Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học tự chọn cho sinh viên trường đại học hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC TỰ CHỌN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC TỰ CHỌN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất
Mã số: 60.14.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN NGỌC VIỆT


NGHỆ AN - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học
Vinh. Để hoàn thành đề tài, ngồi sự cố gắng của bản thân, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình,chu đáo của TS. Nguyễn Ngọc Việt - Trưởng khoa GDTC,
trường Đại học Vinh. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và ghi nhận về sự
giúp đỡ nhiệt tình quý báu mà tác giả đã nhận được.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng quý thầy
cô trong khoa GDTC, trường Đại học Vinh; quý thầy cô trong bộ môn GDTC,
Đại học Hà Tĩnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, tháng 8 năm 2017

Phan Văn Trường


MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn

I

Mục lục

II

Danh mục bảng biểu


III

Bảng ký hiệu các chữ viết tắt

IV

MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấnđề

1

2. Mục tiêu của đề tài

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

4. Giả thiết khoa học

4

5. Những đóng góp mới của đề tài

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

1.1. Giáo dục Đại học Việt trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội

5

1.2. Xu thế đổi mới trong đào tạo Đại học

6

1.3. Những hoạt động đổi mới trong đào tạo

8

1.4. Vị trí, vai trị của GDTC trong đào tạo thế hệ trẻ

9

1.5. Xu thế đổi mới chương trình GDTC trong đào tạo đại học

11

1.6. Khái quát về tỉnh Hà Tĩnh và Trường đại học Hà Tĩnh

11


1.7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu và những vấn đề có liên quan

12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

14

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

14

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

14

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu

14


2.1.4. Địa điểm nghiên cứu

14

2.1.5. Thời gian nghiên cứu


14

2.2. Phương pháp nghiên cứu

15

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

15

2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

16

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn

16

2.2.4. Phương pháp nhân trắc và kiểm tra sư phạm

18

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

18

2.2.6. Phương pháp toán học thống kê

19


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21

3.1 Cơ sở khoa học trong xây dựng chương trình môn học
tự chọn cho sinh viên.

21

3.1.1. Thực trạng thực hiện chương trình GDTC trong các trường đại
học, cao đẳng khối khơng chun.

21

3.1.2. Các hình thức hoạt động GDTC nói chung và Thể thao tự chọn
nói riêng trong nhà trường Đại học, Cao đẳng hiện nay

23

3.1.3. Thực trạng GDTC nội khóa trong các trường Đại học sư phạm và
Cao đẳng sư phạm

23

3.1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất các trường Đại học sư phạm và Cao
đẳng sư phạm

25


3.1.5. Thực trạng GDTC nội khóa trong Trường Đại học Hà Tĩnh về
các mặt

26

3.2. Xây dựng chương trình mơn học tự chọn cho sinh viên ĐHHT

30

3.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng chương

30

3.2.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình

31

3.2.3. Định hướng về giá trị đạt được của việc xây dựng chương trình
mơn học tự chọn cho SV trường ĐHHT

33


3.2.4. Định hướng đổi mới xây dựng chương trình mơn học tự chọn cho
SV trường ĐHHT

35

3.2.5. Xây dựng chương trình môn học tự chọn theo hướng đổi mới


37

3.3. Triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả bước đầu thực hiện chương
trình mơn học tự chọn đổi mới cho SV trường ĐHHT

49

3.3.1. Các giai đoạn và tiêu chí đánh giá

49

3.3.2. Đánh giá chương trình trước thực nghiệm

50

3.3.3. Bước đầu thực nghiệm và đánh giá chương trình đổi mới

53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

1. Kết luận

66

2. Kiến nghị

67


TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC

72


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Thống kê số lượng các trường đại học, cao đẳng, số lượng
giảng viên và sinh viên trong cả nước năm 2007 - 2008.

6

Bảng 3.1. Thực trạng thực hiện chương trình GDĐT nội khóa trong các
trường sư phạm năm 2008 (n=64)

24

Bảng 3.2. Kết quả điều tra về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC
trong các trường, tại nhà trường sư phạm năm 2008 (n = 64)

25

Bảng 3.3. Đánh giá của 6 giảng viên bộ mơn GDTC, ĐHHT về tính
tích cực học tập thể thao tự chọn và RLTT của sinh viên (n = 270).


27

Bảng 3.4. Nhu cầu học tập môn tự chọn của sinh viên (n = 634)

27

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của
sinh viên trường ĐHHT(n= 654)

28

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của môn học tự chọn tới môn khác(n = 654)

28

Bảng 3.7. Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường ĐHHT các
khóa 6,7,8, sau 3 kỳ học chương trình 90tiết(n=519)

29

Bảng 3.8. Những yếu tố tác động đến nhận thức của SV về môn học tự
chọn (n = 654)

30

Bảng 3.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên trường ĐH Vinh và
ĐHHT về định hướng giá trị đạt được sau xây dựng chương trình mơn
học tự chọn( n =32)

34


Bảng 3.10. Đánh giá của sinh viên về định hướng giá trị đạt được sau
xây dựng chương trình mơn học tự chọn (n = 654)

35

Bảng 3.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia, chuyên viên về
lĩnh vực GDTC trường học đối với chương trình mơn học tự chọn đổi
mới (n=12)
Bảng 3.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các giảng viên khoa GDTC,

51


trường Đại học Vinh, Đại học Hà Tĩnh đối với chương trình (n = 12)

52

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng qua 2 học kỳ thực hiện chương trình
( NTN = 270; NĐC = 305)

53

Bảng 3.14. So sánh kết quả học tập của SV nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng qua học kỳ I và học kỳ III

54

Biểu đổ 3.1. So sánh kết quả học tập nội dung lý thuyết của SV nhóm

TN và ĐC qua HK1 và HK3

55

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả học tập nội dung thực hành của SV nhóm
ĐC và TN qua HK I và HK III

55

Bảng 3.15. So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nam,
nữ sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 1 học kỳ thực
nghiệm ( Học kỳ I)

57

Biểu đồ 3.3 . So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của
nam, nữ SV nhóm TN và ĐC sau học kỳ 1thực nghiệm (nđc=305; ntn =
270)

58

Bảng 3.16. So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nam,
nữ sinh viên Ntn và Nđc sau học kỳ thực nghiệm ( Học kỳ III)

60

Biểu đồ 3.4. So sánh về hình thái và tố chất thể lực của nam, nữ SV
nhóm TN và ĐC sau học kỳ 3 thực nghiệm (nđc=305; ntn = 270)

61


Bảng 3.17: So sánh các chỉ tiêu về hình thái và tố chất thể lực của nam,
nữ SV nhóm TN, ĐC ở thời điểm trước thực nghiệm (nĐC= 305, nTN =
270)

63


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTWĐCS

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

Bộ GD và ĐT

Bộ Giáo dục Và Đào tạo

ĐHSP

Đại học Sư phạm

CĐSP

Cao đẳng Sư phạm

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

GDTC


Giáo dục Thể chất

NCKH

Nghiên cứu khoa học

RLTT

Rèn luyện thân thể

TDTT

Thể dục Thể thao

TT

Thể thao

HK

Học kỳ

SV

Sinh viên

ĐH

Đại hoc




Cao đẳng

ĐHHT

Đại học Hà Tĩnh

SL

Số lượng

Ntn

Nhóm thực nghiệm

Nđc

Nhóm đối chứng

GDĐT

Giáo dục đào tạo

HT

Hà Tĩnh



1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Giáo dục có vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc
gia. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhằm
“phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững” [1, tr.654]
Việc xác định con người là trung tâm của sự phát triển, đòi hỏi nền giáo dục
phải đổi mới nhận thức về mục tiêu: từ chỗ “ học để biết” sang nhấn mạnh
“học để làm”, “học để tồn tại và chung sống”, có nghĩa là “khuyến khích sự phát
triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi con người”, vì lợi ích của bản thân,
vì tương lai của dân tộc [33]
Đội ngũ giáo viên là lực lượng nịng cốt có chức năng và nhiệm vụ biến các
mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả
giáo dục. Xu thế đổi mới giáo dục đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm
chất, năng lực của người giáo viên
Để phát triển giáo dục địi hỏi: “ mục tiêu, nội dung, chương trình phải được
đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của
khu vực và thế giới… Chú trọng GDTC và bồi dưỡng nhân cách người học”
[1,tr.654]
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại điều 41 đã
chỉ rõ “ Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học” [21]
Điều đó đã khẳng định vị trí vai trị của GDTC trong đào tạo thế hệ trẻ,
những chủ nhân tương lai của đất nước. GDTC trường học trong những năm vừa
qua đã có sự phát triển đáng kể góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển giáo
dục.
Tuy nhiên, GDTC trường học cũng đã bộc lộ những tồn tại cơ bản: học sinh,
sinh viên chưa tích cực, tự giác trong học tập và rèn luyện thân thể, kết quả học
tập môn GDTC chưa cao; TDTT trường học chưa thực sự trở thành phong trào



2
sâu rộng và bền vững; hoạt động TDTT chưa trở thành nội dung của hoạt động
đoàn thể trong nhà trường.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại đó là chương trình đào
tạo hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Trước nhu cầu của thực tiễn giáo dục, việc
đổi mới chương trình GDTC theo hướng lồng ghép hai mục tiêu: phát triển thể
chất và bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động TDTT trường học cho sinh viên
trong cùng một hoạt động đào tạo trở nên cần thiết và có tính khả thi.
Triết lý đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy học. phương pháp
thi kiểm tra theo hướng hiện đại đã được khẳng định. Nghị quyết lần thứ 8 Ban
chấp hành Trung ương khóa XIII về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới chương trình
nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức trí, thể, mỹ, dạy
người, dạy chữ, dạy nghề. Đổi mới giáo dục theo hướng tinh giảm, hiện đại thiết
thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ ngành nghề, tăng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Đổi mới giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ
cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực dạy học. Thực tiễn
đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học nói chung và của đại học Hà Tĩnh nói
riêng những năm qua cịn bộc lộ những hạn chế, đó là: chương trình đào tạo
chưa thực sự đổi mới, nặng nề lý thuyết, nhẹ về thực hành, không bắt kịp với
nhu cầu thực tiễn phát triển xã hội, nghề nghiệp và hội nhập, phương pháp dạy
còn lạc hậu, nặng truyền thụ về một chiều, chưa có tác dụng rèn nghề cho sinh
viên; cơng tác hỗ trợ trong hoạt động học tập, rèn luyện và đảm bảo điều kiện
phục vụ đào tạo chỉ đạt mức trung bình, chất lượng đào tạo sản phẩm chưa thực
sự làm cho người học tự tin sau khi ra trường. Những hạn chế yếu kém cho thấy,
chương trình đào tạo hiện nay chưa thực sự hiệu quả, cần tìm kiếm cách tiếp cận
mới có thể xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp hơn với xu thế đổi mới
giáo dục đại học trong quá trình hội nhập quốc tế. Trường đại học Hà Tĩnh là cơ



3
sở đào tạo ở Bắc miền Trung cũng nằm trong bối cảnh chung. Bộ môn GDTC
của trường Đại học Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc trường với chức năng chính là
giáo dục thể chất cho sinh viên tồn trường, tổng số khoảng 8000 sinh viên,
trong đó gần 2000 lưu học sinh, sinh viên Lào. Bộ môn GDTC tổng số 13 giảng
viên, trong đó 4 giảng viên có trình độ Thạc sỹ và 9 giảng viên có trình độ Đại
học(đang theo học thạc sỹ). Với chức năng đào tạo, tổ bộ môn không ngừng đổi
mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vẫn cịn những hạn chế về nội dung
chương trình chưa đáp ứng người học. Chương trình GDTC hiện tại đối với hệ
đại học là 3 tín chỉ, 2 tín chỉ bắt buộc và 1 tín chỉ tự chọn. Chương trình GDTC
so với các trường đại học khác chưa bằng ngay cả số tín chỉ. Nội dung phần học
tự chọn 1 tín chỉ chưa đáp ứng được người học, cần có nhiều mơn học tự chọn (3
mơn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng) và tăng số tín chỉ tự chọn. Hiện nay, bộ
môn GDTC đang chỉ đạo cho xây dựng lại chương trình tự chọn. Xuất phát từ
vấn đề nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng chương trình mơn học tự chọn cho sinh viên
trường Đại học Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng chương trình mơn học tự chọn phù hợp , đáp ứng yêu cầu mới cho
sinh viên trường đại học Hà tĩnh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định ba nhiệm vụ sau:
* Nhiệm vụ 1: Cơ sở khoa học trong xây dựng chương trình mơn học tự chọn
cho sinh viên
* Nhiệm vụ 2: Xây dựng chương trình mơn học tự chọn cho sinh viên ĐHHT
* Nhiệm vụ 3: Triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả bước đầu chương trình
mơn học tự chọn cho sinh viên Trường đại học Hà Tĩnh



4
4. Giả thiết khoa học: Chương trình mơn học tự chọn do đề tài xây dựng đưa
vào sử dụng sẽ đáp ứng được yêu cầu nâng cao GDTC cho SV Trường đại học
Hà Tĩnh
5. Những đóng góp mới của đề tài: Xây dựng được một chương trình tự chọn
mới, giảm nhẹ về mặt lý thuyết, tăng về lượng thực hành, rèn luyện về kỹ năng
vận động sống, không yêu cầu, đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật động tác, chỉ yêu
cầu đạt được một số ít về kỹ thuật cơ bản và một vài chiến thuật cơ bản đảm bảo
lượng vận động hợp lý (an toàn và phát triển).


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giáo dục Đại học Việt trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt có nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực cho sự phát triển xã hội. Mỗi quốc gia có một nền giáo dục phục vụ
cho lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó.
Giáo dục đại học Việt Nam là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục
quốc dân, đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học với chức năng nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là cái “nôi” nuôi dưỡng và
phát triển nhân tài cho đất nước.
Đào tạo nguồn nhân lực là mục tiêu của giáo dục đại học. Để thực hiện tốt
chức năng của mình, các nhà trường đại học phải luôn quan tâm đổi mới về nội
dung đào tạo và tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Lấy nhu cầu xã hội làm định hướng cho mọi hoạt động đổi mới, đảm bảo cho
sản phẩm đào tạo được thị trường chấp nhận.
Sau 35 năm đất nước thống nhất, hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam đã

có sự phát triển vượt bậc, số trường đại học tăng từ 41 trường ( năm 1975) lên
160 trường ( năm 2008) số lượng sinh viên tăng từ 55.700 ( năm 1975) lên
1.180.547 (năm 2008). Cùng với sự gia tăng về số lượng ngành nghề đào tạo,
đã mở ra điều kiện để phát triển nền kinh tế xã hội với một đội ngũ cán bộ khoa
học chất lượng [20, tr.170], [31]


6
Bảng 1.1. Thống kê số lượng các trường đại học, cao đẳng, số lượng
giảng viên và sinh viên trong cả nước năm 2007 - 2008. [31]
TT

1

2

3

Loại số liệu

Đại học

Cao đẳng

Tổng

Số trường

160


209

369

Công lập

120

185

305

Dân lập

40

24

64

Giảng viên

38217

17903

56120

Giáo sư


303

11

314

P. Giáo sư

1805

40

1845

Tiến sỹ

3535

192

3727

Thạc sỹ

15421

4854

20275


Đại học

16968

12468

29436

Sinh viên

1180547

422937

1603484

Công lập

1037115

377531

1414646

Dân lập

143432

45406


188838

Theo quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng
Chính phủ, đến năm 2010 quy mơ đào tạo Đại học, Cao đẳng phải đạt 200 sinh
viên trên 10.000 dân ( chiếm tỉ lệ 20% dân số); cần thiết phải tiến hành đổi mới
nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập.
1.2. Xu thế đổi mới trong đào tạo Đại học
Định hướng cơ bản của đổi mới giáo dục Đại học là chuyển từ phục vụ
những yêu cầu và hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang đáp
ứng những yêu cầu và hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.
Đổi mới để hội nhập quốc tế, đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội, đổi mới
theo định hướng tích cực hóa q trình học tập của sinh viên, đổi mới để hình


7
thành năng lực tự học cho lực lượng lao động tương lai, có khả năng tự học suốt
đời. Trước xu thế hội nhập quốc tế, Đảng ta đã nhận định “ bước sang thế kỷ
XXI, thế giới đã có nhiều biến đổi, khoa học và cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy
vọt. Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực
lượng sản xuất” [1,tr.617]
Đổi mới đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Đổi mới giáo dục
đại học phải đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu về sử dụng
lao động. Đào tạo nguồn nhân lực đã và đang đặt ra những yêu cầu sau: vừa phải
trang bị những tri thức và kỹ năng mới, vừa phải thay đổi công nghệ và cách
làm, nhà trường từ chỗ đào tạo khép kín chuyển sang mở cửa đối thoại với xã
hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng.
Gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng lao động của nhà sản xuất và doanh
nghiệp. Cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động cần có sự phối hợp trong việc
xây dựng chương trình đào tạo, phương hướng đào tạo và tổ chức quản lý đào

tạo. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, giáo dục đại học phải đáp ứng những
yêu cầu và hoạt động của các nhà sản xuất và doanh nghiệp.
Đổi mới đào tạo để tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên, hình
thành năng lực tự học và tự học suốt đời.
Tích cực hóa q trình học tập của sinh viên là sự thay đổi căn bản tổ
chức hoạt động đào tạo, thực sự đặt sinh viên vào vị thế chủ thể của hoạt động
học tập.
Quá trình đào tạo và rèn luyện ở sinh viên thói quen và năng lực tự học, chuẩn
bị cho họ tiềm năng để tự phát triển trình độ trong suốt q trình lao động nghề
nghiệp. Vì thế địi hỏi giáo dục Đại học phải:
+ Khơng chỉ là q trình truyền thụ và thu nhận kiến thức, mà cịn là q
trình rèn luyện năng lực nghề nghiệp, đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường
sớm thích ứng với yêu cầu của thực tiễn lao động, tạo điều kiện cho sinh viên


8
nhận thấy thành quả lao động học tập mà bản thân họ đã đạt được, kích thích ở
họ thái độ trách nhiệm trước tương lai của chính mình.
+ Nội dung đào tạo và hệ thống kiến thức phải đem lại cho sinh viên niềm
tin với chính những tri thức mà bản thân họ phải tiếp thu. Đó phải là những kiến
thức hiện đại, cập nhật với thực tiễn lao động, tạo dựng cho sinh viên năng lực
triển khai hoạt động nghề nghiệp một cách có hiệu quả.
Vì vậy, xây dựng và thiết kế chương trình khơng phải xuất phát từ những
nội dung mà thầy và nhà trường sẵn có, mà là những tri thức và kỹ năng của
thực tiễn lao động địi hỏi. Q trình tích cực hóa học sinh, cũng chính là q
trình tích cực và chủ động tìm kiếm và hoàn thiện tri thức mới của nhà giáo, của
hệ thống giáo dục đại học.
+ Phải đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động đào tạo, giữa đổi mới
phương pháp với điều kiện đáp ứng của đổi mới phương pháp, giữa nguồn tài
liệu với nhu cầu tự học, tự tìm kiếm tri thức của sinh viên , giữa yêu cầu đổi mới

với sự tăng trưởng về trình độ của mỗi giáo viên [23, tr. 142-143]
1.3. Những hoạt động đổi mới trong đào tạo
- Tăng cường giao lưu trong đào tạo với các nước
- Đưa sinh viên, nghiên cứu sinh đi học tập nghiên cứu ở các nước tiên tiến
bằng ngân sách Nhà nước
- Đổi mới hình thức đào tạo sang tín chỉ :
+ Chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ là
một bước ngoặt lớn của giáo dục tại đại học ở Việt Nam, là sự thay đổi căn
bản về tổ chức hoạt động đào tạo, là điều kiện để hội nhập quốc tế.
+ Với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ cho phép sinh viên được phát
huy tính chủ động của mình trong việc xây dựng kế hoạch học tập tồn khóa,
năng động và sáng tạo trong học tập, trách nhiệm và kỷ luật trước tương lai của
bản thân.


9
+ Là động lực để mỗi giảng viên phải phấn đấu nâng cao trình độ chun
mơn, đổi mới phương pháp giảng dạy và tổ chức giờ học, phải chứng ming trước
sinh viên tài năng khoa học và nghệ thuật truyền thụ.
- Đổi mới chương trình đào tạo
Trước những biến động lớn về xu thế đào tạo đại học hiện nay, việc đổi
mới chương trình được hiểu như một quy luật tất yếu:
+ phản ánh tính khách quan của yêu cầu đổi mới, tạo ra tiền đề để tiến hành
các hoạt động đổi mới đạt hiệu quả.
+ Phản ánh những giá trị đích thực đạt được của q trình đổi mới.
Như vậy, đổi mới chương trình vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của quá trình đổi
mới. Chuyển đổi quá trình tổ chức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ trước tiên
được thực hiện bằng sự đổi mới chương trình; đổi mới đào tạo theo hướng đáp
ứng nhu cầu xã hội, tạo ra những sản phẩm đạt hiệu quả cao, được thị trường lao
động đón nhận. Đổi mới chương trình là sự đổi mới về định hướng đào tạo và

mục tiêu đào tạo.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa q trình học tập
của học sinh, sinh viên. Cũng như chương trình, đổi mới phương pháp dạy học
vừa là xu thế mang tính tất yếu của q trình phát triển đại học
1.4. Vị trí, vai trò của GDTC trong đào tạo thế hệ trẻ
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại điều
41 đã chỉ rõ “ Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học” [21]
Điều đó đã khẳng định vị trí vai trị của GDTC trong đào tạo thế hệ trẻ,
những chủ nhân tương lai của đất nước, lực lượng lao động mới quyết định sự
thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước thế kỷ 21, khẳng định sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển TDTT trong chiến lược phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng.
GDTC là mơn học bắt nuộc trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiến
hành đào tạo từ nhà trường mẫu giáo đến đại học . GDTC ở trong trường học


10
khơng chỉ là mơn học với mục tiêu góp phần đào tạo toàn diện cho thế hệ lao
động mới, mà cịn là nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động trong quát trình
học tập và rèn luyện nhà trường. GDTC trường học thực hiện chức năng giao
tiếp và liên kết trong giáo dục học sinh, sinh viên tạo ra bầu khơng khí thân thiết
và hiểu biết lẫn nhau giữa các học sinh, sinh viên thơng qua đó giáo dục những
tư tưởng, tình cảm, nhân cách, giáo dục về thị hiếu, thẩm mỹ cho học sinh, sinh
viên. Trong quá trình xã hội xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước những vị
thế của GDTC trường học đã khẳng định: trường học là địa bàn chiến lược và
học sinh, sinh viên là lực lượng quyết định sự thành công của sự nghiệp xã hội
hóa TDTT trên phạm vị tồn quốc.
Tính đến năm 2009, cả nước có gần 20 triệu học sinh, sinh viên đang học
tập tại các trường từ tiểu học đến đại học, là lực lượng thanh, thiếu niên đang
thực hiện chế độ GDTC bắt buộc của nền giáo dục quốc dân

Tuy nhiên, GDTC trường học còn bộc lộ một số tồn tại cơ bản, hạn chế tính
hiệu quả trong giáo dục học sinh, sinh viên nói chung và GDTC nói riêng, chưa
phát triển tương xứng với trọng trách được giao phó, chưa đáp ứng được kỳ
vọng của tồn xã hội và học sinh, sinh viên
- Nội dung môn học GDTC trong trường học được thiết kế và xây dựng chưa
xuất phát từ điều kiện sức khỏe, giới tính, năng lực sở trường và trình độ thể
lực của học sinh, sinh viên. Người học khơng có nhiều lựa chọn đối với mơn
thể thao và hình thức tập luyện phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản
thân. Tiêu chí đánh giá, kiểm tra mang tính đồng loạt, yêu cầu về kỹ thuật,
động tác chưa sát thực với thực tiễn khả năng. Vì vậy đối với khơng ít học
sinh , sinh viên môn học GDTC trở thành gánh nặng trong quá trình học tập
- Đối với các nhà trường ĐH, CĐ, GDTC chưa thực sự gắn kiền với nhu cầu
phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên, nội dung chương trình và hình
thức tổ chức đào tạo chưa lơi cuốn và phát huy được tính tự giác, tích cực


11
1.5. Xu thế đổi mới chương trình GDTC trong đào tạo đại học
Xu thế đổi mới đào tạo đại học đối với môn GDTC là hướng tới năng lực
hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường. Vì vậy, GDTC mang
“tính nghề” hiện đang là hoạt động chủ đạo trong nghiên cứu về đổi mới nội
dung và hình thức. GDTC khơng chỉ vì sức khỏe mà cịn hướng tới mục tiêu
trang bị cho người học năng lực và nhu cầu tự rèn luyện suốt đời.
Giáo dục Thể chất ở bậc đại học phải trở thành một mặt của đào tạo nghề,
sản phẩm không chỉ là thể chất thuần túy, mà là một bộ phận cấu thành năng lực
nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai.
Vì vậy, trong xu thế đổi mới, xây dựng chương trình GDTC là xuất phát từ
điều kiện sức khỏe, giới tính, năng lực sở trường và trình độ thể lực của sinh
viên. Xây dựng chương trình làm cho người học có nhiều lựa chọn đối với mơn
thể thao và hình thức tập luyện phù hợp nhu cầu và điều kiện của bản thân.

1.6. Khái quát về tỉnh Hà Tĩnh và Trường đại học Hà Tĩnh
Hà Tĩnh trải dài từ 17053’50’’ đến 18045’40’’ vĩ Bắc và từ 105005’50’’ đến
106030’20’’ kinh đông, vùng duyên hải Bắc Trung bộ. Phiá Bắc giáp tỉnh Nghệ
An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp 2 tỉnh Bolikhamxay và
Khammune của Lào, phía Đơng giáp biển Đơng
Khí hậu: Hà Tĩnh trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều
Diện tích: 5.997,3km2 ; Dân số(2013): 1.242.700 người; Mật độ: 207 người/km2
Dân tộc: chủ yếu là Việt, Thái, Lào, Mường
Trường ĐHHT ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh. Diện tích khoảng gần 100
hecta.
Tổng số cán bộ, giảng viên gần 450; 10 phịng, ban; 6 trung tâm; 8 khoa; 2 bộ
mơn trực thuộc; Trường Mầm non, Tiểu học – THCS – THPT
Tổng số sinh viên gồm 8000SV; Khoảng gần 2000 sinh viên Lào
Trường đại học Hà Tĩnh tuyển sinh trong toàn quốc, ngồi ra cịn tuyển
sinh sinh viên quốc tế: Lào, Thái Lan, Trung Quốc….


12

1.7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu và những vấn đề có liên quan
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về GDTC, các môn thể thao tự chọn
của nhiều tác giả trong và ngồi ngành giáo dục:
- Nguyễn Tốn – “ TDTT dành cho các trường dạu nghề” ,1991 [30]
- Vũ Đức Thu “ Cơ sở khoa học tổ chức – sự phạm nhăm hồn thiện cơng
tác GDTC trong các trường đại học Việt Nam” 1988 [29]
- Lưu Quang Hiệp “ Đặc điểm hình thái chức năng và trình độ thể lực của
học sinh các trường dạy nghề Việt Nam” 1994 [22]
- Nguyễn Xuân Sinh “ Thể dục nghề nghiệp trong hệ thống GDTC đối
với sinh viên các trường đại học và cao đẳng” 1995 [26]
- Nguyễn Trọng Hải và cộng sự “ Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xác

định nội dung GDTC cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng Việt Nam
theo định hướng nghề nghiệp”, 2001 [19]
- Hồ Đắc Sơn “ Nâng cao hiệu quả hướng nghiệp của chương trình
GDTC cho sinh viên khoa giáo dục tiểu học “, 2003 [27]
- Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) “ Đổi mới chương trình giáo dục thể
chất cho sinh viên các trường Đại học sư phạm vùng trung bắc theo
hướng bồi dưỡng Nghiệp vụ Tổ chức hoạt động TDTT trường học, luận
án tiến sỹ giáo dục học, Viện khoa học TDTT”, 2012[35]
Tùy từng cấp độ nghiên cứu khác nhau, đây là những cơng trình khoa học
có giá trị về cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và định hướng cho việc xây dựng
chương trình GDTC trong các nhà trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu về xây dựng chương trình mơn học tự chọn cho sinh viên
trường Đại học Hà Tĩnh


13
Kết luận chương 1:
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài cho phép rút ra một số kết
luận sau:
- GDTC nói chung và mơn thể thao tự chọn nói riêng có một vị trí vai trị quan
trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH
đất nước, Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển GDTC trong đó ưu
tiên phát triển ngày càng nhiều mơn thể thao tự chọn trong chương trình giáo
dục thể chất. Coi GDTC là một mặt giáo dục hết sức quan trọng trong q trình
thực hiện mục tiêu phát triển tồn diện cho thế hệ trẻ.
- Trong xu thế đổi mới đào tạo đại học, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, hoạt
đông GDTC, hoạt động các môn thể thao tự chọn cần thiết phải hướng tới việc
góp phần nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra
trường, coi đó là điều kiện để tích cực hóa và đáp ứng nhu cầu rèn luyện năng
lực nghề nghiệp của sinh viên ngay trong quá trình đào tạo.



14
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chương trình môn học thể thao tự chọn cho sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Đại học năm thứ 1, thứ 2 khóa 6, khóa7, khóa 8 và khóa 9
trường ĐHHT. Mặt khác, do giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài ( 2 năm từ
10/2015 đến 8/2017) nên chỉ triển khai trọn vẹn sinh viên khóa 7, khóa 8 và
bước đầu triển khai thực hiện đối với sinh viên khóa 9 trường ĐHHT.
Tổng số sinh viên tham gia:
+ Nhóm sinh viên thực nghiệm chương trình gồm 270 sinh viên trong đó có 80
nam và 190 nữ
+ Nhóm sinh viên đối chứng gồm 305 sinh viên, trong đó có 101 nam, 204 nữ.
Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt thể lực và hình thái theo phương
pháp đối chiếu song song
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng chương trình môn học tự chọn cho SV
- Nghiên cứu xây dựng chương trình mơn học tự chọn cho SV Trường ĐHHT
- Nghiên cứu triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả bước đầu chương trình
mơn học tự chọn cho sinh viên Trường đại học Hà Tĩnh
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu
- Cơ quan tổ chức nghiên cứu: Khoa GDTC trường ĐH Vinh
- Cơ quan phối hợp nghiên cứu: Bộ môn GDTC trường ĐHHT
2.1.5. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2015 -> 8/2017, gồm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2015 -> 12/2016

+ Xây dựng đề cương chi tiết


15
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận các vấn đề có liên quan đề tài
+ Tổ chức nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng chương trình mơn học tự
chọn
+ Nghiên cứu xây dựng chương trình mơn học tự chọn cho sinh viên
- Giai đoạn 2: Từ 1/2016 -> 5/2017
+ Tiếp tục khảo sát thực trạng
+ Thực nghiệm sư phạm chương trình mơn học tự chọn mới để xác định,
chỉnh sửa và hồn thiện chương trình
- Giai đoạn 3: Từ tháng 5/2017 -> 8/2017
+ Bảo vệ chuyên đề luận văn
+ Hồn chỉnh q trình thực nghiệm sư phạm
+ Xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu
+ Viết luận văn và hoàn thiện luận văn
+ Bảo vệ luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục đích, nhiệm vụ đề ra, quá trình nghiên cứu đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu trong q trình
nghiên cứu, với mục đích thu thập những thơng tin xó liên quan mang tính lí
luận, sư phạm để tổng hợp. Phân tích và hệ thống các kiến thức đó, qua đó hình
thành cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Các hướng nghiên
cứu phân tích tài liệu đó là:
- Nghiên cứu các tài liệu, văn kiện về công tác giáo dục và đào tạo, giáo dục thể
chất trong trường Đại học, Cao đẳng có liên quan đến đề tài: Các văn kiện, chỉ
thị, nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ phát triển của đất nước giáo dục và đào

tạo, về TDTT, các chỉ thị, nghị quyết của chính phủ về giáo dục và đào tạo, về
TDTT


16
Các văn bản, quyết định, chỉ thị của bộ GD và ĐT về giáo dục và đào tạo, về
công tác TDTT để từ đó có đinh hướng nghiện cứu đề tài
- Nghiên cứu các cơng trình khoa học có liên quan đến giáo dục và đào tạo,
GDTC trong trường ĐH, CĐ, các cơng trình nghiên cứu về xây dựng và đổi mới
chương trình tạo cơ sở hình thành về định hướng xây dựng và đổi mới chương
trình mơn học tự chọn trong chương trình mơn học GDTC thuộc phạm vi nghiên
cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đã đọc và tham khảo hơn 50 tài liệu
trong đó có 48 tài liệu bằng tiếng việt của tác giả trong nước gồm văn kiện, nghị
quyết, chỉ thị, sách, báo, tạp chí khoa học, luận án khoa học… và 4 tài liệu tác
giả ngoài nước đã được dịch sang tiếng việt.
2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Sử dụng phương pháp quan sát sư phạm trong quá trình nghiên cứu nhằm thu
thập thông tin các đối tượng nghiên cứu về các mặt:
- Thu thập thông tin về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường đại
học trong đó có hoạt động GDTC, thể thao tự chọn
- Kiểm tra, đánh giá về tổ chức dạy học môn GDTC trong đào tạo, kiểm tra
năng lực của sinh viên sau quá trình đào tạo thơng qua test kiểm tra thể lực
- Trong quá trình nghiên cứu đã theo dõi dọc đối tượng nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2016 - 2017
- Nghiên cứu bước đầu giảng dạy chương trình mới
- Theo dõi hiệu quả bước đầu thực nghiệm
- Đối tượng nghiên cứu là 270 SV nhóm thực nghiệm và 305 SV nhóm đối
chứng, đại học khóa 6, khóa7,và khóa 8 thuộc khoa tiểu học mần non, khoa lí
luận chính trị, khoa kinh tế, khoa tự nhiên; ngồi đối tượng trên cịn theo dõi

các lớp thuộc các khoa không thuộc đối tượng thực nghiệm của đề tài
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
* Phỏng vấn trực tiếp


×