Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng thức ăn đến hiệu quả sinh sản, ảnh hưởng mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm hề (hymenocera picta DANA, 1852)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ QUANG TRUNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THỨC ĂN ĐẾN HIỆU QUẢ
SINH SẢN, ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN LÊN SINH
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM HỀ
(Hymenocera picta DANA, 1852)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ QUANG TRUNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THỨC ĂN ĐẾN HIỆU QUẢ
SINH SẢN, ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN LÊN SINH
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM HỀ
(Hymenocera picta DANA, 1852)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:


Ngày bảo vệ:
Giáo viên dẫn:
PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
Chủ tịch hội đồng
TS. LỤC MINH DIỆP
Phịng Sau đại học

Ni trồng Thủy sản
60620301
109/QĐ-ĐHNT, 09/02/2018
1368/QĐ-ĐHNT 19/11/2018
30/11/2018

KHÁNH HỊA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn
đến hiệu quả sinh sản, ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng tơm hề (Hymenocera picta, Dana 1852)” là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, do bản thân tôi xây dựng, thu thập và xử lý số liệu dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS. Nguyễn Đình Mão và sự hỗ trợ chun mơn cũng như kinh phí triển khai từ
ThS. Đồn Xuân Nam - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ Giáo
dục và Đào tạo mã số B2016-TSN-03 "Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống
tôm hề (Hymenocera picta Dana, 1852)". Tôi được sự cho phép của chủ nhiệm đề tài
trong việc thiết kế thí nghiệm, triển khai nghiên cứu và sử dụng một số kết quả từ đề
tài này. Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào cho đến thời điểm hiện tại.
Khánh Hịa, ngày 17 tháng 12 năm 2018
Tác giả


Lê Quang Trung

iv


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Ni trồng Thủy sản, Phịng
Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nha Trang đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Đình Mão người đã
tận tình hướng dẫn, động viên và dìu dắt tơi trong suốt q trình định hướng nghiên
cứu, thực hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Đoàn Xuân Nam - chủ nhiệm
đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo B2016-TSN-03
"Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống tơm hề Hymenocera picta Dana,
1852". Xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Văn Dũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc
tiếp cận tài liệu, trình bày số liệu và có nhiều đóng góp q báu giúp tơi hồn thiện báo
cáo. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trại Sản xuất giống cá cảnh Đường Đệ, Vĩnh
Hòa, Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi về kinh phí, nhân lực, trang thiết bị
và các hỗ trợ khác để tơi triển khai và hồn thành các nội dung nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn các thầy cơ trong Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha
Trang đã giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua; Cảm ơn
lãnh đạo và đồng nghiệp tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học. Cuối cùng, tơi xin
gửi lời cảm ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa, ngày 17 tháng 12 năm 2018
Tác giả


Lê Quang Trung

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................v
MỤC LỤC........................................................................................................................vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................xi
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của tơm hề .........................................................3
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái ....................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố ...............................................................................3
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ........................................................................4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................5
1.1.5. Đặc điểm sinh sản ...................................................................................................6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ương giống tôm cảnh .........................................9
1.2.1. Môi trường ............................................................................................................10
1.2.2. Dinh dưỡng ...........................................................................................................10
1.2.3. Hệ thống ương nuôi ấu trùng................................................................................11
1.2.4. Mật độ ấu trùng .....................................................................................................12
1.3. Các nghiên cứu về sản xuất giống tôm cảnh trên thế giới và Việt Nam ................13
1.3.1. Trên thế giới ..........................................................................................................13
1.3.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................................15

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................17
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu ............................................................. 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................17
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu...........................................................................17
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận .........................................................18
2.2.3. Các điều kiện thí nghiệm ......................................................................................18
2.2.4. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................19
2.2.4.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên hiệu quả sinh sản của tôm bố mẹ .........................19
vi


2.2.4.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng .................20
2.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ..................24
2.2.5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu .................................................................25
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: .................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................28
3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến hiệu quả sinh sản của tôm bố mẹ ............................... 28
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng .......................30
3.2.1. Các thông số môi trường ......................................................................................30
3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng .............................................31
3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng.........................31
3.2.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng của ấu trùng ............................ 32
3.3. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ........................37
3.3.1. Các thông số môi trường ......................................................................................37
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống của ấu trùng ....................................37
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng ................38
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng của ấu trùng .................................39
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ......................................................42
4.1. Kết luận ....................................................................................................................42
4.2. Đề xuất ý kiến ..........................................................................................................42

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 44

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ARA:

Axít arachidonic (C20:4n-6)

Art.:

Artemia

AT:

Ấu trùng

ctv.:

Cộng tác viên

DHA:

Axít docosahexaenoic (C22:6n-3)

EPA:

Axít eicosapentaenoic (20:5n-3)


SD, SE:

Độ lệch chuẩn, Sai số chuẩn

SGR:

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng

TAN:

Hàm lượng Ammonia tổng số

TATH:

Thức ăn tổng hợp

TB:

Trung bình

TL:

Chiều dài tồn thân

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các thông số môi trường bể nuôi tôm bố mẹ ................................................28
Bảng 3.2. Kết quả nuôi vỗ và cho đẻ tôm bố mẹ với các loại thức ăn khác nhau .........28

Bảng 3.3. Các thông số môi trường trong hệ thống ương ấu trùng ............................... 31
Bảng 3.4. Các thông số môi trường trong hệ thống ương ấu trùng ............................... 37

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái ngồi tơm hề .....................................................................................4
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................17
Hình 2.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên hiệu quả sinh sản của tơm bố mẹ ......................20
Hình 2.3. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ...............25
Hình 2.4. Ảnh hưởng thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng .....................22
Hình 2.5. Ấu trùng tơm hề .............................................................................................. 24
Hình 3.1. Hoạt động ăn sao biển của tơm bố mẹ ...........................................................29
Hình 3.2. Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau .............38
Hình 3.3. Tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng ở các mật độ ương khác nhau..............38
Hình 3.4. Sinh trưởng của ấu trùng ở các mật độ ương khác nhau ............................... 39
Hình 3.5. Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau .............31
Hình 3.6. Tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng ở các nghiệm thức thức ăn ..................32
Hình 3.7. Sinh trưởng của ấu trùng ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau ...................33

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tơm hề, với các đặc điểm hình thái và màu sắc độc đáo, là đối tượng có giá trị
kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Nhu cầu con giống cho ni cảnh trong và
ngồi nước tăng cao trong khi nguồn cung hiện vẫn hoàn toàn dựa vào khai thác từ tự
nhiên dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi lồi tơm này. Nghiên cứu ảnh hưởng của
thức ăn đến hiệu quả sinh sản, ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ

lệ sống của ấu trùng tôm hề (Hymenocera picta, Dana 1852) được thực hiện nhằm xác
định loại thức ăn thích hợp cho nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ, loại thức ăn và mật độ
thích hợp cho ương ấu trùng góp phần hồn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo
lồi tơm này. Ba thí nghiệm một nhân tố, được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn
với 4 loại thức ăn cho tôm bố mẹ (tôm, mực, sao biển, thức ăn tổng hợp), 5 loại thức
ăn cho ấu trùng (luân trùng, Copepoda, Artemia, hỗn hợp thức ăn sống, và thức ăn
tổng hợp) và 4 mật độ ương (10, 20, 30, và 40 con/L). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
tôm bố mẹ chỉ có thể ăn được duy nhất sao biển, thể hiện sự sinh trưởng, thành thục,
đẻ trứng hiệu quả khi cho ăn loại thức ăn này. Khi cho ăn các loại thức ăn cịn lại, tơm
hồn tồn khơng ăn; sau 7 - 10 ngày, tôm xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như các
phần phụ co lại, mòn cụt dần, khơng phản ứng với các kích thích, tơm yếu dần và chết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ ương có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển
giai đoạn và kích thước của ấu trùng. Ấu trùng được ương ở mật độ 20 con/L (9,2 ±
0,64%) và 30 con/L (11,1 ± 1,59%) đạt tỷ lệ sống cao hơn so với mật độ ương 10
con/L (6,0 ± 0,21%) và 40 con/L (2,6 ± 1,04%) ở giai đoạn Zoea X (P < 0,05). Ấu
trùng được ương ở mật độ 20 con/L đạt tỷ lệ chuyển giai đoạn cao nhất 46,8%, tiếp
theo lần lượt là các mật độ ương 20, 10, và 40 con/L, dao động từ 21,3 - 39,7% (P <
0,05). Kích thước ấu trùng đạt được cao nhất ở mật độ ương 20 con/L (5,50 ± 0,06
mm) nhưng không khác biệt so với mật độ 30 con/L (5,20 ± 0,17 mm, P > 0,05). Thức
ăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển giai đoạn và kích thước của ấu
trùng. Ấu trùng được cho ăn bằng hỗn hợp thức ăn sống (luân trùng, Copepoda và
Artemia) đạt tỷ lệ sống và tỷ lệ chuyển giai đoạn (5,9 ± 0,53%; 32,6 ± 1,47%) cao hơn
so với thức ăn Copepoda (2,8 ± 0,63%; 26,2 ± 1,70%) nhưng không khác biệt so với
thức ăn Artemia (4,6 ± 1,57%; 29,1 ± 2,57%) tại thời điểm Zoea XI. Thức ăn luân
trùng và tổng hợp không phù hợp cho ương ấu trùng tôm hề, thể hiện ở tỷ lệ sống và
chuyển giai đoạn rất thấp, ấu trùng chết sau giai đoạn Zoea III. Chiều dài ấu trùng đạt
xi


được cao nhất khi cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp (5,81 ± 0,11 mm); khơng có sự khác

biệt về kích thước ấu trùng khi cho ăn bằng Artemia và Copepoda (5,05 ± 0,09 mm và
4,99 ± 0,13 mm, P > 0,05). Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy, tơm bố mẹ chỉ có thể
sử dụng sao biển; ấu trùng nên được ương ở mật độ ương 20 - 30 con/L bằng hỗn hợp
thức ăn sống nhằm cải thiện tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển giai đoạn và tốc độ tăng trưởng.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn Zoea X - XI, ấu trùng chưa hồn
tất biến thái, do đó, cần có các giải pháp nâng cao tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn của
ấu trùng tôm hề thông qua các cải tiến về hệ thống ương, chế độ cho ăn, làm giàu thức
ăn sống, bổ sung các nhân tố thúc đẩy sự hoàn tất biến thái ấu trùng lồi tơm này.
Từ khóa: tơm cảnh, harlequin, Hymenocera picta, thức ăn, ấu trùng, mật độ.

xii


MỞ ĐẦU
Thủy sinh vật cảnh ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu, người nuôi và các nhà bảo tồn. Trong đó, ni giáp xác cảnh mới bắt đầu phát
triển trong vài năm trở lại đây, trong đó, tơm cảnh biển, với ưu điểm là màu sắc độc
đáo và sặc sỡ, là những lồi có giá trị kinh tế rất cao và trở nên phổ biến trong ngành
công nghiệp sinh vật cảnh [13], [15]. Nguồn cung cấp tôm cảnh chủ yếu đến từ các
nước ở khu vực Đơng Nam Á, Thái Bình Dương và Caribbean. Với nhu cầu tiêu thụ
tôm cảnh biển ngày càng gia tăng hiện nay, trong khi nguồn cung cấp tôm cảnh vẫn
chủ yếu dựa vào khai thác từ tự nhiên, đã đặt ra nhiều mối quan tâm đối với các nhà
khoa học, quản lý và bảo tồn. Nuôi trồng thủy sản được xem là giải pháp hữu hiệu nhất
để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực lên nguồn lợi tự nhiên và phát triển bền vững
ngành công nghiệp này.
Các nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi cá cảnh ở nước ta đã đạt được những
thành công nhất định trên một số lồi, đặc biệt là nhóm cá cảnh nước ngọt và cá
khoang cổ nước mặn. Các nghiên cứu về tôm cảnh biển ở Việt Nam còn rất hạn chế
ngoại trừ nghiên cứu về tôm bác sỹ của Lục Minh Diệp và cộng sự (2017) [2]. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này mới dừng lại ở những thử nghiệm ban đầu ở quy mơ thí

nghiệm, thăm dị, vẫn chưa đạt được nhiều thành cơng. Tơm hề, với các đặc điểm hình
thái và màu sắc độc đáo, là đối tượng có giá trị kinh tế cao thuộc họ Hymenoceridae.
Hiện nay, nhu cầu về nuôi cảnh lồi tơm này là khá lớn trên thế giới cũng như trong
nước. Tuy nhiên, nguồn cung cấp con giống của lồi tơm này vẫn hồn tồn phụ thuộc
vào tự nhiên. Cho đến nay, nghiên cứu về sản xuất giống lồi tơm này vẫn chưa thực
sự thành cơng bởi những khó khăn liên quan đến khó khăn trong việc cung cấp thức ăn
cho tôm bố mẹ (sao biển), thiết kế hệ thống ương nuôi, xác định loại thức ăn, chế độ
chăm sóc quản lý thích hợp cho ấu trùng, và việc ấu trùng trải qua 12 giai đoạn biến
thái đi kèm với hiện tượng lột xác nhiều lần mà không chuyển giai đoạn dẫn đến kéo
dài thời gian hoàn tất biến thái ấu trùng là một trong những trở ngại lớn nhất trong
ương ấu trùng tôm cảnh hiện nay [13].
Xuất phát từ những vấn đề trên, “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến
hiệu quả sinh sản, ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng tôm hề (Hymenocera picta, Dana 1852)” là cần thiết nhằm góp phần
1


xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo tơm hề, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp
phần đa dạng hóa đối tượng ni, đồng thời giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi tự
nhiên của đối tượng này.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn lên kết quả nuôi tôm bố mẹ; ảnh
hưởng của thức ăn và mật độ lên kết quả ương ấu trùng tôm hề (Hymenocera picta
Dana, 1852).
NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên hiệu quả sinh sản của tôm hề bố mẹ.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng tôm hề.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng
tôm hề.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về ảnh hưởng của thức ăn lên hiệu
quả sinh sản của tôm bố mẹ, ảnh hưởng của mật độ ương và thức ăn lên sinh trưởng và
tỷ lệ sống của ấu trùng tôm hề phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Ngồi ra, đề tài cịn góp
phần xây dựng quy trình sản xuất giống tơm hề, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần
đa dạng hóa đối tượng nuôi, đồng thời giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi tự nhiên
của đối tượng này.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của tơm hề
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
Tơm hề là một trong những nhóm tơm cảnh đáng chú ý nhất trong bộ Decapoda
với đặc điểm hình thái mang những đốm sắc tố độc đáo và sặc sỡ. Lồi tơm này có hệ
thống phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Hymenoceridae
Giống: Hymenocera
Loài: Hymenocera picta Dana, 1852.
Tơm hề cịn có các tên gọi khác như Painted Dancing Shrimp, Clown Shrimp và
Dancing Shrimp.
Lồi tơm này thuộc phân bộ Caridea cùng với rất nhiều lồi tơm cảnh khác. Các
lồi tơm thuộc phân bộ này thường được gọi là tơm Caridean. Chúng có các đặc điểm
phân biệt với các họ khác như Penaeoidea và Stenopodidea thông qua các dấu hiệu đặc
trưng về số đôi chân ngực dạng kìm, hình thức ơm phơi, tấm vỏ ở đốt bụng thứ hai, và
hình thái của mang. Một trong những đối tượng có đặc điểm gần nhất với tơm hề và

được nghiên cứu nhiều là tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879).
1.1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố
Các đơi phần phụ của giống Hymenocera có dạng hình lá. Đơi chân hàm thứ ba
có đốt cuối rộng hơn đốt đầu; đơi chân bị thứ hai là đơi càng lớn với phần viền đốt
ngón mở rất rộng hình chiếc lá. Phần miệng của tơm rất phát triển và cấu tạo thích
nghi với việc ăn sao biển. Cơ thể tơm hề có màu kem hay trắng, có các đốm sắc tố màu
vang đỏ hay hơi hồng được bao bọc bởi viền hơi vàng [13].
Giống Hymenocera phân bố từ vùng biển Đỏ đến Zululand và phía Đơng của
Philippines và Indonesia đến Hawaii, Tuamotus và Panama. Tơm hề phân bố ở phía
3


Đơng và giữa Thái Bình Dương. Trong mơi trường sống, tôm hề hầu như sống theo
cặp và phân bố ở các vùng biển nhiệt đới nơi có độ sâu 1 - 30 m [13].

Hình 1.1. Hình thái ngồi tơm hề
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Ở giáp xác mười chân, q trình phát triển phơi thường bao gồm các giai đoạn
chính: trứng mới nở, phân cắt phơi, xuất hiện điểm mắt, hình thành sắc tố, tim bắt đầu
đập, và chuẩn bị nở. Trong q trình phát triển phơi, màu sắc của trứng thay đổi dần
dần từ màu vàng nhạt sang màu cam, sau đó có màu xám và khi sắp nở trứng có màu
xám đen. Sự thay đổi màu sắc này tương ứng với q trình tiêu hết nỗn hồng, sự
hình thành các bộ phận của phơi, và sự xuất hiện của mắt. Sau 14 – 16 ngày, trứng sẽ
nở và q trình nở hồn thành sau 4 - 6 giờ. Khi nở, tôm mẹ cử động chân bụng liên
tục để thải ấu trùng ra ngoài.
Theo Fiedler (1994), ấu trùng của tôm hề trải qua 12 giai đoạn phát triển để
hồn thành q trình biến thái (Bảng 1.1). Giai đoạn Postlarvae có hình thái giống tơm
trưởng thành, hầu hết các đặc điểm bơi lội tiêu giảm [20]. Thời gian biến thái ấu trùng
cũng có sự dao động lớn từ 2 tuần đến vài tháng phụ thuộc vào loài và điều kiện mơi
trường [10]. Trong số những lồi đã ni thành cơng, Stenopus hispidus có số ngày

phát triển ấu trùng dài nhất là 120 - 210 ngày, trong khi số ngày của loài H. picta và L.
seticaudata lần lượt là 28 - 56 ngày và 19 - 27 ngày [20], [22].
Ấu trùng mới nở của tơm hề có chiều dài 1,4 mm, rộng 0,64 mm và cao 0,43
mm. Sau 5 - 7 tuần ương, ấu trùng hồn tất q trình biến thái, lúc này, chúng đạt
chiều dài và rộng lần lượt khoảng 3 và 2 mm. Các chân bụng có dạng nhánh và chúng
4


bắt đầu sống giống như tôm trưởng thành. Sau khi hồn tất biến thái, tơm con bám vào
san hơ, sao biển, hay các vật cứng; đơi khi chúng cũng có thể bơi nhẹ nhàng trong
nước. Màu sắc cơ thể vẫn cịn hầu như trong suốt. Các tuần sau đó, các sắc tố màu
hồng, tím và kem bắt đầu xuất hiện [22].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Khác với tôm he, các giai đoạn phát triển phôi diễn ra trong môi trường nước và
ấu trùng mới nở là nauplius chưa có khả năng dinh dưỡng ngoài, ấu trùng mởi nở của
của nhiều loài tơm cảnh biển là ấu trùng Zoea, có thể bắt đầu ăn thức ăn ngoài ngay
sau khi nở [3], [9], [13]. Nhìn chung, ấu trùng mới nở của các lồi tơm biển có khả
năng dinh dưỡng bằng nồn hồng trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào
điều kiện mơi trường, vùng phân bố, lồi và sự sẵn có của nguồn thức ăn [9]. Một số
nghiên cứu chỉ ra rằng ấu trùng của một số lồi tơm cảnh biển có thể chuyển giai đoạn
thành cơng từ Zoea I sang Zoea II - III trong điều kiện khơng có thức ăn hoặc chỉ cung
cấp vi tảo. Điều này cho thấy dinh dưỡng bằng nỗn hồng đóng một vai trị nhất định
trong biến thái ấu trùng giai đoạn đầu ở một số lồi tơm cảnh biển thuộc giống
Lysmata và ngay cả Hymenocera [2], [3], [22]. Đa số lồi tơm trong bộ Caridean, ấu
trùng Zoea mới nở có các đơi phần phụ miệng và đầu ngực phát triển cho phép chúng
bắt mồi chủ động và sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn ngoài là các động vật phù du
(Luân trùng, Copepoda, Artemia) ngay từ khi mới nở [3], [10], [13].
Trong tự nhiên, ấu trùng tơm cảnh biển có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác
nhau để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển. Khác với ấu trùng
tôm he (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), vi tảo là loại thức ăn bắt buộc cho giai đoạn đầu

của sự phát triển ấu trùng mặc dù chúng cũng có thể sử dụng được thức ăn tổng hợp
trong điều kiện nhân tạo. Vi tảo giúp cải thiện đáng kể tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ chuyển
giai đoạn và tỷ lệ sống của ấu trùng [7]. Tuy nhiên, khả năng sử dụng vi tảo của ấu
trùng tôm cảnh biển là rất hạn chế, việc sử dụng đơn lẻ vi tảo thậm chí là ln trùng,
cũng khơng giúp ấu trùng hồn tất biến thái [1], [3], [35], [40], [41].
Theo Anger (2001), cả trong điều kiện nhân tạo và ngoài tự nhiên, ấu trùng các
lồi tơm biển nói chung có sự chuyển đổi loại thức ăn trong suốt quá trình phát triển ấu
trùng để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng và kích cỡ con mồi [9]. Các loại thức ăn phổ
biến cho ương ấu trùng tôm biển gồm động vật phù du (Luân trùng, Copepoda và
5


Artemia), ấu trùng động vật thâm mềm, ấu trùng giáp xác, giun nhiều tơ, cá nhỏ... [7],
[12], [21], [26]. Ở các giai đoạn lớn hơn, chúng có thể sử dụng được các loại thức ăn
có kích cỡ lớn, thịt tơm, cá, động vật thân mềm băm nhỏ, thức ăn chế biến và thức ăn
tổng hợp [20], [30], [33].
Theo Trần Văn Dũng và Saowapa (2011), Trần Văn Dũng và Lương Thị Hậu
(2014), ấu trùng mới nở của tơm hề có khả năng nhịn đói trong vài ngày đầu. Tuy
nhiên, sau khi ấu trùng lột xác chuyển sang giai đoạn Zoea II, chúng cần được cung
cấp các loại động vật phù du như Copepoda và Artemia [3], [5]. Mặc dù Copepoda
được biết đến là thức ăn giàu dinh dưỡng cho ương ấu trùng nhiều lồi tơm, cá biển
tuy nhiên hiệu quả của nó lại phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng và loài Copepoda
sử dụng. Trong khi Trần Văn Dũng và Saowapa (2011) nhận thấy lồi Apocyclops
borneoensis khơng phù hợp cho ương ấu trùng tôm hề [3], Kraul (1999) lại cho rằng
việc sử dụng Copepoda giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống và giúp ấu trùng tơm hề hồn
tất biến thái ấu trùng sau khoảng 5 - 7 tuần [22], [26]. Hậu ấu trùng tơm hề chỉ có khả
năng sử dụng duy nhất sao biển sau khi hoàn tất biến thái và đây là một trong những
trở ngại lớn khi ương ni lồi tơm này trong điều kiện nhân tạo [15], [20].
Hoạt động ăn mồi, sao biển, ở tôm hề được mô tả chi tiết bởi Wickler (1973) và
Prakash and Kumar (2013) [31], [39]. Khi quan sát ở các rạn san hơ nơi có sao biển và

tơm hề sinh sống, tác giả phát hiện có sự xuất hiện của nhiều mảnh sao biển vụn. Tơm
hề có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện ra vị trí của sao biển thơng qua các tín hiệu
hóa học. Đồng thời, nhờ sở hữu một cơ quan khứa giác rất phát triển, khả năng gây mê
con mồi và các đơi chân ngực có dạng gọng kìm sắc nhọn, lồi tơm này có thể ăn sao
biển một cách hiệu quả. Chúng kéo léo tách bỏ phần vỏ cứng bên ngoài và ăn các phần
chân ống, các mô nội tạng, thần kinh và sinh dục của sao biển theo hướng từ ngoài vào
trung tâm nhằm kéo dài thời gian sống và chất lượng của sao biển trong một thời gian
nhất định [15], [31]. Mặc dù sống theo cặp, khả năng phối hợp giữa tôm đực và tơm cái
trong hoạt động ăn sao biển ngồi tự nhiên cũng như trong điều kiện nhân tạo rất hạn
chế do lồi tơm này có tập tính sở hữu con mồi làm thức ăn cho riêng mình [15], [31].
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Đặc điểm sinh sản của tôm cảnh biển được mơ tả chi tiết trên nhiều lồi và có
nhiều điểm tương đồng về đặc điểm hình thái ngồi cũng như cấu tạo bên trong. Tôm
6


cảnh biển thường phân tích đực cái rõ ràng có thể phân biệt dễ dàng bằng mắt thường
dựa trên các đặc điểm về màu sắc, kích thước và một số phần phụ sinh dục. Mặc dù
vậy, nhiều loài được báo cáo là có sự chuyển đổi giới tính trong q trình phát triển, từ
đực sang cái hoặc từ cái sang đực. Việc chuyển đổi giới tính hay trì hỗn q trình
thành thục sinh dục bị chi phối bởi nhiều yếu tố và thường xảy ra ở con cái khi thiếu
vắng sự xuất hiện của con đực thành thục [10], [13]. Ở tơm hề, tơm cái thường có kích
thước lớn hơn tơm đực trong cùng một đơi. Ngồi ra, tơm cái cịn có một đốm màu lớn
đặc trưng màu tím hoặc hồng dưới mặt bụng trong khi dấu hiệu này không xuất hiện ở
tôm cái [15]. Tôm đực thuộc bộ Caridean cũng được phân biệt dễ dàng với tôm cái
nhờ nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của đôi chân bụng thứ hai [10]. Cấu tạo trong
của cơ quan sinh dục của tôm cũng được mô tả chi tiết trên nhiều lồi. Tơm cái có
buồng trứng nằm trên mặt lưng của phần giáp đầu ngực giữa dạ dày và gan tụy. Khi
buồng trứng thành thục có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực, trải dài từ sau mắt đến vài
đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng ở trước tim chạy dọc hai bên

phía bụng đổ về túi chứa tinh nằm ở gốc của đôi chân ngực thứ ba. Ở tôm đực, cơ quan
sinh dục trong gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Đôi tinh sào
ngoằn nghèo, nằm giữa mặt lưng của giáp đầu ngực được nối với ống dẫn tinh chạy từ
trước dọc sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở gốc của
đôi chân ngực thứ năm [10].
Khi thành thục sinh dục, các phần phụ ở phía mặt bụng của tơm cái rất phát
triển tạo điều kiện cho việc đẻ trứng, gắn trứng, và ấp trứng. Trong quá trình ấp trứng,
màu sắc trứng có sự thay đổi và kích thước trứng tăng dần làm cho khối phôi nở rộng
chiếm trọn khoang bụng [10]. Mùa vụ sinh sản của tơm cảnh biển có sự khác biệt tùy
theo loài và vùng phân bố. Đa số các báo cáo trên tôm cảnh biển cho thấy nhóm tơm
này thành thục và sinh sản quanh năm nhưng có tập trung vào một số thời điểm nhất
định. Ở tơm bác sĩ L. amboinensis, Đồn Thị Ngọc Kiều (2015) nhận thấy lồi tơm
này có thể sinh sản quan năm với đỉnh cao là tháng 9 và 10 [6]. Trên tôm hề, Trần Văn
Dũng và Saowapa (2011) cũng nhận thấy lồi tơm này sinh sản quanh năm trong điều
kiện được cung cấp thức ăn đầy đủ [3]. Tuổi và kích thước thành thục của tôm biển
phụ thuộc vào nhiều vào các yếu tố môi trường và thức ăn, tôm bác sĩ thành thục lần
đầu ở kích thước 4,27 cm [2]. Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua 4 - 5

7


giai đoạn phát triển và có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc và kích thước có thể nhìn thấy
rõ ở phía dưới lớp vỏ giáp đầu ngực [8].
Trần Văn Dũng và Saowapa (2011) đã mô tả chi tiết q trình giao vỹ ở tơm hề
với 7 giai đoạn. Theo đó, các giai đoạn có thể tóm tắt gồm tiếp xúc, tôm đực trèo lên
lưng tôm cái, tôm đực cưỡi lên lưng tôm cái, tôm đực đu đưa trên lưng tôm cái, tôm
đực nhào xuống, tôm đực gắn túi tinh, tôm đực và tôm cái rời nhau ra [4]. Sự gắn của
túi tinh ở tôm Caridean là tạm thời, không phức tạp như ở tôm sú, chỉ được sử dụng
cho mỗi lần đẻ trứng và có thể phải giao vỹ lại trong trường hợp khơng thành cơng.
Q trình giao vỹ và gắn túi tinh thường kéo dài vài giây đến vài giờ tùy thuộc vào

loài [4], [10]. Về cơ bản, túi tinh sau khi gắn chỉ được sử dụng cho một lần đẻ trứng
sau đó tơm mẹ phải giao vỹ lại ở lần lột xác kế tiếp; đặc điểm này tương tự với tôm thẻ
chân trắng hơn là so với tơm sú.
Hoạt động đẻ trứng của tơm biển nói chung và tơm hề nói riêng thường diễn ra
chỉ vài phút đến vài giờ sau khi giao vỹ [4], [10]. Trước khi đẻ, tôm cái dùng các đôi
chân ngực một và hai để chỉnh lại túi tinh và vệ sinh các nhánh trong của các đôi chân
bụng để chuẩn bị không gian chứa trứng. Sự phối hợp của các đôi chân ngực và nhánh
trong của các đôi chân ngực không những giúp cho quá trình thụ tinh được diễn ra
thuận lợi mà cịn giúp trứng gắn vào các sợi lơng tơ ở dưới mặt bụng [8], [10]. Khi đẻ,
trứng được thoát ra từ chân ngực thứ 3, thụ tinh với tinh trùng thoát ra từ túi tinh và
được gắn lần lượt lên các sợi lông tơ của các đôi chân bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và
thứ nhất. Trứng được dính với nhau bởi các chất keo tiết ra từ mặt bụng, bao trùm lên
tồn bộ khối phơi bảo vệ chúng trong suốt quá trình ấp nở [10]. Sự hao hụt trứng xảy ra
khá phổ biến trong quá trình ấp trứng ở tôm biển tuy nhiên tỷ lệ mất trứng lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như chất lượng tinh trùng, trạng thái sức khỏe của tơm mẹ, tình trạng
dinh dưỡng của tơm bố mẹ, điều kiện chăm sóc quản lý, các nhân tố gây sốc trong môi
trường... Trứng khơng thụ tinh vẫn được đẻ ra và dính vào các sợi lơng tơ như bình
thường nhưng sẽ rớt ra khỏi buồng trứng trong vài ngày [4], [8], [10].
Một số nghiên cứu về sức sinh sản ở tôm biển cho thấy có sự phụ thuộc chặt
chẽ vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong bao gồm lồi, kích
thước tơm mẹ, di truyền, số lần sinh sản của tơm mẹ... Trong số này, kích thước tơm
mẹ là một trong những yếu tố có tương quan thuận chặt chẽ nhất với sức sinh sản của
tôm mẹ. Theo đó, những tơm mẹ có kích thước lớn hơn có sức sinh sản thực tế (lượng
8


trứng đẻ ra gắn vào mặt bụng) cao hơn so với nhóm tơm có kích thước nhỏ [2], [4],
[25]. Các yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng đến sức sinh sản thường là dinh dưỡng, môi
trường, vùng phân bố, mùa vụ, chế độ chăm sóc, quản lý... [9], [10]. Trong đó, số
lượng và chất lượng nguồn thức ăn có ảnh hưởng hơn cả do hoạt động sinh sản nói

chung và q trình sinh trứng địi hỏi phải tích lũy và chuyển hóa một lượng lớn năng
lượng [9], [22]. Thức ăn có nguồn gốc từ động vật khơng xương sống ngồi biển góp
phần đáng kể trong việc cải thiện sức sinh sản của tôm bố mẹ [7], [10]. Đối với tôm
hề, sức sinh sản thực tế dao động từ 100 - 5.000 trứng/tháng tùy thuộc vào điều kiện
chăm sóc, quản lý [4], [22].
Thời gian ấp trứng hay phát triển phôi ở tơm có sự khác nhau giữa các lồi và
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường cũng như vùng phân bố. Khối phơi được
bảo vệ, chăm sóc bởi tơm mẹ trong suốt q trình ấp trứng thơng qua một lớp màng
mỏng bao bọc. Ngồi ra, tơm mẹ cịn dùng đôi chân ngực một để bảo vệ trứng khỏi
sinh vật bám và loại bỏ trứng hư [8], [10]. Việc tách phơi khỏi sự chăm sóc của tơm
mẹ ấp trong điều kiện nhân tạo vẫn phát triển bình thường; tuy nhiên, tỷ lệ hao hụt
thường lớn hơn nhiều so với phương pháp ấp tự nhiên do bị vi khuẩn tấn công. Thời
gian phát triển phơi trung bình của tơm harequin là 14,48 ± 0,87 ngày ở nhiệt độ 28 ±
0,7oC, phôi thường nở vào buổi tối (18h30 – 19h 30), hoạt động nở kéo dài từ 5 - 30
phút tùy theo chất lượng phôi [4], [20].
Trong sinh sản nhân tạo tôm cảnh biển, một trong những khó khăn thường gặp
đó là hiện tượng mất trứng trong quá trình ấp nở. Đã có một số nghiên cứu về nguyên
nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng này. Nguyên nhân chính được cho là chất
lượng tinh trùng kém, phôi không phát triển, bị ăn bởi tôm mẹ, vi khuẩn hay ký sinh
trùng tấn cơng, sự gia tăng kích thước trứng trong q trình ấp nở [13]. Ở một số lồi
tơm cảnh biển, tỷ lệ mất trứng dao động phổ biến từ 12 - 74% [10], [13]. Hoạt động
sinh sản của tơm biển có tính chu kỳ rõ rệt theo thứ tự thành thục - lột xác - giao vỹ đẻ trứng - ấp trứng (phát triển phôi) - nở - tái phát dục. Chu kỳ sinh sản này tùy thuộc
vào đặc điểm sinh thái của loài, vùng phân bố, nhiệt độ nước, chế độ dinh dưỡng. Có
những lồi sinh sản quanh năm tập trung cao độ vào một số tháng nhất định, nhưng có
những lồi chỉ sinh sản một năm một lần [4], [6], [10].
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ương giống tôm cảnh
9


1.2.1. Mơi trường

Nhiệt độ ương là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả ương nuôi ấu trùng, đặc
biệt là tỷ lệ sống và thời gian biến thái [12]. Nhiệt độ càng tăng thì thời gian biến thái
càng giảm tuy nhiên đi kèm với nguy cơ gây chết ấu trùng. Ấu trùng tôm cảnh biển
thường được ương nuôi ở nhiệt độ 25 - 29oC. Ngoài ra, các yếu tố mơi trường nước
như độ mặn, hàm lượng oxy hịa tan, pH, hàm lượng TAN, độ cứng và độ kiềm cũng
có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả ương nuôi ấu trùng giáp xác nói chung và
tơm cảnh nói riêng. Mơi trường thích hợp cho ương ấu trùng tơm cảnh: độ mặn 30 35‰, pH 7,8 - 8,2, oxy hòa tan 5 - 8 mg O2/L, độ cứng và độ kiềm 80 - 150 mg
CaCO3/L, hàm lượng NH3 < 0,1 ppm [13].
Ngồi dinh dưỡng, các tín hiệu thúc đẩy sự xuống đáy của ấu trùng giữ vai trò
quan trọng đối với nhiều lồi tơm cảnh biển. Các tín hiệu hóa học được bài tiết bởi hải
quỳ giúp rút ngắn thời gian biến thái ấu trùng và nâng cao tỷ lệ sống trong q trình
ương ni tơm cảnh thuộc giống Periclimenes [13]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan
trọng của các thành phần chất đáy tại môi trường sống của tôm trưởng thành là những
tín hiệu tích cực thúc đẩy quá trình hồn thiện biến thái ấu trùng ở nhiều lồi giáp xác
[23]. Ngồi ra, các tín hiệu từ những cá thể trưởng thành cùng lồi cũng đóng vai trị
quan trọng đối với sự biến thái ấu trùng đã được ghi nhận ở nhiều loài giáp xác [23].
Tuy nhiên, phương pháp sử dụng các tín hiệu này cũng là vấn đề được quan tâm.
Thơng thường, các tín hiệu này (hải quỳ, chất đáy, đồng loại) được thả vào bể chứa
thay vì thả trực tiếp vào bể ương nuôi ấu trùng nhằm đảm bảo các yếu tố đó khơng có
tác dụng phụ lên ấu trùng và chất lượng nước bể ương [13]. Ấu trùng được ương nuôi
trong điều kiện môi trường không thích hợp thường cho tỷ lệ sống thấp, thời gian biến
thái kéo dài, ấu trùng chuyển giai đoạn không đồng loạt và chết nhiều xung quanh thời
điểm lột xác [12], [15].
1.2.2. Dinh dưỡng
Mặc dù ấu trùng và chất lượng nước nuôi được đảm bảo tốt, trên thực tế, kết
quả cuối cùng về tỷ lệ sống vẫn chưa thể đạt được như mong đợi mà nguyên nhân
chính là vấn đề dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải cung cấp thức
ăn cho ấu trùng ngay sau khi nở [21], kể cả những ấu trùng có khả năng dinh dưỡng

10



bằng nỗn hồng giai đoạn đầu, để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sự phát
triển của ấu trùng các giai đoạn về sau [12].
Ương nuôi ấu trùng trong điều kiện dinh dưỡng không đảm bảo về số lượng và
chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống. Ấu trùng tôm
Lysmata seticaudata được cho ăn thức ăn khơng thích hợp khơng chết nhưng khơng
thể vượt qua được giai đoạn V, thậm chí tại giai đoạn này, ấu trùng trải qua 6 lần lột
xác liên tiếp mà không chuyển giai đoạn. Tuy nhiên, khi các ấu trùng này được cho ăn
và nuôi trong mơi trường tối ưu, chúng đã phát triển bình thường trở lại và hồn thành
biến thái. Ương ni ấu trùng trong điều kiện dinh dưỡng khơng đảm bảo cịn gây hao
hụt mạnh do hiện tượng ăn nhau, hệ quả của hiện tượng lột xác không đồng loạt và sự
chênh lệch kích về thước ấu trùng [13].
Mật độ thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống
trong ương nuôi ấu trùng giáp xác. Mặc dù khả năng bơi của ấu trùng Zoea về cơ bản
là tương đối tốt nhưng tập tính săn mồi thực sự, đuổi bắt mồi, khơng được thể hiện. Do
đó, ấu trùng lệ thuộc hoàn toàn vào cơ hội bắt gặp con mồi, đây là một dạng tập tính
bắt mồi đặc trưng ở các lồi giáp xác. Trong phạm vi thích hợp, liên quan đến khả
năng cung cấp và quản lý thức ăn, sự gia tăng mật độ thức ăn sẽ thúc đẩy tốc độ sinh
trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng [29]. Tuy nhiên, việc quản lý thức ăn vẫn
cịn là khó khăn lớn ngay cả khi sử dụng hệ thống tuần hoàn bởi nguy cơ thức ăn bị
dính vào lưới lọc. Do đó, mật độ thức ăn cực đại có thể bị giới hạn ở một mức độ nào
đó, và điều này gây trở ngại trong việc thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng
[13]. Hơn nữa, việc gia tăng mật độ thức ăn quá mức thường dẫn đến những vấn đề
liên quan đến sự suy giảm chất lượng nước, cuối cùng làm gia tăng nguy cơ nhiễm
bệnh và chết của ấu trùng [29]. Trong khi đó, thiếu hụt thức ăn lại là nguyên nhân làm
giảm tốc độ tăng trưởng và gia tăng hiện tượng ăn nhau của ấu trùng [8].
Một trong những khó khăn thường gặp trong ương nuôi ấu trùng tôm cảnh biển
là hiện tượng lột xác nhiều lần mà không chuyển giai đoạn. Ngun nhân chính là dinh
dưỡng khơng thích hợp và thiếu vắng các nhân tố thúc đẩy sự xuống đáy của ấu trùng

trong điều kiện nuôi nhốt [12], [21].
1.2.3. Hệ thống ương nuôi ấu trùng

11


Một trong những trở ngại lớn trong ương nuôi ấu trùng giáp xác cảnh là thiết kế
và vận hạnh các hệ thống ương phù hợp với các giai đoạn phát triển ấu trùng bởi
chúng trải qua nhiều giai đoạn biến thái với các đặc điểm hình thái rất phức tạp. Về cơ
bản, có ba hệ thống thường được sử dụng trong ương nuôi ấu trùng giáp xác cảnh là
nước tĩnh, nước chảy và tuần hoàn.
Hệ thống nước tĩnh thường được sử dụng trong trường hợp ương nuôi ấu trùng
với số lượng ít và thể tích bể ương nhỏ. Tuy nhiên, hệ thống này có nhiều nhược điểm,
đặc biệt là sự lắng đáy của ấu trùng và sự suy giảm chất lượng nước. Điều này làm
tăng nguy cơ bị tổn thương phần phụ và mắc các bệnh nhiễm khuẩn do sự lắng tụ của
ấu trùng, thức ăn và chất bẩn dưới đáy bể. Hệ thống nước chảy góp phần cải thiện
đáng kể chất lượng nước thông qua việc loại bỏ các chất thải của ấu trùng và phân hủy
của thức ăn thừa. Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi gây tốn nước, gia tăng nguy cơ
nhiễm bệnh và các chất gây ô nhiễm [13].
Hệ thống tuần hoàn là một lựa chọn phổ biến trong ương nuôi ấu trùng giáp xác
cảnh bởi chúng có thể thiết lập ở mọi nơi, trên diện tích nhỏ và sử dụng nguồn nước tự
nhiên hay nhân tạo với chất lượng nước có thể kiểm sốt được. Hình dạng bể ương và
sự chuyển động tuần hồn của dòng nước là hai nhân tố quan trọng nhất quyết định
thành công của hệ thống ương nuôi ấu trùng giáp xác Decapoda. Nhiều hệ thống tuần
hồn ương ni ấu trùng giáp đã được nghiên cứu và bổ sung bởi nhiều tác giả. Dựa
trên những kết quả đó, Calado et al. (2008) đã thiết kế một hệ thống chuyên dùng cho
ương nuôi ấu trùng tôm cảnh biển và được ứng dụng rộng rãi. Điểm nổi bật của hệ
thống này là tạo sự phân bố đều thức ăn và ấu trùng trong bể ương, dễ dàng quản lý
chất lượng nước, cung cấp và loại bỏ thức ăn thừa. Ở Việt Nam, ứng dụng hệ thống
ni tuần hồn cho ương ấu trùng giáp xác cũng được quan tâm nghiên cứu trên tôm

bác sĩ và cua biển bước đầu cũng mang lại những hiệu quả nhất định [1], [29].
1.2.4. Mật độ ấu trùng
Mật độ là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, kỹ
thuật của quá trình sản xuất giống thủy sản nói chung. Mật độ ương được sử dụng
trong ương nuôi ấu trùng tôm cảnh biển thường thấp hơn 50 ấu trùng/L. Một trong
những lý do chính của vấn đề này là sự gia tăng kích thước ấu trùng ở các giai đoạn
sau như ở các giống Lysmata và Stenopus. Ương nuôi ấu trùng với mật độ cao ở các
12


giai đoạn sau thường gia tăng nguy cơ cạnh tranh thức ăn và ăn nhau. Một trong những
biểu hiện phổ biến của hiện tượng ăn nhau khi ương với mật độ cao là ấu trùng Zoea bị
mất một mắt thậm chí cả hai mắt [13]. Hạn chế về hệ thống ương cũng là một trong
những nguyên nhân giới hạn mật độ trong ương nuôi ấu trùng giáp xác. Nghiên cứu
trên tôm càng xanh cho thấy, hệ thống nước trong hở cho mật độ ương nuôi cao hơn
(100 – 150 con/L) so với hệ thống nước trong kín, nước xanh và nước xanh cải tiến
(50 – 60 con/L) [8].
Mật độ ương ni ấu trùng giáp xác có sự khác biệt lớn giữa các lồi. Trong khi
cua biển Scylla spp. có thể ương ở mật độ tương đối cao 50 – 200 ấu trùng/L [29],
[32], thì các lồi tơm Lysmata spp. thường được ương với mật độ thấp hơn 5 – 50 ấu
trùng/L [30]. Việc gia tăng mật độ nuôi thường là giảm tỷ lệ sống, gây căng thẳng, gia
tăng nguy cơ bị tổn thương phần phụ và tỷ lệ ăn nhau, kéo dài thời gian biến thái và
xuất hiện thêm các giai đoạn phụ [12].
1.3. Các nghiên cứu về sản xuất giống tôm cảnh trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo tôm cảnh trên thế giới tập trung vào
việc nâng cao chất lượng tơm bố mẹ do nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng ấu
trùng. Nhiều giải pháp kỹ thuật được áp dụng như lựa chọn loại thức ăn thích hợp, cải
thiện hệ thống ương nuôi và các thao tác chăm sóc, quản lý [15]. Tơm cảnh biển tập
trung chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới nơi có hệ sinh thái san hơ đa dạng, phong phú,

nhiều lồi có thể sống cộng sinh và có nhiều nơi trú ẩn [13]. Các thơng số mơi trường
nước được cho là có ảnh hưởng lớn đến sự thành thục sinh dục và hiệu quả sinh sản
của tơm bố mẹ. Trên lồi Stenopus scutellatus, Zhang et al. (1998) nhận thấy nhiệt độ
ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sản phẩm sinh dục, thời gian phát triển phôi và biến
thái ấu trùng. Cụ thể, sức sinh sản, khối lượng và đường kính trứng lớn hơn khi được
nuôi ở nhiệt độ ổn định (1,5 - 2,0oC) so với nhiệt độ biến động (4,0 - 6,0oC) [41].
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sức sinh sản của tơm chịu ảnh hưởng lớn bởi kích
thước tơm bố mẹ. Trên lồi tơm bác sỹ, tơm ở nhóm kích thước lớn (52,4 ± 1,44 mm)
cho lượng ấu trùng nhiều gấp 3 lần so với nhóm kích thước trung bình (40,1 ± 0,21
mm) và nhỏ (35,0 ± 0,16 mm). Thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản thực tế
và tỷ lệ hao hụt trứng trong quá trình ấp [37]. Trong nuôi sinh sản nhân tạo tôm biển,
13


nhiều loại thức ăn được sử dụng phổ biến như Artemia tươi hoặc đơng lạnh, mực, sị,
vẹm, giun nhiều tơ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn có ảnh hưởng đáng kể
đến sự thành thục, sức sinh sản, kích cỡ trứng, thành phần sinh hóa, tỷ lệ hao hụt
trứng, tỷ lệ nở của phôi và chất lượng ấu trùng. Khi sử dụng 6 loại thức ăn (mực và
vẹm; Artemia đông lạnh; thức ăn công nghiệp cho tôm he; mực, vẹm và Artemia; mực,
vẹm và thức ăn công nghiệp; và mực, vẹm, Artemia và thức ăn công nghiệp) để ương
ấu trùng tôm bác sĩ, Tziouveli et al. (2011) nhận thấy tỷ lệ hao hụt trứng lớn và tỷ lệ
nở thấp khi cho tôm bố mẹ ăn mực kết hợp với vẹm. Trong khi đó, tơm được cho ăn
bằng Artemia đông lạnh giúp giảm hao hụt trứng nhưng ngược lại tỷ lệ nở thấp. Đáng
chú ý, ở các nghiệm thức có sử dụng tồn bộ hay một phần thức ăn công nghiệp đều
cho lượng ấu trùng cao hơn so với các loại thức ăn tự nhiên cịn lại. Ngồi ra, tôm mẹ
được cho ăn bằng mực cũng thu được nhiều ấu trùng hơn so với Artemia đông lạnh và
mực kết hợp với vẹm [37]. Tương tự, trên loài S. scutellatus, tơm mẹ được cho ăn
Artemia đơng lạnh cho kích cỡ trứng lớn hơn nhưng sức sinh sản lại thấp hơn so với
cho ăn bằng Artemia làm giàu hoặc Artemia không làm giàu kết hợp với vẹm. Tuy
nhiên, khẩu phần thức ăn lại không ảnh hưởng đến sự thành thục của tôm bố mẹ [28].

Hệ thống nuôi vỗ tôm bố mẹ, ương ấu trùng cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết
quả sinh sản nhân tạo tôm cảnh biển và cũng thu hút được sự quan tâm. Calado et al.
(2008) đã thiết kế một hệ thống nuôi vỗ tối ưu cho tôm bố mẹ ghép cặp đồng thời theo
dõi được tập tính sinh sản, ấp nở trứng [14]. Một số loại bể được sử dụng phổ biến
trong ương ấu trùng tôm cảnh biển như bể trụ đáy cầu hoặc chóp, bể bình weis, bể
kreisel... Mỗi loại bể có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng loài nhất định. Bể
trụ đáy cầu hoặc chóp giúp phân tán đều ấu trùng, giảm thiểu hiện tượng ăn nhau, vệ
sinh hệ thống dễ dàng, nuôi được với mật độ cao, ổn định môi trường. Bể bình Weis
cũng tạo ra sự xáo trộn đều trong bể, vệ sinh dễ dàng, giảm nguy cơ lắng đáy và hiện
tượng ăn nhau. Bể kreisel cũng giúp tạo dòng tốt, giảm hiện tượng lắng đáy và ăn nhau
[2]. Khi so sánh hiệu quả ương ấu trùng của 3 loài tôm L. debelius, L. seticaudata và S.
hispidus trong bể đáy chóp và bể bình Weis, Calado et al. (2008) nhận thấy tỷ lệ sống
và tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng cả ba lồi tơm này ương trong bể đáy chóp đều
cao hơn so với bình weis [14].
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên ấu trùng tôm cảnh biển cũng được quan
tâm. Theo Zhang et al. (1998), ấu trùng L. amboinensis có thể ăn tảo ngay sau khi nở
14


×