Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG VĨ MÔ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.81 KB, 14 trang )

TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG VĨ MÔ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC .
I> Luận cứ khoa học cơ bản của ngân sách nhà nước tác động đến điều
tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường .
1.Ngân sách nhà nước :
Ngân sách nhà nước là một bản dự toán thu và chi nhà nước và đã được cơ quan
chúc năng (quốc hội ) quyết định và được thực hiện trong một năm từ 1/1-31/12
nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước đối với nền kinh tế xã
hội .
Vậy nếu ta nhìn bề ngoài thì ngân sách nhà nước là một bản cân đối một bên là
thu của nhà nước một bên là phản ánh nguồn chi của nhà nước . từ đó ta thấy được
ngan sách bôị thu hay bội chi .
Ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành
quĩ ngân sách nhà nước và trong quá trình sử dụng quĩ ngân sách nhà nước-ngân
sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là nhà nước và một bên
là các thành phần còn lại trong nền kinh tế .
Các mối quan hệ đó là :
Nhà nước với doanh nghiệp
Nhà nước với các tổ chức xã hội
Nhà nước với các thành phần dân cư .
Nhà nước với các nhà nước khác
Ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo và đong vai trò chi phối trong hệ thống
tài chính quốc gia nó chi phối các tổ chức doanh nghiệp , tổ chức đối ngoại , tổ
chức xã hội đưa ra các thể lệ , chính sách cho các hoạt động tài chính .
Hoạt động của ngân sách nhà nước luôn luôn ngắn liền với nhiệm vụ , với chức
năng của nhà nước mục tiêu hoạt động của ngân sách nhà nước thông phải là lợi
nhuận mà hoạt động cơ bản của nó nhằm vào các mục tiêu có tính chất vĩ mô như
vấn đề việc làm , lạm phát , tạo lập sự công bằng ổn định môi trương trong nền
kinh tế ...
Ngân sách nhà nước là một nguồn lực tài chính để giúp cho nhà nước thực hiện


được các chức năng , nhiệm vụ của mình đối với nền kinh tế , cụ thể trong điều
kiện của nền kinh tế thị trường , ngân sách nhà nước có vai trò trong việc điều tiết
vĩ nền kinh tế xã hội . Đó là vai trò định hướng phát triển sản suất , điều tiết thị
trưòng bình ổn giá cả , điều tiết đời sống xã hội ... để thực hiện được các vai trò đó
, ngân sách nhà nước phải có các nguồn vốn được tập chung từ các tụ điểm vốn
thông qua các chính sách thu thích hợp . ngân sách nhà nước thực hiện các khoản
chi cho tiêu dùng thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển . Việc cấp phát vốn
ngân sách nhà nước cho các mục đích khác nhau này sẻ làm tăng nguồn vốn ở các
tụ điểm nhận vốn .
*Thu ngân sách nhà nước :
Thu ngân sách nhà nước là các quan hệ kinh tế giữa một bên là nhà nước, một
bên là các tổ chức xã hội .hay các quá trình tạo ra quỹ ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu do thu nhập quốc dân hay viện
trợ , vay từ nước ngoài trong đó thuế là yếu tố chính quyết định thu ngân sách nhà
nước. Bên cạnh đó còn có phí và lệ phí , các khoản thu từ lợi tức đầu tư của nhà
nước , thu từ việc bán và cho thuê các tài sản của nhà nước , vay viện trợ của nước
ngaòi , một số nguồn thu khác như thu từ việc hợp tác lao động nước ngoài .
*Chi ngân sách nhà nước là các khoản mà nhà nước phải chi ra để duy trì hoạt
động và đạt được những mục tiêu , nhiệm vụ của mình .
Chi ngân sách nhà nước bao gồm : chi thường xuyên , chi cho đầu tư phat triển ,
chi trả nợ vay của chính phủ của ngân sách nhà nước .
*Bội chi ngân sách nhà nước :
Khi các khoản thu ngân sách nhà nước không kể các khoản vay mà không đủ
chi trả cho ngân sách nhà nước gọi là bội chi ngân sách nhà nước. Thông thường
khi nói đến ngân sách nhà nước thường là nói đến bội chi . Bội chi thường mang
tính quy luật .
Ở đề tài này ta nghiên cứu tác động vĩ mô của ngân sách nhà nước tới nền kinh
tế thị trường hay thực chất là nghiên cứu vấn đề bội chi tác động vĩ mô tới nền kinh
tế thị trường như thế nào ? bội chi trong phạm vi giới hạn nào là tốt nhất ? và muốn
đạt được phạm vi giới hạn tốt nhất đó nhà nước ta cần phải thực hiện những chính

sách nhuư thế nào ? chính sách phải bám sát vào những vấn đề tác động đến bội
chi ngân sách nhà nước như nghiên cứu về thuế , chi tiêu thường xuyên...
Muốn hiểu được những tác động vĩ mô nền kinh tế thị trường của ngân sách nhà
nước là ngân sách nhà nước thông qua hoạt động của mình điều tiết bao quát sự
vận động nền kinh tế thị trường.
Mục tiêu của chúng ta khi nghiên cứu kinh tế vĩ mô không phải chỉ dừng lại ổ
phạm vi lý giải các biến cố kinh tê mà còn nhằm cải thiện chất lượng của chính
sách kinh tế . các công cụ tài chính tiền tệ của chính phủ có thể tác động mạnh mẽ
tới nền kinh tế bao gồm cả mạt tích cực và mặt tiêu cực. Giúp cho các nhà kinh tế
hoạch định chính sách , đánh giá những chính sách khác nhau . từ đó nghiên cứu
nền kinh tế như nó đang tồn tại.
Và tìm ra phương pháp để cải thiện nó .
Những vấn đề kinh tế ví mô bao gồm: lạm phát , tăng trưởng của thu nhập ,
thay đổi giá cả và tỷ lệ thất nghiệp . Các số liệu kinh tế vĩ mô phản ánh giá trị của
hoạt động kinh tế (tổng sản phẩm trong nước ) , phản ánh giá sinh hoạt ( chỉ số giá
tiêu dùng ) , phản ánh tình trạng thất nghiệp ( tỉ lệ thất nghiệp )
Mặt khác các vấn đề kinh tế đó nằm trong một thể thống nhất có tác động qua
lại lẫn nhau . vì vậy vấn đề đặt ralà ta cần phải điều tiết nó như thế nào để đem lại
lợi ích cao nhất .
Ở đây nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô và nhưng vấn đề tác động
tới nó cũng như nó tác động tới các chính sách khác
a.lạm phát và tác động vĩ mô của ngân sách nhà nứoc tới lạm phát .
Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ .Lạm phát một điều kiện làm cho mức giá
cả tiếp tục tăng lên , trở thành mối quan tâm chính của các nhà chính trị và công
chúng . Việc kiểm soát lạm phát như thế nào là vấn đề hàng đầu trong cuộc tranh
luận về chính sách kinh tế . Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về lạm
phát . đứng trên góc độ tiền tệ thì ta thấy nguồn gốc của mọi lạm phát là một tỉ lệ
tăng trưởng cao của cung tiền tệ . Đơn giản bằng cách giảm tỉ lệ tăng trưởng cung
tiền tệ đến mức thấp nhất thì có thể ngăn chặn đưọc lạm phát .
Nhưng chính sách tiền tệ, lạm phát chỉ là một bộ phận của chính sách khác của

chính phủ. Vì khi giảm tỉ lệ tăng trương của tiền tệ có nghĩa là đang ngăn chặn tăng
trưởng kinh tế và thất nghiệp tăng . Điều này mâu thuẫn với những chính sách khác
của chính phủ như: nỗ lực đạt được chỉ tiêu công ăn việc làm cao hoặc quản lý
thâm hụt ngân sách lớn . Hiểu được những chính đó đưa đến lạm phát như thế nào
sẽ cho chúng ta một vài ý nghĩ về việc làm cách nào để ngăn chặn lạm phát với giá
thấp nhất phải trả bằng thất nghiệp và tổn thất phải trả .
Ta thấy rằng quan điểm của friedmal là hoàn toàn đúng trên góc độ tiền tệ :
( trong mọi trường hợp mà tỉ lệ lạm phát của một nước là cực kỳ cao trong bất cứ
thời gian kéo dài nào tì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền tê là cực kỳ cao )
Trong góc độ bài viết này ta chỉ đề cập đền ảnh hưởng của ngân sách nhà nước
tới việc cung ứng tiền tệ từ đó tác động đến tỉ lệ lạm phát .
• Trước hết đứng trên góc độ chi của ngân sách nhà nước :
Kết quả của việc tăng thường xuyên từng đợt trong chi tiêu của chính phủ là
việc tăng thươngf xuyên của mức giá cả . mức giá cả tăng ta có tỉ lệ lạm phát
dương . nhưng việc tăng một đợt trong chi tiêu của chính phủ chỉ đư ađến một sự
tăng tạm thời của tỷ lệ lạm phát chứ không phải là một mức lạm phát mà trong đó
mức giá cả tăng kéo dài ,
Đứng trên góc độ thu ngân sách nhà nước:
Việc kéo dài giảm thuế sẽ dẫn đến việc tăng giá hàng hoá dẫn đến lạm phát. Từ
các tác động trên chímh phủ có thể điều chỉnh được lạm phát thông qua quá trình
hoạt động . Nếu chính phủ muốn giảm lạm phát thì chính phủ tăng thuế và giảm
chi tiêu
Lạm phát và việc làm luôn là hai vấn đề tỷ lệ với nhau có nghĩa là khi lạm phát
tăng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm , khi lạm phát giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng . Điều
này quyết định chi phối rất lớn trong chiến lược phát triển kinh tế mà chính phủ
đưa ra , tuỳ thuộc rất lớn vào mục tiêu đề ra trong thời gian tới của chính phủ để
điều chỉnh . Nếu trong thời gian vừa qua lạm phát tăng lên quá cao vượt ra ngoài
hai con số thì lúc này chính phủ cần đưa ra chính sách giảm tỷ lệ lạm phát đồng
nghĩa với việc chấp nhận một tỷ lệ thất nghiêp tăng cao. Hay khi tỷ lệ thất nghiệp
trong nước tăng lên quá cao ảnh hưởngđến đời sống của lực lượng lao động nhất là

từng lớp sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm thì lúc này chính phủ

×