúp các bác sĩ điều chỉnh cách điều trị cho hợp lý hơn.
Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra đƣợc mối liên hệ giữa các thuộc tính: độ tuổi, BMI,
vịng eo, giới tính, chế độ ăn, tập thể dục, …. của bệnh nhân ĐTĐ típ 2.Từ đó có
những chẩn đốn tốt hơn cho bệnh nhân: ví dụ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bị béo bụng

thì sẽ bị rối loạn lipid từ đó khuyến cáo bác sĩ nên làm những xét nghiệm liên quan
đến RLLP.
Hơn thế nữa, đề tài cũng mong muốn xây dựng hệ hỗ trợ với mục đích giúp
bác sĩ tuyến dƣới tham khảo cách điều trị bệnh ở các bệnh viện lớn để cập nhật tình
hình chữa trị, tình hình thuốc men và những lời khuyên hợp lý cho bệnh nhân.


7

Cuối cùng, đề tài góp phần trong việc ứng dụng CNTT mà ở đây là khai phá
dữ liệu, hệ hỗ trợ quyết định vào trong y tế, nhằm nâng cao chất lƣợng và dịch vụ y
tế ở nƣớc ta.

1.5 Phạm vi và giới hạn đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu là bệnh nhân đái tháo đƣờng típ 2 đang khám và điều trị
bệnh tại một số cơ sở y tế: bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bệnh viện Nguyễn Tri
Phƣơng, bệnh viện Cần Thơ và bệnh viện Chợ Rẫy….
Quá trình lấy mẫu bệnh nhân đƣợc thực hiện bởi hiệp hội đái tháo đƣờng Tp.
Hồ Chí với đề tài “Khảo sát định lƣợng HbA1c để theo dõi kiểm soát đƣờng huyết
bệnh đái tháo đƣờng típ 2”. Sau khi khảo sát các yếu tố lịch sử, lấy máu, mẫu máu
đƣợc đƣa qua trung tâm y khoa medic Hòa Hảo để xét nghiệm.
Đề tài chỉ khảo sát các thuộc tính đã đƣợc lấy trong mẫu: năm sinh, giới tính,
BMI, vịng eo, chỉ số HbA1c, chỉ số đƣờng huyết đói, các loại thuốc đang dùng,
chế độ ăn, chế độ tập luyện, uống rƣợu, hút thuốc lá, THA, RLLP.

1.6 Bố cục luận văn
Luận văn đƣợc thực hiện gồm các 7 chƣơng sau
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan - Giới thiệu về những vấn đền liên quan đến
hệ hỗ trợ quyết định trong y tế, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề
tài, phạm vi và giới hạn nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của luận văn.

Chƣơng 2: Kiến thức cơ bản về bệnh đái tháo đƣờng típ 2 - Giới thiệu tổng
quan về đái tháo đƣờng típ 2 và ý nghĩa của các thuộc tính liên quan.
Chƣơng 3: Cơ sở lý thuyết - Trình bày cơ sở tốn học và việc áp dụng lý
thuyết này vào bài toán.
Chƣơng 4: Quá trình thu nhập và tiền xử lý dữ liệu - Trình bày cách thu nhập
dữ liệu, các bƣớc tiến hành xử lý dữ liệu, phân tích thống kê các thuộc tính của
bệnh nhân.
Chƣơng 5: Xây dựng mơ hình - Trình bày cách áp dụng Weka vào việc xây
dựng mơ hình, ý nghĩa thực tiễn từ mơ hình xây dựng đƣợc.


8

Chƣơng 6: Xây dựng chƣơng trình phân loại và quản lý bệnh nhân – Chƣơng
trình thực hiện việc nhập thơng tin bệnh nhân và xuất ra kết quả chẩn đoán dựa trên
mơ hình DSS xây dựng ở chƣơng 4, chƣơng 5.Kết quả chẩn đoán và dữ liệu bệnh
nhân đƣợc lƣu trữ nhằm thực hiện chức năng quản lý (lên lịch tái khám, kiểm tra
lịch sử điều trị). Ngoài ra, những kết quả chấn đốn tốt có thể đƣợc sử dụng để cập
nhật lại mơ hình DSS.
Chƣơng 7: Đánh giá kết quả nghiên cứu: nhận định kết quả nghiên cứu, nêu
những hạn chế và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

1.7 Tổng kết
Tóm lại, chƣơng 1 đã giới thiệu tồng quan vể đề tài, giới thiệu về tình hình sử
dụng hệ hỗ trợ ra quyết định trong y tế (CDSS), nội dung mục tiêu và ý nghĩa của
đề tài. Đồng thời chƣơng này cũng đƣa ra cơ sở áp dụng hệ hỗ trợ (DSS) vào trong
bệnh ĐTĐ típ 2. Tiếp theo chƣơng 2 sẽ trình bày tồng quan về bệnh ĐTĐ típ 2.


9


CHƢƠNG 2:
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2
Chƣơng 2 trình bày tổng quan kiến thức bệnh đái tháo đƣờng típ 2.Nội dung
của chƣơng nay gồm 6 phần sau: (1) định nghĩa bệnh ĐTĐ típ 2; (2) biến chứng
bệnh ĐTĐ ;(3) các yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ; (4) giới thiệu về HbA1c; (5)
giới thiệu về đƣờng huyết đói; (6) phác đồ điều trị bệnh ĐTĐ cho bệnh nhân châu Á
(2013) theo tiêu chuẩn IDF.

2.1 Đái tháo đƣờng típ 2
2.1.1 Định nghĩa
Bệnh ĐTĐ típ 2 xảy ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa cacbonhidrat chủ yếu
do sự thiếu insulin hoặc tình trạng đề kháng insulin. Tình trạng đề kháng insulin gia
tăng ở ngƣời béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu….

2.1.2 Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển bệnh ĐTĐ
Sau khi tổng hợp các bài báo về bệnh ĐTĐ ta có các nguy cơ sau [7], [27]:
+ Có tiền căn trực hệ gần trong gia đình có ngƣời mắc bệnh ĐTĐ (cha mẹ
hoặc anh chị em ruột).
+ Có tiền căn bị các bệnh về mạch máu.
+ Thuộc sắc dân có nguy cơ cao (Mỹ da đen, Mỹ La tinh, Mỹ bản xứ, Mỹ gốc
châu Á, dân đảo châu Á – Thái Bình Dƣơng…).
+ Béo phì
+ Ít vận động thể lực: khơng luyện tập thể lực < 3lần/tuần, mỗi lần từ 30 phút
trở lên.
+ Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90mmHg).
+ Đã đƣợc chẩn đốn rối loạn ĐH đói hoặc rối loạn dung nạp glucose.
+ Đã đƣợc chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ hoặc sinh con > 4kg.
+ HbA1c > 5,7 %
+ Nữ có hội chứng buồng trứng đa nang.



10

+ Tuổi: theo khuyến cáo của WHO các đối tƣợng trên 45 tuổi nên tầm sốt
ĐTĐ, bởi vì bệnh ĐTĐ gia tăng theo tuổi, tuy nhiên cần nhớ bệnh có thể xảy
ra ở bất cứ độ tuổi nào, nếu càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì nên tầm sốt sớm
hơn để tránh bỏ sót bệnh.

2.2 Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng
Đái tháo đƣờng nếu không đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến
triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử
vong do các biến chứng này.

2.2.1 Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thƣờng là hậu quả của chẩn đốn muộn, nhiễm khuẩn cấp
tính hoặc điều trị khơng thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan
ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm [7],
[27].

2.2.2 Biến chứng mạn tính
Biến chứng tim - mạch
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đƣờng là biến chứng thƣờng gặp và
nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhƣng các
nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch
vành và các biến chứng tim mạch khác. Ngƣời đái tháo đƣờng có bệnh tim mạch là
45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với ngƣời bình thƣờng. Nguyên
nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng 75% tử vong ở ngƣời bệnh đái
tháo đƣờng, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử
vong lớn nhất [7], [27].

Tăng huyết áp thƣờng gặp ở bệnh nhân đái tháo đƣờng, tỷ lệ mắc bệnh chung
của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đƣờng gấp đơi so với ngƣời bình thƣờng.
Trong đái tháo đƣờng típ 2, 50% đái tháo đƣờng mới đƣợc chẩn đốn có tăng huyết
áp. Tăng huyết áp ở ngƣời đái tháo đƣờng típ 2 thƣờng kèm theo các rối loạn
chuyển hố và tăng lipid máu [7], [27].


×