Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ phát triển du lịch của thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐOÀN QUANG HUY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ ỦNG HỘ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

FACTORS’S INFLUENCE ON SUPPORT
FOR TOURISM DEVELOPMENT OF DALAT CITY

Chuyên ngành

: Quản trị Kinh Doanh

Mã số

: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017


I

CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN


Cán bộ chấm nhận xét 2: TS.VÕ TẤN PHONG
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 11 tháng 8 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. PHẠM NGỌC THÚY
2.TS. NGUYỄN THỊ ĐỨC NGUYÊN
3. TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN
4. TS.VÕ TẤN PHONG
5. TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


II

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: ĐOÀN QUANG HUY MSHV: 1570502
Ngày, tháng, năm sinh: 07/01/1972 Nơi sinh: Thái Bình

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102
1- TÊN ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt
2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ của ngƣời dân đối với
phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt.
 Đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ
của ngƣời dân đối với phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt.
 Một số kiến nghị và hàm ý quản trị.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 27 tháng 02 năm 2017
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 07 tháng 7 năm 2017
5- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN
Tp. HCM, ngày tháng 7 năm 2017
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)
TRƢỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


III

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô của Trƣờng Đại
học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy, Cơ Khoa Quản lý Cơng
nghiệp đã xây dựng chƣơng trình đào tạo sau đại học tại Lâm Đồng để tơi có thể
theo học và nhận đƣợc những kiến thức quý báu trong suốt hai năm học vừa qua.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn tới

TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, ngƣời đã luôn quan tâm, động viên và giúp tôi giải
quyết những khó khăn trong suốt q trình thực hiện luận văn. Dù là những ngày
nghỉ, những ngày lễ nhƣng Cô luôn dành thời gian hƣớng dẫn tôi, luôn phản hồi
email và liên lạc trực tiếp đến tơi một cách nhanh chóng và tận tình.
Đồng thời tơi cũng gửi lời cảm ơn đến các Anh/Chị học viên cao học Quản
trị kinh doanh Khóa 2015 đã đóng góp ý kiến, chia sẻ tài liệu trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và tất cả những ngƣời đã hỗ trợ tơi
trong q trình khảo sát và thu thập dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã
động viên và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập cũng nhƣ thực hiện
luận văn.
Đà Lạt, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn

Đoàn Quang Huy


IV

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự ủng hộ của ngƣời dân đối với sự phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt là
một yếu tố quan trọng góp phần phát triển du lịch Đà Lạt cũng nhƣ phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội tại địa phƣơng. Sự ủng hộ của ngƣời dân sẽ làm phong phú hơn
sản phẩm du lịch điểm đến, làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh du lịch
bởi lẽ ngƣời dân đánh giá khách quan nhất về các yếu tố ảnh hƣởng mà cụ thể là
“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt”.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm các yếu tố có khả năng giải thích cao nhất
đến sự ủng hộ của ngƣời dân đối với sự phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt.
Nghiên cứu này dựa trên cơ sở mô hình đã hiệu chỉnh và thang đo áp dụng của tác

giả Lee (2013). Các yếu tố xem xét và khẳng định lại trong nghiên cứu này có sự
khác biệt xảy ra do ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ văn hóa, chính trị, thói quen, nhu
cầu, thời gian, hệ thống giá trị v.v. thang đo đƣợc kế thừa một cách chọn lọc sau khi
đƣợc điều chỉnh phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Có 350 bảng câu hỏi đƣợc phát
ra, 300 bảng câu hỏi đƣợc trả lời và 267 bảng câu hỏi hợp lệ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Sự ủng hộ phát triển du lịch tại thành phố Đà
Lạt bị ảnh hƣởng bởi bốn yếu tố với độ phù hợp của mơ hình là 62,681%. Trong đó
các yếu tố có ảnh hƣởng nhiều nhất từ Nhóm Sự tham gia của cộng đồng (Beta =
0,336); thứ hai là Nhóm Sự gắn kết cộng đồng (Beta = 0,324); thứ ba Nhóm Lợi ích
nhận thức của người dân (Beta = 0,194) và thấp nhất là Nhóm Chi phí nhận thức
của người dân (Beta = -0,153).
Kiểm tra khác biệt về Sự ủng hộ phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt theo
giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập,
số lần từng tham quan các địa điểm du lịch ở Đà Lạt. Kết quả cho thấy Sự ủng hộ
phát triển du lịch địa phƣơng của ngƣời dân khơng có sự khác biệt theo giới tính,
thu nhập, nhƣng có sự khác biệt về tình trạng hơn nhân, nhóm tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp và số lần đã từng đi tham quan các điểm du lịch tại Đà Lạt.
Từ những kết quả phân tích, luận văn đã đƣa ra các kiến nghị nhằm nâng cao
Sự ủng hộ của ngƣời dân đối với sự phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt.


V

ABSTRACT
Tourism development is one of the important economic activities used to
promote economic growth in local communities. Therefore, the primary goal of
local tourism development is how to manage such development to achieve the
highest level of benefits with least costs.
Da Lat is a land rich in tourism potential, with natural tourism resources and
rich human resources, which allow Da Lat to develop many types of tourism, with

great attraction for domestic and foreign tourists.
Development tourism is the opportunity to create employment for hundreds
of workers, improve living standards, train human resources in the tourism sector,
facilitate economic and cultural exchanges, and socialize. It contributes a large
portion of revenues to local and city budgets, while contributing to the preservation
and conservation of valuable resources.
The support of the resident to the development of tourism in Da Lat is an
important factor contributing to the development of Dalat tourism as well as
economic, cultural and social development in the locality. The support of the
resident will enrich the destination travel products, increase the attractiveness and
efficiency of tourism business because the resident most objective assessment of the
factors that affect, namely the "Factors’s influence on support for tourism
development of Da Lat city”
Research topic to find the most explainable factors resident’s support for
tourism development in Da Lat city. This study is based on the modified model and
the applied scale by Lee (2013). The factors considered and reaffirmed in this study
are different because of factors such as culture, politics, habits, needs, time, value
systems, etc... The scale is inherited selectively after being adapted to the context of
the study. There were 350 questionnaires distributed, 300 questionnaires answered
and 267 valid questionnaires.
The results show that the support for tourism development in Da Lat city is
influenced by four factors with the fit of the model is 62,681%. Which factors have
the most impact from the group of Community involvement (Beta = 0.336); The


VI

second is the group of Community attachment (Beta = 0.324); Third, the group of
Perceived benefits (Beta = 0.194) and the lowest was the group of Perceived costs
(Beta = -0.153).

Check the difference in support for tourism development in Dalat by gender,
age group, marital status, education level, occupation, income, number of visits to
tourist destinations In Dalat. The results show that resident’s support for local
tourism development does not differ by gender, income but there are differences in
marital status, age group, education level, occupation and number of times have
visited the tourist sites in Da Lat.
From the results of the analysis, the thesis has made recommendations to
improve resident’s support for tourism development in Da Lat city.


VII

LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là: Đồn Quang Huy, học viên lớp cao học 2015 chuyên ngành Quản
trị Kinh doanh, khoa Quản lý Công nghiệp, Trƣờng Đại học Bách khoa thành phố
Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính tơi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Ngƣời thực hiện luận văn

Đoàn Quang Huy


VIII

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................III
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... IV
ABSTRACT ............................................................................................................... V

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... VII
MỤC LỤC .............................................................................................................. VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... XI
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ XI
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................... XIV
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ XV

CHƢƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................ 1
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................1
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .....................................................................1
1.1.2 Tình hình nghiên cứu phát triển du lịch tại Việt Nam .......................................2
1.2 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................6
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................7
1.3 Ý nghĩa của đề tài:.................................................................................................7
1.4 Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................8
1.5 Bố cục đề tài ..........................................................................................................8

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................ 9
2.1 Các khái niệm ........................................................................................................9
2.1.1 Du lịch ................................................................................................................9
2.1.2 Sự ủng hộ phát triển du lịch địa phƣơng ..........................................................10
2.1.3 Lợi ích nhận thức của ngƣời dân......................................................................11
2.1.4 Chí phi nhận thức của ngƣời dân .....................................................................13
2.1.5 Sự gắn kết cộng đồng .......................................................................................13
2.1.6 Sự tham gia của cộng đồng ..............................................................................14
2.2 Các giả thuyết của đề tài .....................................................................................15


IX


2.2.1 Mối quan hệ giữa lợi ích nhận thức của ngƣời dân và sự ủng hộ phát triển du
lịch địa phƣơng ..........................................................................................................15
2.2.2 Mối quan hệ giữa chi phí nhận thức của ngƣời dân và sự ủng hộ phát triển du
lịch địa phƣơng ..........................................................................................................16
2.2.3 Mối quan hệ giữa Sự gắn kết cộng đồng và Sự ủng hộ phát triển du lịch địa
phƣơng.......................................................................................................................17
2.2.4 Mối quan hệ giữa Sự tham gia của cộng đồng và Sự ủng hộ phát triển du lịch
địa phƣơng .................................................................................................................18
2.3 Đề xuất mơ hình nghiên cứu ...............................................................................18
2.4 Tóm tắt chƣơng 2 ................................................................................................20

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 21
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................21
3.2 Thiết kế thang đo .................................................................................................22
3.3 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................25
3.4 Nghiên cứu chính thức ........................................................................................27
3.4.1 Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................27
3.4.2 Mẫu...................................................................................................................28
3.4.3 Cách thu thập dữ liệu .......................................................................................29
3.4.4 Các kỹ thuật xử lý dữ liệu ................................................................................29
3.5 Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................31

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 32
4.1 Nội dung và kết quả nghiên cứu .........................................................................32
4.2 Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo biến nhân khẩu học .....................................32
4.3 Thống kê mô tả kết quả khảo sát.........................................................................34
4.3.1 Yếu tố nhóm Lợi ích nhận thức của ngƣời dân ................................................34
4.3.2 Yếu tố Nhóm Chi phí nhận thức của ngƣời dân ..............................................34
4.3.3 Yếu tố Nhóm Sự gắn kết cộng đồng ................................................................35

4.3.4 Yếu tố Nhóm Sự tham gia của cộng đồng .......................................................35
4.3.5 Yếu tố Nhóm Sự ủng hộ phát triển du lịch địa phƣơng ...................................35


X

4.4 Kiểm định thang đo .............................................................................................37
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA .....................................................................37
4.4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ...................................................................41
4.4.3 Mơ hình hồi qui ................................................................................................45
4.4.4 Kết quả phân tích hồi quy đa biến và mơ hình hồi quy đa biến .......................47
4.4.5 Kiểm định các giả thuyết LI, CP, GK, TG .......................................................48
4.5 Kiểm định sự khác biệt về sự ủng hộ hộ phát triển du lịch địa phƣơng theo biến
nhân khẩu học ...........................................................................................................49
4.6 Thảo luận kết quả ................................................................................................59

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 63
5.1 Kết quả chính của đề tài ......................................................................................63
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................65
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69
Tài liệu nƣớc ngồi....................................................................................................69
Tài liệu trong nƣớc ....................................................................................................71
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .........................................................................117


XI

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo của yếu tố về Lợi ích nhận thức của ngƣời dân.........................22

Bảng 3.2 Thang đo của yếu tố về Chi phí nhận thức của ngƣời dân ........................23
Bảng 3.3 Thang đo của yếu tố về Sự gắn kết cộng đồng ..........................................23
Bảng 3.4 Thang đo của yếu tố về Sự tham gia của cộng đồng .................................24
Bảng 3.5 Thang đo của yếu tố về Sự ủng hộ phát triển du lịch địa phƣơng .............24
Bảng 3.6 Bảng câu hỏi chính thức và mã hóa thang đo ............................................26
Bảng 3.7 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo ...................................................................27
Bảng 3.8 Kết quả số liệu phiếu khảo sát ...................................................................28
Bảng 3.9 Kết quả phiếu khảo sát phân tích theo tỷ lệ ...............................................28
Bảng 4.1 Cấu trúc dữ liệu khảo sát phân bố theo giới tính, nhóm tuổi, hơn nhân,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, đã tham quan ...........................................32
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến quan sát ..............................................................35
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .........................................................37
Bảng 4.4 Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố EFA ...................................37
Bảng 4.5 Bảng giải thích các yếu tố tƣơng ứng với các biến quan sát .....................38
Bảng 4.6 Bảng phân tích yếu tố tƣơng ứng với các biến quan sát ............................39
Bảng 4.7 tắt yếu tố tƣơng ứng với các biến quan sát sau khi phân tích yếu tố .........40
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach Alpha của yếu tố Lợi ích nhận thức của ngƣời dân ........41
Bảng 4.9 Hệ số Cronbach Alpha của yếu tố Chi phí nhận thức của ngƣời dân ........42
Bảng 4.10 Hệ số Cronbach Alpha của yếu tố Sự gắn kết cộng đồng .......................42
Bảng 4.11 Hệ số Cronbach Alpha của yếu tố Sự tham gia của cộng đồng...............43
Bảng 4.12 Hệ số Cronbach Alpha của yếu tố Sự ủng hộ phát triển du lịch địa
phƣơng.......................................................................................................................43
Bảng 4.13 hệ số hiệu chỉnh R2..................................................................................45
Bảng 4.14 Phân tích phƣơng sai Anova ....................................................................45
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy đa biến ...........................................................................47
Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết LI, CP, GK, TG ........................48
Bảng 4.17 Hệ số Sig. đánh giá sự khác biệt về Sự ủng hộ phát triển du lịch địa
phƣơng theo biến nhân khẩu học ..............................................................................50



XII

Bảng 4.18 Hệ số Sig. đánh giá sự khác biệt về sự ủng hộ phát triển ........................51
Bảng 4.19 Kiểm định T-test về sự ủng hộ phát triển ................................................51
Bảng 4.20 Thống kê mơ tả phân tích phƣơng sai một nhân tố về sự ủng hộ phát triển
du lịch địa phƣơng theo nhóm tuổi ...........................................................................52
Bảng 4.21 Hệ số Sig. đánh giá sự khác biệt về sự ủng hộ phát triển ........................53
Bảng 4.22 Kiểm định T-test về sự ủng hộ phát triển du lịch địa phƣơng theo hôn
nhân ...........................................................................................................................53
Bảng 4.23 Thống kê mô tả phân tích phƣơng sai một nhân tố về sự ủng hộ phát triển
du lịch địa phƣơng theo trình độ ...............................................................................54
Bảng 4.24 Thống kê mơ tả phân tích phƣơng sai một nhân tố về sự ủng hộ phát triển
du lịch địa phƣơng theo nghề nghiệp ........................................................................55
Bảng 4.25 Thống kê mô tả phân tích phƣơng sai một nhân tố về sự ủng hộ ............56
Bảng 4.26 Thống kê mơ tả phân tích phƣơng sai một nhân tố về sự ủng hộ phát triển
du lịch địa phƣơng theo số lần đã từng đi tham quan các điểm du lịch tại Đà Lạt. ..58
Bảng 4.27 tổng kết phân tích ANOVA và T-test ......................................................59


XIII

MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................19
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013 )......................................21
Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa .......................................................46
Hình 4.2 Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết .........................................................49


XIV


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 5.1 Bảng phỏng vấn sơ bộ ..........................................................................72
Phụ Lục 5.2 Bảng câu hỏi hình thành sơ bộ thang đo...............................................74
Phụ Lục 5.3 Bảng câu hỏi .........................................................................................78
Phụ Lục 5.4 Danh sách những ngƣời dân đƣợc phỏng vấn ......................................80
Phụ Lục 5.5 Ma trận các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ .......................................81
Phụ Lục 5.6 Kết quả phân tích dữ liệu ......................................................................82
Phụ Lục 5.7 Kiểm tra độ tin cậy dùng hệ số cronbach’s alpha .................................83
Phụ Lục 5.8 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................86
Phụ Lục 5.9 Hồi quy ...............................................................................................100
Phụ Lục 5.10 Bảng hệ số hiệu chỉnh R2 .................................................................101
Phụ Lục 5.11 đánh giá sự khác biệt về Sự ủng hộ phát triển ..................................102
Phụ Lục 5.12 Tiềm năng tài nguyên du lịch thành phố Đà Lạt ..............................105


XV

DANH MỤC VIẾT TẮT
LI
CP
GK
TG
UH

Lợi ích nhận thức của ngƣời dân
Chi phí nhận thức của ngƣời dân
Sự gắn kết cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng
Sự ủng hộ phát triển du lịch địa phƣơng của ngƣời dân



1

CHƢƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Phát triển du lịch đƣợc hiểu là quá trình phát triển và duy trì trong một khơng
gian và thời gian nhất định, thêm nữa sự phát triển không làm giảm khả năng thích
ứng mơi trƣờng của con ngƣời trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu
cực tới sự phát triển lâu dài (Butler, 1991). Tổ chức du lịch thế giới UNWTO
(1999) khẳng định rằng phát triển du lịch bền vững đáp ứng nhu cầu du lịch hiện tại
trong khi vẫn bảo vệ và tăng cƣờng cơ hội cho tƣơng lai. Để đạt đƣợc mục tiêu du
lịch trong bất kỳ cộng đồng địa phƣơng nào, các nhà hoạch định chính sách cũng
cần phải dựa trên sự tham gia của các bên liên quan. Cụ thể là sự tham gia của cộng
đồng địa phƣơng vào kế hoạch phát triển du lịch ở bất cứ thời gian và địa điểm nào,
tạo đƣợc sự đồng tình ủng hộ của họ cũng chính là tăng cƣờng các quyền của cộng
đồng địa phƣơng sẽ đóng vai trị tích cực cho phát triển du lịch.
Lee (2013) đã xây dựng mơ hình nghiên cứu về sự ủng hộ của cƣ dân đối với
phát triển du lịch bền vững dựa trên các biến nhƣ sự gắn kết cộng đồng, sự tham gia
của cộng đồng, lợi ích và chi phí tác động đến sự ủng hộ cho phát triển du lịch. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra sự gắn kết cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng ảnh
hƣởng vào mức độ ủng hộ phát triển du lịch. Lợi ích nhận đƣợc bởi ngƣời dân ảnh
hƣởng đến mối quan hệ giữa sự gắn kết cộng đồng và phát triển du lịch. Nghiên cứu
đáng chú ý của Perdue & ctg (1990) đã phát triển một mơ hình kiểm tra mối quan
hệ giữa nhận thức của cƣ dân về tác động của du lịch và hỗ trợ của ngƣời dân cho
du lịch. Họ đã thử nghiệm một mơ hình giả thuyết rằng các mối quan hệ trong nhận
thức của cƣ dân nông thôn tác động đến gia tăng sự hỗ trợ cho sự phát triển du lịch.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi những lợi ích cá nhân thu đƣợc từ hoạt động du
lịch, các cƣ dân có nhận thức tích cực về du lịch sẽ gia tăng sự hỗ trợ cho du lịch
phát triển và chính sách phát triển du lịch cụ thể. Các tác giả công nhận sự cần thiết

phải tăng cƣờng nghiên cứu về tác động nhận thức từ du lịch nhằm nâng cao kiến
thức của ngƣời dân. Nghiên cứu của Oviedo-Garcia & ctg, (2008) đã chỉ ra các biến


2

đo lƣờng sự ủng hộ đối với phát triển du lịch bao gồm ủng hộ cho phát triển du lịch,
ủng hộ cho kế hoạch cộng đồng và ủng hộ cho xúc tiến du lịch. Nghiên cứu đã chỉ
ra ngƣời dân nhận đƣợc lợi ích từ du lịch có khả năng ủng hộ cho phát triển du lịch
cao hơn và ảnh hƣởng mạnh tới hỗ trợ cho kế hoạch phát triển du lịch.
Lý thuyết trao đổi xã hội đã đƣợc coi là một lý thuyết phù hợp để sử dụng
trong việc phát triển sự hiểu biết về nhận thức của ngƣời dân đối với du lịch (Ap,
1990; Perdue, Long & Allen, 1990, Ward & Borno, 2011; Andriotis, 2003). Cƣ dân
của một cộng đồng sẽ quyết định mức độ tham gia du lịch phụ thuộc vào các lợi ích
và chi phí du lịch bằng cách phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi
trƣờng (Ap, 1992; Nunkoo & Ramkissoon, 2011). Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở các biến ảnh hƣởng đến sự hài lòng cộng đồng hoặc các biến ảnh hƣởng
đến gia tăng sự ủng hộ cho phát triển du lịch của cƣ dân địa phƣơng một cách độc
lập mà chƣa có nhiều nghiên cứu về sự ủng hộ của ngƣời dân cho phát triển du lịch
trong một bối cảnh cụ thể.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu phát triển du lịch tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều giải pháp để
thu hút khách du lịch trong nƣớc và quốc tế, chú trọng các loại hình du lịch đặc
trƣng theo vùng miền, nhƣng chƣa có giải pháp cụ thể nào để tăng cƣờng sự tham
gia tích cực của ngƣời dân đối với sự phát triển du lịch tại các điểm du lịch. Phát
triển du lịch tại một địa phƣơng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ sự đầu tƣ của Nhà
nƣớc về cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển du lịch, an ninh an toàn, nguồn nhân
lực, chất lƣợng dịch vụ, tuyên truyền quảng bá, thái độ, nhận thức, sự ủng hộ của
ngƣời dân... Phát triển du lịch sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đến cuộc
sống của ngƣời dân trong cộng đồng và liệu rằng ngƣời dân có thấy hết tiềm năng

lợi ích có thể mang lại, và các cơ hội của họ khi phát triển du lịch tại một địa
phƣơng hay không cũng cần đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam.
Ngày 2-7-2015, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về
việc tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy
phát triển du lịch. Trong Chỉ thị này, Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành,
địa phƣơng tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng du lịch, bảo đảm an ninh, an


3

toàn cho khách du lịch với nhiều giải pháp nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tăng
cƣờng quản lý giá cả, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi mới xúc tiến, quảng
bá du lịch… Trong đó nhấn mạnh vấn đề ngƣời dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ
trợ khách du lịch; phát động phong trào “Mỗi ngƣời dân là một hƣớng dẫn viên,
niềm nở với khách du lịch”1. Đây là định hƣớng rất quan trọng nhằm xây dựng sự
thân thiện, mến khách đối với cộng đồng dân cƣ. Bởi sự thành công của hoạt động
du lịch phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự hài lòng và sự ủng hộ ngƣời dân tại điểm
đến. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý du lịch, thái độ của cƣ dân địa phƣơng
sẽ quyết định tới sự ủng hộ và hành vi của họ đối với hoạt động du lịch. Khi khách
du lịch đến một địa phƣơng, ngƣời dân địa phƣơng sẽ tham gia vào các hoạt động
du lịch nhƣ hƣớng dẫn, diễn giải về các giá trị tài nguyên, giá trị văn hóa đặc sắc,
các dịch vụ lƣu trú nhà dân, ăn uống, bán hàng,... Chính qua quá trình tiếp xúc với
ngƣời dân địa phƣơng giúp cho du khách có những trải nghiệm chân thực, những
dấu ấn, hình ảnh về một điểm đến, đồng thời tạo ra sự hài lòng của du khách đối với
một điểm đến. Qua sự tƣơng tác với khách du lịch, cƣ dân địa phƣơng có thu nhập
tăng thêm, mở rộng hiểu biết về văn hóa xã hội vùng miền, nâng cao khả năng giao
tiếp, ngoại ngữ... Tuy nhiên sự tƣơng tác đó cũng mang lại những mặt trái của sự
phát triển nhƣ thƣơng mại hóa các dịch vụ du lịch, chèo kéo khách, tệ nạn xã hội,
thay đổi cách sống, ô nhiễm môi trƣờng, xuống cấp cơ sở hạ tầng... ảnh hƣởng đến
sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Nếu nhƣ khi tham gia vào hoạt động du lịch,

ngƣời dân cảm thấy khơng hài lịng và thiếu đi sự ủng hộ đối với hoạt động du lịch
sẽ ảnh hƣởng đến quá trình tƣơng tác giữa cƣ dân và khách du lịch, ảnh hƣởng đến
chất lƣợng sản phẩm du lịch, sự hài lòng du khách và ý định quay trở lại, kết quả là
rất khó để phát triển du lịch tại một điểm đến đó. Khi lƣợng khách q đơng, cộng
đồng địa phƣơng sẽ cảm thấy chịu sức ép lớn hơn và nhịp sống của họ có thể bị
thay đổi. Họ cảm thấy nghi ngờ về những lợi ích mà du lịch đem lại.
Ở Việt Nam, đã có nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của
cộng đồng đối với phát triển du lịch homestay tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết

1

Nguồn: Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2-7-2015.


4

quả nghiên cứu chỉ ra sự hài lòng của cộng đồng chịu tác động mạnh bởi nhân tố lợi
ích vật chất và tinh thần (Nguyễn & ctg, 2013). Nguyễn & ctg, (2014) đã chỉ ra các
yếu tố cấu thành của chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân tại Vĩnh Long. Kết quả
phân tích nhân tố cho thấy chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cấu thành bởi
năm nhóm nhân tố bao gồm nguồn thu nhập, ý thức bảo vệ, chất lƣợng môi trƣờng
sống, tiêu chuẩn cuộc sống và đời sống cá nhân. Nhân tố đời sống cá nhân nhìn
chung khơng bị ảnh hƣởng bởi du lịch, cịn nhân tố chất lƣợng mơi trƣờng sống thì
bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi du lịch. Trong khi đó, nhân tố chất lƣợng môi trƣờng
sống lại là nhân tố cấu thành quan trọng nhất của chất lƣợng cuộc sống. Tuy nhiên
nghiên cứu không đề cập đến sự hài lòng của cƣ dân trong khi chất lƣợng cuộc sống
và sự hài lịng có mối quan hệ khăng khít. Vì vậy, để phát triển bền vững, cần có
những biện pháp nâng cao chất lƣợng mơi trƣờng sống cho ngƣời dân. Phạm, H.L.
(2012) đã nghiên cứu đánh giá tác động du lịch, nhận thức của ngƣời dân và sự ủng
hộ của họ đối với phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long với thực tế là gần một nửa số

ngƣời đƣợc khảo sát đang hoạt động trong ngành du lịch. Nghiên cứu cho thấy
ngƣời dân đánh giá cao những lợi ích tích cực mà du lịch mang lại, mong muốn
tham gia vào quá trình ra quyết định về phát triển du lịch và tăng trƣởng ở Vịnh Hạ
Long và quan tâm nhiều nhất đến vai trò của chính quyền và cộng đồng địa phƣơng
trong việc kiểm soát tác động của phát triển du lịch.
Đến nay, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức của cƣ dân địa
phƣơng và sự ủng hộ cho phát triển du lịch cịn ít, do đó vấn đề này cần nhận đƣợc
sự quan tâm đúng mức của các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý du lịch.
Thông qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ phát triển du lịch tại địa
phƣơng là cơ sở quan trọng giúp cho các cơ quan quản lý du lịch xây dựng đƣợc
những chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển lâu dài của ngành mình.
1.2 Lý do chọn đề tài
Cùng với xu hƣớng phát triển du lịch chung của cả nƣớc, trong những năm
qua, kinh tế du lịch Đà Lạt đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lƣợng và
chất lƣợng. Đà Lạt là điểm du lịch đặc trƣng có sự tham gia của rất nhiều cƣ dân
địa phƣơng vào hoạt động du lịch. Đây là địa phƣơng có lợi thế để phát triển nhiều


5

loại hình du lịch, trở thành trung tâm du lịch chất lƣợng cao, là điểm đến “An toàn Thân thiện” của du khách. Cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp cùng với nét văn hóa
đặc sắc đã biến nơi đây thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và khu vực.
Với chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động du lịch, Đà Lạt hiện có khoảng 1.100 đơn vị
kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Năm
20162 số lƣợng du khách đến thăm quan nghỉ dƣỡng là 4,35 triệu lƣợt ngƣời tăng
8,75% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó khách quốc tế chỉ chiếm 12% tổng lƣợng
khách, khách nội địa đạt 3.828.000 lƣợt ngƣời. Tổng số cơ sở lƣu trú tại thành phố
gồm 816 cơ sở với 13.770 phòng; số khách sạn đạt chuẩn từ 1- 5 sao là 283 chiếm
34,7% tổng số cơ sở, còn lại là các nhà nghỉ du lịch gồm 533 cơ sở. Số ngày lƣu trú
bình quân 2,4 ngày đêm/khách. Gần 90% hoạt động du lịch dịch vụ của tỉnh tập

trung tại Đà Lạt, qua đó du lịch Đà Lạt đã có những đóng góp quan trọng vào tăng
trƣởng, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên ngành du lịch Đà Lạt chƣa trở thành ngành kinh tế động lực của
tỉnh nhƣ mong muốn, chƣa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, chƣa khẳng định
đƣợc vị trí quan trọng, nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam, năng lực cạnh tranh
của ngành du lịch Đà Lạt chƣa cao. Hoạt động kinh doanh du lịch cịn mang tính
nhỏ lẻ, tính chun nghiệp chƣa cao; nguồn nhân lực du lịch mặc dù có sự quan
tâm đào tạo, bồi dƣỡng nhƣng vẫn còn yếu về chất lƣợng nhất là về chuyên môn và
ngoại ngữ. Sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy có chuyển biến nhƣng chƣa phong phú,
chất lƣợng còn thấp chƣa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầƣ ngày càng cao của du
khách, các dịch vụ vui chơi giải trí vào ban đêm và mùa mƣa còn nghèo nàn, sản
phẩm các điểm, khu du lịch còn trùng lắp.
Việc xây dựng thƣơng hiệu cho du lịch Đà Lạt còn lúng túng, việc nâng cao
nhận thức toàn diện về du lịch, bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng sinh thái, nâng cao kỹ
năng giao tiếp cho các tầng lớp nhân dân địa phƣơng chƣa thƣờng xuyên liên tục.
Sự gắn kết cộng đồng, sự tham gia hƣởng ứng của ngƣời dân trong hoạt
động du lịch tại địa bàn có tiềm năng, điều kiện phát triển chƣa đƣợc đẩy mạnh.

2

Nguồn: Phịng Văn hóa- thơng tin thành phố Đà Lạt năm 2016


6

Bên cạnh những đơn vị chấp hành đúng chủ trƣơng quy định pháp luật vẫn còn một
số đơn vị, hộ cá thể hoạt động du lịch, dịch vụ ý thức chƣa cao, hoạt động manh
mún, tự phát, chƣa đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, chƣa quan tâm chất lƣợng sản
phẩm dịch vụ, nâng giá trong mùa cao điểm, dẫn đến tình trạng “cị kéo, chặt chém,
lừa ép” du khách ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch tại địa phƣơng.

Trong bối cảnh các cấp, các ngành, địa phƣơng, đơn vị có liên quan đến hoạt
động du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch của thành phố Đà Lạt đang thực hiện cam
kết mạnh mẽ để từng bƣớc thay đổi hình ảnh du lịch Đà Lạt hƣớng tới văn minh,
thân thiện, an toàn, chuyên nghiệp; nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, năng lực
cạnh tranh, xây dựng và phát huy hình ảnh đặc trƣng con ngƣời Đà Lạt hiền hòa,
thanh lịch, mến khách. Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên khơng thể thiếu vai trị
quan trọng của ngƣời dân đối với sự ủng hộ phát triển du lịch Đà Lạt.
Làm thế nào để ngƣời mỗi dân quan tâm thay đổi nhận thức và hành vi đáp
ứng đƣợc môi trƣờng cạnh tranh du lịch lành mạnh? Những yếu tố nào là quan
trọng để nâng cao sự ủng hộ đối với phát triển du lịch ở Đà Lạt? Cần khai thác tiềm
năng lợi thế về tài nguyên du lịch của Đà Lạt thế nhƣ thế nào để phục vụ phát triển
kinh tế- xã hội của địa phƣơng hiệu quả, hợp lý hơn?... những câu hỏi đó phải thực
sự là mối bận tâm sâu sắc của những ngƣời làm du lịch, các nhà quản lý và nhất là
cộng đồng dân cƣ thành phố Đà Lạt- những ngƣời đến từ mọi miền đất nƣớc tụ hội
về đây sinh sống, lập nghiệp mang trong lịng những tâm tƣ, tình cảm, dấu ấn khó
qn đối với thành phố có trên 120 năm hình thành và phát triển này.
Do đó việc nghiên cứu đề tài:“ Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ phát
triển du lịch của thành phố Đà Lạt” là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa thực tế. Qua
đó kiến nghị tới các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan quản lý du lịch xây dựng
cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy tiềm năng, lợi thế về tài ngun, mơi trƣờng,
nguồn lực để nâng cao uy tín, thƣơng hiệu du lịch, đóng góp tích cực cho sự phát
triển của ngành du lịch Đà Lạt trƣớc mắt và lâu dài.
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ của ngƣời dân đối với phát
triển du lịch của thành phố Đà Lạt.


7

- Đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ của

ngƣời dân đối với phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt.
- Đề xuất những giải pháp và hàm ý chính sách để nâng cao sự ủng hộ của
ngƣời dân đối với phát triển du lịch của Đà Lạt.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
1. Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự ủng hộ của ngƣời dân đối với phát triển
du lịch tại Đà Lạt? Mức độ ảnh hƣởng của các yếu này đến sự ủng hộ phát triển du
lịch tại Đà Lạt nhƣ thế nào?
2. Các giải pháp góp phần nâng cao sự ủng hộ của ngƣời dân đối với sự phát
triển du lịch của Đà Lạt là gì?
1.3 Ý nghĩa của đề tài:
Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu
Những kết quả của luận văn này có thể là sự minh họa thêm cho các lý
thuyết về sự ủng hộ của ngƣời dân đối với phát triển du lịch địa phƣơng cũng nhƣ
khẳng định xu thế cần thiết áp dụng một cách linh hoạt các mơ hình nghiên cứu về
sự ủng hộ của ngƣời dân đối với phát triển du lịch Đà Lạt nói chung và phát triển du
lịch các tỉnh nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Việc kiểm chứng và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ của
ngƣời dân đối với phát triển du lịch Đà Lạt sẽ là cơ sở giúp chính quyền địa
phƣơng, các nhà quản lý nâng cao năng lực quản lý, vận dụng hiệu quả các giải
pháp góp phần nâng cao sự ủng hộ của ngƣời dân đối với sự phát triển du lịch của
Đà Lạt.
Cung cấp thông tin về những vấn đề thực tiễn trong việc xây dựng, điều
chỉnh chiến lƣợc, kế hoạch trong hoạt động du lịch. Qua đó xem xét lại các quyết
định, lựa chọn giải pháp tốt hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành du lịch
nói chung và đáp ứng nhu cầu của du khách và ngƣời dân nói riêng.


8


1.4 Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ủng hộ
của ngƣời dân trong phát triển du lịch tại Đà Lạt trong khoảng thời gian từ tháng
03/2017 đến 6/2017.
Đối tƣợng khảo sát là ngƣời dân sống tại thành phố Đà Lạt.
1.5 Bố cục đề tài
Chƣơng 1: Phần mở đầu. Giới thiệu tổng quan lý do hình thành đề tài, mục
tiêu, phạm vi nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề
tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết. Giới thiệu khái quát về Đà Lạt và tài nguyên du
lịch của thành phố; trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm giới thiệu định nghĩa các khái
niệm chính; mối quan hệ của các yếu tố lợi ích nhận thức của ngƣời dân, chí phi
nhận thức của ngƣời dân, sự gắn kết cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng và sự
ủng hộ phát triển du lịch địa phƣơng; đồng thời đƣa ra các giả thuyết và mơ hình
nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm
những phần: mô tả mẫu, kiểm định thang đo, kiểm định giả thuyết, kết quả phân
tích sự khác biệt về yếu tố và mức độ ảnh hƣởng đến sự ủng hộ phát triển du lịch
địa phƣơng giữa các nhóm đối tƣợng, thảo luận kết quả và phân tích giá trị trung
bình của các yếu tố.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị. Trình bày kết quả nghiên cứu chính, kiến
nghị và hạn chế của đề tài.


9

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để có bức tranh khái quát về lĩnh vực nghiên cứu và lịch sử nghiên cứu vấn
đề sự ủng hộ của ngƣời dân đối với phát triển du lịch địa phƣơng, những nội dung

đã nghiên cứu đƣợc trình bày tóm tắt thơng qua một số nghiên cứu sau.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Du lịch
* Theo Luật Du lịch số 44/2005/QH11:
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngồi
nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du
lịch.
- Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lƣu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hƣớng dẫn và những dịch vụ khác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Môi trƣờng du lịch là môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội nhân văn
nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
- Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ trong phát triển du lịch:
+ Cộng đồng dân cƣ có quyền tham gia và hƣởng lợi ích hợp pháp từ hoạt
động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hố địa phƣơng;
giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn xã hội, vệ sinh mơi trƣờng để tạo sự hấp dẫn du lịch.
+ Cộng đồng dân cƣ đƣợc tạo điều kiện để đầu tƣ phát triển du lịch, khơi
phục và phát huy các loại hình văn hố, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ cơng
truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phƣơng phục vụ khách du lịch, góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng.
* Theo tổ chức Liên hợp quốc (1963): “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với
mục đích hịa bình. Nơi họ đến lƣu trú khơng phải là nơi làm việc của họ”.



×