Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.19 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÁI THỊ ALIN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NGHỀ
NI TƠM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÁI THỊ ALIN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NGHỀ
NI TƠM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

8310105

Quyết định giao đề tài:


1364/QĐ-ĐHNT ngày 28/12/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1466/QĐ-ĐHNT ngày 07/12/2018

Ngày bảo vệ:

19/12/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN NGỌC DUY
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. LÊ KIM LONG
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn thạc sĩ “Phân tích hiệu quả kỹ thuật nghề
ni tơm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong đề tài này được thu thập và xử lý một cách trung thực. Kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này khơng sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng
chưa được trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!

Nha Trang, ngày 18 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Thái Thị ALin

iii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là
Phịng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này.
Tôi đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Duy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để
tơi có thể hồn tất luận văn cao học này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người đã
giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra
kết quả nghiên cứu của luận văn cao học này.
Cuối cùng, tôi hết lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đã động
viên và tạo động lực để tơi hồn thành luận văn này một cách tốt đẹp.

Nha Trang, ngày 18 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Thị ALin

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................viii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4
1.6. Kết cấu của nghiên cứu .........................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................5
2.1. Khái niệm liên quan đến hiệu quả .........................................................................5
2.2. Hàm sản xuất và đường giới hạn khả năng sản xuất ..............................................7
2.2.1. Hàm sản xuất .....................................................................................................7
2.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất .....................................................................8
2.3. Hiệu quả kỹ thuật và phương pháp đo lường .........................................................9
2.3.1. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật...............................................................................9
2.3.2. Hiệu quả kỹ thuật dựa vào phân tích đường bao dữ liệu ...................................10
2.3.2.1. Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào .............11
2.3.2.2. Phương pháp đường bao dữ liệu theo mơ hình tối đa hóa đầu ra....................12
2.3.3. Hiệu quả kỹ thuật dưới các giả định khác nhau ................................................12
2.3.4. Đo lường hiệu quả theo quy mô Scale Efficiency – SE ....................................13
v



2.3.5. Chương trình tốn học mơ hình DEA theo định hướng đầu vào .......................14
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................................16
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................16
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .....................................................................20
2.5. Khung phân tích của đề tài..................................................................................21
Tóm tắt chương 2.....................................................................................................22
CHƯƠNG 3. ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................23
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu........................................................................23
3.1.1. Vị trí địa lý của tỉnh Ninh Thuận......................................................................23
3.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận...........................................................23
3.1.2.1. Địa hình ........................................................................................................23
3.1.2.2. Khí hậu .........................................................................................................23
3.1.2.3. Thủy, hải văn: ...............................................................................................25
3.1.2.4. Đất đai và thổ nhưỡng: ..................................................................................26
3.1.2.5. Tài nguyên nước ...........................................................................................27
3.1.2.6. Tài nguyên sinh vật: ......................................................................................27
3.2. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................28
3.2.1. Quy trình và cách tiếp cận nghiên cứu .............................................................28
3.2.1.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................28
3.2.1.2. Cách tiếp cận quy trình nghiên cứu ...............................................................29
3.3. Đo lường các yếu tố trong mơ hình DEA ............................................................30
3.4. Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu..................................................................30
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................30
3.4.2. Quy mô mẫu và kết cấu mẫu: ...........................................................................30
3.5. Loại dữ liệu cần thu thập:....................................................................................31
3.6. Cơng cụ phân tích dữ liệu ...................................................................................31
Tóm tắt chương 3.....................................................................................................31
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................32

4.1. Mô tả đặc điểm mẫu điều tra khảo sát .................................................................32
4.1.1. Vai trị người được phỏng vấn..........................................................................32
4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................................32
4.1.3. Số nhân khẩu, lao động, kinh nghiệm và diện tích ni....................................33
vi


4.2. Đặc điểm hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ gia đình. .............................34
4.2.1. Lồi tơm ni...................................................................................................34
4.2.2. Tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi của chủ hộ.....................................................34
4.2.3. Thông tin mật độ nuôi ......................................................................................35
4.2.4. Thông tin chất lượng giống ..............................................................................36
4.3. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình...................................................36
4.4. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật...................................................................38
4.4.1. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô .............................................................38
4.4.2. Phân phối điểm hiệu quả kỹ thuật.....................................................................40
4.4.3. Hiệu quả kỹ thuật và đặc điểm canh tác............................................................44
4.4.4. Mức độ lãng phí yếu tố sản xuất đầu vào..........................................................46
4.4.5. Hiệu quả kỹ thuật và kết quả kinh tế của hộ .....................................................49
4.4.6. Hiệu quả kỹ thuật theo loại hình ao ni ..........................................................51
4.5. Đánh giá chung ...................................................................................................53
Tóm tắt chương 4.....................................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................58
5.1. Kết luận ..............................................................................................................58
5.2. Khuyến nghị .......................................................................................................59
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai ..............................................61
5.3.1. Hạn chế của đề tài ............................................................................................61
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................62
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHPND

: Hoại tử gan tụy cấp

BKC

: Benzalkonium Chloride

CPBĐ

: Chi phí biến đổi

CRTS (CRS)

: Hiệu quả không thay đổi theo quy mô (Constant return to scale)

CRS

: Hiệu suất không đổi theo quy mô

CG

: Con giống

DEA


: Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu
(Data Envelopment Analysis )

DEACRS

: Phân tích màng bao dữ liệu dưới giả thiết khơng đổi theo quy mơ

DEAVRS

: Phân tích màng bao dữ liệu dưới giả thiết thay đổi theo quy mô

DMU

: Đơn vị ra quyết định, (Decision-making unit)

DNCB

: Doanh nghiệp chế biến

DN

: Doanh nghiệp

HC

: Hóa chất

HQ


: Hiệu quả kỹ thuật

NL

: Năng lượng



: Lao động

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

NIRTS (VRS)

: Hiệu quả thay đổi theo quy mô (Monincreasing return to scale)



: Quyết định

SE

: Hiệu quả theo quy mô (Scale Efficiency)

NS

: Năng suất


SPF

: Phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên

STUs

: Kinh doanh Vận tải Đường bộ Nhà nước
(State Road Transport Undertakings)

TA

: Thức ăn cho tơm

TB

: Trung bình

TE

: Hiệu quả kỹ thuật

TEcrs

: Hiệu quả kỹ thuật liệu dưới giả thiết không đổi theo quy mô

TEvrs

: Hiệu quả kỹ thuật liệu dưới giả thiết thayg đổi theo quy mô

UBND


: Ủy ban nhân dân

VRS

: Hiệu suất thay đổi theo quy mô

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới
viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu đặc trưng khí hậu các tháng trong năm 2010 .....................24
Bảng 3.2: Các yếu tố thủy lý, thủy hóa vùng biển vịnh Phan Rang. ...........................25
Bảng 3.3: Đặc điểm phân bố các hộ nuôi trong mẫu .................................................31
Bảng 4.1: Vai trò của người được phỏng vấn ............................................................32
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ .....................................................................33
Bảng 4.3: Số nhân khẩu, lao động, kinh nghiệm và diện tích ....................................34
Bảng 4.4: Lồi tơm ni ...........................................................................................34
Bảng 4.5: Số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi ......................................................35
Bảng 4.6: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng ................................................................36
Bảng 4.7: Chất lượng con giống ................................................................................36
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra trong mơ hình DEA ............37
Bảng 4.9: Tổng hợp hiệu quả của 83 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trong năm 2017 trên
ao đáy cát trải bạt và ao đáy bùn ...............................................................................39
Bảng 4.10: Phân bố số hộ theo khoảng điểm hiệu quả ...............................................40
Bảng 4.11: Các yếu tố đầu vào và đầu ra theo khoảng điểm TEVRS ...........................42
Bảng 4.12: Các yếu tố đầu vào và đầu ra theo khoảng điểm TECRS ...........................43

Bảng 4.13: Hiệu quả kỹ thuật và đặc điểm canh tác ..................................................45
Bảng 4.14: Chênh lệch các yếu tố đầu vào thực tế và dự báo ....................................47
Bảng 4.15: Hiệu quả kỹ thuật TEcrs và kết quả kinh tế .............................................50
Bảng 4.16: So sánh Hiệu quả kỹ thuật theo loại hình ao ni ....................................52

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Đồ thị mơ tả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ................................6
Hình 2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất ...............................................................8
Hình 2.3. Đường biên sản xuất và hiệu quả kỹ thuật ...................................................9
Hình 2.4. Mơ hình DEA tối thiểu hố đầu vào ..........................................................11
Hình 2.5. Mơ hình DEA tối đa hố đầu ra .................................................................12
Hình 2.6. Hiệu quả kỹ thuật với hiệu suất thay đổi (a) và khơng đổi (b) theo quy mơ 12
Hình 2.7. Hiệu quả theo quy mơ theo hướng tối thiểu hóa đầu vào ...........................13
Hình 2.8. Khung phân tích của đề tài ........................................................................22
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................29
Hình 4.1. Hiệu quả kỹ thuật của 83 hộ dưới 2 giả định ..............................................39

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm ước lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật (hiệu
quả sử dụng các yếu tố đầu vào) của các hộ ni tơm thẻ chân trắng. Trên cơ sở đó đề
xuất những gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các hộ nuôi tôm
thẻ chân trắng tại Ninh Thuận.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để ước
lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật cho 83 hộ được khảo sát nuôi tôm thẻ chân trắng tại hai

huyện Thuận Nam và Ninh Hải với hai vùng nuôi ao cát trải bạt và ao đất đáy bùn dựa
trên dữ liệu thu thập trong năm 2017.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 83 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng được khảo sát trung
bình có điểm hiệu quả kỹ thuật khá cao (đều lớn hơn 0.9) dưới cả 2 giải thiết CRS và
VRS theo quy mô. Tuy nhiên vùng ni ao đáy cát trải bạt có số hộ đạt hiệu quả kỹ
thuật (lớn hơn 0.9) cao hơn vùng nuôi ao đáy bùn.
Điểm hiệu quả của vùng nuôi ao cát trải bạt là cao nhất, với giả thiết hiệu suất
không đổi theo quy mô, các hộ trong mẫu có thể tiết kiệm trung bình 10,8% nguồn lực
đầu vào trong khi vẫn duy trì năng suất sản lượng đầu ra, với các yếu tố khác không
đổi. Dưới giả thiết thay đổi theo quy mơ, các hộ có thể tiết kiệm trung bình 7,2%
nguồn lực đầu vào trong khi vẫn duy trì năng suất sản lượng đầu ra, với các yếu tố
khác không đổi. Vùng nuôi ao đáy cát trải bạt cũng đạt hiệu quả quy mô cao nhất 96%,
để đạt được hiệu quả quy mô tối ưu, các hộ nuôi chỉ cần cải thiện hiệu quả của họ lên
trung bình khoảng 4%.
Với giả định CRS, con giống và thức ăn tỷ lệ thuận với chỉ số hiệu quả kỹ thuật,
điện năng không ảnh hưởng đến chỉ số hiệu quả kỹ thuật ở ao đáy cát. Ngược lại dưới
giả định VRS, con giống và thức ăn tỷ lệ nghịch với chỉ số hiệu quả kỹ thuật và lao
động không ảnh hưởng đến chỉ số hiệu quả kỹ thuật ở vùng nuôi ao đất đáy bùn.
Với giả định hiệu suất không đổi theo quy mô, các hộ nuôi đạt hiệu quả thấp nhất
thì có diện tích ni cao nhất và số ngày ni bình qn thấp nhất. Ngược lại dưới giả
định hiệu suất thay đổi theo quy mơ, các hộ có diện tích ni nhỏ nhất và số ngày ni
bình qn lớn nhất thì đạt hiệu quả kỹ thuật tuyệt đối.
Đo lường mức độ lãng phí các yếu tố đầu vào của 83 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy giá trị thực tế cao hơn so với số dự báo. Hóa chất là yếu
xi


tố có tỷ lệ lãng phí cao nhất, kế tiếp là điện năng, lao động, con giống và thức ăn là
yếu tố đầu vào có tỷ lệ lãng phí thấp nhất. Vùng nuôi ao cát trải bạt sử dụng các yếu tố
đầu vào có mức lãng phí thấp hơn ao đất đáy bùn.

Sản lượng, doanh thu, chi phí biến đổi, chi phí cố định, lợi nhuận, số vụ ni, mật
độ con giống và hiệu quả kinh tế của ao cát trải bạt đều cao hơn ao đất đáy bùn.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài khuyến nghị một số giải pháp cơ bản gồm:
- Thứ nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng hóa chất trong ni tơm thẻ chân trắng
- Thứ hai là nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng
- Thứ ba là nâng cao năng suất lao động
- Thứ tư là nâng cao chất lượng con giống
- Thứ 5 là nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Từ khóa: Hiệu quả kỹ thuật, tơm thẻ chân trắng, Ninh Thuận

xii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơm thẻ chân trắng là lồi tơm nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nuôi phổ
biến ở các nước châu Mỹ La tinh. Đây là đối tượng ni có giá trị kinh tế cao, có thị
trường lớn và sản lượng khơng ngừng gia tăng. Tơm có thịt ngon, giàu dinh dưỡng, tỷ
lệ phần thịt nhiều, sinh trưởng nhanh, mùa vụ sinh sản tương đối dài và có thể thành
thục đẻ nhiều lần. Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng yêu cầu hàm lượng đạm thấp hơn
tôm sú. Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được sự thay đổi của mơi trường và đặc biệt có
thể ni được trong các khu vực nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Một số nước Châu
Á như Đài Loan, Trung Quốc bắt đầu đi nhập nuôi thử nghiệm đối tượng này vào
những năm của thập niên 70. Tại Việt Nam tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử
nghiệm từ năm 2001, đến nay lồi tơm này đã trở thành đối tượng ni phổ biến ở
nhiều địa phương trên cả nước.
Nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống người dân,
giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội… từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài
nguyên sinh vật biển. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu
thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở

thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
Ninh Thuận là địa phương có diện tích ni tơm thẻ chân trắng lớn. Từ năm 2005
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận chính thức cho phép đưa tôm thẻ chân
trắng vào nuôi thử nghiệm tại khu vực nuôi tôm thuộc dự án nuôi tơm trên cát xã An
Hải, huyện Ninh Phước. Sau đó, tôm thẻ chân trắng được nhân rộng tại vùng dự án
nuôi tôm trên cát An Hải và vùng dự án nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải kể từ đầu năm
2006 theo Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Thuận. Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản thì từ năm 2006 đến nay
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên, cụ thể là:
Trong năm 2006 diện tích ni tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận là 159ha, năm 2008
diện tích ni là 600ha, năm 2010 điện tích ni là 811,1ha và đến năm 2011 diện tích
ni tơm thẻ chân trắng ở đây là 984ha. Trong đó khu vực Ninh Phước là 105ha,
Thuận Nam 397ha, Ninh Hải là 447ha và Phan Rang là 5ha.
Tôm thẻ chân trắng dễ sinh sản và thuần dưỡng, có thể ni ở mật độ cao, yêu
1


cầu hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, chịu được nhiệt độ thấp
và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tơm sú, chúng có thể ni được ở
nhiều loại thuỷ vực khác nhau (nuôi được cả ao đất và các ao trên cát) nên nhiều người
dân hưởng ứng chuyển đổi nhờ các ưu điểm vượt trội của nó so với tơm sú. Trong
những năm đầu phát triển, khi mơi trường cịn chưa bị ô nhiễm, nghề này đã mang lại
lợi nhuận lớn, giúp giải quyết công ăn việc làm và giúp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của các địa phương. Dù vậy, nuôi tôm mật độ cao là nghề tạo ra chất thải ô nhiễm rất
nhiều. Hơn nữa, các hộ nuôi chưa có ý thức bảo vệ mơi trường làm cho vùng nuôi đang
ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, môi trường sinh thái bị phá vỡ. Do phát triển quá
nhanh, số lượng ao nuôi tại các khu vực ngày càng tăng, phát triển một cách tự phát, từ
đó thức ăn nuôi tôm từ sản xuất công nghiệp và từ cá tạp như tơm, cua, nghêu, sị đã
tạo ra lượng chất thải rất lớn gây ô nhiễm môi trường nuôi. Khi nguồn nước ni bị ơ
nhiễm thì khơng những hệ động thực vật tại khu vực nuôi bị ảnh hưởng mà còn ảnh

hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả tôm nuôi tại khu vực này cả trong ngắn và
dài hạn. Đây cũng chính là hệ quả của việc quản lý chưa chặt chẽ, trình độ của người
ni cịn hạn chế, nhất là kỹ thuật quản lý mơi trường, phịng ngừa dịch bệnh trên tôm
nuôi..., làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa thật sự phát triển bền vững. Mặc
dù lợi nhuận mang lại tuy có cao nhưng thiếu tính ổn định, cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro,
nguy cơ.
Bên cạnh đó, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo sức cạnh
tranh lớn trong thị trường xuất khẩu tơm thẻ ngày càng khó khăn hơn trong điều kiện
khắt khe, các rào cản kỹ thuật về hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, các yếu tố đầu vào của q trình ni làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của
nghề nuôi này.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý
các yếu tố đầu vào, tìm các yếu tố tác động đến các yếu tố đầu ra. Việc phân tích hiệu
quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra
mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là một chủ đề được nhiều
nhà hoạch định chính sách quan tâm. Mặc dù có các nghiên cứu đi trước như Lê Kim
Long (2017), Lê Kim Long và Đặng Hoàng Xuân Huy (2015), Đặng Hoàng Xuân Huy
và cộng sự (2009) đã sử dụng phương pháp DEA trong đánh giá kết quả của nghề nuôi
tôm. Việc nghiên cứu liên tục là rất cần thiết vì vậy tác giả chọn đề tài “Phân tích hiệu
2


quả kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận” để làm tài nghiên cứu
luận văn cho mình. Tác giả mong muốn nghiên cứu này sẽ góp phần làm cho nghề nuôi
tôm thẻ phát triển theo định hướng bền vững, đồng thời gợi ý chính sách hữu ích cho
chính quyền địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu này nhằm ước lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật
(hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh

Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất những gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến đầu ra của các
chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận.
- Ước lượng chỉ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) của
các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận.
- Đề xuất và gợi ý một số giải pháp cho chính quyền địa phương và các hộ nuôi
nhằm phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây:
- Câu hỏi 1: Các yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng nào ảnh hưởng đến các yếu
tố đầu ra của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận?
- Câu hỏi 2: Các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận sử dụng các
yếu tố đầu vào ở mức hiệu quả như thế nào?
- Câu hỏi 3: Các kiến nghị giải pháp nào giúp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng tại Ninh Thuận?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi
tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận. Hai
huyện có số hộ ni lớn nhất được lựa chọn dự kiến là Ninh Hải và Thuận Nam.
3


- Phạm vi thời gian: số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2017
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần căn cứ cho các nhà

quản lý ở địa phương có biện pháp quy hoạch, cải tiến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân
trắng cho phù hợp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Về mặt thực tiễn: Kết quả đề tài giúp cho cán bộ kỹ thuật và các hộ nuôi tôm
thẻ thấy rõ được hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường từ nghề
ni tơm thẻ chân trắng mang lại. Từ đó đề ra giải pháp cụ thể để nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng tại Ninh Thuận phát triển bền vững.
1.6. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, luận án gồm 5
chương:
Chương 1: Giới thiệu. Đây là chương giới thiệu chung về lý do chọn đề tài và xác
định mục tiêu của đề tài. Từ đó đưa ra những câu hỏi mà nghiên cứu cần làm rõ cũng
như đối tượng và phạm vi của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu. Chương này trình bày một số
nội dung căn bản về các lý thuyết nền liên quan đến hiệu quả kỹ thuật, lý thuyết của
phương pháp tiếp cận DEA. Đồng thời đưa ra được khung phân tích cho nghiên cứu.
Chương 3: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương này mô tả
phương pháp và công cụ được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi
tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Nội dung của chương bao gồm: đưa
ra mơ hình, phương pháp ước lượng, nguồn số liệu. Từ đó lựa chọn các cơng cụ phân
tích dữ liệu cho phù hợp.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày tình hình ni
tơm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận và các kết quả chính về ước lượng chỉ số hiệu
quả kỹ thuật.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này đưa ra một số kết luận cũng như
kiến nghị giải pháp làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh xây dựng chính
sách phát triển nghề ni tơm thẻ chân trắng của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.

4



CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm liên quan đến hiệu quả
- Khái niệm về hiệu quả:
Hiệu quả: Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao
động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một
phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu
theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so
với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Hiệu quả
sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó, bao gồm:
- Chi phí: nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của hộ nông dân nhằm
đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
- Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh
trong q trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Doanh thu: là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm.
Doanh thu = Sản lượng nhân với đơn giá.
- Thu nhập: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Thu nhập = Doanh thu – Chi phí đầu tư bằng tiền.
- Tổng lợi nhuận: là phần còn lại sau khi lấy thu nhập trừ chi phí lao động gia
đình và chi phí cơ hội của việc sử dụng đất.
+ Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào: là mối quan hệ giữa kết quả đầu ra và
các yếu tố đầu vào đã sử dụng để có được kết quả đầu ra đó.
Người ta có thể định nghĩa hiệu quả theo từng bộ phận, ví dụ như: hiệu quả sử
dụng nguyên vật liệu; hiệu quả sử dụng năng lượng; hiệu quả sử dụng vốn (hiệu quả
vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay); hiệu quả sử dụng tài sản…
+ Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào: là giới hạn khả năng sản xuất được định
nghĩa là đầu ra Y tối đa có thể sản xuất được khi cho trước một vector đầu vào X,
được định nghĩa dưới dạng toán học, giới hạn này là chuẩn mực để dựa trên đó đo

lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
5


Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng các
yếu tố đầu vào để đạt được các kết quả đầu ra. Qua đó sẽ xác định được tính chất căn
bản của việc đo lường sự hiệu quả, khơng mang tính chất khái qt hóa như hiệu quả
kinh tế.

Hình 2.1. Đồ thị mô tả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho
trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ
một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Farrell (1957)
là người đầu tiên xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết này với ý tưởng đo
lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất như sau: Giả sử một nghề sản
xuất đơn giản sử dụng 2 yếu tố đầu vào x1, x2 để sản xuất ra 1 đầu ra q được trình bày
như hình 2.1. Đường biên SS’ là đường biên giới hạn của sản xuất, nghĩa là để sản
xuất được một đơn vị sản lượng đầu ra thì (i) miền khơng gian phía tay trái của đường
SS’ là miền không gian không khả thi; (ii) miền không gian nằm bên tay phải của
đường SS’ là miền sản xuất khả thi trong thực tế. Như vậy, các đơn vị sản xuất trong
thực tế nằm trên đường SS’ là có sự kết hợp tốt nhất, tiết kiệm nhất các yếu tố đầu vào
của sản xuất nên được xem là các đơn vị sản xuất đạt được hiệu quả sử dụng các yếu tố
đầu vào đạt 100%. Vì vậy C và D là những đơn vị sản xuất đạt hiệu quả. Điều đó có
nghĩa là, A và B là những đơn vị sản xuất chưa đạt hiệu quả. Mức hiệu quả sử dụng
các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất A được đo lường khoảng cách OA’/OA và nhỏ
hơn 1. Tương tự, sự không hiệu quả của ao ni B được trình bày bởi khoảng cách
6


OB’/OB và nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là các đơn vị sản xuất A và B có thể giảm sử

dụng 2 đầu vào đối với A là từ A đến A’, và B là từ B đến B’ mà không giảm đầu ra.
2.2. Hàm sản xuất và đường giới hạn khả năng sản xuất
2.2.1. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
và số lượng đầu ra (sản phẩm) làm ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm
sản xuất. Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho biết số lượng sản phẩm tối
đa của sản phẩm đó (ký hiệu là Q) có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các
phối hợp khác nhau của vốn (K) và lao động (L), với một trình độ cơng nghệ nhất
định. Vì thế, hàm sản xuất thông thường được viết như sau:
Q = F (K, L…)

(2.1)

Trong đó Q là số lượng đầu ra sản xuất được từ tổ hợp nhất định vốn (K) yếu tố
đầu vào (vốn ở đây được hiểu là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng nhà xưởng, máy móc,
thiết bị hay hàng tồn kho), lao động (L) các đầu vào khác.
Khi đề cập đến số lượng đầu ra tối đa, người ta muốn nhấn mạnh rằng, vì mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp khơng sử dụng các phương pháp sản xuất
lãng phí hay khơng hiệu quả về phương diện kỹ thuật.
Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối với những giá trị không âm của K và L. Thông
thường hàm sản xuất được giả định là hàm số đồng biến với vốn và lao động, nghĩa


Q
Q
 0 và
 0 trong miền xác định của hàm số sản xuất vì trong một chừng
K
L


mực nhất định, khi sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn, nhà sản xuất sẽ sản xuất ra
nhiều sản phẩm hơn.
Số lượng sản phẩm Q sản xuất ra thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của số
lượng vốn và lao động. Hàm sản xuất trong phương trình (2.1) áp dụng cho một
trình độ công nghệ nhất định. Một hàm số F cụ thể có thể đặc trưng cho một trình
độ cơng nghệ nhất định. Khi cơng nghệ thay đổi thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và số
lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ lớn hơn với cùng số lượng các yếu tố như trước hay
thậm chí ít hơn.

7


2.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế là đường mơ tả các tổ
hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được khi sử dụng tồn bộ các
nguồn lực sẵn có.

Hình 2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Nguồn: Coelli và cộng sự (2005).
Để đơn giản hóa, chúng ta hãy tưởng tượng nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại
hàng hóa X và Y. Hai ngành sản xuất này sử dụng toàn bộ các yếu tố sản xuất sẵn có
(bao gồm cả một trình độ cơng nghệ nhất định) của nền kinh tế. Nếu các yếu tố sản
xuất được tập trung toàn bộ ở ngành X, nền kinh tế sẽ sản xuất ra được 100 đơn vị
hàng hóa X mà khơng sản xuất được một đơn vị hàng hóa Y nào. Điều này được minh
họa bằng điểm A của hình 2.2. Trong trạng thái cực đoan khác, nếu các yếu tố sản xuất
được tập trung hết ở ngành Y, giả sử 300 hàng hóa Y sẽ được tạo ra song khơng một
đơn vị hàng hóa X nào được sản xuất (điểm D trên hình 2.2). Ở những phương án
trung gian hơn, nếu nguồn lực được phân bổ cho cả hai ngành, nền kinh tế có thể sản
xuất ra 70 đơn vị hàng hóa X và 200 đơn vị hàng hóa Y (điểm B), hoặc 60 đơn vị hàng
hóa X và 220 đơn vị hàng hóa Y (điểm C)… Những điểm A, B, C, D (và những điểm

khác, tương tự mà chúng ta không thể hiện) là những điểm khác nhau của đường giới
hạn khả năng sản xuất. Mỗi điểm đều cho chúng ta biết mức sản lượng tối đa của một
loại hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra được trong điều kiện nó đã sản xuất ra
một sản lượng nhất định hàng hóa kia. Ví dụ, nếu nền kinh tế sản xuất ra 70 đơn vị
8


hàng hóa X, trong điều kiện nguồn lực sẵn có, nó chỉ có thể sản xuất tối đa 200 đơn vị
hàng hóa Y. Nếu muốn sản xuất nhiều Y hơn (chẳng hạn, 220 đơn vị hàng hóa Y), nó
phải sản xuất ít hàng hóa X đi (chỉ sản xuất 60 đơn vị hàng hóa X).
Cịn trường hợp đường giới hạn (đường biên) khả năng sản xuất được biễu diễn
bằng mối quan hệ giữa 1 đầu vào (x) và 1 đầu ra (y) như hình vẽ 2.3.
y
B

F

y1
C

y2

0

x2

A

x1


x

Hình 2.3: Đường biên sản xuất và hiệu quả kỹ thuật
Nguồn: Coelli và cộng sự (2005).
Theo hình 2.3, để tối đa hóa đầu ra y1 , với điều kiện phải cố định x1, nếu doanh
nghiệp sử dụng x1 và đầu ra là y1 B đạt hiệu quả, cịn nếu đầu ra là y2 thì khơng đạt
hiệu quả.
Cùng một yếu tố đầu ra cố định y1 C, nếu doanh nghiệp sử dụng x2 C thì có hiệu
quả, cịn nếu doanh nghiệp sử dụng x1 C thì khơng hiệu quả gây lãng phí cao.
2.3. Hiệu quả kỹ thuật và phương pháp đo lường
2.3.1. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật
Coelli và cộng sự (2005) định nghĩa rằng hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một
lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng
đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ cơng nghệ nhất
định.
Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất
kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng
của ít nhất một đầu vào.
Hiệu quả kỹ thuật thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng các yếu tố đầu vào để
đạt được các kết quả đầu ra. Qua đó sẽ xác định được tính chất căn bản của việc đo
9


lường sự hiệu quả. Khơng mang tính chất khái qt hóa như hiệu quả kinh tế. Hiệu quả
kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất
hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với
một trình độ cơng nghệ nhất định.
Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như K, L, R, T …) để đạt được mục tiêu xác
định. Nó phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích (doanh thu, lợi nhuận …) thu được với chi phí bỏ ra
trong suốt q trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất được tạo thành
bởi ba thành phần: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá) và hiệu
quả kinh tế. Trong đó hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu
vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu
vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó.
2.3.2. Hiệu quả kỹ thuật dựa vào phân tích đường bao dữ liệu
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA)
được phát triển bởi Charnes và cộng sự (1978). DEA dựa trên cơ sở xây dựng đường
giới hạn hiệu quả, tương tự như hàm sản xuất trong trường hợp khi xuất lượng không
phải là một đại lượng vô hướng, mà là một véc-tơ. Đường giới hạn hiệu quả có hình
dạng màng lồi hoặc hình nón lồi trong khơng gian của các biến số nhập lượng và xuất
lượng. Đường giới hạn được sử dụng như là một tham chiếu đối với các trị số hiệu quả
của mỗi DN được đánh giá. Tuy nhiên, phương pháp DEA có các đặc trưng như: chỉ
cho phép đánh giá hiệu quả tương đối của các DN được đánh giá, tức là hiệu quả giữa
chúng so với nhau. Mức độ hiệu quả của các DN được xác định bởi vị trí của nó so với
đường giới hạn hiệu quả trong một không gian đa chiều của đầu vào/đầu ra. Phương
pháp xây dựng đường giới hạn hiệu quả - đó là giải nhiều lần bài tốn quy hoạch tuyến
tính. Đường giới hạn được hình thành giống như những đoạn thẳng kết nối các điểm
hiệu quả nhất, nhờ đó tạo thành một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi.
Do tính chất phân mảnh, liên tục của đường giới hạn sản xuất phi tham số trong
phương pháp DEA có thể dẫn đến vấn đề đo lường thiếu chính xác mức độ hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp. Vấn đề này phát sinh khi xuất hiện một phần của
đường giới hạn sản xuất nằm song song với các trục toạ độ, điều này không xảy ra đối
với hầu hết các đường giới hạn sản xuất có chứa tham số.
10


Dựa vào đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA được phân ra thành hai loại mơ
hình: tối thiểu hóa đầu vào, với giả định đầu ra không đổi và mơ hình tối đa hóa đầu

ra, với giả định đầu vào khơng đổi.
Phương pháp phân tích đường bao số liệu (DEA) – phương pháp phân tích hiệu
quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng
khá nhiều trong các bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế. Tuy
nhiên, ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, phương pháp này vẫn còn tương
đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả
hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích đường bao số liệu sử dụng kiến thức về mơ hình tốn
tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số
(mặt phẳng giới hạn sản xuất). Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh
nghiệp sẽ được tính tốn dựa theo mặt phẳng này.
2.3.2.1. Phương pháp đường bao dữ liệu theo mơ hình tối thiểu hóa đầu vào
Để mơ tả vấn đề này, lấy ví dụ giả định với 2 đầu vào là x1, x2 và một đầu ra là
y (theo hình 2.4). Các doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’
là các doanh nghiệp đạt hiệu quả. Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng
khoảng cách từ B đến P. Tỷ lệ TE= OB/OP thể hiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp
P, nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp P mà không làm ảnh hưởng
đến đầu ra. Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1.
x2/
y

S

A

P
B
C
D


O

S’
x1/y

Hình 2.4. Mơ hình DEA tối thiểu hoá đầu vào

11


2.3.2.2. Phương pháp đường bao dữ liệu theo mơ hình tối đa hóa đầu ra
Hiệu quả kỹ thuật được coi là khả năng của một ngành trong việc sản xuất tối đa
đầu ra trong điều kiện đầu vào cho trước. Trong trường hợp của mơ hình DEA tối đa
hóa đầu ra lấy ví dụ giả định với 2 đầu ra là y1, y2 và một đầu vào là x (hình 2.5) các
doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp
đạt hiệu quả. Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ P đến
P’. Tỷ lệ TE= OP/OP’ thể hiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp P, nghĩa là có thể tối
đa hóa đầu ra của doanh nghiệp P mà không làm ảnh hưởng đến đầu vào. Theo định
nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1

y2/x

S

A

P’

B


C

P

D
S’
O

y1/x

Hình 2.5. Mơ hình DEA tối đa hố đầu ra
2.3.3. Hiệu quả kỹ thuật dưới các giả định khác nhau

Hình 2.6. Hiệu quả kỹ thuật với hiệu suất thay đổi (a) và không đổi (b) theo quy mô
Nguồn: Coelli và cộng sự (2005)
12


Hình 2.6a mơ tả hiệu quả thay đổi theo quy mô (nonincreasing return to scale NIRTS, tức là giảm dần theo quy mơ - decreasing return to scale). Có nghĩa rằng khi
yếu tố đầu vào x tăng thêm 1 đơn vị thì yếu tố đầu ra q tăng lên nhỏ hơn 1 đơn vị.
Hình 2.6b mơ tả trường hợp hiệu quả không thay đổi theo quy mô (constant return to
scale- CRTS), tức là x tăng thêm 1 đơn vị thì q sẽ tăng lên một lượng đơn vị cố định.
Đo lường hiệu quả kỹ thuật đầu vào để trả lời cho câu hỏi: “Bằng cách nào có thể
tối thiểu hóa đầu vào mà không thay đổi đầu ra”. Ngược lại, đo lường hiệu quả kỹ
thuật đầu ra để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào có thể tối đa hóa đầu ra với lượng đầu
vào khơng thay đổi”. Sự khác nhau giữa TE định hướng đầu ra và đầu vào có thể được
mơ tả trong hình 2.6a. Hiệu quả theo định hướng đầu vào được đo lường bằng AB/AP,
trong khi đầu ra được đo bởi CP/CD. Trường hợp hiệu suất thay đổi theo quy mơ (hình
2.6a) thì hai tỷ lệ này khác nhau, nhưng chúng sẽ bằng nhau AB/AP = CP/CD trong
trường hợp hiệu suất không đổi theo quy mơ (hình 2.6b).

2.3.4. Đo lường hiệu quả theo quy mơ Scale Efficiency – SE

Hình 2.7. Hiệu quả theo quy mơ theo hướng tối thiểu hóa đầu vào
Đo lường hiệu quả theo quy mô Scale Efficiency – SE theo phương pháp DEA,
chúng ta so sánh CRS - DEA và VRS – DEA. Nếu có sự khác biệt giữa CRS – DEA
và VRS – DEA đối với từng doanh nghiệp cụ thể, chúng ta kết luận rằng có sự khơng
hiệu quả về mặt quy mơ.
Chúng ta có: TEcrs = TEvrs x SE
Bởi vì: APc/ AP = (APv/ AP) x (APc / APv)
13


×