Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.39 KB, 11 trang )

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong
cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc


Nguyễn Văn Yên


Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường
Luận văn ThS. ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Yêm
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Chương I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: tổng quan về sản xuất sạch hơn;
Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy; Tổng quan nghiên cứu về sản xuất
sạch hơn ngành giấy trên thế giới và ở Việt Nam. Chương II. Địa điểm, thời gian,
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu; Thời gian
nghiên cứu; Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Chương III. Kết quả
nghiên cứu: Tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức;
Đánh giá các công đoạn sản xuất chưa hợp lý của Doanh nghiệp để áp dụng sản xuất
sạch hơn; Đánh giá cân bằng vật chất và năng lượng trong sản xuất; Đánh giá công
tác quản lý nội vi của doanh nghiệp; Xác định nguyên nhân; Đánh giá hiệu quả về
môi trường và kinh tế nếu áp dụng sản xuất sạch hơn.

Keywords. Sản xuất sạch; Sản xuất giấy; Khoa học môi trường; Vĩnh Phúc


Content
MỞ ĐẦU


Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát triển nhanh chóng ngành công
nghiệp và dịch vụ. Ngành công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh.
Bên cạnh những ngành công nghệ cao, Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất quy mô
nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất chưa tiên tiến. Các cơ sở sản xuất này sử dụng khá nhiều nguồn
năng lượng (điện, than…), việc tận thu các phế liệu chưa được chú trọng, công tác bảo vệ môi
trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức…
Việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất được các cơ quan quản
lý nhà nước quan tâm và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có nghiên cứu cụ thể về áp dụng sản xuất sạch hơn tại
các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa, trong khi đó các cơ sở sản xuất giấy được đánh giá là
một trong những loại hình sản xuất có mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất, đặc biệt là
môi trường nước, bên cạnh đó nền công nghiệp sản xuất giấy vừa và nhỏ chưa có nhiều cải
tiến về công nghệ. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất
giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết.
Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy sẽ góp phần giảm thiểu
ô nhiễm môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.
Đề tài tập trung nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất của Doanh
nghiệp tư nhân Anh Đức tại cụm công nghiệp Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan chức năng định hướng phát triển
bền vững ngành sản xuất giấy; các cơ sở sản xuất giấy áp dụng sản xuất sạch hơn để cải tiến
công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tăng cường
sức cạnh tranh của sản phẩm.
Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau:
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu;
- Kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo.



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn
1.1.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn:
Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP, 1994) [8]:
Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp mang tính
phòng ngừa trong các quy trình, sản phẩm, và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu
rủi ro cho con người và môi trường.
- Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn các nguyên liệu thô và năng
lượng, loại bỏ các nguyên liệu thô độc hại, và giảm lượng và độ độc của tất cả các phát thải
cũng như chất thải;
- Với các sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm thiểu các tác động tiêu cực trong vòng đời
sản phẩm, từ khi khai thác nguyên liệu thô cho tới khi thải bỏcuối cùng; và
- Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trường trong quá trình
thiết kế và cung ứng dịch vụ.
- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay ñổi thái độ.
1.1.2. Các thuật ngữ liên quan bao gồm
Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology - BAT)
Hiệu quả sinh thái (Eco-efficiency)
Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution prevention)
Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation)
Năng suất xanh (Green productivity)
Kiểm soát ô nhiễm (Pollution control)
Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology)
1.1.3. Nhu cầu SXSH
Nhu cầu do các quy định pháp luật
Nhu cầu do việc triển khai hệthống quản lý môi trường (EMS)
Nhu cầu do mong muốn tiếp cận các cơ hội phát triển thị trường mới

Nhu cầu do mong muốn tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính
Nhu cầu cần thiết cho việc cải thiện môi trường làm việc
Nhu cầu do vấn đề bảo tồn tài nguyên
Bảo tồn nguồn nước:
Bảo tồn năng lượng:
1.1.4. Các kỹ thuật SXSH
Sản xuất sạch hơn là phương pháp tiếp cận mới và sáng tạo để giảm mức độ sử dụng tài
nguyên trong quá trình sản xuất dựa vào một loạt các kỹ thuật. Các kỹ thuật này có thể được
phân thành 3 nhóm như sau:
 Quản lý tốt nội vi
 Thay đổi quy trình
- Thay đổi nguyên liệu đầu vào:.
- Kiểm soát quy trình tốt hơn:
- Cải tiến thiết bị:
- Thay đổi công nghệ:
 Tuần hoàn và tái sử dụng
- Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ:
- Sản xuất các sản phẩm phụ hữu dụng:
- Cải tiến sản phẩm
1.1.5. Các lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn
Tiếp cận tài chính dễ dàng:
Các cơ hội thị trường mới:
Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn:
Môi trường làm việc tốt hơn:
Tuân thủ luật môi trường tốt:
1.2. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy
1.2.1. Sơ lược về công nghệ sản xuất giấy và bột giấy
Một nhà máy giấy hoàn chỉnh sẽ gồm các công đoạn sau:
 Chuẩn bị nguyên liệu: băm, rửa nguyên liệu thành các mảnh nhỏ;
 Nấu bột với các hoá chất thích hợp để hoà tan những phần không phải xellulô;

 Rửa và tẩy bột;
 Xeo giấy thành sản phẩm.
 Đối với những nhà máy hiện đại
 Thu hồi hoá chất
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một trong những ngành sản xuất lâu đời nhất, tuy
nhiên quá trình tẩy trắng bằng hoá chất có thể coi là sản phẩm của thế kỷ 20 và đang có
những bước ngoặt ở những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 này.
1.2.2. Tổng quan về công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam
CNGBG Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, tổng công suất và mức tiêu thụ so với khu vực
và thế giới còn rất thấp. Năm 1995 sản xuất giấy của thế giới là cỡ 300 triệu tấn so với mức
tiêu thụ bình quân đầu người là 48,7 kg, nhịp độ tăng so với năm 91 là 3,15%. Ở khu vực
Đông Nam á (ĐNA) con số tương ứng là 6,85 triệu tấn; 16,9 kg và 61%. Việt nam có năng
lực sản xuất giấy là 239.000 tấn /năm đứng thứ 5 ở khu vực ĐNA (2,7%) chiến tỷ lệ 0,31%
châu á và bằng 0,08% năng lực sản xuất giấy của thế giới. Năm 1995 Việt nam sản xuất
201.000 tấn, tiêu thụ 250.000 tấn giấy, tăng 130.000 tấn so với năm 1991 (108%), đây là mức
tăng cao nhất ĐNA.
Hiện nay, đã có một số dự án sản xuất bột giấy lớn được triển khai: dự án Nhà máy Giấy
và bột giấy ở Thanh Hóa, công suất 50.000 tấn bột và 60.000 tấn giấy/năm; Nhà máy Bột
giấy Phương Nam (Long An) 100.000 tấn /năm; Nhà máy Bột giấy An Hòa (Tuyên Quang)
130.000 tấn /năm; mở rộng Công ty Giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, công suất 250.000 tấn/năm…
1.2.4. Vấn đề về ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt Nam
Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn giấy thành
phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m
3
nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của
thế giới chỉ sử dụng 7-15 m
3
/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước
ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ.
Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 9 -

11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) cao, có thể lên đến
700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc
biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm
Clo hoá là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân
huỷ trong môi trường. Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 - 5.000m
3
/ngày,
các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10 – 18 lần tiêu chuẩn cho phép; lượng nước thải này không
được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông [6].
1.2.5. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Cùng với quá trình phát triển nhanh các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhu cầu sử dụng giấy
và bao bì cũng tăng. Bởi vậy, công nghiệp sản xuất giấy của tỉnh Vĩnh Phúc thực sự đã phát
triển trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giấy chủ yếu là các cơ sở vừa và
nhỏ, dây chuyền công nghệ chưa tiến tiến.
Các cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
(Số liệu điều tra tháng 7 năm 2012)
TT
Tên cơ sở sản xuất
Địa chỉ
Sản phẩm
Công suất
(tấn/năm)
1
Công ty TNHH
Vinatissue
KCN Khai Quang, TP.
Vĩnh Yên
Giấy vệ sinh
cao cấp
12.000

2
Công ty TNHH
Bình Xuyên 1
Thị trấn Hương Canh,
huyện Bình Xuyên
Giấy bìa
carton
2.000
3
Công ty TNHH
Bình Xuyên 2
KCN Bình Xuyên, huyện
Bình Xuyên
4
Doanh nghiệp Tư
nhân Anh Đức
Cụm CN Hợp Thịnh,
huyện Tam Dương
Giấy vệ sinh
cao cấp
350
5
Công ty TNHH
Giấy Việt Nhật
KCN Bình Xuyên, huyện
Bình Xuyên
Giấy bìa
Duplex
2.500



CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện chủ yếu tại cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức
có trụ sở tại Cụm công nghiệp Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2012.
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp luận và 6 bước đánh giá SXSH
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
2.3.2.2. Phương pháp tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa
2.3.2.3. Phương pháp so sánh


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức
3.1.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sản xuất

Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất
Tên nguyên, nhiên liệu, hóa chất
Đơn vị tính
Lƣợng sử dụng
Bột giấy
Tấn/năm
100
Giấy loại, giấy lề

Tấn/năm
290
Điện
KWh/năm
202.800
Nước
M
3
/năm
4500
Than
Tấn/năm
218
Javen
kg/ngày
100
Chất keo tụ
kg/ngày
0,7
(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, 2011)

3.1.2. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Bảng 3.2: Danh mục máy móc và thiết bị công nghệ
Tên thiết bị
Số lƣợng
Đặc tính
Nguồn gốc
Máy nghiền thủy lực
04
Mới, V = 1,5-2m

3

Việt Nam
Máy nghiền đãi đôi
04
Mới, Q = 10-
15t/ngày
Trung Quốc
Máy lọc xoáy
02
Mới, Q = 580l/p
Trung Quốc
Máy lọc tinh
02
Mới
Trung Quốc
Máy cô đặc lưới nghiêng
02
Mới
Trung Quốc
Máy sàng thô
02
Mới
Trung Quốc
Máy băm
01
Mới
Việt Nam
Máy cắt cuộn
01

Mới
Việt Nam
Thiết bị xeo
02
Mới, p = 7-8t/ngày
Trung Quốc
(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, 2011)

3.2. Đánh giá các công đoạn sản xuất chƣa hợp lý của Doanh nghiệp để áp dụng sản
xuất sạch hơn
3.3.1. Về bộ phận nồi hơi và cấp nhiệt cho lô xeo giấy
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, toàn bộ đường ống và 02 mặt bích của lô xeo giấy bảo
ôn chưa đảm bảo đã thất thoát một lượng nhiệt lớn và đã phát hiện 02 bích của lô xeo giấy
hầu như chưa bảo ôn, các đường ống đã bảo ôn nhưng chưa đảm bảo. Cụ thể các số liệu cần
bảo ôn như sau:
- Đường ống nhiệt D76 cần Bảo ôn có chiều dài khoảng 30 m.
- Tổng diện tích của 02 mặt bích quả lô xeo là 16 m
2
(08 m
2
/mặt bích).
Có thể nói đây là phần thất thoát lớn lượng nhiệt, đồng nghĩa với việc tiêu tốn một lượng
lớn than và do đó cũng gia tăng ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc triển khai Bảo ôn lại hệ
thông này là rất cần thiết.
3.3.2. Về bộ phận bãi chứa than phục vụ cho lò hơi
Bãi chứa than hiện đang được để ở ngoài trời, không có mái che, do đó ngoài việc thất
thoát than ra, hiện tượng than bị ẩm vào các ngày mưa sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất
của lò hơi (bãi đổ than có diện tích khoảng 10 m
2
, ở gần khu vực nồi hơi). Theo Tài liệu

hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành giấy, lượng than thất thoát có thể lên đến 5-7% nếu công
tác quản lý than như hiện nay của Công ty. Do đó, việc đầu tư nhà chứa than có mái che là rất
cần thiết để giảm tổn thất than và nâng cao hiệu suất lò hơi trong suốt quá trình sản xuất của
công ty.
3.3.3. Về hệ thống thông gió nhà xưởng
Nhà xưởng của công ty thiết kế không có hệ thống thông gió tự nhiên đã ảnh hưởng
đáng kể đến điều kiện làm việc của công nhân trong những ngày nóng bức. Do đó, việc cải tạo
lại kết cấu mái nhà xưởng để tạo sự thông gió tự nhiên là rất cần thiết, góp phần cải thiện điều
kiện làm việc của công nhân.
3.3.4. Hệ thống kho chứa nguyên liệu
Hiện nay công ty chưa có quy hoạch các kho chứa nguyên liệu giấy phế thải và bột giấy.
Do đó, nhiều khi nguyên liệu nhập về để ở ngoài trời không có mái che đã gây thất thoát, ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc quản lý
như hiện nay sẽ làm gia tăng các chất sạn bẩn trong nguyên liệu dẫn đến tiêu tốn nhân công
và điện năng cho khâu lọc sạn cát trong nguyên liệu. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng kho chứa
để giảm thất thoát nguyên liệu, nâng cao hiệu quả trong quản lý sản xuất là rất cần thiết.
3.3.5. Tận thu bột giấy thải làm giấy bao bì
Lượng bột giấy thải (dạng bùn thải) khoảng 15 tấn/năm, lượng bùn thải này chủ yếu là bột
giấy thải có thể tận dụng để làm giấy carton phục vụ làm bao bì cho công ty. Do đó, sẽ giảm chi
phí xử lý môi trường, đồng thời giúp công ty chủ động được nguyên liệu bao bì phục vụ sản
xuất mà không cần phải mua bao bì từ các công ty khác.
3.4. Đánh giá cân bằng vật chất và năng lƣợng trong sản xuất
3.4.1. Nguyên liệu
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp vẫn có một lượng đáng kể giấy loại và bột thải
loại ra từ quy trình sản xuất làm gia tăng lượng chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng các
loại phế thải này để làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất giấy chất lượng thấp.
Do qui mô sản xuất của Doanh nghiệp Tư nhân Anh Đức là tương đối nhỏ nên nhu cầu
sử dụng nước cũng hết sức hạn chế, tổng lượng nước được cấp cho sản xuất chỉ là 10
m

3
/ngày đêm. Sở dĩ lượng nước hao hụt sau quá trình sản xuất tương đối cao là do một phần
lượng nước vẫn được chứa đựng trong nguyên, nhiên liệu chưa sử dụng hết (nguyên nhiên
liệu được rửa sạch trước khi đưa vào nồi nấu) khoảng 1 – 2 m
3
được sử dụng cho nồi hơi, số
hao hụt còn lại là do sự thất thoát, rò rỉ đường ống, sự vương vãi nước trong các công đoạn
hở trên tuyến ống thu gom.
Hiện nay, toàn bộ nước thải sản xuất của Doanh nghiệp được xử lý sau đó thải ra môi
trường mà không được tái sử dụng gây lãng phí, thất thoát tài nguyên nước. Để giảm lượng
mức độ phát thải nước thải, đồng thời hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên, Doanh nghiệp
cần xử lý nước thải đảm bảo và tái sử dụng (nước thải sản xuất sau xử lý đảm bảo được sử
dụng trong hoạt động tại các khâu vệ sinh hoặc tái sử dụng để cung cấp sản xuất).
3.4.3. Cân bằng năng lượng
Việc nhận diện và đánh giá các dòng tổn thất năng lượng ẩn và mức độ không hiệu quả
trong sử dụng năng lượng là một phần việc khó khăn hơn rất nhiều. Thường công việc kiểm
toán năng lượng đối với các thiết bị sử dụng điện là người ta căn cứ vào mức phụ tải của đầu
ra để lựa chọn loại động cơ có công suất cho phù hợp. Nếu động cơ chọn non công suất thì sẽ
nhanh bị hỏng, ngược lại trong trường hợp nếu chọn động cơ quá dư công suất sẽ lãng phí
điện năng. Ngoài ra, việc tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất còn phụ thuộc vào một
số truờng hợp cụ thể dưới đây:
- Tổn thất do tính ổn định của nguồn điện khu vực kém.
- Tổn thất do điều kiện làm mát mô tơ kém.
- Tổn thất do tổn hao trên đường dây lớn (chất lượng dây dẫn không đảm bảo)
- Tổn thất năng lượng do thiết bị xuống cấp (bánh công tác của bơm, vòng đệm của bơm,
v.v xuống cấp sẽ làm tăng tiêu hao điện của mô tơ).
Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng với
chi phí chiếm từ 12-15% tổng chi phí sản xuất. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng thông qua
các biện pháp đơn giản và chi phí thấp sẽ là khoảng 10-12% tổng lượng năng lượng đầu vào.
[14]

3.4.4. Xác định tính chất dòng thải
Kết quả phân tích môi trường cho thấy các chỉ tiêu phân tích đền nằm trong giới hạn cho
phép. Như vậy, các công trình xử lý nước thải và khí thải của Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức
cơ bản đảm bảo yêu cầu môi trường. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế cho thấy, bột thải
của đơn vị chưa được tận dụng để tái sản xuất, nước thải sau xử lý chưa được tái sử dụng
(vừa lãng phí tài nguyên nước, doanh nghiệp vừa mất thêm phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải – 519.000 đồng/quý); bên cạnh đó, đối với chất thải rắn thông thường và chất thải
nguy hại đơn vị chuyển giao cho các cơ sở để tái sử dụng, song các cơ sở này chưa được cơ
quan có thẩm quyền cho phép vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định.
3.5. Đánh giá công tác quản lý nội vi của doanh nghiệp
3.5.1. Quản lý sản xuất
3.5.1.1. Đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất
Là một trong những doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy vệ
sinh, giấy ăn còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực đổi mới công nghệ. Với quy mô sản xuất
nhỏ, dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp được sản xuất và lắp ráp trong nước. Qua khảo
sát thực tế, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khâu gây thất thoát tổn thất trong quá trình sản xuất
như hệ thống cấp hơi nóng gây mất nhiệt trong quá trình truyền nhiệt đến bộ phận xeo giấy
khiến lượng than tiêu thụ hàng tháng sẽ lớn và ảnh hưởng đến vi khí hậu trong môi trường
làm việc của nhân viên.
3.5.1.2. Đánh giá công tác quản lý nguyên, nhiên liệu và năng lượng
Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức là một trong những đơn vị đã tham gia kiểm toán năng
lượng do Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức năm 2008. Trên cơ sở tư vấn của cơ quan
năng lượng, doanh nghiệp đã thay đổi một số tụ điện, thiết bị biến tần và tận dụng nước trong
dây chuyền xeo giấy. Sau đó doanh nghiệp thống kê so sánh trước và sau quá trình kiểm toán,
trung bình mỗi tháng doanh nghiệp đã tiết kiệm được 5-7 triệu đồng tiền điện vận hành máy
móc và lượng than đốt cháy để làm nóng nước. Tuy nhiên, kho chứa than của doanh nghiệp
không được quy hoạch cẩn thận, hiện không có mái che vì vậy lượng than thất thoát là không
nhỏ do tác động của các yếu tố bên ngoài như mưa, gió,… ngoài ra còn làm giảm chất lượng
của than, giảm nhiệt lượng khi đốt cháy để cung cấp nhiệt cho nồi hơi.
3.5.2. Quản lý chất thải

3.5.2.1. Khí thải
Nguồn phát sinh khí thải từ quá trình sản xuất là do đốt nhiên liệu than cho nồi hơi,
lượng than sử dụng khoảng 800kg/ngày đêm.
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí quá trình đun đốt nồi hơi biện pháp áp dụng là sử dụng
xiclo màng nước. Nồi hơi được lắp đặt xiclo màng nước sẽ giảm thiểu ô nhiễm bụi cũng như
các tác động gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí và môi trường.
Xưởng sản xuất được thiết kế có mái che và quạt gió, tuy nhiên do quá trình mất nhiệt
của đường ống truyền nhiệt từ nồi hơi đến các bộ phận cần cung cấp khiến cho nhiệt độ trong
khu vực sản xuất tương đối cao, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân.
Hàng năm doanh nghiệp đều tiến hành giám sát chất lượng môi trường không khí để có
biện pháp quản lý chất lượng môi trường làm việc.
3.5.2.2. Nước thải
- Nước thải sinh hoạt: với số lượng công nhân khoảng 30 người như vậy bình quân
lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày chỉ chiếm từ 3-5m
3
bao gồm nước thải từ nhà ăn ca, nước
rửa, nước thải từ nhà vệ sinh,…Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ chưa bị phân hủy gây
mùi hôi thối, các vi sinh vật và thông thường chỉ số BOD cao.
Nguồn nước thải sinh hoạt có hệ thống thu gom và xử lý riêng, nước thải được chảy theo
một hệ thống rãnh thải riêng trước khi chảy ra hệ thống thoát nước khu vực. Nước thải sinh
hoạt được xử lý bằng biện pháp kị khí thông qua hệ thống tự hoại được tăng cường bởi men
vi sinh kích thích sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí. Tiếp sau đó được
xử lý tiếp bằng biện pháp thoáng khí với phương pháp bão hòa oxy, khử mùi hôi bằng chế
phẩm sinh học.
Việc xử lý nước thải sinh hoạt tại doanh nghiệp được thực hiện thông qua hệ thống bể tự
hoại với dung tích của bể là 30m
3
đảm bảo cho quá trình luân chuyển và lưu trữ phù hợp với
quá trình phân hủy các chất hữu cơ và xi sinh trong nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sản xuất: Lượng nước cung cấp cho quá trình sản xuất từ 100-150m

3
/ngày
đêm, nước rửa các thiết bị sản xuất, nguồn nước sử dụng này có thể tuần hoàn và tái sử dụng.
Lưu lượng nước thải từ quá trình sản xuất từ 10-20m
3
/ngày đêm. Thành phần nước thải từ
quá trình sản xuất thường chứa nhiều bột giấy, sơ sợi, các tạp chất bẩn chứa cao lanh do quá
trình nghiền giấy loại phát sinh, các chất phụ gia, hàm lượng BOD, COD cao… Quy trình
tuần hoàn nước sản xuất như sau:
Tuy nhiên, nguồn nước cung cấp cho quá trình sản xuất khi đến một thời điểm nhất định
sẽ đạt tới mức độ đậm đặc các chất cặn bẩn, các chất màu gây ảnh hưởng tới chất lượng của
sản phẩm thì bắt buộc phải xả thải.
Theo sơ đồ tuần hoàn nước thải sản xuất sau khi đã tuần hoàn, các chất rắn huyền phù
được thu hồi nước thải ra vẫn còn đậm đặc các chất hữu cơ (COD>200mg/l) như vậy để thải
nước cần phải tiếp tục áp dụng biện pháp xử lý hữu hiệu.
- Nước mưa chảy tràn: nước mưa có thể kéo theo các loại vật liệu như vết loang của dầu
mỡ từ các máy móc thiết bị cơ khí, bụi bẩn đất cát, bột giấy và các vật liệu rời… Lượng mưa
trung bình năm là 2.386,8mm/năm. Với diện tích là 3.815m
2
thì lượng nước mưa chảy tràn
trong khu vực khoảng 760m
3
/tháng.

Nước mưa sẽ được thu gom bằng các rãnh thải mặt có
nắp đậy có lưới chắn rác, đất cát được lắng đọng bằng các hố ga trước khi thải ra bên ngoài
nhà máy.
3.5.2.3. Chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được thu gom với khối lượng từ 5-10
kg/ngày được thu gom và xử lý hàng ngày theo quy định của địa phương. Với số lượng công

nhân chỉ có trên dưới 30 người/ngày như vậy lượng rác thải ra mỗi ngày có thể nói là không
đáng kể. Tuy nhiên vệ sinh sạch sẽ là mục tiêu phấn đấu của bất cứ mọi tổ chức cũng như các
doanh nghiệp. Là bộ mặt có tác động lớn tới quá trình sản xuất và phát triển của doanh
nghiệp, vì vậy đối với doanh nghiệp tư nhân Anh Đức việc thực hiện các quy chế về vệ sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất của mọi cán bộ công nhân viên sẽ là một nội quy bắt buộc
phải thực hiện đối với mọi người.
Các loại vỏ thùng chứa, các loại can, bình nhựa, hộp kim loại bùn thải các tạp chất do xử
lý nước thải… được thu gom và lưu trữ tại kho chứa chất thải. Sau đó các đơn vị thu gom,
vận chuyển và tái sử dụng.
Bột thải của doanh nghiệp chủ yếu được phơi khô sau đó bán lại cho nhà sản xuất giấy
bao bì. Lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường được đổ tại bãi thải trong khu vực của
Công ty. Hiện nay, công ty chưa quy hoạch tốt khu vực đổ thải nên ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất và gây mất mỹ quan môi trường.
3.5.3. Quản lý nhân sự
Doanh nghiệp chưa có các bộ phận quản lý riêng biệt, cán bộ đều làm kiêm nhiệm nhiều
việc, chưa có cán bộ kỹ thuật về công nghệ sản xuất giấy, chưa có cán bộ chuyên trách quản
lý môi trường và an toàn lao động, vì vậy việc nghiên cứu cải tiến thiết bị và môi trường là
không đáng kể.
Để áp dụng sản xuất sạch hơn đảm bảo hiệu quả, thường xuyên, doanh nghiệp cần có các
cán bộ chuyên trách về công nghệ và môi trường….
3.6. Đánh giá hiệu quả về môi trƣờng và kinh tế nếu áp dụng SXSH
3.6.1. Hiệu quả kinh tế
3.6.1.1. Đầu tư xây dựng nhà kho chứa than có mái che
Theo tính toán, tổng chi phí đầu tư cho nhà kho chứa than là 105.000.000đ.
Thông qua việc đầu tư này hàng năm công ty có thể tiết kiệm được lượng than đá như
sau:
Theo Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong sản xuất giấy và bột giấy, khi than
không có mái che, để ngoài trời thường lượng thất thoát tính bình quân khoảng 5% trên tổng
lượng nhiên liệu (mỗi năm Doanh nghiệp sử dụng 600.000 tấn than). Như vậy có thể tính
được ngay hiệu quả tiết kiệm được lượng than hàng năm cho doanh nghiệp như sau:

Tổng lượng than tiết kiệm hàng năm là: 600.000 tấn/năm x 5% = 30.000 kg
Chi phí tiết kiệm mỗi năm: 30.000 x 3.000đ/kg = 90.000.000 đ
3.6.1.2. Bảo ôn lại hệ thống đường ống hơi nóng và lô xeo giấy
Khi khảo sát thực tế, nghiên cứu đã phát hiện 02 bích của lô xeo giấy chưa được bảo ôn,
đồng thời hệ thống bảo ôn của đường ống hơi nóng chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn có thất
thoát nhiệt lớn cần bảo ôn lại, cụ thể như sau:
- Tổng diện tích đường ống cần Bảo ôn là: 7,2 m
2

- Tổng diện tích m
2
mặt bích cần Bảo ôn là: 16 m
2

Như vậy, theo Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong sản xuất giấy và bột giấy, về
quá trình cân bằng nhiệt đã chỉ ra lượng nhiệt thất thoát tương ứng với tổn thất của lượng
than phải đốt để sinh hơi cho nồi hơi là khoảng 10%.
Như vậy, thông qua việc Bảo ôn lại hệ thống đường ống hơi và mặt bích của lô xeo giấy
sẽ giúp công ty tiết kiệm được khoảng:
600.000 kg than đá/năm x 10% x 3000đ/kg = 180.000.000đ/ năm
Chi phí vật liệu và nhân công cho công tác bảo ôn là:
23,2 m
2
x 1.077.000 đ/m
2
= 24.999.995 đ
Hiệu quả đem lại sau khi bảo ôn lại mặt bích lô xeo giấy và đường ống là:
180.000.000đ – 24.999.995đ = 155.000.005 đ
3.6.1.3. Tận dụng bột giấy thải để đầu tư dây chuyền công nghệ
Với lượng bột giấy thải khoảng 15 tấn/năm, Doanh nghiệp tận dụng lượng bột này cùng

với các loại giấy phế thải để nghiền và đầu tư dây chuyền sản xuất giấy làm bìa carton công
suất 25 tấn/tháng, phục vụ cho nhu cầu làm bao bì cho Doanh nghiệp và các sản phẩm giấy
chất lượng thấp như giấy hàng mã
- Tổng các hạng mục chi phí: 2.042.400.000đ, bao gồm:
+ Chi phí đầu tư dây chuyền: 1.200.000.000 đ;
+ Các hạng mục chi phí cho dây chuyền tái sử dụng bột giấy:
- Chi phí cho lương công nhân: 6 x 2.200.000 x 12 tháng = 158.400.000 đ;
- Chi phí lãi vay ngân hàng: 14%/năm x 1.200.000.000 = 168.000.000đ;
- Chi phí phụ liệu: 300 tấn x 500.000đ = 150.000.000 đ;
- Chi phí điện, nước, hơi: 300 tấn x 700.000 đ/tấn = 210.000.000 đ;
- Chi phí khấu hao: 120.000.000 đ.
- Doanh thu từ dây chuyền sản xuất: 300 tấn x 8.000.000đ = 2.400.000.000đ
Như vậy, lợi nhuận trước thuế về đầu tư là:
2.400.000.000 – 2.042.400.000 = 357.600.000 đ
3.7.2. Hiệu quả môi trường
- Giảm thiểu lượng than thất thoát hàng năm do công tác quản lý sản xuất chưa tốt thông
qua việc đầu tư nhà kho chứa than và bảo ôn lại hệ thống đường ống dẫn hơi và 02 mặt bích
lô xeo giấy. Cụ thể lượng than đã tiết kiệm được trong 01 năm là khoảng: 60 tấn + 30 tấn =
90 tấn. Như vậy có thể nói hiệu quả môi trường đem lại từ tiết kiệm than là rất lớn thông qua
việc giảm thiểu phát thải các chất khí độc hại vào môi trường.
Cụ thể ta tính được tải lượng các chất khí độc hại gây ô nhiễm môi trường giảm được
thông qua việc giảm thiểu lượng than như sau:


Bảng 3.11: Lƣợng phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy 90 tấn than.
TT
Các chỉ tiêu ô
nhiễm
Hệ số phát thải khi
đốt than (kg/tấn)

Số lƣợng than
(tấn)
Tổng lƣợng
phát thải
1
CO
2,5


90
225
2
NOx
5,5
495
3
PM10
4,4
396
4
SO2
19S
1780 S
5
VOCs
0,025
2,25

Từ bảng trên cho thấy khi tiết kiệm được 90 tấn than đá/năm sẽ tương đương với việc
giảm thiểu phát thải lượng khí thải ra môi trường với các thông số và số lượng được tính tại

bảng 3.11.
- Giảm thiểu lượng chất thải rắn nhờ đầu tư dây chuyền công nghệ tái sử dụng lượng bùn
thải làm giấy vệ sinh chất lượng thấp, giấy hàng mã, giấy bao bì. Nhờ đầu tư công nghệ này,
lượng chất thải giảm thiểu tương ứng hàng năm là 1.673kg/tháng.
- Cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ nâng cấp cải tạo hệ thống thông gió tự nhiên của
nhà xưởng;
- Cải thiện chất lượng nước thải đầu ra nhờ cải tiến hệ thống xử lý nước thải và tuần hoàn
lại cho quá trình sản xuất.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức là cơ sở sản xuất giấy nhỏ,
mặc dù đã được tư vấn, hỗ trợ trong việc sử dụng nước lượng hiệu quả hơn trong năm 2008.
Song, trong quy trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp vẫn còn nhiều công đoạn chưa hợp
lý như: Bộ phận nồi hơi và cấp nhiệt cho lô xeo giấy làm thất thoát nhiệt; bãi chứa than phục
vụ cho lò hơi để ngoài trời không có mái che gây thất thoát than và làm ẩm than vào các ngày
mưa sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của lò hơi; nhà xưởng không có hệ thống thông gió
tự nhiên làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân trong những ngày nóng bức
Nghiên cứu cũng đã đánh giá về các lợi ích về mặt kinh tế và môi trường nếu doanh
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, qua đó làm cơ sở để doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện,
trong đó có một số biện pháp nếu áp dụng có thể nhận thấy ngay lợi ích như: Bảo ôn lại hệ
thống đường ống hơi và mặt bích của lô xeo giấy (chi phí thực hiện chỉ gần 25 triệu đồng,
nhưng hiệu quả kinh tế đem lại được 180 triệu đồng/năm).
Áp dụng sản xuất sạch hơn đang được các doanh nghiệp và cơ quan quản lý quan tâm, do
các lợi ích của nó đem lại về môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để việc
áp dụng sản xuất sạch hơn được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, thì công tác truyền
thông, nâng cao nhận thức và các chính hỗ trợ của chính quyền là yếu tố quyết định thành
công Chiến lược sản xuất sạch hơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Khuyến nghị
Hiện nay, nhận thức của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước về sản
xuất sạch hơn vẫn còn hạn chế, do đó các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường các hoạt
động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ mong muốn áp dụng sản xuất sạch hơn, song khả năng tài chính
của cơ sở còn hạn chế, vì vậy việc ban hành cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là cần thiết như: các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn có
thể vay vốn Quỹ bảo vệ môi trường hoặc vay ngân hàng với lãi xuất thấp hơn; sản phẩm các
cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn được khuyến khích sử dụng
Các cơ quan quản lý môi trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và
xử lý vi phạm nghiêm minh đối với các trường hợp có hành vi vi phạm, đồng thời có biện
pháp bắt buộc các cơ sở này phải có biện pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường và áp dụng sản xuất sạch hơn.



References
1. Aquatech, 1997. A Benchmark of CurrentCleaner Production Practices.
Report submitted to Cleaner Industries Section – Environment Protection Group –
Environment Australia, Septemble 1997.
2. Bộ Công Thương, 2012. Báo cáo tổng kết Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp (Chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam Đan Mạch về môi trường 2005-
2011).
3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2012. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm
2011.
4. Chính phủ, 2009. Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020.
5. Cao Thế Hà, Nguyễn Hoàn Châu. Những nguyên lý cơ bản của công nghệ xử
lý nước. Bài giảng tập huấn nước do CEWS và UNICEP tổ chức, tháng 9/1997.

6. Cao Thế Hà và các cộng sự, 2000. Nghiên cứu xử lý nước thải công nghiệp
giấy và bột giấy.
7. Doãn Thái Hòa, 2005. Bảo vệ môi trường trong công nghiệp bột giấy và giấy.
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Đại học Khoa học Huế, 2011. Giáo trình sản xuất sạch hơn.
9. Hải Bằng, 2007. Cơ hội đầu tư dài hạn vào ngành giấy. Online:
(15/6/2010).
10. Nguyễn Phan Toàn, 2010. Nhu cầu về SXSH trong ngành giấy. Online:
(18/6/2010).
11. Trần Hữu Quế, 2009. Sản xuất sạch hơn ở ngành giấy, cơ hội tiết kiệm cho
doanh nghiệp. Online:
/>6%3Asn-xut-sch-hn-nganh-giy-c-hi-tit-kim-cho-doanh-nghip&Itemid=27&lang=en
(18/06/2010).
12. Trần Hồng Phượng, 2007. Ô nhiễm từ ngành công nghiệp giấy và giải pháp.
Online: (15/06/2010).
13. Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường CEFINEA, 1996. Báo cáo khoa
hoc: Nghiên cứu thực nghiệm xác định công nghệ thích hợp xử lý nước thải công nghệ giấy
và bột giấy. CEFINEA, TP HCM
14. UNEP – IE and CEST (nd), Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008. Tài liệu
hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy.
15. UNEP – IE and CEST, 1998. Cleaner Production in Pulp and Paper Mills.
16. Yến Tuyết, 2009. Sản xuất sạch hơn – Một đòi hỏi cấp bách ở ngành Giấy.
Online: www.tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/273/10417/Chitiet.html
(18/9/2009).


×