Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khảo sát, đánh giá chất lượng đất qua nghiên cứu độ phì các loại đất ở huyện cái bè, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 51 trang )

Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Ngọc Hùng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người phản biện 1: .......................................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người phản biện 2: .......................................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ......................................................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. ......................................................................... - Phản biện 1
3. ......................................................................... - Phản biện 2
4. ......................................................................... - Ủy viên
5. ......................................................................... - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

VIỆN KHCN & QLMT


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên: ĐINH THỊ HỒNG

MSHV: 14000381

Ngày, tháng, năm sinh: 10/11/1987

Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường

Mã số: 60.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Khảo sát, đánh giá chất lượng đất qua nghiên cứu đợ phì các loại đất ở huyện Cái
Bè tỉnh Tiền Giang.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, tài nguyên
thiên nhiên, tình hình quản lý, sử dụng đất và thoái hoá đất.
- Khảo sát thực địa, đánh giá tình hình sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng đất trên cơ sở nghiên cứu đợ phì của các loại đất.
- Đề x́t các nhóm giải pháp nhằm bảo vệ môi trường đất.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 3396/QĐ-ĐHCN về việc giao
đề tài cho học viên và cử người hướng dẫn luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học
Công nghiệp TP.HCM ngày 15 tháng 12 năm 2017.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 15 tháng 06 năm 2018
V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Ngọc Hùng
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

TS. Vũ Ngọc Hùng


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Lương Văn Việt

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn này, học viên đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều
cá nhân và tổ chức.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Vũ Ngọc
Hùng. Cảm ơn thầy về kiến thức đã được truyền đạt từ phương pháp suy luận thông
minh, khả năng tư duy sâu sắc cũng như cách giải quyết công việc khoa học. Cảm
ơn thời gian được học tập và làm việc cùng thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là các thầy cơ tḥc Viện Khoa học Công nghệ và Quản
lý Môi trường thuộc Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình giảng dạy truyền đạt kiến thức để em hồn thành khóa học và luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Bác, Chú và Anh chị em tại Trung tâm Tài
nguyên đất và Môi trường trực thuộc Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
Miền nam đã sát cánh cùng tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ đợng viên của gia đình và các bạn, tiếp
cho tơi sức mạnh hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng.....năm 2018
Học viên

Đinh Thị Hồng


i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá được chất lượng đất qua việc
nghiên cứu đợ phì của các loại đất ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
Bằng việc khảo sát thực địa và thu thập các mẫu đất tại các xã thuộc huyện Cái Bè,
phân tích các chỉ tiêu biểu thị cho đợ phì đất (pHKCl, CEC, N%, P2O5%, K2O%,
OM%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng đất tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang còn
khá tốt, chỉ bị suy giảm nhẹ và đất hơi bị chua, làm thông tin nền để đối chiếu quan
trắc suy giảm đợ phì làm biến đổi mơi trường đất trong thời gian tới. Giúp địa
phương có những giải pháp phù hợp nhằm duy trì đợ phì nhiêu của đất, bảo vệ và
ngăn chặn đất bị thối hố, có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, kết hợp những biện
pháp quản lý của nhà nước góp phần bảo vệ tài nguyên đất hướng tới phát triển bền
vững.
Phân tích 6 chỉ tiêu biểu thị cho đợ phì của các tầng đất mặt lấy khảo sát cho thấy
đất nơi đây có đợ chua đạt mức từ chua cho đến trung tính, dung tích hấp thụ ở mức
trung bình đến cao, chất hữu cơ và nitơ tổng số ở mức giàu đến rất giàu, kali tổng số
đạt mức trung bình cịn lại là phốt pho tổng số đạt mức trung bình đến rất giàu tuy
nhiên có mợt vài mẫu chỉ ở mức nghèo tập trung ở đất phèn hoạt động sâu và đất
phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng.
Đợ phì hiện tại của các loại đất đạt mức cao với tổng diện tích là 31.293,41 ha,
chiếm 92,5 % DTĐT và đợ phì ở mức trung bình là 2.535,71 ha, chiếm 7,5 %
DTĐT.
Đa số đất khơng bị suy giảm đợ phì với tổng diện tích là 32.826,36 ha, chiếm 97,03
% DTĐT, đất bị thối hố do suy giảm đợ phì nhẹ là 1.002,76 ha, chiếm 2,97 %
DTĐT.
Từ khố: Đất, đợ phì, chất lượng đất, các chỉ tiêu đợ phì, tài ngun đất


ii


ABSTRACT
The thesis is aimed at assessing soils quality by studying soils fertility in Cai Be
district, Tien Giang province.
By analyzing the soils fertility (pHKCl, CEC, N%, P2O5%, K2O%, OM%) by field
survey and collecting soils samples.
The results show that the quality of soils in Cai Be district, Tien Giang province is
quite good, only slightly reduced and slightly acid soils, as background information
to compare the observation of soils fertility decline to change the soils environment.
next time. Help localities have appropriate solutions to maintain soils fertility,
protect and prevent degraded land, have a rational soils use plan, incorporate
management measures of the state to contribute Protecting soils resources towards
sustainable development.
Analysis of the six indicators indicates the fertility of the topsoil surveyed,
indicating that the soils is acidic to sour to neutral, medium to high absorption
capacity, organic matter and Total nitrogen in the rich to the very rich, total
potassium in the remaining medium is medium to very high total phosphorus, but
there are some samples only in the poor concentrated in deep soils. Alluvial soils
has yellowish reddish layer.
The current fertility of the soils reached a high level with a total area of 31,293.41
hectares, accounting for 92.5% DTĐT and average fertility of 2,535.71 hectares,
accounting for 7.5% DTĐT.
Most of the soils was not fertile with a total area of 32,826.36 hectares, accounting
for 97.03% DTĐT. The soils was degraded due to decline in fertility of 1,002.76
hectares, accounting for 2.97% DTĐT.
Keywords: Soil, fertility, soil quality, fertility indicators, land resources

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, tìm
hiểu của riêng cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là
trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tp.HCM, ngày

tháng

Học viên

Đinh Thị Hồng

iv

năm 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................. 2
4.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2
4.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
1.1 Tổng quan các khái niệm ........................................................................................ 3
1.1.1 Tổng quan về đất đai và chất lượng đất ............................................................... 3
1.1.2 Tổng quan về đợ phì nhiêu của đất ...................................................................... 4
1.1.3 Các chỉ tiêu cơ bản biểu thị cho đợ phì ................................................................ 6
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................................. 7
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 7
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 10
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................. 13
1.3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Cái Bè ....................................................................... 13
1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hợi ................................................................................... 19
1.3.3 Các nhóm đất chính ........................................................................................... 26
1.3.4 Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................... 29
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 33
2.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 34
2.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý và kế thừa dữ liệu ................................................ 34
2.2.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa ........................................................ 35
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu, xử lý mẫu và số liệu đã thu thập ................................... 36

v


2.2.4 Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) .......................................................... 37
2.2.5 Phương pháp bản đồ và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) ................... 37

2.2.6 Phương pháp chuyên gia .................................................................................... 38
2.2.7 Phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn nông hộ ...................................... 38
2.2.8 Phương pháp đánh giá mức đợ suy giảm đợ phì ................................................ 39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 41
3.1 Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đợ phì của đất ......................................................... 41
3.1.1 Đợ chua của đất (pHKCl) ..................................................................................... 41
3.1.2 Dung tích hấp thụ (CEC).................................................................................... 42
3.1.3 Nitơ tổng số ........................................................................................................ 43
3.1.4 Chất hữu cơ tổng số (OM) ................................................................................. 44
3.1.5 Phốt pho tổng số (P2O5) ..................................................................................... 45
3.1.6 Kali tổng số (K2O) ........................................................................................... 46
3.2 Chất lượng đất ở huyện Cái Bè ............................................................................. 47
3.2.1 Đợ phì nhiêu đất hiện tại .................................................................................... 47
3.2.2 Đánh giá mức độ suy giảm đợ phì ..................................................................... 51
3.2.3 Đánh giá chất lượng đất ..................................................................................... 55
3.3 Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên đất ..................................... 57
3.3.1 Giải pháp về tuyên truyền .................................................................................. 57
3.3.2 Giải pháp về tăng cường giám sát kế hoạch sử dụng đất ................................... 57
3.3.3 Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ...................................... 58
3.3.4 Giải pháp về kỹ thuật ......................................................................................... 59
3.3.5 Giải pháp về nguồn lực, vốn đầu tư ................................................................... 59
3.3.6 Giải pháp về đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đất đai ......... 60
3.3.7 Giải pháp về chính sách, quản lý ....................................................................... 61
3.3.8 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ........................ 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 62
1. Kết luận ................................................................................................................... 62
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 66
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ........................................................... 76


vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Cái Bè ................................................................. 15
Hình 1.2 Bản đồ đất huyện Cái Bè .............................................................................. 28
Hình 1.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Cái Bè ............................................... 32
Hình 3.1 Biểu đồ đợ chua trong tầng đất mặt của các loại đất chính .......................... 42
Hình 3.2 Biểu đồ CEC trong tầng đất mặt của các loại đất chính .............................. 43
Hình 3.3 Biểu đồ nitơ tổng số trong tầng đất mặt của các loại đất chính ................... 44
Hình 3.4 Biểu đồ OM tổng số trong tầng đất mặt của các loại đất chính ................... 45
Hình 3.5 Biểu đồ P2O5 tổng số trong tầng đất mặt của các loại đất chính .................. 46
Hình 3.6 Biểu đồ K2O tổng số trong tầng đất mặt của các loại đất chính .................. 47
Hình 3.7 Biểu đồ đợ phì nhiêu đất hiện tại ................................................................. 48
Hình 3.8 Bản đồ đợ phì hiện tại huyện Cái Bè ........................................................... 50
Hình 3.9 Biểu đồ đất bị thối hố do suy giảm đợ phì ................................................ 51
Hình 3.10 Bản đồ suy giảm đợ phì huyện Cái Bè ....................................................... 54

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Biến động sử dụng đất ở huyện Cái Bè ....................................................... 29
Bảng 2.1 Phương pháp phân tích mẫu đất .................................................................. 36
Bảng 2.2 Phân cấp các chỉ tiêu hoá học đất để đánh giá đất bị suy giảm đợ phì ....... 40
Bảng 3.1 Đợ chua trong tầng đất mặt của các loại đất chính ...................................... 41
Bảng 3.2 CEC trong tầng đất mặt của các loại đất chính............................................ 42
Bảng 3.3 Nitơ tổng số trong tầng đất mặt của các loại đất chính ............................... 43
Bảng 3.4 OM tổng số trong tầng đất mặt của các loại đất chính ................................ 44

Bảng 3.5 P2O5 tổng số trong tầng đất mặt của các loại đất chính ............................... 45
Bảng 3.6 K2O tổng số trong tầng đất mặt của các loại đất chính................................ 46
Bảng 3.7 Bảng đánh giá đợ phì của đất ....................................................................... 47
Bảng 3.8 Đợ phì nhiêu đất hiện tại chia theo đơn vị hành chính ................................ 48
Bảng 3.9 Diện tích đất bị thối hố do suy giảm đợ phì chia theo đơn vị hành chính ...
..................................................................................................................................... 52

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

CEC

Cation Exchange Capacity

CIFOR

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế

CN

Cơng nghiệp

DTĐT

Diện tích điều tra


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FCC

Fertility Capability Classification

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận sử dụng đất

GIS

Geographical Information System

GPS

Định vị tồn cầu

HĐND

Hợi đồng nhân dân

IPNI

Viện dinh dưỡng thực vật quốc tế

MCE


Multi Criteria Evaluation

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

VLHCSKT

Vật liệu hữu cơ sau khai thác

WRB

World Reference Base for soil resources

XDCB

Xây dựng cơ bản

ix



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố
mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên
trái đất.
Thâm canh, tăng vụ lúa, bón phân khơng cân đối, ít sử dụng phân hữu cơ đưa đến
tình trạng đất canh tác trở nên bạc màu là hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang nói riêng
hiện nay. Nơng dân phải đầu tư nhiều hơn cho sản x́t để duy trì năng śt, qua đó
giảm lợi nhuận do chi phí sản xuất cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng tầng đất canh tác
cho các mục đích khác đã làm cho tình trạng suy thối đất ngày càng nghiêm trọng
hơn. Tầng đất canh tác (tầng mặt) tuy chỉ chiếm mợt lớp mỏng trên bề mặt nhưng
đóng vai trị rất quan trọng trong canh tác nơng nghiệp. Tầng đất mặt chứa hàm
lượng hữu cơ cao nhất và cũng là lớp đất có khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất
cao so với các tầng đất bên dưới trong phẫu diện đất. Tầng đất mặt được hình thành
trong quá trình tự nhiên qua hàng chục đến hàng trăm năm và rất khó tái tạo.
Chất hữu cơ trong đất là thành phần cung cấp dưỡng chất chính cho cây trồng, góp
phần cải thiện các đặc tính lý, hóa học của đất. Bên cạnh đó, chất hữu cơ cịn là nguồn
thức ăn cho vi sinh vật trong đất, tác nhân quan trọng trong nhiều tiến trình chuyển hóa
chất hữu cơ trong đất. Với hệ thống canh tác như hiện nay thì vấn đề duy trì đợ phì
nhiêu của đất là rất cần thiết để đạt năng suất và ổn định và việc tìm ra ngun nhân để
có giải pháp phù hợp để bảo vệ tài nguyên đất là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Đứng trước nguy cơ tài nguyên đất ngày càng bị tác động tiêu cực làm suy giảm
chất lượng của đất. Đề tài "Khảo sát, đánh giá chất lượng đất qua nghiên cứu độ
phì các loại đất ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang" là cần thiết nhằm làm cơ sở phục
vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất, đề xuất các giải pháp quản lý hướng
tới phát triển bền vững.

1



2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu nắm vững một số đặc điểm của các loại đất trong mối quan hệ tương hỗ
với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hợi và tình hình sử dụng đất.
- Nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu đợ phì đất.
- Đánh giá đợ phì hiện tại và mức đợ suy giảm đợ phì nhằm đánh giá chất lượng đất tại
huyện Cái Bè.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy huyện Cái Bè làm địa bàn nghiên cứu, nhưng tập trung nghiên cứu đợ phì
các loại đất.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu trong phạm vi đơn vị hành chính của huyện Cái Bè tỉnh
Tiền Giang với diện tích là 41.638,61 ha trong đó tập trung quỹ đất nông nghiệp là
33.829,12 ha và thời gian nghiên cứu từ năm 2015 – 2017.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ đánh giá được chất lượng đất trên cơ sở nghiên cứu đợ phì của các loại đất
cần khảo sát ở huyện Cái Bè – Tiền Giang làm cơ sở khoa học góp phần hỗ trợ cho các
nhà quản lý, người làm công tác quy hoạch, xây dựng phương án, kế hoạch quản lý
nhằm bảo vệ môi trường đất hướng đến phát triển bền vững.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua kết quả đạt được đánh giá được chất lượng của đất, từ đó đề xuất được những biện
pháp cụ thể góp phần bảo vệ mơi trường đất, đem lại nhiều lợi ích cho người nơng dân
cũng như cho các nhà quản lý.

2



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan các khái niệm
1.1.1 Tổng quan về đất đai và chất lượng đất
- Khái niệm về đất đai
Khái niệm đất đai được hiểu như là vùng có ranh giới, vị trí cụ thể và có các tḥc
tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội như: Thổ nhưỡng, khí hậu,
địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật và hoạt động sản xuất của
con người.
Theo hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993 thì : “Đất đai là
mợt diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường
sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa
hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản
trong lịng đất, tập đồn đợng thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết
quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ
thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa)” [1].
- Khái niệm chất lượng đất
Chất lượng đất là khả năng thực hiện chức năng của từng loại đất riêng biệt trong
các giới hạn của hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo để: Duy trì năng suất của cây
trồng và vật ni, cải thiện chất lượng khơng khí và nước, hỗ trợ sức khoẻ và nơi
sống của con người.
Khả năng thực hiện các chức năng của đất biến đổi mợt cách tự nhiên. Do đó chất
lượng đất được đánh giá tuỳ theo từng loại đất. Chất lượng đất được chia thành hai
phần riêng lẻ nhưng có quan hệ mật thiết với nhau: Chất lượng tự nhiên và chất
lượng động.

3



Các đặc điểm như: Thành phần cơ giới, khoáng vật học…là các tính chất nợi sinh
của đất, được quyết định bởi các yếu tố hình thành đất, khí hậu, địa hình, thực vật,
đá mẹ và thời gian. Nói chung các tính chất này quyết định chất lượng tự nhiên của
đất. Chúng giúp so sánh một loại đất này với một loại đất khác và đánh giá đất cho
các mục đích sử dụng riêng. Ví dụ, nếu các tính chất khác là như nhau, thì đất thịt
có khả năng giữ nước tốt hơn đất cát, do đó đất thịt có chất lượng tự nhiên tốt hơn
đất cát. Chất lượng đất về tổng quát thường được xem như khả năng của đất. Gần
đây, chất lượng đất thường được xem như chất lượng động của đất, được định nghĩa
như sự thay đổi tự nhiên các tính chất đất do các hoạt đợng của con người. Một số
hoạt động, như dùng cây che phủ, làm tăng vật chất hữu cơ và có tác đợng tích cực
đến chất lượng đất. Các hoạt đợng khác, như cày bừa khi đất ướt, tác động bất lợi
đến chất lượng đất do nó làm tăng đợ chặt đất. Do đó, đánh giá chất lượng đất
thường là đánh giá các tác động của các hoạt động của con người đến đất.
1.1.2 Tổng quan về độ phì nhiêu của đất
* Các khái niệm đợ phì nhiêu của đất
- Võ Thị Gương (2004), đợ phì nhiêu đất đai là khả năng của đất đáp ứng nhu cầu
của cây trồng về các chất dinh dưỡng với số lượng, dạng và tỷ lệ thích hợp để cho
cây sinh trưởng, phát triển và tạo ra sinh khối lớn nhất [2].
- Lê Văn Khoa (2003), độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp cho cây về nước,
thức ăn khoáng và các yếu tố cần thiết khác (khơng khí, nhiệt đợ...) để cho cây sinh
trưởng và phát triển bình thường [3].
- Henry (1997), đợ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp những nguyên tố cần
thiết cho cây trồng phát triển, khơng có mặt của các độc chất [4].
- Đỗ Ánh (2003), thuật ngữ đợ phì nhiêu chỉ ra khả năng vốn có của đất cung cấp
cho cây trồng đầy đủ có tỷ lệ thích hợp. Đợ phì nhiêu đất là cơ sở của tiềm năng sản
xuất và chủ yếu được quan tâm nghiên cứu vì đợ phì nhiêu đất là yếu tố quyết định
năng suất cây trồng [5].

4



- Ngồi ra, theo Trần Thành Lập (1999), đất phì nhiêu là đất có khả năng cho nhiều
sản lượng cây trồng trong điều kiện canh tác tương đối thích hợp với mức đầu tư
không quá lớn và ngược lại [6].
- Các yếu tố của đợ phì nhiêu bao gồm ngun tố dinh dưỡng, nước, khơng khí và
nhiệt là những yếu tố cần thiết cho sự sống và sinh trưởng của cây. Nên khái niệm
sau đây là phù hợp nhất với đề tài tơi nghiên cứu: Đợ phì nhiêu đất đai là khả năng
của đất đáp ứng nhu cầu của cây trồng về các chất dinh dưỡng với số lượng, dạng
và tỷ lệ thích hợp để cho cây sinh trưởng, phát triển và tạo ra sinh khối lớn nhất.
* Các dạng đợ phì của đất [7]
Đợ phì nhiêu của đất được chia thành các dạng như sau: Đợ phì tự nhiên (thiên
nhiên), đợ phì tiềm tàng, đợ phì hiệu lực, đợ phì nhân tạo và đợ phì kinh tế.
- Đợ phì tự nhiên có trong tất cả các loại đất tự nhiên. Nó x́t hiện trong q trình
hình thành đất dưới ảnh hưởng của đá mẹ, khí hậu và sinh vật. Đợ phì tự nhiên được
quyết định bởi sự tương tác phức tạp của các đặc tính và chế đợ đất. Nó hồn tồn
chưa chịu sự tác đợng của con người.
- Trong đợ phì tự nhiên có mợt phần tác dụng ngay đến cây trồng, một phần khác do
nhiều nguyên nhân khác nhau cây trồng không sử dụng trực tiếp được. Phần đợ phì
cây dễ dàng hấp thu được gọi là đợ phì hiệu lực.
- Phần đợ phì thiên nhiên tạm thời cây trồng chưa sử dụng được gọi là độ phì tiềm tàng.
- Sự khai thác đất để canh tác nông nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản sự phát triển
tự nhiên của các q trình, chế đợ và đặc tính của đất. Sự thay đổi này được gây ra do
xử lý, bón phân, cải tạo đất…Sự thay đổi về mặt chất lượng và số lượng các đặc tính và
chế đợ của đất do tác đợng của con người đặc trưng cho đợ phì nhân tạo.
- Như vậy trên những mảnh đất có đợ phì tự nhiên như nhau, mợt phần nhất định
của đợ phì này được cây sử dụng. Mức đợ sử dụng phần đợ phì cịn lại tuỳ thuộc
vào tác động của người dụng đất. Để nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa đất với điều

5



kiện kinh tế, xã hội, người ta đã đưa ra khái niệm đợ phì kinh tế. Khi sử dụng đất
cho sản x́t nơng nghiệp, sự kết hợp giữa đợ phì nhân tạo với đợ phì tự nhiên tạo ra
đợ phì kinh tế (hoặc đợ phì hữu hiệu). Nó được thể hiện bằng năng śt cây trồng.
Đợ phì kinh tế khơng chỉ phụ tḥc vào mức đợ của đợ phì nhiêu tự nhiên mà cịn
phụ tḥc rất nhiều vào các điều kiện sử dụng đất, gắn chặt chẽ với các quan hệ
kinh tế xã hợi.
* Vai trị và tầm quan trọng của đợ phì đối với đất
- Đợ phì nhiêu của đất có vai trị rất quan trọng trong sản x́t nơng nghiệp. Đợ phì nhiêu
của đất có được tùy loại đất, q trình hình thành đất và do tác đợng của con người.
- Trong sản xuất nông nghiệp, đất là cơ sở sinh sống và phát triển cây trồng. Cây
trồng có thể sống trên đất là nhờ đợ phì nhiêu. Đợ phì phát huy được tác dụng nhờ
các yếu tố bên trong của đất (môi trường tự nhiên của khu vực và yếu tố kỹ thuật
canh tác). Nhờ có đợ phì mà đất trở thành đối tượng canh tác của lồi người là tư liệu
sản x́t cơ bản của nơng nghiệp và là cơ sở để thực vật sinh trưởng và phát triển. Bởi
vì đợ phì nhiêu là khả năng của đất có thể cung cấp cho cây đồng thời và khơng
ngừng cả nước lẫn thức ăn, khả năng đó nhiều hay ít (tức đợ phì cao hay thấp) do các
tính chất lý học, hố học và sinh học đất quyết định, ngồi ra cịn phụ tḥc vào điều
kiện thiên nhiên và tác động của con người.
1.1.3

Các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện cho độ phì của đất

- Dung tích hấp thụ (CEC): CEC là chỉ tiêu quan trọng của đợ phì nhiêu đất, nó
phản ánh khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất. CEC phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu đó là
hàm lượng và bản chất mùn, cấp hạt sét [8].
- Độ chua của đất pHKCl: Độ chua tiềm tàng được tính bằng ion H+ tự do và hấp thu
trên bề mặt keo đất. Thông thường độ chua này chua hơn độ chua hiện tại và biểu
thị khả năng gây chua tiềm tàng của đất [8].

- Chất hữu cơ tổng số (OM): Mùn hay chất hữu cơ trong đất là chỉ tiêu quan trọng
của đợ phì nhiêu đất, nó có tính chất quyết định đối với các tính chất vật lý, hóa học

6


cũng như sinh học đất. Phân tích mùn thường sử dụng phương pháp Tiurin hoặc
phương pháp Walkley-Black. Việt Nam nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nên
lượng nhiệt cao, đợ ẩm tương đối lớn, q trình khống hóa mùn mạnh do vậy nhìn
chung hàm lượng mùn trong đất nghèo, đặc biệt là đối với đất canh tác lâu năm mà
không sử dụng phân hữu cơ, lấy đi phụ phẩm cây trồng mà không trả lại cho đồng
ruộng [8].
- Nito tổng số: Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng.
Trong đất phần lớn Nitơ (>95%) ở dạng hữu cơ chứa trong mùn là dạng khó tiêu đối
với thực vật, chỉ có mợt phần nhỏ là ở dạng dễ tiêu bao gồm NH4+, NO3–, một số
axit amin mà cây có thể hút trực tiếp. Nhìn chung hàm lượng nitơ trong đất có mợt
mối tương quan chặt với hàm lượng mùn [8].
- Phốt pho tổng số (P2O5): Lân là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng chỉ đứng sau
nitơ. Trong đất Việt Nam do q trình tích luỹ tương đối sắt nhôm phát triển nên
hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp, đặc biệt đối với đất đồi chua, chúng bị cố định
bởi các phốt phát sắt nhôm [8].
- Kali tổng số (K2O): Sau đạm, lân thì kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ
3 đối với cây trồng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy kali tập trung chủ yếu vào các
hạt limon mịn và vừa nếu cịn chứa khống ngun sinh. Như vậy hàm lượng kali
trong đất phụ thuộc vào nguồn đá mẹ, mức độ phong hố và q trình hình thành
đất. Kali là ngun tố đa lượng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây trồng
sau đạm và lân [8].
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhằm nâng cao đợ phì nhiêu của đất và duy trì năng śt rừng, mợt nghiên cứu của

nhóm tác giả: Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt, với sự giúp đỡ của Trung tâm
nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) qua dự án “Quản lý lập địa và năng suất
rừng trồng nhiệt đới” của Bộ NN&PTNT cho cây bạch đàn trong đề tài “Nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao đợ phì của đất nhằm nâng cao năng

7


suất rừng trồng keo, bạch đàn ở các luân kỳ sau” thực hiện năm 2008-2012. Bằng
các phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu và phương pháp bố trí các thí
nghiệm nhằm nâng cao đợ phì của đất thu được kết quả sau 3 năm nghiên cứu, sinh
trưởng chiều cao bạch đàn nhờ giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) đã
vượt so với biện pháp phát đốt dọn thực bì (như sản xuất hiện nay) là 33,9%, và so
với lấy hết vật liệu hữu cơ là 14,8% và chỉ để lại vật liệu hữu cơ hiện hữu (không bổ
sung thêm) là 10,3%. Các chỉ số về lân, đạm và mùn trong đất đều tăng theo các thí
nghiệm đối chứng đến giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác. Sử dụng thuốc diệt cỏ
phun toàn diện 1 và 2 lần/năm có hiệu quả trong việc kiểm soát cỏ dại. Sử dụng
phân đạm phối hợp với lân ở liều lượng 120kg đạm với 60kg lân/ha trong việc bổ
sung dinh dưỡng cho đất trồng rừng bạch đàn sau 2 năm tuổi là hiệu quả đáng kể.
Việc tỉa thưa bạch đàn cho sinh trưởng cây cá thể tốt hơn so vời không tỉa. Tuy
nhiên cần nghiên cứu tiếp theo về dinh dưỡng đất khi kết thúc chu kỳ [9].
Sự khai thác hiện nay của con người dần dần làm mất đi tầng đất mặt đã và đang
xảy ra ở nhiều tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long. Khi khơng cịn tầng đất mặt có
thể đưa đến sự bạc màu đất, xói mịn, suy giảm chất lượng đất và giảm năng suất
cây trồng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Nghiên cứu của nhóm tác
giả: Võ Thị Gương, Trần Bá Linh và Châu Thị Anh Thy nói về việc “Tăng cường
đợ phì nhiêu đất và cải thiện năng suất lúa trên ruộng bị mất tầng canh tác tại Châu
Thành, Trà Vinh”. Với mục tiêu đánh giá tác động của việc khai thác tầng đất mặt
đến một số đặc tính hố học đất và hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ trong cải
thiện đợ phì nhiêu và năng xuất lúa. Bằng phương pháp bố trí các nghiệm thức bón

phân kết hợp với phương pháp phân tích đất cho thấy phân hữu cơ bã bùn mía và
phân bị tại địa phương được bón vào đất với lượng 10 và 20 tấn/ha kết hợp phân vô
cơ theo khuyến cáo. Mẫu đất đầu vụ được phân tích so sánh giữa còn và mất tầng
canh tác. Năng suất lúa được ghi nhận để đánh giá hiệu quả của hai dạng phân hữu
cơ. Qua phân tích hàm lượng dưỡng chất của mẫu đất đầu vụ cho thấy việc lấy đi
tầng đất mặt đã làm lớp đất canh tác mỏng đi, hàm lượng các chất dinh dưỡng rất
thấp so với đất cịn tầng mặt. Việc bón kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học theo

8


liều lượng khuyến cáo giúp cải thiện đạm hữu dụng, chất hữu cơ dễ phân hủy, sự
khống hóa đạm trong đất và gia tăng có ý nghĩa năng suất lúa so với kỹ thuật của
nông dân. Tuy nhiên, pH đất, hàm lượng lân hữu dụng, kali trao đổi có khuynh
hướng gia tăng nhưng chưa khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Nghiệm thức bón
bổ sung 20 tấn phân bã bùn mía cho hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu
cơ dễ phân hủy và năng suất lúa cao nhất. Nhìn chung, việc bón phân hữu cơ được ủ
oai kết hợp phân vô cơ theo khuyến cáo là biện pháp tốt cho việc giúp cải thiện tình
trạng cung cấp dinh dưỡng từ đất và gia tăng năng suất lúa trong điều kiện đất đã bị
mất tầng đất mặt [10].
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, q
trình canh tác cho thấy năng suất lúa qua nhiều năm có xu hướng giảm mà lượng
phân bón ngày càng tăng, chứng tỏ đợ phì nhiêu trong đất đang có xu hướng giảm.
Nghiên cứu của nhóm tác giả: Lê Thi Linh, Võ Quang Minh và Lê Quang Trí về
“Khả năng ứng dụng hệ thống phân loại tiềm năng đợ phì FCC trong đánh giá đợ
phì nhiêu đất trồng lúa tỉnh Trà Vinh tỷ lệ 1/100.000”. Mục tiêu chính của nghiên
cứu nhằm xác định và đánh giá các đặc tính đợ phì đất canh tác lúa ở tỉnh Trà Vinh
và chuyển đổi chú giải bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 phân loại theo hệ thống WRB
(1998) sang bản đồ phân bố đợ phì đất FCC (Fertility Capability Classification)
Nghiên cứu chủ yếu dựa trên các điểm khảo sát phân tích đất thực tế và bản đồ đất

theo phân loại theo hệ thống WRB (1998). Việc chuyễn đổi từ bản đồ đất sang bản
đồ đợ phì FCC dựa trên sự quan hệ giữa các tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đốn với
mợt số đặc tính đợ phì đất tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy đất canh tác lúa ở Trà
Vinh gồm 3 nhóm đất chính, với 3 tầng chẩn đốn, 10 đặc tính chẩn đốn, và 2 vật
liệu chẩn đoán. Các khuyến cáo sử dụng đất phù hợp cho canh tác lúa dựa vào đặc
tính đợ phì đất cũng được khuyến cáo. [11].
Lúa là loại cây trồng rất phổ biến của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và
tỉnh Tiền Giang nói riêng, vì đây là cây trồng đem lại lợi ích kinh tế khá cao thì việc
quản lý đợ phì nhiêu của đất cũng như các biện pháp bảo vệ đất là rất cần thiết.
Nghiên cứu của nhóm tác giả: Trần Bá Linh và Lê Văn Khoa về “ Hiện trạng đợ phì

9


vật lý của đất thâm canh lúa ở xã Long Khánh – Cai Lậy – Tiền Giang”. Đề tài
được thực hiện nhằm đánh giá các đặc tính vật lý đất ở vùng lúa thâm canh 3 vụ
lúa/năm tại xã Long Khánh - huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang thuộc vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Bằng việc sử dụng các phương pháp thu thập số
liệu, lấy mẫu và phỏng vấn nông dân thu được các kết quả sau : Việc canh tác lúa 3
vụ/năm được thực hiện từ năm 1980, trong những năm gần đây tăng lên 7 vụ/2 năm.
Tập qn canh tác có từ lâu của nơng dân vùng này là đốt bỏ rơm rạ sau khi thu
hoạch, khơng bón phân hữu cơ và sử dụng máy cày để làm đất sau mỗi vụ trong
điều kiện đất ướt. Điều này có thể dẫn đến sự thối hố về mặt vật lý đất rất nghiêm
trọng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đợ phì vật lý của vùng đất này kém.Trong
phẫu diện có rất ít rễ tươi được phát hiện ở tầng nén dẽ và tầng đất này phát triển
ngay bên dưới tầng đất mặt ở độ sâu 20 - 45 cm, cấu trúc bị phá huỷ, dung trọng
khá cao, độ chặt của đất cao, lượng nước hữu dụng thấp là đặc điểm của tầng nén dẽ
này. Bắt nguồn từ việc độc canh cây lúa và quản trị đất khơng thích hợp.[12]
1.2.2


Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Do nhu cầu thức ăn, chất xơ và nhiên liệu tăng để đáp ứng nhu cầu của mợt dân số
tồn cầu ngày càng tăng, việc quản lý đợ phì của đất ngày càng trở nên quan
trọng. Không chỉ người trồng phải quản lý đúng mức khả năng sinh sản của đất để
tối ưu hóa năng śt, họ phải duy trì các chất dinh dưỡng trong đất và chất hữu cơ
như là một phần của các nỗ lực bảo tồn đất toàn diện. Quản lý dinh dưỡng đất tốt
cũng là chìa khóa cho năng suất cao và khả năng sinh lời của nông dân.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Adamu G.K và Maharaz A. Jusuf về so sánh sự thay
đổi đợ phì đất theo hai hoạt động nuôi trồng ở vùng Kano close-settled. Nghiên cứu
về ảnh hưởng của hai hệ thống canh tác (canh tác đơn và hỗn hợp) đối với tính chất
của đất đã được khảo sát tại khu vực Wudil của vùng kano close-settled . Hàng loạt
các cuộc phỏng vấn được thực hiện với chủ sở hữu lơ đất được tìm thấy trên nông
dân của họ. Tổng số 50 nông dân đã được tìm thấy làm việc trên trang trại của họ và
đã được phỏng vấn. Các vấn đề liên quan đến loại đất, đặc điểm đất, loại hình quản
lý, mơ hình trồng trọt, loại phân bón được áp dụng và lý do tại sao các loại khác.

10


Những lý do khác nhau cho việc lựa chọn trồng xen canh hoặc duy nhất được đưa ra
bởi những người sử dụng đất địa phương, từ đất đai đầy đủ, nguồn cung cấp thực
phẩm, tính chất đất, tăng đợ phì nhiêu của đất ... Tổng cợng có 100 mẫu đất được
thu thập từ các ô canh tác duy nhất ở đợ sâu 0-20cm. Sau đó, 100 mẫu được trợn với
10 mẫu hỗn hợp được phân tích cho nghiên cứu. Mợt tập hợp 100 mẫu khác cũng
được thu thập theo chủ đích từ các ơ canh tác hỗn hợp ở cùng độ sâu và được tổng
hợp thành 10 mẫu hỗn hợp, từ đó tạo ra tổng số 20 mẫu đại diện: 10 mẫu từ các ô
canh tác hỗn hợp và 10 ô mẫu và phân tích các chỉ số liên quan đến vật lý, hóa học
và khả năng sinh sản. Kết quả cho thấy đất trồng xen có hàm lượng cacbon hữu cơ
cao, nitơ tổng, dung tích trao đổi cation (CEC), các cơ sở có thể trao đổi và phốt

pho sẵn có so với các ơ được trồng trọt. Trồng hỗn hợp có lợi trong việc tăng đợ
màu mỡ của đất thơng qua giảm xói mịn đất và tăng chất hữu cơ [13].
Nghiên cứu của B. Duguy, P. Rovira và R.Vallejo về lịch sử sử dụng đất và hậu quả
cháy trên độ màu mỡ của đất ở Tây Ban Nha. Những thay đổi về sử dụng đất và hỏa
hoạn ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất hóa lý của đất. Ở khu vực phía Tây Tây
Ban Nha, tác giả đã sử dụng các phương pháp như thiết kế và bố trí thí nghiệm,
phân tích đất và phân tích thống kê các ảnh hưởng của lịch sử sử dụng đất và tần
śt cháy trước khi nghiên cứu đợ phì đất 9 năm sau khi cháy. Kết quả cho thấy
trồng trọt kéo dài làm giảm lượng chất hữu cơ trong đất, tổng nitơ (N) và C / N. Từ
20 đến 40 năm sau khi ngừng trồng, carbon hữu cơ (C) và tổng lượng N nói chung
khơng lấy lại được các giá trị tương tự như trong đất ban đầu khi mà đất chưa được
canh tác. Tổng phốt pho và hàm lượng phốt pho có sẵn trong mảnh đất bị bỏ hoang
sớm nhất và những mảnh đất không bị khai thác sẽ lớn hơn so với các mảnh đất bị
bỏ hoang gần đây nhất. Tăng tần suất hỏa hoạn từ một đến hai đám lửa gây ra sự
suy giảm đất C, tổng N, C / N, phốt pho tổng số và phốt pho có sẵn. Chúng tơi quan
sát thấy sự mất mát của C hữu cơ trong đất gây ra bởi lửa lớn hơn trong số những
mảnh đất chưa được trồng. Kết quả của chúng tôi cũng gợi ý rằng cả việc canh tác
lâu dài và hoả hoạn sẽ có xu hướng tách chu trình C và P [14].

11


Nghiên cứu của nhóm tác giả J. Mugwe , D. Mugendi , M. Mucheru-Muna , D.
Odee & F. Mairura về ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất trong việc sử dụng các
nguồn tài nguyên hữu cơ đặc biệt cho Nitisol ở vùng cao nguyên trung tâm của
Kenya. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm, lấy mẫu và phân tích
mẫu kết hợp phương pháp phân tích thống kê, kết quả nghiên cứu cho thấy các
nguồn tài nguyên hữu cơ (Calliandra calothyrsus, Leucaena trichandra, Tithonia
diversifolia, Mucuna pruriens, Crotalaria ochroleuca và phân gia súc) đã được áp
dụng hoặc cùng với phân bón vơ cơ trong mợt thử nghiệm trồng trọt sử dụng ngô

như là cây trồng thực nghiệm. Sau 4 năm canh tác và sinh trưởng liên tục, hiệu quả
sinh sản của đất thay đổi tùy theo cách xử lý. Phân gia súc cho thấy đợ phì của đất
hiệu quả và cải thiện bằng cách tăng pH, cation (Ca, K và Mg) và C. Calliandra,
Leucaena, Tithonia và các cây họ đậu nói chung làm giảm đợ pH của đất, C và N
nhưng tăng Ca, K và Mg. Do đó, phân chuồng là mợt nguồn quan trọng để duy trì
chất hữu cơ trong đất. Mợt hệ thống quản lý dinh dưỡng hợp lý nên cố gắng tạo sự
cân bằng giữa tối đa hoá sản xuất cây trồng và duy trì chất lượng đất [15].
Mợt nghiên cứu khác về đánh giá khả năng sinh sản của đất và đánh giá sự phù hợp
của đất ở các khu vực trồng tràm khác nhau ở Leyte, Philippines của Romel B.
Armecin and Wilfredo C. Cosico. Abaca được coi là một trong những trụ cột trong
số các mặt hàng xuất khẩu của Philippin từ sợi nguyên liệu, thủ công mỹ nghệ, bột
giấy và giấy, và các sản phẩm liên quan khác. Trong năm 2006, nước này đã cung
cấp gần 85% nhu cầu sợi tự nhiên tồn cầu, chiếm ít nhất 88 triệu USD x́t khẩu
(FAO 2007). Tuy nhiên, đa số các vùng trồng cây Abaca của đất nước tập trung ở
các vùng đất đồi, nơi sản xuất và chất lượng sợi bị ảnh hưởng. Giảm năng suất do
canh tác liên tục và thiếu quản lý dinh dưỡng thích hợp có thể dẫn đến sự xuống cấp
của đất. Suy thối đất là mợt q trình nhân tạo có ảnh hưởng bất lợi đến hiệu suất
của cây abaca. Sự suy giảm khả năng sinh sản của đất được cho là q trình thối
hố chủ yếu xảy ra ở hầu hết các khu vực trồng tràm. Việc trồng trọt Abaca thâm
canh trong những khu vực này đã được thực hiện trong hơn hai thập niên mà không
cần sử dụng bất kỳ phân bón nào làm bổ sung cho cây trồng. Điều này sẽ dẫn đến sự

12


suy giảm trữ lượng dinh dưỡng trong đất sẽ làm giảm đáng kể sản lượng sợi. Do đó,
việc đánh giá mức độ màu mỡ của đất và sự phù hợp của đất đối với các vùng trồng
trọt trong tỉnh là một trong những mối quan tâm lớn làm cơ sở cho việc xây dựng
các lựa chọn nghiên cứu và phát triển trong các khu vực này, tác giả đã thu thập và
tiến hành phân tích mẫu đất cho kết quả sau: Đợ phì của đất là mợt trong những

ngun nhân của năng suất thấp trong số các vùng trồng tràm ở Leyte. Các công cụ
được sử dụng để đánh giá đợ phì đất của các vùng trồng tràm ở Leyte như Soil
Fertiliy Index (SFI) và phân loại khả năng sinh sản của đất (FCC). Tương tự, việc
tích hợp dữ liệu SFI và FCC có thể giúp đánh giá tính phù hợp của đất đối với các
khu vực trồng tràm ở Leyte. N, P2O5, và K2O ứng dụng cải thiện đáng kể hiệu suất
của Abaca [16].
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
1.3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cái Bè nằm về phía Tây của tỉnh Tiền Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, cách thành phố Mỹ Tho 50 km, là cửa ngõ của vùng Đồng Tháp Mười và
là một trong những huyện thuộc vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh cây ăn
quả đặc sản lớn nhất của tỉnh. Vị trí địa lý của huyện được xác định như sau:
* Tọa độ địa lý:
- Kinh độ Đông: Từ 105049’09’’ đến 106003’01’’.
- Vĩ độ Bắc: Từ 10016’21’’ đến 10031’49’’.
* Địa giới hành chánh: Tứ cận huyện Cái Bè được xác định như sau:
- Phía Đơng: Giáp huyện Cai Lậy.
- Phía Tây: Giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Nam: Giáp tỉnh Vĩnh Long.

13


- Phía Bắc: Giáp tỉnh Long An.
Huyện Cái Bè có tổng diện tích tự nhiên là 41.638,61 ha, chiếm 17% diện tích tỉnh
Tiền Giang, dân số năm 2015 là 293.755, ước đến cuối năm 2016 có dân số là
295.587 người, huyện Cái Bè có 25 đơn vị với 01 thị trấn và 24 xã gồm: Hậu Mỹ
Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi
B, Mỹ Tân, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Hưng, Tân Thanh, An Thái Trung,

An Thái Đơng, An Hữu, Hồ Hưng, Mỹ Lương, Thiện Trung, Thiện Trí, Hồ
Khánh, Đơng Hồ Hiệp, Hậu Thành, An Cư, Mỹ Hợi. Trên địa bàn huyện có Quốc
lợ 1 xun suốt chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 23,02 km.
Huyện Cái Bè có mạng lưới giao thơng dày đặc phân bố rộng khắp trên địa bàn gắn
liền với các trục giao thông thuỷ, bộ lớn như: Hệ thống sông Tiền lưu thông thuộc
hệ thống sông Cửu Long gồm các nhánh sông như sông Cái Bè; Cái Cối; Trà Lọt,
kênh Bằng Lăng; Nguyễn Văn Tiếp; Cổ Cị; kênh 28, rạch Ṛng và nhiều kênh
rạch lớn nhỏ khác. Trục Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu
Long với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh tḥc miền Đơng Nam Bộ, tuyến Quốc lộ 30
nối liền Tiền Giang với tỉnh Đồng Tháp và các tuyến đường tỉnh 861, 863, 864,
865, 869, 875…hợp thành một hệ thống giao thông thuỷ bộ, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc trao đổi hàng hố, đẩy nhanh tốc đợ phát triển kinh tế. Đồng thời, vị trí địa
lý trên cũng mang những hạn chế nhất định, đó là mợt phần diện tích của huyện
nằm trong vùng Đồng Tháp Mười thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt, đặc biệt là
khu vực Bắc Quốc lộ 1 nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
huyện, việc định hướng cây trồng và vật ni trên địa bàn cũng gặp khơng ít khó
khăn [17].

14


×