Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

TÌM KIẾM THÔNG TIN Y TẾ TRỰC TUYẾN - TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁN BỘ CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.41 MB, 186 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tìm kiếm thơng tin y tế trực tuyến </b>


Tài liệu hướng dẫn cán bộ chuyên ngành Việt Nam



Martha J Garrett



<i><b>Phát triển năng lực truy cập và sử dụng thông tin y tế trực tuyến </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến </b>


Tài liệu hướng dẫn cán bộ chuyên ngành Việt Nam



Tái bản có sửa chữa và mở rộng, 3/ 2011



Martha J Garrett, INFORM


Với các đóng góp từ



Các thành viên nhóm Giảng viên chính quốc gia Việt Nam



Biên soạn cho chương trình



‘Phát triển năng lực truy cập và sử dụng thông tin y tế trực tuyến’


Hoạt động hợp tác giữa Trường Đại học Y tế công cộng, Việt Nam,



Mạng Ấn phẩm khoa học quốc tế (INASP), và



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Mục lục </b>



<b>Lời nói đầu </b>



Về tài liệu này i


Về INFORM & CERTIOREM ii



Về chương trình Thơng tin y tế cho Việt Nam viii


<b>Giới thiệu </b>


Khám phá truy cập bạn đã có 1


Phát triển các kỹ thuật tìm kiếm và kỹ năng máy tính 7

<b>Tìm kiếm tư liệu </b>


Tìm kiếm và lưu tài liệu tham khảo 12


Xây dựng chuỗi tìm kiếm 21


Tìm kiếm tài liệu tham khảo dạng bài báo 26


Truy cập toàn văn các bài báo 36


Tìm kiếm tài liệu tham khảo dạng sách và tài liệu xám 61
Truy cập toàn văn sách và tài liệu xám 64
Truy cập tài liệu bằng các cách khác 72


Tìm kiếm các thư mục và tài liệu tham khảo 73


<b>Sử dụng WWW </b>


Di chuyển trên Web & tìm kiếm các trang Web 76

<b>Tìm kiếm các nguồn thông tin chuyên ngành tại các trang tin cậy </b>


Tìm kiếm thơng tin tại WHO, NIH, & NLM 87


Tìm kiếm thơng tin về các chun ngành 95
Tìm kiếm thơng tin theo vùng 134



<b>Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ các mục đích chun mơn </b>


Tìm kiếm thông tin hỗ trợ EBM 140


Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ giảng dạy 146


Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ nghiên cứu 150


Tìm kiếm thơng tin về việc tìm tài trợ 160


Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ cách viết và truyền thông 163


Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ phát triển chuyên môn 166


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

i


<b>Về tài liệu này</b>



<b>Hỗ trợ phát triển các kỹ năng thông tin ở Việt Nam </b>



Đây là bản cập nhật của cuốn tài liệu đã được biên soạn trước đây cho chương trình ‘Phát
triển năng lực truy cập và sử dụng thông tin y tế’ tiến hành tại Việt Nam trong giai đoạn
2009-2011. Chương trình có sự hợp tác giữa Trường Đại học Y tế công cộng, tổ chức từ
thiện Anh INASP (International Network for the Availability of Scientific Publications),
và INFORM (International Network for Online Resources & Materials) với hỗ trợ kinh
phí từ Atlantic Philanthropies.


<b>Về tác giả và bằng cấp của tác giả </b>



Cả nguyên bản và tái bản của cuốn tài liệu này đều được viết bởi Martha J Garrett, giảng
viên chính của INFORM đồng thời là giám đốc của CERTIOREM— tổ chức từ thiện phi


lợi nhuận của Thụy Điển, nơi hiện điều hành chương trình INFORM. Đề xuất về một số
trang web của Việt Nam đưa ra trong cuốn tài liệu này được đóng góp bởi các thành viên
của Chương trình Giảng viên chính quốc gia Việt Nam. Đặc biệt cảm ơn chị Nguyễn Thị
Thu Hằng, nguyên cán bộ thư viện tại Trường Đại học Y tế công cộng, về những đóng
góp xuất sắc của chị cho bản biên soạn lần đầu.


Martha Garrett được đào tạo ở Hoa Kỳ, có bằng cử nhân sinh vật học của trường
Wellesley College và bằng tiến sĩ về động vật học tại University of North Carolina-Chapel
Hill. Sau một thời gian làm về sinh vật biển, bà bắt đầu làm việc trong lĩnh vực phát triển
quốc tế từ năm 1985 và sức khỏe quốc tế từ 1993 với vai trò tư vấn cho WHO ở mảng
tương lai y tế. Bà đã dạy về động vật học tại University of North Carolina, nhân sinh thái
học tại Göteborgs Universitet ở Thụy Điển và làm việc 15 năm với tư cách giảng viên và
nghiên cứu viên về sức khỏe bà mẹ và trẻ em quốc tế tại Uppsala University, Thụy Điển.
Sau khi bắt đầu quan tâm tới các vấn đề thông tin y học, bà nhận được bằng đại học từ
Trường Khoa học thông tin và Thư viện Thụy Điển. Kể từ năm 2004 bà làm việc chuyên
về truy cập thông tin y tế và đến đào tạo tại Châu Phi, Châu Á, NIS và viết hơn 35 cuốn
tài liệu hướng dẫn INFORM cho cán bộ y tế ở nhiều nước thu nhập thấp và trung bình
thấp.


<b>Về sao chép và phân phát các tài liệu này </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

ii


Người đọc muốn chia sẻ bản số của cuốn tài liệu này có thể tải và lưu dạng pdf từ trang
INFORM () và gửi cho đồng nghiệp, sinh viên hoặc phát
miễn phí dưới dạng đĩa CDs.


Tuy nhiên, cách tốt hơn là gửi qua thư điện tử cho mọi người đường dẫn tới trang
INFORM và khuyến khích họ tải và lưu tại máy tính của mình cuốn tài liệu này. Với cách
này, người dùng sẽ quen thuộc hơn với trang INFORM và có thể vào đây thường xuyên


để xem các cập nhật của cuốn này cũng như các tài liệu hướng dẫn khác. Một lợi thế nữa
là tại INFORM chúng tơi có thể thấy sự quan tâm từ phía Việt Nam tăng lên thể hiện qua
số lượt vào trang web tăng. Khơng hề có u cầu phải đăng ký để sử dụng trang web hoặc
để tải tài liệu, cũng như khơng có việc thu thập thông tin từ người vào trang web.


<i><b>Hãy chia sẻ đường dẫn tới trang INFORM và tới cuốn sách này. </b></i>


<i><b>Thơng tin cũng giống như tình u- càng cho đi nhiều, bạn sẽ càng được nhận lại </b></i>
<i><b>nhiều. </b></i>


<b>Liên quan đến ngôn ngữ và bản tiếng Việt </b>



Các nguồn tin được mô tả trong cuốn tài liệu này chủ yếu bằng tiếng Anh, thứ ngôn ngữ
quốc tế chủ yếu trong truyền thông khoa học, bao gồm cả y học. Các nguồn tin nhằm giúp
người đọc củng cố tiếng Anh được đề cập trong chương về phát triển nghề nghiệp.




Theo kế hoạch, việc dịch cuốn tài liệu này sang tiếng Việt sẽ được tiến hành như hoạt
động cuối cùng của chương trình quốc gia Việt Nam. Bản dịch tiếng Việt sẽ được đưa lên
mạng vào đầu tháng 5/2011, tại trang của thư viện HSPH
( và tại .


<b>Về nội dung </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

iii


Bản này của cuốn tài liệu tập huấn đề cập tới một số chủ đề mới do các bác sĩ Việt Nam
yêu cầu, và do ông Rolf Johansson, một bác sĩ người Thụy Điển đã làm việc tại Việt Nam
từ đầu những năm 1980, hiện vẫn đang tham gia một số dự án với Việt Nam đề xuất.




Hầu hết các nguồn tin trong cuốn sách này đều đáp ứng được ba tiêu chí sau:


 Chúng phải được miễn phí cho người dùng. Có một số rất ít nguồn u cầu trả tiền
nhưng vẫn được đưa vào đây vì khơng có nguồn miễn phí nào thay thế.


 Chúng phải liên quan tới Việt Nam. Chỉ các nguồn tin mà các cơ quan hoặc cá
nhân người Việt Nam được phép truy cập mới được đưa vào đây. Hầu hết chúng
đều để phục vụ cho khai thác ở những nước như Việt Nam.


 Chúng phải có chất lượng về mặt chuyên môn. Phần lớn các nguồn tin ở đây đều
của các tổ chức lớn hoặc được liệt kê tại những cổng thông tin được điều hành cẩn
thận. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để chỉ lấy những nguồn thông tin lâm sàng nếu
chúng là những nguồn thông tin dựa trên bằng chứng, và những nguồn thông tin
khác nếu được chỉ dẫn và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.


<b>Tuyên bố về mục đích sử dụng và tuyên bố về từ chối </b>



Cuốn tài liệu tập huấn này khơng phải là sách giáo trình y khoa hoặc y tế công cộng và
khơng nhằm mục đích được sử dụng như một nguồn hàng đầu về thơng tin y tế. Thay vào
đó, nó là hướng dẫn phục vụ cho các bác sĩ và cán bộ y tế, giúp họ tìm kiếm được những
nguồn thông tin chất lượng cao trên Web.


Chúng tôi giả định rằng những người đọc tại Việt Nam sẽ sử dụng máy tính được trang bị
phần mềm MicroSoft, quen thuộc với Google và có thể cả EndNote. Những giả thiết này
hồn tồn khơng dựa trên việc những cơng cụ trên được ưa thích hơn những cơng cụ thay
thế khác, mà dựa trên những quan sát- được thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau trên
khắp Việt Nam trong vài năm qua- về những công cụ hiện đang được các cán bộ y tế Việt
Nam sử dụng.



Tác giả, INFORM, cũng như CERTIOREM đều không chịu trách nhiệm về giá trị của các
thông tin có trên các trang web được đề cập trong cuốn sách này. Những tài liệu, cũng như
tất cả những nguồn thông tin lấy được thông qua cuốn sách phải được các chuyên gia y tế
đánh giá cẩn thận trước khi áp dụng vào giảng dạy, nghiên cứu, hoạch định chính sách
cũng như thực hành lâm sàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

iv


<b>Mối quan hệ với những trang và tổ chức được liệt kê </b>



Cả tác giả lẫn INFORM/CERTIOREM đều khơng có bất cứ quan hệ về tài chính hay lợi
ích nào với các tổ chức được đề cập trong tài liệu tập huấn, ngoài một số ngoại lệ sau:
CERTIOREM đang có một dự án chờ IDRC phê duyệt; tác giả và/hoặc INFORM đã từng
được nhận các hợp đồng hoặc trước đó có hoạt động đào tạo cho WHO, the World Bank,
<i>the Multilateral Initiative for Malaria, INASP, Ipas, và Médecins Sans Frontières. </i>


Văn phòng HINARI tại WHO đã cho phép INFORM có được mật khẩu HINARI để đi
đào tạo tại các nơi và phục vụ cho các yêu cầu nghiên cứu để có thể viết được các nội
dung về HINARI trong cuốn tài liệu này và các tài liệu khác. Rất cảm ơn vì điều này!


<b>Về các ảnh chụp màn hình </b>



Các ảnh chụp màn hình có trong cuốn tài liệu này không ám chỉ chứng nhận của
INFORM với các tổ chức sở hữu những trang web đó.


Ảnh chụp màn hình được thêm vào tài liệu tập huấn nhằm phục vụ các mục đích giáo dục.
Bất cứ ai đã từng giảng dạy cho đối tượng là những cán bộ chun ngành, có ít kinh
nghiệm làm việc trực tuyến đều biết rằng cảm giác không được định hướng và không chắc
chắn là những rào cản chính đối với học tập hiệu quả. “Liệu tôi đã vào đúng chỗ chưa


nhỉ?” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất thường được học viên các hội thảo đưa ra.
Ảnh chụp màn hình giờ đây được thêm vào nhằm đảm bảo với người dùng của tài liệu này
rằng họ đang vào các địa chỉ đúng.


<b>Về các câu chuyện </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

v


<b>Về INFORM & CERTIOREM </b>



<b>Công việc của INFORM </b>



INFORM (International Network for Online Resources & Materials) hỗ trợ sự phát triển
bằng cách cung cấp đào tạo tại chỗ về tìm kiếm thơng tin cho các nước thu nhập thấp và
trung bình thấp. Các nhóm đối tượng chủ yếu bao gồm bác sĩ lâm sàng, những nhà nghiên
cứu, giáo viên, người hoạch định chính sách, nhân viên y tế cộng đồng trong mảng y,
cũng như cán bộ thư viện và chuyên gia thông tin trong lĩnh vực này. INFORM cũng có
kinh nghiệm tập huấn thông tin về các chủ đề khác, bao gồm quyền con người, luật quốc
tế, toán và vật lý.


<b>Nơi INFORM làm việc </b>



INFORM được đặt tại tổ chức phi quyền lợi Thụy Điển có tên là CERTIOREM, với một
mạng lưới các cộng tác viên và đơn vị hợp tác ở nhiều nước, tất cả đều làm việc nhằm
‘bắc cầu cách biệt thơng tin’. Chương trình được thành lập tại Khoa sức khỏe bà mẹ và trẻ
em quốc tế, trường Đại học Uppsala, dưới sự điều hành của Giáo sư Gunilla Lindmark.
Kể từ khi bắt đầu năm 2004, INFORM đã tổ chức các hội thảo đào tạo tại Estonia, Latvia,
Lithuania, Ukraine, Nam Phi, Tanzania, Kenya, Zambia, Uganda, Rwanda, Ethiopia,
Ghana, Burkina Faso, Afghanistan, Pakistan, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, và Trung
Quốc. Hai hội thảo đào tạo đa ngành cấp vùng đã được INFORM tổ chức cho các nhà


nghiên cứu ở Châu Phi. Chúng tôi đã nhận được yêu cầu tổ chức tập huấn từ hầu hết các
nước đã từng tổ chức hội thảo INFORM như Zimbabwe, Mozambique, Somaliland,
Sudan, Botswana, Nigeria, Bangladesh, Nepal, Lào, và Cam pu chia.


Trong lĩnh vực y tế, các hoạt động chủ yếu của INFORM bao gồm một chương trình đào
tạo ‘dồn dập’ cấp quốc gia kéo dài qua một số năm tại Việt Nam, hiện nay đã đào tạo
được cho hàng ngàn bác sĩ, một dự án Châu Phi mở rộng cung cấp đào tạo thông tin tại
các trung tâm nghiên cứu sốt rét, và một dự án khu vực cho những nhà nghiên cứu y tế ở
Tây Phi. Ngoài ra, hai chương trình lớn đang trong quá trình lập kế hoạch, một ở Châu Á
và một ở Châu Phi. INFORM cũng phát triển các chương trình tập huấn thơng tin y tế cho
các cán bộ chuyên môn của các tổ chức như Chữ thập đỏ Thụy Điển, văn phòng Châu Âu
của Tổ chức Bác sĩ không biên giới. Ở Thụy Điển, INFORM đào tạo cho những nhà
nghiên cứu và học viên nghiên cứu được mời đến từ những nước thu nhập thấp về truy
cập dành cho họ tại nơi làm việc tại quê nhà.


<b>Ai là đối tác và cộng tác viên của INFORM </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

vi


Tập huấn INFORM luôn luôn được tổ chức với sự cộng tác của một đơn vị đối tác, đó có
thể là một trường đại học, bệnh viện, tổ chức nghề nghiệp, bộ hoặc tổ chức phi chính phủ.
Phương pháp cộng tác của chúng tơi được hình tượng hóa trong lơ-gơ với hình hai người
nắm tay nhau.


<b>Tập huấn của INFORM bao quát những gì </b>



Tập huấn INFORM bao qt được tồn bộ các nguồn thơng tin trực tuyến hiện có ở quốc
gia tổ chức tập huấn, chú trọng vào các tài liệu miễn phí hoặc được trả phí trước. Ở những
nước đủ điều kiện truy cập các tạp chí tồn văn miễn phí từ các chương trình truy cập bao
cấp quốc tế hoặc các bố trí theo quốc gia, học viên học cách sử dụng truy cập đó và nếu


cần, được hỗ trợ đăng ký cho đơn vị của họ.




Nội dung cụ thể phụ thuộc vào trọng tâm của hội thảo. Thông thường, nhiều chục nguồn
cụ thể được giới thiệu và thực hành. Các nguồn tin thường được giới thiệu trong các hội
thảo cho cán bộ y tế có thể kể đến:


 Medline/PubMed, bao gồm các vấn tin lâm sàng, các giới hạn và bộ lọc tồn văn miễn
phí;


 WHO, NIH, và các chị em như K4Heath với vai trị là những nguồn cung cấp ấn phẩm
chính;


 GFMER và National Guideline Clearinghouse về các hướng dẫn lâm sàng;


 FreeMedicalJournals, Highwire, OpenJ-Gate, DOAJ, và những trang web khác cung
cấp danh sách tạp chí truy cập miễn phí;


 INASP/PERii, cung cấp truy cập trả trước tới các tạp chí hàn lâm ở nhiều quốc gia;
 HINARI, AGORA, và OARE: qua đó người dùng ở hầu hết các nước thu nhập thấp có


thể truy cập tới nhiều triệu bài báo tồn văn từ các tạp chí hàn lâm quốc tế hàng
đầu;


 Cochrane và các trang EBM khác về tổng quan hệ thống


 Essential Health Links và những trang khác cung cấp các bộ liên kết có quản lý;
 FreeBooks4Doctors, medicalstudent.com, và những nguồn khác cung cấp sách điện tử



miễn phí;


 Các nguồn về thống kê, tài liệu nghiên cứu và giảng dạy, hình ảnh y khoa…


Với mỗi hội thảo, INFORM soạn thảo một tài liệu tập huấn từ 100-200 trang, bao quát các
nguồn tin trực tuyến liên quan đến chủ đề đào tạo. Học viên được nhận cuốn sách này
cùng bản in của bài giảng PowerPoint, các bài tập phát tay và một đĩa CD với các tập tin
tương ứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

vii


<b>Điều làm nên sự khác biệt trong đào tạo của INFORM </b>



INFORM không phải là chương trình tập huấn thơng tin duy nhất hoạt động ở các nước
đang phát triển. Tuy nhiên, đây là chương trình duy nhất tổ chức tập huấn đáp ứng được
tất cả những tiêu chí sau:


 Được dạy tại chính những đơn vị yêu cầu đào tạo.


 Không chỉ dành cho các chuyên gia thơng tin mà cịn tới người dùng tin;
 Gồm cả những thực hành kiểu cầm tay chỉ việc tại máy tính;


 Bao quát đầy đủ các nguồn thơng tin mà nước đó được phép truy cập; và
 Tập trung theo chủ đề.


<b>Công việc của INFORM được chi trả ra sao </b>



CERTIOREM và chương trình INFORM đều phi lợi nhuận, nhưng tất cả những chi phí
đào tạo đều phải được chi trả. Các đơn vị có nhu cầu tập huấn nên tính đến các nguồn kinh
phí. Tập huấn INFORM đã được đưa vào một loạt các chương trình nghiên cứu và xây


dựng năng lực tài trợ bởi các cơ quan phát triển. INFORM cũng nhận được những hợp
đồng từ INASP, Sida, Viện Raoul Wallenberg, International Science Programs, the
Multilateral Initiative on Malaria, Tổ chức Bác sĩ không biên giới, Hội chữ thập đỏ Thụy
Điển, và Ngân hàng thế giới, cũng như các tài trợ từ Virtual IT Faculty và Khoa Y tại Đại
học Uppsala, Swedish Programme for Information and Communication Technology in
Developing Regions (SPIDER), và Swedish InDevelop Foundation.


<b>Làm cách nào liên hệ được với INFORM </b>



Những ai muốn có thêm thơng tin hoặc muốn tổ chức tập huấn nên liên hệ với Martha
Garrett hoặc Anders Wändahl hoặc vào trang web của INFORM tại địa chỉ dưới đây.
Dr Martha J Garrett, PhD


Director, CERTIOREM
Trainer, INFORM
Övre Slottsgatan 28B
SE-75312 Uppsala, Sweden


Tel: +46-(0)18-127752 Mobile: +46-(0)730-500-368
E-mail:


Mr Anders Wändahl


Vice-Director, CERTIOREM
Trainer, INFORM


Librarian, Karolinska Institute
Tel: +46-(0)8-524-84059


Email:,



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

viii


<b>Về chương trình thơng tin y tế Việt Nam </b>



Chương trình thơng tin y tế quốc gia Việt Nam, tên chính thức là ‘Phát triển năng lực truy
cập và sử dụng thông tin y tế’ được thực hiện nhằm xây dựng một nhóm các giảng viên
với kỹ năng nâng cao trong giảng dạy về các nguồn thơng tin trực tuyến sẵn có cho các
chun gia y tế ở Việt Nam. Trong số nhóm giảng viên cịn theo chương trình đến cuối
cùng, có 6 bác sĩ y khoa và 10 cán bộ thư viện, nhiều người trong số này có bằng cấp nâng
cao ở nước ngồi.


Chương trình được khai mạc vào tháng 3 năm 2009 với hai tuần đào tạo về các nguồn tin
trực tuyến chuyên ngành về y tế và sức khỏe, tập trung vào những nguồn giá trị mà các cơ
quan ở Việt Nam được phép truy cập miễn phí. Hai đợt đào tạo tiếp sau vào tháng Năm và
tháng Sáu năm 2009 cung cấp các kiến thức cơ bản về giáo dục học, thư viện học chuyên
ngành và tổ chức quản lý hội thảo.


Những giảng viên chính (Master trainers) đã hồn thành tốt những khóa đào tạo căn bản
này sau đó tự mình tiến hành các khóa đào tạo với sự hỗ trợ từ các cố vấn. Tính đến cuối
chương trình vào tháng 3 năm 2011, các giảng viên chính đã tự đào tạo được khoảng 1400
sinh viên y khoa bậc đại học và sau đại học, cùng các nhà nghiên cứu, giảng viên và bác sĩ
lâm sàng.


Các đơn vị tham gia chương trình bao gồm: Đại học Y tế công cộng, Đại học Y Huế, Đại
học Y Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần
Thơ, cùng các trung tâm học liệu tại Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ. CIMSI,
NACESTI, và Đại học Văn hóa cũng cử đại diện tới tham dự các lớp đào tạo căn bản.
Chương trình có sự hợp tác của ba đối tác: Tổ chức từ thiện Anh INASP (International
Network for the Availability of Scientific Publications), Tổ chức của Thụy Điển


INFORM (International Network for Online Resources & Materials), và trường Đại học Y
tế cơng cộng tại Việt Nam. Kinh phí được tài trợ bởi Atlantic Philanthropies.


Các điều phối chương trình bao gồm anh Martin Belcher từ INASP, Tiến sĩ Martha
Garrett từ NFORM, và chị Nguyễn Hải Hà từ trường Đại học Y tế công cộng. Martin
Belcher và Rebecca Bailey phụ trách đào tạo về giáo dục học, thư viện học và quản lý.
Tiến sĩ Martha Garrett chịu trách nhiệm đào tạo về các nguồn thông tin trực tuyến. Chị
Hải Hà là điều phối quốc gia và lo tổ chức những vấn đề trong cả nước. Chị và tiến sĩ
Martha Garrett cũng đồng thời là những cố vấn cho các giảng viên chính trong cả nước,
và tới các đơn vị của nhóm giảng viên ít nhất hai lần trong suốt chương trình để quan sát
quá trình đào tạo của họ, đưa ra những hỗ trợ và khuyến nghị. Chị Shampa Nath, một
chuyên gia nhiều kinh nghiệm về sức khỏe quốc tế, đã tiến hành đánh giá sâu. Cơ
Margaret Law, Phó giám đốc thư viện đại học, chịu trách nhiệm về hợp tác quốc tế tại Đại
học Alberta, Canada giảng về quảng bá thư viện trong kỳ họp tổng kết dự án. Xin cảm ơn
những phiên dịch xuất sắc đã hỗ trợ chúng tôi trong nhiều hội thảo khác nhau.




Mặc dù chương trình đã chính thức kết thúc, chúng tơi vẫn đang lập kế hoạch cho việc
tiếp tục ‘tiếp cận’ tới các mảng khác của lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Các giảng viên đều hi


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

ix


<b>Thơng tin liên lạc của nhóm giảng viên chính Việt Nam </b>



Tên Đơn vị Địa chỉ e-mail


Nguyễn Hải Hà Đại học Y tế công cộng
Martin Belcher INASP, Anh/Thụy Điển
Martha J Garrett INFORM, Thụy Điển


Ngô Huỳnh Hồng Nga Trung tâm học liệu Cần Thơ



Nguyễn Thi Hải Yến Đại học Y Dược Cần Thơ
Lê Hoàng Mỹ Đại học Y Dược Cần Thơ


Trần Thanh Xuân Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh



Hồ Thông Minh Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí


Minh


;

Ngơ Thị Nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ngonghiep @yahoo.com;



Lê Tố Hạnh Trung tâm học liệu Đà Nẵng


Trần Nữ Sơn Thi Đại học Y Huế


Nguyễn Hữu Châu Đức Đại học Y Huế


Tôn Nữ Phương Mai Trung tâm học liệu Huế


Võ Thúy Hoa Trung tâm học liệu Huế


Vũ Thị Yến Hồng Trung tâm học liệu Thái Nguyên


Nguyễn Hoài Nam Trung tâm học liệu Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thu Hằng Đại học Y tế công cộng
Trần Thị Thu Vân Đại học Y tế công cộng
Pham Quynh Trang Đại học Y tế công cộng


Shampa Nath HealthLinks shampa.nath@googlemail.


com


Margaret Law Đại học Alberta, Canada


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16></div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

1


<b>Khám phá truy cập bạn đã có </b>



Bạn là một cán bộ y tế ở Việt Nam. Vì bạn sống ở đây, chứ không phải ở một nước phát
triển cao nào khác, bạn có thể cho rằng mình ít có được các quyền truy cập vào những
thông tin chuyên ngành trực tuyến như sách điện tử, các hướng dẫn lâm sàng, các bài báo
nghiên cứu hay các tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên, trên thực tế, nhờ một loạt các chương
trình quốc tế mà bạn được truy cập miễn phí tới rất nhiều những thơng tin này.


<i><b>Bạn là một cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam </b></i>


<b>Vô cùng nhiều các nguồn thông tin miễn phí, nhưng lại dễ bị bỏ qua </b>


Rất khó để tính được giá trị của các nguồn thơng tin trực tuyến miễn phí đối với những
cán bộ y tế như bạn, nhưng chắc chắn con số đó sẽ vượt hơn mức hàng triệu đô la mỗi
năm. Những nguồn thông tin này bao gồm hàng triệu bài báo toàn văn từ các tạp chí quốc
tế, hàng ngàn cuốn sách điện tử miễn phí trong lĩnh vực y học và sức khỏe, các hướng dẫn
lâm sàng phục vụ cho việc thực hành dựa trên bằng chứng, những tài liệu giảng dạy miễn
phí như các khóa học liệu mở hoặc các bài trình bài.


Tuy nhiên vấn đề ở đây lại nằm ở chỗ các thông tin chuyên ngành được miễn phí thường
bị “giấu” và có thể rất khó tìm, và vì thế mà chúng bị bỏ qua. Ở tất cả những nước
INFORM đã tổ chức hội thảo, học viên thường đến tham dự đào tạo trong tâm trạng hoài
nghi với suy nghĩ rằng các thơng tin miễn phí chất lượng cao có thể có cho các cán bộ
trong ngành ở đâu đó, chứ không phải cho họ khi ở nước họ. Sau khi nghe được câu
chuyện có thật dưới đây, chúng tôi đã gọi hiện tượng này là “ngồi trên miệng giếng, phàn
nàn về việc thiếu nước”.


<i><b>Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. </b></i>



<i><b>“Everyday we hear people cry, </b></i>
<i><b>We’ve got no info, the well’s gone dry! </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

2


<i><b>Phiến đá ở sân làng: Câu chuyện về nguồn lực bị bỏ qua </b></i>



Một ngơi làng có vấn đề nghiêm trọng về nước. Ngôi làng ở khá xa sông, nhưng nhiều
năm trước một trận lụt đã mở dòng chảy mới, chảy qua gần làng trước khi nhập lại vào
dịng sơng cái. Thời gian trôi qua, nhánh sông này bị tắc, và nay dân làng phải mất rất
nhiều thời gian mỗi ngày để mang nước từ sông cái về. Tình trạng này khơng thể chịu nổi
và chính quyền đã muốn di dời ngơi làng. Giải pháp đào giếng cũng được đề ra, nhưng bị
bác bỏ do chi phí và cũng thực sự khơng cần thiết.


Một chuyên gia thủy văn được chính phủ cử đến để thảo luận với những người lãnh đạo
trong làng về vấn đề này. Hàng ngày chị đi bộ từ chỗ ở đến khu trụ sở của làng. Trên
đường đi, cô đi qua sân làng và thường dừng lại nói chuyện với dân làng, những người
đang ngồi đó bàn tán về chuyện thiếu nước. Một ngày nọ, khi đến sân, cô chú ý đến tảng
đá to nơi mọi người thường ngồi. Đó là một tảng bê tơng trịn, bề ngang chừng 2m, cao


gần nửa mét. “Đây là cái gì ạ?”, cơ hỏi một người dân.


“Ồ, đó chỉ là nơi chúng tơi hay ngồi nói chuyện thơi mà”- một người đàn ơng trả lời.
“Nó ở đây lâu chưa ạ?”- cơ tị mị.


“Nhiều năm rồi” – một trong những người phụ nữ đáp.


Cô chuyên gia thủy văn đề nghị được đưa tới gặp người cao tuổi nhất trong làng, một cụ
ông rất già. “Khi ơng cịn trẻ, phiến đá đó đã ở giữa làng chưa ạ?- cô hỏi.


“Ồ, không” ông cụ trả lời. “Khi tơi cịn bé, có một cái hố ở đó, và bọn trẻ con bị cấm
không được phép lại gần. Rồi sau đó người ta mang thuyền chở tảng bê tơng đó tới, và từ
đấy bọn trẻ con chúng tôi được phép chơi tại đây.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

3


<b>Mối nguy hiểm của việc bỏ qua các cán bộ thư viện </b>



Một câu hỏi thường gặp tại các hội thảo của INFORM là: “Tại sao các cán bộ thư viện
khơng nói cho chúng tơi biết cách để truy cập các nguồn thông tin trực tuyến phục vụ cho
công việc chuyên ngành?!”


Ồ, đôi khi cán bộ thư viện cũng không làm đúng với vai trị của mình trong trường hợp
này. Nhưng trong các trường hợp khác, họ cũng đã cố gắng để phổ biến thông tin về các
nguồn tin, nhưng người dùng tin lại không chịu lắng nghe.


<i><b>Thông báo không được đọc: Câu chuyện về nguồn lực bị bỏ qua </b></i>



Một giảng viên INFORM chuẩn bị tới một nước Châu Á. Đồng nghiệp đề nghị cô tới gặp
nhóm các nhà nghiên cứu vẫn phàn nàn về việc họ không truy cập được bất cứ tạp chí


nào. “Họ nói là họ chẳng có gì cả,”- người đồng nghiệp giải thích. “Tơi hợp tác nghiên
cứu với họ, và họ đã email cho tôi, đề nghị chuyển các bài báo cho họ qua đường fax.
Nhưng tôi không chắc lắm về quy định bản quyền, tôi cũng không muốn họ lệ thuộc vào
tôi về mặt tài liệu. Chị giúp tôi được không?”


Khi giảng viên đó tới nơi, cơ đã gặp gỡ các cán bộ thư viện ở một vài trường đại học để
chuẩn bị cho hội thảo. Họ đã thảo luận về các cách truy cập thơng tin hiện có tại các cơ sở
đào tạo ở nước này. Người giảng viên biết rằng một số các tạp chí có thể truy cập được
thông qua INASP/PERI, và các thư viện đã thiết lập một liên hiệp thư viện ở cấp quốc gia
để đăng ký mua các tạp chí khác cho toàn quốc.


Để chắc chắn là tất cả mọi người đều biết về những nguồn thông tin giá trị này, liên hiệp
đã gửi cho các đơn vị những thơng báo được in trên giấy vàng chóe để mọi người khó có
thể bỏ qua!


Sau khi kết thúc hội thảo, người giảng viên liên hệ với nhóm nghiên cứu và hẹn gặp họ.
Cuộc gặp bắt đầu bằng việc các nhà nghiên cứu thi nhau phàn nàn về việc họ khơng truy
cập được vào các tạp chí. Giảng viên không tranh cãi với họ mà chỉ thuyết phục họ ngồi
vào máy tính, hướng dẫn họ vào trang của INASP và chỉ cho họ thấy rằng cơ quan họ có
thể truy cập được hàng ngàn tạp chí hàn lâm thơng qua PERI nếu như họ đăng ký.


Mặc dù vui vẻ học, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn có điều bực mình. “Chúng tơi khơng
sao hiểu nổi mấy cô thủ thư?”, một nghiên cứu viên phàn nàn trong phòng học, “Họ giúp
sắp xếp tất cả các truy cập này, nhưng lại không cho ai biết là sao?”


Ngay lập tức, giảng viên INFORM nhìn xuống mặt bàn của nhà nghiên cứu đó và thấy
nằm trên đống giấy tờ là bản hướng dẫn màu vàng chói- tờ thơng báo từ liên hợp thư viện!
Cô nhặt tờ giấy lên, đưa cho nhà nghiên cứu. Anh này có vẻ rất ngạc nhiên nhưng cũng
bắt đầu đọc nó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

4


<b>Mối nguy hiểm của việc không đến thăm các thư viện </b>



Ở Thụy Điển, chúng tơi vẫn thường nói “Hãy đào chính nơi mình đứng”. Câu này rất phù
hợp khi áp dụng trong tìm kiếm thơng tin chuyên ngành. Các thư viện y tại địa phương
của bạn là nơi đầu tiên bạn nên bắt đầu tìm kiếm. Lẽ tất nhiên, thư viện là nơi bạn có thể
tìm đọc được những cuốn sách và các tạp chí in. Khơng những thế, các thư viện tại địa
phương của bạn cịn có thể là chỉ dẫn quan trọng tới các nguồn thông tin trực tuyến, bao
gồm cả các tạp chí điện tử. Thậm chí nếu bạn khơng thuộc một trường đại học nào, bạn
vẫn có thể sử dụng các dịch vụ của thư viện địa phương được.


<i><b>Các tạp chí bị “giấu”: Câu chuyện về những nguồn tin bị bỏ qua </b></i>



Chương trình HINARI được bắt đầu vào năm 2000, nhằm cung cấp truy cập tới tạp chí
cho nhiều quốc gia. Chẳng bao lâu sau đó, một bác sĩ nhi khoa từ một trong các nước mới
tách ra độc lập của Liên Xô cũ tham gia học một khóa đào tạo của INFORM tại Thụy
Điển và được học về HINARI. Khi về nước, chị đã liên lạc với thư viện ở cơ quan mình-
một trong những trường đại học y hàng đầu của cả nước- và đăng ký để có được tên truy
cập và mật mã khai thác HINARI. Đồng thời, chị cũng thơng báo cho các đồng nghiệp của
mình biết và họ đã khai thác rất hiệu quả các tạp chí điện tử của HINARI.


Tuy nhiên, đất nước đó càng ngày càng phát triển và chẳng bao lâu họ khơng cịn nằm
trong diện được truy cập miễn phí vào HINARI nữa. Trước thực tế khơng cịn khai thác
được 100 tạp chí hàng đầu về nhi khoa qua HINARI như trước, các bác sĩ nhi tại trường
đại học cảm thấy nản. Giờ đây họ chỉ đọc được những tạp chí truy cập mở (miễn phí với
tất cả mọi người) nhưng thậm chí cũng chỉ tìm được vài nhan đề vì khơng biết phải tìm
chúng ở đâu.


Cuối cùng nhóm đã liên lạc với INFORM và tổ chức một hội thảo kéo dài trong 2 ngày


chỉ tập trung duy nhất vào các tạp chí truy cập mở.


Đêm trước khi đi đào tạo, người giảng viên của INFORM quyết định sẽ kiểm tra trang
web của trường đại học y nói trên. Mặc dù tất cả đều bằng một thứ ngôn ngữ mà chị
không biết, chị đã chọn ra những từ về thư viện (và nháy chuột vào), về các nguồn tin điện
tử (nháy chuột vào), các tạp chí điện tử (nháy chuột!). Kết quả hiện ra một danh sách các
tạp chí điện tử được thư viện đăng ký thông qua một hiệp hội quốc gia. Danh sách này
gồm hàng ngàn tạp chí, trong đó có hơn 100 tạp chí hàng đầu về nhi khoa.


Ngày hôm sau, tại trường đại học y có khoảng 30 bác sĩ nhi tập trung để tham dự hội thảo.
Câu đầu tiên mà giảng viên nói là: “Xin lỗi các bạn, nhưng tơi chưa hiểu rõ lắm. Tại sao
các bạn lại nói rằng các bạn khơng có tạp chí nào? Thế hàng ngàn tạp chí y- bao gồm cả
những tạp chí về nhi khoa- mà thư viện các bạn mua và để trực tuyến thì sao?


Đáp lại là sự im lặng đến sững sờ của các bác sĩ. Không ai trong số những người ngồi đó
đến thư viện trong vòng 2 năm trở lại đây, dù là đến trực tiếp hay ghé thăm website.
Khơng ai tìm hiểu xem thư viện cung cấp những nguồn thông tin trực tuyến nào.


<i><b>Đừng chỉ ngồi trên miệng giếng phàn nàn về việc khơng có nước! </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

5


Một giảng viên INFORM được cử tới một đất nước Châu Á để làm việc với các tổ chức
phi chính phủ đang tiến hành các dự án giảm tử vong cho bà mẹ và trẻ em trong khu vực.
Tất cả các NGOs đều có máy tính nối mạng Internet, nhưng họ khơng biết cách tìm kiếm
thơng tin liên quan đến cơng việc của mình. Đó cũng là lý do họ mời INFORM tới tổ chức
hội thảo để hướng dẫn.


Do nước này không đăng ký HINARI nên hội thảo tập trung vào các nguồn thơng tin như
các bài tạp chí miễn phí, sách điện tử miễn phí, và các tài liệu từ WHO. Hội thảo cũng


giới thiệu về dịch vụ cung cấp tài liệu miễn phí của chương trình K4Health. Các học viên
cảm thấy rất hào hứng với các nguồn này, nhưng vẫn chưa thoải mái vì họ khơng truy cập
được vào các tạp chí qua HINARI. “Có cách nào khác để chúng tơi có thể đến được các
tạp chí này khơng ạ?” họ hỏi.


Giảng viên INFORM suy nghĩ chừng một phút rồi đáp: “Chúng ta đang ở trung tâm của
một thành phố lớn, thủ đô của một bang lớn. Ở đây chắc hẳn phải có một trường đại học
nào đó, phải khơng nào?


“Ồ, có chứ,”, các học viên nói. “Nhưng chúng tôi không thuộc khối hàn lâm. Chúng tôi
làm việc cho các NGOs, vì thế chúng tơi khơng thể sử dụng các nguồn thông tin ở các thư
viện tại đó được.”


“Hmm. Thử xem nào,”, giảng viên nói. Rồi cơ lên mạng, vào trang web của trường đại
học, nháy chuột vào đường liên kết dẫn tới thư viện, và tìm thấy một thơng báo như sau:


<i>“Các đối tượng không thuộc trường đại học nhưng có mong muốn được sử dụng các </i>
<i>nguồn thơng tin tại thư viện có thể đăng ký thẻ mượn bạn đọc ngoài, cho phép truy cập tới </i>
<i>tất cả các nguồn thông tin tại đây. Mẫu đăng ký có trực tuyến, và phải được nộp lại cho </i>
<i>cán bộ thư viện.” </i>


“Ồ,” giảng viên nói “Có vẻ ở đây các bạn có một thư viện rất thân thiện đấy! Các bạn nên
đến đó và đăng ký thẻ mượn bạn đọc ngồi đi thơi.”


“Khơng đâu“, một học viên nói, “Chỉ phí thời gian thơi mà. Họ không chịu hỗ trợ chúng
tôi đâu. Họ sẽ chẳng bảo giờ cấp thẻ cho những đối tượng như chúng tôi.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

6

<b>Vấn đề với Google </b>




Rất nhiều cán bộ y tế vào Google khi họ cần thông tin. Tiếc rằng Google lại thường bỏ
qua những nguồn tốt nhất. Ngay cả những người không tin là những thông tin họ cần có
thể tìm được qua Google vẫn quay lại tìm kiếm trong Google chỉ bởi vì họ cảm thấy thoải
mái ở đó, và vì họ thấy hoảng khi mò mẫm trong những vùng đất chưa được khám phá
trên Internet. Dưới đây là một câu chuyện mô phỏng theo chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của
Mulla Nasrudin, minh họa cho vấn đề này.


<i><b>Chìa khóa bị đánh mất </b></i>



Một người phụ nữ đang đi bộ về nhà trong đêm. Khi gần đến khu mình ở, cơ nhìn thấy có
một bóng người đang bò loanh quanh trên nền đất, trong quầng sáng ngay phía dưới cây
đèn đường. Thoạt tiên cơ cảm thấy hoảng sợ, nhưng rồi nhận ra đó chính là người hàng
xóm ở nhà bên. Vì vậy, cơ đã dừng lại hỏi xem anh ta đang làm gì. “Tơi đang tìm chùm
chìa khóa của mình”, anh hàng xóm trả lời. “Tơi đã làm rớt chúng.”


“Để tơi giúp anh tìm!”. Nói rồi cơ đi quanh quầng sáng của ánh đèn đường, tìm chùm chìa
khóa, nhưng khơng thấy gì. Vài phút sau, cơ quay lại phía anh hàng xóm của mình. Anh
này vẫn đang bị và lần sờ quanh khu đó.


“Tơi chẳng thấy chúng đâu”, cơ than thở, “Anh có chắc anh làm rớt ở chỗ này không?”
“Không, không!”, anh hàng xóm đáp. “Tơi làm rớt ở đằng kia.” Rồi anh chỉ tay vào chỗ
bóng tối nằm ngồi quầng sáng của chiếc đèn đường.




“Nhưng….nhưng….vậy sao anh lại tìm ở đây?” người phụ nữ hỏi với vẻ bối rối
“Bởi vì chỉ chỗ này mới có ánh đèn mà thơi!“ anh hàng xóm giải thích.


<i><b>Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. </b></i>




<i><b>“Most people look in the places they know </b></i>
<i><b>Out in the darkness they’re frightened to go” </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

7


<b>Phát triển kỹ thuật tìm kiếm và kỹ năng máy tính </b>



<i>Khi tìm kiếm thơng tin, bạn sẽ muốn làm sao để việc tìm kiếm của mình vừa nhanh gọn </i>
<i>(khơng địi hỏi quá nhiều thời gian hay công sức) và vừa hiệu quả (tìm kiếm được những </i>
thơng tin hữu ích). Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có những kỹ thuật tìm
kiếm tốt cũng như những kỹ năng máy tính phù hợp, và cả sự tập luyện rất cần mẫn nữa!

<b>Các kỹ thuật tìm tin cần rèn luyện </b>



<i><b> Thử các công cụ và các nguồn thông tin khác nhau: </b></i>


Mỗi khi bạn thực hiện việc tìm tin trực tuyến, công cụ hoặc nguồn thông tin hữu dụng
nhất cho việc tìm kiếm đó có thể là một cơng cụ tìm tin, một thư mục, một thư viện số,
một cơ sở dữ liệu hoặc một mục lục tra tìm trên máy (OPAC) - tất cả đều được mô tả
trong tài liệu này. Khơng có một cơng cụ nào hay một nguồn tài nguyên thông tin nào
luôn giữ vị trí số 1 cả! Hãy suy nghĩ về những gì bạn đang tìm kiếm và bắt đầu bằng việc
sử dụng những gì mà bạn tin là thích hợp nhất nhưng cũng đừng quên thử những phương
tiện/nguồn tin khác nữa.


<i><b> Thử các phép tìm kiếm nâng cao </b></i>


Nhiều nguồn thông tin trực tuyến cho phép tìm kiếm nâng cao. Thử sử dụng nó ln là
một ý hay vì bạn có nhiều khả năng hơn trong việc xây dựng cụm từ tìm kiếm.


<i><b> Dành thời gian ghi chú một cách cẩn thận </b></i>



Nếu bạn không thể tài tài liệu trực tiếp về máy tính của mình, đừng quên lấy các thông tin
thư mục của tài liệu đó để có thể tìm theo cách khác. Hãy đọc chương nói về các trích dẫn
để xem bạn sẽ cần phải lấy được những chi tiết nào. Viết những thông tin thư mục này
một cách cẩn thận và không dùng những từ viết tắt do bạn tự tạo ra.


<i><b> Đọc các hướng dẫn hoặc thử nghiệm </b></i>


Không phải tất cả các nguồn thơng tin đều giống nhau. Bạn có thể hình dung một hệ thống
hoạt động như thế nào bằng cách thử nghiệm hoặc đọc cách hướng dẫn. Trong một số
trường hợp, thậm chí bạn cịn tìm được tài liệu hướng dẫn trực tuyến, cho phép bạn từng
bước thực hiện quá trình tìm kiếm thơng tin.


<i><b> Cuộn, nháy chuột, cuộn, nháy chuột, cuộn, nháy chuột </b></i>


Khi vào một trang web mới, hãy nhớ rằng đôi khi cái bạn cần lại nằm tận cuối trang đó
hoặc trên một trang khác. Điều đó có nghĩa là bạn phải di chuyển loanh quanh. Cuốn
xuống tận phía cuối trang. Nháy chuột vào một chỗ nào đó và xem nó sẽ dẫn bạn tới đâu.
Cuộn, nháy chuột! Nháy chuột, cuộn!


<i><b> Lưu các tài liệu ở dạng số </b></i>


Bạn có thể lưu phần lớn các tài liệu trực tuyến vào máy tính hoặc thẻ nhớ USB hoặc một
thiết bị lưu trữ khác. Nhiều tài liệu ở dạng pdf, nhưng cũng có những tài liệu khác dạng
Word, Powerpoint (PPT), hoặc là toàn bộ các trang Web.


<i><b> Tận dụng các phần mềm quản lý tài liệu tham khảo </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

8


có thể tiết kiệm được rất nhiều ngày làm việc. Chúng tôi sẽ đề cập kỹ hơn trong chương


về tìm kiếm và lưu trữ thơng tin,


<i><b> Duy trì một thư mục các đường dẫn ưa thích </b></i>


Hãy tận dụng chức năng Favorites trên Internet Explorer (hoặc Bookmarks trong Mozilla
Firefox) để khỏi phải nhập lại các địa chỉ. Khi đã có một tập hợp các địa chỉ, bạn cũng có
thể chuyển chúng sang các máy tính khác. Trong chương về khai thác WWW có hướng
dẫn cụ thể. Một cách khác là bạn có thể vào Google, tìm ‘online favorites’ hoặc ‘online
bookmarks’ để tìm thấy các hệ thống miễn phí cho phép bạn có được tập hợp các đường
dẫn ưa thích của mình từ bất kỳ máy tính nào.


<i><b> Ghi chép các lần tìm kiếm </b></i>


Bạn nên ghi lại quá trình tìm kiếm, liệt kê những nơi đã tìm, những lệnh tìm đã thực hiện.
Ghi lại ngày tháng, nguồn tin, các lệnh tìm và các trường đã dùng cũng như kết quả. Việc
ghi chép này sẽ giúp bạn khơng bỏ sót những nguồn quan trọng cũng như đảm bảo rằng
bạn sẽ không mất thời gian làm lại những phép tìm đã làm trước đó.


<i><b>Tìm kiếm thơng tin cũng giống như thành thạo một nhạc cụ. Cần phải tập luyện! </b></i>


<i><b> Biết khi nào nên dừng, dành thời gian đọc! </b></i>


Khi mới bắt đầu, mỗi tìm kiếm đều cho bạn những tài liệu mới. Tuy nhiên, sau một lúc,
bạn sẽ chỉ tìm thấy những tài liệu đã biết cộng thêm một vài cái khác tương đối liên quan.
Đó là lúc nên dừng lại, thu nhận các tài liệu và đọc chúng (thậm chí là đọc đi đọc lại!).
Đừng tiếp tục tìm chỉ bởi vì bạn lo bạn có thể bị sót điều gì. Khơng có cách nào để có thể
tìm được tất cả các tài liệu đã được xuất bản về một chủ đề cụ thể nào cả.


<i><b> Nếu mọi việc không chạy, hãy thông báo đến đúng đối tượng </b></i>



Con người đôi khi làm những việc rất lạ lùng. Lấy ví dụ, họ vào một trang web mà họ
nghĩ là có thể tìm được thơng tin. Họ thử tìm trong đó và phát hiện ra rằng nó khơng hoạt
động. Và họ bắt đầu phàn nàn- với gia đình, với bạn bè, với đồng nghiệp của họ, và thậm
chí, với cả những người lạ, nhưng họ lại không liên hệ với những người đang quản lý
trang web đó!


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

9


<i><b>Những người dùng im lặng: Câu chuyện về tầm quan trọng của việc đưa </b></i>


<i><b>thông tin phản ánh </b></i>



Trong một thời gian dài, rất khó để những người sử dụng chương trình HINARI của Tổ
chức Y tế thế giới có thể lọc được những bài báo mà họ có thể lấy được tồn văn miễn phí
trong Medline/PubMed.


Thoạt tiên, người dùng phải đăng nhập vào HINARI trên trang của WHO bằng tên và mật
khẩu của họ, rồi nháy chuột vào đường dẫn tới Medline/PubMed. Sau đó, tại PubMed, họ
phải tạo các lệnh tìm với “bộ lọc kép” để chỉ ra rằng họ chỉ muốn nhận được các tài liệu
vừa được cung cấp miễn phí qua HINARI, vừa được cung cấp miễn phí tới tất cả mọi
<i>người. Lấy ví dụ, để tìm các bài tồn văn miễn phí về malaria, họ phải nhập: </i>


<i><b>malaria AND (loprovhinari[sb] OR free full text[sb]) </b></i>


Vào giữa tháng 3 năm 2006, Thư viện Y học Hoa Kỳ (NLM) đã áp dụng một bộ công cụ
hạn chế mới cho Medline/PubMed. Khoảng một tháng sau đó, một số nhà nghiên cứu
Châu Phi tới thăm INFORM. Họ chưa từng nghe về HINARI, vì thế một giảng viên đã
ngồi vào máy tính và hướng dẫn họ cách khai thác Medline/PubMed qua HINARI. Nhưng
khi cô nhập bộ lọc kép thì máy tính hiện ra một thơng báo rằng hệ thống không nhận diện
<i>được loprovhinari[sb]. Điều đó có nghĩa là người dùng HINARI không thể lọc để lấy </i>
được các bài báo do HINARI cung cấp miễn phí cho họ!



Giảng viên INFORM đã gửi thư cho NLM và nhận được phản hồi ngay. Người trả lời xin
lỗi về vấn đề trên và giải thích rằng PubMed khơng nhận bộ lọc HINARI vì tồn bộ hệ
thống đã có thay đổi từ mấy tuần trước đó.


Một điều lạ là trước đó chưa hề có ai phàn nàn. Lá thư thông báo lỗi của INFORM là cái
đầu tiên NLM nhận được. Trong hơn một tháng, tại hàng ngàn trường đại học đăng ký sử
dụng HINARI trên toàn thế giới, mọi người đều nhận được thông báo rằng bộ lọc của
HINARI không được nhận diện, vậy mà họ chỉ chấp nhận hồn cảnh mà thơi! Khơng hề
có ai viết thư cho NLM để thông báo về vấn đề này cả!


<i><b>Nếu một nguồn tin có trục trặc, hãy gửi thư báo lỗi! </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

10

<b>Nắm vững các kỹ năng tin học khác </b>





Dưới đây là những kiến thức cơ bản bạn cần biết liên quan đến sử dụng máy tính và
Internet. Nếu chưa biết làm thế nào để thực hiện được những việc này, hãy nhờ một đồng
nghiệp (hoặc một sinh viên) dạy bạn. Bạn cũng có thể vào những địa chỉ cung cấp các
hướng dẫn trực tuyến, ví dụ ItrainOnline.


 Mở một trình duyệt Web trên Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox.
 Nhập một địa chỉ web và kết nối bằng cách nhấn phím Enter.


 Khi vào được trang web, hãy kéo màn hình lên/ xuống (cuốn).


 Chuyển từ trang web này sang trang web khác bằng cách nháy vào các liên kết.
 Kết nối vào một trang web bằng cách nháy vào liên kết trong văn bản Word hoặc Pdf.


 Thêm một địa chỉ trang web vào thư mục favorites/bookmarks và quản lý những liên


kết này.


 Lưu các trang web.


 Tải các tập tin dạng pdf và lưu lại trong máy tính hoặc USB (thẻ nhớ) của bạn.
 Lập các thư mục và quản lý các tài liệu bên trong.


<b>Một số lỗi thơng thường nên tránh trong q trình tìm kiếm </b>



<i><b>Lỗi số 1: Sử dụng Google để tìm kiếm những địa chỉ bạn đã có </b></i>


Nếu bạn đã có một địa chỉ web trong cuốn sách này, bạn có thể truy cập đến địa chỉ đó
trên bản điện tử một cách tự động bằng cách nháy chuột vào đường liên kết. Nếu bạn tìm
thấy một địa chỉ thú vị trong một nguồn nào khác, bạn có thể phải gõ lại địa chỉ đó vào
trình duyệt web (Internet Explorer or Mozilla Firefox). Nhưng khi đã có địa chỉ rồi, bạn sẽ
không phải dùng Google để tra tìm nữa. Làm vậy sẽ rất lãng phí thời gian. Tuy nhiên khi
địa chỉ đó dài và phức tạp, gồm cả các dấu cách lạ thì dùng Google tìm đến trang web lại
là một cách tiết kiệm thời gian.


<i><b>Lỗi số 2: Nhập sai địa chỉ </b></i>


Các địa chỉ Web phải được nhập một cách cẩn thận, nếu khơng nó sẽ dẫn bạn đến trang
khác hoặc thơng báo rằng khơng tìm thấy địa chỉ đó. Các lỗi thường gặp là:


 Mắc lỗi chính tả


 Sử dụng tên miền sai (edu, gov, com, org, ...)



 Bắt đầu địa chỉ bằng www dù trong địa chỉ thực khơng có phần này (ví dụ


www.highwire.stanford.edu, thay vì highwire.stanford.edu)
 Nhập cả dấu ngoặc đơn hoặc dấu chấm hết vào cuối địa chỉ


Mục cuối cùng này cần được nói rõ hơn. Đơi khi bạn sẽ gặp một địa chỉ web trong văn
bản và nó được để trong dấu ngoặc đơn, như: (www.pubmed.org) hoặc một dấu chấm câu.
Các ngoặc đơn và dấu chấm câu ở đây không phải là một phần của địa chỉ cụ thể. Nếu
nhập chúng vào, bạn sẽ nhận được một thông báo rằng khơng tìm thấy địa chỉ này.


<i><b>Lỗi số 3: Nhập các địa chỉ và chuỗi tìm kiếm vào sai chỗ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

11


<i><b> Medline đầy phiền toái (#1) </b></i>



Một nghiên cứu sinh đang làm việc cho dự án vắc xin sốt rét tới tham gia hội thảo của
INFORM và rất muốn học cách tìm kiếm thơng tin. Nhưng khi các học viên bắt đầu tìm
kiếm trong Medline/ PubMed thì chị ngồi im và có vẻ buồn. Một trong những giảng viên
của INFORM lại gần và hỏi xem có phải cơ khơng tìm được thơng tin khơng. “Khơng ạ,”
cơ đáp, “Dù tơi có nhập gì đi chăng nữa thì tơi cũng chỉ thu được các đường dẫn tới các
trang web chứ không phải là các bài báo. Thật điên đầu quá!”


“Các trang web ư?” giảng viên hỏi lại. “Hmmmm. Tôi xem được khơng?” Nói rồi anh
ngồi xuống bên cô và quan sát trong khi cô tiến hành tìm kiếm. Anh đã phát hiện ra rằng
cơ nhập các lệnh tìm kiếm của mình vào thanh địa chỉ trong trình duyệt web như hình
dưới đây:


Thay vì vậy, cơ cần nhập chúng vào thanh tìm kiếm trong PubMed như sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

12


<b>Tìm kiếm và lưu tài liệu tham khảo </b>



Dù bạn làm việc ở đâu, cơ sở lâm sàng, cơ quan nhà nước hay NGO, hay trong một
trường đại học hoặc một đơn vị đào tạo, bạn cũng cần sử dụng các ấn phẩm thông tin
chuyên ngành, hay còn gọi là tài liệu tham khảo. Khi tiến hành tìm kiếm tài liệu tham
khảo, bạn tìm 3 loại sau: các bài báo/tạp chí, sách và tài liệu xám. Sự khác biệt giữa các
loại khác nhau là quan trọng- như bạn sẽ thấy ở phần sau- vì nó quyết định việc bạn sẽ cần
tìm ở những nguồn nào trên web.


<b>Cái gì làm cho báo được gọi là báo, sách được gọi là sách? </b>



/>


/> />


 <i><b>Các bài báo/tạp chí </b></i>


Các bài báo, thường được gọi là bài viết, được in trong các tạp chí. Tạp chí là các xuất bản
phẩm định kỳ được các nhà xuất bản thương mại phát hành theo những khoảng thời gian
đều đặn nhất định. Nhiều chuyên gia y tế biết một số các tạp chí trong lĩnh vực chun
mơn của họ. Một tạp chí thường có chỉ số ISSN, được in ở trang thơng tin về tạp chí. Địa
chỉ web đầu tiên trên đây cung cấp chi tiết hơn về hệ thống ISSN và các trung tâm ISSN
quốc gia.


.


 <i><b>Sách </b></i>


Chúng ta đều rất quen với sách và có thể nhận ra chúng, nhưng định nghĩa được chúng thì
khơng dễ chút nào. Một trong những định nghĩa phổ biến về sách là: “một tập hợp các


trang in được đóng tập và bao bìa”. Trong lĩnh vực thư viện và xuất bản, sách đôi khi cịn
được gọi là chun khảo, có nghĩa là chúng được in một lần chứ không phải định kỳ, mặc
dù sách cũng có thể được phát hành theo các tuyển tập, tùng thư. Cũng như với các tạp
chí, sách được nhà xuất bản in và bán. Khơng phải ln ln, nhưng thường thì sách có
chỉ số ISBN. Địa chỉ thứ hai trên đây đưa bạn tới Văn phòng ISBN quốc tế, với các liên
kết tới văn phòng ISBN các quốc gia.


 <i><b>Những thứ ở giữa </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

13
<i><b> Tài liệu xám </b></i>


Tài liệu xám là từ dùng để chỉ những tài liệu như các thơng báo chính sách, các hướng dẫn
thực hành, bản tin, báo cáo của đơn vị, kỷ yếu hội nghị, luận văn, luận án. Các định nghĩa
về tài liệu xám thường mô tả chúng là các ấn phẩm thông tin của chính phủ, các đơn vị
hàn lâm hoặc kinh doanh, có dạng điện tử hoặc là tài liệu in nhưng khơng xuất bản nhằm
mục đích thương mại. Một số tài liệu xám có thể có số ISBN hoặc ISSN, nhưng thường là
khơng có các chỉ số này.


Trong các lĩnh vực hàn lâm, chẳng hạn như di truyền học và vật lý, tài liệu xám không
quan trọng lắm. Nhưng với các lĩnh vực khác, như phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
chẳng hạn, tài liệu xám rất quan trọng, bởi hầu hết các ấn phẩm giá trị nhất đều do các
NGOs nhỏ tiến hành. Địa chỉ thứ 3 trên đây dẫn đến trang web cung cấp thêm nhiều thông
tin về tài liệu xám.


<b>Tìm kiếm các thơng tin tin cậy </b>



Các hệ thống kiến thức thường mang tính độc tài. Mọi người được dạy để chấp nhận các
thông tin là thực nếu chúng được đưa ra bởi ai đó có vị thế cao. Nhưng nếu bạn muốn trở
thành một người sử dụng thông tin tốt, bạn phải có được tư duy phê phán. Điều đó có


nghĩa là phải tự mình đánh giá về chất lượng và giá trị của những thông tin bạn tìm được.
Tuy nhiên, hầu như những thơng tin bạn tìm được sẽ là những thơng tin đúng đắn nếu như
bạn bắt đầu từ những nguồn tin cậy. Tính tin cậy khác với độc tài. Một nguồn tin tin cậy là
nguồn được kiểm chứng bởi kinh nghiệm, kiến thực và cả sự trung thực. Đó là nguồn bạn
có thể tin tưởng và biết rằng nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đúng đắn.


Do vậy, để tìm sách, trước hết bạn nên tìm trong mục lục thư viện trường đại học. Một
cuốn sách được đưa vào đây chỉ khi nó được ai đó, thường là một cán bộ thư viện hoặc
một giảng viên, đánh giá là có giá trị. Khi tìm các bài báo, bạn nên tìm kiếm trong các tạp
chí quốc tế hoặc trong các cơ sở dữ liệu có những tạp chí như vậy. Các bài báo được xuất
bản trong những tạp chí chuyên ngành này đã được các nhà nghiên cứu khác duyệt về chất
lượng, và vì thế, bạn có thể tin tưởng hơn những bài được xuất bản trong các tạp chí phổ
thơng.


Một lần nữa xin được nhắc lại rằng điều đó khơng có nghĩa là tất cả những gì được in
trong sách tại thư viện hay trong tạp chí chuyên ngành đều tin cậy hay đều có chất lượng
tốt. Chắc chắn có thể tìm ra trong đó những tài liệu có lỗi dữ liệu, có phần bỏ sót, có nội
dung phiên giải sai, hay đưa ra những lý thuyết sai, có các sai số, và thậm chí cả thơng tin
dối trá. Tốt nhất là bạn nên tiếp cận thông tin với một tư duy cởi mở nhưng có phê phán.
Dưới đây là một số điểm lưu ý khi đọc các bài viết khoa học, các sách hàn lâm hay các tài
liệu xám.


<b>Xem xét các thông tin của tư liệu </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

14


<i><b> Nguồn tài trợ. Ai trả tiền cho nghiên cứu? Liệu nguồn tài trợ đó một lần nữa đảm bảo </b></i>
cho chất lượng cơng trình hay gợi lên câu hỏi về mục đích của cơng trình nghiên cứu?
<i><b> Tác giả. Khi bạn làm việc trong một lĩnh vực nào đó, bạn có thể biết các nhà nghiên </b></i>



cứu nhiều kinh nghiệm và đáng kính trọng trong lĩnh vực của mình. Nếu tác giả là
người bạn chưa hề biết đến, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như sau: Họ có những
thành tựu gì? Bằng cấp của họ ra sao? Họ làm việc ở đâu? Bạn có nghi ngờ gì về mục
đích của cơng trình khơng? Tác giả có đưa ra các tun bố rõ ràng trong phần xung đột
quyền lợi không? Đừng chỉ quan tâm đến những thành tích của tác giả, hãy giữ cho
mình cách suy nghĩ cởi mở. Các chuyên gia không phải lúc nào cũng đúng, những
người mới đơi khi cũng có những cơng trình rất xuất sắc cũng như những đóng góp rất
quan trọng.


<i><b>Cấp phép. Công trình đã được thơng qua bởi các hội đồng đạo đức nghiên cứu liên </b></i>


quan chưa? Đã được các cấp có thẩm quyền liên quan cho phép chưa?


<i><b> Ngơn ngữ. Liệu ngơn ngữ có phù hợp với một ấn phẩm khoa học khơng? Có rõ ràng, </b></i>
thẳng thắn khơng? Có chính xác về mặt chính tả và ngữ pháp khơng? Các thuật ngữ kỹ
thuật có được định nghĩa khơng? Tác giả có tránh được việc lạm dụng các ngôn từ kỹ
thuật, các từ phức tạp hay thể hiện tình cảm khơng?


<i><b> Cấu trúc và trình bày. Tác giả đã cấu trúc bài viết của mình ra sao? Cách cấu trúc có </b></i>
hợp lý khơng, có tơn trọng bản chất của cơng trình khơng? Tài liệu trong mỗi phần có
phù hợp khơng? Ví dụ: liệu phần “kết quả” có dành tồn bộ cho các kết quả khơng?
Nhan đề đã mơ tả được cơng trình một cách chính xác chưa? Các nhà nghiên cứu có dễ
dàng thấy nó khi tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu khơng? Các từ khóa có được xác định
khơng? Có đưa phần tóm tắt vào chưa?


<i><b>Hãy nhớ đánh giá các thơng tin mà bạn tìm được. </b></i>


<i><b> Chủ đề, câu hỏi, mục tiêu. Các tác giả có nêu rõ ràng xem họ nghiên cứu cái gì, cố </b></i>
gắng học hỏi được điều gì và tại sao họ là nghiên cứu cơng trình này khơng? Nếu họ
thử nghiệm một giả thuyết thì họ có nêu ra giả thuyết đó một cách rõ ràng khơng?


<i><b> Bối cảnh. Nhóm tác giả có làm rõ các lý thuyết, khái niệm và giả định trong cơng trình </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

15


<i><b> Thiết kế nghiên cứu. Các tác giả có mơ tả rõ ràng về thiết kế nghiên cứu khơng? Họ </b></i>
có định nghĩa quần thể nghiên cứu khơng? Họ có nói về cách chọn mẫu không? Nếu
đây là một nghiên cứu thử nghiệm, việc các cá nhân đã được lựa chọn vào các nhóm
thử nghiệm và đối chứng có được nêu rõ ràng khơng? Các tác giả có mơ tả các kỹ thuật
và công cụ họ đã sử dụng không? Các thông tin về loại dữ liệu được thu thập, các biến
được đo lường cũng như các phân tích đã được tiến hành có được nêu rõ khơng?


<i><b> Tính thống nhất, logic và chất lượng tổng thể. Tác phẩm có tính thống nhất khơng? </b></i>
Mục tiêu nghiên cứu có được định nghĩa một cách thống nhất từ đầu đến cuối công
trình khơng? Có hợp lý khơng? Thiết kế có phù hợp với các vấn đề đặt ra không? Các
phương pháp phù hợp có được sử dụng khơng? Có hiệu quả và đáng tin cậy khơng?
Cách tiếp cận phân tích có phù hợp và hiệu quả khơng? Các kết quả có được trình bày
rõ ràng khơng? Các số liệu có được đưa ra khơng? Các kết quả có hỗ trợ cho phần kết
luận không? Thiết kế nghiên cứu có cho phép hình thành các kết luận không? Các
khẳng định về nguyên nhân-kết quả có căn cứ chắc chắn khơng? Nghiên cứu có địi hỏi
một nhóm kiểm sốt khơng, nếu có thì nghiên cứu đã đưa vào chưa? Mẫu có đủ lớn để
mang tính khái quát cho quần thể không?


<i><b> Tài liệu tham khảo. Bao nhiêu tài liệu tham khảo được đưa ra? Có hạn chế gì khơng, </b></i>
ví dụ, chỉ gồm sách, chỉ gồm một hoặc hai tạp chí, hay chỉ gồm các tài liệu được xuất
bản bởi một cơ quan chính phủ duy nhất? Có gồm các ấn phẩm gần đây khơng? Nếu
bạn thử tìm kiếm nhanh trong một vài cơ sở dữ liệu thư mục, bạn có tìm thấy nhiều các
tài liệu liên quan nhưng khơng được các tác giả trích dẫn khơng?


<b>Các cách tìm tư liệu khác </b>




Khơng chỉ có một cách duy nhất để tìm tư liệu. Bốn kỹ thuật thường gặp nhất là.
<i><b> Tìm thủ cơng, khơng kế hoạch </b></i>


Tìm kiếm thủ cơng, khơng có kế hoạch là đi tới thư viện, quanh quẩn và lướt qua các tạp
chí in, các cuốn sách tìm thấy trên giá. Đây là cách tuyệt vời để thư giãn một ngày, biết
đâu, bạn cũng có thể gặp may, nhưng thực sự không phải là một cách nhanh gọn và hiệu
quả để giúp bạn tìm được các thông tin liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu của mình.
<i><b> Tạo quả bóng tuyết </b></i>


Tạo quả bóng tuyết là q trình làm bóng tuyết. Bạn nặn tuyết thành một trái bóng nhỏ
rồi lăn nó trong tuyết, nặn thêm xung quanh cái nhân ban đầu. Sau đó bạn lại lăn nó trong
tuyết và cứ làm thế cho đến khi trái bóng tuyết đạt được kích cỡ bạn mong muốn.


Trong nghiên cứu, thuật ngữ này có nghĩa là xây dựng bộ sưu tập từ một ấn phẩm ban
đầu, điển hình là một bài báo hoặc một cuốn sách mới. Khi xem ở phía cuối của bài báo
hay cuốn sách, bạn sẽ thấy phần “Danh mục tài liệu tham khảo”. Phần này đưa ra các
thông tin xuất bản của các bài báo, các cuốn sách và các xuất bản phẩm khác mà tác giả
đã trích dẫn trong văn bản. Để tạo quả bóng tuyết, bạn xem qua những tài liệu tham khảo
này, chọn ra một số liên quan và sau đó tìm đến chính các xuất bản phẩm này. Kế đó, bạn
kiểm tra danh mục tài liệu tham khảo ở cuối của những tài liệu này, lại lựa chọn ra những
cái quan trọng nhất, và cứ tiếp tục như vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

16


Tuy nhiên cách này cũng có những khiếm khuyết nhất định. Một là kết quả của bạn có thể
dẫn đến một phần phụ thiếu tin cậy của các tài liệu. Một điểm nữa là quả bóng tuyết chỉ
lăn ngược thời gian. Nếu bạn tìm vào năm 2010, dựa trên tài liệu tham khảo đầu tiên vào
năm 2007, thì các tài liệu tham khảo tiếp theo bạn tìm được sẽ là từ 2007 trở về trước.
<i><b> Sử dụng các thư mục </b></i>



Thư mục là danh sách các tài liệu tham khảo thường về một chủ đề nhất định. Một số thư
mục có trực tuyến, thông thường tại website của các tổ chức đã làm ra chúng. Số khác
được xuất bản thành sách và chứa hàng ngàn các thông tin tài liệu tham khảo. Nhưng có lẽ
các thư mục hữu ích nhất là các thư mục trong các bài báo/tạp chí dạng “tổng quan” hoặc
“tổng quan tài liệu”. Chúng không chỉ đưa ra các thông tin tham khảo cho các xuất bản
phẩm, mà còn cung cấp cả những đánh giá về chất lượng và tầm quan trọng của từng mục.
<i><b> Tìm kiếm trong các nguồn thông tin kỹ thuật số, thường là trực tuyến </b></i>


Kỹ thuật cuối cùng, tìm kiếm trong các nguồn thơng tin kỹ thuật số, là cách tìm kiếm chủ
yếu hiện nay. Các nguồn tin kỹ thuật số bao gồm cả các cơ sở dữ liệu và các thư mục thư
viện, mà thường được tìm kiếm trực tuyến. Cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn quá trình
tìm kiếm và sử dụng các nguồn thông tin này.


<b>Tầm quan trọng của các tài liệu tham khảo thư mục </b>



Tất cả các kỹ thuật mơ tả ở trên, ngoại trừ cách tìm kiếm thủ công không kế hoạch, đều
bắt đầu bằng việc tìm kiếm các tài liệu tham khảo. Khi đã có tài liệu tham khảo, bạn có
thể tìm đến toàn văn dạng số hóa hoặc dạng giấy. Trong một vài trường hợp, khi nháy
chuột vào một tài liệu tham khảo trực tuyến, tập tin tồn văn sẽ hiện ra và bạn có thể tải
về. Trong các trường hợp khác, bạn cần tìm tồn văn ở một chỗ khác và cuốn sách này sẽ
giúp bạn làm điều đó. Thường thì bạn có thể tự mình tìm kiếm. Nhưng nếu khơng được,
hãy nhờ đến sự trợ giúp của cán bộ thư viện.


Do đó, tìm tài liệu tham khảo là bước then chốt để tìm tư liệu. Và các tài liệu tham khảo
đều rất có giá trị, bởi chúng chỉ đường đến các tài liệu toàn văn. Đừng bao giờ coi tài liệu
tham khảo “chỉ là tài liệu tham khảo”, như thể chúng không quan trọng chút nào!


Vậy thì một cách chính xác tài liệu tham khảo là gì? Tài liệu tham khảo thư mục thường
được gọi là tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn- là những miêu tả ngắn gọn về sách, bài
báo/tạp chí và tư liệu khác, đưa ra thông tin tác giả, nơi xuất bản và thời gian xuất bản. Tài


liệu tham khảo cung cấp tất cả các chi tiết bạn cần để tìm ra tư liệu toàn văn.


Tài liệu tham khảo cho các dạng văn bản khác nhau luôn gồm những thông tin cơ bản
giống nhau. Do vậy, tài liệu tham khảo cho các bài báo ln có tên tác giả, nhan đề bài
báo, tên tạp chí, năm xuất bản, số tập (có thể có cả số xuất bản và/hoặc tháng hoặc thời
điểm cụ thể của xuất bản phẩm) và các số trang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

17


tên tạp chí có được viết tắt hay khơng viết tắt. Có rất nhiều dạng trình bày tài liệu tham
khảo khác nhau. Hai dạng phổ biến nhất là dạng số- hay còn gọi là dạng Vancourve và
dạng tác giả- ngày tháng, hay còn gọi là dạng Harvard. Một số tạp chí có những thay đổi
của riêng họ đối với những dạng chuẩn này. Dưới đây là tài liệu tham khảo cho một bài
báo, được đưa ra ở dạng Vancourve và sau đó là dạng Harvard:


Lan AL. IT in aid. Med Inform 2010;19(2):317-38.


<i>Lan, A.L. (2010). ‘IT in aid’, Medical Information, vol. 19, no. 2, pp. 317-338. </i>
Nếu là một cuốn sách, thông tin sẽ bao gồm tên tác giả, nhan đề cuốn sách, nơi xuất bản,
tên nhà xuất bản, và năm xuất bản. Đây là ví dụ về một cuốn sách được trình bày dạng
Vancouver và Harvard


Andersson MH. Informatics in Pediatrics. New York: Praeger; 2010.
<i>Andersson, M.H. (2010). Informatics in Pediatrics. New York: Praeger. </i>


Tài liệu tham khảo đến tư liệu xám rất khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của tư liệu.
Chúng thường bao gồm tác giả, tổ chức hoặc đơn vị sản xuất, nơi và thời gian xuất bản.
Tuy nhiên, cũng có thể có thêm các thơng tin khác nữa, nếu như cần thiết cho việc xác
định và hồi cứu tư liệu. Thậm chí đơi khi bạn cịn bắt gặp thơng tin tham khảo tới tài liệu
xám có bao gồm cả địa chỉ thư hoặc địa chỉ thư điện tử để bạn có thể gửi đến yêu cầu


được nhận một bản tư liệu!


Các nội dung chi tiết hơn sẽ được đề cập đến sau trong cuốn sách này. Từ giờ trở đi, bạn
chỉ cần biết rằng, khi thu thập các tài liệu tham khảo, bạn có thể lưu giữ chúng ở bất cứ
định dạng nào mà nó có. Sau đó, khi sử dụng những tài liệu tham khảo nhất định trong bài
viết của mình, ví như một báo cáo dự án, bạn nên trình bày chúng theo cùng một dạng.


<b>Tìm kiếm tài liệu tham khảo cho các dạng tư liệu khác nhau </b>



Tìm kiếm tư liệu là tìm các bài báo/tạp chí, sách và tài liệu xám có chứa các thông tin liên
quan đến công việc của bạn. Tuy nhiên, như bạn đã biết từ các trang trước, cách tốt nhất
để tìm được các nguồn thơng tin là tìm đến các tài liệu tham khảo mơ tả các nguồn thơng
tin đó. Các nguồn thơng tin chứa các tài liệu tham khảo này bao gồm danh mục tài liệu
tham khảo, các bài tổng quan tài liệu, các cơ sở dữ liệu thư mục và các mục lục. Chúng
khác nhau về dạng thông tin tham khảo chứa bên trong.


 <i><b>Cơ sở dữ liệu thư mục thông thường chỉ chứa các thông tin tham khảo tới các bài </b></i>


<i><b>báo/tạp chí. </b></i>


<i><b> Mục lục thường chủ yếu chứa các thông tin tham khảo tới sách và tài liệu xám. </b></i>


<i><b> Danh mục tài liệu tham khảo, thư mục và các bài tổng quan tài liệu thường chứa </b></i>
<i><b>thông tin tham khảo tới tất cả các loại ấn phẩm. </b></i>


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

18



Các cơ sở dữ liệu thư mục có thể được gọi là chỉ mục hoặc cơ sở dữ liệu tóm tắt và
thường do một công ty thương mại hoặc một thư viện chuyên ngành xây dựng. Hiện nay
có hàng ngàn những cơ sở dữ liệu như vậy. Phần lớn, mỗi cái bao quát một lĩnh vực cụ
thể- đó là cơ sở dữ liệu theo chủ đề. Một ví dụ về cơ sở dữ liệu như vậy trong lĩnh vực y tế
chính là Medline của Thư viện Y học Hoa Kỳ. Đó là một trong những nguồn thơng tin
miễn phí quan trọng nhất mà bạn có thể sử dụng để tìm tư liệu liên quan đến tất cả các
khía cạnh của y học và sức khỏe.


Thư mục ngày nay thường ở dạng thư mục truy cập công cộng trực tuyến (OPACs), chứa
các tài liệu tham khảo đến vốn tài liệu của một thư viện hoặc một nhóm các thư viện. Nói
cách khác, thư mục thường tập trung theo vùng địa lý. Tài liệu tham khảo trong OPAC mô
tả các sách và tài liệu xám do thư viện sở hữu, cũng như các tạp chí mà thư viện đặt mua,
nhưng thường khơng có thơng tin tham khảo đến từng bài báo trong mỗi tạp chí.


Hãy xem biểu đồ dưới đây. Nó chỉ cho bạn nên tìm các dạng khác nhau của các nguồn
thông tin ở đâu.


<b>Phân biệt giữa thông tin tham khảo và trích dẫn </b>



Đơi khi, thơng tin tham khảo và trích dẫn là tương tự nhau. Trong các bài báo, khi tác giả
nhắc đến các ấn phẩm đã giúp họ trong quá trình nghiên cứu, họ đưa ra thông tin tham
khảo ngắn gọn cho các ấn phẩm này. Sau đó, ở cuối bài báo, họ đưa ra thông tin tham
khảo chi tiết hơn trong danh mục tài liệu tham khảo. Chúng ta nói rằng tác giả “tham
khảo” tới một bài báo hoặc một cuốn sách, nhưng phải nói rằng họ “trích dẫn” những ấn
phẩm này mới chính xác. Nhưng danh mục phía cuối của bài báo lại ln được gọi là “Tài
liệu tham khảo”, chứ khơng phải là “Các trích dẫn”. Các cuốn sách không có thơng tin
tham khảo trong phần nội dung nhưng vẫn có danh mục ở phía cuối, thì danh mục đó
được gọi là “Thư mục”.


Khi tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu thư mục là bạn đang tìm kiếm các thông tin tham khảo.


Nhưng những thông tin này đơi khi lại được gọi là “trích dẫn” như trong trang PubMed,
giao diện tìm kiếm trực tuyến chính của cơ sở dữ liệu Medline.


<b>Tư liệu </b>
Đây là những tài liệu bạn
muốn tìm được tồn văn.


<i>Các bài báo/tạp chí </i>
<i>Sách </i>


<i><b>Tài liệu xám </b></i>


<b>Các nguồn chứa thông tin tham khảo </b>
<b>tới tư liệu </b>


Đây là nơi bạn nên bắt đầu tìm kiếm. Những
nguồn này cho bạn thông tin tham khảo tới các
bài báo, sách và tài liệu xám.


<i>Cơ sở dữ liệu thư mục để tìm thơng tin tham khảo </i>
<i>về các bài báo/tạp chí </i>


<i>Mục lục/OPACs để tìm thông tin tham khảo cho </i>
<i>sách và tài liệu xám </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

19


Khi nói về một ấn phấm đã được tham khảo tới bao nhiêu lần trong các ấn phẩm khác,
chúng ta sử dụng từ “trích dẫn”. Chẳng hạn, chúng ta vẫn nói: “Bài viết của cơ ấy trong



<i>Lancet đã được trích dẫn hơn 500 lần.” </i>


<b>Quản lý tài liệu tham khảo </b>



/> (Trang EndNote, có hướng dẫn)


(Trang INFORM)


(Truy cập EndNoteWeb cho người sử dụng
HINARI)


Theo dõi và quản lý những tài liệu tham khảo bạn tìm thấy là một vấn đề hồn tồn khác.
Khi chỉ có 10 tài liệu tham khảo, bạn có thể ghi lại chúng. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm thông
tin cho một dự án nghiên cứu lớn hoặc sử dụng trong thực hành lâm sàng hoặc cho giảng
dạy, bạn sẽ có số lượng tài liệu tham khảo lớn hơn nhiều, có lẽ phải đến hàng trăm.


Theo dõi hàng trăm tài liệu tham khảo có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức. Rất may là
người ta đã xây dựng các phần mềm quản lý thư mục, hay còn gọi là phần mềm quản lý
tài liệu tham khảo để hỗ trợ cho nhiệm vụ này. Phần mềm này giúp bạn thu thập tài liệu
tham khảo từ các cơ sở dữ liệu, mục lục và các nguồn khác, lưu trữ chúng trong một “thư
viện” trên máy tính của bạn, và sau đó đưa ra những trích dẫn tham khảo theo đúng cách
khi cần viết bài.


<i><b>Bạn sẽ cần một hệ thống để theo dõi các tài liệu tham khảo của mình. </b></i>


Các phần mềm quản lý tài liệu tham khảo hiện nay bao gồm Reference Manager,
EndNote, ProCite, và RefWorks. Một số, ví như Zotero, được miễn phí; một số khác có
giá khoảng vài trăm đô la Mỹ. Trong các cơ sở hàn lâm, phần mềm quản lý tài liệu tham
khảo thường được mua theo bao gói cho cả đơn vị, và cho phép cài đặt lên nhiều máy
tính. NFORM đã thấy các phịng thực hành máy tính ở Việt Nam trang bị phần mềm như


vậy cho tất cả các máy. Nếu bạn muốn kiếm một phần mềm quản lý tài liệu tham khảo và
muốn xem các thông tin tổng quan về những cái sẵn có, bài báo Wikipedia đưa ra phía
trên là một địa chỉ khởi đầu tốt.


EndNote có lẽ là phần mềm quản lý tài liệu tham khảo được sử dụng nhiều nhất ở Việt
Nam. Trên trang EndNote đưa ra bên trên có hướng dẫn sử dụng EndNote miễn phí. Bạn
cũng có thể tìm các hướng dẫn sử dụng khác bằng cách vào Google và nhập lệnh tìm sau:
EndNote tutorial library


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

20


chương trình EndNote, nối với Medline tại PubMed, thực hiện lệnh tìm và nhập các tài
liệu tham khảo tìm được. Tuy nhiên, khi người dùng cố gắng bắt đầu từ Medline/PubMed,
tiến hành một lệnh tìm và xuất các tài liệu tham khảo thu được vào thư viện EndNote của
họ, họ thường nhận thấy rằng mỗi lần chỉ xuất được một tài liệu tham khảo mà thôi. Vấn
đề này rất dễ giải quyết! Để biết hướng dẫn, hãy vào trang web của INFORM nêu trên và
nháy chuột vào ‘How to files’.


Nếu bạn đang ở một cơ quan của Việt Nam, bạn có thể được truy cập miễn phí vào bản
EndNote trên web, hay cịn gọi là EndNoteWeb. Chương trình này cho phép bạn lưu các
tài liệu tham khảo của bạn trong ‘khơng gian mạng’ và sau đó truy cập và sử dụng chúng
khi cần. Bạn có thể tìm thấy nó trên trang HINARI bằng cách vào ‘References sources’
Tuy nhiên, để sử dụng EndNoteWeb, bạn cần được trang HINARI nhận diện như một
người dùng hợp lệ. Điều đó có nghĩa là bạn cần có tên và mật khẩu truy cập hoặc đăng
nhập vào qua một thư viện có bảo mật mật khẩu ở Việt Nam. Chi tiết về truy cập vào
HINARI có trong chương nói về các bài báo toàn văn.


<b>Quản lý một bộ sưu tập tồn văn dạng số và dạng in </b>



Nếu có thể xác định và tải về nhiều nguồn thơng tin tồn văn (chắc chắn là có thể!), làm


cách nào để bạn lưu trữ và quản lý chúng? Nếu như tìm thấy các thơng tin tham khảo, từ
đó tìm được đến toàn văn, tải về, in ra rồi lại làm mất tất cả thì thật là phí phạm thời gian.
Bạn sẽ cần một hệ thống để theo dõi tất cả các tài liệu dạng in và dạng số.


Phần mềm quản lý tài liệu tham khảo có thể rất có ích trong việc quản lý các tài liệu tồn
văn. Chúng không chỉ giúp lưu trữ các thông tin tham khảo, mà còn cho phép bạn kết nối
từ mỗi tài liệu tham khảo tới các bản toàn văn dạng số tương ứng trong máy tính của bạn.
Khi bắt đầu thu thập tài liệu từ Web, bạn có thể tạo một thư mục mang tên “Tài liệu tải
về” và đưa tất cả những tài liệu bạn lấy được từ trên web vào đó, nhưng khi số lượng tài
liệu đã tăng lên, chắc chắn bạn sẽ cần có nhiều những thư mục như vậy, chia theo các lĩnh
vực mà bạn cảm thấy cần thiết. Có hai lựa chọn phổ biến là:


 Các thư mục chia theo dạng tài liệu (tóm tắt, các bài nghiên cứu toàn văn, hướng dẫn,
tổng quan, tổng quan hệ thống, các gói đào tạo, bảng hỏi, hình ảnh…)


 Các thư mục chia theo tiểu đề mục. Chẳng hạn, nếu bạn làm cho dự án áp dụng các quy
trình tốt hơn trong chăm sóc sau sinh, một thư mục có thể chứa các hướng dẫn lâm
sàng liên quan đến các khía cạnh khác nhau của chăm sóc sau sinh, thư mục kia chứa
các tài liệu đào tạo về chăm sóc sau sinh cho nhân viên y tế, một thư mục khác nữa tập
trung vào các vấn đề chung của quản lý lâm sàng


Khi lưu một tài liệu trực tuyến vào máy tính, bạn cần chắc chắn là nó được lưu vào thư
mục phù hợp với một cái tên phù hợp. Nếu bạn giữ lại tên gốc (thường là một tập hợp
khơng hồn chỉnh các chữ cái và chữ số, ví dụ như 23cfhp56hn), bạn sẽ khơng thể nào tìm
lại được nó. Thay vào đó, hãy đặt cho mỗi tài liệu một tên theo dạng viết tắt của thông tin
tham khảo (tác giả, năm, nhan đề…): Johansson 2009 maternal care in refugee camps,
WHO 2007 World Health Report, MSF 2007 Obstetrics in Remote Settings, …


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

21



<b>Xây dựng chuỗi tìm kiếm</b>



Khi truy cập vào một nguồn thông tin mà bạn muốn thực hiện phép tìm tin trên đó
(Medline/PubMed hoặc cơ sở dữ liệu thư mục khác như CINAHL, OPAC, hay một cơng
cụ tìm tin…) hãy cẩn thận trong khi xây dựng chuỗi tìm kiếm- là những từ hoặc cụm từ
mà bạn nhập vào thanh tìm kiếm. Đây là một số chi tiết để cân nhắc. Các ví dụ bên dưới
được tiến hành trong Medline/PubMed, nhưng về nguyên tắc đều thống nhất với tất cả các
cơ sở dữ liệu thư mục.


<i><b> Ngôn ngữ </b></i>


Khi tìm kiếm trong một cơ sở dữ liệu thư mục (hoặc một nguồn tin nào khác), bạn phải sử
dụng những thuật ngữ tìm cũng như những chuỗi tìm kiếm theo ngơn ngữ của cơ sở dữ
liệu đó. Những nguồn thơng tin cho phép tìm kiếm được mô tả trong cuốn tài liệu này, bao
gồm cả Medline/PubMed, đều dựa trên tiếng Anh. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải nhập
lệnh tìm của mình bằng tiếng Anh.


<i><b> Chính tả </b></i>


Một số hệ thống, như Medline/PubMed, có chứa các thơng tin cài đặt sẵn về chính tả theo
tiếng Anh và tiếng Mỹ, vì thế bạn có thể tìm theo một dạng nhưng sẽ tìm được những tài
liệu tham khảo ở cả hai dạng. Các hệ thống khác không được “thông minh” như vậy, do
đó bạn phải tìm riêng cho paediatrics và pediatrics, gynaecology và gynecology, …
<i><b> Dạng mở, dạng đóng và dấu câu </b></i>


Ln ln xem xét lệnh tìm của mình và tự hỏi xem có thể cịn dạng nào khác khơng. Lấy
ví dụ, breastfeeding có thể được viết là breast-feeding. Sự kết hợp của HIV và AIDS
thường gặp là HIV/AIDS, nhưng cũng có thể là HIV-AIDS. Vietnam có thể là Viet Nam.
Sự lựa chọn của bạn có thể tạo ra những khác biệt đáng kể. Thậm chí ngay cả với
Medline/PubMed, tinh vi như vậy, nhưng bạn cũng có những kết quả tìm kiếm khác nhau


với những cách viết khác nhau của từ Việt Nam: Vietnam thu được 10.124 tài liệu tham
khảo, trong khi Viet Nam thu được những 10.414 tài liệu, nhiều hơn đến 300 tài liệu.
<i><b> Cụm từ </b></i>


Bạn cũng có thể cần dùng đến dấu câu nếu định tìm theo cụm từ. Nếu bạn tìm child
survival (khơng có dấu câu) trong Medline/PubMed, hệ thống sẽ tìm như là bạn gõ child
AND survival. Bạn sẽ nhận được tài liệu tham khảo có chứa cả hai từ trong nhan đề, trong
tóm tắt, trong các từ khóa hoặc trong các tiêu đề MeSH. Một số không phải về child
survival. Nếu bạn muốn tìm chỉ về chủ đề này, hãy nhập cụm từ trong dấu ngoặc kép:
“child survival”. (Các cơ sở dữ liệu khác sẽ cần đến các dấu câu khác. Hãy xem howngs
dẫn hoặc hãy thử!)


<i><b> Toán tử Boolean </b></i>


Nhiều nguồn thông tin chấp nhận các lệnh tìm với AND, OR, hay NOT. Đây là các tốn
tử Boolean nhằm giúp mở rộng hoặc giới hạn kết quả tìm kiếm. Q trình mà trong đó hệ
thống quyết định các tài liệu nào sẽ được đưa vào trong kết quả được gọi là chuỗi
Boolean. Từ ‘Boolean’ được lấy tên của nhà khoa học người Anh là George Boole
(1815-1864), người đã phát triển luận lý đại số. Chuỗi Boolean rất quan trọng trong một số
ngành khoa học, bao gồm công nghệ và dịng dẫn máy tính, và nó cũng là cơ sở của các hệ
thống tìm kiếm dữ liệu số trong ngành thư viện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

22


các liên kết Boolean nào có thể sử dụng, các tốn tử Boolean nào được mặc định và bạn
không cần phải nhập vào.


<i><b>Xây dựng các lệnh tìm Boolean đúng </b></i>



Các tốn tử Boolean có thể bẫy bạn! Nó giúp nhóm lệnh tìm của bạn bằng cách sử dụng


<b>các cụm từ đôi, được gọi là EITHER/OR, BOTH/AND, BUT/NOT. </b>


<b>“Tôi muốn tìm tất cả các tài liệu tham khảo dạng bài báo HOẶC là về suy dinh dưỡng </b>
<b>HOẶC là về vi chất dinh dưỡng.”. Cụm từ tìm kiếm đúng là malnutrition OR </b>
micronutrients.


<b>“Tôi muốn tìm tất cả các tài liệu tham khảo dạng bài báo đề cập CẢ về suy dinh dưỡng </b>
<b>VÀ về vi chất dinh dưỡng.”. Cụm từ tìm kiếm đúng là malnutrition AND micronutrients. </b>
<b>“Tơi muốn tìm tất cả các tài liệu tham khảo dạng bài báo về suy dinh dưỡng NHƯNG </b>
<b>KHÔNG về vi chất dinh dưỡng.”. Cụm từ tìm kiếm đúng là malnutrition OR </b>
micronutrients.


Hình vẽ dưới đây minh họa các tìm kiếm Boolean. Vịng tròn lớn thể hiện các tài liệu
tham khảo về suy dinh dưỡng (malnutrition). Vòng tròn nhỏ hơn thể hiện các tài liệu về vi
chất dinh dưỡng (micronutrients). Dĩ nhiên có một số tài liệu tham khảo về cả hai chủ đề.
<i><b>Vùng màu đỏ chỉ kết quả của các tìm kiếm khác nhau. </b></i>


<i><b>OR </b></i>



<i><b>AND </b></i>



<i><b>NOT </b></i>


<i><b>malnutrition OR micronutrients </b></i>


<i><b>malnutrition AND micronutrients </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

23


Nhiều cơ sở dữ liệu xây dựng hệ thống Boolean “gắn trong”. Nếu bạn khơng sử dụng tốn


tử Boolean, hệ thống sẽ mặc định ý bạn bằng cách đưa toán tử giả định vào. Trong
Medline/PubMed, toán tử giả định là AND. Nếu bạn nhập một chuỗi tìm kiếm chỉ bao
gồm các từ mà khơng có tốn tử đi kèm, toán tử AND sẽ được tự động thêm vào. Tuy
nhiên, nếu tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu khác, toán tử giả định sẽ là OR. Sự khác nhau
trong toán tử giả định tạo nên sự khác biệt rất lớn trong kết quả!


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Nếu bạn không nhập toán tử, hệ thống sẽ tự động thêm vào. </b></i>
<i><b>Một số hệ thống mặc định AND, một số khác mặc định OR. </b></i>


<i><b> Dấu câu trong các cụm từ tìm kiếm phức tạp </b></i>


Nếu lệnh tìm phức tạp, bạn có thể cần thêm các dấu câu vào các cụm từ. Trong Medline,
cần dấu ngoặc đơn ( ). Chúng không giống như dấu ngoặc vng [ ]. Ví dụ, nếu bạn
muốn tìm hoặc là suy dinh dưỡng (malnutrition) hoặc là vi chất dinh dưỡng
(micronutrients) ở cả Việt Nam và Châu Á (Asia), lệnh tìm sẽ là:


(malnutrition OR micronutrients) AND (Vietnam OR Asia)


Hệ thống sẽ tìm từng cặp trong ngoặc đơn trước- tìm các tài liệu tham khảo dạng bài báo
về suy dinh dưỡng hoặc vi chất dinh dưỡng và các tài liệu tham khảo dạng bài báo về Việt
Nam hoặc Châu Á, sau đó sẽ kết hợp kết quả để tìm ra những tài liệu tham khảo có cả hai.


<i><b> Dấu rút gọn </b></i>


Rút gọn là sử dụng dấu * hoặc các ký hiệu khác để chỉ các phần không xác định trong từ.
child* đại diện cho child, children, child’s, children’s, childhood, childlike, ...,
vaccin* đại diện cho vaccine, vaccines, vaccination, vaccinations



communit* đại diện cho community, community’s, communities, communities’
Hãy cẩn thận đừng để bị quá rút gọn! Từ tìm kiếm với ‘med*’ sẽ tìm tất cả medicine,
medical, medium, media, mediocre, Mediterranean, mediate……


Hầu hết các cơ sở dữ liệu chỉ cho phép rút gọn ở phần cuối của từ, nhưng một số cũng cho
phép ở phần giữa từ, ví dụ như wom?n. Dấu đại diện cho các ký tự rút gọn ở phần cuối
hoặc phần giữa của từ rất đa dạng. Hãy xem trong mục ‘Search tips’ hoặc ‘Help’.


<i><b> Dấu cách </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

24


<i><b>Medline phiền toán (#2) </b></i>



Một nhà nghiên cứu cao cấp tham dự khóa tập huấn INFORM do trường đại học tổ chức
<i>phàn nàn rằng anh ta chẳng bao giờ tìm được bất cứ cái gì trong Medline. “Nó khơng hoạt </i>
động!” anh ta than vãn. “Tơi chẳng tìm được gì cả! Điên đầu quá!”


Giảng viên đề nghị anh hãy thực hiện một lệnh tìm trong Medline về chủ đề nghiên cứu
của anh ta và quan sát anh này làm. Anh ta gõ như sau: malariaduringpregnancy


Khơng tìm được kết quả nào và thông báo hiện ra: “Khơng tìm thấy từ này:
malariaduringpregnancy.”


“Mmmm, tôi nghĩ là anh nên đặt dấu cách giữa các từ,” giảng viên gợi ý.


“Dễ thấy là dấu cách phải ở đâu mà,” anh ta phản ứng lại. “Chẳng lẽ cơ sở dữ liệu không
tự động thêm dấu cách vào hay sao?”



“Tôi không nghĩ vậy,” giảng viên đáp. “Anh cứ thử thêm vào để xem kết quả sẽ thế nào.”
Rồi giảng viên gõ: malaria during pregnancy


Kết quả ra 2,500 tài liệu tham khảo.


<i><b> Chuỗi tìm kiếm khác (các từ nhập vào ơ tìm kiếm) </b></i>


Cuối cùng bạn sẽ có một khái niệm về chuỗi tìm kiếm cần dùng để có được những thơng
tin bạn cần. Nhìn chung, hệ thống tìm kiếm chỉ đối chiếu các từ trong lệnh tìm của bạn với
các từ trong nhan đề, từ khóa, tóm tắt… Do vậy, khi tạo chuỗi tìm kiếm:


 Tránh các từ như references, research, output, impact, effect, problems, ….


 Không phải lúc nào cũng thêm một nước hoặc vùng vào lệnh tìm- một nghiên cứu tốt
có thể được thực hiện ở bất cứ đâu, và bạn sẽ có lợi khi xem việc đã làm ở nơi khác
 Tránh các từ như ‘community-based’. Tác giả có thể dùng từ mang nghĩa tương tự


nhưng cách viết khác, chẳng hạn như ‘in the community’.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

25
<i><b> Chức năng giới hạn </b></i>


Nếu lệnh tìm của bạn cho ra kết quả quá lớn, bạn có thể giảm bớt bằng cách giới hạn theo
số năm nhất định, giới hạn vào một ngôn ngữ,… Những chức năng hạn chế như vậy có
trong phần lớn các mục lục, cơ sở dữ liệu và công cụ tìm tin. Medline/PubMed có một bộ
giới hạn vơ cùng hữu ích, bao gồm cả giới hạn lệnh tìm để chỉ tìm trong nhan đề và giới
hạn để chỉ lấy các liên kết đến tồn văn miễn phí. Các giới hạn khác của Medline/PubMed
được mô tả ở chương kế tiếp.


<i><b> Building up, then cutting down </b></i>



Hai ví dụ sau được thực hiện trong Medline/PubMed, minh họa ảnh hưởng của lệnh tìm
và của các giới hạn tới kết quả tìm kiếm. Con số thể hiện số lượng tài liệu tham khảo tìm
được với mỗi lần tìm kiếm. Giới hạn tới tồn văn miễn phí có nghĩa là bạn có thể lấy được
các bài báo tồn văn mà khơng phải trả bất cứ khoản phí nào. Hướng dẫn về giới hạn tới
tồn văn miễn phí được đưa ra ở phần sau cuốn sách.


Trong số các lệnh tìm được đưa ra ở mỗi ví dụ dưới đây, lệnh tìm đầu tiên bao gồm các từ
khơng cần thiết. Các lệnh tìm tiếp sau cho ra kết quả tốt hơn vì khơng có những từ không
cần thiết như vậy, đồng thời lại sử dụng thuật Boolean và dấu rút gọn. Tuy nhiên, những
phép tìm này vẫn cho ra quá nhiều kết quả. Vì vậy, các lệnh tìm cuối cùng ở mỗi ví dụ đều
có thiết lập giới hạn để hạn chế kết quả, chỉ lấy những tài liệu có mức liên quan cao.
efficacy of different vaccines for Japanese encephalitis: 8


efficacy vaccines Japanese encephalitis: 79


vaccines Japanese encephalitis: 772


vaccin* Japanese encephalitis: 1,035


vaccine* Japanese encephalitis, giới hạn chỉ tìm trong nhan đề bài báo: 409
tương tự, nhưng thêm giới hạn chỉ lấy tồn văn miễn phí: 59
alternative treatments recommended for type 2 diabetic patients: 4
(therap* OR treatment*) AND type 2 diabetes: 31,216
(therap* OR treatment*) AND type 2 diabetes,


giới hạn chỉ tìm trong nhan đề bài báo: 2,871


tương tự, nhưng thêm giới hạn chỉ lấy tồn văn miễn phí: 695
type 2 diabetes, giới hạn vào các hướng dẫn, hướng dẫn thực hành,



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

26


<b>Tìm kiếm tài liệu tham khảo dạng bài báo </b>



Một cách tốt để luôn cập nhật với các phát triển mới liên quan đến công việc chuyên môn
của mình là đọc các bài báo. Các bài báo không cung cấp tổng quan như sách, nhưng
chúng là nguồn thông tin tuyệt vời về các nghiên cứu. Ngoài ra, từ bản thảo đến xuất bản
một cuốn sách mất hàng năm, trong khi bài báo được xuất bản nhanh hơn nhiều.


<b>Các cơ sở dữ liệu thư mục theo chủ đề </b>



(Medline/PubMed)


(Agricola)


<b> (ERIC) </b>


Cần nhớ rằng các cơ sở dữ liệu thư mục gồm thông tin tham khảo về các bài báo, và phần
lớn cơ sở dữ liệu thư mục đều tập trung về một chủ đề. Có hàng ngàn cơ sở dữ liệu, hầu
hết cung cấp thông tin tham khảo theo lĩnh vực chủ đề được giới hạn. Medline đánh chỉ
mục cho các tạp chí về y và các lĩnh vực liên quan; Agricola làm về nông nghiệp, ERIC
về giáo dục và đào tạo; CINAHL về điều dưỡng và các khoa học sức khỏe liên quan.
Các cơ sở dữ liệu thường gồm thông tin thư mục của các bài báo được xuất bản trong một
loạt các tạp chí đã được lựa chọn từ trước. Nếu một cơ sở dữ liệu đã có danh sách các tạp
chí được đưa vào, bạn sẽ khơng thể tìm được những bài báo thuộc các tạp chí khác khơng
có trong danh sách này. Một số cơ sở dữ liệu chỉ gồm vài trăm tên tạp chí được lựa chọn,
riêng Medline hiện nay có tới khoảng 5.500 tạp chí.


Nhiều cơ sở dữ liệu được để trực tuyến. Một số cho miễn phí, và, ví dụ quan trọng nhất


trong mảng y học chính là Medline, được truy cập thông qua giao diện PubMed tại Thư
viện Y học Hoa Kỳ. Một cơ sở dữ liệu khác là Agricola, cung cấp thông tin tham khảo
cho các tài liệu trong lĩnh vực nông nghiệp và dinh dưỡng, hay ERIC, cung cấp thông tin
tham khảo về các xuất bản phẩm liên quan đến giáo dục.


Không may là hầu hết các cơ sở dữ liệu thư mục theo chủ đề khơng được miễn phí cho tất
cả mọi đối tượng mà đòi hỏi phải đặt mua và giá cả rất cao. Do vậy, thư viện ở các nước
đang phát triển thường chỉ có rất ít hoặc khơng hề có các cơ sở dữ liệu này. Tuy nhiên,
nếu bạn đang làm trong một cơ quan của Việt Nam và cơ quan bạn có tham gia vào các
chương trình truy cập của UN (HINARI, AGORA, and OARE), bạn sẽ quyền truy cập
trực tuyến - thơng qua chương trình này- tới một số các cơ sở dữ liệu thư mục chính, bao
gồm CINAHL, Environment Index, AGRIS và một số khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

27

<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Tìm các cơ sở dữ liệu thư mục mà bạn được truy cập và hãy sử dụng chúng! </b></i>


<b>Google Scholar </b>





Google có một chức năng được gọi là Google Scholar, nhờ đó bạn có thể tìm kiếm trong
nhiều cơ sở dữ liệu miễn phí, bao gồm Medline và cơ sở dữ liệu của các nhà xuất bản. Sử
dụng Scholar có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Danh sách kết quả tìm kiếm
từ Scholar bao gồm cả các đường dẫn tới các trang của nhà xuất bản, nơi có thể có các bài
báo tồn văn miễn phí.


Nhưng Google Scholar khơng phải là một phép lạ. Nó khơng thể giúp bạn truy cập các cơ
sở dữ liệu học thuật cần phải mua. Nó cũng khơng cung cấp toàn văn các bài báo cần phải


mua nếu như bạn không trả tiền. Nó cũng khơng cho bạn biết liệu một bài báo thơng
thường vẫn phải trả tiền có thể được lấy miễn phí từ chương trình như kiểu Popline (sẽ đề
cập kỹ hơn ở phần sau) hay không. Hơn nữa, Google Scholar cũng khơng có nhiều tùy
chọn hạn chế như Medline/PubMed. Do vậy, tốt nhất là dùng PubMed để tìm thông tin
tham khảo đến các bài báo trong mọi lĩnh vực y tế và dùng Scholar nếu bạn không truy
cập được cơ sở dữ liệu chuyên biệt về các lĩnh vực quan tâm khác. Bạn cũng nên thử
Open J-Gate (mô tả kỹ hơn ở phần sau) như một cách thay thế cho Google Scholar.


<i><b>Rất tiếc, nhưng Google Scholar không phải là một phép lạ. </b></i>


<b>Cơ sở dữ liệu của các nhà xuất bản </b>



(Wiley Online Library)


(SpringerLink)


(Elsevier ScienceDirect)


(BioMed Central)


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

28


Tìm trong các cơ sở dữ liệu của nhà xuất bản thường khơng nhanh gọn bằng tìm trong một
cơ sở dữ liệu thư mục chủ đề như Medline. Tuy nhiên, tìm trực tuyến trong các cơ sở dữ
liệu của nhà xuất bản còn nhanh hơn là đọc mục lục của từng số báo một và đây có lẽ
cũng là một cách hợp lý khi cần tìm tài liệu tham khảo về một lĩnh vực mà lại không sẵn
có cơ sở dữ liệu thư mục chủ đề.


<i><b>MẸO! </b></i>




<i><b>Bạn có thể nhận được các dịch vụ tuyệt vời từ các nhà xuất bản ngay cả khi bạn không </b></i>
<i><b>mua cơ sở dữ liệu của họ </b></i>


<i><b>Bạn sẽ cần phải đăng ký, nhưng hầu như việc đăng ký ln được miễn phí. </b></i>


Bạn khơng cần phải mua một tờ báo nào để được sử dụng các cơ sở dữ liệu của nhà xuất
bản trong việc tìm thơng tin tham khảo! Thơng thường bạn có thể tận dụng rất nhiều dịch
vụ tuyệt vời của nhà xuất bản mà khơng cần trả phí. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phải đăng
ký với nhà xuất bản để được nhận dịch vụ. Thủ tục này có thể được gọi là “đăng ký dịch
vụ”, nhưng việc đăng ký cũng như các dịch vụ thường được miễn phí. Nếu có thu phí, bạn
sẽ được u cầu cung cấp thơng tin thẻ tín dụng trước khi nhận được dịch vụ. Gần như
không thể nào có chuyện “tình cờ” mất phí được!


<i><b>Sử dụng hiệu quả các dịch vụ của nhà xuất bản </b></i>



<i><b> eTOCs là mục lục điện tử của một số tạp chí. Nhiều nhà xuất bản cung cấp một dịch vụ </b></i>
miễn phí mà thơng qua đó họ gửi qua email phần mục lục của mỗi số tạp chí mới xuất
bản. Thường thì tất cả những gì bạn phải làm là đăng ký bằng cách gửi cho họ địa chỉ
email của bạn. Hãy tìm eTOC hoặc TOC trên trang chủ tạp chí.


<i><b> Thơng báo qua e-mail cũng có thể tự động gửi e-TOCs. Trong các trường hợp khác, </b></i>
đó cũng có thể là kết quả cập nhật của các tìm kiếm mà người dùng đã thực hiện trước
đó trong cơ sở dữ liệu của nhà xuất bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

29

<b> Medline/PubMed </b>





Medline/PubMed, như đã được nhắc đến nhiều lần trước đây, là nguồn thơng tin miễn phí


giá trị nhất để tìm kiếm tài liệu tham khảo về tất cả các lĩnh vực y học và sức khỏe.
Medline là cơ sở dữ liệu thư mục có chứa thông tin tham khảo tới các bài báo nghiên cứu
được xuất bản trong một số tạp chí có chọn lọc. Hiện nay, cơ sở dữ liệu này gồm hơn 20
triệu tài liệu tham khảo với khoảng 5500 tạp chí được làm chỉ mục.


Cách đơn giản nhất để sử dụng Medline là thông qua giao diện PubMed ở địa chỉ trên đây.
PubMed không phải là một cơ sở dữ liệu, đó là một hệ thống mà thơng qua đó bạn tiến
hành được việc tìm kiếm trong Medline và cũng đồng thời lấy được các bài tồn văn nếu
có. Cả Medline lẫn PubMed đều khơng chứa các bài tồn văn. Các bài toàn văn được để ở
trang web của các tạp chí và các nhà xuất bản, kết nối tới PubMed thông qua một hệ thống
được gọi là LinkOut.


<i><b> Thực hiện tìm kiếm đơn giản trong Medline/PubMed </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

30


Trên trang tóm tắt bạn cũng có thể thấy ở góc trên bên phải có một hoặc nhiều “nút” dẫn
tới nhà xuất bản, tới tạp chí hoặc tới kho lưu trữ thơng qua hệ thống LinkOut


Trong một số trường hợp, bao gồm cả ví dụ này, bản tồn văn của bài báo được cung cấp
miễn phí cho tất cả mọi người, bạn có thể dễ dàng truy cập và tải về chỉ bằng cách nháy
chuột vào nút này hoặc nút kia. Trên trang chứa tồn văn, hãy tìm từ ‘pdf’ và nháy vào đó,
bản tồn văn miễn phí sẽ hiện ra.


Thông thường nếu bài báo yêu cầu trả tiền mua, bạn sẽ khơng thể lấy được tồn văn bằng
cách đơn giản như vậy. Nhưng bạn vẫn có thể truy cập được bằng cách khác. Hướng dẫn
chi tiết về cách lấy toàn văn các bài báo được đưa ra ở chương kế tiếp của cuốn sách này.


<i><b>MẸO! </b></i>




<i><b>Ngay cả khi bạn không lấy được bài báo toàn văn trực tiếp qua LinkOut, </b></i>
<i><b> bạn vẫn có thể truy cập vào nó bằng cách khác. </b></i>


<i><b> Hạn chế lệnh tìm trong Medline/PubMed </b></i>


Nếu kết quả tìm kiếm của bạn lên đến hàng ngàn hoặc hàng trăm ngàn tài liệu tham khảo,
có thể bạn muốn hạn chế lại lệnh tìm để giảm kết quả xuống cịn khoảng một trăm. Bạn có
thể làm được điều này bằng cách thêm từ tìm kiếm khác hoặc bằng cách sử dụng các giới
hạn do PubMed cung cấp.


Một trong các lỗi người tìm kiếm thơng tin thường mắc phải là chỉ tìm kiếm các bài báo từ
hoặc về đất nước họ. Hãy xem lệnh tìm dưới đây với giới hạn chỉ lấy các bài báo về
nghiên cứu ở Việt Nam:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

31


165 bài báo được tìm thấy với lệnh tìm nói trên có thể là những bài được người dùng ở
Việt Nam quan tâm nhất. Nhưng lệnh tìm này khơng tìm được những bài báo thú vị và
liên quan về các nghiên cứu mặc dù được thực hiện ở các nước khác nhưng lại rất liên
quan đến Việt Nam. Tìm kiếm mang tính khu vực, thay vì quốc gia sẽ là cách tiếp cận tốt
hơn, và thậm chí sẽ cịn tốt hơn nữa nếu thêm vào lệnh tìm các từ chỉ ra khía cạnh đặc biệt
của chủ đề chính:


infant* AND (survival OR mortality) AND Asia
infant* AND (survival OR mortality) AND breastfeeding


infant* AND (survival OR mortality) AND kangaroo


infant* AND (survival OR mortality) AND (asphyxia OR resuscitation)



Bạn cũng có thể hạn chế lệnh tìm của mình bằng cách sử dụng các giới hạn đã được thiết
lập sẵn. Hãy nháy vào nút ‘Limits’ trên trang tìm kiếm để xem có những giới hạn nào.


Khi một trang mới hiện ra, hãy cuốn con trỏ để xem được hết các lựa chọn. Bạn có thể
giới hạn theo ngơn ngữ mình biết, giới hạn để chỉ lấy các bài báo xuất bản trong một giai
đoạn nhất định, ví dụ như trong vòng 10 năm trở lại đây chẳng hạn. Bạn cũng có thể chọn
những dạng bài báo đặc biệt, như dạng tổng quan hoặc thử nghiệm lâm sàng, hoặc hạn chế
lệnh tìm vào các nhóm tuổi cụ thể hoặc chỉ về nam hoặc nữ giới. Nếu bạn làm về một chủ
đề liên quan tới cả con người và động vật, trên trang giới hạn này bạn cũng có thể hạn chế
lệnh tìm chỉ đến các nghiên cứu về con người mà thôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

32


nhiều các giới hạn. Dưới đây là một câu chuyện minh họa có thật.


<i><b> Medline phiền tối (#3) </b></i>



Một học viên tại hội thảo của INFORM phàn nàn với giảng viên về việc trong Medline
khơng có tài liệu tham khảo về chủ đề điều dưỡng dựa trên bằng chứng của cô. “Hmmm,”
giảng viên nói. “Ngạc nhiên thật. Chị đã dùng chuỗi tìm kiếm nào?”


“Tơi chỉ nhập từ điều dưỡng dựa trên bằng chứng thôi” học viên trả lời. “Và tơi chẳng tìm
được gì cả. Bực mình quá!”


“Hãy xem nào,” giảng viên nói rồi ngồi xuống bên người học viên, nhìn vào màn hình
máy tính. Người học viên đã nhập một chuỗi tìm kiếm đơn giản, nhưng rồi cơ ta vào trang
giới hạn và hạn chế lệnh tìm để chỉ lấy những bài báo bằng tiếng Anh, được xuất bản
trong hai năm trở lại đây, có kết nối tới toàn văn, về đối tượng là người nữ đã trưởng
thành, và dựa trên các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát.



Giảng viên đưa ra một vài câu hỏi về những thông tin mà học viên này thực sự cần, rồi
sau đó bỏ đi những giới hạn liên quan đến ngày tháng, liên kết toàn văn và thử nghiệm
ngẫu nhiên có kiểm sốt. Kết quả lần này cho ra hàng trăm tài liệu tham khảo.


<i><b> Sử dụng MeSH </b></i>


/>


/>


Thư viện y học quốc gia Hoa Kỳ cung cấp một bộ từ vựng được gọi là MeSH (Medical
Subject Headings), cho phép bạn tìm kiếm tất cả các tài liệu tham khảo về một chủ đề cho
dù chủ đề đó được gọi bằng những tên khác nhau trong các bài báo khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

33


Để khám phá cây đề mục chủ đề, trước hết hãy nháy chuột vào ‘Navigate from tree top’,
sau đó vào dấu + trước một tiêu đề để mở ra các tiểu loại, sau đó vào tiểu loại có liên quan
nhất, và cứ như vậy cho đến khi tìm được thuật ngữ bạn đang tìm kiếm. Nếu khơng thấy
từ cần tìm, hãy thử chức năng tìm kiếm.


MeSH đặc biệt quan trọng khi bạn gặp rắc rối với việc tìm tài liệu tham khảo trong
PubMed. Ví dụ, nếu bạn tìm cho “gender-based violence” (bạo lực giới), số lượng kết quả
nhận được có thể ít hơn mong đợi, chỉ khoảng 150. Lý do là loại bạo lực này được gọi
bằng rất nhiều tên khác nhau. Trong hệ thống MeSH, đề mục chủ đề là “spouse abuse”, và
nó chấp nhận các từ như “spousal abuse”, “partner abuse”, và “wife abuse”. Do vậy, một
lệnh tìm hiệu quả trong trường hợp này: cho ra tới hơn 4800 kết quả (tất nhiên có thể giới
hạn lại bằng nhiều cách) sẽ là:


“gender-based violence” OR “spouse abuse” OR “spousal abuse”
OR “partner abuse” OR “wife abuse”



<i><b> Sử dụng các vấn tin lâm sàng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

34


Tại trang vấn tin lâm sàng, nhập tên một bệnh hoặc tình trạng bệnh. Chỉ ra lĩnh vực.
(chuẩn đoán, điều trị…) và phạm vi (giới hạn chỉ tìm đến các tài liệu tham khảo thực sự
liên quan) sau đó nháy chuột vào ‘Search’. Khi kết quả hiện ra, nháy vào ‘See all’ để xem
được toàn bộ.


<i><b> Một số lý do Medline ‘không hoạt động’ </b></i>


Người dùng đôi khi phàn nàn rằng Medline/PubMed không hoạt động, và rằng nó khơng
cho ra thơng tin họ đang tìm. Một lý do phổ biến là họ tìm trong Medline những gì mà
Medline khơng có. Kỷ yếu hội nghị, cáo phó, mời viết dự án, các cập nhật thông tin, thông
báo tuyển dụng, và những thơng tin khác có trong báo in nhưng không được đưa vào trong
Medline. Medline cũng không chứa thông tin tham khảo tới sách và tài liệu xám. Medline
chỉ có thơng tin tham khảo tới các bài báo trong tạp chí- hầu hết là các bài nghiên cứu mà
thôi!


Một lý do phổ biến nữa là việc lạm dụng các lệnh tìm quá chi tiết. Vấn đề này đã được đề
cập ở phần trước rồi, nhưng vẫn cần nhắc lại. Hệ thống PubMed chọn ra tất cả các từ quan
trọng trong chuỗi tìm kiếm và tìm kiếm những tài liệu tham khảo có chứa những từ này
trong thơng tin tham khảo, trong tóm tắt, trong các “nhãn” MeSH, trong tên tạp chí, tên
tác giả…. Do vậy, nếu bạn nhập từ ‘programme’ trong lệnh tìm, bạn sẽ khơng tìm được
các tài liệu tham khảo mà trong đó, hoạt động trên được nhắc đến bằng từ ‘project’. Nếu
bạn gõ ‘project’ trong lệnh tìm, bạn sẽ khơng tìm được các tài liệu vẫn gọi hoạt động này
bằng từ ‘programme’. Nếu bạn để từ ‘impact’, bạn sẽ không tìm được các tài liệu mà
trong đó từ ‘impact’ được dùng bằng các từ tương đương như ‘results’ hay ‘effect’ hay
‘outcome’. Tương tự, bạn cũng không nên dùng các từ như ‘references’, ‘articles’, và
‘research’ trong chuỗi tìm kiếm của mình. Hệ thống Medline/Pubmed ‘tự cahiểu’ rằng bạn


đang tìm cho các tài liệu tham khảo tới các bài báo về các nghiên cứu về chủ đề tìm kiếm
của bạn.


Tóm lại, nếu khơng tìm được trong Medline thì thường vấn đề thường là do lệnh tìm quá
dài hoặc quá phức tạp, như minh họa trong câu chuyện có thật dưới đây.


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

35


<i><b>Medline phiền toái (#4) </b></i>



Một chuyên viên cấp bộ ở Nepal (trên thực tế thì không phải ở Nepal) quan tâm đến việc
hệ thống chuyển viện cho các phụ nữ mang thai ở nước này đang hoạt động ra sao nên đã
tiến hành nghiên cứu. Anh bắt đầu tìm tư liệu trong Medline nhưng khơng thể tìm được gì
và gần như đã từ bỏ


Sau đó anh tham gia một khóa đào tạo tại nước ngồi, trong đó có phần tập huấn của
INFORM, và nói chuyện với giảng viên INFORM. “Hồn tồn khơng có gì trong Medline
về chuyển viện trong thai kỳ cả. Thật điên đầu!”


“Tơi có thể xem anh tìm kiếm thế nào không?” giảng viên đề nghị. Anh chuyên viên đồng
ý, ngồi xuống máy tính, vào mạng, vào Medline/PubMed, và gõ:


<i><b>references to articles on research about problems with the screening and referral system </b></i>
<i><b>for women with pregnancy complications in Nepal </b></i>


Chắc chắn kết quả là 0. Giảng viên sau đó giải thích rằng nếu một lệnh tìm q nhiều các
từ mà khơng có tốn tử Boolean, Medline sẽ giả định rằng có AND giữa các từ chính. Khi
đó lệnh tìm được hiểu là:



<i><b>references AND articles AND research AND problems AND screening AND referral </b></i>
<i><b>AND system AND women AND pregnancy AND complications AND Nepal </b></i>


Như vậy có nghĩa là tất cả các từ tìm kiếm đều phải có trong nhan đề, trong tóm tắt hoặc
trong các tiêu đề MeSH đi kèm. Giảng viên giải thích điều này và đề nghị anh chuyên
viên nên bỏ bớt những từ không cần thiết và thử một lệnh tìm đơn giản hơn, ví như:


<i><b>screen* AND referral* AND (pregnan* OR maternity) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

36


<b>Truy cập tồn văn các bài báo </b>



Khi bạn đã tìm được một tài liệu tham khảo đến bài báo có vẻ liên quan đến công việc của
bạn, bước tiếp theo là truy cập tồn văn bài báo đó để đọc. Bài tồn văn có thể ở dạng in
hoặc ở dạng điện tử trực tuyến.


<b>Tạp chí in và bản in của các bài báo riêng lẻ </b>



Hãy nhớ là khơng phải mọi tạp chí đều có trên mạng. Một số vẫn được xuất bản và phát
hành ở dạng bản in. Nhiều tạp chí được xuất bản cả trực tuyến và trên giấy. Nên quen với
các tạp chí dạng in có ở bất cứ thư viện địa phương nào, đặc biệt là ở các thư viện trường
đại học hoặc trung tâm học liệu. Nếu đâu đó có tạp chí in, thủ thư của bạn có thể lấy được
cho bạn, miễn phí hoặc với mức chi phí thấp. Hãy hỏi họ xem sao!


<b>Tạp chí điện tử và liên kết tới các bài báo toàn văn </b>



Ngày càng nhiều các tạp chí có thể được đọc trực tuyến. Một số thực sự là các “tạp chí
điện tử”. Chúng chỉ được xuất bản ở dạng điện tử- không hề có bản in. Một số tạp chí


khác vẫn được phát hành ở dạng in nhưng cũng có thể đọc trực tuyến.


Thỏa thuận truy cập tạp chí điện tử rất đa dạng về chi phí, phạm vi truy cập và thời gian
truy cập. Một số tạp chí điện tử cho phép truy cập miễn phí cho tất cả mọi người, trong
khi những tạp chí khác phải được một cơ quan như thư viện trường đại học trả tiền, hay
được một chương trình quốc tế thỏa thuận mức độ truy cập, hoặc được một cá nhân trả
tiền đăng ký mua.


Điều mà tất cả mọi người đều thích là truy cập trực tiếp tới tồn văn. Bạn tìm thấy một tài
liệu tham khảo từ cơ sở dữ liệu thư mục trực tuyến, nháy chuột vào tài liệu tham khảo đó
và được đưa ngay tới bài báo toàn văn, cho phép bạn đọc và tải về miễn phí mà khơng có
trục trặc gì. Nếu điều này diễn ra thì thật tuyệt vời, nhưng thường thì nó chỉ diễn ra khi
đáp ứng được những điều kiện cụ thể.


 Tạp chí có in bài báo đó phải là một tạp chí điện tử có trực tuyến. Nên nhớ rằng có các
tạp chí vẫn chỉ được xuất bản ở dạng in.


 Phải có liên kết từ nơi bạn tìm thấy thơng tin tham khảo đến trang web của tờ tạp chí.
 Bài báo phải được miễn phí cho tất cả mọi người, hoặc phải được ‘miễn phí’ cho bạn


thơng qua đặt mua của cơ quan hoặc một chương trình truy cập.


 Phải có một hệ thống thẩm định tự động nhận diện rằng bạn có đủ quyền truy cập tới
tồn văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

37

<b>Các loại tạp chí ‘miễn phí’ khác nhau </b>



Khơng có những tạp chí thực sự miễn phí, vì có ai đó phải trả cho các chi phí sản xuất.
Nhưng với hầu hết mọi người, ‘miễn phí’ có nghĩa là cá nhân họ không phải bỏ tiền túi ra


trả. Số lượng các tạp chí miễn phí theo nghĩa này ngày càng tăng.


<i> Một số tạp chí trực tuyến cung cấp truy cập miễn phí cho tất cả mọi người. Những tạp </i>
<i>chí này cũng thường được gọi là truy cập mở. Trên thực tế, truy cập mở thường chỉ áp </i>
dụng cho các tài liệu được cung cấp theo một giấy phép cho phép sử dụng không hạn
chế. Từ ‘truy cập miễn phí’ trong cuốn sách này được dùng chung cho các tài liệu
dạng truy cập mở và truy cập miễn phí.


<i> Một số bài báo có thể được tải về miễn phí từ kho lưu trữ kỹ thuật số. </i>


 Một số tạp chí nhất định được cung cấp miễn phí ở một số nước nhất định thơng qua
<i>các chương trình cung cấp quốc gia của nhiều nhà xuất bản. </i>


 Hàng ngàn tạp chí được miễn phí ở một số nước thơng qua các chương trình truy cập
<i>của Liên hợp quốc như HINARI, AGORA, và OARE. </i>


<i> Một số tạp chí ‘miễn phí’ thơng qua truy cập có tài trợ như của INASP/PERii hoặc </i>
các tổ chức hàn lâm hoặc phi chính phủ khác.


<i> Người dùng có thể truy cập tới một số tạp chí nhờ chi phí đặt mua của các thư viện </i>
trường đại học, các thư viện quốc gia, liên hợp thư viện, các cơ quan chính phủ.
INASP có hỗ trợ cho việc đặt mua như vậy ở một số quốc gia.


<i> Nhiều dịch vụ cung cấp tài liệu cung cấp miễn phí các bài báo dạng in hoặc qua email </i>
cho người dùng tin, đặc biệt ở các nước kém phát triển.


<i><b>Gần như ln ln có một con đường từ tài liệu tham khảo đến bài báo toàn văn, </b></i>
<i><b> dù có thể khơng trực tiếp. </b></i>


Một vài yếu tố khác thậm chí cũng làm cho hệ thống thêm phức tạp:



 Các bài báo từ một tạp chí nhất định có thể được truy cập bằng một cách hay nhiều
cách.


 Không phải mọi quốc gia đều được quyền truy cập vào tất cả các chương trình, và quy
định về quyền truy cập có thể thay đổi.


 Đôi khi, quyền truy cập trong cùng một quốc gia cũng khác nhau, vì vậy những người
làm ở cơ quan này có thể được sử dụng một đường truy cập đặc biệt nào đó, trong khi
những người khác ở cơ quan khác lại không thể.


 Trong một số trường hợp, người dùng tin có thể tự mình lấy được các bài báo, nhưng
trong các trường hợp khác, họ phải tuân theo cách truy cập do trường đại học hoặc cơ
quan của họ bố trí và kiểm sốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

38


hơn là nội dung của chúng rất giá trị, nhờ đó mà bạn được cập nhật với những kết quả
nghiên cứu và những bài học mới nhất trong lĩnh vực của mình.


Chương này mơ tả truy cập tạp chí có cho các cán bộ chuyên môn ở Việt Nam. Một vài
phần đầu- ‘truy cập miễn phí’, lưu trữ, cung cấp quốc gia, truy cập qua tác giả, truy cập
tới các số đặc biệt- mô tả các cách để bạn có thể tự mình lấy được các bài báo miễn phí.
Các phần sau mơ tả truy cập thơng qua các thư viện. Hãy tận dụng cả hai cách!


<b>Truy cập thơng qua ‘truy cập miễn phí’ cho tất cả mọi người </b>



Nhiều tạp chí, bao gồm hàng trăm tạp chí y khoa đã thẩm định, hiện nay đều cung cấp
miễn phí các bài báo cho mọi người. Truy cập này có rất nhiều hình thức.



 Một số nhà xuất bản tìm nguồn tài chính ni tạp chí của mình từ các nguồn khác và
sau đó, cung cấp tạp chí của họ miễn phí cho mọi người.


 Một số tạp chí được gọi là miễn phí nhưng chỉ thực sự miễn phí sau khi phát hành một
thời gian. Giai đoạn ‘cấm vận’ này có thể kéo dài từ vài tháng đến 3 năm.


 Các nhà xuất bản khác cung cấp miễn phí một số tài liệu nhất định và coi đó là truy cập
miễn phí. Ví dụ như các số tạp chí được miễn phí sau 1 tuần từ khi đưa lên trực tuyến,
những số tạp chí chọn lọc được miễn phí, và những bài báo chọn lọc được miễn phí
 Ở một số tạp chí, tác giả có thể trả tiền cho nhà xuất bản để các bài báo của họ được để


dạng truy cập mở. Nếu tác giả trả tiền, mọi người sẽ được truy cập miễn phí tới bài
báo đó.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Các bài báo có thể rất hay và lại được truy cập miễn phí. </b></i>


<i><b>Hãy đánh giá các bài báo qua chất lượng của chúng chứ không phải qua giá cả! </b></i>


Các bài báo truy câp miễn phí có thể lấy được qua nhiều cách và nhiều nguồn, bao gồm
các trang web tạp chí, thư mục liệt kê các trang tạp chí miễn phí, các lưu trữ, các cơ sở dữ
liệu cho phép tìm kiếm bài miễn phí và các trang cung cấp những tìm kiếm định trước tới
bài báo miễn phí về những chủ đề cụ thể.


<i><b> Giới hạn lấy toàn văn miễn phí tại Medline/PubMed </b></i>




Như bạn sẽ thấy ở các trang sau, các bài tồn văn miễn phí từ các tạp chí y học có khắp


nơi trên mạng. May mắn thay, bạn có thể tìm được tất cả các bài báo tồn văn miễn phí
trên hầu hết các tạp chí tên tuổi của thế giới trong lĩnh vực y học và sức khỏe bằng cách
sử dụng bộ lọc đơn giản trong Medline/PubMed.


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

39


Khi tìm kiếm trong Medline/PubMed, bạn có thể lọc ra tất cả các bài toàn văn miễn phí có
trong cơ sở dữ liệu, tất cả các bài đó đều được truy cập mở và truy cập miễn phí. Trước
hết hãy tiến hành tìm kiếm. Khi kết quả hiện ra, nháy chuột vào thanh ‘Limits’. Trên trang
Limits, cuộn xuống và chọn ‘Links to free full text’, sau đó nháy chuột lại vào nút
‘Search’.


Kết quả sẽ bao gồm cả các bài truy cập miễn phí lưu trữ tại PubMed Central và các bài
truy cập miễn phí có thể lấy được từ trang web các nhà xuất bản. Hãy cẩn thận với chức
năng hạn chế này! Nếu bạn sử dụng nó, các tài liệu tham khảo bạn tìm được cũng sẽ


<i>khơng bao gồm các bài báo có thể truy cập được thơng qua thư viện địa phương hoặc qua </i>


HINARI hay các chương trình khác.


Khi đã có danh sách kết quả, hãy nháy chuột vào nhan đề của một tài liệu tham khảo mà
bạn cảm thấy có vẻ thú vị. Bạn sẽ đến trang tóm tắt. Trên trang tóm tắt bạn sẽ thấy những
‘nút’ đánh dấu các liên kết tới PubMed Central và/hoặc trang web của nhà xuất bản. Nháy
chuột vào nút dẫn đến PMC hoặc nhà xuất bản và truy cập vào bài tồn văn miễn phí.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Hãy cẩn thận với giới hạn ‘Links to free full text’ trong Medline/PubMed. </b></i>


<i><b>Trong đó có thể khơng bao gồm các bài báo bạn được quyền truy cập. </b></i>


<i><b> PubMed Central </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

40


Nếu khơng làm cách trên, bạn cũng có thể tìm đến những tạp chí cụ thể và tiến hành tìm
kiếm tại đó. Để lấy được các tạp chí trong kho lưu trữ, nháy vào ‘Journal List’ hoặc thanh
danh sách tạp chí xếp theo bảng chữ cái. Bản danh sách liệt kê các tạp chí theo thứ tự chữ
cái hiện ra, cung cấp thông tin về các số được lưu trữ và chỉ ra thời gian truy cập miễn phí
(ngay lập tức hoặc sau một thời gian ‘cấm vận’ nhất định). Bạn có thể lựa chọn giữa tìm
kiếm trong một tạp chí cụ thể (nháy chuột vào nút ‘search’ phía bên trái nhan đề tạp chí)
hoặc duyệt qua các số (nháy chuột vào nhan đề tạp chí). Khi tìm được một bài có vẻ thú
vị, nháy chuột vào ‘full text’ hoặc ‘pdf’ để lấy các bài tồn văn miễn phí. Lưu ý lf bạn sẽ
truy cập được các bài báo trong chính PMC, chứ không liên kết tới nhà xuất bản.


Một phát triển mới rất đáng chú ý tại PMC là lưu trữ các bản thảo tác giả cuối cùng, gồm
cả những bản báo cáo về các nghiên cứu được tài trợ bởi các đơn vị tại Hoa Kỳ, Canada,
và Anh quốc. Để lấy được những tài liệu này, nháy chuột vào ‘author manuscripts’ trên
trang chủ. Hiện tại, có khoảng 130000 bản thảo được lưu trữ. Việc lưu trữ được bắt đầu từ
năm 2009, nhiều bản thảo của các bài báo đã được xuất bản kể từ đó. Tuy nhiên, thậm chí
các bài báo được xuất bản nhiều thập kỷ trước đây cũng đang được lưu trữ như các bản
thảo. Nếu bạn khơng tìm được tồn văn miễn phí ở nơi nào khác, hay thử ở đây xem sao!
<i><b> Free Medical Journals </b></i>




Đôi khi bạn có thể muốn duyệt qua các tạp chí về chun ngành của mình, dù là bạn có


thể lấy được các bài báo riêng lẻ bằng cách sử dụng bộ lọc lấy toàn văn miễn phí trên
Medline/PubMed. Có nhiều trang liệt kê và cung cấp đường dẫn tới các tạp chí y tế miễn
phí. Một trong các trang được biết đến nhiều nhất là FreeMedicalJournals, với số tạp chí
miễn phí hiện có khoảng 2000 nhan đề.


Để bắt đầu, nháy chuột vào ‘Topic’ ở bên trái, bạn sẽ nhận được một liệt kê các chủ đề.
Một số lĩnh vực được nêu ra tương đối tùy tiện, vì thế đừng vội bỏ cuộc nếu bạn chưa tìm
được chủ đề quan tâm của mình. Lấy ví dụ, ‘obstetrics’ khơng được liệt kê, trong khi lại
có cả ‘gynecology’ và ‘reproductive health’.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

41


Đừng lo lắng về yếu tố ảnh hưởng (impact factors)! Các yếu tố này chỉ ra các bài báo
trong các tạp chí được đánh chỉ mục trong các cơ sở dữ liệu ISI (ví như Science Citation
<i>Index) được trích dẫn thường xuyên như thế nào bởi các tạp chí khác trong cùng cơ sở dữ </i>


<i>liệu. Các yếu tố ảnh hưởng (impact factors) là những thước đo lệch lạc, không chỉ bởi </i>


chúng được lấy từ một nhóm hạn chế. Những lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như
oncology, có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu, và do vậy, cũng có nhiều các bài báo
nghiên cứu. Những lĩnh vực như vậy tự động sẽ có yếu tố ảnh hưởng (impact factors) cao
hơn những lĩnh vực có ít nghiên cứu hơn. Tại thời điểm chúng tôi viết cuốn sách này,
impact factors cao nhất là 75, thuộc về các tạp chí oncology, trong khi trong các tạp chí về
public health chỉ đạt có 12.


<i><b> HighWire Press </b></i>


/>


Highwire Press đưa ra một danh sách rất hữu ích gồm hàng trăm tạp chí y khoa có cung
cấp các bài báo miễn phí. Đường dẫn và thông tin về thời gian ‘cấm vận’ được đưa cùng


tên mỗi tạp chí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

42


màn hình. Khi đó bạn có thể nhập lệnh tìm của mình. Hãy cân nhắc cẩn thận về chuỗi tìm
kiếm bạn sử dụng! Một lệnh tìm cho ‘cardiology’ chỉ cho ra một tạp chí, nhưng lệnh tìm
cho ‘cardio’ sẽ cho ra thêm vài kết quả.


Nhiều tạp chí khơng truy cập được ở Việt Nam qua chương trình HINARI của WHO (sẽ
đề cập đến ở phần sau chương này) cũng có trong danh sách này. Điều đó có nghĩa là mặc
dù khơng đọc được những số vừa mới xuất bản, bạn vẫn có thể đọc những số cũ hơn.
Hãy kiểm tra thời gian ‘cấm vận’ trước khi nháy chuột vào đường dẫn đến trang tạp chí.
Nếu thời hạn này là một năm, hãy bắt đầu bằng việc mở một số cũ hơn một năm. Đôi khi,
nhà xuất bản sẽ đánh dấu các số được cung cấp miễn phí bằng một dấu màu xanh hoặc
một biểu tượng nào đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khơng có dấu hiệu nào chỉ ra
rằng việc truy cập sẽ được miễn phí. Đừng bỏ cuộc. Hãy tiếp tục và nháy vào bản pdf của
bất cứ bài báo nào bạn muốn để hiển thị bài báo. Khi đó bạn có thể tải nó về máy tính của
mình.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Nhiều tạp chí cung cấp truy cập miễn phí sau một thời gian nhất định nhưng lại khơng </b></i>
<i><b>chỉ rõ điều đó trên trang web của mình. Hãy nháy chuột, nháy chuột để khám phá! </b></i>


<i><b> Các tạp chí truy cập miễn phí qua chương trình HINARI của WHO </b></i>


/>


Chương trình truy cập tạp chí HINARI là sáng kiến của WHO, qua đó cho phép các cán
bộ y tế ở những nước thu nhập thấp được truy cập tới toàn văn của nhiều ngàn tạp chí.
Việt Nam là nước được phép truy cập miễn phí HINARI, vì thế cán bộ y tế thuộc các cơ


quan có đăng ký chương trình đều có thể truy cập tới những tạp chí được các nhà xuất bản
tham gia chương trình cho phép có ở Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

43


<i><b> Geneva Foundation for Medical Education and Research (GFMER) </b></i>


/>


htp://www.gfmer.ch/Guidelines/Obstetrics_gynecology_guidelines.php


GFMER cung cấp một danh sách khác các tạp chí miễn phí về y và các chủ đề liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

44


Lưu ý là một vài danh sách rất dài. Ảnh chụp màn hình trên đây chỉ thể hiện một phần của
danh sách cho infectious diseases trong tổng số 108 tạp chí, và bạn phải kéo con trỏ qua
vài trang mới có thể xem được hết.


GFMER cũng cung cấp các tìm kiếm cài đặt trước để lấy bài báo toàn văn cho nhiều chủ
đề. Hãy vào địa chỉ thứ hai được đưa ra bên trên, kéo trỏ theo thực đơn và nháy chuột vào
chủ đề quan tâm. Khi trang web hiện ra, nháy chuột vào ‘PubMed Free Full Text’ ở đầu
trang để tiến hành tìm kiếm. Bạn sẽ nhận được một danh sách các bài báo toàn văn miễn
phí về chủ đề đó qua Medline/PubMed. Để truy cập tới bản pdf miễn phí, nháy chuột vào
nhan đề bài báo, và sau đó, trên trang tóm tắt, nháy chuột vào nút liên kết tới trang của
nhà xuất bản hoặc tới bản toàn văn lưu trữ.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Khơng một danh sách tạp chí y khoa miễn phí nào hồn tồn đầy đủ! </b></i>



<i><b>Hãy kiểm tra trong PubMed Central, FreeMedicalJournals, HighWire, HINARI, & </b></i>
<i><b>GFMER. </b></i>


<i><b> Essential Health Links </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

45


Cũng như ở GFMER, bạn có thể dùng Essential Health Links để tìm các bài báo về những
chủ đề y khoa cụ thể. Cuốn đến ‘Specific health resources’ và chọn một chủ đề. Trên
trang chủ đề, cuốn con trỏ xuống đến trang chứa danh sách, sau đó nháy chuột vào
‘PubMed—Free Fulltext Articles’.


<i><b> BioMed Central </b></i>




BioMed Central là ví dụ về một nhà xuất bản có cách tiếp cận mới về mặt tài chính. Các
chi phí được chi trả bởi các khoản thu trang tác giả và thông qua tài trợ từ các đơn vị đối
tác, do vậy toàn văn trực tuyến được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.


Để có danh sách tồn bộ các tạp chí truy cập miễn phí do BioMed Central xuất bản, nháy
chuột vào ‘Subject Areas’. Kéo trỏ xuống và lưu ý đến phạm vi rộng đầy ấn tượng của các
tạp chí được xuất bản. Thơng tin về việc truy cập được để bằng màu xanh nhạt ngay bên
phải mỗi nhan đề.


Nếu muốn tìm trong tất cả các tạp chí BMC hoặc tận dụng các dịch vụ khác của BMC,
bạn sẽ phải đăng ký. Đăng ký này khác với đăng ký mua. Nó hồn tồn miễn phí, an tồn
và nhanh chóng. Hãy thử xem!



</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

46




DOAJ là cổng tới các tạp chí truy cập miễn phí về mọi lĩnh vực học thuật. Nó cung cấp
các danh sách chú giải và đường dẫn về khoảng 6300 tạp chí truy cập miễn phí. Hầu hết
các tạp chí về y tế và sức khỏe liệt kê trong DOAJ đều được làm chỉ mục trong
Medline/PubMed, vì thế khơng nên tìm chúng ở đây. Tuy nhiên, DOAJ là nơi rất tốt để
tìm các tạp chí miễn phí về các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội học, tâm lý hay quản lý.
Để tìm các tạp chí, nháy chuột vào lĩnh vực chung, sau đó vào các mảng nhỏ cho đến khi
tới danh sách tạp chí.


<i><b> Open J-Gate </b></i>




Open J-Gate, một cơ sở dữ liệu Ấn độ, là cổng lớn nhất để vào các tạp chí bằng tiếng Anh.
Hiện nay nó gồm khoảng 8400 tạp chí truy cập miễn phí, trong đó có hơn 5600 được thẩm
định.


Open J-Gate không phải là nơi để tìm các thơng tin tham khảo và bài báo về y học. Để
làm điều đó, hãy vào Medline/PubMed. Nhưng hãy vào đây khi cần tìm các bài báo về
những lĩnh vực khác, như khoa học xã hội chẳng hạn.


Tìm kiếm cơ bản cho bạn lựa chọn để chỉ tìm trong các tạp chí được thẩm định, chỉ trong
các tạp chí cơng nghiệp và chuyên ngành, hoặc trong cả hai. Đừng bỏ qua những tạp chí
chuyên ngành. Nhiều tạp chí trong số này có những thơng tin rất tốt, mặc dù khơng mang
hình thức của các bài báo nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

47



Đừng sợ, cũng đừng bỏ trang này. Mọi thứ sẽ tự sắp xếp ổn thỏa sau vài giây!


Khi tìm thấy thơng tin tham khảo liên quan, hãy nháy chuột vào ‘Show Details’. Bạn se
nhận được tồn bộ thơng tin tham khảo và tóm tắt. Kéo trỏ xuống cuối phần tóm tắt, tới
‘Full-Text Links’. Nháy chuột vào đây để nhận được thực đơn thả và nháy vào ‘pdf’ hoặc
lựa chọn khác. Nếu khơng thấy có gì hiện ra, hãy tìm thơng báo đã bị chặn bởi pop-ups.
Nháy chuột vào thông điệp và làm theo hướng dẫn để cho phép pop-ups.


<b>Truy cập thơng qua chương trình cung cấp quốc gia của nhà xuất bản </b>


Một số nhà xuất bản có chính sách cung cấp miễn phí một vài tạp chí nhất định cho người
dùng tin ở một số nước. Nói chung Việt Nam không đủ điều kiện được hưởng những
chương trình cung cấp quốc gia như vậy. Ví dụ, chương trình của JSTOR chỉ dành cho
khu vực Châu Phi cận Saharan. Chương trình của Association of Commonwealth
Libraries chỉ cho các trường đại học ở các thuộc địa cũ của Anh. Việt Nam đã từng thuộc
chương trình được nhận các tạp chí miễn phí từ Oxford Journals và BMJ, nhưng trong vài
năm qua, hai nhà xuất bản này đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước tham gia
chương trình. Tuy nhiên, vẫn cịn một vài cơ hội có thể khai thác.


<i><b> Danh sách tạp chí miễn phí của HighWire cho các nền kinh tế đang phát triển </b></i>


/>


HighWire Press thuộc Đại học Stanford cung cấp khoảng 100 tạp chí khoa học và y tế do
các nhà xuất bản cung cấp miễn phí cho người dùng tại các nước thu nhập thập. Không
cần đăng ký vì máy chủ tại Stanford tự động xác định vị trí của người dùng thơng qua số
IP. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là người dùng phải có số IP (Internet Protocol) ổn định
thể hiện rõ ràng họ đang ở nước nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

48



<i><b> STAR (Special Terms for Authors and Researchers) </b></i>


/>


/>


STAR của tập đoàn xuất bản Taylor and Francis nhằm hỗ trợ đưa các tạp chí tới với
những nhà nghiên cứu khơng có khả năng mua chúng. Chương trình hướng đến cá nhân
các nhà nghiên cứu hàn lâm ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp,
cung cấp truy cập miễn phí trong một thời gian giới hạn và đặt mua với giá giảm rất
nhiều. Để xem các tạp chí do Taylor and Francis xuất bản, hãy vào địa chỉ thứ 2 bên trên
và nháy chuột vào “Medicine, dentistry, nursing, and allied health” để xem danh sách.
Tiếp tục nháy chuột cho đến khi tới được các tạp chí.


<b>Truy cập thơng qua tác giả </b>



Như đã nói ở phần đầu của chương này, nhiều tác giả cho truy cập tới các ấn phẩm của
mình bằng cách gửi chúng trong những kho lưu trữ trực tuyến như PubMed Central hoặc
bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản tạp chí để đảm bảo rằng người dùng tin được truy cập
miễn phí tới bài báo của họ. Một số tác giả không gửi bản thảo cho kho lưu trữ cũng
không trả tiền cho truy cập mở, nhưng lại sẵn lòng chia sẻ tác phẩm của họ nếu được bạn
liên lạc trực tiếp.


Nếu tìm được thơng tin tham khảo tới một bài viết cần cho công việc chun mơn của
mình mà bạn lại khơng tìm được cách truy cập tới bản tồn văn, hãy liên lạc với tác giả.
Thơng tin về tác giả có trong cơ sở dữ liệu bạn đã tìm được tài liệu tham khảo. Hiện nay,
hầu như họ luôn cung cấp địa chỉ email của tác giả.


Khi viết thư, hãy giải thích bạn là ai, tại sao bạn cần bài báo, và tại sao bạn không thể lấy
được hoặc không thể trả tiền để có bản tồn văn. Hãy cho họ biết bạn là một cán bộ y tế ở
Việt Nam, tên của trường đại học hoặc bệnh viện nơi bạn đang công tác. Hỏi xem bạn có
thể xin một bản in hoặc bản điện tử của tác giả được không.



</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

49


<i><b>Bạn cần một bài báo? Hãy gửi email cho tác giả! </b></i>


<b>Truy cập thông qua các trang web lưu trữ những ấn phẩm đặc biệt và </b>


<b>loạt bài được miễn phí </b>



/> />


/>


Các tạp chí đơi khi xuất bản các bài báo về một chủ đề cụ thể trong cùng một số đặc biệt
(tất cả bài báo cùng nhau) hoặc theo một chuỗi (các bài báo được chia thành vài số). Ngay
cả khi thông thường bạn không thể truy cập tới tạp chí đó, bạn vẫn có thể đọc số đặc biệt
hoặc một chuỗi các số này miễn phí. Việc truy cập đòi hỏi phải đăng ký, nhưng đăng ký
được miễn phí.


Nếu một chuỗi hoặc một số đặc biệt đề cập tới một chủ đề y tế then chốt, các ấn phẩm có
thể được ‘lưu trữ’ ở đâu đó, có nghĩa là bạn có thể truy cập được chúng miễn phí qua một
<i>con đường khác. Ví dụ như chuỗi ấn phẩm nổi tiếng do Lancet xuất bản về các chủ đề như </i>
sức khỏe sinh sản và tình dục, sống cịn trẻ em, bà mẹ và trẻ em thiếu dinh dưỡng. Đường
dẫn tới một vài ví dụ đã được đưa ra ở bên trên.


Nếu có các thơng tin tham khảo, bạn cũng có thể truy cập được nhiều số và chuỗi các bài
báo đặc biệt thông qua HINARI (mô tả ở phần sau của chương này) nếu cơ quan của bạn
có đăng ký HINARI. Nhưng hãy cẩn thận! Với HINARI, trong cùng một lần truy cập, bạn
được phép tìm và tải tất cả các bài báo xuất bản trong một chuỗi, nhưng bạn khơng được
phép tải tồn bộ một số tạp chí, dù cho đó là số đặc biệt.


<b>Truy cập tới các tạp chí được ‘trả trước’ thông qua thư viện địa phương </b>


Thật tuyệt là giờ đây nhiều tạp chí điện tử có thể được lấy nhờ truy cập miễn phí và qua

các chương trình cung cấp quốc gia. Thế nhưng với các tạp chí thơng thường phải trả tiền
mua thì sao? Nhiều tạp chí trong số đó miễn phí với bạn, nhưng bạn không thể tiếp cận
chúng với tư cách cá nhân mà phải thông qua thư viện hoặc qua trung tâm học liệu tại địa
phương.


Các tạp chí loại này đơi khi được coi như dạng ‘trả trước’. Chúng được miễn phí cho bạn
vì có ai đó đã chịu các chi phí. Một số được các nhà xuất bản cung cấp qua các chương
trình quốc tế như HINARI. Một số được các nhà tài trợ trả tiền thông qua INASP/PERii.
Một số khác được mua bởi thư viện hoặc liên hợp thư viện. Những gì có ở một thư viện
cụ thể phụ thuộc vào những gì các thủ thư đã mua hoặc đăng ký.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

50


tổ chức hoặc cơ quan không thuộc khối hàn lâm, hãy nhớ rằng một số thư viện hoặc trung
tâm học liệu vẫn phục vụ bạn đọc ngoài.


Để bắt đầu, hãy đến thư viện và nói chuyện với thủ thư xem có những tạp chí điện tử nào
và làm sao bạn có thể truy cập được chúng. Hệ thống của thư viện này khác với hệ thống
ở thư viện khác. Bạn có thể mở được các tạp chí từ máy tính của mình, sử dụng một tên
truy cập và mật mã hoặc cần những tên truy cập và mật mã riêng cho mỗi chương trình.
Hoặc bạn có thể vào được các tạp chí bằng cách sử dụng máy tính của cơ quan với số IP
(Internet protocol) mà thư viện đã đăng ký với chương trình truy cập và nhà xuất bản của
tạp chí.


Lưu ý là khi tìm kiếm tài liệu tham khảo trong Medline/PubMed và sau đó cố gắng lấy
được bản toàn văn mà bạn được phép lấy qua thư viện của mình, bạn có thể khơng lấy
được. Bạn có thể nhận được thơng báo phải trả tiền để tải bản pdf. Đừng bỏ cuộc! Hãy
viết lại các thông tin tham khảo và vào trực tiếp trang web của nhà xuất bản thông qua thư
viện. Nếu vẫn không vào được bài báo, hãy nói với thủ thư.



<b>Truy cập thơng qua Dự án tài trợ tạp chí </b>



/>


JDP giúp các thư viện trường đại học ở một số vùng nhất định truy cập được các tạp chí
trực tuyến với một mức giá chấp nhận được và xây dựng bộ sưu tập lưu trữ các số cũ. Dự
án này cũng đã được triển khai tại Việt Nam. Nháy chuột vào ‘Areas of focus’, ‘Vietnam’,
và sau đó là bản pdfs để nắm được thông tin, bao gồm cả danh sách các tạp chí có ở Việt
Nam tại các thư viện khác nhau.


<b>Truy cập qua INASP/PERii </b>



o


Một số đơn vị tài trợ hỗ trợ chi phí truy cập tới các tạp chí thơng quan PERii (Programme
for the Enhancement of Research Information), một chương trình của INASP
(International Network for the Availability of Scientific Publications). Một nhóm trung
ương ở mỗi nước điều phối hoạt động của PERii, các đơn vị nộp đơn và đăng ký tham gia
với văn phịng quốc gia. Các nguồn thơng tin truy cập qua PERii ở các nước có sự khác
nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

51


Tiếp tục nháy chuột vào tên cụ thể của một nhà xuất bản, chẳng hạn như NPG (Nature
Publishing Group), để xem nhà xuất bản này cung cấp cái gì ở Việt Nam thơng qua PERii.
Sau đó, cuốn xuống trang của nhà xuất bản và nháy chuột vào ‘PERii registration system’.


Danh sách các nước được khai thác các tạp chí của NPG sẽ hiện ra. Tìm và nháy chuột
vào Việt Nam.


Danh sách các cơ quan đăng ký với PERii ở Việt Nam được hiển thị.



Tuy nhiên không phải tất cả các đơn vị này đều đã đăng ký với NPG. Nếu nháy chuột vào
tên cơ quan mình, bạn có thể nhận được thơng báo là cơ quan bạn đã đăng ký rồi. Thông
báo trông như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

52


Nếu cơ quan bạn không được liệt kê trong danh sách của cả nước, có nghĩa là bạn chưa
thuộc PERii. Hãy liên hệ với thủ thư để yêu cầu họ làm việc đó. Nếu cơ quan của bạn đã
có tên trong danh sách, nhưng chưa đăng ký với các tạp chí của một nhà xuất bản cụ thể
nào đó, bạn cũng nên báo cho thủ thư của cơ quan mình biết để họ đăng ký.


Nếu bản thân bạn là thủ thư, hãy quan tâm đến vấn đề này! Hãy đảm bảo là người dùng
của bạn được truy cập tới tất cả những nguồn tin của PERii.


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

53


<i><b>Bảng tên bị bỏ quên: Câu chuyện về nguồn lực bị bỏ qua </b></i>



Một nhóm giảng viên INFORM tới thăm trường đại học để gặp gỡ lãnh đạo khoa y và bàn
kế hoạch tổ chức các hội thảo INFORM tại chỗ về truy cập thông tin. Một giảng viên
INFORM đang cùng với Trưởng khoa đi dọc hành lang Khoa Y, xem xét trang thiết bị và
trò chuyện về các chủ đề sẽ được đưa vào nội dung hội thảo.


“Dĩ nhiên hội thảo sẽ cung cấp các cách khác nhau để truy cập tài liệu toàn văn,” giảng
viên nói. “Chúng tơi sẽ mơ tả các cách khác nhau để tìm được các bài báo miễn phí và
giới thiệu các chương trình truy cập như HINARI và INASP/PERii.”



“Khơng cần INASP!” ơng Trưởng khoa kêu lên. Ơng dừng bước, dựa lưng vào bảng tin
và nói bằng một giọng mệt mỏi, “Tơi đã nghe nói về tổ chức này, các đồng nghiệp ở nơi
khác đều nói là chương trình PERii rất tuyệt vời. Nhưng họ chẳng làm gì ở nước tơi cả.
Tơi thấy thực sự thất vọng vì họ khơng giúp chúng tơi truy cập các nguồn thơng tin trực
tuyến. Vậy nên chẳng có lý do gì để nhắc đến họ trong hội thảo.”


“Uhmm, thưa ông,” giảng viên đáp lời. “Tôi nghĩ là ông nên nhìn vào cái bảng tin sau
lưng xem sao.”


Ông Trưởng khoa bước lên một bước, quay lại sau, và bắt đầu cười. Ông đã dựa vào một
tấm áp phích do thư viện khoa Y treo lên, trên đó nói rằng cộng đồng trường đại học được
truy cập tới hàng ngàn tạp chí trực tuyến thơng qua chương trình PERii, đồng thời hướng
dẫn cách để các giáo viên, nhà nghiên cứu và sinh viên có thể nhận được các mật mã cần
thiết để truy cập các tài liệu này. Tấm áp phích hơi bẩn, và rõ ràng là nó đã được treo ở đó
một thời gian rồi, ít nhất là một năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

54


<b>Truy cập qua các chương trình của UN: HINARI, AGORA, OARE </b>



(HINARI)


(AGORA)


(OARE)


Ba chương trình truy cập chính —HINARI, AGORA, và OARE— đều dựa vào các cơ
quan Liên hợp quốc (UN). HINARI là chương trình truy cập cực kỳ giá trị cho nhân viên
y tế ở hầu hết các nước thu nhập thấp. AGORA và OARE cũng cung cấp những nguồn
thông tin phong phú tương tự ở các lĩnh vực khác—AGORA về nông nghiệp, dinh dưỡng


và các chủ đề liên quan, OARE về các chủ đề môi trường và phát triển. Các cơ quan chính
phủ và hàn lâm của Việt Nam đều được truy cập cả ba chương trình này.


Thơng tin dưới đây mơ tả HINARI. OARE được bố trí tương tự; AGORA sử dụng một
giao diện khác. Tất cả các chương trình đều có hướng dẫn người dùng trực tuyến. Tiếc là
phần hướng dẫn người dùng của HINARI đồ sộ, phức tạp và quá nhiều chi tiết, dẫn đến
việc khó tìm được những điểm cần thiết về cách sử dụng hệ thống. Thông tin trong mấy
trang sau là khá đủ. Hãy làm theo những hướng dẫn này, HINARI sẽ làm việc cho bạn!
Các nước được phép truy cập HINARI được chia thành hai nhóm. Nhóm 1, bao gồm Việt
Nam, được nhận các nguồn HINARI miễn phí, trong khi các nước nhóm 2 trả một khoản
lệ phí nhỏ hàng năm để có quyền truy cập. Các nước không được liệt kê trong cả hai
nhóm là các nước khơng được tham gia chương trình.


Để sử dụng HINARI, bạn phải thơng qua một đơn vị đã đăng ký. Cá nhân không được cấp
riêng tài khoản. Để kiểm tra xem liệu cơ quan bạn đã đăng ký chưa, hãy vào trang chủ
HINARI, nháy chuột vào ‘Register’, sau đó vào ‘Registered Universities…’. Nếu cơ quan
bạn khơng có tên trong danh sách, hãy liên hệ với thủ thư và/hoặc giám đốc và đề nghị họ
đăng ký.


Không chỉ các đơn vị đào tạo mới được phép khai thác HINARI. Các văn phòng bộ, các
bệnh viện, trung tâm y tế đều có thể đăng ký. NGOs cũng vậy, chừng nào họ còn được
giới hạn theo quốc gia. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ với nhóm
HINARI ().


Các đơn vị khác nhau có những cách truy cập HINARI khác nhau. Hãy trò chuyện với thủ
thư để tìm hiểu về hệ thống ở cơ quan bạn. Bạn có thể phải đăng nhập vào trang web của
thư viện bằng tài khoản cá nhân, sau đó nháy chuột vào đường dẫn bên trong tới HINARI,
hoặc có thể được cung cấp tên truy cập và mật mã của đơn vị, hoặc cũng có thể phải sử
dụng máy tính của đơn vị. Nếu bạn biết rằng cơ quan mình có đăng ký với HINARI,
nhưng không làm sao có được các thơng tin về việc truy cập, hãy liên hệ văn phòng


HINARI. Họ có thể giúp bạn.


<i><b>Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. </b></i>



<i><b>“Info worth many millions of dollars </b></i>
<i><b>Via free access—‘Yippee!’ we holler! </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

55


Nếu cơ quan bạn dùng tên và mật khẩu, bạn có thể muốn viết chúng vào đây, trong bản in
của cuốn sách này, hoặc lưu trong danh bạ trên điện thoại di dộng của mình. Hãy cẩn
thận! Nếu tên truy cập và mật khẩu của bạn có số không (0), bạn phải dùng đúng, đừng
nhầm sang chữ ‘O’ viết hoa.


Tên truy cập HINARI của chúng tôi là______________________________
Mật khẩu HINARI của chúng tôi là ______________________________


<i><b> HINARI thật chán (#2) </b></i>



INFORM được mời tới tập huấn tại trường đại học y ở một nước thu nhập thấp. Khi giảng
viên INFORM tới, anh đến gặp các cán bộ thư viện. “Vấn đề cơ bản của chúng tôi là
HINARI!” một người nói. “Chúng tơi có tên truy cập và mật khẩu, nhưng chúng không
hoạt động. Các giảng viên cũng gặp phải vấn đề như vậy. HINARI thật chán!”


“Tơi có thể xem được không?” giảng viên hỏi. Rồi anh ngồi cùng một cán bộ thư viện,
xem người này vào trang HINARI và thử đăng nhập. Kết quả hiện ra một thông báo là
‘Không xác thực được’.


“Hmmmm…” giảng viên nói. “Tơi thấy chị nhập chữ ‘O’ hoa trong phần mật khẩu, tơi
nghĩ đó phải là số ‘0’. Vì mật khẩu chỉ hiện ra dưới dạng các dấu , nên chúng ta


thực sự khơng chắc nó có đúng khơng. Hãy nhập lại mật khẩu trong Word.”


Người thủ thư mở một văn bản Word và nhập lại mật khẩu, vốn là một dãy số. Nhưng
những gì hiện ra trên màn hình lại không phải là một dãy số mà là một dãy các biểu tượng
<b>như sau: ?=/(&! “Cái gì thế này?!” người thủ thư la lên. </b>


“Bàn phím của chị khơng chuẩn,” giảng viên giải thích. “Những gì hiện ra khơng phải là
những gì chị thực sự đã nhập vào. Hãy nhờ ai đó ở bộ phận IT giúp chị giải quyết vấn đề
này.”


Người thủ thư làm theo, và sau đó khơng có khó khăn gì để vào được HINARI. Họ thơng
báo cho cả trường biết, cảnh báo về lỗi O/0 và sự cần thiết phải có bàn phím chuẩn. Chẳng
bao lâu sau mọi người đều hết lời ca ngợi HINARI.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

56


thuật và các tài liệu khác được chương trình cung cấp. Nếu không, hãy nháy chuột vào
‘Full text journals…’ ở cột phía tay trái trên trang chủ HINARI.


Trên trang nguồn lực, bạn sẽ tìm thấy các danh sách những tạp chí do HINARI cung cấp.
Danh sách này thường thay đổi nhưng hiện tại đang có hơn 7000 nhan đề. Sau mỗi nhan
đề đều có khoảng thời gian đi kèm. Đó là những số và tập của tạp chí có trong HINARI và
rất hay thay đổi.


Khơng phải tất cả các tạp chí được liệt kê trên trang nguồn lực đều có ở tất cả các nước.
Mỗi năm các nhà xuất bản tham gia vào chương trình lại quyết định xem những nước nào
được nhận các tạp chí của họ. Nếu một nhà xuất bản chuẩn bị ngừng cung cấp truy cập đối
với các tạp chí của mình ở một nước cụ thể nào đó, văn phịng HINARI sẽ thơng báo cho
các đơn vị đăng ký sử dụng HINARI ở nước đó biết.



<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Các tạp chí được liệt kê tại trang HINARI khơng phải đều có ở mọi nước đăng ký </b></i>
<i><b>HINARI—ngay cả với những nước ở nhóm 1 như Việt Nam. </b></i>


Tin tốt là trang nguồn lực tại HINARI đã được cải thiện để cung cấp được những thông tin
cụ thể cho từng nước. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang làm việc tại một cơ quan có đăng
ký HINARI ở Việt Nam, bạn có thể xem được danh sách những tạp chí được quyền truy
cập tồn văn và những tạp chí khơng thể. Một lần nữa, để xem được những thông tin này,
bạn phải đăng nhập, dù qua kết nối của cơ quan hay sử dụng tên truy cập và mật mã do
cán bộ thư viện ở cơ quan bạn cung cấp.


Hãy vào ‘Find journals by subject category’, và lựa chọn một chủ đề. Bạn sẽ nhận được
danh sách các tạp chí HINARI về chủ đề đó. Chúng được chia thành các tạp chí lấy được
tồn văn qua HINARI và những tạp chí ở Việt Nam các bạn khơng truy cập được tồn
văn. Bạn cũng nhận được những thông tin tương tự nếu tìm tạp chí theo nhan đề, theo
ngôn ngữ hoặc theo nhà xuất bản. Ví dụ, nếu bạn nháy chuột vào ‘Find journals by
publisher’, bạn sẽ có danh sách các nhà xuất bản tham gia vào chương trình HINARI, chia
theo những nhà xuất bản cho phép truy cập và những nhà xuất bản không cho phép truy
cập ở Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

57


Nếu bạn đăng nhập vào HINARI qua một cơ quan thuộc quốc gia được toàn quyền truy
cập, bạn có thể vào được tồn bộ 120 tạp chí sản và phụ khoa này. Trang đầu tiên sẽ trơng
như hình ảnh màn hình dưới đây, và tất cả 120 tạp chí đều được đánh dấu bằng hình
vng màu xanh.


Nếu bạn đăng nhập vào HNARI qua một cơ quan Việt Nam đã đăng ký chương trình, bạn
sẽ nhận được bản danh sách khác, trong đó có 72 tạp chí về sản phụ khoa- bao gồm 29


nhan đề miễn phí với mọi người, và 43 nhan đề khác cung cấp bởi các nhà xuất bản khác
nhau tham gia chương trình- tất cả đều được đánh dấu màu xanh. 48 tạp chí khơng truy
cập được gồm những tạp chí từ Elsevier, Springer, và Lippincott, Williams & Wilkins, tất
cả những nhà xuất bản đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được nhận miễn phí
tạp chí của họ thơng qua HINARI.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Tại trang HINARI có bộ lọc theo quốc gia </b></i>
<i><b>giúp bạn xem được những tạp chí có ở Việt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

58


Việt Nam trên thực tế không truy cập được tới tất cả các tạp chí được đánh dấu màu xanh.
Các hướng dẫn khai thác HINARI đưa ra trên trang web của WHO khuyến cáo những lỗi
như vậy nên được báo với văn phịng HINARI để họ có thể khắc phục. Vấn đề trên có thể
do tạp chí đó trong danh sách dành cho Việt Nam vốn không truy cập được và do vậy, cần
bị đưa ra khỏi danh sách. Hoặc cũng có thể là nhà xuất bản vẫn định cho truy cập tới tạp
chí đó, nhưng đường dẫn bị trục trặc đâu đó. Vì vậy, hãy thông báo cho văn phòng
HINARI được biết!


<i><b>Sử dụngMedline/PubMed và HINARI cùng nhau </b></i>


Đặc điểm hữu ích nhất của HINARI là cho phép bạn tìm kiếm trong Medline/PubMed lấy
các bài tồn văn trong hầu hết các tạp chí được đưa vào chương trình HINARI. Có nhiều
triệu những bài báo như vậy. Nếu tìm kiếm trong Medline/PubMed một cách chính xác,
bạn có thể truy cập những bài báo này mà không mất phí. Tuy nhiên, bạn cần làm một
cách cẩn thận, nếu không bạn sẽ bị chặn khơng mở được tồn văn.


Trước tiên hãy đăng nhập và vào trang nguồn lực HINARI. Sau đó nháy chuột vào


‘Search HINARI articles through PubMed (Medline)’. Khi tới Medline/PubMed, nhập
lệnh tìm, nhấn ‘Search’ và tiến hành tìm kiếm.


<i>Khơng vào trang giới hạn và nháy chuột vào ‘Links to free full text’. Nếu làm như vậy, </i>


bạn sẽ không lấy được những bài báo được truy cập miễn phí nhờ HINARI!


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Khơng bao giờ sử dụng chức năng lọc ‘links to free full text’ của Medline/PubMed </b></i>
<i><b>khi bạn đang ở trong HINARI! </b></i>


Kết quả của bạn được chia thành ba nhóm, xếp vào ba thanh ở phía bên phải với các tên
khác nhau. Thanh ‘All’ bao gồm thông tin tham khảo tới tất cả các bài báo phù hợp với
yêu cầu tìm kiếm. Thanh ‘Free Full Text’ bao gồm thông tin tham khảo tới các bài báo
được truy cập miễn phí. Thanh thứ 3, ‘HINARI’, gồm thông tin tham khảo tới các bài báo
trong các tạp chí do HINARI cung cấp.


Lưu ý là trong nhóm HINARI cũng có những bài báo miễn phí. Đó là do một số nhà xuất
bản, thông qua HINARI, cung cấp truy cập tới các số gần đây của họ- vốn thông thường
phải đặt mua- nhưng cũng đồng thời cung cấp truy cập tới các số cũ hơn- vốn được miễn
phí cho tất cả mọi người sau một thời gian ‘cấm vận’ nhất định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

59


Nếu nháy chuột vào nút HINARI, bạn sẽ được kết nối tới trang web nhà xuất bản, nơi có
<i>thể đọc và tải bản tồn văn, miễn phí, chừng nào các nhà xuất bản còn cho phép người </i>


<i><b>dùng ở Việt Nam được quyền truy cập. Thư viện y học quốc gia Hoa Kỳ khơng có bộ lọc </b></i>



theo quốc gia cho Medline/PubMed. Điều này có nghĩa là người dùng tìm kiếm ở Medline
cho bài báo trong các tạp chí HINARI sẽ nhận được cùng một kết quả, dù họ đang ở
những quốc gia được nhận tất cả các tạp chí trong HINARI hay ở những quốc gia chỉ
nhận được một phần các tạp chí này.


Tóm lại, bạn có thể sử dụng PubMed để lấy được các bài báo toàn văn do HINARI cung
cấp nếu:


 Tạp chí liên quan có trong danh sách HINARI cho Việt Nam.


 Cơ quan/tổ chức của bạn có đăng ký với HINARI, và bạn đã đăng nhập.
 Bạn đã truy cập Medline/PubMed từ trang web HINARI.


<i> Bạn không vào trang giới hạn (Limits) và nháy chuột vào ‘Links to free full text’. </i>
 Sau khi thực hiện lệnh tìm, bạn đã nháy chuột vào thanh HINARI để đến nhóm kết quả


là những thơng tin tham khảo tới các bài báo trong các tạp chí do HINARI cung cấp.
 Bạn đã tìm được một tài liệu tham khảo thú vị và đến trang tóm tắt của tài liệu đó.
 Bạn đã nháy chuột vào nút HINARI trên trang tóm tắt để đến được trang nhà xuất bản.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Không có bộ lọc theo quốc gia trong Medline/PubMed. </b></i>


<i><b>Người dùng ở Việt Nam sẽ tìm thấy nhiều bài báo trong HINARI mà họ không mở </b></i>
<i><b>được. </b></i>


Nếu đã làm đúng cách và vẫn khơng lấy được tài liệu tồn văn, hãy ghi lại thông tin tham
khảo rồi quay trở lại trang HINARI, tìm tạp chí đó trong danh sách, kiểm tra xem liệu nó
có được liệt kê trong danh sách miễn phí cho người dùng ở Việt Nam không. Nếu có,


nháy chuột vào đường dẫn tới trang web tạp chí rồi tìm bài báo trong đó. Thậm chí nếu
LinkOut từ PubMed không dẫn đến bản toàn văn, cách này vẫn thường hiệu quả. Nếu
khơng, hãy thơng báo cho văn phịng HINARI được biết!


Hãy nhớ rằng PubMed khơng thể tìm được thơng tin tham khảo tới các tạp chí khơng
được đánh chỉ mục trong Medline. Do vậy một số tạp chí có trong HINARI ở một số lĩnh
vực nhất định không thể tìm được qua PubMed. Tuy nhiên, bạn có thể truy cập các bài
báo tồn văn trong những tạp chí này bằng cách đăng nhập vào trang HINARI, chọn tạp
chí theo nhan đề, sau đó nháy chuột vào đường dẫn tới tạp chí. Cách này đặc biệt quan
trọng nếu bạn làm trong một lĩnh vực khơng hồn tồn là y.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Khơng phải tất cả các ‘tạp chí HINARI’ đều được đánh chỉ mục trong </b></i>
<i><b>Medline/PubMed. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

60


<i><b> HINARI thật chán (#1) </b></i>



Hai giảng viên NFORM tới một nước Châu Phi để hỗ trợ các khóa tập huấn thông tin cho
cán bộ y tế. Khi tới một trong những điểm tập huấn, họ được đón tiếp bởi một nhóm các
bác sĩ và điều dưỡng trẻ, những người rất hồi nghi về HINARI.


“Chúng tơi đã thử rồi, nhưng nó khơng hoạt động,” một bác sĩ bộc trực nhất nói.


“Đúng là HINARI đã có một số trục trặc kỹ thuật,” một giảng viên đáp, “nhưng hầu như
đã khắc phục được hết. Hiện nay hệ thống vận hành tương đối tốt.”


“Không, không phải vậy!” một học viên khác khăng khăng. “Chúng tôi đã thử đi thử lại


nhưng vẫn không truy cập được bất cứ bài toàn văn nào. Hệ thống thật là chán!”


“OK,” giảng viên còn lại nói. “Hãy cho chúng tơi xem các bạn làm thế nào và thử xem
chúng ta có thể phát hiện được vấn đề và khắc phục được chúng khơng?”


Vì vậy cả nhóm cùng ngồi xuống, vào mạng, sử dụng máy chiếu để tất cả cùng theo dõi
được những gì đang diễn ra. Bài tập đã cho thấy:


 Một số học viên lớp tập huấn đã sử dụng HINARI mà không dùng tên truy cập và mật
khẩu do nghĩ rằng khơng cần thiết vì nước họ đủ điều kiện tham gia chương trình và cơ
quan họ đã đăng ký rồi.


 Một số sử dụng tên truy cập và mật khẩu đã hết hạn.


 Một số đăng nhập vào HINARI, kết nối với Medline, thực hiện lệnh tìm, nhưng sau đó
khơng nháy chuột vào nút ‘HINARI journals’ button để lấy toàn văn với lý luận rằng
“Chúng ta đã ở trong HINARI, tại sao lại phải nháy chuột vào HINARI lần nữa?”
 Một số đã tới được trang web của nhà xuất bản, xem được các bài tóm tắt nhưng khơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

61


<b>Tìm kiếm tài liệu tham khảo tới sách và tư liệu xám </b>


Như đã đề cập ở phần trước, nơi tốt nhất để tìm thơng tin tham khảo tới sách và rất nhiều
tài liệu xám chính là mục lục thư viện hay OPAC (online public-access catalogue), nơi
chứa thông tin thư mục về các xuất bản phẩm do thư viện quản lý. Những tài liệu này
được coi như vốn tài liệu của thư viện, gồm có sách, các tạp chí thư viện đặt mua và các
tài liệu xám ở thư viện. Thơng thường trên OPAC khơng có các thơng tin về từng bài trích
tạp chí.


Thư viện sử dụng những phần mềm xây dựng mục lục khác nhau, vì vậy màn hình tìm


kiếm cũng có thể trơng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các OPAC đều có những chi tiết
tương tự và khá dễ sử dụng.


<b>Hãy bắt đầu từ quanh mình, và sau đó hãy nhìn ra xa </b>



Một lần nữa xin được nhắc lại, lời khuyên đầu tiên vẫn là: “tìm quanh chỗ bạn”. Hãy tìm
ở bất cứ thư viện nào có kết nối với một trường đại học, trường đào tạo, bệnh viện, NGO
hay một cơ quan chính phủ, và tất nhiên là trung tâm học liệu gần nhất. Những gì tìm thấy
có thể làm bạn kinh ngạc. Nhưng hãy lên mạng và khám phá các thư viện khác, thậm chí
là những thư viện ở xa. Tại sao vậy? Vì một số lý do như sau:


 Nếu tìm thấy một cuốn sách mà bạn muốn đọc, thư viện có thể mua một bản cho bạn
hoặc mượn cho bạn qua hệ thống mượn trả liên thư viện hoặc các thỏa thuận phân phối
tài liệu.


 Nếu tìm trong mục lục liên hợp của các thư viện trong cùng một khu vực địa lý, bạn có
thể khám phá được các thư viện địa phương khác, nơi có thể đến và khai thác các
nguồn tư liệu.


 Nếu có kinh phí mua sách, bạn có thể sử dụng OPACs để xem các thư viện lớn trên thế
giới đã lựa chọn những sách gì để mua.


 Và, có lẽ tốt hơn cả, bạn chẳng mấy chốc sẽ phát hiện ra rằng một số lượng khổng lồ
sách được liệt kê trong các phân hệ OPAC đều là những cuốn sách điện tử, trực tuyến,
miễn phí mà bạn có thể truy cập chỉ bằng một cái nháy chuột.


<b>Các dạng OPACs khác nhau </b>



(Danh sách các thư viện quốc gia)



(British Library)


(Mục lục tại thư viện quốc hội Hoa Kỳ)


(COPAC ở Anh)


(Mục lục Thư viện y khoa quốc
gia Hoa Kỳ)


(Mục lục/ cơ sở dữ liệu thư viện WHO)


Phần lớn các OPACs đều của những thư viện riêng lẻ, chẳng hạn như thư viện tại các
<i>trường đại học. Tuy nhiên, có một số là mục lục của các thư viện quốc gia với vốn tài liệu </i>
vô cùng lớn, điển hình phải kể đến Thư viện Anh và Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Trên
Wikipedia có thể thấy một danh sách các thư viện quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

62


<i>Các mục lục thư viện còn bao gồm cả mục lục chủ đề. Trong lĩnh vực y và sức khỏe, các </i>
OPAC chính có thể kể đến OPAC của WHO và của Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.
Mục lục của WHO liên quan mật thiết tới các cán bộ làm việc ở những quốc gia có thu
nhập thấp.


<b>Tìm kiếm OPACs </b>



(Danh sách Libdex của các thư viện theo quốc gia)


(Thư mục Google)


Nếu biết địa chỉ của một OPAC nào đó, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là mở trình duyệt


WWW ra, nhập địa chỉ vào và ấn ‘Go’. Nhưng làm thế nào để tìm được các địa chỉ
OPAC? Có thể tìm trong LibDex, danh sách gồm mười ngàn thư viện trên khắp thế giới,
được xếp theo quốc gia. Cách khác nữa là dùng Google Directory, làm theo các bước sau:
Reference>Education>Colleges và Universities>Asia>Vietnam. Tìm một trường đại học
cụ thể và vào trang web của nó. Sau đó, trên trang chủ, tìm đến thư viện và mở OPAC.


<i><b>Ngồi tại máy tính của mình, bạn có thể ‘tới thăm’ các thư viện trên khắp thế giới. </b></i>


<b>Tìm kiếm thơng tin về sách qua các nhà xuất bản và phân phối sách </b>



(Amazon ở Anh)


(Google Books)


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

63


<i><b>SÁCH </b></i>



Công nghệ thông tin mới nhất, dường như chắc chắc sẽ cải tổ lĩnh vực thông tin, là thiết bị
Bio-Optic Organized Knowledge mới, được biết đến như một cuốn ‘SÁCH’. SÁCH là
một kỳ quan công nghệ: không dây, khơng mạch điện, khơng pin, chẳng có gì để kết nối
hay khởi động. SÁCH rất đơn giản, thậm chí một đứa trẻ cũng có thể sử dụng được. Gọn
và cầm theo được, SÁCH có thể được sử dụng ở mọi nơi, nhưng lại đủ mạnh để lưu trữ
được nhiều thông tin như một đĩa CD-ROM.


<i><b>Bạn đọc sử dụng một thiết bị bio-optic organized knowledge, được biết đến như một </b></i>
<i><b>cuốn sách. </b></i>


Một cuốn SÁCH gồm có các tờ đánh số liên tục, mỗi tờ có khả năng chứa đến hàng ngàn
bít thơng tin. OPT (Opaque Paper Technology) cho phép các nhà sản xuất sử dụng cả hai


mặt của tờ giấy, nhân đôi mật độ thông tin. Các trang được kết với nhau theo đúng thứ tự
của chúng.




Một cuốn SÁCH có thể được cầm bất cứ lúc nào và sử dụng chỉ bằng cách mở ra mà thôi.
Không cần phải có mật khẩu. Mỗi tờ được người dùng quét bằng mắt, nhập thông tin trực
tiếp vào não bộ. Gẩy nhẹ ngón tay là người đọc đã sang tờ kế tiếp.


SÁCH không bao giờ bị treo máy hoặc phải khởi động lại. Chức năng ‘duyệt’ cho phép
người vận hành có thể tới hoặc lui tới bất kỳ tờ nào. Nhiều cuốn SÁCH cịn có bảng chỉ
mục, định vị chính xác bất kỳ thông tin chọn lựa nào cần truy cập tức thì. Một thiết bị
Bookmark (đánh dấu trang) giúp người vận hành mở SÁCH ra đúng ở nơi lần trước dừng
lại, thậm chí ngay cả khi SÁCH đã được gập lại. Bookmark phù hợp với chuẩn tồn cầu,
do vậy, một Bookmark có thể được sử dụng trong nhiều cuốn SÁCH khác nhau, cũng như
trong một cuốn sách có thể sử dụng nhiều Bookmark.


Người dùng cũng có thể ghi chú bên cạnh các câu chữ của SÁCH bằng một cơng cụ lập
trình tùy chọn gọi là ‘Portable Erasable Nib Cryptic Intercommunication Language
Styluses’ hay ‘PENCILS’ (bút chì).


Cầm tay được, bền bỉ, giá cả hợp lý, SÁCH đang được đưa ra dồn dập, báo trước một làn
sóng giải trí khổng lồ. Sức hấp dẫn của SÁCH có vẻ rất chắc chắn, đến độ hàng ngàn
người sáng tạo nội dung đã nhập cuộc và các nhà đầu tư nghe nói đang chen chúc vào
hiện tượng mới này. Hãy chờ đợi một trận lụt các nhan đề mới!


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

64


<b>Truy cập toàn văn sách và tài liệu xám </b>




So với các tạp chí tồn văn, các sách được điện tử hóa tồn bộ nội dung vẫn còn tương đối
hiếm. Tuy nhiên, chúng đang xuất hiện ngày càng nhiều. Phần lớn trong số đó là những
cuốn tiểu thuyết hoặc các tác phẩm về những chủ đề phổ thơng, nhưng vẫn có những ấn
phẩm chuyên ngành.




Sách điện tử thường có ở dạng tồn văn pdf, bạn có thể tải về máy tính của mình. Tuy
nhiên, bạn cũng nên biết rằng một số cuốn sách điện tử ở dạng kỹ thuật số tương đương
như tài liệu tham khảo dạng in. Cũng giống như việc bạn không thể mượn một cuốn bách
khoa thư ra khỏi thư viện, bạn cũng không thể tải về được phần lớn các sách tham khảo
dạng điện tử.


Tài liệu xám trực tuyến miễn phí là một mảng văn bản hữu ích khác. Xin nhắc lại, tài liệu
xám gồm các báo cáo và những tư liệu do các tổ chức và cơ quan soạn thảo nên. Gần như
tất cả những đơn vị chủ chốt trong lĩnh vực sức khỏe quốc tế đều có các tài liệu xám và để
chúng trực tuyến, thường ở dạng pdf có thể tải về miễn phí.


Đơi khi bạn có thể gặp rắc rối trong việc xác định một ấn phẩm cụ thể là sách hay tài liệu
xám. Đừng lo lắng! Phần lớn các trường hợp, việc phân định rõ ràng là điều không quan
trọng. Nếu văn bản đó sẽ được sử dụng như tài liệu tham khảo trong một hoạt động
chun mơn- nghiên cứu, hoạch định chính sách, ra quyết định lâm sàng- thì đó phải là tài
liệu có chất lượng hàn lâm và được lấy từ một nguồn thông tin tin cậy. Không quan trọng
việc đó là sách hay tài liệu xám. Cũng vì lý do đó mà các trang sau sẽ khơng tách biệt giữa
sách và tài liệu xám.


<b>Các nguồn sách điện tử/tài liệu xám miễn phí nói chung </b>



(Questia)



(NetLibrary)


(eBooks)


(Google Directory e-books)


(Google Books)


Như thường lệ, nơi tốt nhất để bắt đầu chính là thư viện của bạn. Trước tiên, hãy kiểm tra
xem liệu các thư viện gần nơi bạn ở có cuốn sách điện tử nào không. Hãy nhờ thủ thư
giúp! Ngồi ra, bạn có thể muốn khám phá một số trang sách điện tử thương mại, ví dụ
như những địa chỉ liệt kê trên đây. Những trang này cung cấp thông tin về sách, trong đó
có một số cuốn miễn phí. Bạn cũng có thể tìm thấy những nguồn sách điện tử chung trong
các phần sách điện tử của.


Google Books được liệt kê ở đây chỉ bởi nó được sử dụng rộng rãi. Như đã nói ở phần
trước, đây không phải là nơi để tìm kiếm sách điện tử miễn phí. Google Books đem lại
một ấn tượng sai lầm rằng sách đều chỉ có bán, thậm chí ngay cả khi chúng có thể được tải
về miễn phí từ đâu đó, như từ trang WHO chẳng hạn!


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

65


<b>Các nguồn chung cho sách và tài liệu xám trong lĩnh vực sức khỏe </b>



Trên Web có rất nhiều sách điện tử và tài liệu xám về sức khỏe. Hầu hết các tổ chức được
liệt kê trong cuốn tài liệu này đều để các xuất bản phẩm của họ trên mạng mà không thu
bất cứ chi phí nào. Khi vào trang web của một tổ chức, hãy tìm các xuất bản phẩm của tổ
chức này. Chúng có thể được để trong phần ‘publications’ hoặc ẩn dưới những nhan đề


khác như ‘resources’ hay ‘technical information’. Những chương sau sẽ hướng dẫn chi tiết
cách tìm sách điện tử và tài liệu xám trong những chuyên ngành cụ thể, những trang
chung dưới đây cũng là những địa chỉ tốt để tìm kiếm.


<i><b> MedicalStudent </b></i>


(Medical Student)


Trang này cung cấp truy cập tới hàng trăm cuốn sách điện tử về nhiều chuyên ngành y.
Nhiều chủ đề có liên kết tới các phần tương ứng của Merck Manual và eMedicine cũng
<i>như những nguồn khác, chẳng hạn một số cuốn kinh điển từ BMJ như Statistics at square </i>


<i>one và Epidemiology for the uninitiated. Tiếc rằng đường dẫn tới cuốn sách kinh điển thứ </i>


<i>ba của BMJ, cuốn How to read a paper, lại không mở được. Thông tin về cách tìm thay </i>
thế được đưa ra ở chương về EBM trong tài liệu này.


<i><b> FreeBooks4Doctors </b></i>




Một trang chuyên về sách điện tử trong lĩnh vực y tế chính là FreeBooks4Doctors, cung
cấp 365 cuốn sách miễn phí. Đừng bỏ qua chúng! Một số cuốn được để trên trang này,
những cuốn khác được truy cập qua đường dẫn tới những trang khác. Thơng thường các
cuốn sách có thể được tải về dạng pdf theo từng tập tin hoặc theo chương. Để bắt đầu,
nháy chuột vào từ ‘Topic’ ở menu bên tay trái để nhận được danh sách đầy đủ các chủ đề
có ở đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

66
<i><b> Médecins Sans Frontières </b></i>



/>


MSF (Doctors Without Borders- Tổ chức Bác sĩ không biên giới) xuất bản những bộ sách
tham khảo của riêng tổ chức này cho các chuyên gia y tế trong ngành. Chúng được bán
dưới dạng tài liệu in nhưng lại được miễn phí với dạng pdf có thể tải được về từ trên
mạng. Một số chủ đề là những hướng dẫn lâm sàng, sản khoa ở những cơ sở xa xôi, thuốc
thiết yếu, lao, và viêm màng não.


<i><b> National Library of Medicine Bookshelf </b></i>


(Bookshelf at NLM)


Thư viện y học quốc gia Hoa Kỳ duy trì một cơ sở dữ liệu với khoảng 700 cuốn sách và
báo cáo được gọi là Bookshelf. Nhiều cuốn trong số này có thể được tải về dạng tệp tin
pdf, toàn bộ hoặc theo từng chương. Những cuốn khơng ở dạng pdf vẫn có thể đọc trực
tuyến và/hoặc lưu lại như những trang web độc lập.




Sách tại Bookshelf bao quát đầy đủ các chủ đề về y tế và sức khỏe, từ khoa học cơ bản
đến thực hành lâm sàng hay y tế công cộng. Một cuốn vô cùng giá trị trong vốn tài liệu
<i>này là cuốn Disease control priorities in developing countries, gồm có 73 chương (!), bao </i>
quát mọi khía cạnh của các hệ thống y tế cũng như tất cả các chuyên ngành. Hãy tìm
những chương có liên quan tới công việc của bạn và tải chúng về dưới dạng pdf miễn phí.


Dưới đây liệt kê một vài ví dụ trong số 700 nhan đề tài liệu có tại Bookshelf. Bạn nên tự
mình tìm kiếm thêm!


<i>Intolerable burden of malaria I, II, and III. </i>


<i>Newer drugs for the treatment of diabetes mellitus </i>
<i>Antiretroviral resistance in the developing world </i>
<i>Antiretroviral resistance in clinical practice </i>
<i>Acute stroke: Evaluation and treatment </i>
<i>Biochemistry </i>


<i>Blood groups and red cell antigens </i>
<i>Cardiology explained </i>


<i>Promoting cardiovascular health in the developing world </i>
<i>Surgical treatment: Evidence based and problem oriented </i>
<i>Holland-Frei cancer medicine </i>


<i>Medical microbiology </i>


<i>Global burden of disease and risk factors </i>


<i>Addressing the threat of drug-resistant tuberculosis </i>
<i>Molecular cell biology </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

67


Khi tới trang chủ của Bookshelf, bạn có thể nhập thuật ngữ tìm kiếm vào ơ tìm kiếm
‘Search books’, rồi nháy chuột vào ‘Search’. Hệ thống sẽ tìm kiếm trong tất cả những
xuất bản phẩm có tại Bookshelf và lọc ra những đoạn phù hợp. Sau đó, bạn có thể nháy
vào ‘See XX results’ trong một cuốn sách cụ thể để đến được những đoạn liên quan. Một
khi đã ở ‘bên trong’ cuốn sách, bạn cũng có thể tải bản pdf của các chương chứa những
đoạn đó.


Bạn có thể duyệt qua Bookshelf. Hãy bắt đầu từ trang chủ và nhấn chuột vào ‘Browse


Titles’ bên dưới ‘Read’. Phải kiên nhẫn! Sẽ mất một lúc để danh sách các cuốn sách hiện
lên. Bởi danh sách rất dài nên bạn có thể muốn tìm các nhan đề có chứa một thuật ngữ cụ
thể (chức năng tìm kiếm hỗ trợ cho việc này có ở trang duyệt) hoặc sử dụng danh sách chủ
đề ‘subjects’ để xem những cuốn sách về một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như ung thư, các
loại bệnh hoặc y tế công cộng….




Khi đã vào được cuốn sách, có thể bạn sẽ cần khám phá chút nữa để tìm đến được những
gì đang cần và xem liệu chúng có được để ở dạng các tệp tin pdf tải được về miễn phí hay
khơng.




<i><b> National Library of Medicine Catalog (Thư mục Thư viện y học quốc gia Hoa Kỳ) </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

68


<i><b> World Health Organization: trang ấn phẩm và cơ sở dữ liệu thư viện (WHOLIS) </b></i>



/>


WHO là một nhà xuất bản y khoa quan trọng và có lẽ cũng là nhà cung cấp với số lượng
lớn nhất các sách điện tử miễn phí liên quan tới mọi khía cạnh của sức khỏe quốc tế. Tuy
nhiên, bạn phải tìm chúng!


Hãy vào trang web của WHO và nháy chuột vào ‘Publications’. Sau đó cuốn xuống, tìm



<i>World Health Reports và nháy chuột. Báo cáo hiện tại được để ở trang sau, nhưng cũng có </i>


<i>đường dẫn tới các báo cáo trước đó. Trên trang sau, nhấn ‘World Health Reports, </i>
(1995-2008). Tất cả các báo cáo đều có chứa thơng tin thống kê và tổng quan về sức khỏe thế
giới nhưng mỗi cuốn lại có phần chính tập trung vào một chủ đề y tế công cộng cụ thể.
<i>Điều này thể hiện qua nhan đề của những báo cáo gần đây: Make every mother and child </i>


<i>count, Primary health care, Health systems financing, and A safer future: Global public </i>
<i>health security. </i>


Tuy nhiên, phần lớn các xuất bản phẩm khơng có trên trang ấn phẩm (publications page).
Để tìm được thêm, hãy vào WHOLIS, cơ sở dữ liệu (mục lục) của thư viện WHO từ
đường dẫn trên trang ấn phẩm.


Khi thực hiện một lệnh tìm trong mục lục và hiện ra kết quả, hãy nhìn xuống phía dưới
bên tay phải để xem được ghi chú về việc ấn phẩm đó có sẵn có qua đường dẫn tới tồn
văn khơng. Chúng sẽ bao gồm sách và tài liệu xám, tất cả đều tải được về và hồn tồn
miễn phí. Để giới hạn lệnh tìm tới các sách và tài liệu xám tồn văn trực tuyến miễn phí,
hãy sử dụng tùy chọn tìm kiếm nâng cao và chọn ‘online’ bên dưới ‘location.’ Hiện tại có
thể tìm được gần 20.000 ấn phẩm với lệnh tìm này.


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

69


Như sẽ thấy ở phần sau cuốn tài liệu tập huấn này, trang ấn phẩm và cơ sở dữ liệu thư
viện không phải là cách duy nhất giúp tìm được sách điện tử và tài liệu xám tại WHO.
Nhiều ấn phẩm miễn phí khác sẽ dễ tìm hơn nếu bạn vào trang về các chương trình và các
chủ đề y tế.



<i><b> National Academies Press </b></i>




Nhà xuất bản NAP có hơn 4.000 sách điện tử, trong đó người dùng có thể tải về khoảng
600 cuốn miễn phí. Trước đây việc cung cấp miễn phí này chỉ dành cho cán bộ chuyên
ngành ở các nước đang phát triển, nhưng giờ đây đã phục vụ cho tất cả mọi đối tượng.
Trên trang chủ của NAP, nhấn chuột vào ‘Health and Medicine’. Một danh mục sách sẽ
hiện ra, tuy nhiên đây mới chỉ là một số nhan đề được lựa chọn. Để xem phần còn lại,
nháy chuột vào tiểu đề mục bên trái. Hiện nay tại đây có 16 cuốn về sức khỏe toàn cầu, 44
cuốn về sức khỏe phụ nữ…


Với hầu hết các cuốn sách trên trang này, bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau. Một số
cuốn có thể đọc trực tuyến miễn phí. Một số khác có dạng pdf miễn phí. Để lấy bản pdf,
nhấn chuột vào nút thích hợp, bạn sẽ được đưa tới một trang khác, nơi bạn phải cung cấp
các thông tin về tên, địa chỉ email để được phép tải tập pdf. Hãy làm điều đó!


<i><b>Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. </b></i>



<i><b>“The Web if full of e-books to read </b></i>
<i><b>And to find them all you need…. </b></i>


<i>Đọc toàn bộ bản Rap ở trang cuối cuốn sách này. </i>


<i><b> Popline </b></i>


/>


Popline, một dịch vụ của K4Health tại đại học Johns Hopkins, là nguồn lớn về tài liệu
xám như trình bày của các ủy ban, báo cáo Liên Hợp Quốc, và những hướng dẫn thực
hành tốt nhất. Một số có thể truy cập được trực tuyến miễn phí thơng qua một đường dẫn


trong cơ sở dữ liệu, số khác có thể u cầu gửi qua bản đính kèm trong thư điện tử hoặc
bản in qua bưu điện- miễn phí cho cán bộ y tế tại các nước đang phát triển, với mức tối đa
là 75 tài liệu mỗi tuần.


Hãy lưu ý rằng cơ sở dữ liệu Popline bao quát không chỉ những chủ đề liên quan tới dân
số mà còn rất nhiều các lĩnh vực khác thuộc phạm vi sức khỏe quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

70


Khi kết quả hiện ra, hãy cuộn xuống đến khi tìm được tài liệu phù hợp. Để xem thêm
thơng tin về tài liệu đó, nháy chuột vào số có 6 chữ số bên trên nhan đề để tới được trang
tóm tắt.




Nếu sau khi đọc tóm tắt và quyết định là mình cần tài liệu đó, trước tiên bạn kiểm tra xem
có thể truy cập trực tiếp không. Hãy nháy chuột vào biểu tượng tồn văn nếu thấy có biểu
tượng này trong danh sách kết quả hoặc trên trang tóm tắt. Nếu khơng, hãy nhấn vào biểu
tượng DOI (Digital Object Identifier). Dù các tài liệu không được đánh dấu bằng biểu
tượng toàn văn, trên thực tế, chúng vẫn có thể có trực tuyến và hồn tồn miễn phí! Hãy
nháy chuột! Nháy chuột!


Nếu khơng thể lấy được toàn văn, hãy nháy chuột vào nút ‘Add to cart’ bên dưới thông tin
tham khảo để đưa tài liệu đó vào danh sách của bạn. Bạn sẽ nhận được thông báo dưới
đây báo rằng tài liệu đã được thêm vào ‘xe hàng’. Bạn cũng sẽ nghe thấy tiếng bíp khi
thơng báo hiện ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

71


vàng hình tam giác vẫn thường được sử dụng rộng rãi giống như biển cảnh báo, vì vậy


người dùng nghĩ rằng mình đã làm điều gì đó sai.




Đừng lo! Bạn sẽ khơng phải trả tiền, và bạn cũng chẳng làm gì sai cả.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Đừng lo lắng về biểu tượng cảnh báo màu vàng trong Popline. </b></i>


Khi chọn xong, nháy chuột vào biểu tượng xe hàng ở góc trên bên phải. Phải chắc chắn
danh sách đó chính xác. Bạn có thể đặt hàng bằng cách đánh dấu vào ô yêu cầu bên phải
mỗi tài liệu, sau đó nhấn vào ‘Order checked items’ bên dưới danh sách.


Khi gửi yêu cầu đi, bạn sẽ được đề nghị phải đăng ký. Hãy điền vào các ô như yêu cầu và
nhớ chỉ rõ xem bạn muốn tài liệu được gửi cho mình qua thư điện tử hay thư tín thơng
thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

72


<b>Truy cập tài liệu bằng các cách khác </b>



Ở những chương trước đã giả định rằng người dùng tin ở Việt Nam sẽ có được những vật
mang tin bằng cách tìm kiếm trực tuyến, tải tập tin pdf và in chúng ra nếu cần đến bản
giấy. Đôi khi cách tiếp cận này là không thể do kết nối Internet không đảm bảo. Trong
những trường hợp khác, người dùng tin lại không có thiết bị in phù hợp. Với những tình
huống như vậy, các chương trình cung cấp những giải pháp thay thế, bao gồm cả tìm kiếm
ngoại tuyến và cung cấp tài liệu trên đĩa CD, qua thư điện tử, qua điện thoại di động hoặc
bằng dạng tài liệu in.



<i><b> Popline tại K4Health </b></i>


/>


Hãy nhớ rằng Popline, như được mô tả trong các trang trước, cung cấp bản pdf dưới dạng
tập tin đính kèm thư điện tử và các bản in, tất cả đều miễn phí.


<i><b> eGranary (Internet in a box) </b></i>


/>


eGranary khơng được miễn phí, nhưng rất đáng được nhắc đến ở đây vì tính độc đáo của
nó. Đây là thư viện số có chứa hàng ngàn trang web, được thiết kế để có thể sử dụng khi
khơng có hoặc chỉ có một cách rất hạn chế kết nối Internet. Các mẫu và thông tin kỹ thuật
cần nộp để yêu cầu báo giá đều có trên trang web. Có ít nhất một thư viện eGranary ở Việt
Nam.


<i><b> TALC </b></i>




Tổ chức TALC (Teaching Aids at Low Cost) sản xuất đĩa CDs liên quan tới sức khỏe ở
các nước có thu nhập thấp. Tất cả đều được miễn phí hoặc có giá rẻ. Chúng là những
nguồn quan trọng cho các cán bộ y tế làm việc trong điều kiện kết nối Internet có hạn.
<i><b> AED-Satellife Center for Health Information and Technology </b></i>




Satellife cung cấp các nguồn thông tin y tế cho cán bộ y tế ở các nước thu nhập thấp,
thông qua một mạng lưới toàn cầu có tên gọi là HealthNet, liên kết nhân viên y tế trên
khắp thế giới qua email. Mạng lưới này, chủ yếu hướng đến những người làm việc tại các
vùng khơng có kết nối Internet tốt, hiện nay có hơn 10000 thành viên. Để nắm được tổng


quát về công việc của Satellife, hãy nháy chuột vào ‘ICT for health’, trên các mơ tả
chương trình của cá nhân từng nước, và vào ‘HealthNet News’.


<i><b> UNICEF </b></i>


/> />


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

73


<b>Tìm kiếm các thư mục và các tài liệu tham khảo </b>


<b>Thư mục, tổng quan tài liệu và các hướng dẫn nghiên cứu </b>



Thư mục liệt kê các tài liệu đã xuất bản theo các chủ đề chọn lọc. Ngày nay, WWW đã
đơn giản hóa việc tìm kiếm nên các thư mục thường bị bỏ qua. Điều đó thật khơng may, vì
một thư mục chất lượng cao cực kỳ có giá trị. Nếu tìm được, bạn có thể tiết kiệm được
hàng tuần lễ tìm kiếm. Hữu ích nhất là các thư mục chú giải với phần đánh giá từng tài
liệu.


Có lẽ một lý do khiến thư mục thường bị bỏ qua là vì chúng thường được gọi bằng những
cái tên khác nhau- như hướng dẫn tài liệu, tổng quan tài liệu, hướng dẫn nghiên cứu, hoặc
hướng dẫn nguồn tin. Ngồi ra, chúng cịn tồn tại dưới hình thức những cuốn sách (được
tìm thấy bằng cách tìm kiếm trong OPACs), những bài tổng quan (được tìm thấy bằng
cách tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu tham khảo), và dưới dạng các nguồn tin trực tuyến
(được tìm thấy bằng cách tìm kiếm trên mạng). Các dạng sách không được đề cập tới ở
đây, nhưng bạn cũng nên kiểm tra các thư viện địa phương của mình xem liệu có cuốn
nào liên quan ở đó không!


<i><b> Thư mục, tổng quan tài liệu và hướng dẫn ở dạng bài báo tạp chí </b></i>





Để tìm được các thư mục dưới dạng bài báo, trước tiên hãy vào một cơ sở dữ liệu thư mục
có liên quan, chẳng hạn như Medline/PubMed. Nháy chuột vào thanh ‘Limits’ và cuộn
xuống tới ‘Type of Article’. Nháy vào ‘bibliography’ và sau đó vào ‘Go’. Bạn sẽ nhận
được hơn 14.000 kết quả. Để tìm các thư mục về một chủ đề cụ thể, nhập từ/cụm từ tìm
kiếm vào thanh tìm kiếm và nháy vào ‘Go’ một lần nữa.


Nhiều kết quả tìm được có thể khơng có tồn văn miễn phí, nhưng hãy nhớ rằng bạn có
thể lấy được một số tồn văn trong đó nhờ sử dụng HINARI!


Các thư mục có thể được tìm thấy dưới dạng bài báo tổng quan, đưa ra tóm tắt những kiến
thức hiện tại, các quan điểm tranh luận… Để giới hạn tìm kiếm trong PubMed, hãy nhập
chủ đề vào thanh tìm kiếm, sau đó nháy vào ‘Limits’. Tại trang ‘Publication type’, chọn
‘Review’, rồi nhấn vào ’Go’.


Cuối cùng, các thư mục có thể được gọi là tổng quan tài liệu. Để tìm được chúng, hãy bỏ
tất cả các giới hạn, sau đó nhập “literature review” (trong ngoặc kép) vào thanh tìm kiếm.
Bạn sẽ nhận được khoảng 31000 kết quả. Sau đó hạn chế lại bằng cách thêm chủ đề của
bạn vào, ví dụ như: “literature review” AND malaria.


<i><b> Thư muc, tổng quan và hướng dẫn dưới dạng các nguồn tin trực tuyến </b></i>


/>


Ngày càng nhiều các thư mục có sẵn khơng được quản lý nghiêm ngặt trên các trang web.
Điều đó có nghĩa là chúng có thể chưa qua q trình thẩm định và hiệu đính gắn với việc
xuất bản những cuốn sách và các bài báo. Tuy nhiên, nếu thư mục được một tổ chức có uy
tín đưa lên mạng, có lẽ bạn sẽ thấy nó hữu ích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

74

<b>Tài liệu/nguồn tin tra cứu </b>




Đôi khi cái bạn cần không phải là một cuốn sách hay một bài báo ‘thông thường’ mà là
một ‘tài liệu tra cứu’- cái tên rất dễ gây nhầm lẫn, bởi đây không phải là nơi chính để tìm
tài liệu tra cứu! Tài liệu tra cứu là nơi bạn tới để tìm kiếm thông tin. Nhiều nguồn tin tra
cứu hữu ích cho các mục đích chuyên môn, ví dụ như bách khoa thư, từ điển, almanac,
danh mục, atlas, niên giám, sổ tay. Chúng có thể chứa các dữ kiện, thống kê, địa chỉ liên
hệ, bảng chú giải thuật ngữ, bản đồ, lịch, và thư mục. Các tài liệu tra cứu được tổ chức
mang tính địa lý, chẳng hạn như các cơ sở dữ liệu thống kê, được bàn đến ở chương khác
của cuốn sách này. Trang sau cung cấp một số hướng dẫn về các nguồn tin tra cứu chung
chung hơn.


 <i><b>Tài liệu tra cứu dưới dạng các bài báo </b></i>




Một số bài báo có chức năng như tài liệu tra cứu, vì chúng đưa ra tổng quan về một lĩnh
vực. Chúng thường được gọi là các bài tổng quan hoặc các hướng dẫn và thường gồm một
phần tóm tắt về những kiến thức hiện tại, quan điểm tranh luận, các vấn đề nghiên cứu
mới… Để tìm chúng trong Medline/PubMed, hãy sử dụng chức năng giới hạn (limits) và
chọn dạng bài báo là ‘review’.


Nếu bạn ở trong một cơ sở dữ liệu khác như CINAHL chẳng hạn (nếu bạn được truy cập
HINARI), hãy nhập chủ đề cụ thể bạn đang tìm và sau đó là từ hoặc cụm từ như review,
literature review, hay tutorial. Ví dụ, nếu bạn đang tìm thơng tin về viêm gan, lệnh tìm có
thể là: hepatitis AND “literature review”


<i><b> Tài liệu tra cứu qua HINARI và OARE </b></i>


/>


/>


Nếu bạn thuộc một cơ quan Việt Nam có đăng ký HINARI, bạn nên vào trang HINARI,


đăng nhập, và khai thác các tài liệu tra cứu. Toàn văn của tất cả những tài liệu này đều
khơng có ở Việt Nam do quyết định của cá nhân các nhà xuất bản, và danh sách cũng liên
tục thay đổi, tuy nhiên, bạn rất nên kiểm tra để xem mình có thể sử dụng được tài liệu
nào. Nếu cơ quan của bạn không được khai thác HINARI, bạn cũng vẫn nên kiểm tra
danh sách này, vì một số nguồn tra cứu được miễn phí cho mọi đối tượng. Những nguồn
này được đánh dấu một cách rõ ràng.




</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

75
<i><b> Từ điển và bách khoa thư y học tại NLM </b></i>


/> />


Nếu muốn tìm một cuốn từ điển hoặc bách khoa thư y học miễn phí, hãy vào National
Library of Medicine. Cả hai loại này đều có sẵn như một phần của Medline Plus (chứ
không phải Medline/PubMed!)


<i><b> Phần tài liệu tra cứu tại Google và Open Directory </b></i>


/> />


Các nguồn tra cứu chung chung- như lịch, từ điển, danh mục, bộ từ chuẩn, atlas và những
tài liệu địa lý khác, ngày càng trở nên dễ dàng truy cập trực tuyến miễn phí. Bạn có thể
tìm được chúng một cách dễ dàng trong phần tra cứu của Google Directory hoặc Open
Directory. Các đường dẫn trực tiếp được cung cấp phía bên trên.


<i><b> Bách khoa thư Columbia và Wikipedia </b></i>


/> />


Một bách khoa thư trực tuyến miễn phí là Columbia Encyclopaedia, có thể truy cập được
qua Questia. Một cái khác là Wikipedia, được viết bởi những người tình nguyện chứ


khơng phải những chun gia về chủ đề. Mặt tích cực của Wikipedia là khổng lồ. Mặt tiêu
cực là bạn không thể biết được ai đã viết bài và bằng cấp của họ là gì. Hãy sử dụng nó
một cách cẩn thận và đừng trích dẫn các bài từ Wikipedia trong các bài viết hàn lâm hoặc
các báo cáo chính thức. Ln kiểm tra danh mục tài liệu tham khảo trong mỗi bài và tự
mình đánh giá chất lượng.


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

76


<b>Di chuyển trên Web & tìm kiếm các trang Web </b>



<b>Di chuyển trên World Wide Web theo những cách khác nhau </b>



Khi bật máy tính và vào mạng, một trang web cụ thể (chẳng hạn như trang chủ của đơn
vị) sẽ hiện ra, hoặc xuất hiện trang trắng. Việc bạn thấy hiện ra trang gì khi vào Web
khơng quan trọng. Một khi đã kết nối, bạn sẽ đến được trang web bằng 3 cách:


<i><b> Gõ địa chỉ vào thanh địa chỉ ở phía trên màn hình trình duyệt web (ví dụ: Internet </b></i>
<b>Explorer hoặc Mozilla Firefox) và sau đó nhấn nút ‘Return’ () trên bàn phím. Các địa </b>
chỉ web đưa ra trong cuốn sách này đều dưới dạng đầy đủ, bắt đầu bằng http://. Nó chỉ
giao thức truyền liên kết, định dạng để truy cập tư liệu trên web. Bạn không cần phải
nhập phần http:// vào thanh địa chỉ trình duyệt, nó sẽ được tự động thêm vào.


<i><b> Nháy chuột vào các địa chỉ lưu trong ‘favorites’ hoặc ‘bookmarks’ của trình duyệt </b></i>
WWW.


<i><b> Nháy chuột vào một đường dẫn trên trang web hoặc trong một tập tin văn bản. Khi </b></i>
di chuyển trên mạng, bạn sẽ phát hiện ra rằng mọi trang web đều có những đường dẫn
đưa bạn tới những trang khác. Tất cả những gì bạn phải làm là nháy chuột vào đường


dẫn và bạn sẽ được kết nối. Trong nhiều tài liệu, bao gồm cả bản điện tử của cuốn sách
này, bạn cũng có thể tìm được những liên kết động như vậy.


Để sử dụng được những liên kết động trong cuốn sách này, bạn cần có bản điện tử được
lưu trên đĩa CD, USB, hoặc ổ cứng. Nếu chưa có bản điện tử, bạn hãy vào trang


và nhấp vào đường dẫn tới các cuốn tài liệu tập huấn
miễn phí. Nháy chuột vào tập tin pdf, và khi đã tải được về toàn bộ, hãy lưu lại một bản.
Khi đã sẵn sàng khai thác, bạn hãy ở tập tin ra. Với mỗi nguồn tin được mơ tả trong đó,
bạn sẽ thấy có một đường dẫn/liên kết động ngay dưới tiêu đề của phần. Bạn chỉ cần giữ
phím Control và nháy chuột vào đường dẫn, bạn sẽ tự động được liên kết tới địa chỉ đó.
Bạn khơng cần phải nhập gì cả!


Nếu bạn lại có thêm bản in của cuốn sách này được mở ra ngay bên cạnh, sẽ rất dễ dàng
<b>làm theo hướng dẫn về cách ‘di chuyển’ trong mỗi trang và biết được cần phải tìm gì. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

77

<b>Quản lý các địa chỉ Web </b>



Nếu lưu trữ được địa chỉ web hay đã tìm thấy, bạn sẽ khơng cần phải tìm lại chúng. Hai
công cụ đơn giản là chức năng ‘favorites’ trên Internet Explorer và ‘bookmarks’ trên
Mozilla Firefox. Cả hai cơng cụ này đều cho phép bạn duy trì danh sách các địa chỉ web
thường sử dụng. Khi bạn đã tìm thấy một trang tốt và thêm nó vào danh sách, bạn có thể
vào lại trang đó mà khơng cần phải nhập lại địa chỉ..


Hướng dẫn về cách sử dụng ‘favorites’ và ‘bookmarks’ đều được các trình duyệt web
cung cấp. Hãy vào mục ‘Help’ trên thanh công cụ ở bên trên màn hình trình duyệt, bạn sẽ
thấy menu trợ giúp bên trong hoặc được đưa tới một trang trợ giúp dựa trên web.


<b>Đánh giá thông tin trên WWW </b>




(Dept. of Health and Human Services)


(Hướng dẫn trên
MedlinePlus)


(danh sách kiểm tra trên
MedlinePlus)




/>


(HON)


(NCCAM)


(NNLM)


Tầm quan trọng của việc đánh giá giá trị các thông tin y tế là rất rõ ràng- thơng tin sai lệch
có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí liên quan cả đến vấn đề sống
cịn. Rất tiếc là trên WWW có nhiều những thông tin nghiên cứu y tế sai lệch và hoàn
tồn khơng có giá trị.


Để chiến đấu chống lại vấn nạn này, nhiều cơ quan và tổ chức y tế trên khắp thế giới đã
đưa ra những hướng dẫn về đánh giá thông tin y tế trực tuyến, được biên soạn kỹ lưỡng,
rõ ràng. Bên trên đã đưa ra liên kết tới một số hướng dẫn như vậy. Hướng dẫn đầu tiên là
‘Ten Tips for Evaluating Immunization Information on the Internet’ (Mười mẹo giúp đánh
giá thông tin tiêm chủng trên Internet) do Bộ Sức khỏe và dịch vụ con người của Hoa Kỳ
biên soạn nhằm chống lại những thông tin sai lệch nguy hiểm về tiêm chủng. Hai hướng
dẫn tiếp sau của Thư viện Y học Hoa Kỳ bao gồm một hướng dẫn và một danh sách kiểm


tra về đánh giá các nguồn tin và trang web trực tuyến.


Đường dẫn HON (Health on the Net) cũng kết nối tới một danh sách kiểm tra mà bạn có
thể sử dụng để đánh gia một địa chỉ web chưa quen thuộc lắm. Những công cụ đánh giá
tương tự cũng được NCCAM (National Center for Complementary and Alternative
Medicine thuộc National Institutes of Health tại Hoa Kỳ) và NNLM (Mạng lưới quốc gia
các thư viện y khoa) cung cấp.


Khi tìm thấy một trang web mới mẻ với mình, hãy cân nhắc những điểm sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

78


<i><b> Được chọn lựa trong các cổng thơng tin có giá trị. Các cổng thơng tin, như được mô </b></i>
tả trong phần sau của chương này, chỉ liệt kê những trang đáp ứng những tiêu chí đánh
giá nhất định: chỉ đưa vào những trang web chất lượng cao, những trang còn nghi ngờ
sẽ bị loại. Do vậy, một cách thơng minh để tìm được những trang tốt là sử dụng cổng
thông tin tốt.


<i><b> Thơng tin mở về danh tính. Hãy tìm các tài liệu mạng có ký tên, với các tác giả được </b></i>
xác định. Sau đó bạn có thể đặt ra những câu hỏi về tác giả như bạn vẫn làm với tài liệu
in. Hãy cẩn thận với những tài liệu có tác giả khuyết danh, trừ khi đã xác định rõ được
cơ quan chịu trách nhiệm. Cảnh giác với những kẻ giả danh xưng tên là các chuyên gia
khoa học. Do thiếu hệ thống thẩm định, bạn có khả năng gặp phải những đối tượng như
vậy trên mạng nhiều hơn là trong tư liệu y học.


<i><b> Tham khảo tới các nguồn thông tin. Thông tin được trình bày như là các ‘sự kiện’ </b></i>
trên các trang web cần được chứng minh. Nói cách khác, người cung cấp thơng tin đó
nên làm rõ nguồn gốc thơng tin, đưa ra tham khảo thư mục đối với tài liệu in, xác định
người ra tuyên bố chính sách…





<i><b> Ngôn ngữ. Chất lượng viết thường là thước đo tốt về chất lượng tổng thể. Liệu ngơn </b></i>
ngữ đó có phù hợp với một chủ đề nghiêm túc khơng? Liệu nó có rõ ràng và khơng
vịng vo khơng? Có sạch lỗi chính tả và lỗi văn phạm khơng? Các thuật ngữ kỹ thuật có
được định nghĩa khơng?


<i><b> Tính nhất quán bên trong và bên ngồi. Hãy kiểm tra các trang về tính nhất qn và </b></i>
tính hợp lý bên trong. Các tuyên bố trong phần này có phù hợp với các tuyên bố ở phần
khác khơng? Có thêm bớt gì khơng? Bạn có chắc là các ‘sự kiện’ chính xác không?
Cũng nên so sánh thông tin trên một vài trang web. Hãy tìm những điểm mà các trang
web bất đồng và thử xem bạn có thể phát hiện được các lý do ẩn bên trong khơng.


<b>Năm cơng cụ tìm kiếm các trang web </b>



Cuối cùng bạn cũng sẽ xây dựng được một tập hợp các địa chỉ WWW liên quan tới công
việc chun mơn của mình. Một số tìm được từ những nguồn như cuốn sách này chẳng
hạn, số khác do đồng nghiệp mách bảo.


Bạn cũng có thể muốn tự mình tìm được một số nguồn. Có năm cơng cụ cơ bản hỗ trợ cho
việc này- các menu/danh mục và công cụ tìm tin thương mại (thiếu kiểm sốt chất lượng),
cổng thơng tin, thư viện số, và hướng dẫn tìm tin (có kiểm sốt chất lượng). Nếu tận dụng
tốt những công cụ này, đặc biệt là những cơng cụ có kiểm sốt chất lượng, bạn sẽ may
mắn hơn nhiều để tìm được những nguồn thơng tin tốt nhất.


<i><b>Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. </b></i>



<i><b> “You can do it better with five search tools </b></i>
<i><b>And you’re sure to use them, ‘cause you’re not fools!” </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

79


<b>Cơng cụ tìm kiếm thương mại và các danh mục (menus/directories) </b>



(Cơng cụ tìm kiếm Google)


(Bài báo về các cơng cụ tìm kiếm cơ bản)


(Danh mục Google)


Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng một cơng cụ tìm kiếm như Google chẳng hạn. Các cơng cụ
tìm kiếm phổ biến nhờ dễ sử dụng. Bạn nhập một từ/cụm từ vào thanh trống và nháy
chuột vào ‘search’. Khi đó cơng cụ tìm kiếm sẽ tìm những trang web phù hợp với mơ tả
và cho bạn một danh sách kết quả. Khi nhấy chuột vào một liên kết trong danh sách, bạn
sẽ kết nối đến trang đó.


Google khơng phải là cơng cụ tìm tin duy nhất. Có những công cụ khác -Yahoo, Alta
Vista, và nhiều nữa- tìm kiếm với các cơng tụ tìm kiếm khác nhau không cho ra kết quả
giống nhau. Nếu muốn biết thêm về các cơng cụ tìm kiếm, hãy vào bài báo liệt kê bên trên
tại Search Engine Watch.


Một số cơng cụ tìm tin có thêm menu hay danh mục, trong đó liệt kê các trang theo lĩnh
vực. Danh mục Google gồm cả y khoa. Trước tiên hãy nháy chuột vào ‘Health’, sau đó
vào ‘Medicine’ hoặc ‘Conditions and Diseases’, và tiếp tục như vậy cho đến khi đến được
các trang web. Bạn cũng có thể thử bắt đầu với ‘Regional’ hoặc ‘Science’.


<i>Tiếc rằng các danh mục và cơng cụ tìm tin thương mại khơng sàng lọc về mặt chất lượng </i>
và các tổ chức thậm chí có thể trả tiền để có được một vị trí nổi bật. Một số ‘trang y khoa’
bạn tìm được nhờ những công cụ này đưa ra các thông tin sai lệch và nguy hiểm, vì vậy
bạn đừng nên sử dụng danh bạ và cơng cụ tìm kiếm thương mại khi tìm kiếm các thơng


tin chun ngành.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Đừng dùng những công cụ thương mại như Google khi tìm kiếm thơng tin chun </b></i>
<i><b>ngành. </b></i>


<b>Cổng thơng tin: tập hợp đường dẫn tới những trang đã được đánh giá </b>


Nếu muốn tìm những trang cung cấp thơng tin có giá trị, hãy thử với cổng thơng tin- một
tập hợp các đường dẫn tới những trang đã được đánh giá. Các chuyên gia điều hành cổng
thông tin đã xác định, đánh giá các trang web và chỉ những trang đáp ứng được các tiêu
chuẩn nhất định mới được đưa vào đây. Khi sử dụng cổng thơng tin, bạn thường tìm thấy
thêm nhiều cổng nữa. Nói cách khác, một số trang vào được từ cổng thông tin cũng đồng
thời cung cấp những tập hợp liên kết, có thể được để ở phần ‘Internet resources’, ‘Web
directories’ hoặc một cái tên tương tự.


<i><b> WWW Virtual Library và BUBL </b></i>


(WWW Virtual Library)


(BUBL Link, mục lục các nguồn tin Internet)


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

80


trường đại học trên toàn thế giới chia nhau chịu trách nhiệm, hay như danh mục BUBL
được duy trì bởi các cán bộ thư viện ở Anh. Cả WWW Virtual Library và danh mục
BUBL đều đã trở nên lạc hậu so với Google, một số mục ở đây đã khơng cịn cập nhật,
tuy nhiên đơi khi vẫn có thể tìm được những trang rất hay từ đây, do vậy, cũng rất đáng để
bạn truy cập vào.



<i><b> Essential Health Links </b></i>


(Essential Health Links)


Trong lĩnh vực sức khỏe có một cổng thơng tin đặc biệt quan trọng là Essential Health
Links tại Health Net. Địa chỉ này chuyên về tài liệu chất lượng cao và miễn phí cho các
nước thu nhập thấp, phân loại theo cả dạng nguồn tin (tạp chí điện tử, sách điện tử…) và
theo chuyên ngành y.


<i><b> Các liên kết web được chọn lọc tại thư viện ITM, Antwerp </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

81


 <i><b>Cổng thông tin về các loại bệnh, các rối loạn và những chủ đề liên quan tại KTH</b></i>




Cổng thông tin The Diseases, Disorders, and Related Topics tại KTH (the Royal Institute
of Technology) ở Thụy Điển cũng rất hữu ích dù khơng mấy tập trung vào các nước thu
nhập thập và không nghiêm khắc lắm trong tiêu chuẩn lựa chọn. Cuộn qua các lĩnh vực để
tìm thấy chủ đề bạn quan tâm, sau đó nhấp chuột để nhận được một danh sách dài các
nguồn web trong lĩnh vực đó. Lưu ý rằng có một liên kết ngay bên trên của trang chủ tới
danh sách được xếp theo thứ tự bảng chữ cái giúp bạn tìm đến những bệnh hoặc tình trạng
bệnh cụ thể một cách dễ dàng hơn. Bạn cũng đừng quên cuốn xuống dưới cùng của trang
chủ, bạn sẽ thấy các đường dẫn tới các hình ảnh y khoa, các nghiên cứu trường hợp lâm
sàng và nhiều thông tin khác.


<i><b> Ba cổng thông tin chuyên ngành cụ thể tại K4Health </b></i>





</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

82


<b>Thư viện số và các cơng cụ tìm tin chun dụng </b>



Cổng thơng tin là cải tiến cơ bản của các cơng cụ tìm kiếm thương mại, nhưng chúng cũng
có thể làm nản lịng. Để tìm kiếm thơng tin, bạn phải lựa chọn một trang trong cổng thông
tin, nháy vào đường dẫn và sau đó tìm kiếm trong trang. Có thể sẽ rất mất thời gian để
xem qua tất cả các trang! May mắn thay, có những giải pháp thay thế- những nhóm
website đã được đánh giá và bạn có thể tìm kiếm tất cả chúng cùng một lúc. Một số vẫn
được gọi là cổng thông tin, số khác được gọi là các cơng cụ tìm tin chun dụng hay các
thư viện số (thư viện ảo). Việc gọi là gì khơng quan trọng, điều quan trọng là các trang
trong đó đã được đánh giá và bạn chỉ thể tìm kiếm trong tồn bộ những trang này chỉ bằng
một lệnh tìm.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Cổng thơng tin với chức năng tìm kiếm, các cơng cụ tìm kiếm chun dụng </b></i>
<i><b>và các thư viện số cơ bản là một. </b></i>


<i><b> Chức năng tìm kiếm tại cổng thông tin K4Healt </b></i>




Cổng thông tin K4Health về sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS, và sốt rét được nhắc đến trên
đây đều có thể được tìm kiếm sử dụng chức năng tìm kiếm ở góc trên bên phải của màn
hình. Thậm chí nếu bạn đang ở một trang cổng thông tin cụ thể tại at K4Health, bạn phải
chỉ ra (sử dụng danh sách thả tại hộp tìm kiếm) rằng bạn muốn tìm kiếm trong cổng thơng


tin đó, nếu khơng, tìm kiếm sẽ tự động tìm trong tồn bộ trang K4Health, và kết quả sẽ
được tập trung vào bộ công cụ.


<i><b> Cơng cụ tìm kiếm Scirus science </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

83
<i><b> MedHunt tại HON </b></i>


(HONSearch cho các chuyên gia)


(Medhunt)


Health on the Net Foundation (HON) đưa ra một số công cụ tìm tin y khoa. Nhìn về hình
thức, trơng chúng nghiêm túc hơn các trang khác trên Web. Bạn có thể hạn chế lệnh tìm
đến các trang có mã HON. HON cũng cung cấp hai cơng cụ tìm tin y khoa chuyên dụng:
Ophanet, tập trung vào các bệnh hiếm, và Provisu, tìm kiếm thơng tin về các rối loạn thị
lực.


<i><b> Health Sciences Online </b></i>


o


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

84


Khi thực hiện một lệnh tìm tại HSO, bạn khơng chỉ nhận được một danh sách kết quả mà
cịn có thể lọc để chỉ lấy những dạng nguồn cụ thể. Tiếc rằng chức năng này có vẻ chưa
được hồn thiện. Ví dụ, khi lọc lệnh tìm về sốt rét để chỉ lấy ‘guidelines and handbooks’
kết quả cho ra 28 mục, trong đó có nhiều mục khơng hề liên quan tới sốt rét.



<i><b> LIS qua Global Health Librry </b></i>




Một thư viện số khác về y và sức khỏe là HIL (Health Information Locator), một phần của
Global Health Library của WHO. Địa chỉ của HIL tương đối dài. Hãy vào Global Health
Library và nháy vào đường dẫn tới HIL. HIL được đặt tại Mỹ Latin, vì thế một số lượng
đáng kể các nguồn tin là tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, nhưng cũng có nhiều
nguồn bằng tiếng Anh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

85
<i><b> INTUTE </b></i>




INTUTE là một thư viện số cung cấp truy cập tới các nguồn thông tin tốt nhất cho nghiên
cứu và giảng dạy. Dịch vụ này do một mạng học thuật ở Anh điều hành. Thư viện này
hiện có hơn 118.000 biểu ghi kèm các liên kết với phạm vi bao quát đa ngành. INTUTE
cho phép bạn tìm theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tìm trực tiếp trong trang chủ hoặc
tìm tại một trong các mảng chính. Lưu ý rằng điều dưỡng và hộ sinh là một mảng khác so
với y khoa.


Nhiều nguồn tin ở đây tập trung vào Anh, nhưng cũng có một số lượng lớn đáng kinh
ngạc liên quan tới các nước khác, bao gồm cả các trung tâm thông tin thư viện. Nếu thực
hiện một lệnh tìm cho “developing countries”, bạn sẽ nhận được hơn 800 kết quả. Nếu lọc
bớt, chỉ lấy những kết quả liên quan tới y, con số sẽ là 169.


Tiếc rằng Intute không cịn tài trợ và nếu khơng tiếp tục tìm được nguồn tài trợ khác, nó
sẽ bị đóng vào tháng 7 năm 2011. Trang web và liên kết tới các nguồn tin vẫn sẽ có ở đó,


nhưng nội dung sẽ khơng được cập nhật.


<b>Các hướng dẫn tìm tin và hướng dẫn tìm kiếm thơng tin theo chủ đề </b>



<i><b>Các hướng dẫn tìm tin và hướng dẫn tìm kiếm thông tin theo chủ đề giống như bản đồ </b></i>
<i><b>chỉ cách tới những nguồn tin tốt nhất. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

86
<i><b> Tài liệu tập huấn của INFORM </b></i>




Các tài liệu tập huấn của INFORM là những ví dụ về hướng dẫn tìm kiếm thơng tin. Cuốn
bạn đang đọc đây không phải là cuốn duy nhất. Hãy lên mạng và vào trang INFORM,
nháy chuột vào đường dẫn tới các cuốn tài liệu tập huấn miễn phí để xem danh sách xem
có những cuốn gì khác có thể tải về được. Tất cả các cuốn tài liệu tập huấn đều miễn phí
và gỡ bản quyền. Hãy xem chúng!


<i><b> Hướng dẫn tìm tin theo chủ đề của các thư viện trường đại học </b></i>


Hầu hết thư viện ở các trường đại học thuộc các nước thu nhập cao, và ngày càng nhiều
thư viện đại học ở các nước thu nhập trung bình và thấp hơn đều đưa ra các hướng dẫn tới
những nguồn thông tin về những chủ đề được lựa chọn. Những hướng dẫn này có thể
được gọi là ‘subject guides’ hoặc ‘study guides’ hoặc ‘pathfinders’ hay ‘knowledge paths’
hoặc ‘research guides’.


Bạn có thể tìm được những hướng dẫn tìm tin theo chủ đề bằng cách vào các trang web
thư viện và tìm kiếm trên trang chủ đó. Bạn cũng có thể học cách làm thế nào để tìm được
các thư viện trong chương về tìm tài liệu tham khảo tới sách. Hoặc, bạn có thể tìm trong
Google bằng các cụm từ tìm kiếm như ‘university library’ và sau đó là một trong các


từ/cụm từ liệt kê bên trên (subject guide, study guide, ...), cùng với chủ đề cụ thể đang
quan tâm. Khi tìm được một hướng dẫn tìm tin tại một thư viện đại học, hãy lưu ý rằng
một số nguồn tin được liệt kê ở đó chỉ dành cho những người đang học tập hoặc giảng dạy
tại trường đó. Nhưng một hướng dẫn điển hình cũng gồm cả các liên kết tới những nguồn
miễn phí cho mọi người.


Bản cũ của cuốn tài liệu này đã đưa ra các ví dụ cụ thể về hướng dẫn tìm tin theo chủ đề
về y học từ một số trường đại học được lựa chọn ngẫu nhiên. Bản này không đưa ra như
vậy nữa do chúng tôi phát hiện ra rằng người đọc đã có suy nghĩ đó là những nguồn tốt
duy nhất.


<i><b> Hướng dẫn tìm tin theo chủ đề từ các nguồn khác </b></i>


(Hướng dẫn tìm tin theo chủ để
INTUTE)


(Hướng dẫn của USAID về các nguồn tin
về HIV)


(HRH Global Resource Center)


Hướng dẫn tìm tin và hướng dẫn tìm tin theo chủ đề có thể được tìm thấy khơng chỉ ở thư
viện các trường đại học. Một bộ hướng dẫn rất hay do INTUTE biên soạn để giúp người
dùng tin tìm các nguồn web về những chủ đề chọn lọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

87


<b>Tìm kiếm thơng tin tại WHO, NIH, & NLM</b>



Các chương sau của tài liệu này đưa ra hướng dẫn về tìm kiếm thơng tin về các chun


ngành y tế và cho các mục đích chuyên ngành khác nhau. Nhiều trang được nhắc đến
trong những chương này tập trung cung cấp thông tin về một bệnh riêng lẻ hoặc về sức
khỏe của một nhóm dân số cụ thể. Chương này giới thiệu những trang chính cung cấp
thơng tin về mọi khía cạnh của sức khỏe: Tổ chức y tế thế giới (WHO), Các viện y tế quốc
gia Hoa Kỳ (NIH), và Thư viện y học quốc gia (NLM) Hoa Kỳ.


<b>Tổ chức y tế thế giới (WHO) </b>





WHO có trách nhiệm tăng cường sức khỏe trên toàn thế giới và soạn thảo một số lượng
thông tin khổng lồ liên quan tới các nước thu nhập thấp hơn. Phần lớn các tài liệu có thể
tải được về dạng pdf miễn phí từ trang của WHO. Nếu bạn nghiêm túc trong việc tìm
kiếm thơng tin y tế chất lượng cao, bạn nên dành vài giờ khám phá trang web của WHO
để xem trên đó có những gì. Khơng thể biết được bạn sẽ tìm thấy những gì về một chủ đề
bất kỳ. Hãy khám phá toàn bộ, nháy chuột vào mọi đường dẫn và kéo xuống cuối mỗi
trang. Nhấp chuột và cuộn!


Vấn đề chính với trang của WHO là được định hướng. Phần tiếp sau đây sẽ đưa ra những
giới thiệu khám phá chung. Hỗ trợ tìm kiếm tài liệu của WHO về từng chủ đề cụ thể được
đưa ra trong chương về tìm kiếm thơng tin về các chủ đề y học cụ thể.


<i><b> Ấn phẩm (Publications) </b></i>


Nhiều người vào trang của WHO để tìm kiếm các ấn phẩm có lẽ sẽ nhấp chuột vào phần
‘Publications’ trên thanh menu. Họ sẽ được đưa tới trang ấn phẩm, nơi có thể tìm thấy
những ấn phẩm quan trọng của WHO được để trực tuyến, miễn phí. Thơng tin chi tiết về
<i>truy cập cuốn World health reports đã được đưa ra trong chương về tài liệu xám và sách </i>
toàn văn, hướng dẫn sử dụng những ấn phẩm quan trọng khác cũng có trong chương về
các chủ đề y học cụ thể. Thế nhưng cịn tất cả những ấn phẩm khác thì sao, chúng được để


ở đâu?


<i><b> Cơ sở dữ liệu thư viện của WHO (WHO library database) </b></i>




Một nơi để tìm là WHO library database. Trên trang ấn phẩm có một liên kết rất kín đáo,
liên kết thẳng đến cơ sở dữ liệu thư viện của WHO. Như đã giải thích trong chương về tài
liệu xám và sách toàn văn, cơ sở dữ liệu này bao gồm gần 20.000 tài liệu toàn văn miễn
phí có thể được lọc ra một cách rất dễ dàng. Nhưng đó chưa phải là tất cả!


<i><b> Các chương trình và dự án (Programmes and projects) </b></i>


WHO được tổ chức thành khoảng 200 chương trình và dự án. Đây chính là những chương
trình và dự án làm phong phú các nguồn thơng tin có từ WHO. Hãy vào trang của WHO
và nhấp chuột vào ‘Programmes and projects’ trên thanh cơng cụ phía trên của trang. Như
bạn sẽ thấy, một số chương trình và dự án có phạm vi rất rộng, trong khi một số khác lại
rất hẹp. Ngồi ra cũng rất khó tìm các chương trình làm về những vấn đề nhất định chỉ
bằng cách xem tên của chương trình, chẳng hạn, ở đó khơng có chương trình nào có tên là
‘Injuries’ hay ‘Trauma’.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

88


của các chương trình có menu phía bên trái, trong đó gồm phần ‘Topics’ (các chủ đề trong
chương trình đó) và ‘Publications’ (các ấn phẩm của chương trình đó).


<i><b> Các chủ đề y học (Health topics) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

89



Hai phần quan trọng nhất trong một trang chủ đề y học điển hình là ‘Technical
information’ và ‘Publications’. Từ ‘technical’ gây ra sự hiểu nhầm. Chỉ một số tài liệu
được hiển thị dưới hai đề mục này, hầu hết các tài liệu đều được ‘giấu’ ở đâu đó. Để tìm
được chúng, bạn cần nhấp vào ‘More about…’ và ‘More publications…’


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Trên các trang chủ đề y học của WHO, phần được đặt tên là ‘technical information’ </b></i>
<i><b>(thông tin kỹ thuật) dễ gây ra sự hiểu nhầm! </b></i>


<i><b>Phần này nên được đọc là ‘free, high-quality information for health professionals’ </b></i>
<i><b>(thông tin chất lượng cao miễn phí cho cán bộ y tế). </b></i>


Khi nháy chuột vào ‘More about…’ trên một trang chủ đề y học, bạn sẽ được đưa tới
chương trình cơ bản của WHO chịu trách nhiệm về chủ đề này. Ở đó, như đã giải thích
bên trên, bạn sẽ có cơ hội được khai thác chủ đề và được truy cập tới danh sách các ấn
phẩm. Nếu quyết định khai thác theo chủ đề, rốt cục là cuối cùng bạn cũng sẽ đến trang ấn
phẩm. Thêm nữa, nếu bạn bắt đầu ở trang chủ đề y khoa và nháy chuột vào ‘More
publications…’, bạn cũng sẽ kết thúc tại chương trình đó, nhưng con đường này sẽ đưa
bạn trực tiếp tới các trang ấn phẩm chính.


Khi bắt đầu sử dụng trang của WHO lần đầu tiên, việc nhiều đường khác nhau cùng dẫn
tới những nguồn thơng tin giống nhau có thể rất gây cảm giác lẫn lộn và dẫn đến cảm giác
không được định hướng. Đừng bỏ cuộc! Chẳng mấy chốc bạn sẽ tìm được cách của mình.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Bắt đầu tại trang chủ đề y học, có nhiều cách khác nhau để đến được các ấn phẩm về </b></i>
<i><b>chủ đề đó ở chương trình liên quan của WHO. </b></i>



<i><b> Thông tin thống kê (Statistical information) </b></i>


Các bang thành viên thu thập và báo cáo thông tin y tế cho WHO hàng năm, những dữ
liệu này được đưa vào một số cơ sở dữ liệu trực tuyến miễn phí của WHO và có thể truy
cập bằng cách nháy chuột vào ‘Data and statistics’ trên thanh menu của WHO.


Ba cơ sở dữ liệu thống kê chính tại WHO cung cấp những dạng thông tin khác nhau.


 Cơ sở dữ liệu Global Health Observatory (GHO) kết hợp với Hệ thống thông tin
thống kê WHO (WHOSIS), là nơi tìm kiếm những thống kê của từng quốc gia về 70
chỉ số cơ bản, bao gồm tỉ lệ tử vong, gánh nặng bệnh tật, các yếu tố nguy cơ, hệt
thống y tế…. Nhưng GHO cũng cung cấp những dữ liệu và phân tích khác giúp quản
lý tình trạng sức khỏe tồn cầu.


 Cơ sở dữ liệu WHO Global InfoBase Online tập trung vào các bệnh mãn tính cũng
như những yếu tố nguy cơ gắn liền với các bệnh này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

90


Những cơ sở dữ liệu này được cấu trúc khác nhau, vì thế phải mất một thời gian nhất định
để nắm vững được cả ba. Hãy làm theo hướng dẫn trên trang. Cơ sở dữ liệu khó dùng nhất
có lẽ là Global Health Atlas, nhưng nó được cấu trúc tương tự với phần mềm SPSS, vì thế
những cán bộ y tế quen sử dụng phần mềm này sẽ cảm thấy thật thoải mái.


Trên trang ‘Data and statistics’, bạn cũng nên khai thác phần ‘Data by category’, nơi có
thể tìm được nhiều nguồn thống kê về các bệnh và chủ đề y học cụ thể, bao gồm chăm sóc
bà mẹ và trẻ sơ sinh, cũng như HIV, TB, tiểu đường, tiêm chủng, nguyên nhân tử vong,
dinh dưỡng…Đừng bỏ qua những nguồn thống kê này. Cũng nên lưu ý rằng trang này có
các liên kết tới các cơ sở dữ liệu thống kê vùng.



<b>Các Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) </b>



(trang chính của NIH) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

91
<i><b> Văn phòng giám đốc </b></i>


/>


(Văn phòng nghiên cứu AIDS)


(Văn phòng nghiên cứu các bệnh hiếm gặp)


Văn phịng giám đốc khơng chỉ chịu trách nhiệm quản lý các thành phần của NIH mà cả
các văn phịng chương trình, bao gồm các phịng giám sát nghiên cứu về AIDS, bệnh hiếm
gặp,…Các nguồn thơng tin chun ngành đều có tại các văn phịng chương trình này.
<i><b> Viện Lão khoa quốc gia </b></i>




<i><b> Viện Lạm dụng rượu và nghiện rượu quốc gia </b></i>



<i><b> Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia </b></i>



<i><b> Viện Viêm khớp và Cơ xương- Da quốc gia </b></i>


/>


<i><b> Viện Ung thư quốc gia </b></i>



/>


<i><b> Viện Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người quốc gia </b></i>




<i><b> Viện Khiếm thính và rối loạn giao tiếp quốc gia </b></i>




<i><b> Viện nghiên cứu Răng Hàm Mặt quốc gia </b></i>


/>


<i><b> Viện các bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận quốc gia </b></i>


/>


<i><b> Viện lạm dụng thuốc quốc gia </b></i>


/>


<i><b> Viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia </b></i>


/>


<i><b> Viện mắt quốc gia </b></i>




<i><b> Viện y học tổng quát quốc gia </b></i>




<i><b> Viện Tim, Phổi và Huyết học quốc gia </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

92
<i><b> Viện sức khỏe tâm thần quốc gia </b></i>


/>


<i><b> Viện đột quị và rối loạn thần kinh quốc gia </b></i>


/>


<i><b> Viện nghiên cứu điều dưỡng quốc gia </b></i>


/>


<i><b> Trung tâm y học bổ sung và thay thế quốc gia </b></i>


/>


<b>Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ (NLM) </b>





Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ, một thành viên của NIH, là thư viện y khoa lớn nhất
trên thế giới và là nguồn cung cấp chủ chốt về thơng tin y tế và sức khỏe có chất lượng
cao. Bạn có thể truy cập tới tất cả các nguồn thông tin qua ‘cửa trước’ của NLM tại địa chỉ
bên trên. Danh sách dưới đây cung cấp những đường dẫn trực tiếp tới một số nguồn tin cụ
thể.


<i><b> Cơ sở dữ liệu NLM và các nguồn tin điện tử </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

93
<i><b> Cổng thơng tin NLM </b></i>



/>


Cơng cụ tìm tin này cho phép bạn tìm kiếm cùng một lúc nhiều nguồn tin của NLM, bao
gồm cả Medline, PubMed Central, Bookshelf, mục lục NLM Catalog, MedlinePlus, và
nhiều nguồn khác nữa. Nó khơng có yếu tố phức tạp thể hiện tại giao diện
Medline/PubMed, vì thế đây khơng phải là nơi đầu tiên để tìm tham khảo tới các bài báo.
Mặt khác, nó lại tìm được những nguồn thơng tin NLM khác mà bạn có thể dễ dàng bỏ
qua. Hãy thử xem!


<i><b> Medline/PubMed </b></i>




(Hướng dẫn PubMed)


Medline là nguồn tin quốc tế hàng đầu để lấy được tham khảo tới các bài báo trong những
tạp chí y khoa. PubMed là một trong những giao diện tìm kiếm trong Medline và cung cấp
liên kết tới các bài báo tồn văn. Medline/PubMed được mơ tả chi tiết trong các chương
về tìm kiếm tham khảo và tồn văn các bài báo. Để có thêm trợ giúp, nhấp chuột vào các
liên kết bên dưới mục ‘Using PubMed’ hoặc vào trang hướng dẫn PubMed.


<i><b> MeSH </b></i>


(trình duyệt MeSH)


MeSH là hệ thống từ vựng được kiểm sốt của NLM. Nó giúp bạn có thể tìm được tất cả
các tham khảo về một chủ đề cụ thể, ngay cả khi những tác giả khác nhau sử dụng những
thuật ngữ khác nhau để diễn đạt chủ đề đó. MeSH được mơ tả trong chương về tìm kiếm
thơng tin tham khảo tới các bài báo. Để được trợ giúp thêm, hãy thử phần hướng dẫn
MeSH có trong hướng dẫn PubMed.



<i><b> PubMed Central </b></i>


/>


PubMed Central là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bản thảo tác giả và bài báo tồn văn miễn phí
của NLM. Chi tiết về PMC được đưa ra trong chương về truy cập toàn văn các bài báo.
<i><b> Mục lục NLM (NLM Catalog) </b></i>


/>


Mục lục liệt kê vốn tài liệu của NLM. Một số có miễn phí trên mạng. Để biết thêm thông
tin, hãy xem lại chương về truy cập toàn văn của sách.


<i><b> Bookshelf </b></i>


/>


Bookshelf là bộ sưu tập sách và báo cáo trực tuyến miễn phí của NLM về mọi lĩnh vực
của y tế và sức khỏe. Hướng dẫn sử dụng bộ sưu tập này được đưa ra trong chương về
truy cập toàn văn của sách.


<i><b> MedlinePlus </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

94
<i><b> Các hướng dẫn </b></i>



<i><b> Video phẫu thuật </b></i>




<i><b> Thông tin thuốc </b></i>



<i><b> Bách khoa thư y học </b></i>



<i><b> Từ điển y khoa </b></i>



<i><b> Các chủ đề y học </b></i>




<i><b>Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. </b></i>



<i><b>“Medline/PubMed, it’s the best </b></i>
<i><b>But don’t overlook all the rest” </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

95


<b>Tìm kiếm thơng tin về các chuyên ngành </b>



Nếu đã đọc các chương trước của tài liệu này và vào các trang liệt kê trong những chương
đó, bạn hẳn sẽ có được hiểu biết rất tốt về nơi nào và cách nào có thể tìm được thơng tin
chun ngành có chất lượng- không chỉ sách và các bài báo mà cả các dạng tài liệu khác
được cung cấp qua cổng thông tin, qua thư viện số, và trên các trang web y khoa chính.
Cho dù giữ vai trị gì, chun ngành đào tạo nào, bạn có thể có được những tài liệu tuyệt
vời bằng cách tìm kiếm trong những nguồn này. Mục đích của chương này là nhằm giới
thiệu các nguồn tin đặc biệt liên quan tới các chuyên ngành y khoa và sức khỏe cụ thể.



<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Không phải tất cả những nguồn thông tin giá trị đều được liệt kê ở đây. </b></i>
<i><b> Hãy đọc các chương khác nữa!! </b></i>


<b>Sức khỏe sinh sản và bà mẹ, bao gồm cả mang thai và sinh nở </b>



<i><b> Trang sức khỏe sinh sản của WHO và chương trình Sức khỏe sinh sản và tình dục </b></i>


(Trang chủ đề SKSS)


(Chương trình SKSS và tình dục)


WHO là một trong những nguồn thông tin phong phú nhất về SKSS và bà mẹ. Chương
trước đã giải thích cách tìm thơng tin tại trang WHO. Nếu chưa đọc chương này thì bạn
nên quay lại đọc để có được một số định hướng. Các đoạn dưới đây đưa ra chi tiết về các
tài liệu của WHO về SKSS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

96


Tại trang chủ của chương trình, hãy xem menu bên tay trái và nháy chuột vào ‘Topics in
reproductive health’. Trên trang tiếp theo, chọn và nhấp vào những chủ đề cụ thể như tình
dục vị thành niên, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh và cứ thế tiếp tục.
Một cách nữa là bắt đầu tại trang chủ của chương trình và nháy chuột vào ‘Publications on
sexual and reproductive health’. Trên trang mới hiện ra, cuộn màn hình xuống đến hết!
Các ấn phẩm được nhóm theo chủ đề ở nửa trên của trang, nhưng dưới cùng trang có
những đề mục như ‘evidence’, ‘clinical guidelines’ và ‘monitoring and evaluation’. Nhấp
vào một chủ đề quan tâm để xem danh sách những ấn phẩm liên quan có tại đó.


Nếu nhấp chuột vào ‘Maternal and perinatal health’, bạn sẽ tới trang liệt kê nhiều mục,


bao gồm nhiều đề xuất và hướng dẫn lâm sàng. Dưới mục ‘clinical guides’, đừng quên
nháy chuột vào ‘Packages of interventions’ để truy cập tới tài liệu mới xuất bản (2010)


<i>Packages of interventions: Family planning, safe abortion care, maternal, newborn and </i>
<i>child health, một cố gắng hợp tác của WHO, UNICEF, UNFPA, và World Bank. </i>


<i><b> Thư viện SKSS của WHO (WHO Reproductive Health Library) </b></i>


(Thư viện SKSS của WHO)


(Thông tin truy cập RHL)


RHL là bộ sưu tập gồm những tài liệu quan trọng nhất mà cán bộ y tế ở các nước đang
phát triển cần nhằm tăng cường SKSS ở những nước này, trong đó có tồn văn của các bài
báo được xuất bản từ những tạp chí khác, tồn văn của tổng quan hệ thống Cochrane về
các chủ đề liên quan tới SKSS, góp ý của các chuyên gia về những bài tổng quan này và
khuyến nghị thực tiễn trong việc áp dụng những phát hiện trong các tổng quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

97


Cũng ở phía cuối của trang chủ RHL là bộ gồm 11 video huấn luyện về cẩm nang và các
quy trình phẫu thuật trong SKSS, ví dụ như video về videos on active management of the
third stage of labour, on vacuum extraction, and on C-section. Không như các video từ
một số nguồn khác, tất cả những video tại đây đều phục vụ cho cán bộ y tế làm việc ở các
nước có thu nhập thấp hơn và trong những hồn cảnh hạn chế về nguồn lực.


RHL cung cấp miễn phí cho các nước đủ điều kiện, cả trực tuyến và dưới dạng đĩa CD.
Chi tiết về việc truy cập được đưa ra ở địa chỉ thứ hai bên trên. Một điều tuyệt vời là RHL
cho phép người dùng Việt Nam truy cập hồn tồn miễn phí!



<i><b> Mang thai an toàn hơn của WHO (WHO Making Pregnancy Safer -MPS) </b></i>


/>


(các ấn phẩm MPS)


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

98


Trong số những tài liệu bạn có thể tìm được ở đây có những hướng dẫn thiết thực về hồi
sức sơ sinh căn bản, chăm sóc sinh con bình thường, chăm sóc mẹ ủ con, hướng dẫn dành
cho bác sĩ và nữ hộ sinh về xử trí biến chứng khi mang thai và sinh con, xử trí các vấn đề
sơ sinh, các cấu phần huấn luyện nữ hộ sinh về xử lý sản giật, phá thai chưa hoàn tất, băng
huyết sau sinh, chuyển dạ kéo dài và tắc nghẽn và nhiều, nhiều hơn thế. Thật là một nguồn
tin phong phú! Khi tìm được nhan đề mong muốn, bạn chỉ cần nháy chuột để nhận bản
pdf tải được miễn phí.


<i><b> K4Health </b></i>




K4Health đã được nhắc đến ở phần trước—như là ‘chủ nhà’ của Popline, như nguồn cung
cấp tài liệu in miễn phí, như nơi có nhiều cổng thơng tin, bao gồm cổng về sức khỏe sinh
sản. Nhưng trang này vẫn thậm chí vẫn cịn nhiều nguồn nữa, trong đó nhiều nguồn tập
trung vào sức khỏe sinh sản.


Bạn có thể bắt đầu bằng cách nháy chuột vào ‘eToolkits’ trên menu ở bên trái và chọn
‘Topic’ từ menu thả. Cuộn hết danh sách để xem có những gì, sau đó nhấp vào nhan đề
quan tâm. Khi tới trang chủ của toolkit, thoạt tiên bạn có thể cảm thấy như bị lạc. Các tài
liệu đâu cả rồi? Để xem được chúng, nháy chuột vào các thẻ màu xanh với các nhãn
‘Policies and Guidelines’, ‘Best Practices’…ở phía trên.





Từ thanh menu chính cũng nháy chuột vào ‘Publications and resources’, trên trang ấn
<i>phẩm bạn sẽ tìm được những cuốn sách có thể tải về miễn phí, trong đó có Family </i>


<i>planning: A global handbook for providers và Managing knowledge to improve </i>
<i>reproductive health programs. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

99


<i><b> Sách điện tử miễn phí về chăm sóc thơng thường trước sinh </b></i>


/> />


Các đường dẫn trên đây liên kết tới hai cuốn sách điện tử miễn phí về chăm sóc thơng
thường trước sinh.


<i>Cuốn đầu tiên là một sổ tay dài 100 trang, Health care guideline: routine prenatal care, </i>
tái bản lần thứ 14năm 2010, từ Institute for Clinical Systems Improvement. Mặc dầu được
‘gắn mác’ như tập tin html, thực tế nó lại có dạng pdf, bạn có thể tải về và lưu lại. Cuốn sổ
tay được thiết kế cho Hoa Kỳ nhưng có vơ vàn thơng tin hữu ích trong các bối cảnh khác.
<i>Cuốn thứ hai là Guide to effective care in pregnancy and childbirth, của Oxford </i>
University Press, bản in có giá tới £33! Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tải từng chương
một của cuốn sách. Nhấp vào một nhan đề chương cụ thể, và sau đó, trên trang sau, tìm và
nháy chuột vào ‘full text of chapter…’.


<i><b> INTUTE </b></i>




/>



INTUTE có hàng trăm mẩu tin liên quan tới sức khỏe sinh sản và tình dục, cũng như về
mang thai và sinh con. Bạn có thể tìm kiếm trên trang chủ hoặc duyệt theo chủ đề. Nếu
làm theo cách sau, hãy xem cả trong phần ‘Medicine’ và trong phần ‘Nursing, midwifery
and allied health’. Cũng lưu ý rằng hướng dẫn tới những nguồn tin Internet tốt nhất là về
chủ đề mang thai và sinh con.


<i><b> eMedicine </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

100


<i><b> Geneva Foundation for Medical Education and Research </b></i>






/>


GFMER cung cấp các bộ sưu tập quốc tế về hướng dẫn lâm sàng và các khuyến cáo thực
hành khác về mọi khía cạnh của sản khoa, phụ khoa và sức khỏe sinh sản. Trên trang này
cũng có các bộ bài giảng trình chiếu và các tài liệu khóa học khác từ chính các khóa học
do GFMER tổ chức về sức khỏe sinh sản.


 <i><b>Center for Reproductive Rights </b></i>


(Center for Reproductive Rights)


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

101


 <i><b>Marie Stopes International </b></i>





/>


Marie Stopes là một tổ chức quốc tế cung cấp chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch
hóa gia đình tới những đối tượng nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của thế giới. Nháy
chuột vào ‘Resources’ để xem các ấn phẩm, liên kết web và nhiều nội dung khác. MSI
cũng đồng thời là nhà tài trợ cho trang web Global Safe Abortion.


 <i><b>PAC Consortium </b></i>


/>


Liên hợp này có khoảng 30 thành viên quốc tế- bao gồm Ipas, Engender Health,
JHPIEGO, Pathfinder, IPPF—làm việc cùng nhau về vấn đề nạo phá thai khơng an tồn
và tăng cường chăm sóc hiệu quả sau nạo phá thai.


 <i><b>Alan Guttmacher Institute </b></i>




Viện Guttmacher tăng cường sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục trên khắp thế giới
thông qua phân tích chính sách, nghiên cứu, và đào tạo công chúng. Nhấp chuột vào
‘Publications’ để tới những báo cáo và xuất bản phẩm định kỳ truy cập miễn phí. Nhấp
vào ‘Data center’ để vào cơ sở dữ liệu, nơi có thể đọc được các tóm tắt quốc gia, chỉ số
bản đồ và làm các bảng dữ liệu.


 <i><b>Jhpiego </b></i>


/>


Jhpiego làm việc với các cán bộ y tế ở tuyến đầu nhằm tăng cường dịch vụ y tế ở các nước


thu nhập thấp hơn. Một trong những lĩnh vực của họ là sức khỏe sinh sản.


<i><b> Reproductive Health Gateway </b></i>


(Cổng thông tin sức khỏe sinh sản -
Reproductive Health Gateway)


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

102


<i><b>Cổng thông tin SKSS dẫn tới hơn 130 trang chọn lọc về SKSS. </b></i>


<i><b> Những nguồn khác về SKSS, kế hoạch hóa gia đình và dân số </b></i>


(ReproLine tại Johns Hopkins University)


(Population Action International)


(International Planned Parenthood Federation)


(Engender Health)


(PATH)


(Ipas)


(Pathfinder International)


(Global Library on Women’s Medicine)


(ObGyn Net)



(FHI)


(UN Population Information Network)


(UN Population Fund)


Các trang trên đây dẫn tới nhiều tổ chức và cơ quan làm việc trong các lĩnh vực trùng
nhau của SKSS, kế hoạch hóa gia đình, và dân số, thường trong bối cảnh quốc tế. Hãy
khám phá xem họ cung cấp những nguồn tin chuyên ngành trực tuyến nào.


<b>Dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em </b>


<i><b> World Health Organization </b></i>


/>


/>


Tại WHO, hãy bắt đầu từ mục sức khỏe trẻ em trên trang chủ đề sức khỏe. Đừng quên
nháy chuột vào tất cả các liên kết bên dưới cả hai phần ‘Technical Information’ và
‘Publications’. Cách khác là vào trực tiếp Trung tâm tài liệu cho chương trình sức khỏe trẻ
em qua đường dẫn bên trên. Cuốn xuống và xem qua menu. Hãy lưu ý rằng có các mục
riêng biệt cho IMCI, ni con bằng sữa mẹ, sức khỏe trẻ em (được gọi tên là ‘child’), và
sức khỏe trẻ em/nhũ nhi/trẻ mới sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

103

<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Danh sách ấn phẩm của WHO—bao gồm cả các tài liệu về sức khỏe trẻ em— </b></i>
<i><b>khơng chỉ rõ rằng chúng đều có dạng pdf tải về miễn phí. </b></i>


<i><b> UNICEF </b></i>



(UNICEF)


(DevPro Resource Centre)


(ChildInfo tại UNICEF)


UNICEF là một đơn vị của UN chịu trách nhiệm về trẻ em, trang web của tổ chức này có
nhiều ấn phẩm toàn văn của UNICEF và các cơ quan khác liên quan tới sự mạnh khỏe của
trẻ em và bà mẹ. Cách bố trí gây cảm giác dễ nhầm, nhưng đây là nơi chứa nhiều viên đá
quý đáng để khai thác.


Bắt đầu từ trang chủ, nhấp vào ‘Publications’ ở bên trái phía dưới ‘Resources’. Trên trang
ấn phẩm, nhấp vào ‘subject’ để nhận menu với các lĩnh vực cụ thể. Tiếp tục nhấp chuột
đến khi tới được trang mô tả một ấn phẩm cụ thể bạn quan tâm. Trong hầu hết các trường
hợp, tài liệu có thể được tải về dưới dạng bản pdf miễn phí, dù bản in được bán.


Bạn cũng có thể duyệt qua nhan đề sắp xếp theo thứ tự chữ cái. Nháy chuột vào S để tới
<i>bộ State of the world’s children. Cũng như World health report của WHO, mỗi cuốn như </i>
vậy cung cấp tổng quan và thống kê cùng bao quát sâu của một chủ đề chọn lọc. Ví dụ,
<i>bản năm 2008 và 2009 là về Child survival và Maternal and newborn health. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

104


Hai phần trong trang UNICEF khó tìm nhưng có những thơng tin đặc biệt giá trị cho các
nhân viên y tế công cộng. Do vậy đường dẫn trực tiếp tới hai phần này đã được đưa ra bên
trên. Một là Development Professional Resource Centre, cung cấp các liên kết tới dữ liệu
và thống kê, các nguồn nghiên cứu, và tài liệu theo chủ đề. Nguồn còn lại là ChildInfo,
cung cấp thống kê về sức khỏe và sự sống còn trẻ em, dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc sơ
sinh, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cùng nhiều khía cạnh khác của cả sức khỏe bà


mẹ và trẻ em. Đây cũng là nơi bạn có thể tìm được các kết quả từ UNICEF Multiple
Indicator Cluster Surveys (MICS). MICS hiện có trên mạng bao gồm các lưu trữ về khảo
sát, các bộ dữ liệu, và các báo cáo cuối cùng, đôi khi bằng nhiều thứ tiếng.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Tại UNICEF, đừng bỏ qua DevPro Resource Centre và ChildInfo. </b></i>


<i><b> Facts for life </b></i>


/>


<i>Facts for life là sản phẩm hợp tác của UNICEF, WHO, WFP, UNAIDS, UNFPA, </i>


UNESCO, UNDP, và World Bank. Nó là cuốn sổ tay cung cấp hướng dẫn về mọi khía
cạnh của sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Để đọc cuốn sổ tay trực tuyến, hãy chọn một chủ đề
cụ thể từ menu màu xanh, ví dụ như ‘Safe Motherhood and Newborn Health’ và nháy
chuột vào đường dẫn. Trên trang hiện ra, cuộn xuống và nhấp vào ‘all key message’,
<i>‘supporting information’, và ‘resources for this topic’. Cuốn Facts for life này cũng có thể </i>
được tải về dạng pdf miễn phí. Nhấp vào đường dẫn ở dưới cùng của menu màu xanh trên
trang chủ.


<i><b> eMedicine nhi khoa </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

105
<i><b> CORE </b></i>




CORE là một liên hợp quốc tế tập trung vào dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em. Cơng việc


của nó được chia thành 6 sáng kiến- một trong số đó là Chương trình mạng lưới y tế và sự
sống còn của trẻ em- và thành 8 nhóm làm việc, bao gồm những nhóm về IMCI, làm mẹ
an tồn, sốt rét, HIV/AIDS, và các khía cạnh khác của sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Trang
web của mỗi nhóm làm việc cho phép truy cập tới các công cụ và các liên kết tới các trang
web liên quan của các tổ chức khác. Để truy cập tài liệu, nhấp vào phần ‘Resources’. Hãy
nhớ thử cơ sở dữ liệu về sức khỏe trẻ em.


<i><b> Geneva Foundation for Medical Education and Research </b></i>




Các sưu tập hướng dẫn lâm sàng tại GFMER có một phần vô cùng lớn về sức khỏe sơ
sinh. Trong số nhiều chủ đề được đề cập đến, có chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc kiểu mẹ ủ
con, ni dưỡng sơ sinh, hạ đường huyết sơ sinh, vàng da sơ sinh, hồi sức sơ sinh, bệnh
hô hấp sơ sinh….


Khi nhấp chuột vào một chủ đề bất kỳ, bạn sẽ nhận được một trang đầy các đường dẫn tới
nhiều khuyến nghị và hướng dẫn thực hành tốt nhất từ các nguồn như Cochrane Library,
WHO, UNICEF; các tổ chức nghề nghiệp, các bộ y tế và những NGOs lớn.


<i><b>Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. </b></i>



<i><b>“Best-practice guidelines are easy to spot, </b></i>


<i><b>If you know where they are, and know where they’re not!” </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

106
<i><b> Các nguồn thông tin về nuôi dưỡng nhũ nhi </b></i>


(nuôi dưỡng nhũ nhi


WHO)


(trang ấn phẩm
nuôi dưỡng nhũ nhi WHO)


(trang nuôi dưỡng nhũ nhi và
trẻ nhỏ UNICEF)


(World Alliance for Breastfeeding Action)


(IBFAN)


(Linkages)


Nuôi dưỡng nhũ nhi đúng cách và tăng cường cho trẻ bú mẹ là những vấn đề chính của cả
WHO và UNICEF. Tuy nhiên, các nguồn thông tin về dinh dưỡng trẻ em lại khó tìm ở cả
hai trang này.


Bên trên đưa ra một đường dẫn trực tiếp tới trang ấn phẩm của WHO về ni dưỡng nhũ
nhi. Tại đây bạn có thể tìm được những liên kết tới những tài liệu có thể tải được miễn phí
<i>như Global strategy for infant and young child feeding, International code of breast-milk </i>


<i>substitutes, và Baby-friendly hospital initiative, cũng như thông tin về không nuôi dưỡng </i>


bằng sữa mẹ và ni dưỡng trong những hồn cảnh khó khăn ngoại lệ.


Tại UNICEF, bắt đầu từ trang nuôi dưỡng nhũ nhi và trẻ nhỏ và cuộn xuống. Liên kết tới
nhiều tài liệu chủ chốt được gắn vào trong văn bản. Ở phía dưới, bạn sẽ tìm thấy những
liên kết tới các chủ đề cụ thể như nuôi con bằng sữa mẹ, ni dưỡng nhũ nhi trong các
tình huống khẩn cấp …



</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

107


International Baby Food Action Network (IBFAN) cung cấp bộ sưu tập lớn các nguồn tin
về Nestlé Boycott và các hành động khác để ngăn cản việc quảng cáo phi đạo đức các sản
phẩm thay thế sữa mẹ.


Linkages là một chương trình tồn cầu nhằm cải thiện việc nuôi dưỡng nhũ nhi và trẻ nhỏ.
Trang này cung cấp các cấu phần đào tạo, các báo cáo kỹ thuật, thiết bị theo dõi và đánh
giá….Nhấp vào ‘Tools’ và ‘Publications’ để tìm được những nguồn thông tin này. Một
tính năng khác của trang Linkages là có danh sách các liên kết ngoài được chia thành
nhiều lĩnh vực (các trang về nuôi con bằng sữa mẹ, các trang về sống còn của trẻ em, về
dinh dưỡng và thực phẩm, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh,…) và mô tả ngắn gọn về mỗi
trang. Rất dễ bỏ qua danh sách hữu ích này. Hãy nháy chuột vào ‘Links’ gần phía trên
cùng của trang, bên trên các thanh chính.


<b>Dinh dưỡng </b>



Tìm kiếm thơng tin về dinh dưỡng là một thách thức vì chủ đề này khơng chỉ có trong sức
khỏe, mà còn cả trong các lĩnh vực như nông nghiệp. Những trang được liệt kê ở đây tập
trung vào dinh dưỡng nói chung, bởi các nguồn thông tin về dinh dưỡng nhũ nhi và trẻ
nhỏ đã được đề cập ở phần trên.


<i><b> Các cơ quan của Liên hợp quốc </b></i>


(Trang dinh dưỡng WHO)


(Tổ chức nông lương)


WHO là nguồn thông tin chính về dinh dưỡng cũng như về tất cả các chủ đề y tế công


cộng. Bắt đầu với trang dinh dưỡng dưới phần ‘Health topics’. Hãy chắc chắn nhấp chuột
vào tất cả các liên kết bên dưới ‘Technical Information’, ‘Publications’, và ‘Statistics’.
Trong bối cảnh khác, một cơ quan khác của Liên hợp quốc- Tổ chức nông lương- là một
nơi tốt để xem. Thơng tin dinh dưỡng có thể được tìm thấy bằng cách xem qua các chủ đề
và bằng cách duyệt qua các ấn phẩm. Hãy lưu ý rằng, cũng như tại WHO, nhiều ấn phẩm
được FAO bán cũng có thể tải về miễn phí.




<i><b> Các nguồn tin cơ sở dữ liệu và mục lục về dinh dưỡng </b></i>


(Medline/PubMed)


(Mục lục NLM)


(Cơ sở dữ liệu thư viện WHO)


(Agricola tại NAL)


Khi tìm kiếm thơng tin dinh dưỡng, đừng quên các nguồn chính đã được nhắc đến trong
những phần trước. Medline/Pubmed có hơn 200.000 tài liệu tham khảo phù hợp với lệnh
tìm cho ‘nutrition’. Lệnh tìm với "maternal nutrition" OR "antenatal nutrition" cho ra hơn
1.000 tham khảo, trong số đó hơn 250 tài liệu có liên kết tới các bài báo tồn văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

108


<i><b>Các nguồn khác tại Thư viện nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ </b></i>


(Thư viện nông nghiệp quốc gia)



(Trung tâm thông tin dinh dưỡng và thực phẩm)


Thư viện nông nghiệp quốc gia đóng vai trị tương tự trong lĩnh vực dinh dưỡng và nông
nghiệp như Thư viện y khoa quốc gia đối với lĩnh vực sức khỏe. Cũng như rất nhiều thơng
tin tại NLM khơng có trong Medline/PubMed, nhiều nguồn thông tin giá trị tại NAL cũng
không nằm trong cơ sở dữ liệu Agricola. Bạn phải tới để tìm chúng.


Bắt đầu từ trang chính của NAL. Nhấp vào ‘Food and Nutrition’ từ menu ‘Browse by
Subject’ phía bên trái và khám phá trang hiện ra. Bạn cũng có thể thử bắt đầu từ trang
chính và nhấp vào ‘Information Centers’ ở trên cùng.


Một trong những trang đặc trưng của NAL để vào thử là Trung tâm thông tin dinh dưỡng
và thực phẩm (FNIC) với đường dẫn trực tiếp được cung cấp bên trên. Chức năng của nó
tương tự như MedlinePlus tại NLM. Hãy chắc chắn là bạn tìm khơng chỉ qua các mục
chính trên trang chủ của FNIC, mà còn qua phần ‘Topics A-Z’ và ‘Resource Lists’. Cuối
cùng, đừng bỏ lỡ menu duyệt bên trái. Đây là con đường chính dẫn tới thơng tin chuyên
ngành về dinh dưỡng, ăn kiêng, thành phần thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cũng như các
công cụ nghiên cứu và liên kết tới các tổ chức.




<i><b>Đu đủ, chuối, dứa….salad hoa quả! </b></i>


<i><b>(‘Làm salad hoa quả’ là bài tập thư giãn thường có trong các hội thảo INFORM) </b></i>


<i><b> Các nguồn khác về thông tin dinh dưỡng </b></i>


(Micronutrient Initiative)


(Nutrition Resources for Health


Pros của CDC)


(Essential Health Links)


Micronutrient Initiative là một NGO hỗ trợ và thúc đẩy các chương trình thực phẩm bổ
sung và làm giàu thực phẩm. Nó cung cấp các bộ liên kết, cũng như các ấn phẩm và
nguồn tin trực tuyến. Trang của CDC có tên là ‘Nutrition Resources for Health Pros’ cũng
có thể hữu ích vì một số nguồn mang tính tổng qt hoặc có tầm quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

109

<b>Các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng </b>



Phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm tiếp tục được ưu tiên hàng đầu trong y tế
công cộng ở hầu hết các nước thu nhập thấp hơn và là mối quan tâm của nhiều cán bộ y
tế, vì vậy WHO là nguồn thơng tin chủ yếu về các bệnh này. Một cơ quan chủ chốt nữa là
Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ. Nhiều trang khác tập trung
vào các bệnh đơn lẻ, như sốt rét, TB hoặc HIV/AIDS. Bên dưới có đưa ra một số trang để
khám phá, những trang khác có thể tìm được thơng qua những cổng thông tin y tế như
Essential Health Links.


<i><b> Thông tin về bệnh truyền nhiễm tại CDC </b></i>


(trang chủ CDC)


(Trang bệnh truyền nhiễm cấp tính)


(Tạp chí Emerging infectious diseases) </i>


(Trang bệnh truyền nhiễm cấp tính quốc tế)



(DPDx)


Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật (CDC) được biết đến trước hết với những
công việc về bệnh truyền nhiễm cấp tính. Liên kết tới một số nguồn tin quan trọng của
CDC về chủ đề này được đưa ra bên trên, bao gồm liên kết tới tạp chí tồn văn trực tuyến


<i>Emerging infectious diseases. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

110


<i><b> Các nguồn tin của WHO về các bệnh do đói nghèo và bệnh nhiệt đới bị bỏ qua </b></i>


(WHO TDR—các bệnh do đói nghèo)


(WHO NTD—các bệnh nhiệt đới bị bỏ qua)
TDR là chương trình đặc biệt của WHO dành cho nghiên cứu và đào tạo về các bệnh do
đói nghèo gây nên (gồm lao, sốt rét và nhiều bệnh khác) và là nguồn cung cấp chính thơng
tin cũng như hỗ trợ tài chính để hoạt động và nghiên cứu. NTD là một chương trình khác
của WHO đặc biệt về các bệnh bị bỏ quên ở các vùng nhiệt đới (sốt xuất huyết, ghẻ cóc,
schistosomiasis, ...). WHO cũng có những trang chương trình riêng cho mỗi bệnh trên, có
thể vào được qua các liên kết tại NTD, cũng như qua ‘Health topics’.


<i><b> Các nguồn HIV/AIDS tại WHO, NLM, và UNAIDS </b></i>


(Trang HIV/AIDS của WHO)


(WHO Xét nghiệm và tư vấn HIV)


(Chỉ mục WHO về các chủ đề HIV kèm liên
kết)



(Lây truyền mẹ-con)


(Cơ sở dữ liệu AIDS Info của NLM)


(Thông tin về HIV/AIDS từ NLM)


(UNAIDS)


WHO có hàng tá các trang chứa thông tin và đường dẫn tới các nguồn tin về HIV/AIDS.
Chỉ mục các chủ đề HIV dẫn tới các trang WHO khác về thuốc AIDS, điều trị kháng
virus, an tồn truyền máu, bao cao su phịng ngừa, chăm sóc cần thiết, kháng thuốc, điều
tra và quản lý, dinh dưỡng và HIV, HIV bệnh nhi và nhiều nữa. NLM có hai trang chính
về HIV/AIDS, mỗi trang đều đưa ra những dạng thông tin khác nhau. Cũng đừng quên
vào trang UNAIDS- hoạt động như một cổng thông tin tới tất cả các chương trình của UN
về chủ đề.


<i><b> Malaria </b></i>


(Trang sốt rét của WHO)


(Trang ấn phẩm sốt rét của WHO)


(Multilateral Initiative on Malaria/MIM)


(Các nguồn sốt rét MIM)


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

111


/>alth.htm (DPDx parasite index)



(Comparison of malaria species)


(Malaria images)


(Impact Malaria)


(Malaria World)


(Roll Back Malaria)


(Malaria Foundation)


(SciDev resources about malaria)


Sốt rét vẫn là sát thủ chính và là trọng tâm của nhiều chương trình thơng tin. Danh sách
trên gồm đường dẫn tới một số trang chủ yếu. Phần lớn chúng cung cấp không chỉ các
nguồn thông tin của bản thân mà cả các liên kết tới nhiều trang sốt rét khác.


WHO là nơi tốt nhất và cũng là nơi nên xem đầu tiên. Bên trên có đưa ra đường dẫn trực
tiếp tới trang ấn phẩm về sốt rét. Hãy nhớ lưu ý rằng các ấn phẩm hiện ra trên trang này
chỉ là một số ấn phẩm chọn lọc mà thôi. Hầu hết ấn phẩm được để trên các trang khác và
bạn có thể xem được bằng cách nhấp vào ‘Listed by year of publication’. Như thường lệ
với WHO, khơng có dấu hiệu nào chỉ ra rằng các ấn phẩm được miễn phí, nhưng thực tế
là chúng được miễn phí. Nếu có gì đó u cầu phải trả tiền thì cũng đừng lo, bạn khơng
thể vơ tình bị trả tiền đâu. Hãy tiếp tục và nhấp chuột vào đường dẫn tới bất cứ nhan đề
nào mà bạn tin có thể giúp được mình trong cơng việc chun mơn.


<i><b> Các nguồn WHO và CDC về các bệnh truyền nhiễm khác </b></i>



(Các chủ đề sức khỏe WHO)


(Chỉ mục các bệnh CDC)


(Trang TB WHO)


(Trang TB và HIV của WHO)


(các liên kết TB của CDC, bao gồm cả các liên
kết quốc tế)


(Trang bệnh sởi WHO)


(Trang bệnh sởi CDC)


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

112


(Trang cúm gia cầm CDC)


(Trang SARS WHO)


(Trang SARS CDC)


(Trang STI WHO)


(Trang STI CDC)


(Trang viêm màng não WHO)


(Trang viêm màng não CDC)



(Viêm não vi rút WHO)


não virút Nhật Bản CDC)


(Trang cúm WHO)


(Trang cúm CDC)


Một số bệnh truyền nhiễm được y tế công cộng ở Việt Nam coi là quan trọng nhưng lại
khơng có trong các chương trình được mơ tả phía trên, ví dụ như lao, sởi, cúm gia cầm,
SARS, STIS, viêm màng não, viêm não vi rút, và cúm. Thông tin và ấn phẩm về các bệnh
này cũng như các bệnh khác có thể tìm được bằng cách dùng các trang chủ đề sức khỏe
WHO và chỉ mục các bệnh xếp theo thứ tự chữ cái tại CDC. Đường dẫn tới một số trang
cụ thể được đưa ra bên trên.


<b>Các bệnh mãn tính </b>



Ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, hồ sơ bệnh tật đang thay đổi,
các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, rối loạn tim mạch đang trở nên ngày càng
tăng. Đây là một số nguồn chính về các chủ đề này.




<i><b> Các nguồn thông tin của WHO về bệnh mãn tính </b></i>


/>


/> />


/> />


/>



</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

113
<i><b> Các nguồn thơng tin chính thức tại Hoa Kỳ </b></i>


(National Diabetes Clearinghouse in the U.S,)


(National Diabetes Education Program in the U.S.)


(National Cancer Institute)


/> /> /> />


<i><b> Ví dụ về các tạp chí trực tuyến miễn phí </b></i>


/>


FreeMedicalJournals liệt kê 79 tạp chí miễn phí về ung bướu, 50 về nội tiết và chuyển
hóa, 77 về tim mạch và các bệnh tim mạch. Trong một số trường hợp, bạn có thể truy cập
bài báo sau thời gian cấm vận- một khoảng thời gian nhất định sau khi chúng được xuất
bản- nhưng trong các trường hợp khác, có thể đọc bài báo ngay lập tức sau khi xuất bản.


<b>Sức khỏe răng miệng </b>





/> />


/>


Với các bài báo về nha khoa và các lĩnh vực liên quan, hãy thử trong PubMed. Ở đó có rất
nhiều! Nếu muốn duyệt, hãy xem trong danh sách ‘Dentistry’ tại FreeMedicalJournals,
nơi hiện nay gồm tới 45 tạp chí nha khoa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

114

<b> Chấn thương và thuốc cấp cứu </b>




Chấn thương, gồm cả tai nạn giao thông, là vấn đề y tế công cộng cơ bản ở Việt Nam.
Đây là một số nguồn thông tin tốt- không chỉ về điều trị mà cịn về chính sách và phịng
ngừa. các tư liệu liên quan khác có thể được tìm thấy trong các phần về phục hồi chức
năng và điều trị của chương này.


<i><b> Các nguồn tin phòng ngừa chấn thương từ WHO </b></i>


(VIP)


/>


Tại WHO, tài liệu về chấn thương được sản xuất bởi VIP (Violence and Injury
Prevention). Bên trên là đường dẫn trực tiếp tới trang ‘Publications and resources’ của
VIP. Tài liệu tại đây được liệt kê theo lĩnh vực, trong đó có bạo lực, tai nạn giao thông
đường phố, chấn thương trẻ em, và các chủ đề chấn thương khác. Lưu ý rằng tài liệu
không chỉ gồm các báo cáo tồn văn mà cịn có cả các áp phích, fact sheets có thể được sử
dụng trong các hoạt động giáo dục và tuyên truyền.


Nếu bạn nhấp vào ‘Other injury topics’ bạn sẽ tìm thấy ba ấn phẩm toàn văn, bao gồm


<i>Injury: A leading cause of the global burden of disease; A WHO plan for burn prevention </i>
<i>and care, và The injury chartbook, cung cấp tổng quan về tử vong và sự hoành hoành của </i>


chấn thương thông qua các bảng và biểu đồ. Nếu nháy chuột vào ‘Road traffic injuries’
trên trang ấn phẩm, bạn sẽ tìm được khoảng 20 báo cáo và hướng dẫn về các chủ đề như
mũ bảo hiểm, uống rượu bia và lái xe, trẻ em tham gia giao thông, cũng như tài liệu tập
huấn về phịng ngừa tai nạn giao thơng.


<i><b> Chấn thương và thuốc cấp cứu tại eMedicine </b></i>



/>


/>


Cũng như với các vấn đề lâm sàng khác, eMedicine tại Medscape cung cấp các thông tin
tin cậy và dễ truy cập về chấn thương và thuốc cấp cứu. Có khoảng 200 chủ đề trong
‘Trauma’. Chúng được nhóm thành chấn thương bụng, chấn thương ngực, mất máu, chấn
thương đầu và cổ, quản lý chấn thương đa cơ quan, mang thai và nhi khoa, các chấn
thương đặc biệt (vết cắn, bỏng, ngạt khói…) và quản lý chấn thương. Lạm dụng, tấn cơng
tình dục, thương tích do điện và bom mìn, vết thương và các dạng gãy xương cũng được
đề cập.


Phần thuốc cấp cứu thậm chí cịn phong phú hơn, gồm khoảng 1000 chủ đề. Một số đã
được đưa trong phần ‘Trauma’, nhưng nhiều chủ đề chưa. Các mục chủ đề bao gồm: nhi,
sản phụ khoa, dị ứng, tim mạch, thần kinh, phổi, môi trường, bệnh truyền nhiễm, độc chất,
chấn thương và chỉnh hình, hóa học, sinh học và chiến tranh hạt nhân.


<i><b> Các tạp chí điện tử miễn phí </b></i>




FreeMedicalJournals hiện liệt kê 14 tạp chí về chấn thương và 14 về thuốc cấp cứu. Các ví
<i>dụ bao gồm Scandinavian journal of trauma, resuscitation and emergency medicine, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

115


<i><b> Sách điện tử miễn phí về on emergency medicine and traumatology </b></i>


/>


Bookshelf tại NLM hiện nay có một số sách về điều trị chấn thương và căng thẳng sau
chấn thương. Nhiều cuốn trong số này tập trung vào chấn thương não. Nhấp chuột vào
‘browse’ và sau đó vào các mục có từ ‘trauma’ trong nhan đề.



<b>Sức khỏe tâm thần </b>



Các nguồn thông tin về sức khỏe tâm thần có thể tìm được ở nhiều trang nhắc đến trong
các phần của chương này về chấn thương, y tế công cộng trong hỗ trợ nhân đạo, các khía
cạnh xã hội của y tế, GBV và các vấn đề giới, tàn tật và phục hồi chức năng Dưới đây liệt
kê các nơi để tìm kiếm.


<i><b> World Federation for Mental Health </b></i>


/>


Đây là tổ chức phi chính phủ lớn trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Nhấp chuột vào
‘Awareness and information services’ để tới được nơi để các bản pdf toàn văn của nhiều
tài liệu về các tình trang tâm thần khác nhau. Tổ chức này có một thư mục trực tuyến liệt
kê các nhóm tuyên truyền và hỗ trợ trong sức khỏe tâm thần. Nhớ vào các lĩnh vực
chương trình khác nhau, chẳng hạn như sức khỏe tâm thần liên quan tới văn hóa.


<i><b> WHO </b></i>


/> />


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

116


<b>Y tế công cộng trong khủng hoảng nhân đạo </b>



Tất cả mọi đất nước đều phải chuẩn bị cho các tình huống nhân đạo khẩn cấp. Chiến
tranh, đói kém, hạn hán, lụt lội, bão, động đất, sóng thần và các khủng hoảng khác gây
phá hủy trên diện rộng và phải di chuyển dân số. Những người rơi vào hoàn cảnh này dễ
bị tổn thương theo nhiều cách, và phụ nữ và trẻ em là những đối tượng vô cùng đáng
thương.



Trang web của các cơ quan quốc tế và các tổ chức phi chính phủ làm việc về các vấn đề
như phát triển, trợ giúp, chiến tranh, xung đột, khủng hoảng nhân đạo và đáp ứng khủng
hoảng, tị nạn và dân di cư là những nơi tốt để tìm thơng tin về y tế cơng cộng trong các
tình huống nhân đạo. Hầu hết các trang như vậy cung cấp các nguồn thông tin của riêng
họ cùng với liên kết tới các tổ chức liên quan.


<i><b> WHO </b></i>


/> />


/> />


Tại WHO, thông tin về y tế trong các hồn cảnh nhân đạo có trong mục ‘Emergencies’
trên trang các chủ đề sức khỏe và thơng qua chương trình ‘Health action in crises’. Trên
đây đưa ra liên kết trực tiếp tới trang hướng dẫn kỹ thuật và trang đề cập tới các công cụ
làm việc với các khía cạnh cụ thể của khủng hoảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

117


<i><b> UN Office for Coordination of Humanitarian Affairs (OCHA) </b></i>


/>


Nếu muốn hiểu Liên hợp quốc điều phối công việc nhân đạo của họ ra sao, hãy bắt đầu từ
trang web này. Các tổng quan được đưa ra về các vấn đề nhân đạo cụ thể, chẳng hạn như
bảo vệ người dân trong tranh chấp có vũ trang, cũng như các vấn đề liên quan tới cộng
đồng nhân đạo, như đánh giá và quản lý hoạt động nhân đạo. Trong mọi trường hợp, phần
giá trị nhất vẫn là bộ các liên kết dẫn tới những trang liên quan khác.


<i><b> Relief Web </b></i>





Đây là cổng thơng tin chính cung cấp liên kết tới các cơ quan và tổ chức, cập nhật tin tức,
lưu trữ các bài báo nghiên cứu và nhiều hơn thế. Để tìm được thơng tin dựa trên quốc gia
về các khủng hoảng nhân đạo, chỉ cần nháy chuột vào các liên kết vùng trong cột giữa và
sau đó chọn quốc gia quan tâm. Khi đến được trang quốc gia, tìm các thơng tin liên quan
tới tình huống khẩn cấp về nhiều khu vực khác nhau, gồm cả các dịch bệnh bùng phát
dưới phần ‘Health’.


<i><b> Humanitarian Aid Office of the European Commission (ECHO) </b></i>


/>


Mục tiêu hàng đầu của trang này là làm rõ cơng việc của ECHO trên thế giới. Các chính
sách của tổ chức này và thông tin về hỗ trợ tài chính của nó đi kèm với các câu chuyện từ
thực địa, các bài báo tin tức, các tóm tắt ngắn gọn về công việc của ECHO ở những nước
khác nhau. Các nguồn tin tải được về chỉ giới hạn cho sách quảng cáo và tờ rơi.


<i><b> One World Net </b></i>




OneWorld quan tâm tới phát triển, nhân quyền và các chủ đề toàn cầu khác. Nó xuất bản
trực tuyến các hướng dẫn về những chủ đề như thay đổi khí hậu, an ninh thực phẩm, nhập
cư, tị nạn, nước và vệ sinh, …, trong đó có cả hướng dẫn cho nhiều nước có thu nhập thấp
hơn, tuy không đầy đủ cả bộ. Chúng đưa ra phân tích về các vấn đề chính trị, thường với
quan điểm khác so với các cơ quan quốc tế lớn.


<i><b> Reproductive Health Response in Crises Consortium </b></i>


/>


Trang này tập trung vào các vấn đề như sức khỏe sinh sản, tránh thai khẩn cấp, tình dục vị


thành niên, phịng tránh bạo lực giới trong các tình huống thảm họa và các hồn cảnh khó
khăn khác. Các tài liệu trên trang này có thể tải về, từ các fact sheets và thống kê tới các
hướng dẫn và bộ công cụ.


<i><b> Ví dụ về những trang khác nên vào xem </b></i>


<i> (UN Refugee Agency) </i>


(Aid Workers Network)


(Sphere Project)


(Overseas Development Institute)


(Humanitarian Practice Network)


(IRIN: Integrated Regional Information Networks)


(Active Learning Network for Accountability and Performance)


(UN Environmental Programme(


(Internal Displacement Monitoring Centre)


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

118

<b> Các khía cạnh xã hội của y tế nói chung </b>









/>



/>




Y tế có nhiều khía cạnh ngoài y sinh học đơn thuần. Sức khỏe của mọi người bị ảnh
hưởng bởi địa lý, bối cảnh xã hội, chính trị, chính sách, kinh tế, quan điểm văn hóa về tuổi
và giới, truyền thống và các mối quan hệ gia đình.


<i><b>Các yếu tố xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới y tế </b></i>


Đừng quên Medline/PubMed! Hiện nay cơ sở dữ liệu bao quát không chỉ các tạp chí y
sinh học đơn thuần mà cả tâm lý học, kinh tế y tế, y xã hội học, và nhiều nữa các khía
cạnh xã hội của y tế. Sau khi đã tìm kiếm trong Medline, hãy vào những trang sau, chúng
cũng cung cấp truy cập tới các tạp chí tồn văn miễn phí. Những trang này đã được giới
thiệu đến trong các phần trước. Các địa chỉ đã có từ trước, ở đây đưa ra các mẹo về một số
chủ đề cụ thể để tìm kiếm trong từng trang


 FreeMedicalJournals: thực hành gia đình, tâm lý học, nghiện, phục hồi chức năng
 GFMER: Y tế công cộng, tâm lý, lạm dụng chất, y tế nông thôn và gia đình, bạo lực,


lạm dụng trẻ em, lạm dụng tình dục.


 K4Health tại Johns Hopkins: thay đổi hành vi, bạo lực chống lại phụ nữ, giao tiếp cá
nhân, và nhiều chủ đề khác.


 DOAJ, the Directory of Open access Journals: tạp chí miễn phí về nhân chủng học,


tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu giới, khoa học xã hội…


<i> BioMedCentral: các tạp chí như Globalization and health và International journal for </i>


<i>equity in health, cùng các tạp chí khác về những chủ đề như nhân quyền, y tế công </i>


cộng và sức khỏe phụ nữ.


 ERIC: Các bài tạp chí và tài liệu xám về giáo dục và giáo pháp học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

119

<b>Bạo lực giới và các vấn đề khác về giới </b>



Bạo lực giới (GBV), trước hết là trong hình thức bạo lực chống lại phụ nữ, là một vấn đề
cơ bản của y tế cơng cộng trên tồn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lành
mạnh của cả phụ nữ và con cái họ, bao gồm cả thế hệ chưa ra đời. Nhiều cơ quan và tổ
chức quốc tế đang hoạt động nhằm tăng cường nhận thức về vấn đề này và cung cấp
thơng tin về cách thức phịng ngừa chúng. Những trang sau đây là những điểm khởi đầu
tốt.


<i><b> World Health Organization </b></i>


/> />


/>


/> />


g.pdf


Một số trang chủ đề sức khỏe và chương trình tại WHO cung cấp thơng tin về giới và bạo
lực. Như thường lệ, nhấp chuột vào tất cả các đường dẫn. Đường dẫn cuối cùng phía trên
<i>dẫn tới một ấn phẩm miễn phí tải được về có tên là Preventing intimate partner and </i>



<i>sexual violence against women. </i>


<i><b> UNICEF </b></i>


/>


<i>UNICEF đã cung cấp một gói nguồn lực có nhan đề Masculinities: Male roles and male </i>


<i>involvement in the promotion of gender equality, có thể tải được dạng pdf miễn phí tại địa </i>


chỉ trên. Tài liệu bao gồm phần tổng quan, danh sách tài liệu tham khảo và nhiều công cụ.
<i><b> UNIFEM (United Nations Development Fund for Women) </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

120
<i><b> Amnesty International </b></i>




/>


<i><b> UN Family Population Fund (UNFPA) </b></i>


/>


<i><b> Reproductive Health Response in Conflict </b></i>


/>


<i><b> Geneva Foundation for Medical Education and Research </b></i>


/>


Click on ‘violence’ or the subcategories.


<i><b> ELDIS </b></i>


/>


<i><b> Gender and Health Equity Network </b></i>


/>


<i><b> End Violence Against Women </b></i>


/>


End Violence Against Women được bắt đầu bởi dự án INFO, tiền thân của K4Health. Nó
cung cấp một bộ sưu tập hoàn chỉnh thông tin và các nguồn lực liên quan tới cuộc đấu
tranh quốc tế nhằm chấm dứt bạo lực giới. Các nguồn thông tin về ảnh hưởng của bạo
hành tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ được đặc biệt chú trọng. Đường dẫn tới trang đó
được đưa trong trang ‘Publications and resources’ bên dưới ‘Websites’, nhưng hiện đang
không hoạt động. Vấn đề đã được báo cáo. Hãy thử lại sau vậy!


<b>Phục hồi chức năng </b>



Ở những nước thu nhập thấp hơn, nơi các nguồn tài chính và nhân lực lành nghề bị hạn
chế, việc chăm sóc và phục hồi chức năng cho những người khuyết tật bẩm sinh, người
khuyết tật do bị bệnh, hoặc người bị thương trong tai nạn hoặc thảm họa, nạn nhân, người
bị hành hạ, tra tấn hoặc do chấn thương nào khác có thể chưa được ưu tiên trong các dịch
vụ y tế. May mắn là ngày càng có nhiều quốc gia đang tìm cách giúp đỡ những người
khuyết tật có một cuộc sống đầy đủ và mạnh khỏe, bao gồm việc cung cấp các dịch vụ
phục hồi chức năng. Dưới đây đưa ra một số nguồn thông tin liên quan đã được chọn lọc.
<i><b> World Health Organization </b></i>


(NMH)


(VIP)



(DAR)








/> />


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

121


Các liên kết trên trang chủ của VIP dẫn tới các trang chuyên sâu về nhiều chủ đề khác
nhau, bao gồm khuyết tật do thương tích và phục hồi chức năng.


Disabilities and Rehabilitation (DAR) cung cấp các nguồn thơng tin về chăm sóc y tế và
phục hồi chức năng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, các thiết bị hỗ trợ, và xây
dựng năng lực. Thêm vào đó, có một số trang liên quan của WHO như được nêu ra bên
trên, dẫn tới các nguồn tin liên quan khác về tàn tật và phục hồi chức năng. Ví dụ như
<i>chương trình về sức khỏe sinh sản và tình dục có một ấn phẩm có nhan đề Promoting </i>


<i>sexual and reproductive health for persons with disabilities. </i>


<i><b> Global-HELP </b></i>


/>


Global-HELP xuất bản sách điện tử về bại não, khoèo chân, gai đôi cột sống, chỉnh hình,
phẫu thuật thẩm mỹ, vết thương và phục hồi chức năng. Nhấp chuột vào ‘Publications by
title’ để có danh sách đầy đủ. Tất cả các cuốn sách đều có thể tải về dạng pdf miễn phí.



<i><b> Các trang khác để thử, gồm cả các trang cung cấp tạp chí trực tuyến miễn phí </b></i>


o/ (Source)


(International Society for Prosthetics and Orthotics)


(The open rehabilitation journal </i>


(Journal of neuroengineering and rehabilitation) </i>


(Sports medicine, arthroscopy, rehabilitation, therapy & </i>


<i>technology) </i>


(International Rehabilitation Council for Torture Victims) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

122

<b>Thuốc thiết yếu và các dược phẩm khác </b>



Dược phẩm là vũ khí chính trong cuộc chiến chống lại bệnh tật và vì vậy là mối quan tâm
của mọi nhân viên y tế, bao gồm cả những người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định về
thuốc điều trị cho bà mẹ và trẻ em. Thông tin dựa vào nghiên cứu xuất sắc về thuốc thiết
yếu và các dược phẩm khác ln có sẵn trên mạng. Nhân viên y tế tìm được những thơng
tin này một cách nhanh gọn và hiệu quả có thể cứu được mạng người, như câu chuyện có
thật trong minh họa của phần này.


<i><b> Các trang chương trình và chủ đề của World Health Organization </b></i>


(Trang chủ đề dược)



(Trang chủ đề thuốc thiết yếu)


(Dược phẩm và thuốc thiết yếu)


(Thuốc thiết yếu cho trẻ em)


/>


(Trang đảm bảo chất lượng)


(Đặc điểm kỹ thuật
của chuẩn bị dược)


(Trang INN)


(Thuốc giả)


Bảo vệ chất lượng thuốc và đảm bảo cung cấp thuốc thiết yếu là các vấn đề y tế công cộng
ở mọi quốc gia, và WHO rất quan tâm đến việc chỉ đạo và điều phối những nỗ lực này.
Một cách tiếp cận là tìm kiếm thơng tin thuốc tại WHO bằng cách sử dụng các trang chủ
đề y tế về dược phẩm và thuốc thiết yếu. Hãy chắc chắn nhấp vào ‘More about’ và ‘More
publications about’ trên những trang này.


Cách khác nữa là vào trực tiếp chương trình WHO, ‘Essential medicines and
pharmaceuticals’. Bên trên có đường dẫn trực tiếp tới đây. Khi đã ở trang chương trình,
bạn có thể lựa chọn từ menu bên trái (medicines topics, medicine publications) hoặc từ
các lĩnh vực kỹ thuật được liệt kê trên trang, bao gồm thông tin thuốc và bằng chứng cho
chính sách, truy cập thuốc và sử dụng hợp lý, thuốc truyền thống, điều phối chương trình
thuốc, chất lượng và an toàn thuốc, tiền chất của các thuốc.


Những liên kết trực tiếp được đưa ra trên đây dẫn tới một số trang chọn lọc trong chương


trình về thuốc cho trẻ em, đảm bảo chất lượng, đặc điểm kỹ thuật của chuẩn bị dược,
những tên không phù hợp quốc tế, và thuốc giả. Đây chỉ là một phần của những gì có trên
mạng! Nếu bạn làm về thuốc và dược phẩm, hãy nhớ khám phá toàn bộ trang này.


<i><b> Các ấn phẩm của WHO về thuốc </b></i>


(Trang cổng thông tin tới các ấn phẩm)


(Trang cổng thông tin vào WHO model </i>


<i>list of essential medicines và Model formulary) </i>


(Danh sách mẫu của
WHO về thuốc thiết yếu, gồm các bản thuộc các ngôn ngữ khác nhau)


/>ist_en.pdf<i> (WHO model list of essential medicines) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

123


(WHO model formulary </i>


<i>for children) </i>


(Trang ấn phẩm thuốc
thiết yếu)


(International pharmacopoeia) </i>


(Trang tìm kiếm trung tâm tư liệu thuốc)



WHO có nhiều ấn phẩm quốc tế chủ chốt về dược phẩm và thuốc thiết yếu. Bên trên là
những liên kết trực tiếp tới các trang ‘cổng thông tin’ dẫn tới các ấn phẩm trong lĩnh vực
này, cũng như tới những ấn phẩm riêng rẽ chọn lọc. Liên kết cuối cùng dẫn tới trang tìm
kiếm của trung tâm tư liệu thuốc. Đây là cơng cụ được thiết kế tốt cho tìm kiếm và phân
loại tất cả các ấn phẩm của WHO về thuốc. Phần lớn ấn phẩm đều có thể tải về dạng pdf
<i>miễn phí. Một ngoại lệ là cuốn tài liệu tham khảo trực tuyến International </i>


<i>pharmacopoeia. Cách đơn giản nhất để bắt đầu là nháy chuột vào ô ‘Read’ từ các thanh </i>


menu bên trên, sau đó chọn lựa từ menu phía bên trái.


<i><b> The British National Formulary </b></i>


/>


The British National Formulary là một nguồn tham khảo dược trực tuyến tuyệt vời cho
các nhân viên chăm sóc sức khỏe. Mặc dù tài liệu này được thiết kế trước hết cho người
sử dụng ở Anh nhưng nó cũng cho phép các nước thu nhập thấp hơn được truy cập miễn
phí, chỉ u cầu đăng ký nhưng khơng phải trả tiền. Bạn phải có số IP để chỉ ra rằng bạn
thuộc một nước đủ điều kiện. Hiện tại, không rõ nhân viên y tế ở Việt Nam có được truy
cập miễn phí vào BNF hay khơng. Việt Nam được liệt kê trong số các nước đủ điều kiện
tại trang BNF, nhưng trên trang HINARI, vốn được coi là đường tiếp cận khác, thì Việt
Nam lại được coi là không đủ điều kiện để được truy cập BNF.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

124


<i><b>Giá trị cứu người của thông tin thuốc </b></i>



Một bác sĩ từ Châu Á đang theo chương trình một năm mời giảng tại một trường đại học ở
Thụy Điển.



Một ngày nọ, chị gõ cửa phòng giảng viên INFORM tại trường đại học và cầu xin được
giúp đỡ. Chị giải thích rằng một đồng nghiệp ở quê hương đang ốm rất nặng và được dự
đoán là chỉ sống được thêm vài tuần. Liệu giảng viên có thể lên mạng và xem liệu có phác
đồ điều trị mới nào có thể cứu sống ơng ấy khơng?


Người bác sĩ giải thích rằng đồng nghiệp của chị mắc một bệnh mãn tính mà bản thân nó
khơng đến nỗi chết người vì có thể kiểm sốt được nhờ thuốc. Tuy nhiên, gần đây ông lại
phát sinh thêm một bệnh thứ hai. “Ở nước tôi”, chị giải thích, “mắc một trong hai bệnh thì
khơng nghiêm trọng. Nhưng nếu ai đó mắc cả hai bệnh thì đó thực sự là bi kịch, bởi loại
thuốc duy nhất chúng tơi biết để điều trị bệnh này thì lại chống chỉ định với bệnh kia. Nếu
tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, như với người đàn ơng này, thì chẳng thể nào làm gì
được. Tất cả những gì chúng tơi có thể làm là bảo bệnh nhân rằng họ phải chuẩn bị ra đi
trong vài tuần tới”.


Vì vậy giảng viên INFORM lên mạng, vào một cổng thông tin, nhanh chóng tìm được
một tổ chức quốc tế chuyên về một trong hai loại bệnh, và vào trang web của tổ chức này.
Khi tới trang chủ, bà tìm trong menu phía bên trái và phát hiện được mục “Recommended
medications for patients suffering from both ….” cùng với tên của hai loại bệnh. Bà nhấp
chuột vào liên kết rồi in ra danh sách các thuốc có thể được sử dụng trong điều trị cho
những bệnh nhân mắc cùng lúc hai loại bệnh.


<i><b>Thông tin thuốc chính xác có thể cứu được mạng sống. </b></i>


Bác sĩ đọc qua danh sách rồi nhìn chằm chằm vào người giảng viên và thốt lên “Nước tơi
cịn nghèo, người dân mắc bệnh và chết vì chúng tơi nghèo. Chúng tơi khơng có đủ
phương tiện y tế, nhân lực, hoặc thuốc. Nhưng trong trường hợp này, tôi biết là chúng tôi
có những thuốc này từ 10 năm nay rồi. Người dân của chúng tôi đã chết trong thời gian
qua vì mắc cùng lúc hai bệnh này đã khơng chết vì chúng tơi là một nước nghèo. Họ chết
vì chúng tôi làm trong ngành y mà lại không biết cách tìm kiếm thơng tin!”



</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

125
<i><b> Thông tin thuốc tại NLM </b></i>


(NLM Bookshelf)


(NLM drug information)


(NLM drug portal)


NLM có một số nguồn lớn về thơng tin thuốc. NLM Bookshelf có những bộ sách nhan đề


<i>Drug class reviews. MedlinePlus của NLM cung cấp một cơ sở dữ liệu thuốc với thông tin </i>


cơ bản hướng chủ yếu đến người tiêu dùng, thư viện cũng có một cổng thơng tin thuốc.
<i><b> Những nguồn thông tin thuốc chính thức khác </b></i>


(National Guidelines Clearinghouse)


(U.S. Food and Drug Administration)


(FDA Orange Book)


(National Electronic Library of Medicines)


Để đánh giá về các thuốc khác nhau, hãy vào National Guideline Clearinghouse, tìm
‘Browse’ và nhấp vào ‘Treatment/Intervention’ và sau đó là ‘Chemicals and Drugs’.
Một nguồn thông tin thuốc khác là FDA (Food and Drug Administration). Orange Book
của FDA thực ra không phải là một cuốn sách mà là một cơ sở dữ liệu trực tuyến được gọi
là ‘Approved Drug Products with Therapeutic Equivalence Evaluations’.



National Electronic Library of Medicines của Anh cũng có nhiều liên kết hữu ích được
nhóm theo danh sách bảng chữ cái và theo lĩnh vực, một số dẫn tới các tài liệu tham khảo
dược tại các trang khác.


<i><b> eMedicine </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

126
<i><b> Các trang chuyên ngành và thương mại khác </b></i>



http:/www.rxlist.com
/>


RPhWorld là cổng thơng tin chính cho các dược sĩ, cung cấp phạm vi lớn các nguồn tin
liên quan tới thực hành lâm sàng. RXList, chỉ mục thuốc trên Internet, cung cấp thơng tin
về thuốc kê toa, có tài liệu thông tin bệnh nhân. Pharmacy.org là cổng thông tin dược của
WWW Virtual Library. International Pharmaceutical Federation cung cấp các tuyên bố và
hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau của dược lâm sàng, và nhiều hơn nữa.


<i><b> Các nguồn thông tin của WHO về thuốc chống vi trùng và kháng thuốc </b></i>


(Trang chủ đề kháng thuốc)


(Chương trình kháng thuốc)


(TT tư liệu kháng thuốc)


/>tml (Trang cơ thể và các vấn đề bệnh tật cụ thể)



/>html (Khánh bệnh cụ thể: Sốt rét)


(Cơ sở dữ liệu thư viện WHO)


Thật không may, kháng thuốc chống vi trùng đang trở thành mối đe dọa lớn với y tế công
cộng do việc lạm dụng và dùng không phù hợp các thuốc kháng sinh. Hậu quả là nhiều
bệnh do vi khuẩn, vi rút, và các loại ký sinh trùng gây ra ngày càng trở nên khó điều trị.
Có chứa thuốc kháng vi sinh vật và ngăn ngừa sự phát triển của các loại mới do vậy trở
thành một thành phần cần thiết của thực hành và chính sách thuốc, bao gồm cả ở Việt
Nam.


WHO là đơn vị đóng vai trị chính trong các hoạt động quốc tế về kháng thuốc và kháng
thuốc chống vi trùng. Bạn có thể tìm thấy các tài liệu WHO về chủ đề này bằng cách vào
trang chủ đề liên quan hoặc chương trình kháng thuốc theo các ra liên kết bên trên.


Đồng thời, có một trung tâm tư liệu chuyên cho các ấn phẩm về kháng thuốc. Dưới mục
‘Documents by topic’ có các lựa chọn như kháng thuốc chống vi trùng, sử dụng thuốc
chống vi trùng, phòng ngừa ảnh hưởng, các vấn đề cơ quan và bệnh cụ thể. Hãy chắc chắn
khám phá tất cả chúng.


Nếu bạn vào trang ‘Organism and disease specific issues’, bạn sẽ thấy một menu bên phải
gồm có các bệnh do thực phẩm và bệnh đường ruột, nhiễm trùng do lây nhiễm trong quá
trình chăm sóc sức khỏe, HIV/AIDS, sốt rét, nhiễm khuẩn đường hô hấp, STIS, và lao.
Khi lựa chọn một trong số này, bạn sẽ tới trang cung cấp một số ấn phẩm cùng các liên
kết tới những trang khác của WHO có đưa ra thêm nhiều ấn phẩm nữa. Ví dụ, tại trang
kháng bệnh cụ thể về sốt rét, bạn sẽ tìm được những tài liệu có thể tải về như cuốn


<i>Methods of surveillance of antimalarial drug efficacy và Drug resistance in malaria. Và </i>


bạn cũng đồng thời thấy được liên kết tới các trang khác, nơi có thể tìm được thêm tài


liệu, gồm trang Global Malaria Programme về kháng thuốc, trang kháng thuốc sốt rét,
trang có các cơng cụ quản lý việc kháng thuốc.


bao gồm các bệnh do thực phẩm và ruột, nhiễm trùng y tế, liên kết,


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

127
<i><b> Các nguồn thông tin khác về kháng kháng sinh </b></i>


(MedlinePlus antibiotics page)


(CDC drug resistance page)


/>


(National Institute of Allergy and Infectious Diseases)
<i><b> Các nguồn thông tin về thuốc thay thế và y học cổ truyền </b></i>


/>


/>


(TT tư liệu thuốc- Medicines documentation center )


(HerbalNet của SEARO)


(Trang WPRO về y học cổ truyền)


(National Center for Complementary and Alternative Medicine)
Y học cổ truyền và những cách tiếp cận thay thế cho chăm sóc sức khỏe khá phổ biến ở
nhiều quốc gia, nhưng những hệ thống này thường thiếu cơ sở bằng chứng. Nói cách khác,
khơng có nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho kết luận về tính hiệu quả của các liệu pháp thay
thế. Việc thiếu kiểm soát chất lượng với thảo dược và các thuốc cổ truyền khác cũng là
điều đáng lo ngại.



Tại WHO, bạn có thể bắt đầu từ trang chủ đề về y học cổ truyền, khám phá trang này rồi
nhấp chuột vào ‘More about’, bạn sẽ được đưa tới trang chương trình liên quan. Tiếc rằng
liên kết tới ‘More publications..’ từ trang chủ đề hiện khơng dùng được. Thay vào đó, để
xem khoảng 60 ấn phẩm về chủ đề y học cổ truyền, bạn nên vào Medicines
documentation center, nháy chuột vào ‘Subjects’, và sau đó vào ‘Traditional,
complementary, and herbal medicines’.


Hai trung tâm khu vực của WHO tại Châu Á (SEARO và WPRO) có các nguồn thơng tin
riêng của mình về y học cổ truyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

128

<b>Phẫu thuật </b>



Cho đến gần đây, trên Web chỉ có một vài trang cung cấp các nguồn thơng tin chất lượng
cao, miễn phí về phẫu thuật. Nay thì mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng, nhiều nguồn
thơng tin sẵn có đã thể hiện được sự liên quan tới các nước thu nhập thấp như với các
quốc gia giàu có hơn.


Rào cản chính trong việc sử dụng các thơng tin phẫu thuật trực tuyến chính là khía cạnh
kỹ thuật, bởi các nguồn thông tin thường ở dạng Webcasts và streaming videos, địi hỏi
phải có kết nối Internet tốt hơn là khi làm với dạng tập tin văn bản đơn giản. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp có thể yêu cầu các video trên DVD.


<i><b> Phẫu thuật tại eMedicine </b></i>


/>


Tại eMedicine, phẫu thuật là một trong ba mảng chính được liệt kê trên trang chủ. Những
phần cụ thể được đưa ra gồm các quy trình lâm sàng, phẫu thuật chung, cấy ghép, chấn
thương, và sáu chuyên ngành phẫu thuật. Trong mỗi phần lại có nhiều các chủ đề cụ thể,


thậm chí, trong một số trường hợp, là hàng trăm chủ đề. Thật là một nguồn phong phú!
Hầu hết các ‘bài báo’ được chia thành phần tổng quan, chuẩn đốn và mơ tả cụ thể, điều
trị và thuốc, và tiếp sau đó, cùng với các tập tin đa phương tiện và tài liệu tham khảo. Hãy
nhớ xem các tập tin đa phương tiện, chúng có thể gồm minh họa, ảnh chụp và video.
<i><b> Các tạp chí điện tử và bài báo miễn phí về phẫu thuật </b></i>


Các phẫu thuật viên làm việc tại các cơ sở có đăng ký với HINARI tại Việt Nam có thể
truy cập nhiều bài tạp chí tồn văn qua HINARI. Ngồi ra cịn có những bài báo miễn phí
cho mọi đối tượng và có thể tìm được nhờ bộ lọc tồn văn miễn phí tại Medline/PubMed.
Nếu muốn duyệt qua các tạp chí truy cập miễn phí, nên vào BioMed Central. Tất cả các
<i>bài báo trong những tạp chí BMC sau đều có miễn phí qua truy cập mở: Annals of </i>


<i>surgical innovation and research, BMC surgery, Journal of cardiothoracic surgery, </i>
<i>Journal of orthopaedic surgery and research, Patient safety in surgery, và World journal </i>
<i>of emergency surgery. </i>


Highwire cung cấp các liên kết tới các tạp chí phẫu thuật khác, một số được phép miễn
phí ngay sau khi xuất bản (trang miễn phí), số khác phải đợi sau một thời gian nhất định.
Một số đòi hỏi phải đăng ký, nhưng việc đăng ký được miễn phí. Các tạp chí trong danh
<i>sách của Highwire bao gồm The annals of thoracic surgery, Archives of facial plastic </i>


<i>surgery, Archives of otolaryngology – head & neck surgery, Archives of surgery, Cardiac </i>
<i>surgery in the adult, European journal of cardio-thoracic surgery, Journal of bone & </i>
<i>joint surgery (British), Journal of bone & joint surgery, Journal of neurology, </i>
<i>neurosurgery & psychiatry, và The journal of thoracic and cardiovascular surgery. </i>


<i><b> Các hướng dẫn phẫu thuật đa phương tiện trong các tạp chí </b></i>


/> />


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

129



<i>Một ngoại lệ là tạp chí Interactive cardiovascular and thoracic surgery, được xuất bản </i>
bởi European Association for Cardio-thoracic Surgery. Trên trang chủ, nhấp chuột vào
‘Online video’ và bạn sẽ nhận được danh sách đầy đủ các bài báo có kèm băng video trực
tuyến. Trang này hồn tồn miễn phí, vì vậy tất cả các băng video cũng có thể xem miễn
phí.


<i>Một địa chỉ khác để xem là Multimedia manual of cardiothoracic surgery, của cùng nhà </i>
xuất bản nói trên. Nguồn này cung cấp những hướng dẫn xác thực cho các quy trình phẫu
thuật, kèm video và bản vẽ. Mọi thứ đều miễn phí.


<i><b> Video phẫu thuật của WHO (giá trị nhưng khơng miễn phí) </b></i>


(Video phẫu thuật WHO)
WHO đã soạn các video đào tạo về các kỹ thuật phẫu thuật cho những ca phẫu thuật cấp
cứu phổ biến nhất ở các nước đang phát triển. Các video được làm thành bộ, có nhan đề là
‘Integrated management on emergency and essential surgical care (IMEESC). Các chủ đề
bao gồm những nguyên tắc chung về quản lý vết thương, quản lý gãy xương bằng cách sử
dụng lực kéo và thạch cao; gãy xương hở, chấn thương gân, và các thương tích phần mơ
mềm, gãy xương và trật khớp của chi trên, gãy xương và trật khớp của chi dưới và xương
chậu, gãy xương ở trẻ em; và chấn thương đầu và cột sống.


Tiếc rằng, những video này khơng có trên mạng và khơng được miễn phí. Chúng phải
được đặt hàng từ cửa hàng sách của WHO tại địa chỉ trên đây (nhập từ ‘surgical’ là lệnh
tìm). Cả bộ, gồm 5 CD với 7 phim, giá 70 USD nếu mua ở các nước đang phát triển. Các
khoa phẫu thuật tại các bệnh viện Việt Nam và trường đại học có thể cân nhắc đầu tư một
bộ như vậy.


<i><b> Video miễn phí của WHO về C-section </b></i>



(WHO reproductive health videos)


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

130


<i><b>Băng video ‘không tồn tại’ : Câu chuyện về các nguồn lực bị bỏ qua </b></i>



Nhóm nhân viên y tế từ một nước Châu Á tới tham dự chương trình tập huấn quốc tế tại
Thụy Điển do Sida hỗ trợ. Tại đây, họ được nghe giảng viên INFORM giới thiệu ngắn
gọn về tìm kiếm các nguồn thông tin trực tuyến. Họ đã quyết định sẽ có tập huấn
INFORM tại nước mình, và một khóa tập huấn đã được sắp xếp.


Vào các phần thực hành trong khóa tập huấn, giảng viên để ý thấy rằng các học viên đã
dành nhiều thời gian tìm kiếm video, và thường tại những nơi không phù hợp, như
Medline/PubMed chẳng hạn. Tại thời điểm đó, các nguồn video chưa phải là một phần
trong nội dung tập huấn của INFORM. Tuy nhiên, do các học viên quá quan tâm đến
chúng, nhóm giảng viên đã thay đổi lịch để vấn đề có thể được thảo luận. Họ bắt đầu hỏi
các học viên tại sao họ lại quá quan tâm đến tìm kiếm video như vậy.


“Chúng tôi cần chúng để tập huấn lại về các quy trình phẫu thuật,” một người giải thích.
“Nhiều bác sĩ của chúng tơi đã được dạy khơng chính xác. Và tất cả những gì chúng tơi có
thể tìm được là các video trên You Tube, chúng thật kinh khủng.”


“Được rồi, các video phẫu thuật! Chúng ta hãy bắt đầu với NLM nhé,” một giảng viên
INFORM nói. Anh vào mạng, tới MedlinePlus và trình bày cách truy cập các video phẫu
thuật có tại đó.


Rồi một học viên hỏi “Thế còn các đoạn video về C-section trong bối cảnh một quốc gia
thu nhập thấp thì sao? Một lý do khiến nước tơi có tỉ lệ tử vong mẹ cao như vậy là do các
bác sĩ của chúng tôi làm C-sections không đúng. Chúng tơi đã tìm những đoạn video như
vậy lâu rồi. Thậm chí chúng tơi cịn tới gặp và nói chuyện với nhân viên của văn phòng


WHO quốc gia, hỏi xem liệu họ có biết nơi nào có thể mua được những video như vậy.
Nhưng họ nói những video như vậy không tồn tại.”


“Ồ, thật vậy sao!?” một giảng viên khác nói. Sau đó chị vào mạng, tới thư viện RHL,
cuộn xuống tận cùng của trang, và nháy chuột vào liên kết tới các video RHL, trong đó có
một bản về C-section, và chỉ cho các học viên. “Tôi nghĩ là WHO cần tập huấn cho chính
nhân viên của họ về những nguồn thông tin do WHO sản xuất!” chị thốt lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

131
<i><b> Các video phẫu thuật miễn phí tại NLM </b></i>




Phần MedlinePlus của NLM chứa hàng trăm video ORLive về các quy trình phẫu thuật.
Những băng video này khơng thể tải được về nhưng có thể xem trực tuyến. Nội dung của
chúng về: tim, heart và tuần hoàn, xương, khớp, cơ, não và thần kinh, ung thư, sức khỏe
trẻ em và thiếu niên, hệ tiêu hóa, tai, mũi, họng, hệ nội tiết, mắt và thị lực; di truyền/dị tật
bẩm sinh, các tổn thương và vết thương; thận và hệ bài tiết; phổi và việc thở; sức khỏe
nam giới, các vấn đề chuyển hóa; miệng và răng; mang thai và sinh sản, cấy ghép và hiến
tặng, sức khỏe phụ nữ.


<i><b> Hướng dẫn chăm sóc phẫu thuật WHO (có bán bản tiếng Anh, bản tiếng Việt được </b></i>


<i><b>miễn phí!) </b></i>


/>


/>


<i>WHO cũng biên soạn một cuốn tài liệu hướng dẫn có tên là Surgical care at the district </i>


<i>hospital, trong đó có các phần về dịch vụ phẫu thuật (tổ chức và quản lý, đạo đức, giáo </i>



dục, lưu trữ hồ sơ, trang thiết bị, tiệt trùng, …) nền tảng của thực hành phẫu thuật, hồi sức
và gây mê, chấn thương và chỉnh hình. Giá bán cho các nước đang phát triển là 25 CHF.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

132

<b>Quản lý y tế </b>



Nếu bạn là một cán bộ y tế, đơi khi bạn có thể phải chịu trách nhiệm lãnh đạo chương
trình. Các chương trình tốt địi hỏi việc quản lý hiệu quả, điều này có thể là một thử thách,
do việc quản lý phải diễn ra tại mọi cấp độ và bao quát mọi khía cạnh của hệ thống. May
mắn là có những nguồn thơng tin trực tuyến để giúp các nhà quản lý y tế.


<i><b> World Health Organization </b></i>


(Website các nhà quản lý y tế của WHO)


Nơi tốt đầu tiên nên tới là WHO. Nếu bạn là một nhà quản lý, bạn sẽ thấy rất vui khi thấy
trang này. Vấn đề duy nhất là có quá nhiều tài liệu ở đây, thậm chí là quá tải!


Bắt đầu từ trang chủ, hãy nhìn về phía bên trái và để ý rằng trong cột, dưới thanh màu
vàng ‘Management for health services delivery’, có mười thanh màu xám nhạt, bắt đầu
bằng ‘General management’ và kết thúc với ‘Links’. Mỗi thanh trong số mười thanh này
đều dẫn tới một phần chính của Health Manager’s Website. Có thể tới được hầu hết các
phần bằng cách nháy chuột vào các đường dẫn trong văn bản trên trang đầu tiên, nhưng
khám phá theo cách của các thanh rõ ràng là cách tốt nhất để xem được mọi thứ mà
website cung cấp.


Khi lựa chọn một mục, bạn sẽ nhận được danh sách các chủ đề. Nếu nhấp chuột vào một
trong số đó, bạn sẽ tới một trang có tóm tắt ngắn gọn của các nguồn thơng tin khác nhau,
thường từ cả WHO và các nguồn khác. Hầu hết các chủ đề đều có vài trang nguồn tin,


chia theo tiểu chủ đề hoặc nhóm mục tiêu, ví dụ, cho nhóm các nhà quản lý trực tiếp và
nhóm các nhà quản lý cấp cao hơn. Các nguồn tin có nhiều dạng khác nhau- tài liệu kỹ
thuật, các hợp phần đào tạo, sổ tay hướng dẫn các quy trình, các mơ hình lý thuyết, đồ
hoạ…. Hầu hết các trang đều có liên kết tới các chương trình liên quan trong WHO và tới
các địa chỉ bên ngoài.


 Mục đầu tiên, ‘General management’, bao quát các kỹ năng và chủ đề chung mà các
nhà quản lý cần có năng lực, chẳng hạn như trở thành lãnh đạo, đạo đức, giao tiếp,
giải quyết vấn đề, ra quyết định, xây dựng nhóm, quản lý thay đổi, quản lý kiến thức.
 Mục thứ hai, ‘Partnership management’, liên quan đến làm việc với đối tác, lôi kéo


các cộng đồng, hợp tác trong và ngoài khu vực, làm việc với khu vực tư nhân và với
các nhà tài trợ, và với trách nhiệm giải trình cho các bên liên quan.


 Mục thứ ba, ‘Sub-national and district management’, dành cho các nhà quản lý y tế
làm việc ở cấp vùng, tỉnh hoặc huyện. Các chủ đề gồm hệ thống y tế tuyến huyện,
phân tích hoàn cảnh và đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch và lên dự trù ngân sách, tổ
chức và áp dụng các dịch vụ y tế, tăng cường, đánh giá hoạt động quản lý, quản lý và
đánh giá việc cung cấp dịch vụ. Xin nhắc lại là nếu nhấp chuột vào một trong các chủ
đề, bạn sẽ được đưa tới một nhóm các trang, mỗi trang chứa những nguồn thơng tin
cụ thể với các liên kết bên ngoài phạm vi rộng tới những tài liệu tầm cỡ thế giới từ các
nguồn quốc tế.


 Mục thứ tư tới mục thứ tám của website đặc biệt tập trung vào quản lý trang thiết bị,
quản lý chương trình, các dịch vụ sức khỏe cộng đồng, quản lý nguồn lực, và quản lý
chất lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

133

<i><b>MẸO! </b></i>




<i><b>Nếu bạn muốn làm quản lý hoặc đánh giá và cần có hướng dẫn, hãy vào website </b></i>
<i><b>của Health Manager tại WHO. </b></i>


<i><b> Một số trang quản lý giá trị khác </b></i>


(Free Management Library)


(Manager’s Electronic Resource Center )


Trang đầu tiên trên đây là một cổng thông tin chung dẫn tới các nguồn lực về mọi chủ đề
có thể trong lĩnh vực quản lý. Trang thứ hai được điều hành bởi Management Sciences for
Health. Nhớ nhấp chuột vào liên kết nhanh tới Health Manager’s Toolkit, có bản tiếng
Anh, tiếng Pháp và Tây Ban Nha.


<b>Dịch tễ </b>



Dịch tễ, chuyên nghiên cứu về các mô hình bệnh tật, bản thân đã là một lĩnh vực và xứng
đáng được nhắc đến một cách đặc biệt. Dưới đây là một số địa chỉ hữu ích cung cấp thông
tin và các công cụ về dịch tễ.


<i><b> International Clinical Epidemiology Network </b></i>


/>


INCLEN là mạng lưới của các cá nhân làm việc nhằm tăng cường y tế cơng cộng tại các
nước có thu nhập thấp hơn. Thành viên của mạng lưới này bao gồm các nhà dịch tễ học
lâm sàng, những nhà thống kê sinh học, kinh tế y tế, và các nhân viên y tế khác, cùng tiến
hành nghiên cứu và đào tạo. Trang này cung cấp thư mục trực tuyến của các thành viên
với tên, chuyên ngành, thành phố, quốc gia, số điện thoại và địa chỉ email của mỗi người.
Ngồi ra, cịn có thơng tin liên lạc của các mạng lưới dịch tễ học lâm sàng của các khu
vực thuộc mọi vùng trên thế giới.



<i><b> Epidemiolog Net </b></i>


/>


Trang này được duy trì bởi một giảng viên tại University of North Carolina-Chapel Hill,
liên kết với một khóa dịch tễ. Các tài liệu khóa học được cung cấp trực tuyến, cùng với
liên kết tới các địa chỉ hữu ích khác.


<i><b> WWW Virtual Library về dịch tễ học </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

134


<b> Tìm kiếm thông tin theo vùng địa lý </b>



Đôi khi những thứ bạn cần là thông tin về một nước hoặc một vùng cụ thể, như chính sách
y tế quốc gia, mơ tả các hệ thống chăm sóc sức khỏe, thống kê về các bệnh. Chương này
đưa ra ví dụ về những nguồn tin cung cấp dạng thông tin như vậy. Lưu ý rằng một số mô
tả các nguồn tin tập trung vào Việt Nam hay Châu Á, trong khi những nguồn khác về
những khu vực khác trên thế giới, bởi đơi khi bạn có thể muốn tìm kiếm thơng tin từ các
vùng khác.


<i><b>Đôi khi bạn cần thông tin về quốc gia hay vùng. </b></i>


<b>Thông tin tổng quát và thông tin y tế theo quốc gia và vùng </b>


<i><b> World Health Organization </b></i>


(Trang dữ liệu và thống kê WHO)


(Trang quốc gia WHO)



(Trang chủ WPRO)


(Liên kết tới các văn phòng khu vực
WHO)


Như thường lệ, WHO là điểm xuất phát tốt. Với thống kê, hãy bắt đầu với ‘Data and
statistics’, đã được mơ tả trong chương về tìm kiếm thơng tin tại WHO. Với những thông
tin dựa trên các vùng địa lý khác, hãy vào trang quốc gia WHO và lựa chọn trong danh
sách. Mỗi trang cung cấp thơng tin về văn phịng quốc gia, thống kê nhân khẩu học, bùng
nổ bệnh tật, tử vong và gánh nặng bệnh tật, các yếu tố nguy cơ, phạm vi dịch vụ y
tế…Các nguồn thống kê khác có thể được tìm thấy tại văn phịng WHO các khu vực theo
các địa chỉ bên trên. Việt Nam thuộc khu vực WPRO.


<i><b> Nguồn thông tin và thống kê xã hội và nhân khẩu học Liên Hợp Quốc </b></i>


(Thống kê UN)


(Các chỉ số thiên niên kỷ UN)


(Thống kê về phụ nữ và trẻ em UNICEF)


(UN Official Document System)


(UN Bibliographic Information System)


(UN Treaty Collection)


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

135



khỏe và sự sống còn của bà mẹ trẻ em. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những thơng tin
mình cần trên các trang tư liệu Liên hợp quốc chính, bao gồm UN Official Document
System, UN Bibliographic Information System, và UN Treaty Collection.


<i><b> DHS </b></i>


(DHS—các điều tra sức khỏe và nhân khẩu học)


DHS là nguồn thông tin tin cậy và nổi tiếng về thông tin thống kê độc lập về sức khỏe và
các chỉ số xã hội khác. Tại đây bạn có thể thiết lập bộ dữ liệu miễn phí cho riêng mình.
DHS khơng làm điều tra ở tất cả mọi nơi, nhưng đã tiến hành 3 điều tra ở Việt Nam, cũng
<i><b>như thực hiện điều tra ở các nước láng giềng. </b></i>


<i><b> Các cổng thông tin sức khỏe vùng từ Essential Health Links </b></i>




Một cách để tìm được những tập hợp các liên kết về sức khỏe cho một vùng trên thế giới
là vào Essential Health Links, cuốn xuống phần các cổng thông tin rồi chọn khu vực. Khi
nhấp chuột vào liên kết, bạn sẽ được kết nối với mục sức khỏe của một cổng thông tin
chung và cả với một cổng thông tin tập trung hoàn toàn về sức khỏe.


<i><b> Các ví dụ về cổng thơng tin sức khỏe cho Châu Phi, Mỹ Latin và NIS </b></i>


/> /> /> />


/> />


Đơi khi việc tìm hiểu bên ngồi đất nước, thậm chí bên ngồi khu vực của mình là điều
quan trọng. Các liên kết trên đây dẫn tới các cổng thông tin sức khỏe chính cho Châu Phi,
Mỹ Latin và NIS (Newly Independent States)



<i><b> Cổng thông tin về Châu Á </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

136
<i><b> Cổng thông tin Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ </b></i>


(Global Gateway, LOC)


Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ có Global Gateway bao quát mọi vùng và quốc gia trên thế
giới. Nháy chuột vào ‘Research Guides and Databases’, sau đó vào ‘Country Studies’, rồi
vào quốc gia bạn chọn. Nhiều hồ sơ quốc gia gốc đã lạc hậu, nhưng các bản cập nhật hơn
cho thông tin về từng quốc gia đang được bổ sung. Ví dụ, nếu chọn Việt Nam, bạn sẽ vào
nghiên cứu cũ hơn, nhưng thơng tin mới hơn cũng có dưới dạng pdf. Một nguồn nữa của
Thư viện quốc hội là Portals to the World, hiện đang trong quá trình rà soát lại nội dung
và tái cấu trúc. Hãy quay lại sau nhé!


<i><b> One World tại NationsOnline </b></i>




One World là cổng thông tin thương mại, do vậy có nhiều quảng cáo gây phiền nhiễu. Tuy
nhiên, nó lại cung cấp những thơng tin miễn phí về gần như tất cả các khía cạnh của mọi
quốc gia trên Trái đất. Thông tin tới từ những nguồn khác và thường được chỉ ra rõ ràng.
Nếu muốn sử dụng thông tin trong một báo cáo chuyên môn, bạn bên vào nguồn tin gốc
để kiểm tra lại, và đưa thông tin tham khảo tới nguồn tin gốc đó.


<i><b> Các cổng thơng tin quốc gia và vùng qua Google </b></i>


/>


Bạn có thể tìm thấy các cổng thông tin quốc gia và vùng qua Google Directory. Để tìm
chúng, nháy chuột vào ‘Regional’, sau đó vào vùng, rồi vào ‘Guides and Directories’ hoặc


trước hết vào một nước cụ thể rồi sau đó vào ‘Guides and Directories’.


<i><b> Các mô tả quốc gia Eldis </b></i>


/>


Eldis là một nguồn thông tin tốt về các quốc gia ở những khu vực thu nhập thấp hơn. Để
bắt đầu, chọn một quốc gia. Trên trang quốc gia, nhấp vào một chủ đề như y tế từ cột bên
trái. Với hầu hết các chủ đề, một đường dẫn là tới cơ sở dữ liệu Eldis, ví dụ như Eldis
Health, gồm các tài liệu xám từ các NGO và UN. Nhưng hãy nhớ khám phá các liên kết
khác. Một số là những địa chỉ web cung cấp thông tin chuyên môn về những khu vực cụ
thể. Đồng thời cũng lưu ý tới các liên kết tới các mô tả sức khỏe quốc gia, bao gồm cả
thống kê tại World Bank và WHO.


<i><b> Global Health tại HHS </b></i>


(Global Health tại US Health and Human Services)


Global Health tại HHS định hướng trước hết đến các khía cạnh của sức khỏe quốc tế có
ảnh hưởng tiềm tàng tới sức khỏe ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trang này cũng cung cấp các
thơng tin hữu ích và các liên kết về sức khỏe quốc tế theo vùng và theo chủ đề.


<b>Bản đồ và tin tức </b>



<i><b> Báo chí và các phương tiện truyền thơng khác </b></i>


/> />


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

137
<i><b> Bản đồ </b></i>


(Google directory)



(Chức năng bản đồ của Google)


(Bản đồ Holt Rinehart Winston)


(Bản đồ Embassy World)


(Bản đồ About.com)


Nếu theo dõi bản đồ của một nước, bạn có thể tìm thấy các nguồn thông tin thông qua
Google Directory, bằng cách nhấp chuột vào ‘Reference’, sau đó vào ‘Maps’, rồi vào
‘Regional’. Google cũng có chức năng Map riêng theo liên kết trực tiếp được đưa ra bên
trên. Một số trang bản đồ chọn lọc khác cũng được đưa ra ở đây. Hãy nhớ rằng nhiều
thông tin địa lý chung cũng có bản đồ.


<b>Các cơng cụ ngơn ngữ </b>



(Công cụ ngôn ngữ Google)


Đôi khi ngôn ngữ là rào cản khi sử dụng thông tin từ vùng khác. Một số công cụ trực
tuyến giúp giảm bớt khó khăn này. Trang cơng cụ dịch Google là một ví dụ. Bạn có thể
nhập (hoặc dán) trong văn bản và dịch từ một ngôn ngữ (tiếng Anh, Pháp, Ý) sang một
ngôn ngữ khác (Tiếng Việt, tiếng Bantu, tiếng Ả rập). Bạn cũng có thể dịch các trang web
bằng cách nhập (hoặc sao chép và dán) một địa chỉ web. Hãy thử với


Nhập địa chỉ này vào và đặt ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng
Việt. Một khi trang đầu tiên được dịch, bạn có thể nhấp chuột vào một liên kết trên trang
đó và trang tiếp theo cũng sẽ được dịch. Bạn có thể nhấp chuột trong tồn bộ những phần
còn lại bằng tiếng Việt!



Lưu ý rằng các cơng cụ dịch có những hạn chế. Nó khơng xử lý được tốt lắm các bản pdf,
cũng không thể dịch được những tập tin quá lớn. Bạn cũng không thể dịch được những cơ
sở dữ liệu cho phép tìm kiếm. Vì thế, bạn có thể dịch trang chủ PubMed hoặc trang tìm
kiếm của thư viện WHO, nhưng khi thử tìm kiếm thì hệ thống sẽ ngừng hoạt động. Dù
sao, đây cũng là một nguồn tuyệt vời.


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

138


<b>Một số địa chỉ tìm kiếm các nguồn tin tiếng Việt ở Việt Nam </b>



(Thư viện quốc gia Việt Nam)


(TT thông tin thư viện, ĐH Quốc gia VN)


(Thư viện trung tâm, ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)


(Thư viện khoa học tự nhiên, tp Hồ Chí Minh)


(Trường ĐH Y tế công cộng)


(Thư viện, Trường ĐH Y tế công cộng)


(ĐH Thái Nguyên)


(Trung tâm học liệu Thái Nguyên)


(ĐH Y Dược Huế, ĐH Huế)



(Trung tâm học liệu Huế)


(ĐH Đà Nẵng, Khoa Y Dược)


(Trung tâm học liệu Đà Nẵng)


(ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh)


(ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch)


(ĐH Y Dược Cần Thơ)


(Trung tâm học liệu Cần Thơ)


(ĐH Y Hà Nội)


(CIMSI/Viện Thông tin thư viện y học trung ương)


(NASATI/Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia)


/>


(VINAREN/Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam)


(EduNet, Bộ Giáo dục và đào tạo)


(Tổng cục thống kê)


(Cổng thông tin Bộ Y tế)


(Vụ Khoa học đào tạo Bộ Y tế)



(Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam)


(Trung tâm nghiên cứu và phát triển y học cộng đồng)


(Viện chiến lược và chính sách y tế)


(Hội Y tế công cộng Việt Nam)


(Hội Y học Việt Nam)


o/ (Tạp chí Việt Nam trực tuyến)


(Tạp chí Y tế cơng </i>


<i>cộng) </i>


(Tạp chí dân số phát triển thuộc </i>
<i>Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình) </i>


(Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh) </i>


(Tạp chí Y học thực hàhh) </i>


(Bệnh viện Việt Đức)


(Bệnh viện Bạch Mai)


(Bệnh viện Nhi Trung ương)



(Bệnh viện Nhi đồng 1)


Ở các phần trước của tài liệu này đã nhắc đến một số nguồn thông tin y tế bằng tiếng Việt,
<i>bao gồm bản tiếng Việt của Thư viện Sức khỏe sinh sản WHO, cuốn Surgical care at the </i>


<i>district hospital của WHO có bản tiếng Việt từ Global Help, và các bản tiếng Việt về </i>


thuốc HIV và SARS có trên Freebooks4doctors.


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

139


các trung tâm học liệu, các tổ chức nghề nghiệp quốc gia, các cơ quan chính phủ. Trong
một số trường hợp, bạn sẽ phải đích thân tới các cơ quan đó để sử dụng các nguồn thơng
tin, với các trường hợp khác, bạn có thể xem các tài liệu đó trực tuyến. Bên trên đã đưa ra
liên kết tới một số chọn lọc các địa chỉ tiếng Việt được chia theo mảng. Hãy tới khám
phá!


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

140


<b>Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ EBM </b>



Cộng đồng sức khỏe quốc tế ngày càng tăng cường nhấn mạnh tới tầm quan trọng của áp
dụng các bằng chứng nghiên cứu vào việc ra quyết định trong y học và y tế công cộng.
Các bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng, và các nhân viên y tế khác được thúc bách áp dụng
các bằng chứng có liên quan trong việc ra quyết định về chăm sóc lâm sàng, các cơ quan
quốc tế, các bộ y tế, các tổ chức nghề nghiệp sử dụng các bằng chứng có liên quan để
soạn ra các hướng dẫn hoạch định chính sách và ra quyết định trong chăm sóc sức khỏe và
các dịch vụ y tế.


Cụm từ ‘dựa trên bằng chứng’ có lẽ là mơ tả thường gặp nhất với việc ra quyết định dựa


trên bằng chứng nghiên cứu- y học chứng cứ, điều dưỡng chứng cứ, hộ sinh chứng cứ và
cứ thế- và EBM (evidence-based medicine -y học chứng cứ) đã trở thành từ tổng quát
được chấp nhận cho toàn bộ ngành này.


<i><b>Cân nhắc chứng cứ đã trở nên quan trọng trong tất cả các hoạt động trong ngành y. </b></i>


EBM là việc thực hành y học dựa trên sự tích hợp kinh nghiệm lâm sàng với chứng cứ từ
nghiên cứu, nhằm cung cấp cho bệnh nhân sự chăm sóc tốt nhất với các nguồn lực sẵn có,
bằng cách đảm bảo rằng các phương pháp sử dụng trong phịng ngừa, chẩn đốn, và điều
trị bệnh là những phương pháp đã được nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả. Đôi khi
EBM đã bị nhận thức sai lầm như một hệ thống chỉ khuyến khích các quy trình phức tạp,
tốn kém và kỹ thuật cao. Nhận thức sai lầm này dẫn đến những tuyên bố rằng EBM không
phù hợp với các nước thu nhập thấp hơn. Như vậy là không hợp lý. EBM là sử dụng hợp
lý nhất các nguồn lực sẵn có (thuốc men, trang thiết bị, nhân lực…) nhằm cung cấp sự
chăm sóc tốt nhất. Nó thích hợp với mọi hệ thống y tế trên thế giới.


Cụm từ ‘tư liệu EBM’ cũng là một nguồn gốc gây khó hiểu. Khi người ta nói rằng họ
đang tìm kiếm các tư liệu EBM, họ có thể muốn nói đến một trong những điều sau:


 Các hướng dẫn tự học và sách dạy họ biết EBM là gì và họ có thể thực hành nó ra sao.
 Các công cụ EBM như các worksheets để tiến hành phân tích nghiên cứu.


 Các bài báo cụ thể và các ấn phẩm nghiên cứu khác để hỗ trợ các quyết định lâm sàng
cho từng bệnh nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

141

<b>Các nguồn EBM cơ bản </b>



<i><b> Loạt bài báo của BMJ ‘How to read a paper’ </b></i>





Có lẽ nguồn tư liệu nổi tiếng nhất về EBM là loạt bài báo EBM của Trisha Greenhalgh về
‘How to read a paper’, trọn bộ trực tuyến miễn phí từ BMJ. Vào BMJ và nhập ‘How to
read a paper’ (có ngoặc) vào hộp tìm kiếm ở góc trên bên phải. Một vài kết quả đầu sẽ là
các tổng quan nhưng danh sách các bài gốc cũng sẽ có ngay trang kết quả đầu tiên.


<i><b> Các cổng thông tin và tập hợp các liên kết </b></i>


(Essential Health Links)


/>RES (Tư liệu về chăm sóc sức khỏe dựa trên chứng cứ tại thư viện Miner)


(Các liên kết EBM, Welch Library)


Essential Health Links có một mục về EBM với các liên kết tới cơ sở dữ liệu, tạp chí,
cơng cụ tìm tin, trung tâm và các nguồn tư liệu EBM khác. Các thư viện y học thậm chí
cịn có những tập hợp liên kết đầy đủ hơn. Ở đây đưa ra địa chỉ cho hai cổng thông tin như
vậy. Lưu ý rằng một số tài liệu chỉ dành cho sinh viên và giảng viên tại trường đại học đó
mà thôi.


<i><b> Bài giảng của thư viện </b></i>








Ngày càng có nhiều thư viện y khoa và y tế biên soạn các hướng dẫn riêng về EBM, như


tại các trang bên trên chẳng hạn.


<i><b> Các trung tâm EBM chính </b></i>


(Centre for Evidence-Based Medicine, Oxford)


www.york.ac.uk/inst/crd/ (Centre for Reviews and Dissemination)


(Health Info Research Unit)


(Evidence-Based Health Care at NYAM)


(Centre of Evidence-Based Medicine, Toronto)


(Centre for Health Evidence, Alberta)


(Evidence Based Medicine Tool Kit)


(Centre for Evidence-Based Medicine)


(Centre for Evidence-Based Medicine)


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

142

<b>Tư liệu EBM </b>



<i><b> Các bài tạp chí gốc qua Medline/PubMed </b></i>




Nếu tận dụng được các bài hướng dẫn tự học EBM liệt kê bên trên, bạn sẽ học được cách


sử dụng nghiên cứu gốc để hướng dẫn việc ra quyết định trong các tình huống lâm sàng.
Các hướng dẫn tự học sẽ giúp bạn học cách diễn đạt các lệnh tìm để tìm được những bài
báo cung cấp chứng cứ về câu hỏi lâm sàng mà bạn đang cố gắng giải đáp.


Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ lên mạng, vào Medline/PubMed để tìm tham khảo
tới các bài báo liên quan. Nếu bạn đang làm các công việc lâm sàng trong điều dưỡng, hộ
sinh, hay một chuyên khoa y tế khác, bạn có thể tìm thấy các tài liệu tham khảo trong cơ
sở dữ liệu khác, như CINAHL chẳng hạn, mà bạn có thể truy cập qua HINARI.


Trong PubMed, bạn có thể tận dụng các tính năng đặc biệt để xác định những báo cáo
nghiên cứu hữu ích nhất. Một cách là nháy chuột vào ‘Limits’ và sau đó thu hẹp tìm kiếm
ở ‘Type of article’ để chỉ lấy các bài thử nghiệm lâm sàng hoặc thử nghiệm kiểm soát
ngẫu nhiên. Cách khác là nháy chuột vào ‘Clinical queries’ từ menu phía bên trái của
trang chủ Medline/PubMed, và sau đó lựa chọn tìm kiếm theo lĩnh vực nghiên cứu lâm
sàng (chẩn đoán, điều trị…)


<i><b> Các bài phân tích gộp và tổng quan qua Medline/PubMed </b></i>




Khi sử dụng Medline và các cơ sở dữ liệu thư mục khác, bạn có thể tìm thấy các bài báo
không báo cáo nghiên cứu gốc nhưng phân tích lại hoặc tổng quan nghiên cứu đã xuất
bản. Một số bài báo như vậy là phân tích gộp, trong đó dữ liệu từ các nghiên cứu gốc- có
thể khơng bao gồm các cỡ mẫu lớn- được tập hợp và phân tích mới. Các bài khác được
gọi là tổng quan. Các bài tổng quan thường tóm tắt những gì đã được xuất bản về một chủ
đề cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Bài tổng quan tốt cũng thường đưa ra kết luận,
xác định các vấn đề phương pháp luận, và chỉ ra các phần cần nghiên cứu thêm. Cả phân
tích gộp và tổng quan đều có thể được tìm thấy trong Medline bằng cách chọn ‘Type of
article’ trên trang Limits.



<i><b> Các tổng quan hệ thống qua Medline/PubMed </b></i>




Tổng quan hệ thống khác với tổng quan thông thường. Các bài tổng quan hệ thống thường
được thực hiện bởi một ủy ban gồm các chuyên gia, là những người duyệt các bài báo (và
những nguồn tin khác như các cơ sở dữ liệu thử nghiệm lâm sàng) để quyết định về giá trị
hoặc hiệu quả của các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán hoặc điều trị mà nghiên cứu
chỉ ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

143
<i><b> Các tổng quan hệ thống tại Cochrane </b></i>


(Cochrane Collaboration)


(Cochrane Reviews)


(Trang tìm kiếm cho các tổng quan Cochrane)


(Trang chủ Cochrane Library)


(Wiley
Online Library, các tổng quan Cochrane theo chủ đề)


(Wiley
Online Library, Cochrane reviews and protocol by review group)


Nhiều tổng quan hệ thống được biên soạn bởi Cochrane Collaboration, được đặt tên để
tưởng nhớ Giáo sư Archibald Cochrane, một nhà nghiên cứu y khoa người Anh đã thúc
đẩy y học chứng cứ. Collaboration sắp xếp các tổng quan hệ thống về can thiệp chăm sóc


sức khỏe và xuất bản kết quả trong thư viện Cochrane như cơ sở dữ liệu Cochrane về các
tổng quan hệ thống. Các thành viên nhóm tổng quan có thể tuyên bố rằng chứng cứ cho
thấy một kỹ thuật chẩn đốn, dự phịng và điều trị cụ thể là hiệu quả hay không hiệu quả,
hoặc họ có thể tuyên bố rằng chứng cứ không đủ để đưa ra bất kỳ kết luận nào.


Tóm tắt của tất cả các tổng quan hệ thống đều miễn phí cho mọi người. Nếu đơn vị của
bạn có đăng ký HINARI, bạn sẽ được truy cập tới các bài tổng quan toàn văn. Bạn cũng
có thể vào trang chủ HINARI, đăng nhập, và sau đó, trên trang nguồn lực, xem các mục
được liệt kê trong ‘Reference Sources’ và chọn ‘Cochrane Library’.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

144


Thư viện Cochrane có nhiều thứ hơn là một cơ sở dữ liệu các tổng quan hệ thống. Hãy
duyệt toàn trang để xem ở đó có những gì. Có một cơ sở dữ liệu các bài tổng quan được
tiến hành bởi các tổ chức khác, một đăng ký của các thử nghiệm lâm sàng có kiểm sốt,
một đăng ký về các nghiên cứu phương pháp, và một cơ sở dữ liệu về các đánh giá kinh
tế.


<i><b>Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. </b></i>



<i><b>“Whatever you do, do it smart </b></i>
<i><b>Check that evidence before you start! </b></i>


<i>Đọc toàn bộ bản Rap ở trang cuối cuốn sách này. </i>


<i><b> Các hướng dẫn qua AHRQ và National Guideline Clearinghouse </b></i>


(AHRQ)


(National Guideline Clearinghouse)



Chứng cứ từ tư liệu nghiên cứu đôi khi được dịch thành tuyên bố đồng thuận và tuyên bố
thực hành tốt nhất, hướng dẫn lâm sàng, khuyến cáo, và các chính sách do các cơ quan
quốc tế, các vụ và bộ y tế, các tổ chức nghề nghiệp, các NGO và các thực thể khác ban
hành. Tại Agency for Healthcare Research and Quality có một bộ sưu tập lớn các hướng
dẫn và đánh giá như vậy. AHRQ tiến hành đánh giá riêng về các can thiệp và công nghệ,
thường với sự hợp tác từ các trường đại học y và các viện nghiên cứu khác. National
Guideline Clearinghouse, điều hành bởi AHRQ, là một cơ sở dữ liệu cho phép tìm kiếm
và so sánh các hướng dẫn và đặc biệt dụng ý như một nguồn tư liệu về các hướng dẫn
thực hành dựa trên chứng cứ.


<i><b> Chứng cứ qua NICE </b></i>


(NICE)


Ở Anh, National Institute for Health and Clinical Excellence (NICE) đưa ra một nền tảng
chứng cứ đồ sộ để cung cấp hướng dẫn cho các nhân viên y tế về cách tăng cường sức
khỏe và điều trị bệnh tật.


<i><b> Cơng cụ tìm tin TRIP </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

145


phép các nhân viên y tế tìm được chứng cứ tốt nhất cho thực hành lâm sàng.
<i><b> Các hướng dẫn của WHO </b></i>


/>


Một bộ sưu tập của WHO với khoảng 40 hướng dẫn dựa trên chứng cứ hiện có trực tuyến
tại Department of Research Policy and Cooperation của WHO. Tất cả các hướng dẫn đều


được các nhóm chuyên gia tại WHO biên soạn và được duyệt bởi Guidelines Review
Committee của WHO. Các chủ đề gồm có sức khỏe trẻ em, bệnh mãn tính và tàn tật, sức
khỏe mơi trường, HIV/AIDS, sức khỏe bà mẹ và sức khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần và
lạm dụng chất, dinh dưỡng, an toàn cho bệnh nhân, và lao. Các hướng dẫn đều mới, bản
cũ nhất được soạn năm 2008. Hãy thường xuyên kiểm tra bộ sưu tập để xem các tài liệu
<i><b>mới bổ sung. </b></i>


<i><b> Các hướng dẫn về sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em </b></i>


(GFMER)


(WHO Reproductive Health Library)


Lưu ý là các hướng dẫn về sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em có tại GFMER và RHL
tại WHO.


<i><b> Các tạp chí EBM miễn phí </b></i>



/>


Số lượng các tạp chí chuyên về EBM và các chủ đề liên quan đang ngày càng tăng.
Những bài tổng quan trong các tạp chí lựa chọn và các kết quả báo cáo này được những
nhà phê bình đánh giá là có tính khoa học và thu hút được quan tâm của giới lâm sàng.
FreeMedicalJournals hiện liệt kê 6 tạp chí EBM được miễn phí nội dung, trong đó có 5
<i>tạp chí bằng tiếng Anh: Clinical evidence, Core evidence, Evidence-based medicine, </i>


<i>Evidence-based complementary and alternative medicine, và Evidence-based mental </i>
<i>health. Tạp chí Evidence-based nursing cũng được miễn phí sau một thời gian nhất định. </i>


Đường dẫn có tại địa chỉ Highwire bên trên.


<i><b> eMedicine </b></i>


/>


eMedicine tự gọi mình là ‘tài liệu tham khảo lâm sàng cập nhật liên tục’, cung cấp các bài
báo cập nhật, đã được thẩm định, tóm tắt những đỉnh cao về các tình trạng bệnh cụ thể,
đánh giá các cách chẩn đốn và điều trị cho từng bệnh. Cũng có những nguồn khác tương
tự, nhưng chúng đều yêu cầu trả tiền, trong khi eMedicine được miễn phí.


Đây là một nguồn tuyệt vời. Hiện nó cung cấp tổng quan dựa trên chứng cứ tới hơn 6500
chủ đề. Để truy cập các tổng quan này, hãy lựa chọn một tiêu đề chính- y học, phẫu thuật
hoặc nhi- sau đó đến chuyên ngành. Khi tới trang chuyên ngành, bạn sẽ nhận được danh
sách các bài báo được sắp xếp để dễ dàng duyệt qua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

146


<b>Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ giảng dạy </b>



Giảng viên dạy về chủ đề nào cũng cần có các nguồn thơng tin vừa giúp họ tiết kiệm thời
gian vừa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Khơng có lý do gì để phải phát minh
tạo lại cái bánh xe- nghĩa là tạo ra cái đã tồn tại và có sẵn trên mạng, miễn phí và không
cần bản quyền. Những nguồn thông tin như vậy bao gồm tồn bộ chương trình giảng dạy,
các bài trình bày dạng PowerPoint, hướng dẫn học trực tuyến, các hợp phần giảng dạy và
tài liệu nghe nhìn.


<b>Chương trình đào tạo có cấp bằng </b>



Các đơn vị đang lên kế hoạch thành lập các chương trình đào tạo mới, có cấp bằng, khơng
cần thiết phải bắt đầu ‘từ con số không’. Thông tin chi tiết về những chương trình như vậy
tại các đơn vị khác có trên mạng, miễn phí và có thể được dùng làm mẫu, điển hình như
các yêu cầu nhập học, lịch học, các khóa học và những trọng tâm có thể có.



Đây là lúc nên dùng Google. Hãy tìm trong Google với một chuyên ngành cụ thể kèm
theo từ như trường đại học, chương trình, bằng cấp, giáo trình và/hoặc chương trình giảng
dạy. Kết quả tìm được sẽ làm bạn kinh ngạc đấy!


<b>Học liệu, hợp phần, hướng dẫn tự học </b>



Tương tự như vậy, các tài liệu sẵn có có thể được dùng trong giảng dạy các môn cụ thể
trong tất cả mọi lĩnh vực của y tế và sức khỏe. Những tài liệu này gồm kế hoạch khóa học,
ghi chú bài giảng, bài trình bày dạng trình chiếu,… Dưới đây là một vài chỉ dẫn tới những
nguồn thông tin giá trị này.


<i><b> Supercourse </b></i>


/>


Supercourse được liệt kê ở đây vì đó là một nơi phổ biến để tìm bài giảng trình bày về các
chủ đề sức khỏe. WHO cũng đã để nó ở dạng CD. Nó chứa 4700 bài giảng ở 31 thứ tiếng.
Có ban biên tập (gồm 100% là nam giới- thật kinh ngạc ở thời đại này!) nhưng chất lượng
tài liệu khác nhau một cách đáng kể. Nếu sử dụng tài liệu từ trang này, hãy cân nhắc một
cách cẩn thận. Việc khám phá trang cũng thực sự là ác mộng. Không phải mọi bài giảng
đều có thể tải về dạng PowerPoints hoặc pdfs. Có danh sách những bài có thể tải được,
nhưng chúng lại sắp xếp theo số Supercourse, hồn tồn chẳng có tác dụng gì. Bên dưới
có một số nguồn thay thế tốt hơn.


<i><b> Open courseware </b></i>



/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

147



Để tìm học liệu, vào trang chủ OCW và nháy chuột vào ‘Use’ để lấy danh sách các đường
dẫn tới những đơn vị tham gia. Đối với các tư liệu khóa học về y tế cơng cộng, trang Open
Courseware tốt nhất có lẽ là của Trường Y tế công cộng Bloomberg thuộc đại học Johns
Hopkins. Bên trên có đường dẫn trực tiếp. Các chủ đề gồm sức khỏe bà mẹ và trẻ em
(gồm kế hoạch hóa gia đình, phịng tránh tử vong trẻ em…), khoa học dân số, sức khỏe
toàn cầu, y tế công cộng, bệnh truyền nhiễm,…Trong mỗi chủ đề, bạn sẽ tìm thấy một loạt
bài giảng cùng với những ghi chú bài giảng ở dạng trình chiếu, và danh sách tài liệu
hướng dẫn đọc. Hãy nhấp chuột để khám phá!


<i><b> Các tệp tin PPT qua Scirus </b></i>


/>


Có thể tìm kiếm các tập tin PowerPoint (ppt) bằng công cụ tìm tin khoa học có tên là
Scirus. Hãy vào trang trên, nháy chuột vào ‘Advanced search’, trên trang kế tiếp, cuộn
xuống tới ‘File formats’ và nhấp vào ‘List more file types’. Danh sách hiện ra bao gồm
ppt. Nhấp chuột vào đó rồi nhập cụm từ tìm kiếm ngay phía trên màn hình và nhấp vào
‘Search’.


<i><b> Hướng dẫn tự học MedlinePlus </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

148


<i><b>Các hợp phần giảng dạy từ WHO </b></i>




/> />


/>


/> />



WHO có tài liệu giảng dạy về hầu hết các chủ đề. Chúng có thể được tìm thấy bằng cách
xem qua các chủ đề y tế, cũng như các chương trình và dự án. Cách khác là nhấp chuột
vào ‘search’ ở góc trên bên trái tại trang chủ của WHO. Trên trang kế tiếp, nhấp vào
‘Advanced search’. Nhập chủ đề quan tâm vào ô tìm kiếm trên cùng và ‘training modules’
hoặc ‘training manuals’ hoặc ‘training tools’ hoặc ‘toolkits’ hoặc ‘teaching materials’.
Trên kia là đường dẫn trực tiếp tới một số hợp phần đào tạo chọn lọc từ WHO về hộ sinh,
sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS trong giới mại dâm, quản lý chất lượng phịng thí nghiệm,
và sốt rét.


<i><b> Các tập tin khóa học từ GFMER </b></i>




/>


Nhấp chuột vào ‘English’, sau đó vào ‘Education’ ở thanh đầu trang. Trên trang mới, cuốn
xuống cho đến khi nhìn thấy các khóa học (chủ yếu về sức khỏe sinh sản) và tìm kiếm các
tập tin khóa học. Nháy vào một tập, sau đó cuộn xuống đến khi nhận được nhan đề các
khóa học. Nháy vào để nhận được các bản trình chiếu. Tài liệu đọc và các liên kết khác
được cung cấp bên phải mỗi nhan đề bài giảng. Liên kết bên trong của GFMER tới các tài
liệu khóa học năm 2009 đã bị đưa ra khỏi trang, nhưng bên trên có cung cấp địa chỉ của
nó.


<b>Các tài liệu nghe nhìn </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

149
<i><b> Hình ảnh y khoa </b></i>


(Essential Health Links)


(Phần hình ảnh tại các liên kết KTH


Biomedical)


(Hướng dẫn tự học INTUTE)


(Public Health Image Library, CDC)


(Photoshare) (ImageBank) </i>


(Thư viện hình ảnh BioMed Central)


(Thư viện hình ảnh DPDx)


(Photoshare)


Đối với nhiều giảng viên trong ngành y tế, tìm kiếm được hình ảnh phù hợp cho các bài
giảng là một việc vô cùng mệt mỏi. Hình ảnh có thể tìm được qua Google Images, nhưng
hầu hết các bức ảnh ở đây đều để bán hoặc khơng có chất lượng chun mơn. Tốt hơn là
nên tìm tại các trang chuyên ngành. Chúng có thể được tìm thấy qua các cổng thơng tin y
tế như Essential Health Links và KTH Biomedical Links. Ưu điểm của trang KTH là có
thể duyệt qua hình ảnh về các chủ đề cụ thể.


INTUTE cung cấp hướng dẫn tự học rất có ích trong tìm kiếm hình ảnh. Phần hướng dẫn
gồm một chuyến ‘thăm quan’ các trang hình ảnh chính, cũng như lời khuyên về chất
lượng và các áp dụng hợp pháp.


<i>Một ngân hàng hình ảnh tuyệt vời trong sinh học là ImageBank. Đây là nơi bạn nên tới </i>
khi cần tìm hình ảnh, ví dụ, về các sinh vật. Thư viện hình ảnh BioMed Central cũng là
một nguồn tốt. Một trong những nơi cung cấp tốt nhất hình ảnh về ký sinh trùng là thư
viện hình ảnh DPDx.



</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

150


<b>Tìm kiếm thông tin hỗ trợ nghiên cứu</b>



Khi tiến hành các dự án điều tra thuộc bất cứ dạng nào, bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ các
nguồn thông tin hỗ trợ quá trình nghiên cứu. Các trang mô tả trong chương này sẽ giúp
bạn tìm kiếm các tài liệu cung cấp hướng dẫn về thiết kế nghiên cứu và các phương pháp,
bảng hỏi và các công cụ khác, đề cương nghiên cứu, đăng ký thử nghiệm lâm sàng, đạo
đức nghiên cứu và xuất bản. Các chương kế tiếp sẽ bao quát các nguồn về những chủ đề
liên quan, trong đó có tìm kiếm ngân sách và viết bài.


<b>Thiết kế và phương pháp nghiên cứu </b>


<i><b> Medline/PubMed </b></i>




Một trong những nơi tốt nhất để học về phương pháp và thiết kế nghiên cứu là trong các
bài báo đã được xuất bản, mà bạn có thể tìm thấy qua các cách đã mô tả trước đây trong
tài liệu này, gồm cả Medline/PubMed. Các tác giả phải mô tả cách tiến hành nghiên cứu,
gồm có thiết kế họ sử dụng (ví dụ, nghiên cứu kiểm sốt theo trường hợp hoặc nghiên cứu
cắt dọc), và các phương pháp cụ thể họ đã dùng để thu thập và phân tích dữ liệu (phỏng
vấn, điều tra, phân tích nội dung, thử nghiệm thống kê cụ thể…). Do vậy, nếu đọc tư liệu
về nghiên cứu trong lĩnh vực mình quan tâm, bạn sẽ tìm được rất nhiều thơng tin về các
thiết kế nghiên cứu và phương pháp đang được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu khác làm
việc về cùng một chủ đề.


Bạn cũng nên tìm các bài tổng quan về chủ đề của mình, vì các bài này thường bàn luận
về các thiết kế và phương pháp. Bạn có thể tìm được các bài tổng quan bằng cách vào
‘Limits’ tại Medline/PubMed và chọn dạng tổng quan trong ‘Type of Publications’. Nếu
muốn học hỏi thêm về một thiết kế hoặc phương pháp nhất định, hãy thử tìm các bài về


thiết kế hoặc phương pháp đó. Ví dụ, nếu muốn tìm hiểu thêm về dạng nghiên cứu được
tiến hành sử dụng các nhóm phỏng vấn tập trung, bạn có thể vào PubMed và tìm theo
nhóm tập trung.


<i><b> Các ấn phẩm của BMJ về nghiên cứu </b></i>


/>


BMJ đã xuất bản 3 loạt bài báo về thiết kế nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong y tế và y
học trong khoảng từ những năm 1970-1990. Dù đã được đề cập tới trong phần trước của
cuốn sách này, chúng vẫn xứng đáng được nhắc lại.


<i>Những loạt bài này đều có miễn phí tại trang BMJ với các nhan đề là Statistics at Square </i>


<i>One, Epidemiology for the Uninitiated, và How to Read a Paper. Tự bản thân nhan đề của </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

151


<i><b> Practical Guide for Health Researchers (Hướng dẫn thực hành cho các nghiên cứu </b></i>


<i><b>viên y tế) từ EMRO </b></i>




EMRO, văn phòng khu vực của WHO, đã xuất bản một tài liệu hướng dẫn nghiên cứu y tế
và đưa lên mạng dưới dạng pdf trực tuyến miễn phí. Tài liệu dài 235 trang, được viết bởi
giáo sư Mahmoud F. Fathalla, bao quát các nội dung về lập kế hoạch, thiết kế, đạo đức, áp
dụng, phân tích dữ liệu, viết nghiên cứu, trình bày và mọi thứ khác mà bạn có thể muốn
<i><b>biết về tiến hành nghiên cứu y tế. Rất tuyệt! Hãy tải về một bản! </b></i>


<i><b> Research Methods Knowledge Base </b></i>





</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

152
<i><b> Health Research System Analysis </b></i>




Sáng kiến Health Research System Analysis (HRSA) là một chương trình hợp tác lớn
nhằm thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và phân tích hệ thống. Sáng kiến này do WHO đứng đầu và
liên quan đến nhiều tổ chức quốc tế quan tâm tới nghiên cứu, bao gồm Alliance for Health
Policy and Systems Research, Council on Health Research for Development, Global
Development Network, Global Forum for Health Research, …. The HRSA đã phát triển
một bộ cơng cụ nghiên cứu có thể truy cập qua TopIKA Net. Cách tới các phần khác nhau
của bộ công cụ không rõ ràng. Hãy đọc từng phần, và bất cứ nơi nào có chỗ nháy chuột,
hãy nháy chuột vào đó.


<i><b> International Development Research Centre (IDRC) </b></i>




Để tìm sách về nghiên cứu tại IDRC, hãy vào trang chủ. Nhấp chuột vào ‘Publications’,
sau đó tới ‘IDRC Books’, và ‘All our books’. Các cuốn sách được trình bày trên ba trang,
có thể cuộn qua nhanh chóng. Nháy chuột vào một nhan đề để có thêm thơng tin về nội
dung và để đặt mua (mất tiền) hoặc tải về (miễn phí). Ba ví dụ về các cuốn sách của IDRC
<i>đưa ra hướng dẫn về nghiên cứu là Qualitative research for tobacco control: A how-to </i>


<i>introductory manual for researchers and development practitioners and Designing and </i>
<i>conducting health systems research projects, Volume 1: Proposal development and </i>
<i>fieldwork and Volume 2: Data analyses and report writing. Lưu ý rằng cuốn về nghiên </i>



cứu định tính để kiểm sốt thuốc lá mô tả các thiết kế và phương pháp phù hợp với nghiên
cứu định tính về bất cứ chủ đề y tế nào.


<i><b> Ngân hàng thế giới </b></i>




Ngân hàng thế giới là một nguồn khác về hướng dẫn nghiên cứu. Hãy vào trang chủ, nhấp
chuột vào ‘Publications’, và sau đó vào ‘Documents and Reports’. Bạn có thể duyệt theo
chủ đề hoặc tiến hành tìm kiếm. Cách khác là nháy vào ‘Data and Research’, sau đó là
‘Research’, rồi ‘Research Programs’, và chủ đề quan tâm. Khi đã tới trang chủ đề, tìm
‘Publications’, và ‘Survey and Analysis Tools’. Kết quả rất ấn tượng. Riêng Living
Standards Measurement Study đã cho ra 9 cuốn sách và hướng dẫn trực tuyến về thiết kế
nghiên cứu.


<i><b> BUBL </b></i>


/>


Danh bạ BUBL tuy không đã lạc hậu nhưng cung cấp các liên kết tới nhiều nguồn thông
tin nghiên cứu giá trị. Vào địa chỉ trên, nháy vào ‘Subject menus’ và sau đó vào
‘Research’. Trong menu mới, khám phá các nguồn thông tin tổng quát, những nguồn về
phương pháp nghiên cứu, và- nếu đang làm nghiên cứu định lượng- những nguồn về các
phương pháp thống kê.


<i><b> Search for Common Ground (SCG) </b></i>


/>


Nếu bạn đang làm dự án chứ không phải là nghiên cứu, bạn sẽ muốn đọc về các mơ hình
dự án dễ được chấp nhận. Khung logic và tiếp cận khung kết quả là hai mơ hình các nhà


tài trợ tiềm năng thường yêu cầu. Một hướng dẫn miễn phí tới các nguồn trực tuyến về các
mơ hình này và những mơ hình khác có trên trang SCG. Các tài liệu được liệt kê đã được
<i>biên soạn bởi nhiều nhà tài trợ và tổ chức khác nhau, và gồm những cơng trình như The </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

153
<i><b> INTUTE </b></i>




/>


Thư viện số INTUTE chứa đầy nguồn tin về thiết kế nghiên cứu và phương pháp. Bạn có
thể tìm được chúng bằng cách duyệt qua hoặc sử dụng chức năng tìm kiếm. Hãy bắt đầu
bằng cách vào trang chủ INTUTE và thực hiện một loạt tìm kiếm cho: research design,
research designs, research method, research methods,…Bạn sẽ tìm thấy hàng trăm nguồn
tin, trong đó chắc chắn có một số nguồn phù hợp với nghiên cứu của bạn. Nếu muốn, bạn
có thể hạn chế lệnh tìm để chỉ lấy tài liệu về y tế và khoa học sự sống của thư viện số. Tuy
nhiên, cần nhớ rằng nhiều phương pháp nghiên cứu được dùng trong y tế và y khoa xuất
phát từ toán hoặc khoa học xã hội. Khi ở INTUTE, bạn có thể tải một bản hướng dẫn chủ
đề cho các nghiên cứu xã hội trong các nguồn tin Internet. Bên trên có cung cấp liên kết
trực tiếp.


<b>Bộ câu hỏi và các công cụ khác </b>



<i><b> Tìm kiếm các bộ câu hỏi và cơng cụ sẵn có </b></i>


(WHO)


/>96_18/en/index.html (Safe motherhood needs assessment package)


(Công cụ điều tra chất lượng chăm sóc trẻ em)



(bài báo với bảng hỏi)


(Medline/PubMed)


(Truy cập tới CINAHL)


(Danh sách công cụ của thư viện Hardin)


(Health Assessment Questionnaire)


(Survey Resources Network)


Thiết kế và thử nghiệm một bộ câu hỏi có thể rất khó và mất thời gian. Có thể sẽ hay hơn
nếu sử dụng bộ câu hỏi đã được đánh giá và sử dụng trong các nghiên cứu trước đó. Lẽ tất
nhiên, vấn đề là làm sao có được miễn phí những bộ câu hỏi như vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

154


dùng tìm kiếm nâng cao để tìm bộ câu hỏi về những chủ đề cụ thể.


Một thứ bạn có thể muốn tìm là gói Safe Mother Needs Assessment. Phần 2 của gói này
có các bản điều tra mẫu, gồm các bản về quản lý trang thiết bị, phỏng vấn nhân viên y tế
và khách hàng… Một kết quả khác tại WHO là liên kết tới các điều tra về dịch vụ y tế cho
trẻ em cùng các mẫu toàn văn. Đường dẫn trực tiếp tới cả hai nguồn này đều được đưa ra
bên trên.


Nếu bộ câu hỏi do một nhà nghiên cứu hoặc một nhóm nghiên cứu thiết kế và được sử
dụng làm cơ sở cho một nghiên cứu đã xuất bản, bạn có thể liên hệ với tác giả để xin một
bản miễn phí. Trong các bài báo ln có thơng tin liên hệ và thường thì nay có kèm ln


cả địa chỉ email. Khi viết thư cho họ, hãy giải thích bạn là ai, đang nghiên cứu gì và xin
một bản sao công cụ này cũng như xin phép được sử dụng nó trong nghiên cứu của bạn.
Trong một số trường hợp, bạn có thể tìm thấy một bộ câu hỏi trọn vẹn trong bài viết đã
xuất bản. Đơi khi nó khơng nằm trong phần chính của bài viết nhưng nó lại có trên mạng.
Địa chỉ BioMed Central bên trên là một ví dụ- một bài báo trong đó bộ câu hỏi xuất hiện
dưới dạng tập tin bổ sung. Bạn cũng có thể tìm các bài báo về nghiên cứu dựa trên bộ câu
hỏi và các công cụ khác tại Medline/PubMed bằng cách nhập tìm kiếm phù hợp
(questionnaire, research instrument, interview instrument, survey instrument, hoặc tên của
công cụ cụ thể). Lệnh tìm cho questionnaire cho ra gần 280.000 kết quả. Lệnh tìm cho
research instrument cho ra hơn 27.000 tài liệu tham khảo, trong đó có 1500 bài tổng quan.
Các cơng cụ nghiên cứu phải có giá trị, và một số nghiên cứu đặc biệt chú ý tới tính giá
trị. Bạn có thể tìm được các bài báo về những nghiên cứu như vậy qua Medline/PubMed.
Hãy nhập từ tìm kiếm (ví dụ: questionnaire), rồi nhấp chuột vào ‘Limits’, và trên trang
Limits nhấp vào ‘Validation studies’ ở phía cuối của thanh menu thả ‘Type of Article’.
Lệnh tìm cụ thể này cho ra khoảng 6700 tài liệu tham khảo.


Cơ sở dữ liệu CINAHL dành cho các nhà nghiên cứu ở các nước HINARI, trong đó có
Việt Nam, cũng cho phép tìm kiếm các cơng cụ. Trên trang tìm kiếm, chọn tìm kiếm nâng
cao. Trên trang mới, tìm ‘Publication Type’ và sử dụng menu thả để chọn ‘research
instrument’ hoặc ‘questionnaire/scale’. Tìm kiếm cho research instrument cho ra 106 tài
liệu tham khảo; tìm kiếm cho questionnaire/scale cho ra hơn 15.000 kết quả. Những kết
quả này có thể tập trung hơn nếu thêm từ/cụm từ tìm kiếm cụ thể, chẳng hạn như coping
hoặc pain hoặc quality of life. Danh sách hơn 100 bộ câu hỏi và các công cụ nghiên cứu
khác đã được mô tả trong cơ sở dữ liệu CINAHL năm 2004 hiện có trong trang thư viện
Hardin Library nêu trên. Trong nhiều trường hợp, các bài báo được lập chỉ mục trong cơ
sở dữ liệu này cung cấp tồn văn của cơng cụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

155
<i><b> Tự thiết kế bộ câu hỏi </b></i>



(Student guide)


(Hands-on guide, 1)


(Hands-on guide, 2)


Nếu muốn tự phát triển bộ câu hỏi, lời khuyên có từ nhiều nguồn, gồm các trang tổng quát
về thiết kế nghiên cứu và phương pháp như đã đưa ra trong phần trước của chương này.
Một chỉ dẫn khác được đưa ra trong các bài báo do BMJ xuất bản với các liên kết như nêu
trên. Bạn sẽ phải đăng ký để đọc toàn văn của những bài này, nhưng đăng ký được miễn
phí.


Bài đầu tiên có ý nghĩa như phần giới thiệu với sinh viên và gồm các nội dung về soạn
từng câu hỏi, định dạng các trả lời, sắp xếp câu hỏi, quản lý, làm thử và đánh giá bộ câu
<i>hỏi. Một nguồn khác là Hands-on guide to questionnaire research của Petra Boynton và </i>
Trisha Greenhalgh. Hướng dẫn này gồm 2 bài báo, một về chọn, thiết kế và phát triển bộ
câu hỏi, một về quản lý, phân tích và báo các các bộ câu hỏi.


<b>Đề cương nghiên cứu </b>



(WHO guidelines)


/>de.htm<i><b> (Hướng dẫn của University College London Hospital về viết đề cương) </b></i>
<i>Thật sai lầm khi nghĩ rằng quá trình viết về nghiên cứu bắt đầu sau khi đã hoàn tất nghiên </i>
cứu. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu phải viết mô tả các nghiên cứu mà họ định tiến
<i>hành trước khi bắt đầu chúng. Những mô tả này, được gọi là đề cương nghiên cứu, cần </i>
thiết cho nhiều mục đích. Đề cương nghiên cứu phải có khi nộp nghiên cứu để xét duyệt
về đạo đức, để xin kinh phí, để được các cơ quan học thuật và hội đồng nghiên cứu phê
duyệt.



Với lý do này, các bản hướng dẫn chuẩn bị đề cương nghiên cứu có thể được tìm thấy trên
nhiều trang web về nghiên cứu. Địa chỉ đầu tiên nêu bên trên là một ví dụ. Đây là trang
web trong chương trình của WHO về Chính sách và hợp tác nghiên cứu, cung cấp các
hướng dẫn về đề cương. Liên kết thứ hai là một hướng dẫn thực hành mở rộng cho các
nhà nghiên cứu y tế, cũng từ WHO, với một mục về đề cương nghiên cứu.


University College London Hospital đã soạn ra hai hướng dẫn về chuẩn bị đề cương cho
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu quan sát. Hướng dẫn về thử nghiệm lâm
sàng cung cấp thông tin về những gì cần đưa vào đề cương, gồm có mô tả thiết kế nghiên
cứu, lựa chọn chủ đề và tuyển dụng, tính tốn cỡ mẫu, can thiệp thử nghiệm, lấy ngẫu
nhiên, các biện pháp tránh sai số, thu thập dữ liệu, phân tích thống kê. Các liên kết và tài
liệu tham khảo cũng được cung cấp, dẫn tới những thông tin và hướng dẫn chi tiết hơn về
các khía cạnh cụ thể của đề cương.


<i><b>MẸO! </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

156

<b>Đăng ký thử nghiệm lâm sàng </b>



(Tuyên bố gốc từ ICMJE)


(Cập nhật từ ICMJE)


(FAQ từ ICMJE)


(WHO’s ICTRP)


Vào năm 2004, các thành viên của International Committee of Medical Journal Editors đã
ra tuyên bố khuyến khích việc đăng ký tất cả các thử nghiệm lâm sàng. Liên kết tới bản
pdf của tuyên bố được đưa ra trên cùng bên trên. Tuyên bố nêu rằng bài báo báo cáo về


một thử nghiệm lâm sàng sẽ chỉ được xem xét xuất bản nếu việc thử nghiệm đó đã được
đăng ký trước khi bệnh nhân đầu tiên ghi tên. Kể từ đó, ICMJE đã vài lần cập nhật về
đăng ký thử nghiệm. Địa chỉ thứ hai bên trên đưa tới bản cập nhật nhất. Địa chỉ thứ ba dẫn
tới trang các câu hỏi thường gặp về đăng ký thử nghiệm.


Nơi tốt nhất để tìm hiểu thêm về thử nghiệm lâm sàng- và để tìm hiểu cách đăng ký cho
việc thử nghiệm của chính bạn- là ở WHO, nơi có International Clinical Trials Registry
Platform. Từ trang chính, bạn có thể theo các liên kết tới những hướng dẫn về các nội
dung đăng ký thử nghiệm và tới các đăng ký thử nghiệm đã được chấp nhận.


<i><b>MẸO! </b></i>



<i><b>Nếu bạn đang lập kế hoạch cho một thử nghiệm lâm sàng và muốn xuất bản kết quả, </b></i>
<i><b>hãy chắc rằng thử nghiệm được đăng ký trước khi bạn ghi tên bệnh nhân đầu tiên. </b></i>


<b>Đạo đức trong nghiên cứu và xuất bản </b>



Các vấn đề đạo đức xuất hiện nhiều trong y tế và y khoa. Các quyết định đạo đức phải
được đưa ra trên cơ sở cân nhắc tới chính sách, tài chính, tính cơng bằng, giới, và các lựa
chọn điều trị. Một số câu hỏi đạo đức gắn liền với mối quan hệ giữa người cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân, giữa các đồng nghiệp chuyên môn, giữa các nhân
viên y tế với các thực thể như các cơ quan điều tiết và các công ty dược. Tuy nhiên các
câu hỏi khác đặc biệt tập trung vào đạo đực của nghiên cứu và đạo đức của ấn phẩm
nghiên cứu.


Những liên kết trong các trang sau dẫn tới những cuốn sách, chỉ dẫn thực hành, và các
hướng dẫn quốc tế về những vấn đề này.


<i><b> Đạo đức trong nghiên cứu khoa học </b></i>



/>


<i>National Academies Press đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề On being a scientist: A </i>


<i>guide to responsible conduct in research, có dạng pdf tải được về miễn phí từ địa chỉ trên </i>


đây.


<i><b> Các nguồn của WHO về đạo đức trong nghiên cứu y tế </b></i>


(WHO ethics and health publications)


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

157


(WHO RPC)


Liên kết đầu tiên trên đây dẫn tới danh sách các xuất bản phẩm về đạo đức có từ chương
trình của WHO về đạo đức và y tế; một số trong đó đề cập tới các vấn đề đạo đức trong
nghiên cứu.


Liên kết thứ hai dẫn tới trang của WHO ‘Ethical standards and procedures for research
with human beings’. Trang này cung cấp truy cập tới một số lượng lớn các hướng dẫn, cả
tại WHO và tại các tổ chức khác. Chúng bao gồm các hướng dẫn hoạt động cho các ủy
ban đạo đức chuyên xem xét các nghiên cứu y sinh học, các hướng dẫn nghiên cứu, cân
nhắc đạo đức trong thử nghiệm phòng chống HIV y sinh học,…


Liên kết thứ ba dẫn tới trang WHO cung cấp lời khuyên thực hành về cách phát triển các
đề xuất nghiên cứu đáp ứng yêu cầu cuả ủy ban rà soát về đạo đức.


<i><b> Các nguồn tin tại WMA và CIOMS </b></i>



(Chỉ dẫn thực hành)


(Tuyên bố Helsinki)


(CIOMS)
Hội Y khoa thế giới (World Medical Association) đã đưa ra một chỉ dẫn thực hành về đạo
đức y tế, bao gồm đạo đức trong nghiên cứu y tế. Cuộn xuống cuối trang để tải chương về
nghiên cứu y tế hoặc toàn bộ cuốn chỉ dẫn.


Trang WMA cũng là nơi tốt nhất để lấy được bản cập nhật nhất của Tuyên bố Helsinki
<i>của WMA: Ethical principles for medical research involving human subjects. Một tuyên </i>
<i>bố cơ bản khác, International ethical guidelines for biomedical research involving human </i>


<i>subjects, có trực tuyến tại CIOMS (Council for International Organizations of Medical </i>


Sciences).


<i><b> Các nguồn tin về đạo đức xuất bản </b></i>


(Committee on Publication Ethics/COPE)


(World Association of Medical Editors)


(Hướng dẫn Blackwell)


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

158


Trang World Association of Medical Editors tương tự cũng tập trung vào hướng dẫn cho
các nhà biên tập, nhưng tài liệu ở đây cung cấp phần giới thiệu tuyệt vời cho đạo đức
nghiên cứu. Cuốn ‘Publication ethics policies for medical journals’ của WAME có thể


được tìm thấy bằng cách nhấp chuột vào ‘resources’. Các chính sách bao quát nhiều chủ
đề liên quan tới các nhà nghiên cứu, bao gồm thiết kế nghiên cứu, các vấn đề tác quyền,
xung đột quyền lợi, thẩm định, các quyết định biên tập, ấn phẩm gốc và ấn phẩm trước
xuất bản, đạo văn và cáo buộc có thể có.


Blackwell Publishing cung cấp những hướng dẫn thực hành tốt nhất về đạo đức xuất bản,
có trực tuyến tại trang của Blackwell. Văn bản này, cũng như những văn bản được mô tả
bên trên, chủ yếu dành cho các nhà biên tập, nhưng hầu hết các chủ đề thuộc quan tâm của
các nhà nghiên cứu, ví dụ như tính công khai, hành vi nghiên cứu sai lệch, bảo vệ quyền
lợi người tham gia/đối tượng nghiên cứu, ấn phẩm lặp lại, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
International Committee of Medical Journal Editors cũng có một tuyên bố liên quan tới
bảo trợ, quyền tác giả và trách nhiệm, bao quát nhiều chủ đề tương tự, và có thể truy cập
tại địa chỉ ICMJE bên trên.


<i><b> Các nguồn hàn lâm về tránh đạo văn </b></i>


/>


/>


/>


/> />


/> />


/> />


Đạo văn là vấn đề nghiêm trọng trong thế giới hàn lâm và xuất bản. Sinh viên đại học và
sau đại học bị phát hiện đạo văn có thể sẽ bị đuổi khỏi trường và/hoặc bị tước bằng.
Những qui định tương tự như vậy cũng áp dụng đối với các nhà nghiên cứu. Những nhà
chun mơn đã có cơng trình nghiên cứu xuất sắc nhưng ai bị phát hiện đạo văn trong một
bài báo báo cáo nghiên cứu đó có thể gặp phải rắc rối lớn và thậm chí có thể mất chức.
Chắc chắn là có một số đối tượng đạo văn có chủ đích, hi vọng là họ có thể tránh xa được
thói xấu đó. Nhưng đáng buồn là những trường hợp sinh viên và nhà nghiên cứu vướng
phải đạo văn một cách vơ tình chỉ vì khơng nắm được các quy định.



Ở nhiều nước, các trường đại học và thậm chí các cơng ty xuất bản sử dụng những cơng
cụ tìm kiếm đặc biệt để kiểm tra xem một văn bản có đoạn nào đạo văn khơng. Những hệ
thống này có thể tìm kiếm trong không chỉ các bài báo, sách điện tử, tài liệu xám trực
tuyến, mà còn cả qua các bài tập nộp dạng điện tử của sinh viên, lưu trữ của luận án, luận
văn và bản thảo.


Hầu hết các trường đại học ở các nước có thu nhập cao hơn đều có những trang web về
cách trách đạo văn. Bên trên cung cấp một số chọn lọc các trang như vậy.


<i><b> Các nguồn tin về bản quyền và các vấn đề lưu trữ </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

159


có phải là nguồn duy nhất cung cấp các bản sao khơng? Có phải cá nhân các độc giả chỉ
có thể truy cập bài báo qua đặt mua của cá nhân hoặc qua các chương trình truy cập như
HINARI hay khơng? Hay có những cách khác để phổ biến thơng tin khơng? Liệu các tác
giả có thể đưa một bản sao lên trang chủ của chính họ hoặc nộp một bản vào kho lưu trữ
truy cập mở? Họ có bị buộc phải làm vậy khơng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

160


<b>Tìm kiếm thơng tin về việc tìm tài trợ </b>



Bạn có chương trình hoặc một mảng nghiên cứu nào vẫn ln ao ước có thể tiến hành
khơng? Nếu có, và bị việc thiếu hỗ trợ tài chính kìm hãm, bạn cần viết đề nghị tài trợ.


<b>Thu thập và sử dụng thơng tin trực tuyến vào việc tìm kiếm tài trợ </b>




Khi vào trang WWW của một nhà tài trợ tiềm năng, hãy quan sát để hiểu hơn về triết lý
cũng như các chương trình của nó. Hãy tìm báo cáo thường niên, hướng dẫn cho những
người tìm kiếm tài trợ, và danh sách các dự án được tài trợ gần đây. Nếu đáp ứng được
các tiêu chí của nhà tài trợ cho đối tượng hưởng tài trợ, bạn nên in ra các thông tin cần
thiết và lưu chúng lại trên thẻ nhớ. Lưu những trang in trong một kẹp giấy và giữ tập tin
tải về ở một nơi riêng trên thẻ nhớ của bạn.




Khi đã có tư liệu thu thập được về các nhà tài trợ, hãy đọc những thông tin này thật kỹ
lưỡng. Loại ra những nhà tài trợ không phù hợp hoặc bạn không đủ điều kiện đáp ứng.
Hãy vẽ đồ thị về những nhà tài trợ còn lại, chỉ ra các quan tâm cụ thể của họ, các giới hạn,
dạng hỗ trợ (đi lại, tham dự hội nghị, trang thiết bị…), phạm vi các tài trợ, hạn nộp đơn.
Sau đó vạch ra chiến lược, nêu cụ thể những nhà tài trợ nào sẽ cần tiếp cận, khi nào sẽ tiếp
cận họ, sẽ đề nghị hỗ trợ gì từ họ, tổng chi phí yêu cầu, và khoảng thời gian thực hiện
khoản tài trợ.


Cuối cùng, chỉ sau khi đã sắp xếp thông tin theo cách này, hãy chuẩn bị một lá thư đề nghị
(đối với những nhà tài trợ yêu cầu LOI như bước tiếp cận ban đầu) và bản đề nghị tài trợ
với những đối tượng không yêu cầu LOI. Ở phần sau chương này sẽ cung cấp cho các bạn
một số nguồn thông tin hỗ trợ viết LOI và bản đề nghị tài trợ.


<b>Các nguồn thông tin trực tuyến cho những người tìm kiếm tài trợ </b>


<i><b> World Health Organization </b></i>




WHO là một nguồn tiềm năng hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu, nhưng thơng báo về các cơ
hội được hỗ trợ tài chính để rải rác trên trang web, bởi chúng được đưa lên bởi các chương
trình và các dự án khác nhau. Một cách tìm là vào các trang web chương trình và dự án


gần gũi nhất với công việc của bản thân bạn. Tìm trong đó các từ và cụm từ như ‘Funding
opportunities’, ‘Calls for proposals’, ‘Requests for proposals’, ‘Requests for LOIs’,
‘Requests for letters of interest’, ‘RFPs’, ….


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

161
<i><b> Fogarty International Center (FIC) </b></i>


(trang chủ FIC)


(Các tài trợ nghiên cứu FIC)


(Các tài trợ đào tạo FIC)


(Tóm tắt các chương trình tài trợ)


(Trang chủ danh bạ)


Fogarty International Center tại là một nguồn tốt khác. Trang FIC gồm có thơng tin về các
tài trợ nghiên cứu và các tài trợ đào tạo cùng trang tóm tắt rất hữu ích với thơng tin liên
lạc và thời hạn của tất các các chương trình tại trợ của bản thân trung tâm. Thêm vào đó,
FIC duy trì một danh bạ trực tuyến các học bổng và tài trợ về sức khỏe toàn cầu từ khoảng
100 tổ chức và các cơ quan tài trợ trên khắp thế giới. Trên trang chủ danh bạ, bạn có thể
tìm các tài trợ hướng đến một nhóm cụ thể (trước tiến sĩ, sau tiến sĩ, nhân viên y tế, đơn
vị). Cách khác là bạn có thể truy cập toàn bộ danh bạ và cuốn qua các danh sách.


 <i><b>Các cổng thông tin and hướng dẫn chủ đề tới các nhà tài trợ quốc tế </b></i>


(Michigan State University)


(FundsNet)



(Deborah Kluge)


Một số nguồn tin, vốn là sự pha trộn giữa cổng thông tin với hướng dẫn chủ đề, cung cấp
hướng dẫn tuyệt vời về nơi tìm tài trợ. Một nguồn rất hay như vậy là ‘International and
Foreign Grant Makers’, của Thư viện đại học bang Michigan. Trang web liệt kê khoảng
120 nhà tài trợ, cung cấp các ghi chú và liên kết tới tất cả. Một cổng thông tin khác tới các
nhà tài trợ quốc tế có thơng qua Fundsnet. Hãy lưu ý rằng địa chỉ bên trên chỉ dẫn tới một
trang. Kiểm tra qua những gì liệt kê cùng các menu bên cạnh. Deborah Kluge là một trang
rất hữu ích, gồm các liên kết tới những nhà tài trợ quốc tế.


<i><b> Cơ sở dữ liệu AidData về các cơ quan tài trợ chính thức </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

162
<i><b> European Foundation Center </b></i>


(trang chủ EFC)


European Foundation Center chủ yếu hướng đến việc cung cấp các dịch vụ thành viên của
mình. Tuy nhiên, nó vẫn có những nguồn hữu ích cho những người tìm kiếm tài trợ. Trên
trang chủ, cuốn xuống và nháy chuột vào ‘for grantseekers’. Trên trang kế tiếp, cuộn qua
phần văn bản để xem có những gì, nhưng phải nhớ nhấp chuột vào các tiêu đề ở cột bên
trái. ‘By topic’ dẫn tới trợ giúp trong việc tìm các nhà tài trợ quan tâm tới các lĩnh vực cụ
thể như HIV và sức khỏe toàn cầu. ‘By geographical area’ dẫn tới các nhà tài trợ quan tâm
tới, ví dụ, khu vực Châu Phi. EFC cũng duy trì một cơ sở dữ liệu trực tuyến về các quỹ tài
trợ thành viên EFC và có thể được truy cập miễn phí. Chỉ cần nhấp chuột vào thanh
‘Membership’ ở trên đỉnh.


<i><b> Hai nguồn tài trợ y tế quốc tế chính </b></i>



(Gates foundation)


/> /> (Global fund)


/>


Hai nguồn tài trợ nổi tiếng trên thế giới như là nguồn tài trợ chính cho việc nghiên cứu và
các hoạt động nâng cao sức khỏe. Một là Bill and Melinda Gates Foundation, và nguồn
cịn lại là Global Fund. Bạn có thể khám phá các trang Gates bằng cách bắt đầu tại trang
chủ và nhấp chuột vào các liên kết. Nhớ xem qua danh sách các chủ đề được tài trợ và các
chỉ dẫn dành cho người tìm tài trợ. Tại trang Global Fund, trang quan trọng nhất là trang
dành cho người nộp đơn và người thực thi.


<i><b> Google </b></i>



/>


Một cách tìm nhà tài trợ là qua các cơng cụ tìm kiếm như Google. Nếu bạn biết tên của
quỹ, chỉ cần tìm nó. Nếu khơng, thử tìm theo foundations, funders, hoặc philanthropy.
Trong Google Directory, tìm dưới ‘Society’ và sau đó ‘Philanthropy’.


<i><b> Hướng dẫn viết đề nghị tài trợ </b></i>


(hướng dẫn TDR)


trực tuyến FC)


(Deborah Kluge)


Để được hỗ trợ về viết đề nghị tài trợ, hãy thử các trang web như trên. Đầu tiên là Special


Programme for Research & Training in Tropical Diseases (TDR) của WHO, cung cấp
hướng dẫn cho những người nộp hồ sơ xin tài trợ với các thông tin chi tiết về những nội
dung cần có. Foundation Center ở New York bán các khóa học về viết đề nghị tài trợ,
nhưng một số khóa học được cung cấp trực tuyến miễn phí. Trang web tuyệt vời cảu
Deborah Kluge cũng cung cấp hướng dẫn về viết đề nghị tài trợ, cũng như các nguồn
miễn phí và hữu ích.


<i><b> Một số trợ giúp từ INFORM </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

163


<b>Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ cách viết và truyền thông </b>



Đối với nhiều người, viết là phần khó khăn nhất trong công việc chuyên môn của họ.
Nhưng điều đó là cần thiết. Nếu làm nghiên cứu, bạn phải viết đề cương dự án và đề xuất
xin tài trợ, cũng như các bài báo báo cáo đầu ra của nghiên cứu. Công việc của bạn có thể
địi hỏi những cách viết khác, chẳng hạn như các báo cáo kỹ thuật và báo cáo cho nhà tài
trợ.


Các trang tiếp sau đây chỉ dẫn một số nguồn trực tuyến cung cấp các hướng dẫn chung
cho việc viết lách chuyên ngành, hướng dẫn tác giả nộp bản thảo cho tạp chí, các yêu cầu
chung cho bản thảo, và hướng dẫn làm báo cáo cho các dạng nghiên cứu nhất định. Các
nguồn tin được đề cập đến cũng đồng thời hỗ trợ bạn về các dạng truyền thơng khác, bao
gồm áp phích cho các hội nghị, và cách tiến hành các bài trình bày miệng.


<b>Các nguồn thông tin hỗ trợ cách viết và truyền thông </b>


<i><b> Author Aid </b></i>



o/


Author Aid là một nguồn thông tin đầy đủ cho các nhà nghiên cứu và các cán bộ chuyên
môn làm việc trong lĩnh vực hàn lâm tại các nước đang phát triển. Trang này hỗ trợ cách
viết nói chung, cách viết các bài báo khoa học, xuất bản các bài báo, xử lý trích dẫn, tránh
đạo văn, giải quyết các vấn đề đạo đức khác liên quan tới việc viết và xuất bản, chuẩn bị
các đề nghị tài trợ và rất nhiều những nội dung khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm được
các trợ giúp về thiết kế các trình chiếu PowerPoint, làm áp phích cho các hội nghị, và cách
tiến hành các trình bày miệng. Các tài liệu có tại ‘Resource Library’ và ở dạng hướng dẫn
tự học, trình chiếu và pdf. Hiện tại, ở đó có 325 mục.


<i><b> Hướng dẫn cách viết của các trường đại học </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

164


<i><b> Liên kết tới các hướng dẫn cách viết qua INTUTE </b></i>


/>


INTUTE có hơn 1500 tài liệu liên quan tới cách viết. Chỉ cần tìm kiếm writing trên trang
đầu tiên, bạn sẽ tìm được các liên kết tới những khóa học trực tuyến, hướng dẫn tự học, và
các hướng dẫn liên quan đến cách viết nói chung, cách viết các bài khoa học, cách viết
trong những chủ đề cụ thể…


<i><b> Một số hỗ trợ từ INFORM </b></i>




Tại trang web của INFORM bạn có thể tìm được một tài liệu pdf về cách thực hiện bài
trình bày miệng. Bài này thậm chí cịn có cả bản dịch tiếng Việt. Hãy nhấp chuột vào
<i><b>‘Most requested files’. </b></i>



<b>Các nguồn thông tin về cách viết bài báo và báo cáo </b>


<i><b> Instructions to authors gateway </b></i>


(Instructions to Authors Gateway)


Một nơi rõ ràng để có hướng dẫn về cách viết một bài báo khoa học là ở ‘Instructions to
authors’ của tờ báo mà bạn muốn in bài. Bạn thường dễ tìm được những hướng dẫn này ở
trang web của tờ báo. Một cách khác để tìm chúng là qua cổng thơng tin tại địa chỉ trên.


<i><b> Các yêu cầu thống nhất </b></i>


(Các yêu cầu thống nhất ICMJE)


o/ (Hướng dẫn GLISC về các báo cáo khoa học)


Có các tiêu chuẩn nhất định với các báo cáo, không kể chúng sẽ được gửi xuất bản ở các
tạp chí hay sẽ được xuất bản dưới dạng báo cáo kỹ thuật hoặc các tài liệu xám khác.
International Committee of Medical Journal Editors (ICMJE) đã soạn thảo một loạt các
hướng dẫn có nhan đề ‘Uniform Requirements for Manuscripts Submitted to Biomedical
Journals’. Hầu hết các tạp chí y khoa đều yêu cầu tác giả tiềm năng tuân thủ các hướng
dẫn này. Chúng đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức trong nghiên cứu, cũng như biên tập và
viết các báo cáo nghiên cứu. Một bộ tương tự các hướng dẫn về tư liệu xám được Grey
Literature International Steering Committee (GLISC) biên soạn.


<i><b> Các hướng dẫn viết báo cáo (RGs) </b></i>



/>



Cuối cùng, các nhà nghiên cứu nên kiểm tra xem có hướng dẫn viết báo cáo (RG) nào cho
loại nghiên cứu của mình khơng. Các hướng dẫn như vậy được xây dựng với nỗ lực nâng
cao chất lượng các ấn phẩm nghiên cứu y khoa bằng cách khuyến khích viết báo cáo minh
bạch và chính xác.


Có lẽ RG nổi tiếng nhất là tuyên bố CONSORT (Consolidated Standards of Reporting
Trials), được xây dựng nhằm cải thiện các báo cáo về thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên
(RCTs), để người đọc có thể hiểu và đánh giá các báo cáo dễ dàng hơn. Các khuyến cáo
này ở dạng danh sách kiểm và biểu đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

165


<b>Các nguồn thông tin về quản lý tài liệu tham khảo </b>



Có lẽ khía cạnh dễ khiến người ta ngại nhất khi chuẩn bị bản thảo là làm các tham khảo
đúng! Chúng phải được xử lý chính xác cả trong phần văn bản lẫn trong danh sách tài liệu
tham khảo. Như đã giải thích trước đây trong chương về tìm kiếm và lưu tư liệu, có rất
nhiều kiểu thể hiện tài liệu tham khảo. Việc sử dụng kiểu nào khi viết phụ thuộc vào chính
sách của cơ quan bạn hoặc chính sách của tạp chí nơi bạn định nộp bản thảo để xuất bản.
Nếu bạn đang dùng EndNote hoặc một loại phần mềm quản lý thư mục khác, mọi việc sẽ
trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể ‘bảo’ phần mềm loại trình bày tài liệu tham khảo mà bạn
muốn, và nó sẽ định dạng các tài liệu tham khảo trong văn bản và danh sách tài liệu tham
khảo một cách tự động. Tuy nhiên, dù có sử dụng phần mềm, bạn cũng vẫn phải chịu
trách nhiệm đảm bảo các thông tin tham khảo được chính xác.


<i><b> Các nguồn chính </b></i>


(Uniform Requirements)


(Citing medicine) </i>


International Committee of Medical Journal Editors biên soạn một hướng dẫn cho các tác
giả có nhan đề là ‘Uniform Requirements for Manuscripts Submitted to Biomedical
Journals’, đề cập mọi khía cạnh trong chuẩn bị và nộp bản thảo, trong đó có phần về
Vancouver Guidelines, chỉ rõ thông tin tham khảo tới các dạng tài liệu khác nhau được
tham khảo như thế nào. Các hướng dẫn có trên mạng, gồm cả tại NLM.


<i>Có lẽ hướng dẫn hữu ích nhất là cuốn sách trực tuyến Citing medicine: The NLM style </i>


<i>guide, có thể lấy được từ NLM Bookshelf sử dụng liên kết trực tiếp bên trên. </i>


<i><b> Các hướng dẫn hàn lâm tới các tài liệu tham khảo </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

166


<b>Tìm kiếm thơng tin hỗ trợ phát triển chuyên môn </b>



<b>Học thêm tiếng Anh </b>



Rào cản ngôn ngữ là thử thách chính đối với những nhân viên y tế muốn tận dụng các
nguồn thông tin quốc tế. Tiếng Anh là ngôn ngữ hữu ích nhất được biết tới ngày nay, vì
nó hiện là ngôn ngữ hàng đầu cho truyền thông khoa học quốc tế, trong đó có cả y tế.
<i><b> Translation and spoken version of terms </b></i>


/>


Với dịch ngắn và dịch các đoạn văn, hãy nhớ thử công cụ ngơn ngữ Google. Nếu tìm thấy
một từ hoặc ngữ trong tiếng Anh mà bạn khơng hiểu, bạn có thể nhập nó vào đây, chọn
English to Vietnamese, và nháy chuột vào ‘Translate’.


Trên trang hiện ra, bạn sẽ tìm được từ tiếng Việt tương ứng. Bạn cũng thấy nút ‘Listen’
bên dưới từ gốc tiếng Anh. Nhấp chuột vào đó để nghe đọc từ đó bằng tiếng Anh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

167


<i><b> Các khóa học và hướng dẫn tự học trực tuyến thông thường bằng tiếng Anh </b></i>


/> />


/>


Trên Web có vơ cùng nhiều các khóa học tiếng Anh. Một số mất tiền, một số được miễn
phí. Bên trên là một số chọn lọc các địa chỉ miễn phí.


<i><b> Các khóa học trực tuyến tiếng Anh y khoa </b></i>


/>


Đối với các cán bộ trong ngành y, các khóa học tiếng Anh thơng thường có thể gây nản vì
từ vựng được dạy trong các khóa này chỉ giới hạn trong các tình huống hàng ngày. Vậy
các thuật ngữ y khoa tiếng Anh thì sao- bạn có thể học nó từ đâu? Một lần nữa xin nhắc
lại là có các khóa phải trả tiền, như Talking Medicine, tuy nhiên cũng đang xuất hiện
những cách khác, miễn phí, chẳng hạn như EU-supported EnglishMed, cung cấp hoạt hình
với ghi âm thể hiện các hội thoại đơn giản giữa các nhân viên y tế (bác sĩ, y tá, dược sĩ) và
bệnh nhân. Băng hình là tiếng Anh-Anh.


<i><b> Học tiếng Anh y khoa sử dụng các công cụ NLM </b></i>


/>


Một thứ khác để thử là các hướng dẫn tự học và video tại MedlinePlus của NLM. Mặc dù
chúng không được thiết kế để dạy tiếng Anh y khoa, chúng vẫn có thể được dùng như một
cơng cụ học ngoại ngữ.


Có ba khả năng ở đây: các hướng dẫn tự học tương tác (về các bệnh và tình trạng bệnh,
quy trình xét nghiệm và chẩn đoán, phẫu thuật và điều trị, và phòng ngừa), video giải


phẫu và video phẫu thuật. Các hướng dẫn tự học tương tác và video giải phẫu sử dụng
những định dạng khác nhau, nhưng trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể nghe được
người nói và nhìn được những từ đang được nói. Tiếng Anh nói dùng ở đây là tiếng Anh-
Mỹ chuẩn và khá rõ ràng.


Các video phẫu thuật, được phát từ ORLive, cũng có thể được dùng để học tiếng Anh
nhưng theo một cách khác. Khi xem video, bạn nghe được âm thanh nhưng không xem
được những từ đó ở dạng viết. Tuy nhiên, bạn có thể tải về và in ra bản pdf của lời thoại
trong video và đọc nó khi nghe video.


Hãy chuẩn bị- tiếng Anh bạn nghe được từ các video phẫu thuật rất đa dạng. Một số người
nói lầm bầm hoặc thường bắt đầu câu với từ ‘Uhmm’. Nhưng sự khác biệt này là do âm
điệu của các vùng khác nhau ở Hoa Kỳ. Thêm vào đó, một số giáo sư thực hiện quy trình
phẫu thuật lại là những người di cư tới Hoa Kỳ và do đó nói tiếng Anh bằng âm điệu của
nước họ. Những đoạn băng này do vậy là cách rất tốt để ‘rèn luyện tai nghe’ của bạn với
tiếng Anh y khoa quốc tế.


<b>Tìm kiếm các hội nghị để tham gia </b>



<i><b> Cơ sở dữ liệu về hội nghị tại Health on the Net </b></i>


(trang tìm kiếm hội nghị HON)


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

168


Cơ sở dữ liệu các cuộc họp y khoa tại Doctors Review ở Canada chỉ dành cho các nhân
viên y tế chứ không phải cho chung mọi đối tượng. Bạn cần đăng ký để được khai thác,
nhưng việc đăng ký là miễn phí. Nếu khơng có mã vùng, hãy thử nhập một danh sách 5
chữ số. Một khi đã vào được, bạn có thể tìm kiếm trong hơn 2000 các cuộc họp y khoa


trên tồn thế giới. Hãy chọn đích đến, chun ngành và khoảng thời gian. Tốt nhất là sử
dụng các phạm vi rộng, ví dụ Châu Á, mọi chủ đề và khoảng thời gian là 6 tháng. Danh
sách kết quả đưa ra những thông tin cơ bản cùng liên kết tới mỗi cuộc họp hoặc hội nghị.


<b>Tìm kiếm các chương trình và khóa học có cấp bằng </b>



Nếu muốn tiếp tục học lên cao, làm thế nào bạn có thể tìm ra những khóa học và đào tạo
hiện có? Khơng có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi. Cách tìm kiếm của bạn phụ thuộc vào
hoàn cảnh cá nhân của bạn.


Tuy nhiên, nhìn chung, bạn có thể muốn tìm mang tính địa lý hơn là mang tính chủ đề.
Nói cách khác, bạn nên bắt đầu bằng cách tìm đào tạo y khoa sau đại học ở một nước cụ
thể, hơn là đào tạo như vậy trong chuyên ngành cụ thể của bạn. Một lý do là ngôn ngữ.
Nếu ngoại ngữ mạnh nhất của bạn là tiếng Nga/tiếng Pháp, bạn có thể muốn học ở một
nước giảng dạy bằng tiếng Nga/tiếng Pháp. Nếu ngoại ngữ mạnh nhất của bạn là tiếng
Anh, bạn sẽ muốn học ở một nước nơi mà hướng dẫn sẽ bằng tiếng Anh. Sự lựa chọn sẽ là
các nước như Australia, New Zealand, Canada, Anh, hoặc Hoa Kỳ.


Một vấn đề khác là tài trợ. Các nhà tài trợ thường cấp học bổng đi học tại những nước cụ
thể. Ví dụ, nếu muốn xin học bổng đi học ở New Zealand, bạn sẽ cần phải tìm một
chương trình đào tạo phù hợp ở nước đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

169
<i><b> Cơ sở dữ liệu Healthtraining </b></i>


/>


Có lẽ cách hiệu quả nhất để tìm các khóa sau đại học về y khoa và sức khỏe là với cơ sở
dữ liệu tại healthtraining.org, được duy trì bởi Medicus Mundi Switzerland. Bạn có thể
tìm theo chủ đề, quốc gia, dạng khóa học, và ngơn ngữ. Cũng có các trang về các nguồn
học bổng và các khóa học từ xa. Thật là một nguồn tuyệt vời!



<i><b> Tìm kiếm với MedHunt tại Health on the Net </b></i>


httpA://www.hon.ch/HONsearch/Pro/index.html (Tìm kiếm chuyên ngành HON)


(MedHunt tại HON)


Mặc dù Google là một khả năng, nhưng sẽ tốt hơn nếu tìm kiếm thơng tin về các chương
trình và khóa học tại một trang chuyên ngành. Vào HON và tìm kiếm cả trong trang tìm
kiếm chuyên ngành chung và qua MedHunt. Thử với một số lệnh tìm khác nhau, như
graduate program, graduate studies, graduate school, postgraduate studies, postgraduate
program, research training, research degree, master’s program, master’s degree, PhD
program, PhD degree, specialization training, specialist training, … Vì đang ở trong HON,
bạn sẽ khơng cần thêm từ ‘medicine’ hoặc ‘medical’ trong lệnh tìm của mình. Tuy nhiên,
bạn có thể muốn nêu cụ thể lĩnh vực quan tâm, chẳng hạn như y tế công cộng, điều dưỡng,
dược, tim mạch…


<i><b> Một khả năng khác: các khóa học CME và CPD trực tuyến </b></i>


/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

170


<b>The INFORM Sourcebook Rap </b>



Everyday we hear people cry


We’ve got no info, the well’s gone dry!


But you’re not sittin’ there, Googlin’ like a fool
‘Cause you have learned the golden rule



<i>Rapper: Look in the book! Audience: Look in the book! (3 times) </i>


Most people look in the places they know
Out in the darkness they’re frightened to go
But you’re not stuck there under the light
‘Cause you have learned to find things right


<i>Rapper: Look in the book! Everyone: Look in the book! (3 times) </i>


Info worth many millions of dollars
Via free access—‘Yippee!’ we holler
For access to the right information
Can improve the health of a nation


<i>Rapper: Look in the book! Everyone: Look in the book! (3 times) </i>


Everywhere we hear people moan
Our library has no books to loan
The Web is full of e-books to read
And to find them all you need…is…to


<i>Rapper: Look in the book! Everyone: Look in the book! (3 times) </i>


Medline/PubMed, it’s the best
But don’t overlook all the rest!
No one site has all the resources


That you’ll need for your projects and courses



<i>Rapper: Look in the book! Everyone: Look in the book! (3 times) </i>


All of you are helping others


Old ones, sick ones, babies, mothers
You can do it better with five search tools


And you’re sure to use them, ‘cause you’re not fools!


<i>Rapper: Look in the book! Everyone: Look in the book! (3 times) </i>


Whatever you do, do it smart


Check that evidence before you start
Best-practice guidelines are easy to spot


If you know where they are, and know where they’re not


</div>

<!--links-->

×