Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu áp dụng giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 48 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC GIÀU

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG GIẢI PHÁP PHÂN LOẠI
RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hữu Quỳnh Anh
Cán bộ phản biện 1: ……………………………………………………………
Cán bộ phản biện 2: ……………………………………………………………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày ……. tháng

năm 2018

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ....................................................................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. ....................................................................................... - Phản biện 1
3. ....................................................................................... - Phản biện 2
4. ....................................................................................... - Ủy viên


5. ....................................................................................... - Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

VIỆN TRƯỞNG


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Thị Ngọc Giàu

MSHV:14000171

Ngày, tháng, năm sinh: 15/02/1988

Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mă số : 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu áp dụng giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại
nguồn trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Điều tra đánh giá hiện trạng về nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng và phân
loại chất thải rắn tại thị xã Bến Cát.
Đánh giá tình hình triển khai và cơng tác quản lý chất thải rắn tại thị xã Bến Cát.

Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2030.
Đề xuất giải pháp áp dụng giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa
bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Ngày 15 tháng 12 năm 2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 15 tháng 6 năm 2018
V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Hữu Quỳnh Anh
TP. Hồ Chí Minh, ngày
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2018 2016

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Lê Hữu Quỳnh Anh
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ
khoa học ngành quản lý tài nguyên và môi trường.
Luận văn thạc sĩ khoa học ngành quản lý tài nguyên và môi trường với đề tài:
“Nghiên cứu áp dụng giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn
thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” là do học viên cao học Lê Thị Ngọc Giàu thực
hiện và hoàn thành vào tháng 6 năm 2018, giáo viên hướng dẫn là TS. Lê Hữu
Quỳnh Anh, trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường, thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức để tơi hồn thành khóa học và làm
nền tảng cho tơi hồn thành luận văn; xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Hữu Quỳnh

Anh đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan, phịng ban chun mơn và UBND các xã, phường
thuộc thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi được khảo
sát, phỏng vấn, thu thập tài liệu trong thời gian thực hiện luận văn. Bên cạnh, tôi
cũng chân thành cảm ơn những nguồn động viên từ cơ quan công tác, gia đình và
bạn bè đã giúp tơi có điều kiện để hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Giàu

i

năm 2018


TÓM TẮT
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bến Cát, công tác thu gom, quản lý và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt đã và đang diễn ra theo phương pháp truyền thống. Toàn bộ lượng rác
được thu gom và đưa về nhà máy xử lý để chôn lấp hoặc xử lý tùy theo từng thành
phần của rác thải. Xuất phát từ thực tiễn vừa nêu, đề tài “Nghiên cứu áp dụng giải
pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dương” được tiến hành và dựa trên các phương pháp thu thập các tài liệu tổng
quan, điều tra, đánh giá về hiện trạng, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
trên địa bàn thị xã; dự báo sự gia tăng dân số và chất thải rắn sinh hoạt, kết quả cho
thấy đến năm 2030 dân số sẽ tăng lên đến 568.690 người và chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh khoảng 197,5 tấn/năm. Qua đó đã đề xuất mơ hình phân loại chất thải rắn

sinh hoạt tại nguồn phù hợp với các chủ nguồn thải khác nhau, đồng thời xây dựng
các giải pháp phối hợp quản lý chất thải rắn có sự tham gia của hệ thống chính trị và
cộng đồng nhằm giải quyết tốt vấn đề về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thị xã Bến Cát.
Từ khóa: chất thải rắn sinh hoạt, phân loại rác tại nguồn, lợi ích – chi phí, tài
ngun rác thải, truyền thơng.

ii


ABSTRACT
Currently, in Ben Cat town, the collection, management and treatment of municipal
solid waste has been taking place under the traditional method. The entire amount
of solid waste will be collected and taken to the treatment plant for burial or
processed depending on the composition of the solid waste. Starting from the above
mentioned practice, the topic "Studying and applying solutions to classify daily
garbage at the source in Ben Cat town, Binh Duong province" is conducted and
based on methods of collecting materials Overview, investigation and assessment of
the status, collection, transportation and treatment of solid waste in the town;
Forecasting the increase of population and solid waste of daily life, the results show
that by 2030 the population will increase to 568,690 people and domestic solid
waste generated about 197,5 tons per year. Thereby, the proposed model of
classification of domestic solid waste at source is appropriate for different sources
of waste, and the development of integrated solutions for solid waste management
with the participation of the political system and the community to solve the
problem of collecting, transporting and treating domestic waste in Ben Cat town..
Key words: domestic solid waste, waste classification at source, benefits - cost,
waste is resources, communication.

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Nghiên cứu áp dụng giải pháp phân loại rác thải
sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” là do chính học
viên thu thập tài liệu, số liệu, khảo sát thực tế để viết; các trích dẫn đều có nguồn
gốc rõ ràng, cụ thể. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với nhà trường.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Giàu

iv

năm 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................3
1.1 Một số khái niệm ...............................................................................................3
1.2 Tình hình nghiên cứu và triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn ...............4
1.2.1 Trên thế giới ................................................................................................4
1.2.2 Tại Việt Nam .............................................................................................12
1.3 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .....................................................................21
1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ..............................................................21
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................24
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................28
2.1 Nội dung nghiên cứu........................................................................................28
2.1.1 Điều tra, thu thập thơng tin........................................................................28
2.1.2 Phân tích thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ......................................28
2.1.3 Dự báo phát sinh và thay đổi về thành phần chất thải rắn sinh hoạt đến
năm 2030 ............................................................................................................29
2.1.4 Phân tích lợi ích – chi phí bằng trong việc áp dụng phân loại rác tại nguồn
............................................................................................................................29
2.1.5 Xây dựng các giải pháp hỗ trợ thực hiện tốt công tác phân loại rác tại
nguồn trên địa bàn thị xã Bến Cát ......................................................................30
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................30
2.2.1 Phương pháp luận ......................................................................................30
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................30
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................36
3.1 Kết quả điều tra về nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng và công tác thu
gom, xử lý CTRSH tại thị xã Bến Cát ...................................................................36
3.1.1 Kết quả điều tra về nguồn phát sinh CTRSH tại thị xã Bến Cát ...............36
3.1.2 Khối lượng CTRSH trên địa bàn thị xã Bến Cát qua các năm..................38
3.1.3 Kết quả xác định thành phần chất thải rắn của thị xã Bến Cát..................40


v


3.1.4 Đánh giá về công tác lưu trữ, thu gom và vận chuyển chất thải rắn .........42
3.1.5 Đánh giá công tác xử lý rác thải sinh hoạt ................................................44
3.2 Dự báo về tình hình gia tăng dân số và phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .......45
3.2.1 Dự báo về tình hình gia tăng dân số ..........................................................45
3.2.2 Dự báo về sự gia tăng chất thải rắn sinh hoạt ...........................................46
3.2.3 Dự báo về khối lượng các thành phần có trong chất thải rắn sinh hoạt ....48
3.3 Đánh giá về chi phí, lợi ích trong thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH ......51
3.3.1 Chi phí, lợi ích khi khơng áp dụng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn52
3.3.2 Chi phí khi thực hiện phân loại rác tại nguồn ...........................................57
3.3.3 Đánh giá giá trị hiện tại rịng trường hợp khơng thực hiện phân loại rác và
áp dụng phân loại rác tại nguồn .........................................................................62
3.3.4 Đánh giá về lợi ích mơi trường và xã hội khi thực hiện PLRTN ..............63
3.4 Những thuận lợi và hạn chế, khó khăn khi áp dụng thực hiện chương trình
phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thị xã Bến Cát ........................64
3.4.1 Đánh giá kết quả khảo sát ý kiến của người dân trên địa bàn thị xã Bến
Cát.......................................................................................................................64
3.4.2 Đánh giá về tiềm năng áp dụng thực hiện PLR sinh hoạt tại nguồn .........64
3.4.3 Hạn chế, khó khăn khi áp dụng thực hiện PLR sinh hoạt tại nguồn .........66
3.5 Đề xuất giải pháp áp dụng phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thị xã Bến Cát
...............................................................................................................................67
3.5.1 Đề xuất mơ hình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ...................................67
3.5.2 Đề xuất giải pháp quản lí hệ thống hành chính có sự phối hợp chặt chẽ với
cộng đồng dân cư ...............................................................................................70
3.5.3 Đề xuất giải pháp tăng cường cơng tác phối hợp các đồn thể trong cơng
tác phân loại chất thải rắn tại nguồn. ..................................................................73
3.5.4 Đề xuất các bước, nhiệm vụ thực hiện. .....................................................73

3.5.5 Đề xuất công tác phối hợp trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt. ......................................................................................................76
KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
1. Kết luận ..............................................................................................................77
2. Kiến nghị............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................79
PHỤ LỤC ..................................................................................................................81
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .........................................................96

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sự gia tăng CTRSH đơ thị ở Việt Nam qua các năm.................................13
Hình 1.2 Bản đồ hành chính thị xã Bến Cát..............................................................23
Hình 1.3 Sự gia tăng dân số hàng năm......................................................................25
Hình 1.4 Cơ cấu kinh tế của thị xã Bến Cát ..............................................................26
Hình 2.1 Mơ tả phương pháp lấy mẫu ......................................................................33
Hình 3.1 Tỷ lệ khối lượng phát sinh rác thải từ các nguồn thải ................................38
Hình 3.2 Khối lượng phát sinh CTRSH hàng ngày ..................................................39
Hình 3.3 Hệ số phát thải CTRSH mỗi năm..............................................................39
Hình 3.4 Giá trị trung bình các thành phần có trong CTRSH ...................................41
Hình 3.5 Quy trình tiếp nhận, phân loại và xử lý rác sinh hoạt ................................44
Hình 3.6 Dự báo gia tăng dân số đến năm 2030 .......................................................46
Hình 3.7 Kịch bản gia tăng khối lượng CTRSH .......................................................47
Hình 3.8 Dự báo thay đổi các thành phần có trong CTRSH đến năm 2030 .............49
Hình 3.9 Sơ đồ dự báo khối lượng CTRSH cần phải xử lý và tái chế ......................51
Hình 3.10 Chi phí – lợi ích hàng năm khi chưa PLRTN ..........................................56
Hình 3.11 Chi phí – lợi ích hàng năm khi thực hiện PLRTN ...................................61
Hình 3.12 Sơ đồ thể hiện giá trị hiện tại rịng ...........................................................62

Hình 3.14 Sơ đồ đánh giá mức độ tham gia của người dân về PLR .........................64
Hình 3.13 Sơ đồ đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về PLR .........................64
Hình 3.15 Mơ hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ........................................68

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích và các đơn vị hành chính trên địa bàn thị xã Bến Cát ...............22
Bảng 1.2 Thống kê dân số qua các năm ....................................................................25
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH tại thị xã Bến Cát ......................37
Bảng 3.2 Khối lượng CTRSH trên địa bàn thị xã Bến Cát .......................................39
Bảng 3.3 Thành phần chất thải sinh hoạt ..................................................................40
Bảng 3.4 Dự báo dân số đến năm 2030 ....................................................................45
Bảng 3.5 Dự báo hệ số phát thải và khối lượng phát sinh CTRSH ..........................46
Bảng 3.6 Dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2030 theo ba kịch bản phát thải .....47
Bảng 3.7 Dự báo thay đổi các thành phần có trong CTRSH đến năm 2030 ............49
Bảng 3.8 Dự báo khối lượng các thành phần có trong CTRSH ................................50
Bảng 3.9 Thống kê tình hình lạm phát trong 05 năm (từ 2013 – 2017) [18] ............52
Bảng 3.10 Dự báo các chi phí phát sinh khi khơng áp dụng PLRTN .......................54
Bảng 3.11 Tổng lợi ích thu được khi khơng thực hiện phân loại rác........................55
Bảng 3.12 Tổng chi phí khi thực hiện phân loại rác .................................................59
Bảng 3.13 Tổng lợi ích thu được khi không thực hiện phân loại rác........................60

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT


Bảo vệ mơi trường

CP

Chính phủ

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

EPA

Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection
Agency)

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NPV

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)


PLR

Phân loại rác

PLRTN

Phân loại rác tại nguồn



Quyết định

TNMT

Tài ngun mơi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình mơi trường Liêp Hiệp quốc (United Nations
Environment Programme)

ix


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Thị xã Bến Cát là một trong những địa bàn trọng điểm của tỉnh Bình Dương, có sự
phát triển kinh tế khá nhanh, các khu, cụm cơng nghiệp tập trung trên địa bàn góp
phần tạo cơng ăn việc làm và thu nhập cho người dân, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển kinh tế của địa
phương thì vấn đề thu hút nguồn nhân lực càng cao, nhu cầu sống của con người
được nâng lên dẫn tới áp lực về khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng.
Hiện nay, tại địa bàn thị xã Bến Cát có khu Liên hợp xử lý chất thải với công nghệ
đầu tư hiện đại, tuy nhiên lượng rác chuyển về chưa được phân loại tại nguồn dẫn
đến hiệu quả xử lý, tái chế rác thải vẫn còn thấp. Hầu hết tất cả các loại chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân được bỏ chung và được
thu gom bởi hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt của thị xã. Hệ thống thu gom
bao gồm 02 nhóm đối tượng: hệ thống các tổ rác dân lập, các công ty tư nhân và Xí
nghiệp Cơng trình cơng cộng thị xã Bến Cát. Lượng rác thải sinh hoạt sau khi được
các đơn vị thu gom sẽ được tập trung chuyển về Xí nghiệp Xử lý chất thải thuộc
Công ty cổ phần Nước – Mơi trường Bình Dương để xử lý.
Nhìn chung, cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã trong thời
gian qua đã từng bước đi vào nề nếp; công nghệ xử lý chất thải phù hợp và đáp ứng
được chủ trương của cấp trên. Tuy nhiên, việc thu gom chất thải và đổ bỏ đúng nơi
quy định vẫn chưa trở thành thói quen, nếp nghĩ của một bộ phận người dân; một bộ
phận dân cư chưa tự giác chi trả phí cho dịch vụ thu gom, vận chuyển; chất thải
chưa được phân loại tại nguồn trong các hộ gia đình,… các tồn tại này đã làm tăng
chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; đồng thời gây lãng phí tài nguyên
thiên nhiên và nhà nước phải chi trả ngân sách rất lớn cho việc thu gom, xử lý chất
thải.

1


Từ vấn đề gia tăng dân số trong tương lai, áp lực về phát thải chất thải rắn ngày

càng nhiều, do đó con người cần phải có sự thay đổi nhận thức và biến rác thải
thành nguồn tài nguyên để con người có thể tận dụng tiết kiệm được các chi phí
cũng như hạn chế khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện được tốt vấn
đề này học viên đề xuất đề tài “Nghiên cứu áp dụng giải pháp phân loại rác thải sinh
hoạt tại nguồn trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là xác được thành phần của chất thải rắn sinh hoạt và đề
xuất các giải pháp để thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thị
xã Bến Cát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng đề tài tập trung nghiên cứu là rác thải sinh hoạt
phát sinh từ các hộ dân, khu dân cư, các khu dịch vụ mua bán, ăn uống, công sở và
trường học.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tập trung tại địa bàn thị xã Bến
cát, tỉnh Bình Dương.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể phục vụ tốt cho công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
Thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thị xã Bến Cát góp phần
nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân trong việc giảm thiểu, phân loại để tái sử
dụng và tái chế chất thải rắn sinh hoạt.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm

Chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt và phân loại chất thải rắn tại nguồn được khái
niệm như sau:
- Chất thải rắn: bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động
của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng khơng cịn hữu ích hay khi con
người khơng muốn sử dụng nữa.
- Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại… Chất thải rắn sinh hoạt không bao gồm chất thải
rắn từ các hoạt động xây dựng, các loại chất thải nguy hại từ các đơn vị sản xuất
công nghiệp, các cơ sở y tế hay các loại chất thải nguy hại khác.
- Phân loại chất thải rắn tại nguồn: là tách chất thải rắn thành nhiều loại khác nhau
sao cho phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Chất thải rắn thơng thường
được phân thành hai nhóm chính gồm chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng
và chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
Hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn là một hành động tuy nhỏ nhưng mang
ý nghĩa rất lớn giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả quá trình tái
chế và sản xuất phân hữu cơ, giảm chi phí sử dụng chất thải rắn, giảm ơ nhiễm môi
trường và nâng cao nhận thức cộng đồng
- Tái chế chất thải: là một hoạt động thu hồi lại chất thải có trong thành phần của
chất thải rắn đơ thị sau đó được chế biến thành những sản phẩm mới phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt.
- Quản lý chất thải: là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải.

3


Từ các khái niệm nêu trên, thấy rằng các dạng vật chất thải ra từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thì được xem là chất thải. Chất thải có thể ở thể rắn,
lỏng, khí. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đưa ra phân loại chất thải rắn thơng

thường thành hai nhóm chính: nhóm chất thải có thể tái chế, tái sử dụng; nhóm chất
thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, luật
quy định rằng các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường phải có
trách nhiệm phân loại tại nguồn [1].
1.2 Tình hình nghiên cứu và triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn
1.2.1 Trên thế giới
Quản lý chất thải rắn hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của những
chính sách phát triển mơi trường bền vững. Quản lý kém hiệu quả chất thải rắn ở
khu vực đô thị là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát sinh nhiều
chi phí tốn kém cả trong hiện tại lẫn về lâu dài. Việc áp dụng các chính sách đặc thù
cho mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó
với tình trạng này. Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giới để quản
lý chất thải rắn được dựa trên một số nguyên tắc sau:
- Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải: Đây là yếu tố then chốt trong bất cứ chiến lược
quản lý chất thải rắn của mỗi quốc gia. Việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn khi ta có
thể giảm lượng chất thải tạo ra ở ngay giai đoạn đầu tiên và giảm tính độc hại của
nó bằng cách giảm sự hiện diện của chất nguy hiểm trong sản phẩm.
- Sử dụng lại và tái chế quay vòng: Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được, các
nguyên vật liệu sẽ được sử dụng lại, tái chế quay vòng một cách tốt nhất. Châu Âu
hiện nay yêu cầu các nước thành viên giới thiệu pháp chế về chất thải thu gom, tái
sử dụng, tái chế và thải bỏ các chất thải nguy hại. Một số quốc gia Châu Âu đã được
quản lý để tái chế hơn 50% bao bì đã sử dụng.
- Cải thiện và giám sát sự tiêu huỷ, loại bỏ những chất thải rắn cịn lại: Với những
chất thải khơng được tái chế và tái sử dụng phải được thiêu đốt một cách an tồn,
bãi chơn lấp chỉ được sử dụng như một phương án cuối cùng.

4


Để ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh chất thải và nâng cao hiệu quả tái chế, tái sử

dụng chất thải rắn sinh hoạt, tại các nước phát triển đã có những mơ hình phân loại
rác và thu gom rác thải rất hiệu quả như:
- Thụy Điển [2]: Các hộ gia đình có nhiệm vụ phân loại rác và mang đến các điểm
thu gom cách khu dân cư hoặc các tòa nhà khoảng 300m. Tại những điểm phân loại
rác đó, rác thải được đưa vào xử lý bằng các phương pháp như tái chế, xử lý sinh
học và thu hồi năng lượng. Chỉ những rác thải không thể tái sử dụng hoặc biến
thành các nguồn năng lượng mới được đem đi chôn lấp. Việc xử lý chất thải do
thành phố tự tiến hành hoặc thuê công ty tư nhân. Tại Thụy Điển, túi ni-lông để thu
gom chất thải được thay thế bằng các thùng đựng rác. Ngoài ra, hệ thống xe tải vận
chuyển rác trong thành phố dần được thay thế bằng hệ thống thu gom rác hút chân
khơng.
Có 2 hình thức thu gom rác chân không là cố định và di động. Rác thải văn phòng
được thu gom qua hệ thống ống hút chân không tự động đặt ngầm dưới lịng đất.
Rác được tự động hút chân khơng về các điểm tập kết. Các loại rác còn lại, được
các xe tải thu gom và đổ tải các điểm cố định. Tại những điểm này, rác sẽ được hút
chân không về một địa điểm để xử lý.
Năm 2013, Thụy Điển sản xuất được 25,5 GW điện từ rác thải và khoảng 01 triệu
hộ gia đình tại Thụy Điển được sử dụng hệ thống sưởi ấm bằng nguồn khí đốt sinh
học từ rác thải; khoảng 03 triệu hộ gia đình được sử dụng điện có nguồn gốc từ rác.
Từ những nỗ lực ban đầu, đến nay các hộ gia đình ở Thụy Điển chỉ phải bỏ rác ra
ngoài các bãi rác chiếm khoảng 1% trong tổng khối lượng rác thải mà họ đã thải ra.
Đây được xem là một thành công lớn trong công tái chế rác thải cũng như ý thức
cao của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn ở đất nước này.
- Đài Loan: Đầu năm 1998, Cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan (EPA) đã thực
hiện Chương trình Kế hoạch tái chế tại nguồn 4 trong 1 bao gồm: Thực hiện tái chế
bằng cách tích hợp các yếu tố cộng đồng dân cư, thiết lập các tổ chức tái chế dựa
vào cộng đồng dân cư; Các công ty tái chế thu gom và tái chế các loại rác thải;

5



Chính quyền địa phương phân chia và hướng dẫn phân loại rác thải tái chế, sau đó,
thu thập và gửi tới công ty tái chế; Quỹ tái chế nhằm thực hiện tái chế và giảm thiểu
rác thải. Chương trình thực hiện đã tăng được tỷ lệ tái chế chất thải trên tồn lãnh
thổ.
Năm 2001, Chính phủ Đài Loan tiếp tục thực hiện Chương trình khuyến khích tái
chế rác thải nhà bếp. Rác thải nhà bếp được thực hiện phân thành 2 nguồn: Rác thải
có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc; Rác thải được thu gom để sản xuất phân vi
sinh.
Năm 2003, EPA đã trình Chính phủ bản báo cáo và đề xuất đẩy mạnh thực hiện
nguyên tắc “khơng rác thải” và khởi động thực hiện chính sách “Giảm thiểu chất
thải tối thiểu và phục hồi nguồn tài nguyên” thúc đẩy xản xuất, tiêu dùng xanh, tài
chế, tái sử dụng…, đây là những biện pháp nhằm tiến tới mục tiêu “khơng rác thải”.
Năm 2004, Chính phủ tập trung thực hiện chính sách “khơng rác thải”.
Năm 2005, Đài Loan thực hiện chiến dịch phân bổ thùng phân loại rác thải. Trường
hợp không thực hiện các nguyên tắc phân loại rác thải, mỗi cá nhân phải chịu hình
phạt: Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm đầu tiên; Phạt hành chính 1.200 NT$ (tương
đương 840.000 VNĐ) đối với lần vi phạm thứ hai [3] .
- Nhật Bản: Ở Nhật việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm
1970. Nhật Bản được thế giới biết đến nhờ khả năng tái chế tới 80% lượng rác thải.
Hiện nay tại các thành phố của Nhật chủ yếu sử dụng cơng nghệ đốt để xử lý phần
rác khó phân huỷ. Các hộ gia đình được yêu cầu phân loại rác thành 3 dòng: Rác
hữu cơ dễ phân huỷ để làm phân hữu cơ vi sinh, được thu gom hàng ngày đưa đến
nhà máy chế biến; Rác vô cơ gồm các loại vỏ chai, hộp đưa đến nhà máy để phân
loại, tái chế; Loại rác khó tái chế, hiệu quả khơng cao nhưng cháy được sẽ đưa đến
nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong
những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của
cụm dân cư vào các giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Rác
hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác


6


còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa.
Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dịng nước có
thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau q
trình xử lý đó, rác chỉ cịn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn
rác khơng cịn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có
tác dụng hút nước khi trời mưa [4].
- Kamikatsu, Nhật Bản: Làng Kamikatsu hiện đang phấn đấu đến năm 2020 trở
thành làng không rác thải, cộng đồng siêu tái chế đầu tiên ở Nhật Bản và có những
quy định nghiêm ngặt về phân loại rác thải.
Vào những năm 1990, khái niệm phân loại và tái chế rác vẫn còn xa lạ với người
dân làng Kamikatsu. Họ thường xuyên đốt rác thải sinh hoạt hoặc vứt bừa bãi ra
xung quanh, khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng tới sức khỏe người
dân. Trước tình trạng đó, từ năm 2003, Kamikatsu đã dừng việc đốt rác và tuyên bố
nỗ lực trở thành “làng khơng rác thải”. Theo đó, tất cả các thùng rác công cộng đều
bị dỡ bỏ và hiện cả làng chỉ có một nơi tập kết rác thải với 34 thùng rác phân loại
như thùng để túi nhựa, đồ điện hỏng, bóng đèn, thức ăn thừa,… Việc đốt rác đã bỏ
hồn tồn và đặc biệt khơng bao giờ có xe chở rác, vì vậy, người dân phải sẽ phải tự
vệ sinh, phân rác thành các loại khác nhau. Rác nhà bếp phải được vắt hết nước,
dùng giấy báo gói lại. Gỗ vụn, cành cây trong vườn được cắt ngắn khoảng 50 cm,
dùng dây bó lại. Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ nổ, cần cho hết khí bên trong ra
ngoài trước khi bỏ đi. Những vật nguy hiểm như lưỡi dao cạo, kính vỡ… phải bọc
trong giấy báo và ghi chữ “nguy hiểm”, rồi cho vào bao nhựa. Nhãn dán trên mỗi
thùng đều chỉ rõ rác trong thùng này sẽ được dùng để làm gì. Sau khi phân loại, rác
khơng thể dùng làm phân bón được đưa đến lò gồm đồ sành sứ, pin, tã trẻ em, bút
bi, thủy tinh vỡ... Những thứ có thể tái sử dụng được đưa đến “cửa hàng tái sinh”,
nơi dân làng đến bỏ đồ dùng cũ hoặc đem về dùng miễn phí, chủ yếu là đồ sành sứ,
quần áo, đồ trang trí. Cửa hàng này có nhà máy th nhân cơng là các phụ nữ làm

túi, quần áo và búp bê từ đồ phế liệu. Số ít rác được tái chế như đũa gỗ được xay
thành bột làm giấy, dầu ăn làm phân bón. Chỉ các loại giày dép cũ, thảm bẩn mới

7


phải đốt bỏ, cịn sứ cách điện cùng các bóng đèn nhẹ được đem chôn, pin đưa đến
nhà máy tái chế... Với cách làm này, việc phân loại rác ở Kamikatsu được xem như
quy trình nghiêm ngặt và hiệu quả nhất hiện nay.
Khuyến khích việc tái sử dụng: rác thải được phân loại kỹ lưỡng và tái chế thành
các sản phẩm hữu dụng trong cuộc sống, góp phần BVMT. Trên thực tế, ngày càng
nhiều người trong làng dùng đũa cũ để ăn cơm và túi BVMT do những người phụ
nữ làm từ đồ tái chế. Hiện đã có nhà máy bia khơng rác thải, nằm trong một tịa nhà
xây bằng vật liệu tái sử dụng. Tất cả các cơ sở tái chế ở Kamikatsu được một tổ
chức có tên Zero Waste Academy quản lý. Hàng tháng, tổ chức này đều có khóa
học tun truyền về lợi ích của lối sống xanh cho các em học sinh địa phương và du
khách nước ngồi tham gia.
Ngồi ra, chính quyền địa phương cũng khuyến khích các cơng ty, xí nghiệp, nhà
máy tham gia ngành tái chế. Các thương nhân ở Kamikatsu cũng bỏ phần thưởng
vào một vài thùng rác rỗng và người dân có thể nhận được những món q nhỏ sau
khi hồn thành công việc phân loại rác… Việc phân loại rác thải thành 34 hạng mục
đòi hỏi thời gian để người dân thích nghi với lối sống xanh này. Đến nay, phân loại
rác mỗi ngày đã trở thành thói quen khơng thể thiếu đối với người dân nơi đây.
Với hệ thống phân loại rác thải vô cơ hiệu quả và thông minh, tỷ lệ tái sinh rác tại
Kamikatsu tăng từ 55% lên đến khoảng 80% - 98%, cư dân sử dụng máy nghiền rác
làm phân bón tại nhà. Cùng với đó, các khu nghỉ dưỡng suối nước nóng tại đây đã
biết tận dụng nhiên liệu sinh học để giữ nhiệt, mỗi năm có thể tiết kiệm được 76.000
USD, đồng thời cũng giảm được lượng khí thải ra mơi trường [5].
- Singapore: Đây là nước đơ thị hóa 100% và là đơ thị sạch nhất trên thế giới. Để có
được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình
xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi
nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các
loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành

8


phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư
và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương
mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát
kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường. Ngồi ra, các hộ dân
và các công ty ở nước này được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải
cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực
tiếp tại nhà phải trả phí 17 đơla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân
cư chỉ phải trả phí 7 đơla Singapore/tháng [4].
- Penang, Malaysia: là thành phố có nền kinh tế đứng thứ 3 tại Malaysia. Nền kinh
tế của Penang chủ yếu dựa vào nông nghiệp, du lịch và sản xuất, chế tạo công
nghiệp. Cùng với tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế nhanh, lượng rác thải của
TP ngày càng gia tăng đã tạo sức ép cho chính quyền trong việc giải quyết bài tốn
xử lý rác thải khi diện tích đất chơn lấp khơng cịn. Theo thống kê năm 2012, mỗi
ngày, đảo Penang phát sinh 790 tấn chất thải, trong đó chất thải hữu cơ chiếm từ 40
- 60% tổng số chất thải, còn lại là các loại chất thải khác như giấy, nhựa, kim loại…
Mỗi ngày, Penang có 300 xe tải thu gom rác chuyển đến trạm trung chuyển Batu
Maung ở phía Nam và xếp lên một chiếc xà lan lớn, sau đó, xà lan chở các thùng
chứa rác đến bãi chôn lấp để xử lý. Ước tính, để xử lý mỗi tấn rác chính quyền địa
phương phải chi khoảng 130 Ringgit (tương đương 41 USD).
Để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt tại Penang cũng như các địa phương khác,
Chính phủ Malaysia đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường công tác
quản lý chất thải rắn (CTR), đặc biệt là thực hiện chiến lược kiểm soát, quản lý chất

thải theo hướng áp dụng 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế), biến chất thải thành
tài nguyên. Với sự chỉ đạo của Chính phủ cùng sự hỗ trợ, hướng dẫn của các chun
gia thuộc Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc (UNEP), chính quyền Penang đã
thực hiện cơng tác quản lý tổng hợp CTR thông qua các hoạt động thúc đẩy tái chế,
giảm thiểu chất thải chôn lấp, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và bền vững. Bên
cạnh việc tổ chức nhiều chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về
tác hại của rác thải đối với môi trường, kinh tế - xã hội, Penang đã thiết lập bộ máy

9


quản lý chất thải. Penang đã xây dựng chính sách quản lý chất thải hữu cơ nhằm
thúc đẩy việc phân loại, xử lý chất thải hữu cơ tại nguồn, giảm chi phí vận chuyển,
xử lý rác.
Theo đó, việc phân loại rác tại nguồn được triển khai tại các hộ gia đình, chợ, khách
sạn, bệnh viện và trường học, nhà hàng dưới sự kiểm sốt chặt chẽ của chính quyền
thành phố. Bên cạnh đó, Penang tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho
người dân, các nhà quản lý, công nhân viên về lợi ích của việc phân loại chất thải và
yêu cầu họ đưa ra cam kết về phân loại rác tại nguồn. Nếu chất thải không được
phân loại, đơn vị thu gom sẽ không tiếp nhận.
Đối với các đơn vị thu gom tư nhân, Penang tổ chức đấu thầu và ưu tiên những đơn
vị có khả năng xử lý chất thải hữu cơ tại chỗ; đồng thời, áp dụng phương thức thu
gom riêng đối với từng chủ nguồn thải (triển khai hệ thống thu gom chất thải chân
không cho trung tâm thương mại, chợ…). Chính quyền địa phương cũng tiến hành
nâng cấp hệ thống xử lý chất thải cho khu nhà hàng, khách sạn, nơi bán thực phẩm
bằng cách lắp đặt các máy chế biến thực phẩm để khơng cịn thức ăn thừa, biến rác
thải hữu cơ thành phân compost; hay chất thải thực phẩm được sản xuất thành khí
sinh học phục vụ đun, nấu thức ăn cho các trang trại, khu dân cư nhỏ, ký túc xá…
Dầu ăn được tận dụng và chế biến thành nhiên liệu cho lò hơi, hay làm xà phòng,
dầu diesel sinh học.

Theo quy định của Penang, các loại rác thải có thể tái chế như giấy loại, chai lọ thủy
tinh, vỏ đồ hộp... được thu gom vào các thùng chứa riêng. Người dân đem đến
thùng rác trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi
nhưng phải thanh tốn phí thơng qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo
trọng lượng.
Nhằm thực hiện hiệu quả cơng tác quản lý chất thải, chính quyền Penang đã đưa ra
các chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với sáng kiến thân thiện môi trường,
cũng như kỷ luật, xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm trong phân loại,
thu gom và tái chế rác thải sinh hoạt của người dân. Cụ thể, nếu thực hiện hiệu quả

10


việc tái chế, nhà quản lý, cán bộ, nhân viên sẽ được thăng chức. Đối với các hộ gia
đình, cơ sở tiểu thương, khi tiến hành hoạt động tái chế chất thải sẽ được hỗ trợ kinh
phí, nhưng nếu khơng thực hiện đúng quy trình thu gom, để phát sinh chất thải quá
mức, họ sẽ phải trả phí (lượng chất thải phát sinh càng nhiều thì số tiền phí càng
lớn) [6].
Các bài học rút ra từ kinh nghiệm của các quốc gia thực hiện thành công nhiệm vụ
phân loại rác tại nguồn, nâng cao hiệu quả tái chế:
- Sự tham gia của cộng đồng: Công tác thu gom và xử lý rác thải nói riêng và cơng
tác bảo vệ mơi trường nói chung có thể được giải quyết một cách ổn thỏa khi có sự
tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi
xác định các vấn đề, các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề do môi
trường gây nên. Sự tham gia của cộng đồng cịn có nghĩa là việc tăng quyền làm
chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho
họ được sống trong một môi trường trong lành, sạch, đẹp, đồng thời được hưởng
những lợi ích do mơi trường đem lại. Để làm được việc này, các nước đã trải qua
quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí cưỡng chế người dân tiến hành
phân loại rác tại nguồn. Nhiều nước đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông

kiến thức môi trường và thu gom phân loại rác thải. Đặc biệt sử dụng phương pháp
giáo dục trẻ em thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại các trường tiểu học bằng
nhiều nội dung và hình thức phong phú, do đó trẻ em sớm hình thành được thói
quen giữ gìn vệ sinh, bỏ rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại.
- Sự đầu tư và trình độ, công nghệ tái chế rác thải: Việc đầu tư các trang thiết bị
đồng bộ, đảm bảo cho công tác phân loại các loại rác thải đúng theo mục đích tái
chế; phương tiện thu gom hiện đại tạo điều kiện cho việc thu gom rác hiệu quả hạn
chế các ảnh hưởng đến mơi trường phát sinh trong q trình vận chuyển rác thải đến
nơi xử lý hoặc tái chế. Phát triển ngành công nghệ tái chế và thu hút các công ty tư
nhân phát triển trong lĩnh vực này là một trong những động lực tạo sự cạnh tranh, từ
đó yêu cầu đặt ra là phải nâng cao công nghệ tái chế đáp ứng các yêu cầu xã hội đặt

11


ra tái chế rác thải thành nguồn năng lượng mới. Nhờ đó hiệu quả tái chế rác thải đạt
được hiệu quả cao nhất, khi nhận rõ được hiệu quả của công nghệ tái chế sẽ thúc
đẩy người dân tham gia tích cực vào việc phân loại rác.
- Ban hành các quy định nghiêm ngặt về phân loại rác cùng một đội ngũ quản lý có
năng lực: Bên cạnh nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, phân loại rác là
bảo vệ mơi trường thì cịn có một đạo luật thật sự nghiêm ngặt quy định về công tác
quản lý rác thải, cách thức tiến hành phân loại rác từ hộ gia đình đến các thu thu
gom, vận chuyển và xử lý, tái chế rác thải. Quy định này được thực hiện thống nhất,
đồng bộ; người dân không tham gia sẽ bị phạt chế tài hoặc xử lý bằng nhiều biện
pháp khác nhau. Do đó, việc phân loại rác được xem là yêu cầu bắt buộc mà người
dân ở các nước phải thực hiện. Ngồi ra cịn có một đội ngũ quản lý thực hiện tuyên
truyền, giám sát toàn bộ quá trình phân loại rác nhằm kịp thời giải quyết, điều chỉnh
các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai, thực hiện.
1.2.2 Tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng phát sinh chất thải rắn

cao, chiếm 16% tổng lượng chất thải rắn của thế giới [7]. Tuy nhiên, việc tổ chức
thu gom, xử lý chất thải rắn chưa được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư. Ở các
địa phương, nguồn lực đầu tư dành cho cơng tác này cịn hạn chế, thiếu các giải
pháp kỹ thuật phù hợp trong khi nhu cầu về quản lý chất thải rắn ngày càng cao.
Phần lớn công nghệ xử lý rác thải chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước đảm
nhiệm, vừa triển khai hoạt động vừa hồn thiện dây truyền cơng nghệ nên chưa
đồng bộ, nhiều thông số kỹ thuật chưa chuẩn xác, chất lượng chưa cao nên sản
phẩm sản xuất từ rác thải gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ…
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng
và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Theo số liệu thống kê
được trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô
thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm
2010), tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2014, khối lượng chất thải rắn sinh

12


hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và
6.739 tấn/ngày. Mức gia tăng của giai đoạn từ 2010 - 2014 đạt trung bình 12% mỗi
năm [8]. Thống kê đến năm 2015 mức phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đơ thị đạt
38.000 tấn/ngày [9].
40000
35000

tấn/ngày

30000
25000
20000

15000
10000
5000
0
2007

2010

2014

2015

năm

Hình 1.1 Sự gia tăng CTRSH đô thị ở Việt Nam qua các năm
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực cơng
cộng (đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu,
trường học...). Về cơ bản, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm chất vô cơ
(các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ
điện, đồ chơi...), chất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa,
xác súc vật, phân động vật....) và các chất khác. Chất thải rắn sinh hoạt đơ thị có tỷ
lệ hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần nhựa và kim
loại) chiếm khoảng 8 - 18%.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đơ thị giai đoạn giai đoạn 2013 - 2014 đạt khoảng
84% - 85%, tăng từ 3 đến 4% so với giai đoạn 2008 - 2010. Khu vực ngoại thành tỷ
lệ thu gom trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nơng thơn cịn thấp, trung

13



×