Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phát triển ứng dụng kiểm định thông tin nguồn gốc cà chua bi trên điện thoại thông minh tại siêu thị coopmart

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 74 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----------------------------

HỒNG ANH NAM

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG KIỂM ĐỊNH THƠNG TIN
NGUỒN GỐC CÀ CHUA BI TRÊN ĐIỆN THOẠI
THÔNG MINH TẠI SIÊU THỊ COOPMART

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã số: 60340405

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2017


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG TPHCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Trần Khánh
Cán bộ chấm nhận xét 1:
Cán bộ chấm nhận xét 2:
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa , ĐHQG TpHCM


ngày

tháng

năm

.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1.
2.
3.
4.
5.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KH & KTMT


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HOÀNG ANH NAM

MSHV: 13320796

Ngày, tháng, năm sinh: 10/07/1989

Nơi sinh: Nha Trang

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý

Mã số: 60340405

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Phát triển ứng dụng kiểm định thông tin nguồn gốc cà chua bi trên điện thoại thông
minh tại siêu thị CoopMart.
II. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
1. Tổng hợp các lý thuyết về truy xuất nguồn gốc thông tin thực phẩm.
2. Nhận diện các mơ hình hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang được sử
dụng và nắm rõ cách thức hoạt động.
3. Đề xuất giải pháp cải tiến q trình xác thực thơng tin truy xuất nguồn gốc.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 19/06/2017
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH
Tp.HCM, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH


tháng

năm 2017

TRƯỞNG KHOA KH & KTMT


iv

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, xin gửi tới PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH, người thầy đã hết lòng hướng
dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ Khoa Khoa Học & Kỹ Thuật Máy Tính và Phòng
Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM đã
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức rất hữu ích cho tơi trong q trình học tập và
áp dụng vào cơng việc.
Xin cảm ơn gia đình tơi, nơi đã cho tơi động lực và một tình u vơ bờ bến để tơi có
thể hồn thành luận văn này, đặc biệt là mẹ tôi và vợ tôi.
Cuối cùng, xin cảm ơn các chuyên gia, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.

Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!


v

TĨM TẮT
Bài nghiên cứu này thực hiện nhằm tăng tính xác thực cho các thông tin sản phẩm cà
chua bi được truy xuất nguồn gốc thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh đang
được bày bán tại các siêu thị CoopMart. Mơ hình nghiên cứu là mơ hình cải tiến dựa

trên mơ hình hệ thống thơng tin truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Food Traceability
Information System (Myo Min Aung & Yoon Seok Chang, 2013). Kết quả cho thấy
bên cạnh việc cung cấp thông tin truy xuất đơn thuần, ứng dụng còn được cải tiến để
hỗ trợ việc xác thực và kiểm chứng đối chiếu những thông tin truy xuất đó là đúng hay
sai, có tồn tại hay khơng thơng qua việc xác thực giữa các đối tác tham gia trong chuỗi
cung ứng với hệ thống và việc đối chiếu so sánh những thông tin nhận được từ các đối
tác của hệ thống. Kết quả tìm thấy trong bài nghiên cứu này sẽ giúp cho người tiêu
dùng có thêm cơng cụ trong việc truy xuất thông tin nguồn gốc thực phẩm sạch và
kiểm chứng được những thơng tin đó là chính xác, hỗ trợ việc mua thực phẩm sạch
được thuận tiện hơn.


vi

ABSTRACT
This study is intended to increase the authenticity of the tomato product information
traced to the smartphone application that is being sold at CoopMart supermarkets. The
research model is an improvement model based on the Food Traceability Information
System model. The results show that in addition to providing purely retrieval
information, the application has also been improved to support the authentication and
collation of access information that is true or false, exists or does not exist through out
the authentication between the supply chain partners and the system, and the
comparison of information received from the system partners. The results found in this
study will provide consumers with additional tools to trace the origins of clean food
and verify that the information is accurate, and the purchasing of clean food is more
convenient.


vii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự
nghiên cứu, khảo sát và thực hiện, các số liệu trong nghiên cứu được thu thập có nguồn
gốc rõ ràng, việc xử lý và phân tích dữ liệu hồn toàn trung thực.


viii

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ…………………………………………………..iii
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………….iv
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN………………………………………………….v
ABSTRACT…………………………………………………………………………....vi
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………..vii
MỤC LỤC……………………………………………………………………………viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH……………………………………………………………..xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI………………………....….….…......………….1
1.1 Lý do hình thành đề tài…...…………...………………..................................…1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu………...……………….……...….……………….……...4
1.3 Phạm vi nghiên cứu………………….....…………….…...…………....………4
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu……………………................………………5
1.5 Bố cục luận văn...................................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU....……………….6
2.1 Tổng quan về thực phẩm sạch.......................……………..……………………6
2.1.1 Khái niệm thực phẩm sạch.......……………….....……………………….6
2.1.2 Phân loại thực phẩm sạch………...…………......………………………..6
2.1.3 Các tiêu chuẩn thực phẩm sạch được công nhận………………………...7


ix


2.2 Tổng quan về cà chua bi………………………………………………………..9
2.2.1 Nguồn gốc – đặc điểm………………………………….........…..............9
2.2.2 Các yếu tố tác động tới chất lượng cà chua bi…………….............……..9
2.2.3 Các bệnh thường gặp ở cà chua bi……………………………………...11
2.3 Tổng quan về truy xuất thông tin nguồn gốc thực phẩm……………………...11
2.3.1 Khái niệm……………………….............................................................11
2.3.2 Truy xuất nguồn gốc từ bên trong………………………………………13
2.3.3 Truy xuất nguồn gốc từ bên ngoài………………...................................15
2.4 Tổng quan về mã phản hồi nhanh QR code…..................................................16
2.5 Tổng quan về kỹ thuật mã hóa, chữ ký số……………………………….........17
2.5.1 Kỹ thuật mã hóa………………………………………………………...17
2.5.2 Chữ ký số……………………………………………………………….19
2.6 Các mơ hình nghiên cứu liên quan………………………………………........19
2.6.1 Mơ hình truy xuất nguồn gốc thực phẩm – nghiên cứu của Myo Min
Aung & Yoon Seok Chang (2013)……………………………………….….....19
2.6.2 Mơ hình truy xuất nguồn gốc Traceverified – Cơng ty Cổ phần giải pháp
và dịch vụ truy xuất nguồn gốc (2016)……………………...............................23
2.6.3 Mơ hình quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo Te-Food – Hội
công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (2016)……………………………......26
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU………………….....28


x

3.1 Ngữ cảnh tổng quát sau khi cải tiến mô hình hệ thống.....................................28
3.2 Ngữ cảnh xác thực thơng tin………………………………………………….30
3.2.1 Dịng chảy dữ liệu khi có u cầu truy xuất thơng tin nguồn gốc….......31
3.2.2 Q trình xác thực đơn dịng dữ liệu……………………………….......34
3.2.3 Q trình xác thực chéo dịng dữ liệu…………………………………..37

3.2.3.1 Xác thực giữa các đối tác với hệ thống……………………….......39
3.2.3.2 Đối chiếu thông tin nhận được từ các đối tác……………………..45
CHƯƠNG 4. PHIÊN BẢN THỬ NGHIỆM…………………………………………..47
4.1 Công nghệ……………………………………………………..........................47
4.2 Giao diện……………………………………………………………………....47
4.3 Chức năng hoạt động…………………………………………………….........52
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….54
5.1 Kết luận……………………………………………………………………….54
5.2 Kiến nghị……………………………………………………………………...55
5.3 Hạn chế của đề tài…………………………………………………………......58
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………………..........59
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………..60
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG……………………………………………………………62


xi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Số vụ ngộ độc thực phẩm tại TpHCM năm 2011-2016……………………...2
Hình 1.2 Số người ngộ độc thực phẩm tại TpHCM năm 2011-2016……………..........2
Hình 2.1 Truy xuất nguồn gốc bên trong chuỗi cung ứng………………………….....13
Hình 2.2 Truy xuất từ bên trong…………………………………………..……….….14
Hình 2.3 Truy xuất từ bên ngồi………………………………………………………15
Hình 2.4 So sánh giữa QR code và mã vạch truyền thống...…………………….........17
Hình 2.5 Lược đồ mã hóa khóa cơng khai……………….……………..……………..18
Hình 2.6 Lược đồ chữ ký số…………………………………………………………..19
Hình 2.7 Mơ hình khái niệm tổng qt truy xuất nguồn gốc thực phẩm………….......20
Hình 2.8 Mơ hình hệ thống truy xuất nguồn gốc Traceverified…………....................24
Hình 2.9 Mơ hình truy xuất nguồn gốc thịt heo Te-food………………......................26
Hình 3.1 Mơ hình cải tiến truy xuất và xác thực thông tin nguồn gốc thực phẩm…....30

Hình 3.2 Lược đồ dịng chảy dữ liệu khi có u cầu truy xuất thơng tin……..............31
Hình 3.3 Lược đồ xác thực đơn với kết quả xác thực NO……………………….……35
Hình 3.4 Lược đồ xác thực đơn với kết quả xác thực YES…………………………...35
Hình 3.5 Lược đồ xác thực chéo dịng dữ liệu………………………………….…….38
Hình 3.6 Lược đồ xác thực tổng quát giữa các đối tác và hệ thống……………….….40
Hình 3.7 Lược đồ xác thực chéo với kết quả NO – NO………………………............42
Hình 3.8 Lược đồ xác thực chéo với kết quả YES – NO…………………………......43
Hình 3.9 Lược đồ xác thực chéo với kết quả YES – YES……………………….…...44
Hình 3.10 Lược đồ đối chiếu sự chính xác thơng tin nhận từ hai đối tác……….…....45
Hình 4.1 Giao diện hiển thị chính của phiên bản thử nghiệm…………….……….…48


xii

Hình 4.2a Giao diện hiển thị khi thơng tin xác thực là đúng…………………………49
Hình 4.2b Giao diện hiển thị khi thơng tin xác thực là đúng……………………........50
Hình 4.3a Giao diện hiển thị khi thơng tin xác thực là sai……………………....……51
Hình 4.3b Giao diện hiển thị khi thơng tin xác thực là sai……………………………52
Hình 4.4 Giao diện hiển thị khi thông tin truy xuất không phải là cà chua bi…….......53


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do hình thành đề tài
Hiện nay nhu cầu của con người không chỉ còn là ăn ngon mặc đẹp nữa mà
tất cả nhu cầu đều phải đảm bảo vì sức khỏe của con người. Do đó, vấn đề
“thực phẩm sạch” đang được đặt lên hàng đầu.
Người tiêu dùng giờ đây không dám chắc liệu những loại thực phẩm đang
bày bán ngoài chợ, siêu thị hay trong cửa hàng có xuất xứ rõ ràng, có thực

sự đảm bảo an tồn hay khơng. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu thế nào là
thực phẩm an toàn, hay vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ rất hữu ích với người
tiêu dùng.
Theo số liệu từ Cục An tồn thực phẩm (Bộ Y Tế), chỉ tính mười tháng đầu
năm 2015, cả nước đã xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử
vong, hơn 4.400 người bị nhiễm độc phải đi cấp cứu. Cũng theo thống kê từ
Bộ Y tế, trong 4 tháng đầu năm 2016, cả nước đã có 30 vụ ngộ độc thực
phẩm nghiêm trọng, làm trên 1.386 người bị ngộ độc, có 2 trường hợp tử
vong. Tính riêng tháng 4/2016 đã có 9 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 375
người bị ngộ độc.
Riêng thành phố Hồ Chí Minh, số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm 2015 và
2016 lần lượt là 6 và 4. Bên cạnh đó, số người bị ngộ độc thực phẩm trong
năm 2015 và 2016 là 268 và 156. Các số liệu cho thấy tình hình ngộ độc
thực phẩm có giảm nhưng vẫn còn khá cao.


2

Hình 1.1 Số vụ ngộ độc thực phẩm tại TpHCM từ năm 2011-2016 (Chi cục An
tồn thực phẩm TpHCM)

Hình 1.2 Số người ngộ độc thực phẩm tại TpHCM từ năm 2011-2016 (Chi cục
An toàn thực phẩm TpHCM)


3

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh khơng chỉ xuất hiện khi
hàng hóa Việt Nam đi ra thế giới mà còn ở ngay thị trường trong nước, khi
hàng hóa thế giới tiến vào Việt Nam. Việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng

tốt là điều rất quan trọng cho khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh nghiệp
cần phải đảm bảo cơ sở cho niềm tin của người tiêu dùng. Giải pháp là hệ
thống minh bạch thông tin về q trình hàng hóa từ lúc sản xuất cho đến khi
tới tay của người tiêu dùng.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản xuất các loại thực phẩm đạt
chuẩn chất lượng cao chuyển đến tay người tiêu dùng nhưng trên bao bì chỉ
có nhãn hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng mà khơng hề có thơng tin cụ thể về
quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã hướng tới sản xuất
thực phẩm đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACPP…, nhưng vậy
vẫn chưa đủ nghiêm ngặt cho các chuẩn mực về chất lượng. Người tiêu dùng
cần có sự minh bạch hơn về quy trình, nguồn gốc sản phẩm, tức họ cần có
thơng tin truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, để biết doanh nghiệp có cung cấp sản phẩm đạt đủ chất lượng
hay không, sản phẩm có được kiểm sốt chất lượng nghiêm túc trong tồn
bộ chuỗi cung ứng hay không.
Với doanh nghiệp, việc truy xuất nguồn gốc là buớc đầu tạo sự tin tuởng nơi
khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thơng tin về sản phẩm. Về phía
nguời tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra chất luợng sản phẩm hiệu quả,
nhanh gọn. Khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm
thông qua hệ thống thông tin hiện đại, nguời tiêu dùng yên tâm mua sắm,
còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh tồn bộ
đuờng đi của hàng hóa.


4

Việc truy xuất nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng là vấn đề
cần phải triển khai ngay từ bây giờ. Các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
đều xây dựng quy trình truy xuất hàng hóa. Tuy nhiên, việc truy xuất này chỉ
thực hiện bằng thủ cơng, chứ khơng phải truy xuất điện tử. Chính vì vậy,

việc truy xuất điện tử và kiểm chứng nguồn gốc thơng tin hàng hóa là một
đề tài lý thú và có tính ứng dụng cao trong thực tế. Đây là lý do chính để
hình thành nên đề tài về phát triển ứng dụng kiểm định thông tin nguồn gốc
cà chua bi trên các điện thoại thông minh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-

Nhận diện và phân tích các mơ hình truy xuất thông tin nguồn gốc hiện

tại.
-

Đề xuất giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình truy

xuất thơng tin nguồn gốc hiện tại.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu
Quy trình truy xuất thơng tin nguồn gốc sản phẩm.
Cà chua bi đang được kinh doanh tại hệ thống siêu thị.
Tính chính xác của thơng tin truy xuất nguồn gốc cà chua bi.

-

Thời gian, không gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2016 – 06/2017 tại hệ thống siêu
thị CoopMart TpHCM.



5

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
 Nghiên cứu nhằm đưa ra cái nhìn bao quát về tình hình truy xuất nguồn
gốc thực phẩm hiện nay tại Việt Nam.
 Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu cho các công ty cung cấp thực phẩm
sạch tại Việt Nam.
 Kết quả của nghiên cứu còn là tư liệu tham khảo cho người tiêu dùng
nắm rõ về các tiêu chuẩn thực phẩm sạch cũng như quy trình truy xuất
nguồn gốc thực phẩm sạch khi cần thiết.
1.5 Bố cục luận văn
Nội dung luận văn gồm 5 chương:
Chương 1 - Giới thiệu đề tài: Lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và bố cục của
đề tài.
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 - Phiên bản thử nghiệm.
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 giới thiệu tổng quan các lý thuyết về thực phẩm sạch cụ thể là cà
chua bi, các tiêu chuẩn thực phẩm sạch, quy trình truy xuất nguồn gốc và đề
xuất mơ hình nghiên cứu.
2.1 Tổng quan về thực phẩm sạch
2.1.1 Khái niệm thực phẩm sạch
Thực phẩm sạch là thực phẩm khơng chứa chất “bẩn”, những chất gì có thể

và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con người như chất hóa học độc
hại từ thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học như
phân hay nước bẩn, các vi sinh vật hay đơn giản là bụi bẩn từ môi trường
nhiễm vào thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm.
2.1.2 Phân loại thực phẩm sạch
Có 3 loại thực phẩm sạch
 Thực phẩm sạch khơng ơ nhiễm
Cịn được gọi là thực phẩm khơng gây hại hoặc “an tồn vệ
sinh" được sản xuất trong môi trường tuân thủ quy trình bảo
đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy
định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu thực phẩm khơng ơ nhiễm
của ngành hàng. Đó cũng là thực phẩm sơ cấp được cơ quan có
thẩm quyền xác nhận có đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ
thực phẩm không ô nhiễm. Tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn môi
trường và tiêu chuẩn tư liệu sản xuất là tiêu chuẩn mang tính bắt
buộc của nhà nước và ngành hàng. Thực phẩm khơng ơ nhiễm là
thực phẩm khơng có chất ô nhiễm gây hại (gồm dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại) hoặc các


7

chất ô nhiễm gây hại được khống chế dưới mức giới hạn cho
phép, bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe người
tiêu dùng.
 Thực phẩm sinh thái
Còn được gọi là thực phẩm xanh, được sản xuất trong điều kiện
sinh thái là thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các quy định của
cơ quan chun mơn có thẩm quyền. Thực phẩm sinh thái đạt
yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, tiêu chuẩn thực

phẩm khơng gây ô nhiễm, an toàn, vệ sinh.
 Thực phẩm hữu cơ
Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được
sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được
cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác
nhận và cấp chứng chỉ. Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất
sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ
thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien thì khơng phải
là sản phẩm hữu cơ). Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp
hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ phải xây dựng một hệ thống quản lý sản
xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh
thái nông nghiệp. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trước đó
khơng sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào, đồng thời sản xuất
tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nơng nghiệp hữu cơ.
2.1.3 Các tiêu chuẩn thực phẩm sạch được cơng nhận
Có 3 tiêu chuẩn


8

 Tiêu chuẩn VietGAP
VietGAP1 (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good
Agricultural Practices) có nghĩa là phương pháp thực hành sản
xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam.
+ Kỹ thuật sản xuất phải đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
+ Khi thu hoạch phải đảm bảo khơng có hóa chất nhiễm
khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý.
+ Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của

người nông dân.
+ Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm dễ dàng.
Thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP thường được gọi là thực
phẩm an toàn.
 Tiêu chuẩn GlobalGAP
Phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn
cầu.
Yêu cầu nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và
giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông
trại canh tác tới khâu thu hoạch, chế biến và trữ kho bao gồm
các yếu tố:
+ Môi trường canh tác: đất đai, nguồn nước, dụng cụ.
+ Thuốc và hóa chất sử dụng.
+ Bao bì

1

(truy cập 01/06/2017)


9

+ Điều kiện làm việc và phúc lợi của nhân viên làm việc.
Thực phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP thường được gọi là
thực phẩm an toàn.
 Tiêu chuẩn hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm được sản xuất bằng phương
pháp canh tác hữu cơ, gồm 4 yếu tố không:
+ Không phân bón hóa học.
+ Khơng hóa chất bảo vệ thực vật độc hại.

+ Khơng chất kích thích tăng trưởng.
+ Khơng hóa chất gây biến đổi gen.
Thực phẩm hữu cơ thường gọi là thực phẩm sạch.
2.2 Tổng quan về cà chua bi
2.2.1 Nguồn gốc – đặc điểm
Cà chua bi có nguồn gốc từ nước Ý, cịn có tên là Cherry tomato, là
loại cà chua cỡ nhỏ, loại quả tròn hoặc dài có nhiều loại như cà chua
bi đỏ, cà chua bi đen, cà chua bi lùn,.... đây là giống cà chua được ưa
chuộng phổ biến hiện nay vì giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều hàm
lượng vitamin, chất xơ, vị ngọt ngon hơn cà chua bình thường.
2.2.2 Các yếu tố tác động tới chất lượng cà chua bi
 Yếu tố sinh học
Độ ẩm khơng khí, nhiệt độ, ánh sáng là các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng của cà chua. Cà chua là loại cây ưa khí


10

hậu ấm áp, đủ ánh sáng và độ ẩm nhất định thì cây cà chua mới
sinh trưởng tốt cho ra quả lớn, đạt vị. Cây cà chua không chịu
được thời tiết q lạnh hoặc nóng, ở mơi trường này cây sẽ rất
dễ sinh bệnh do các vi sinh vật gây hại, nấm và côn trùng xâm
nhập.
 Nhiệt độ
Ở nhiệt độ dưới 12°C hoặc trên 30°C sẽ gây ảnh hưởng xấu đến
sự sinh trưởng của cây và tác động đến sức sống của hạt phấn,
làm rụng hoa, không đậu quả.
 Ánh sáng
Cây cà chua cần phải được trồng ở điều kiện đủ ánh sáng mặt
trời vì vậy khơng nên gieo cây con ở nơi bóng râm, trồng cây

nơi thiếu ánh sáng sẽ khiến cây không thể sinh trưởng tốt. Cây
cà chua cần được tiếp xúc với ánh sáng từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.
 Nước
Cà chua hấp thụ lượng nước khá nhiều, tuy nhiên tùy vào từng
giai đoạn sinh trưởng của cây để tưới lượng nước vừa đủ, tránh
để tình trạng thừa nước khiến đất bị ngập úng. Ở thời kỳ khi cây
ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước
nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước
thì cây sẽ dễ bị bệnh do sâu bệnh, nấm gây hại,... Lượng nước
tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ
trồng.
 Đất và chất dinh dưỡng
Cây cà chua có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên
đất cần phải chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, tốt nhất là đất
thịt pha cát, đất phù sa, nhiều mùn hay phân hữu cơ.


11

Độ pH của đất từ 5,5 - 7,0 là đạt chuẩn. Nếu đất chua hơn phải
bón thêm vơi.
 Thời vụ
Thời vụ thích hợp nhất để trồng cây cà chua đạt chất lượng và
năng suất là vào vụ Đông Xuân tháng 10 - 11 và thu hoạch vào
tháng 1 - 2.
 Con người
Chất lượng của cà chua đạt hay không vẫn phụ thuộc nhiều vào
kỹ thuật trồng và chăm sóc cây của con người. Nếu cây cà chua
được chăm bón thích hợp thì cà chua sẽ cho năng suất cao, đồng
thời chất lượng quả tốt, sau thu hái thời gian bảo quản sẽ được

lâu, không nhiễm sâu bệnh.
2.2.3 Các bệnh thường gặp ở cà chua bi
 Cà chua bị dị dạng.
 Cà chua bị đốm và nám.
 Cà chua bị úng và thối.
 Cà chua bị héo rũ.
 Bệnh thối gốc và thối trái.
 Bệnh xoăn lá.
2.3 Tổng quan về truy xuất thơng tin nguồn gốc thực phẩm
2.3.1 Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về truy xuất nguồn gốc thực phẩm,
tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận khác nhau.
Theo các điều luật của European Union (EU) 178/2002, (EU, 2002)
thì truy xuất nguồn gốc thực phẩm là khả năng có thể truy vết và theo


12

dõi một loại thức ăn, thực phẩm, hoặc các thành phần của một loại
thực phẩm trong suốt các bước của chuỗi cung ứng.
Mặc khác, truy xuất nguồn gốc thực phẩm cịn được xác định như là
một hệ thống có thể duy trì sự kiểm sốt đáng tin cậy đối với các sản
phẩm từ động vật thông qua các bước khác nhau trong chuỗi thức ăn,
từ nông trại tới các nhà bán lẻ (Dalvit, Marchi, & Cassandro, 2007;
McKean, 2001).
Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn được định nghĩa lại là
dựa trên các định nghĩa của chuẩn ISO, như là một khả năng truy cập
vào bất kỳ hoặc tất cả các thơng tin liên quan đến những gì đang được
xem xét, trong suốt vịng đời của nó, bằng các phương tiện ghi nhận
được xác định (Olsen and Borit, 2013).

Truy xuất nguồn gốc thơng tin thực phẩm cịn được định nghĩa là một
phần của việc quản lý hậu cần thực hiện việc thu thập, lưu trữ và
truyền tải đầy đủ thông tin về thực phẩm, thức ăn, hoặc các thực
phẩm được sản xuất ở tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực
phẩm để sản phẩm có thể được kiểm tra an tồn và kiểm định về chất
lượng, có thể truy xuất và theo dõi bất kỳ thời điểm nào. Đây là định
nghĩa đầy đủ thơng tin và tồn diện về khả năng truy xuất thông tin
nguồn gốc thực phẩm. (Bosona and Gebresenbet, 2013).
Việc truy xuất thông tin nguồn gốc thực phẩm được thực hiện trên
toàn bộ chuỗi cung ứng liên quan tới sự kết hợp của một luồng thông
tin với sự lưu chuyển vật lý của các sản phẩm có thể truy xuất được.


13

Mỗi đối tác tham gia phải thực hiện các yêu cầu khác nhau trong
chuỗi cung ứng, nhưng tất cả các đối tác phải tuân theo các bước cơ
bản được thống nhất để thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc.
Để có thể tiến hành được truy xuất nguồn gốc thơng qua chuỗi cung
ứng, các đối tác tham gia truy xuất nguồn gốc phải có khả năng truy
xuất nguồn gốc bên trong và bên ngồi đối tác đó. Hình 2.1 bên dưới
khái quát về việc truy xuất nguồn gốc bên trong chuỗi cung ứng.

Hình 2.1 Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng (The GS1
Traceability Standard, 2007)

2.3.2 Truy xuất nguồn gốc từ bên trong
Truy xuất nguồn gốc từ bên trong (Internal Traceability) diễn ra khi
một đối tác nhận được một hay nhiều trường hợp của các sản phẩm
truy xuất là đầu vào cho quá trình sản xuất nội bộ, trước khi trở thành

sản phẩm đầu ra. Quá trình sản xuất nội bộ là một hay nhiều quá trình


×