Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CPCU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.95 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN CPCU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012.
3.1. Định hướng giai đoạn 2010 – 2012.
3.1.1. Định hướng hoạt động và phát triển của Dự án CPCU giai đoạn 2010 –
2012.
Mục tiêu của Dự án THCS 2: "Hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục THCS;
hoàn thiện, củng cố những kết quả đã đạt được ở Dự án phát triển giáo dục THCS; hỗ trợ
phát triển giáo dục THCS ở các địa bàn khó khăn, vùng dân tộc; góp phần đạt và củng cố
mục tiêu phổ cập THCS có chất lượng trong cả nước vào năm 2010".
Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn hậu kỳ của dự án. Mọi vấn đề về tài chính, về
nhân sự, về chất lượng các hạng mục nội dung sẽ được tổng kết, báo cáo và rút kinh
nghiệm trong giai đoạn này. Đồng thời, giai đoạn này cũng là giai đoạn xác định tính tiếp
tục hoặc chuyển hướng của dự án. Với ý nghĩa đó, định hướng hoạt động và phát triển của
dự án cũng không nằm ngoài mục tiêu cơ bản nói trên: tất cả vì cải thiện chất lượng giáo
dục bậc THCS ở Việt Nam.
3.1.2. Những thuận lợi và thách thức đối với Dự án CPCU trong giai đoạn 2010 –
2012.
Thuận lợi trước mắt của dự án CPCU là những cải thiện trong cơ chế quản lý hành
chính. Chính sách một cửa tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thủ tục hành chính. Cơ
chế quản lý trong lĩnh vực tài chính có cải thiện cũng khiến cho công tác giải ngân tích cực
hơn.
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, năm 2010 được đánh giá là năm bản lề,
vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế theo xu thế chung của khu vực và trên thế giới.
Chính vì thế, hoạt động đầu tư, tài trợ vào Việt Nam sẽ được đẩy mạnh. Việt Nam sẽ là nơi
thu hút nhiều nhà đầu tư và nhiều nguồn viện trợ từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, cơ
cấu đầu tư nước ngoài đã có sự thay đổi tích cực, tỉ trọng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục
ngày càng tăng. Vì thế, triển vọng kéo dài và mở rộng dự án CPCU là điều hoàn toàn khả
thi.
Cơ cấu vốn chi ngân sách và phân bổ nguồn vốn đầu tư của nhà nước ta cho hoạt
động giáo dục cũng ngày càng được cải thiện.
Bảng 3.1. Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo qua các năm.


Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
% Chi ngân sách
11,63 11,89
12,04 12,63 11,83 10,89 12,12 13,46
Tuy nhiên, thuận lợi cũng song hành với thách thức. Khi luồng vốn đầu tư vào Việt
Nam tăng lên và có tính trọng điểm hơn, thì việc đánh giá và giám sát quá trình thực hiện
dự án cũng chặt chẽ hơn. Ngân hàng ADB là đơn vị tài trợ cấp vốn ODA cho nhiều dự án
và công trình ở nước ta. Các quy định, điều luật của ADB khá rõ ràng và chi tiết. Tuy vậy,
cũng không loại trừ những yêu cầu nghiêm khắc của các nhà đầu tư khác. Điều đó đòi hỏi
các dự án ở Việt Nam cần được xây dựng một cách cụ thể hơn, ban quản lý các dự án cần
phải làm việc tích cực hơn cũng như là nhân lực cho dự án cần phải có trình độ chuyên
môn vững chắc ở cấp cao hơn.
Việc phát triển một dự án giáo dục sẽ mang lại những ảnh hưởng về văn hóa và xã
hội theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực. Tác dụng tích cực của dự án đã được thể hiện
ngay trong mục tiêu ma dự án hướng tới. Tuy nhiên những ảnh hưởng tiêu cực như: tính
cục bộ của các trường trọng điểm, sự căng thẳng và mất cân đối của việc học tủ, thi chọn,
bệnh thành tích, cố gắng đạt chuẩn trọng điểm bằng nhiều cách… không phải là không thể
xảy ra. Có thể nỏi rằng, đó sẽ là sự thách thức lớn nhất đối với các dự án về giáo dục ở
nước ta nói chung, và dự án CPCU trong giai đoạn hậu kỳ 2010 – 2012 nói riêng.
3.2. Phân tích SWOT của Dự án.
Từ những đánh giá về thành tích và các điểm còn hạn chế của dự án CPCU, cũng như
những nhận xét, phân tích về điều kiện thuận lợi và các nguy cơ thách thức có thể tác động
tới dự án, em xin đưa ra bảng phân tích SWOT dưới đây.
Bảng 3.2. Phân tích SWOT của Dự án.
Điểm mạnh
1, Tổ chức quản lý dự án phù hợp với
yêu cầu, tính chất của dự án.
2, Quy trình quản lý dự án được áp dụng
tương đối khoa học, tuân thủ chặt chẽ
những quy định của Chính phủ Việt

Nam, Bộ GD&ĐT và cơ quan tài trợ là
Ngân hàng ADB.
3, Nội dung quản lý đã bao trùm được
mọi vấn đề về phạm vi, chất lượng, tiến
độ thời gian cũng như chi phí của dự án.
Hoạt động quản lý được thực hiện xuyên
suốt quá trình thực hiện dự án.
4, Việc sử dụng vốn vay ODA tuân thủ
nghiêm ngặt theo lịch trình chi tiết đã dự
trù, đảm bảo sự công khai, minh bạch.
Điểm yếu
1, Thứ nhất, công tác quản lý, chỉ đạo đối
với hoạt động của các nhà thầu chưa
được thực hiện sát sao.
2, Phương pháp quản lý được áp dụng
chưa ứng dụng nhiều thành tựu khoa học
hiện đại.
3, Đội ngũ cán bộ quản lý cấp địa
phương có trình độ hạn chế, chưa thật sự
đảm bảo về các kỹ năng của một cán bộ
quản lý: kỹ năng điều hành, chỉ đạo,
hướng dẫn, kỹ năng giao tiếp và thông tin

4, Hạn chế lớn nhất ở dự án này, cũng
giống như ở hầu hết các dự án ODA tại
Việt Nam là vấn đề giải ngân. Các thủ
tục giải ngân còn phức tạp, gây chậm trễ
cho cả nhà tài trợ và đơn vị triển khai dự
án
Cơ hội

1, Những cải thiện trong cơ chế quản lý
hành chính tạo điều kiện cho các đơn vị
triển khai thủ tục hành chính.
2, Cơ chế quản lý trong lĩnh vực tài chính
có cải thiện cũng khiến cho công tác giải
ngân tích cực hơn.
3, Xu thế đầu tư, tài trợ vào Việt Nam sẽ
được đẩy mạnh. Việt Nam sẽ là nơi thu
hút nhiều nhà đầu tư và nhiều nguồn viện
Thách thức
1, Khi luồng vốn đầu tư vào Việt Nam
tăng lên và có tính trọng điểm hơn, thì
việc đánh giá và giám sát quá trình thực
hiện dự án cũng chặt chẽ hơn.
2, Những ảnh hưởng tiêu cực như: tính
cục bộ của các trường trọng điểm, sự
căng thẳng và mất cân đối của việc học
tủ, thi chọn, bệnh thành tích, cố gắng đạt
chuẩn trọng điểm bằng nhiều cách… có
trợ từ các nước phát triển.
4, Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư nước ngoài
đã có sự thay đổi tích cực, tỉ trọng đầu tư
cho lĩnh vực giáo dục ngày càng tăng.
5, Cơ cấu vốn chi ngân sách và phân bổ
nguồn vốn đầu tư của nhà nước ta cho
hoạt động giáo dục cũng ngày càng được
cải thiện
thể xảy ra và tiếp tục nếu không có sự
quan tâm đúng mức của các cấp quản lý
hữu quan.

3.3. Một số giải pháp đề xuất trong việc hoàn thiện công tác quản lý dự án tại
dự án CPCU.
3.3.1. Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý dự án ở dự án CPCU.
Theo định hướng đã đề ra, dự án tiếp tục duy trì cơ cấu bộ máy quản lý sao cho gọn
nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao. Muốn đạt được điều đó, ban điều hành dự án
cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự hiện tại. Tăng cường bồi dưỡng, tập
huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân lực quản lý ở cấp địa phương.
Các công việc của Ban điều hành dự án nên được hệ thống hóa lại theo cách khoa
học hơn. Thực tế, các công việc sẽ được thực hiện có kết quả cao hơn nếu như chúng được
sắp xếp theo một kế hoạch cụ thể, được phân công một cách khoa học và đáp ứng yêu cầu
của ban điều hành cũng như của các đơn vị tài trợ, giám sát, tham gia triển khai dự án có
liên quan. Hiện nay, việc lưu trữ những báo cáo và thông tin số liệu mà dự án đã thu thập
được trong suốt quá trình triển khai chưa được lưu ý và quan tâm đúng mức. Vì vậy, Ban
điều hành dự án cần sắp xếp lại các hồ sơ cẩn thận và hệ thống hơn. Do những tài liệu này
rất cần thiết để có thể đưa vào nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án tiếp
theo.
Tăng cường áp dụng máy móc, trang thiết bị cũng như phương pháp kỹ thuật hiện đại
vào quản lý dự án. Máy móc thiết bị luôn là một trong những yếu tố cần thiết đối với bất
kỳ một đơn vị nào. Trong công tác quản lý dự án hiện nay, việc sử dụng các phần mềm tin
học dường như không còn là điều quá xa lạ. Trong thời gian tới, dự án cần phổ biến một số
công cụ tin học vào việc quản lý dự án đặc biệt là ở cấp địa phương. Ví dụ, phần mềm phổ
biến để quản lý hiện nay là Microsoft Office Project. Không phải đơn vị nào cũng áp dụng
thành thạo phần mềm này để phục vụ cho công tác quản lý dự án của mình. Việc đưa
Microsoft Office Project vào thực tiễn là cả một quá trình, không thể vội vàng được.
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án theo từng nội dung quản lý:
a. Giải pháp cho hoạt động quản lý thời gian, tiến độ của dự án:
Việc lập kế hoạch quản lý thời gian một cách chi tiết, tỉ mỉ sẽ là công cụ đắc lực giúp
cho Ban quản lý dự án có được cái nhìn sâu sắc, cụ thể về tình hình hoạt động của dự án.
Một dự án được chia ra thành nhiều hạng mục thành phần nhỏ có thời gian thực hiện và chi
phí là khác nhau. Việc quản lý chi tiết không chỉ giúp cho ban điều hành và nhà tài trợ

giám sát được sát sao tình hình thực hiện từng công việc mà còn giúp phát hiện những sai
sót kịp thời trong quá trình thi công nó. Nếu như việc quản lý tiến độ diễn ra sơ sài và thiếu
chi tiết thì cán bộ quản lý khó có thể phát hiện được những phát sinh xảy ra như vậy.
Trong quá trình thực hiện công tác, Ban điều hành dự án không nên chỉ lập ra một kế
hoạch và cho tiến hành theo kế hoạch đó ngay. Cán bộ quản lý cần phải cố gắng tìm tòi ra
các phương án khác, sắp xếp lại quy trình của các công việc để từ đó lựa chọn ra phương
án tối ưu nhất. Phương án được lựa chọn là phương án có thời gian thực hiện tương đối
ngắn so với các phương án còn lại mà vẫn đảm bảo chất lượng trong nguồn kinh phí cho
phép.
Ngoài ra, Ban điều hành dự án cũng nên có nhiệm vụ xem xét lại thời gian thực hiện
của tất cả các công việc trong dự án. Từ đó, Ban sẽ tìm xem liệu có thể rút ngắn thời gian
của công việc nào mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chung của dự án hay không. Những công
đoạn nào không thật sự cần thiết thì có thể bỏ qua hoặc rút ngắn đến mức tối đa thời gian
dành cho công việc đó.
Để có thể quản lý cụ thể hơn các công việc thực hiện trong dự án, ban điều hành cần
bố trí cho một đội ngũ ghi chép cẩn thận những hạng mục công việc đã triển khai ở từng

×