Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây cá cơm tại thành phố cam ranh, khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC UYÊN MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ LƯỚI VÂY
CÁ CƠM TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH, KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC UYÊN MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ LƯỚI VÂY
CÁ CƠM TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH, KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế Phát triển

Mã số:

8310105


Quyết định giao đề tài:

525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1419/QĐ-ĐHNT ngày 28/11/2018

Ngày bảo vệ:

11/12/2018

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ KIM LONG
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Phân tích hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây cá
cơm tại thành phố Cam Ranh, Khánh Hịa” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Kim Long.
Các số liệu có được thơng qua điều tra khảo sát, kết quả trình bày trong luận văn
đảm bảo tính khách quan và đạo đức trong khoa học.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Khánh Hịa, tháng 10 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Ngọc Un Minh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q phịng
ban trường Đại học Nha Trang, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành đề
tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Kim Long đã giúp tơi hồn
thành tốt đề tài. Nhân đây, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp
đỡ tơi rất nhiều trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Ngọc Uyên Minh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................x

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .....................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ...................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ...................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu............................................................2
1.5. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................2
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................3
1.6.1. Lý thuyết ...............................................................................................................3
1.6.2. Thực tiễn ...............................................................................................................3
1.7. Kết cấu của luận văn.................................................................................................3
Tóm tắt chương 1.............................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC THỦY SẢN ............................................................................................5
2.1. Các khái niệm cơ bản ...............................................................................................5
2.2. Lý thuyết doanh thu – chi phí theo quan điểm kinh tế và quản lý nghề cá: Mơ hình
Gorden – Shaefer .............................................................................................................6
2.3. Lý thuyết hành vi kinh tế của tàu đánh bắt trong nghề cá tiếp cận mở (Flaaten, 2010) ........9
v


2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................13
2.4.1. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh tế của hoạt động sản xuất .............................13
2.4.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất dựa vào phân tích
Doanh thu - Chi phí .......................................................................................................14
2.5. Tình hình các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về hiệu quả kinh tế ngành
khai thác thủy sản ..........................................................................................................15

2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .......................................................................15
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................17
2.6. Khung phân tích của nghiên cứu............................................................................20
2.6.1. Khung tính tốn ...................................................................................................20
2.6.2. Các mơ hình nghiên cứu......................................................................................20
Trong nghiên cứu, tác giả xây dựng mơ hình: ..............................................................22
Tóm tắt chương 2 ..........................................................................................................22
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGHỀ LƯỚI VÂY CÁ CƠM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................23
3.1. Tổng quan nghề lưới vây........................................................................................23
3.1.1. Khái niệm về lưới vây .........................................................................................23
3.1.2. Phân loại lưới vây................................................................................................23
3.1.3. Cá cơm .............................................................................................................24
3.1.4. Đặc điểm ảnh hưởng tới nghề lưới vây tại tỉnh Khánh Hoà ...............................24
3.1.5. Đặc điểm hoạt động đánh bắt của nghề lưới vây tại Khánh Hồ........................27
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................35
3.2.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................35
3.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................37
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................37
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................40
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................41
Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................................42
vi


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........43
4.1. Nghiên cứu sơ bộ nghề lưới vây cá cơm tại Thành phố Cam Ranh.......................43
4.1.1. Giới thiệu về địa bàn điều tra ..............................................................................43
4.1.2. Cơ cấu độ tuổi......................................................................................................44
4.1.3. Trình độ văn hoá và kinh nghiệm khai thác ........................................................45

4.2. Sự phân bố của các ngành nghề thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hồ ................46
4.3. Vốn đầu tư ..............................................................................................................47
4.4. Chi phí ....................................................................................................................48
4.4.1. Chi phí biến đổi ...................................................................................................48
4.4.2. Chi phí hoạt động cố định ...................................................................................49
4.4.3. Chi phí khấu hao..................................................................................................51
4.4.4. Chi phí lãi vay .....................................................................................................52
4.5. Phân phối tiền lương...............................................................................................53
4.6. Đánh giá các chỉ số hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây cá cơm tại thành phố Cam
Ranh, Khánh Hịa ..........................................................................................................53
4.6.1. Nhóm tàu cơng suất dưới 20 CV .........................................................................53
4.6.2. Nhóm tàu cơng suất từ 20 - 90 CV......................................................................54
4.6.3. Nhóm tàu cơng suất trên 90 CV ..........................................................................55
4.7. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 3 nhóm tàu khai thác nghề lưới vây cá
cơm tại thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa....................................................................56
4.7.1. Kiểm định phi tham số Mann - Withney cho cỡ mẫu nhỏ ..................................56
4.7.2. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bình qn mỗi tàu của 3 nhóm tàu ...........57
4.8. Phân tích các nhân tố đặc điểm sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề
lưới vây cá cơm tại Cam Ranh ......................................................................................58
4.8.1. Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết.................................................................59
4.8.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế..........................61
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................63
vii


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................64
5.1. Kết luận ..................................................................................................................64
5.2. Hạn chế của đề tài ..................................................................................................65
5.3. Hướng mở của đề tài ..............................................................................................65
5.4. Khuyến nghị ...........................................................................................................65

5.4.1. Đầu tư quy mô tàu phù hợp.................................................................................65
5.4.2. Cân đối số chuyến đánh bắt đồng thời kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.........66
5.4.3. Đầu tư ngư cụ, trang thiết bị................................................................................67
5.4.4. Nâng cao trình độ cho chủ tàu, khuyến khích việc tích lũy kinh nghiệm để từ đó
nâng cao hiệu quả kinh tế ..............................................................................................67
5.4.5. Một số khuyến nghị khác ....................................................................................68
Tóm tắt chương 5 ..........................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................69
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPBĐ

: Chi phí biến đổi

CPCĐ

: Chi phí cố định

CPSX

: Chi phí sản xuất

DT/CPBĐ : Doanh thu trên chi phí biến đổi
LN/CPBĐ : Lợi nhuận trên chi phí biến đổi
LN/CPSX : Lợi nhuận trên chi phí sản xuất
LN/DT


: Lợi nhuận trên doanh thu

TD/CPBĐ : Thặng dư trên chi phí biến đổi
TD/CPCĐ : Thặng dư trên chi phí cố định

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tàu thuyền theo công suất tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2015.............28
Bảng 3.2. Cơ cấu tàu thuyền theo địa phương tại Khánh Hòa giai đoạn 2009-2015....30
Bảng 3.3. Cơ cấu tàu thuyền theo nghề tại Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2015 ...........31
Bảng 3.4. Cơ cấu nghề theo nhóm cơng suất tỉnh Khánh Hịa năm 2015 ....................33
Bảng 4.1. Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề lưới vây cá cơm tại Cam Ranh........44
Bảng 4.2. Bảng thống kê trình độ học vấn của chủ tàu và thuyền trưởng ....................45
Bảng 4.3. Bảng thống kê số năm kinh nghiệm của chủ tàu ..........................................46
Bảng 4.4. Sự phân bố tàu theo nghề và cơng suất tại Khánh Hịa năm 2015 ...............46
Bảng 4.5. Bảng cơ cấu vốn đầu tư của đội tàu nghề lưới vây cá cơm ..........................47
Bảng 4.6. Chi phí biến đổi bình qn một chuyến biển của đội tàu nghề lưới vây cá
cơm tại Cam Ranh, Khánh Hoà năm 2016/2017 ..........................................................48
Bảng 4.7. Chi phí sửa chữa lớn trong năm của đội tàu nghề lưới vây cá cơm .............50
Bảng 4.8. Chi phí bảo hiểm, phí, lệ phí của đội tàu nghề lưới vây cá cơm ..................50
Bảng 4.9. Cơ cấu chi phí hoạt động cố định .................................................................50
Bảng 4.10. Chi phí khấu hao của nghề lưới vây cá cơm tại Cam Ranh........................51
Bảng 4.11. Chi phí lãi vay của đội tàu lưới vây cá cơm ...............................................52
Bảng 4.12. Thống kê mô tả một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế năm 2017 của
các tàu có cơng suất dưới 20 CV...................................................................................53
Bảng 4.13. Thống kê mô tả một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế năm 2017 của
các tàu có cơng suất từ 20-90 CV..................................................................................54

Bảng 4.14. Thống kê mơ tả một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế a năm 2017 của
các tàu có cơng suất trên 90 CV ....................................................................................55
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định phi tham số Mann - Withney cho cỡ mẫu nhỏ .............57
Bảng 4.16. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bình qn mỗi tàu của 3 nhóm tàu .......57
Bảng 4.17. Sơ lược mơ hình..........................................................................................61
Bảng 4.18. Phân tích ANOVA ......................................................................................61
Bảng 4.19. Các chỉ số phóng đại phương sai (VIF) của mơ hình .................................62
Bảng 4.20. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu)...........................................................................................................62
x


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Mơ hình Gorden-Shaefer với giá cố định........................................................7
Hình 2.2: Mơ hình Gorden-Shaefer với giá thay đổi.......................................................8
Hình 2.3: Hành vị điều chỉnh quy mơ nỗ lực trong ngắn hạn của hai tàu với cơ cấu
vốn, giá sản phẩm, trữ lượng đánh bắt và mức trữ lượng cho trước. ............................11
Hình 2.4: Hành vi điều chỉnh quy mơ nỗ lực trong dài hạn của hai tàu với cơ cấu vốn,
giá sản phẩm, khả năng đánh bắt và mức trữ lượng cho trước. ....................................13
Hình 3.1: Tỷ trọng cơ cấu nghề các năm 2009 - 2015 ..................................................32
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề lưới vây cá cơm tại Cam Ranh....45
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu vốn đầu tư của nghề lưới vây cá cơm tại Khánh Hồ ..................48
Biểu đồ 4.3: Chi phí biến đổi bình qn........................................................................49
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu chi phí khấu hao tàu khai thác nghề câu xa bờ tại Khánh Hoà ....52
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ phân tán của giá trị phần dư chuẩn hóa với giá trị phần dư chuẩn
đốn của mơ hình...........................................................................................................59
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tần số của phần dư của các mơ hình............................................60
Biểu đồ 4.7: Đồ thị P-P plot của phần dư đã được chuẩn hóa của các mơ hình ...........60

xi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây cá cơm tại thành
phố Cam Ranh, Khánh Hịa“ có mục tiêu là đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế;
đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây cá
cơm tại thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa. Do hạn chế về phạm vi nghiên cứu, Luận
văn này chỉ tập trung vào khía cạnh hiệu quả kinh tế theo cách tiếp cận doanh thu và
chi phí của hoạt động sản xuất. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị
cho chính quyền và chủ hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây cá cơm
tại thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp dựa trên việc khảo
sát số liệu từ 39 tàu khai thác của nghề lưới vây cá cơm tại thành phố Cam Ranh,
Khánh Hòa (chiếm 43,33% trong tổng số tàu lưới vây cá cơm tại thành phố Cam Ranh,
Khánh Hòa). Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Chi cục Thủy sản Khánh Hòa.
Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp
thống kê mô tả, thống kê so sánh để phân tích hiệu quả kinh tế của các nhóm tàu thuộc
3 dải công suất: dưới 20 CV, 20 - 90 CV, trên 90 CV và mơ hình hồi quy để đánh giá
ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả kinh tế.
Với mẫu khảo sát của nghiên cứu chính thức n = 39 tàu, kết quả cho thấy nhóm
tàu có cơng suất 20 - 90 CV có hiệu quả kinh tế cao nhất, kế đến là nhóm tàu có cơng suất
trên 90 CV và cuối cùng là nhóm tàu có cơng suất dưới 20 CV. Kết quả hồi quy, có 4
nhân tố có ý nghĩa thống kê, đó là Số tấm lưới sử dụng bình quân; Số chuyến đánh bắt
trong năm; Tỷ số công suất/chiều dài; Tuổi nghề của chủ tàu. Trong đó, tuổi nghề của
chủ tàu tác động mạnh nhất, đến số tấm lưới sử dụng bình quân, số chuyến đánh bắt và
tỷ số công suất/chiều dài tàu. Tuổi nghề, số tấm lưới, số chuyến đánh bắt tác động theo
chiều thuận chỉ tỷ suất công suất/chiều dài là tác động theo chiều nghịch đến tỷ suất lợi
nhuận – doanh thu.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất được một số hàm ý
chính sách chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề lưới vây cá cơm tại Cam

Ranh, bao gồm: (1) Đầu tư quy mô tàu phù hợp; (2) Cân đối số chuyến đánh bắt đồng thời kết
hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản; (3) Đầu tư ngư cụ, trang thiết bị; (4) Nâng cao trình độ chủ
tàu; (5) Các khuyến nghị khác.
Từ khóa: Khai thác thủy sản, Lưới vây cá cơm, Hiệu quả kinh tế, thành phố Cam Ranh.
xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên 5.197 km2
(bao gồm cả các đảo, quần đảo). Khánh Hòa có vùng biển rộng, bờ biển dài 385km,
với khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hơ trong quần đảo Trường Sa.
Ven bờ biển Khánh Hịa có nhiều cửa sơng, eo vịnh, đầm phá, vùng bãi triều rất thuận
lợi cho phát triển thủy sản.
Theo đánh giá nguồn lợi, vùng biển Khánh Hịa có tổng trữ lượng hải sản khoảng
180.000-200.000 tấn, cho phép khai thác ở mức 70.000-90.000 tấn/năm. Trong đó chủ
yếu là cá nổi (nguồn lợi biển phân bố không đều, tập trung phần lớn ở ngư trường
ngồi khơi. Hai nhóm hải sản chính ở Khánh Hoà là Cá cơm (23% khối lượng và 15%
giá trị), Cá ngừ nhỏ (21% sản lượng 39% giá trị). Cá xơ là nhóm quan trọng thứ 3 về
mặt sản lượng, 17% trong khi chỉ chiếm 2% giá trị.
Theo số liệu thống kê trong báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
tỉnh Khánh Hịa năm 2016 thì tính đến năm 2015 tồn tỉnh hiện có 9.810 tàu cá (trong
đó tàu có cơng suất từ 90CV trở lên có 1.241 chiếc, chiếm 12,65% tổng số tàu). Cam
Ranh là một trong những địa phương có nghề khai thác hải sản phát triển của tỉnh
Khánh Hịa nói riêng và cả nước nói chung. Tổng số tàu thuyền khai thác hải sản ven
bờ khoảng 1.978 chiếc (chiếm gần ¼ tổng số tàu thuyền tồn tỉnh), trong đó, tàu
thuyền nghề lưới vây ven bờ là 260 chiếc (chiếm 13,14% số tàu khai thác ven bờ của
thành phố). Số tàu lưới vây cá cơm là 90 chiếc, chiếm 34,62% trong tổng số tàu thuyền
nghề lưới vây ven bờ.
Nghề lưới vây cá cơm tại thị xã Cam Ranh phát triển nhanh trong những năm gần

đây, đó là sự chuyển dịch từ các tàu hoạt động nghề lưới mành sang. Nghề lưới vây cá
cơm có thể hoạt động khai thác quanh năm và chỉ ngưng hoạt động vào những ngày
thời tiết xấu, biển động, tàu không thể vây được đàn cá, do đó việc nghiên cứu nghề
lưới vây cá cơm là mối quan tâm không chỉ của ngư dân mà cả chính quyền địa
phương. Tuy nhiên, nghề lưới vây cá cơm tại thị xã Cam Ranh do quản lý kém, dẫn
đến một số tàu thuyền hoạt động không hiệu quả nên thu nhập của ngư dân chưa mấy
khả quan. Bên cạnh đó, việc phát triển nghề lưới vây cá cơm ven bờ một cách tự phát
có nguy cơ hủy diệt nguồn lợi tại địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu hiệu quả kinh
tế của nghề lưới vây cá cơm càng trở nên cấp thiết, các nhà quản lý sẽ dựa vào những
kết quả này để đưa ra các chính sách phát triển nghề lưới vây cá cơm nhằm bảo đảm
1


mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, tơi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả
kinh tế của nghề lưới vây cá cơm tại thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa“.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế nghề lưới vây cá cơm tại thành phố Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hòa.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Phân tích hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới vây cá cơm ở Cam Ranh theo cách
tiếp cận doanh thu – chi phí.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của chúng tác động đến lợi
nhuận biên.
Đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm làm gia tăng hiệu quả kinh tế của nghề
lưới vây cá cơm và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây cá cơm
tại Cam Ranh.
Phạm vi nghiên cứu: Các tàu hoạt động nghề lưới vây cá cơm tại Cam Ranh

trong mùa vụ năm 2017.
1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mơ hình lý thuyết kinh tế học nghề cá – Mơ hình Gorden –
Shaefer để hiểu được mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và cường lực khai thác trong
ngành thủy sản (Flaaten, 2010).
Lý thuyết hành vi kinh tế của tàu đánh bắt trong nghề cá tiếp cận mở (Flaaten,
2010): nhằm giải thích hành vi đầu tư cường lực khai thác của chủ tàu và các tàu có
hiệu quả kinh tế khác nhau như thế nào trong nghề cá tiếp cận mở.
Nghiên cứu sử dụng các chỉ số để đánh giá kết quả kinh tế tham khảo từ Lê
Kim Long và cộng sự (2008), Nguyễn Đình Duy và cộng sự (2012).
1.5. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đối vơi các ngư
dân khai thác nghề lưới vây cá cơm. Số liệu thu thập cho mùa vụ 2017. Các thông tin
thu thập bao gồm: đặc điểm hoạt động đánh bắt (số chuyến, số tháng, số ngày hoạt
động trong năm, số thuyền viên, số lưỡi câu sử dụng trong một chuyến, ngư trường) và
2


đặc điểm kỹ thuật của tàu (chiều dài, công suất tàu); dữ liệu về chi phí biến đổi bình
qn cho một chuyến đi biển; các chi phí đầu tư cho tàu và ngư cụ; chi phí sửa chữa và
lãi vay; thơng tin sản lượng khai thác và giá bán bình quân, doanh thu; các thông tin về
đặc điểm hoạt động tiêu thụ đầu ra (nơi bán, người mua, cơ cấu sản lượng của người
mua và giá bán, hình thức bán, phương thức giao dịch, trao đổi, tiếp cận thông tin thị
trường và phương thức thanh tốn…); thơng tin bảo quản chất lượng sản phẩm và ghi
chép nhật ký khai thác và các thông tin khác.
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.6.1. Lý thuyết
Đề tài góp phần đưa ra một bức tranh cụ thể về thực trạng nghề lưới vây cá cơm
tại Cam Ranh nhằm xác định được nhóm tàu nào đạt kết quả kinh tế cao nhất; đánh giá
được các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt của tàu. Từ đó làm cơ sở

khoa học giúp ngư dân có thể tham khảo để điều chỉnh sản xuất, góp phần trong cơng
tác quy hoạch phát triển bền vững nghề lưới vây cá cơm tại Cam Ranh.
Đề tài góp phần bổ sung vào bộ dữ liệu thống kê về hoạt động khai thác của nghề
lưới vây cá cơm tại Cam Ranh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên
cứu tiếp theo về khai thác hải sản và cho các nghiên cứu khác có liên quan đến kinh tế
thủy sản ở Cam Ranh nói riêng và Khánh Hịa nói chung, rộng hơn nữa là Việt Nam.
1.6.2. Thực tiễn
Cung cấp cho ngư dân, đơn vị, tổ chức liên quan những thông tin khoa học về
ngành nghề mà họ đang hoạt động. Qua đó ngư dân, đơn vị, tổ chức thấy được đâu là
yếu tố cần khắc phục hay cần phát huy nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề lưới
vây cá cơm tại Cam Ranh.
Đề tài giúp các cơ quan quản lý Nhà nước thấy được điểm yếu, điểm mạnh của
nghề lưới vây cá cơm tại Cam Ranh, từ đó có những cơ chế, chính sách quản lý thúc
đẩy phát triển bền vững trong tương lai.
1.7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản
Chương 3: Tổng quan nghề lưới vây cá cơm và phương pháp nghiên cứu

3


Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả giới thiệu về: (i) tính cấp thiết của đề tài. Từ vấn đề
thực tế này, nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây cá cơm tại
thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa“, (ii) mục tiêu nghiên cứu, (iii) đối tượng và phạm

vi nghiên nghiên cứu, (iv) cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, (v) phương
pháp thu thập số liệu, (vi) ý nghĩa của kết quả nghiên cứu, (vii) giới thiệu kết cấu của
luận văn của mình.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
2.1. Các khái niệm cơ bản
Hoạt động kinh tế là hoạt động nhằm mục đích thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu về
vật chất và tinh thần cho con người và xã hội.
Mục đích của sản xuất là thoả mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần cho
con người và cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra
những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội, sản xuất đạt mục tiêu về kết quả kinh
tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng hữu ích ngày càng lớn.
Từ kết quả đó chúng ta đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh tế được xác định
bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Kết quả kinh tế của hoạt động khai thác hải sản là sự khác biệt giữa kết quả
thuđược là doanh thu và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như: chi phí khấu
hao của giá trị đầu tư (đầu tư cho tàu, ngư cụ và trang thiết bị), chi phí nhiên liệu, chi
phí tiền lương thủy thủ, chi phí bảo quản, chi phí lương thực thực phẩm, chi phí sửa
chữa nhỏ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí lãi vay.
“Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh
tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế. Như vậy hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp
đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó tạo ra các yếu tố đầu ra của quá trình sản
xuất (Trương Hịa Bình và Võ Thị Tuyết, 2010).
Nhiều quan điểm cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình là tác giả Manfred Kuhn,

theo ơng : "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị
chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị
kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là xác định trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để
tạo ra các kết quả đạt được trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn nhằm đạt được
lợi nhuận cao trong quá trình sản xuất. Đó chính là hiệu quả của lao động sản xuất,
được xác định thông qua các đại lượng được đo lường bằng hiện vật hay giá trị.
Trong lĩnh vực khai thác hải sản, xác định hiệu quả là việc xác định những kết
quả đạt được trong quá trình khai thác và các yếu tố đầu vào đã bỏ ra. Hiệu quả kinh tế
5


sẽ vận dụng những tương quan so sánh giữa giá trị kết quả đạt được và chi phí yếu tố
đầu vào (Duy, 2010). Chi phí các yếu tố đầu vào cụ thể của hoạt động khai thác có thể
là: vốn đầu tư cho tàu (bao gồm vỏ tàu và máy tàu), vốn đầu tư cho ngư cụ, vốn đầu tư
trang thiết bị trên tàu, nhiên liệu, các chất bảo quản sản phẩm sau khai thác (đá cây,
muối), lương thực thực phẩm phục vụ ăn uống và sinh hoạt của thủy thủ, lương của
thủy thủ và vốn bằng tiền khác (dùng để sửa chữa tàu, đóng bảo hiểm, nộp thuế nhà
nước, trả lãi vay và các chi phí khác). Giá trị kết quả hoạt động đánh bắt đạt được là
doanh thu và một số chỉ tiêu lợi nhuận khác. Đối với hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào (còn gọi hiệu quả kỹ thuật, technical efficiency) đó là mối quan hệ giữa các yếu
đầu vào đã sử dụng hoạt động đánh bắt (có thể đo lường bằng vật chất hoặc giá trị) và
kết quả đạt được bằng sản lượng cá khai thác được.
Doanh thu từ khai thác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các thủy thủ tham gia
hoạt động đánh bắt trên tàu thu được từ việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Trong một năm, doanh thu bao gồm tổng doanh thu khai thác trong mùa chính và
trong mùa phụ. Doanh thu khai thác các nghề nói chung và nghề lưới rê thu ngừ nói
riêng khơng bao gồm phần thu nhập do cá nhân thủy thủ làm thêm trong quá trình
tham gia đánh bắt và cũng như không bao gồm phần sản phẩm khai thác được chia cho
các thủy thủ để làm thức ăn cho gia đình. Doanh thu khai thác cũng được hiểu là

doanh thu thuần và nó cũng đã được trừ đi phần phần trả cho các nậu vựa giúp chủ tàu
bán sản phẩm khai thác, trừ phí bến cảng khi tàu cập cảng tiêu thụ sản phẩm và các
khoản giảm trừ doanh thu khác (W.P.Davidse, 1997). Chi phí khai thác là tổng các
khoản tiền chi ra phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản của tàu và các khoản khấu
trừ tài sản thông qua khấu hao. Trong lĩnh vực khai thác hải sản, chi phí có thể được
phân loại gồm: chi phí cố định, chi phí biến đổi (chi phí cho chuyến biển và chi phí
tiền lương) (W.P.Davidse, 1997).
2.2. Lý thuyết doanh thu – chi phí theo quan điểm kinh tế và quản lý nghề cá:
Mơ hình Gorden – Shaefer
Một hoạt động kinh tế, được duy trì trong dài hạn khi doanh thu bù đắp được chi
phí bỏ ra. Khoản mục chi phí khơng chỉ bao gồm chi phí của các yếu tố đầu vào mua
được mà còn chi phí do người chủ lao động bỏ ra như chi phí khấu hao, lãi suất vốn và
kể cả chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn (doanh thu kiếm được từ những hoạt động
khác). Theo Flaaten (2010) nếu không có quy định nào hạn chế người dân tham gia
6


đánh bắt và khơng có tác động ngoại ứng nào (còn gọi bằng thuật ngữ là “nghề cá tiếp
cận mở”), hoạt động kinh tế trong dài hạn của ngành sẽ có xu hướng đạt đến trạng thái
cân bằng khi lợi nhuận biên của ngành bằng khơng.

Hình 2.1. Mơ hình Gorden-Shaefer với giá cố định
Nguồn: Tham khảo từ Flaaten (2010)
Mơ hình Gorden- Shaefer ở hình 1.1 trình bày mối quan hệ giữa doanh thu, chi
phí với cường lực khai thác. Mối quan hệ chi phí-cường lực (TC) là một đường đường
thẳng bởi vì chi phí cho một đơn vị được giả sử là khơng đổi, do đó tổng chi phí (bao
gồm chi phí sử dụng nguồn lợi) tương ứng tỷ lệ với cường lực. Mối quan hệ doanh
thu-cường lực (TR) có dạng hình parabol dựa vào mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng
trữ lượng và trữ lượng cá (xem Flaaten (2010)). Hình 1.1 cho thấy rằng, khi chưa có
hoạt động đánh bắt, nếu cường lực tăng sẽ làm cho doanh thu khai thác tăng nhưng với

một tỷ lệ giảm. Điểm MSY (sản lượng bền vững) tối đa- Maximum Sustainable Yield)
được xem như là ngưỡng tới hạn mà nếu tiếp tục tăng cường lực khai thác thì doanh
thu sẽ giảm vì trữ lượng được xem đã bị khai thác quá mức (overfishing). Điểm MSY
được xem là điểm mà tại đó sản lượng bền vững tối đa, nghĩa là sản lượng tối đa được
duy trì trong dài hạn với trữ lượng ổn định và mức cường lực khai thác không đổi.
7


Hình 2.2. Mơ hình Gorden-Shaefer với giá thay đổi
Nguồn: Tham khảo từ Flaaten (2010)
Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt lại có những điểm khác biệt. Một trong những yếu
tố đầu vào tham gia vào hoạt động này là trữ lượng cá. Trong khi đối với xã hội, trữ
lượng là khan hiếm thì đối với ngư dân nó được xem là một loại hàng hóa miễn phí.
Mối quan tâm của xã hội hiện nay là làm thế nào để tiết kiệm được nguồn lợi, cũng
như tiết kiệm các loại nguồn lợi khan hiếm khác. Đối với xã hội, nguồn lợi thủy sản là
khan hiếm và việc sử dụng nó phải trả phí gọi là chi phí xã hội (chi phí sử dụng vốn
nguồn lực tài nguyên). Đối với từng cá nhân người dân, nguồn lợi cá biển là dồi dào và
việc sử dụng nó khơng mất phí.
Vì vậy, tổng chi phí khai thác của người dân thấp hơn so với tổng chi phí khai
thác của xã hội và do đó hoạt động khai thác có khả năng vượt trên mức mà xã hội nên
thực hiện. Cá nhân người ngư dân có thể sẽ gia tăng cường lực khai thác để tìm kiếm
tối đa hóa lợi nhuận của mình, trong khi trên khía cạnh xã hội lại lâm vào tình trạng
tổn thất gia tăng khi hoạt động khai thác mở rộng. Vì thế, tổng chi phí khai thác tăng.
Nếu số lượng tàu tham gia đánh bắt vẫn tăng lên, có thể xảy ra trạng thái cân bằng lợi
nhuận bằng không. Một số ngư dân có hiệu quả khai thác cao vẫn có thể bù đắp được
mọi chi phí, bao gồm cả chi phí cơ hội, nhưng xét trên tồn xã hội thì khơng. Vì xã hội
phải chịu lỗ rịng do bù dắp chi phí sử dụng nguồn lợi, một nguồn lợi đang bị khan
hiếm và cũng đáng giá như lao động và vốn.
8



Nếu xã hội đánh thuế người ngư dân khi họ sử dụng nguồn lợi thì khi đó tổng chi
phí khai thác sẽ tăng trên mức hiện tại. Chi phí khai thác càng cao làm cho một số ngư
dân hoạt động đánh bắt khơng có lợi nhuận, do đó sẽ giảm cường lực khai thác xuống
mức mà tại đó có thể tối đa hóa lợi nhuận rịng. Khi cường lực khai thác thấp hơn,
nghĩa là thời gian khai thác thấp hơn, ít tàu tham gia đánh bắt hơn, thậm chí ít người
làm việc trên biển hơn. Tuy nhiên, trong một đất nước dư thừa lao động bởi phát triển
kinh tế chung, không giải quyết được lao động dư dôi ra khi ngư dân bỏ nghề thì đây
chính là một cản trở lớn.
Do đó, để đưa ra những chính sách có ý nghĩa cần xác định lợi nhuận cá nhân và
lợi nhuận xã hội bằng cách tính tốn và so sánh chi phí và doanh thu. Để làm được
điều này cần phải nghiên cứu nhiều năm để tìm ra khuynh hướng lợi nhuận, xu hướng
này không chỉ thể hiện khả năng sinh lợi mà cịn thể hiện tính ổn định chắc chắn của nghề.
Lợi nhuận khác nhau tương ứng sẽ có những chính sách khác nhau. Lợi nhuận
tăng địi hỏi phải kiểm soát nghề cá đang mở rộng. Lợi nhuận giảm cần có sự can thiệp
của chính phủ nhằm hạn chế số lượng tàu bè gia nhập ngành. Lợi nhuận bằng khơng
địi hỏi giảm cường lực khai thác trong khi lợi nhuận âm cần khuyến khích thay đổi
hoặc sự trợ giúp tái thiết lập lại của những ngư dân làm ăn có lãi cuối cùng, biên dao
động lợi nhuận rộng đòi hỏi cần có một chính sách ổn định có thể mở rộng hoặc thắt
chặt hoạt động của nghề khi cần thiết.
Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vì hạn chế về thời gian chi phí, đề tài
khơng thể đi sâu thu thập dữ liệu trong nhiều năm mà chỉ có thể nghiên cứu trong một
năm cụ thể với doanh thu và chi phí khai thác trung bình.
2.3. Lý thuyết hành vi kinh tế của tàu đánh bắt trong nghề cá tiếp cận mở (Flaaten, 2010)
Khi sản lượng đánh bắt của một tàu là nhỏ tương đối so với quy mô nguồn lợi,
chúng ta giả định rằng chủ tàu sẽ đánh bắt nguồn lợi không đổi trong ngắn hạn và
nguồn lợi sẽ không bị ảnh hưởng bởi sản lượng đánh bắt của một tàu. Điều này cũng
có nghĩa là giá cả thị trường của cá (xét trên quan điểm của chủ tàu) không bị ảnh
hưởng bởi sản lượng của mỗi tàu khi cập bến. Vì vậy, để phân tích một sự mô phỏng
của mỗi tàu, hoạt động đánh bắt của mỗi tàu riêng lẻ không ảnh hưởng đến mức độ

nguồn lợi và giá cả thị trường. Do đó, có thể là hợp lý khi giả định rằng nguồn lợi và
giá cá không bị ảnh hưởng bởi sản lượng đánh bắt của tàu trong thời gian xem xét là
một năm.
9


Tại một thời kỳ nhất định, với một trữ lượng nguồn lợi cho trước, sản lượng đánh
bắt của các tàu được giả định là một hàm số theo nỗ lực/cường lực khai thác và có thể
biểu diễn theo hàm số đánh bắt của Schaefer như sau:
h (e,X) = q.e.X

(3.1)

với e là nỗ lực đánh bắt (hay còn gọi là cường lực khai thác) của một tàu, q là hệ
số khả năng đánh bắt và X là trữ lượng cá.
Lợi nhuận đánh bắt của ngành là:

п = p.q.E.X - TC(E)

Lợi nhuận của hoạt động đánh bắt của mỗi tàu là:
п (e;X) = p.h(e,X) – tc(e)
hay

п (e;X) = p.q.e.X – tc(e)

(3.2)

với p là giá thị trường trên thị trường cạnh tranh và tc(e) là tổng chi phí theo
cường lực đánh bắt của mỗi tàu. Trong ngắn hạn, tc(e) là chi phí biến đổi (chi phí/ 1
chuyến biển = tvc(e)). Trong dài hạn, tc(e) là tất cả chi phí (chi phí biến đổi và chi phí cố

định). Tổng doanh thu của tàu là pqeX - một hàm số phụ thuộc vào cường lực đánh bắt.
Giả định rằng, mục tiêu của mỗi tàu là tối đa hóa lợi nhuận thì ta có:
hay

mc(e) = mr(e) = p.q.X

(3.3)

Phương trình (3.3) cho thấy lợi nhuận của một tàu được tối đa khi doanh thu biên
bằng chi phí biên. Như vậy, với các yếu tố như giá cả, hệ số đánh bắt và trữ lượng là
biết trước, cường lực khai thác tối ưu của tàu là mức nỗ lực tại đó tàu đạt mức lợi
nhuận tối đa.
Thơng thường, một đơn vị kinh doanh sẽ kiểm sốt được tồn bộ quá trình sản
xuất, bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết và chi phí của các yếu tố này. Tuy
nhiên, đối với khai thác thuỷ sản nói chung và nghề câu xa bờ nói riêng, các tàu đánh
bắt lại khơng thể kiểm sốt được yếu tố đầu vào quan trọng nhất là trữ lượng cá vì nó
là yếu tố tự nhiên, khơng phải là nguồn đầu vào thông thường như nhiên liệu hay ngư
cụ mà chúng ta có thể mua được trên thị trường. Vì vậy, chi phí đơn vị sẽ phụ thuộc
vào cả chi phí các yếu tố đầu vào, mức trữ lượng cho trước và trữ lượng đánh bắt.

10


Hình 2.3. Hành vị điều chỉnh quy mơ nỗ lực trong ngắn hạn của hai tàu với
cơ cấu vốn, giá sản phẩm, trữ lượng đánh bắt và mức trữ lượng cho trước
Nguồn: Tham khảo từ Flaaten (2010)
Chi phí biến đổi trung bình (avc) và chi phí biên (mc)được minh họa trên đồ thị
trên cho thấy đường avc ban đầu suy giảm, xuống đến điểm cực tiểu tại mức nỗ lực
và sau đó tăng dần. Đường cong avc xuống đến cực tiểu thì mc bằng với avc. Chúng ta
có thể nhận dạng các đường cong này từ lý thuyết sản xuất, nhưng sự khác biệt quan

trọng là trong trường hợp này, nỗ lực là biến số trên trục hoành, trong khi biến số được
sử dụng trong kinh tế vi mô thông thường là sản lượng. Chúng ta có thể xem nỗ lực
sản phẩm trung gian của tàu đánh bắt – sản lượng được tạo ra bằng việc sử dụng các
yếu tố đầu vào thường xuyên. Tuy nhiên, nỗ lực sẽ đem lại kết quả đầu ra (sản lượng)
bao nhiêu còn tùy thuộc vào quy mơ trữ lượng và sự sẵn có của nguồn lợi. Nếu biết
chính xác nỗ lực sẽ mang lại bao nhiêu sản lượng thì chúng ta có thể tính tốn được
chi phí sản lượng đơn vị. Sự phân biệt giữa chi phí (chi phí trung bình và chi phí biên)
nỗ lực đơn vị và chi phí sản lượng đơn vị rất quan trọng để hiểu được bản chất của
kinh tế học nghề cá.
Đồ thị trên thể hiện quá trình điều chỉnh nỗ lực của hai tàu hoạt động nhằm mục
đích tối đa hóa lợi nhuận, gồm tàu i và tàu j. Hình (a) chỉ ra doanh thu biên của nỗ lực
pqX với hai mức trữ lượng
trữ lượng



. Nỗ lực tối ưu của tàu i là

tương ứng với mức

. Trong trường hợp này, tàu i không tạo ra lợi nhuận mà chỉ đạt điểm hịa

vốn, vì doanh thu biên mr(e) bằng với chi phí biên mc(e). Nếu doanh thu của tàu thấp
hơn mức

và duy trì trong dài hạn thì tàu có khả năng dừng hoạt động vì doanh
11



×