Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nâng cao thể lực chung cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.19 KB, 89 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN THÁM

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Nghệ An, 2017


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN THÁM

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số:
60.14.01.03


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nghệ An, 2017


iii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Vinh,
phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo, các nhà
khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành khóa học.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu, giúp tôi tự tin trong q trình nghiên cứu để hồn thiện luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vinh, các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đã giúp đỡ tơi trong q
trình điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã
tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Mặc dù trong q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp, bản
thân đã rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả


Phan Văn Thám


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4. Những đóng góp mới của đề tài
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn

i
iv
vii
viii
1
1
4
4
5
5
5

10

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Một số vấn đề về giáo dục thể chất ở Việt Nam
1.1.1 Những khái niệm có liên quan đến năng lực thể chất và giáo
dục thể chất
1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường
học
1.2. Thực trạng giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Mục đích, nhiệm vụ và nội dung cơng tác giáo dục thể chất
trong trường đại học, cao đẳng
1.2.2. Thực trạng giáo dục thể chất ở các trường Đại học, Cao đẳng
nước ta hiện nay
1.3. Khái quát công tác giáo dục thể chất ở một số nước trên thế giới
1.4. Những tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
1.5.1. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của
con người
1.5.2. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con
người

11
11
11
15
20
20
23
24

26
27
27
34


v

1.6. Phương pháp đánh giá và các cơng trình nghiên cứu thể chất cho
HSSV
1.6.1. Các phương pháp đánh giá khả năng thể chất cho HSSV
1.6.2. Những tiêu chuẩn RLTT do Bộ GD&ĐT đã ban hành ở Việt
Nam
1.6.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

38
38
39
40

Chương 2
Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất của
sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
43
2.1. Thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vinh
43
2.1.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ, giáo viên, sinh viên về vai
trò của giáo dục thể chất trong nhà trường
43

2.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên TDTT của trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vinh
44
2.1.3. Thực trạng về hệ thống tổ chức và quản lý công tác GDTC của
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
45
2.1.4. Thực trạng về nội dung chương trình, hình thức tổ chức đào
tạo và phương pháp giảng dạy của trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vinh
46
2.1.5. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác
GDTC của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
49
2.1.6. Đánh giá của sinh viên về giờ học GDTC chính khố và tập
luyện TDTT ngoại khóa
51
2.1.7. Thực trạng kết quả học tập mơn GDTC của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
55
Chương 3. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số biện pháp nâng
cao thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vinh
57
3.1. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các biện pháp nâng cao thể chất
cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
57
3.1.1. Cơ sở để xây dựng các biện pháp nâng cao thể chất cho sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
57



vi

3.1.2. Lựa chọn biện pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
58
3.1.3. Ứng dụng các biện pháp nâng cao thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

74
74
75

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

76
80


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân phối nội dung và thời gian học môn GDTC .............................. 22
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của di truyền đến một vài chỉ tiêu hình thái .................... 29
Bảng 1.3. Ảnh hưởng của di truyền đến một vài chỉ số vận động và sinh lý ..... 30

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên và sinh viên về vai trị
cơng tác GDTC tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh .............................. 44
Bảng 2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên TDTT của trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vinh ...................................................................................................... 45
Bảng 2.3. Chương trình GDTC áp dụng tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh .. 47
Bảng 2.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
TDTT của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh ........................................... 50
Bảng 2.5. Đánh giá của sinh viên về giờ học GDTC chính khố (n=200) ......... 51
Bảng 2.6. Kết quả phỏng vấn về nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa (n=200) 53
Bảng 2.7. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Vinh (n=200) ......................................................................... 55
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp nâng cao thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (n=35) ................................................ 59
Bảng 3.2. Số lượng CLB và người tham gia CLB sau ứng dụng các biện pháp 68
Bảng 3.3. Nội dung, hình thức và số lượng tham gia các giải đấu phong trào ... 69
Bảng 3.4. Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trước và sau khi ứng dụng
các biện pháp (n=200) ......................................................................................... 71
Bảng 3.5. Kết quả so sánh thể lực của sinh viên trước và sau khi ứng dụng các
biện pháp (n=100 nam, n=100 nữ) ...................................................................... 72


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1


CSVC

Cơ sở vật chất

2

TDTT

Thể dục thể thao

3

GDTC

Giáo dục thể chất

4

PTTC

Phát triển thể chất

5

HS, SV

Học sinh, sinh viên

6


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

7

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

8

TW

Trung ương

9

ĐCHT

Động cơ học tập

10

RLTT

Rèn luyện thân thể

STT



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN), sức khỏe con người là vốn quý. Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng vị trí của cơng tác GDTC nhằm bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe đối
với thế hệ trẻ và xem đó là động lực quan trọng, cần phải có chính sách chăm
sóc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hịa về mặt thể chất, tinh
thần, trí tuệ và đạo đức. Công tác giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động thể
dục thể thao (TDTT) trong các trường đại học, là một mặt giáo dục quan trọng
trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, để góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao
dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu
đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. GDTC trong trường
học là thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên, nhằm góp
phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện, nâng cao thể lực, giáo dục
nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh
thần trong sinh viên. Thế hệ học sinh, sinh viên, là những người chủ tương lai
của đất nước, nên sứ mệnh lịch sử tương lai của dân tộc đều trông mong vào thế
hệ này.
Mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là xây dựng con người mới
phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội, có tri thức khoa học, có đạo
đức, có khả năng thẩm mỹ và có sức khoẻ. Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà
nước luôn coi việc phát triển con người là một trong những chiến lược quan
trọng nhất bởi yếu tố con người là yếu tố quyết định sự thành công trong công
cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Ngày nay, người
lao động trí óc lẫn lao động chân tay ngồi việc trang bị những kiến thức cần
thiết về chuyên môn của mình cịn cần có sức khoẻ tốt mới mong thích ứng được

cường độ lao động cao trong một xã hội phát triển. Chúng ta khơng thể nói đến


2

cống hiến, nói đến sáng tạo hay đơn giản hơn nói đến chấp hành kỷ luật lao
động đầy đủ nếu khơng có sức khoẻ tốt. Vì vậy cùng với giáo dục trí tuệ, giáo
dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức thì giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận
khơng thể thiếu trong việc tạo con người phát triển toàn diện. Đây là hình thức
giáo dục nhằm chuẩn bị thể lực và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, những người
lao động trí óc trong tương lai. GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan
trọng không thể thiếu được của nền giáo dục chung. Nó góp phần đào tạo con
người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Mục đích GDTC của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành
những người phát triển tồn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, có
dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cánh mạng của Đảng một cách đắc lực
và một cuộc sống vui tươi lành mạnh. GDTC học đường là một bộ phận hết sức
quan trọng và cơ bản của hoạt động thể dục, có vai trò tăng cường sức khoẻ
nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên, góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng,
đào tạo lớp người phát triển toàn diện để xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhất là
trong thời kỳ hiện đại hố cơng nghiệp hố đất nước.
Tổng thể các giá trị văn hóa đạo đức, thể chất, tinh thần, là nền tảng để
phát huy được hiệu quả nguồn lực. Chính vì thế, cơng tác giảng dạy mơn GDTC
của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh đã không ngừng được cải tiến và
nâng cao. Song có thể xây dựng chương trình giảng dạy có tính khoa học cao
hơn, hội tụ được tất cả các yếu tố để nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên cần
phải có một chuẩn mực trong kiểm tra đánh giá, cho phép đánh giá một cách
khách quan, chính xác trình độ thể chất của sinh viên. Đồng thời, các tiêu chuẩn
đánh giá sẽ trở thành mục tiêu để sinh viên tự phấn đấu.
Trên thực tế công tác GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng nói

chung và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh nói riêng cịn gặp nhiều khó
khăn và cần phải nhanh chóng có giải pháp khắc phục. Cơng tác GDTC của


3

trường còn một số tồn tại như: Nội dung chương trình mơn học cịn chưa thực sự
hợp lý, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ, các phương tiện dạy học chưa đáp ứng
được nhu cầu của sinh viên, thời gian học chính khố ít, nhận thức của học sinh
về cơng tác GDTC cịn hạn chế, hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa chưa
thực sự phát triển và trở thành nhu cầu của sinh viên. Đặc biệt công tác GDTC
cho sinh viên trong giờ học GDTC vẫn còn nhiều hạn chế, rất nhiều sinh viên tố
chất thể lực chung cịn yếu, dẫn tới khơng hồn thành chỉ tiêu của mơn học, điều
này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em và thành tích thi đua của
nhà trường.
Vấn đề nghiên cứu các giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trong
các trường đã được một số tác giả quan tâm và nghiên cứu như: Trần Văn Hưng
(2010) “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho nam sinh
viên khơng chun ngành thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên”,
Nguyễn Việt Hòa (2009) “Nghiên cứu một số bài tập thể lực nhằm phát triển thể
chấ cho nam sinh viên trường đại học Ngoại ngữ, đại học Quốc gia Hà Nội” và
một số tác giả khác cũng có cơng trình nghiên cứu về nâng cao thể chất của sinh
viên như Trần Thị Nguyệt Đán (1998), Phạm Khánh Ninh (2001), Trần Thị
Thuỳ Linh (2002), Đỗ Thị Thái Thanh (2003), kết quả nghiên cứu của các tác
giả kể trên đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với điều kiện thực
tiễn của từng trường, đồng thời tuân thủ các yêu cầu cơ bản về mặt thể lực do Bộ
GD&ĐT quy định... Song chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu ứng dụng
giải pháp nhằm nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vinh.
Từ những lý do trên, xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC cho

sinh viên của nhà trường trong những năm tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài:


4

“Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nâng cao thể lực chung cho
sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Vinh để từ đó lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao
thể lực chung cho sinh viên, góp phần đưa cơng tác GDTC trong trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Vinh ngày càng có hiệu quả.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: Giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Phạm vi nghiên cứu
+ Khách thể của đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vinh.
+ Quy mô nghiên cứu:
- Số lượng mẫu nghiên cứu: 200 sinh viên (100 nam, 100 nữ).
- Phạm vi nghiên cứu: Trường ĐH Vinh và Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vinh.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2015 đến tháng 08/2017.
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2015 đến tháng 08/2017
được chia làm các giai đoạn sau:



5

Giai đoạn 1:Từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2015, xác định hướng nghiên
cứu.
Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2016, đánh giá thực trạng,
lựa chọn các giải pháp.
Giai đoạn 3: Từ tháng 8/2016 đến tháng 1/2017, ứng dụng và đánh giá
hiệu qủa các giải pháp trên đối tượng nghiên cứu.
Giai đoạn 4: Từ tháng 2/2017 đến tháng 08/2017, xử lý số liệu thu thập
được trong quá trình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, hồn thiện
đề tài và báo cáo trước Hội đồng khoa học.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, qua đó lựa chọn và ứng dụng một số
biện pháp nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên của Trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài đã tiến hành giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số biện pháp nâng
cao thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu



6

Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ
chủ yếu cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu
chuyên mơn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, với số lượng
lớn hơn và khai thác các nguồn tài liệu chưa được tiếp xúc. Đây là sự tiếp nối,
bổ sung các luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để những vấn đề liên
quan đến công tác tổ chức, quản lý giáo dục thể chất, phát triển phong trào tập
luyện thể dục thể thao nội khoá và ngoại khoá cho đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn
Đề tài đã dùng phiếu để phỏng vấn các nhà khoa học, lãnh đạo các trường
cao đẳng, đại học, các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy và các em sinh viên
ở trường này nhằm thu thập những thông tin cần thiết liên quan tới năng lực thể
chất như: Các yếu tố giáo dục và đặc biệt là giáo dục thể chất của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh và trường Đại học Vinh. Thơng qua
phỏng vấn các cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục thể chất
đã thu thập những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài. Nội dung
phỏng vấn giúp chúng tôi đánh giá được thực trạng và lựa chọn được giải pháp
nâng cao năng lực thể chất của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vinh. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 45 cán bộ, giáo viên và 250 sinh viên
trong trường.
Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát sư phạm để theo dõi liên tục, chặt chẽ, diễn biến
năng lực thể chất của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh và đánh
giá sơ bộ thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập như: phịng học, bàn
ghế, sân trường, khơng gian, cây xanh... phục vụ học tập nói chung và học thể
dục nói riêng, qua đó đánh giá những điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học ở
nhà trường. Bên cạnh đó quan sát sư phạm còn được dùng để đánh giá nội dung,



7

hình thức, phương tiện, phương pháp sử dụng GDTC cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
Phương pháp kiểm tra sư phạm
Được sử dụng để đánh giá khả năng phát triển thể chất của đối tượng
nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu về thể lực của Bộ GD&ĐT.
Nằm ngửa gập bụng (số lần/30s)
Để đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ bụng.
Dụng cụ kiểm tra: Thảm vng kích thước 1.5 x1.5m.
Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra nằm trên nền sân trải thảm.
Chân co 90 độ ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng
bàn tay áp chặt sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người giúp đỡ ngồi lên mu bàn
chân, hai tay giữ cổ chân để không cho bàn chân người được kiểm tra xê dịch
hoặc tách ra khỏi sàn. Người được kiểm tra nằm ngửa, hai mu bàn tay và bả vai
chạm sàn. Khi nghe khẩu lệnh "bắt đầu" thì người được kiểm tra làm động tác
gập bụng thành ngồi để hai khuỷu tay chạm đùi, sau đó động tác trở về tư thế
ban đầu, mỗi chu kỳ như vậy được tính một lần.
Bật xa tại chỗ (cm)
Để đánh giá sức mạnh bột phát của chân.
Dụng cụ kiểm tra: Thước dài 3m rộng 0,5cm, kẻ vạch xuất phát, thước
băng đặt bên cạnh vng góc vạch xuất phát và làm điểm xuất phát. Thước được
ghim chặt xuống đất để không bị xê dịch trong khi kiểm tra.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng hai chân tự nhiên, hai mũi bàn
chân đặt sát mép vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, rồi hạ thấp trọng tâm, gấp
khớp khuỷu, gập thân, người hơi lao về phía trước, đầu hơi cúi, hai tay hạ xuống
dưới ra sau, dùng hết sức phối hợp tồn thân bấm mạnh đầu ngón chân xuống
đất bật nhảy ra xa đồng thời hai tay vung về phía trước khi bật nhảy và khi tiếp



8

đất hai chân tiến hành đồng thời cùng một lúc. Kết quả đo được tính bằng độ dài
từ vạch xuất phát đến điểm chạm cuối cùng của gót bàn chân, chiều dài lần nhảy
được tính bằng đơn vị cm lấy lẻ từng 1cm. Thực hiện hai lần lấy lần xa nhất.
Chạy con thoi 4x10m (s)
Để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh.
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện các thao tác “vào chỗ-sẵn
sàng-chạy” giống như chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m chỉ cần
một chân chạm vạch lập tức quay người thật nhanh chạy về vạch xuất phát, đến
khi một chân chạm vạch lại lặp lại tương tự như lần đầu, sau đó kết thúc. Thành
tích được tính từ khi có lệnh xuất phát đến khi đối tượng kiểm tra chạy hết
4x10m.
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Để đánh giá sức bền chung (khả năng ưa khí).
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ, số đo và tích kê ứng với số đeo.
Cách tiến hành: Khi bắt đầu tiến hành test chạy 5 phút các thao tác của
người được kiểm tra và người kiểm tra giống như “chạy con thoi” khi có lệnh
“chạy” người được kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m vòng trái
qua vật chuẩn chạy lặp lại trong khoảng thời gian 5phút. Trong khi chạy nếu mệt
có thể đi bộ cho đến khi hết giờ. Mỗi người được kiểm tra có một số đeo ở ngực
và tay cầm 1tích kê có số tương ứng. Khi có lệnh báo hết 5 phút lập tức thả ngay
tích kê của mình xuống dưới chân để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy được,
sau đó chạy chậm dần và thả lỏng kết thúc kiểm tra.
Chạy 30m xuất phát cao(s)
Để đánh giá sức nhanh.
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây.



9

Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện các thao tác “vào chỗ sẵn sàng - chạy”. Khi có khẩu lệnh người được kiểm tra chay hết cự ly 30m với
tốc độ cao nhất, thành tích được tính từ khi có lệnh xuất phát đến khi đối tượng
kiểm tra chạy hết 30m.
Lực bóp tay thuận (kg)
Để đánh giá sức mạnh của tay thuận.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra hai chân đứng rộng bằng vai, tay
thuận cầm lực kế hướng vào lịng bàn tay. Khơng được bóp giật cục và có các
động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15s giữa hai lần thực hiện, lấy
kết quả cao nhất và chính xác đến 0,1kg.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm sử dụng để xác định hiệu quả và giải quyết các giải
pháp được lựa chọn nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên trường Đại học sư
phạm Kỹ thuật Vinh. Thực nghiệm được tiến hành bằng phương pháp tự đối
chiếu trước và sau khi thực nghiệm các giải pháp đã lựa chọn trên 200 sinh
viên. Để có được kết quả mang tính khách quan và toàn diện, đề tài tiến hành
thực nghiệm sư phạm theo yêu cầu sau:
Thực nghiệm được tiến hành toàn diện trên tất cả các cơng đoạn trong q
trình giảng dạy như: nội dung, chương trình, cách thức quản lý, cơ sở vật chất và
được ghi chép vào các biên bản quy định những số liệu cần thiết trong nghiên
cứu.
Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong học kỳ 2 năm học 20152016, trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra, đo đạc để xác định trình
độ thể chất ban đầu của đối tượng, sau khi áp dụng các giải pháp vào đối tượng
nghiên cứu, tiến hành kiểm tra bằng các chỉ tiêu đánh giá năng lực thể chất do


10

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định sự khác biệt trong q trình

nghiên cứu.
Phương pháp tốn học thống kê
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp tốn học thống kê TDTT trên
máy vi tính theo chương trình phần mềm SPSS phiên bản 18.0 định sẵn để tính
các tham số thống kê đặc trưng như: Trung bình cộng ( x ), Phương sai (2), Độ
lệch chuẩn (), Hệ số biến sai ( CV ), Hệ số tương quan (r), Sai số chuẩn của giá
trị trung bình (  x ), So sánh bằng phương pháp tự đối chiếu (t).
7. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Chương 3: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số biện pháp nâng cao thể lực
chung cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Kết luận và kiến nghị


11

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Một số vấn đề về giáo dục thể chất ở Việt Nam
1.1.1 Những khái niệm có liên quan đến năng lực thể chất và giáo dục thể
chất
Thể chất
Thể chất là chỉ chất lượng và khối lượng cơ thể con người. Đó là những
đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình
thành và phát triển do bẩm sinh, di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo
dục và rèn luyện) [31] [32].
Thể dục thể thao (TDTT) gắn bó chặt chẽ với q trình phát triển thể chất.
Đó là một q trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật của từng cuộc đời

mỗi con người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất
thể lực và năng lực thể chất. Chúng được hình thành trên và trong cái nền cơ thể
ấy [23].
Năng lực thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng
thích ứng của cơ thể.
Thể hình là nói về hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển
những chỉ số về hình thái và tỉ lệ giữa chúng . Còn năng lực thể chất lại chủ yếu
liên quan đến những khả năng chức năng của hệ thống cơ quan trong cơ thể, thể
hiện chính qua hoạt động cơ bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực (sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo). Khả năng thích ứng chỉ trình độ
(năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh
bên ngồi bao gồm tình trạng cơ thể qua một số dấu hiệu về thể trạng, được xác
định bằng cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vịng ngực, dung
tích sống, lực tay, chân, lưng, trong một thời điểm nào đây [25] [31].


12

Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân
cấu thành (điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài) và sự biến đổi của nó
theo một số quy luật về tính di truyền, sự phát triển theo lứa tuổi và giới tính, sự
thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và mơi trường, giữa hình thức, cấu tạo và chức
năng cơ thể.
Mỗi cá thể và xã hội không thể tùy ý thay bỏ hoặc làm ngược lại những
quy luật khách quan này. Chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu nhận
ra được và biết vận dụng, tác động theo những phương hướng, mục đích nhất
định, nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của cá

nhân và xã hội. Xét theo nghĩa


ấy, TDTT là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp
lý đến q trình phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về các tố chất thể
lực và những kỹ năng vận động quan trong trong đời sống [28].
Khái niệm mức độ phát triển thể chất là tổ hợp các tính chất về hình thái
và chức năng của cơ thể, quy định khả năng hoạt động của cơ thể. Như vậy, khái
niệm mức độ phát triển thể chất không chỉ bao hàm các đặc tính, hình thái, kích
thước của cơ thể mà còn khả năng chức phận của cơ thể [30].
Về tố chất thể lực: quá trình hình thành và phát triển các tổ chất thể lực có
liên hệ với sự hình thành các chức năng, kỹ xảo vận động và mức độ phát triển
của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
Sự phát triển các tố chất thể lực trong q trình trưởng thành xảy ra khơng
đều. Các tố chất đều có những giai đoạn phát triển và nhịp điệu nhanh và những
giai đoạn phát triển tương đối chậm. Ngoài ra, sự phát triển các tố chất vận động
diễn ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng và những
thời kỳ khác nhau. Tập luyện TDTT sẽ có tác dụng thúc đẩy q trình phát triển
các tố chất vận động, song nhịp độ phát triển đó khơng giống nhau ở các lứa tuổi
khác nhau, các tố chất vận động đạt đến mức phát triển cao vào những thời kỳ
khác nhau [23].


13

Sự hình thành kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển
các tố chất vận động. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành kỹ năng vận động,
các tố chất vận động cũng được hoàn thiện [15].
Sự hoàn thiện thể chất là mức tối ưu (tương đối với giai đoạn lịch sử nhất
định của trình độ thể lực toàn diện và phát triển thể chất cân đối, đáp ứng đầy đủ
những yêu cầu của lao động và những hoạt động cần thiết khác trong đời sống,
phát huy cao độ, đầy đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người,
phù hợp với những quy luật phát triển tồn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao

sức khỏe để hoạt động tích cực, lâu dài và có hiệu quả [1] [24].
Giáo dục thể chất
Khái niệm GDTC nằm trong khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng. Điều đó
có nghĩa GDTC là một hiện tượng sư phạm với đầy đủ ý nghĩa của nó (vai trị
chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của thầy giáo và học sinh phù hợp
với nguyên tắc sư phạm...). Đặc điểm nổi bật của GDTC là quá trình hình thành
kỹ năng kỹ xảo vận động và dạy học động tác, phát triển các tố chất vận động.
GDTC về cơ bản được chia thành hai mặt chuyên biệt đó là: dạy học động tác và
giáo dục các tố chất vận động.
Dạy học động tác là nội dung cơ bản của GDTC. Đó là q trình tiếp thu
có hệ thống, cách thức điều khiển động tác, vốn kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho
cuộc sống và tri thức chuyên môn. Bản chất của thành phần thứ hai trong GDTC
là sự tác động hợp lý tới sự phát triển các tố chất vận động, phát triển kỹ năng.
Trong hệ thống giáo dục, nội dung ấy được gắn liền với trí dục, đức dục và mỹ
dục [23].
Giáo dưỡng thể chất
Về bản chất của giáo dưỡng thể chất là làm sao để học, tách riêng các cử
động ra và so sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và thích


14

nghi với các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì nhất, nói một cách khác, rèn
luyện để với sức lực ít nhất, trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể tiến
hành có ý thức một hoạt động thể lực lớn nhất, có nghĩa là hình thành và hoàn
thiện từ kỹ năng tiến đến kỹ xảo [19].
Hoàn thiện thể chất
Hoàn thiện thể chất là tổng hợp các ý niệm về phát triển thể chất cân đối ở
mức độ hợp lý và về trình độ huấn luyện thể lực toàn diện của con người [16]
[31].

Sức khoẻ
Theo tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation), sức khoẻ được
hiểu là trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội, mà khơng chỉ nghĩa là
khơng có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với
các biến đổi về mơi trường, giữ được lâu khả năng lao động và lao động có kết
quả [39].
Tố chất vận động
Trong quá trình GDTC cho sinh viên, giáo dục các tố chất thể lực luôn
được coi là vấn đề quan trọng. Vì vậy việc phát triển các tố chất thể lực một
cách toàn diện là nhiệm vụ bắt buộc đối với những người làm công tác TDTT
quần chúng và đặc biệt là trong huấn luyện thể thao nhằm đạt thành tích tối đa.
Các tố chất thể lực của con người (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, năng lực phối
hợp vận động, mềm dẻo...) có mối quan hệ biện chứng, thống nhất và ràng buộc
chặt chẽ với nhau. Theo Harre “Sự phát triển cực hạn của một năng lực thể chất
nào đó chỉ có được trên cơ sở nâng cao các khả năng chức phận chung của toàn
cơ thể” [13].
Khi sử dụng các phương tiện, phương pháp, điều kiện chuyên môn để
phát triển các tố chất thể lực, người ta thường xem xét dưới ba góc độ:


15

Sự phát triển hài hòa thống nhất các tố chất thể lực của cơ thể.
Sự phát triển tương hỗ và sự chuyển lẫn nhau giữa các tố chất thể lực.
Sự hạn chế lẫn nhau trong việc phát triển các tố chất thể lực.
Ở lứa tuổi sinh viên, năng lực vận động phát triển nhanh chóng. Giai đoạn
này hầu như tất cả các chỉ tiêu về năng lực thể chất đều có tỉ lệ tăng trưởng lớn
nhất, đặc biệt là sức nhanh, sức bền chung và năng lực phối hợp vận động. Vì
vậy giáo dục các tố chất vận động cho học sinh, sinh viên cần phải được đặc biệt
chú trọng [32].

1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường học
GDTC trong trường học các cấp là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo
dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là một bộ phận quan
trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC trong trường học đang góp phần
cùng với thể thao thành tích cao, đảm bảo cho nền TDTT nước ta phát triển cân
đối và đồng bộ, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược củng cố, xây dựng và phát
triển TDTT Việt Nam từ năm 2000 đến 2025 đưa nền TDTT nước ta hoà nhập
và đua tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chú trọng đến sức khoẻ của tồn dân
thơng qua các chỉ thị, nghị quyết về tăng cường sức khoẻ cho mọi người. Qua
hơn nửa thế kỷ, kể từ khi khai sinh nền TDTT Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết. “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” [20]. Lời kêu gọi của
Bác đã được thấm nhuần trong các tầng lớp nhân dân từ thiếu nhi cho đến người
già, phong trào rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ được phát triển kế tiếp
năm này qua năm khác, tạo nên một dân tộc Việt Nam khoẻ mạnh. Những năm
tháng cách mạng, các tầng lớp nhân dân ta đã chịu nhiều hy sinh, gian khổ về
vật chất, tinh thần…làm cho sức khoẻ về thể chất bị giảm sút. Chính vì thế Bác
ra sức kêu gọi tồn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây


16

đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người
dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khoẻ
mạnh tức là góp phần làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện thể dục,
bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước” [20].
Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên, Bác cũng rất quan
tâm chỉ bảo vì đây là thế hệ tương lai của đất nước. Bác khuyến khích học sinh,
sinh viên phải: “Học tốt, rèn luyện tốt, lao động tốt”. Những năm qua, trong học
sinh sinh viên cả nước cũng dấy lên phong trào “Rèn luyện thân thể theo gương

Bác Hồ vĩ đại ” và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, số học sinh đạt tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể tăng lên.
GDTC trong trường học các cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
nâng cao sức khoẻ cho học sinh, sinh viên, phù hợp với nguyên tắc phát triển
con người toàn diện mà Đảng và Nhà nước đề ra. Hiến pháp nước CHXHCN
Việt Nam năm 1992, điều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp
phát triển TDTT, quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học,
khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục thể thao tự
nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt
động thể dục thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động TDTT chuyên nghiệp,
bồi dưỡng tài năng thể thao” [14].
Quán triệt về quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học
của Hiến pháp, các cấp, các ngành liên quan luôn quan tâm, chú trọng bồi dưỡng
phát huy các yếu tố phát triển thể chất học sinh, tăng cường sự đầu tư, quản lý
công tác GDTC trong trường học.
Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo công tác GDTC trong trường học. Đảng và
Nhà nước ta cũng chỉ ra những yếu kém về quản lý, chuyên môn trong lĩnh vực
này thể hiện qua Chỉ thị 36 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Cơ
sở vật chất và khoa học kỹ thuật của thể dục thể thao vừa thiếu, vừa lạc hậu,


17

ngay cả ở các thành phố lớn, các địa bàn tập trung dân cư, các trường học và các
cơ sở của lực lượng vũ trang. Nhiều sân bãi, cơ sở tập luyện đã bị lấn chiếm, sử
dụng vào việc khác”, “Nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ
và còn xem nhẹ vai trò của thể dục thể thao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng
và phát huy nhân tố con người”, “Nhà nước chưa kịp thời bổ sung, sửa đổi các
chính sách, chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển thể dục thể thao. Đầu tư cho
lĩnh vực thể dục thể thao còn rất hạn chế” [5].

Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém này là do nhiều cấp ủy đảng,
chính quyền chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của cơng tác GDTC và
cịn xem nhẹ vai trị của GDTC, chưa nhìn thấy ý nghĩa của TDTT là một bộ
phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, văn hoá,
tư tưởng… nên chưa quan tâm về chế độ, chính sách đối với việc phát triển
TDTT. Quản lý ngành còn kém hiệu quả, chưa phát huy hết được nguồn lực xã
hội để phát triển TDTT giai đoạn mới.
Luật giáo dục năm 2006 đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người phát triển toàn diện, về đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21] .
Luật thể dục thể thao năm 2007, điều 20 quy định: “Giáo dục thể chất là
mơn học chính khố thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ
năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trị chơi vận động,
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện” [22].
Có thể thấy được rằng, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp
GDTC cho thế hệ trẻ, coi GDTC là nhiệm vụ bắt buộc đối với trường học các
cấp vì mục tiêu phát triển con người toàn diện.


×