Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 9(LẦN 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.23 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trường THCS Quang Trung


Tổ Ngữ văn


<b>HƯỚNG DẪN NỘI DUNG TỰ HỌC Ở NHÀ </b>
<b>TRONG THỜI GIAN NGHỈ DO DỊCH COVID-19 </b>


<b>MÔN NGỮ VĂN LỚP 9. </b>
<b>I/ PHẦN VĂN BẢN. </b>


<i><b>Bài: Hướng dẫn đọc thêm “Con cò” – Chế Lan Viên. </b></i>


Học sinh đọc kỹ tồn bộ văn bản, đọc phần chú thích và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, thể thơ). Xác định bố cục bài
thơ, nêu ý chính của mỗi đoạn.


2. Bài thơ được phát triển từ hình tượng con cò trong lời ca dao hát ru. Qua hình tượng
con cị, tác giả muốn nói lên điều gì ?


3. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua
các đoạn của bài thơ ?


4. Trong đoạn thơ đầu, những câu ca dao nào đã được vận dụng ? Nhà thơ đã vận
dụng các câu ca dao đó theo cách như thế nào ?


5. Tìm hiểu những câu thơ mang tính khái quát được nêu trong câu hỏi theo hướng
sau:


- Tại sao tác giả lại viết “Con dù lớn vẫn là con của mẹ” ? Ý nhà thơ muốn nói gì về
tấm lòng người mẹ đối với con qua hai câu thơ này ?



- Trong bốn câu thơ đã nêu (Một con cị thơi …), tác giả muốn nói gì về ý nghĩa lời
hát ru của người mẹ đối với cuộc đời mỗi con người ?


6. Thể thơ được dùng có hiệu quả như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc
của bài thơ này ? Nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ có đặc điểm gì ? Nó gợi cho em
liên tưởng đến điều gì ? Điều đó tạo nên tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung cảm
xúc của bài thơ ?


<b>II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN. </b>


<b>Bài: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. </b>


1. HS ơn lại phần tìm hiểu chung ở tuần 23 (đã được hướng dẫn tự học – lần 2)


2. Từ nội dung đã tìm hiểu ở tuần 23, HS thực hiện tìm hiểu bài mới (SGK trang 51).
Đọc các đề bài và trả lời câu hỏi ở phần I, tìm hiểu cấu trúc đề, phân biệt với đề bài
nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống; đặt 2 đề bài tương tự.


3. Đọc kỹ và trả lời câu hỏi tìm hiểu phần II, rút ra cách làm bài văn nghị luận về một
vấn đề tư tưởng đạo lý; thực hiện lập dàn ý chi tiết cho đề số 7 theo yêu cầu phần III.
<i><b>4. Vận dụng kiến thức để viết một đoạn văn theo yêu cầu sau: Suy nghĩ của em về </b></i>
<i><b>việc phát huy tinh thần tự học trong hoàn cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày do </b></i>
<i><b>tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đọc kỹ vài lần toàn bộ phần văn bản SGK từ trang 61 đến trang 63.
1. Bài văn nghị luận về tác phẩm nào? Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì ?


2. Xác định các luận điểm và những câu chứa luận điểm. Tác giả dùng phép liên kết
câu nào trong những câu văn nêu lên hoặc cô đúc luận điểm ở mỗi đoạn ? Cách dùng
này có tác dụng gì trong triển khai lập luận ?



3. Đúc kết kiến thức: đọc kỹ phần Ghi nhớ (trang 63) để hiểu nội dung bài học; nếu có
chỗ nào chưa hiểu, hãy xem lại bài văn và phần tìm hiểu trước đó.


4. Thực hiện bài luyện tập phần II: Đọc kỹ đoạn văn trước khi đọc và trả lời các câu
hỏi. (Vấn đề nghị luận của đoạn văn. Đoạn văn đã nêu lên những ý kiến chính nào?
Các ý kiến trong đoạn văn giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc ?)


<b> Hướng dẫn thực hiện: </b>


- Các nội dung ở trên học sinh trình bày vào vở soạn hoặc vở bài tập.


- Học sinh sẽ nộp vở soạn bài (hoặc vở bài tập) để thầy, cô kiểm tra các nội dung tự
học (theo hướng dẫn ở trên) khi đi học trở lại.


</div>

<!--links-->

×