Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Vi sinh vật hòa tan lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 17 trang )

Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nơng nghiệp

1. Lân là gì?

Lân là ngun tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Có 2 loại là lân hữu cơ
-

và lân vơ cơ:
Lân hữu cơ có trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ của tàn tích sinh vật. Các
hợp chất hữu cơ chứa phospho gồm có: Phitin, axit nucleic, nucleoproteit, phosphatit,
sacarophosphat.... Nguyên tố này được tích luỹ trong đất tầng mặt nhờ sự tích luỹ sinh
học, vì vậy trong tầng đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng dưới sâu. Tỷ
lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong đất và dao động trong

-

khoảng từ 10-50% của lân tổng số (Nguyễn Thị Phương Anh, 2011).
Hợp chất vô cơ chứa lân chủ yếu là những muối của axit octophosphoric với Ca, Mg,
Fe và Al. Trong đất lân cịn có trong thành phần của apatit, phosphoric và vivianit,
cũng như trong trạng thái hấp phụ của anion phosphat. Apatit là nguồn gốc đầu tiên
của tất cả các hợp chất phospho trong đất. Nó chiếm tới 95% hợp chất phospho trong
vỏ trái đất. Các dạng phospho vô cơ trong đất phần lớn có tính di động kém (Nguyễn
Thị Phương Anh, 2011).

Hình 1. Chu trình lân trong tự nhiên

2. Vai trị của lân

đối với thực vật


1


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

Lân là một chất dinh dưỡng thiết yếu vừa là một phần của một số hợp chất cấu
trúc chính trong thực vật (DNA, RNA, ATP…) vừa là chất xúc tác trong q trình
chuyển đổi nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng trong thực vật. Cây thiếu lân sẽ sinh
trưởng chậm, cho năng suất thấp phẩm chất nơng sản kém.

Hình 2. Lúa mạch vụ xuân (spring barley) khi thiếu P (rễ và chồi kém phát triển)

Hình 3. Lá cây bắp và cây ngũ cốc khi thiếu P (đầu lá và rìa lá có màu đỏ)

Một số yếu tố tăng trưởng cụ thể có liên quan đến phospho là: Lân kích thích sự
nảy chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, tăng sinh khối và chất lượng quả (đồng đều và
chín sớm), đảm bảo cho phát triển bộ rễ giúp cây tăng khả năng chống chịu với các
2


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

yếu tố bất lợi (Trần Thị Tuyết Thu và Hồng Thị Minh Lý, 2016). Ngồi ra, lân cịn
giúp thân cây khỏe mạnh hơn, hỗ trợ làm tăng khả năng cố định đạm ở cây họ đậu. Vì
vậy, lân rất cần thiết cho cây.
Con người cung cấp lân cho cây dưới dạng phân lân (hữu cơ và vô cơ). Tuy

nhiên, trên thực tế, cây trồng chỉ có thể hấp thụ được lân dạng HPO 42- và H2PO4- nên đã
gây nhiều khó khăn ban đầu cho việc bón phân lân. Trong đất, sự hiện diện của các vi
sinh vật có khả năng phân giải lân đã thúc đẩy sự phát triển của cây. Các vi sinh vật
này có tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất phân bón cho cây và đây là một trong
hướng nghiên cứu để sản xuất phân bón kết hợp hiện nay.

A

P – solubilizing
microorganisms

B

Hình 4. Chu trình lân trong đất (Dạng lân khó tan và dễ tan được chuyển hóa qua lại nhờ vào tác động của VSV p
Dạng lân khó tan chuyển hóa thành lân dễ tan và được cây hấp thụ .
Dạng lân dễ tan thơng qua q trình cố định lân (immobilization) trở thành lân khó tan mà vi sinh vật sẽ hấp thụ

3


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nơng nghiệp

3. Con đường hấp thụ lân qua rễ

Hình 5. Các con đường hấp thụ lân qua rễ

Rễ cây hấp thụ nấm qua 3 con đường chủ yếu:
-


Lân được hấp thụ qua các bộ phận ở rễ là lông hút (A), lơng hút chỉ hút được
lân dễ hịa tan nằm trong vùng rễ (rhinosphere), các lân dễ tan nằm quá xa vùng
này hay các lân không tan đều không thể được cây hấp thụ.

-

Lân được hấp thu qua rễ nhờ VSV phân giải lân trong đất (D), VSV phân giải
lân có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hịa tan các hợp chất lân khó
tan trong đất thành dạng hịa tan cho cây trồng, sau đó lân dễ tan sẽ được rễ hấp
thụ.

-

Lân khó tan được hấp thu qua rễ nhờ nấm rễ cộng sinh: Nấm rễ cộng sinh có
khả năng tiết acid hữu cơ phân giải lân khó tan thành lân dễ tan cho cây hấp thụ.
4


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

Nấm sống trên các mô rễ của cây chủ, bao gồm:

+ Nội bào đối với hệ nấm nội cộng sinh (B) (Arbuscular mycorrhizal fungi,
viết tắt AMF hay AM). Nấm AM xâm nhập vào các tế bào vỏ rễ hình thành
arbuscules, tăng cường việc mở các lổ hổng (khí khổng) cộng sinh bên trong. Bình
thường lân đến được rễ nhờ sự khuếch tán, nhờ có nấm rễ cộng sinh, việc hấp thụ lân
của rễ cây có thể hiệu quả hơn nhiều, sợi nấm chìa ra làm giảm khoảng cách cho quá

trình khuếch tán, tiếp cận nguồn lân tốt hơn (do sợi nấm nhỏ hơn rễ nên dễ đi vào các
khoảng trống nhỏ trong đất), do đó làm tăng sự hấp thu lân (Bolan, 1991). Trong một
số trường hợp, vai trò của sự hấp thu lân hồn tồn có thể được đảm nhiệm bởi mạng
lưới nấm rễ cộng sinh và tất cả lân của cây có thể có nguồn gốc từ sợi nấm (Smith et
al., 2003).

Hình 6. Nấm

+ Ngoại bào với hệ nấm ngoại cộng sinh (C) (Ectomycorrhizal fungi, viết tắt là
EcM): nấm ngoại cộng sinh không xâm nhập vào thành tế bào của vật chủ như AFM.
Thay vào đó chúng tạo thành mạng lưới các sợi nấm phân nhánh rất dày đặc phủ
quanh bề mặt rễ (Hock and Bertold, 2012).

5

Hình 7. Nấm ngoại cộng sinh


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nơng nghiệp

4. VSV hịa tan lân khó tan (VSV hịa tan lân, VSV chuyển hóa lân)
4.1. Sự đa dạng của các nhóm VSV hịa tan lân
Các vi sinh vật trong đất, đặc biệt là nấm và vi khuẩn có vai trị quan trọng trong
việc chuyển hóa và hịa tan lân bất động trong đất thành các hợp chất lân dễ tan. Các vi
khuẩn thuộc chi Bacillus, Pseudomonas, Rhizobium và Enterobacter có khả năng hịa
tan lân mạnh nhất và hiệu quả nhất (Trần Thi Phương Thu và Nguyễn Khởi Nghĩa,
2018). Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hiệp và Hà Danh Đức (2009) cho thấy tổng cộng
có 34 dịng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân được phân lập từ đất trồng đậu phộng tại

Trà Vinh. Nghiên cứu của Trần Thanh Phong (2012) cho thấy 9 trong tổng số 33 dòng
vi khuẩn nội sinh trong rễ cây khóm được định danh là Burkholderia tropica và
Burkholderia tropicalis có khả năng phân giải lân, cố định đạm, và tổng hợp IAA.
Theo nghiên cứu của Ghosh et al. (2011), các dòng vi khuẩn Citrobacter sp., Shigella
sp., và Bacillus circulans có khả năng hịa tan lân rất hiệu quả được phân lập từ vùng
rễ cây cỏ khu vực gần biển. Halder et al. (1990) đã chứng minh được những acid hữu
cơ được sản xuất từ Rhizobium leguminosarum hịa tan một lượng lớn lân bất động
trong đất.

Hình 8. Pseudomonas spp.
Hình 9. Burkholderia tropica
(Reis et al., 2004)

6


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

Bacillus cereus, B. megaterium và Lysinibacillus fusiformis phân lập từ cây sâm
(Panax ginseng) thể hiện hoạt tính phân giải lân trong điều kiện in vitro (Vendan et al.,
2010). B. pumilus phân lập từ mơ của cây hương nhu tía Ocimum sanctum có hoạt tính
phân giải lân khó tan (37,3 µg/ml) và tổng hợp IAA (36,7 µg/ml) khá cao, đạt cực đại
sau 60h chủng vi khuẩn (Murugappan et al., 2013). Một số chủng vi khuẩn nội sinh
cây cỏ chăn nuôi có khả năng hịa tan lân khó tan cao trong điều kiện invitro như
Klebsiella pneumonia G4 (211,1 mg P2O5/L) và Micrococcus sp. (277,75 mg P2O5/l)
(Nguyễn Thị Thu Hà và ctv., 2009).

Hình 10. Bacillus cereus


Hình 11. B. megaterium

Hình 12. Lysinibacillus fusiformis
Bên cạnh vi khuẩn, nấm hòa tan lân cũng đa dạng khơng kém, trong đó chi
Aspergillus, Trichoderma, Fusarium và Penicilium là những chi nấm phổ biến nhất có
khả năng hịa tan lân cố định (Trần Thi Phương Thu và Nguyễn Khởi Nghĩa, 2018).
Hoàng Dương Thu Hương (2015) đã phân lập và tuyển chọn được hai chủng nấm mốc
hịa tan lân vơ cơ từ đất rừng ngập mặn ở Thừa Thiên Huế và được định danh như
7


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

Aspergillus oryzae M33 và Aspergillus japonicas M72. Bên cạnh đó, dịng nấm
Aspergillus niger hịa tan lân cao lại có chức năng đối kháng với dòng nấm Fusarium
oxysporum gây bệnh đạo ôn lúa và thối nhũn bắp cải lên đến 64%.

Hình 13. Một số lồi nấm có khả năng hịa tan lân khó tan

Trong số các lồi vi sinh vật, xạ khuẩn nắm giữ vị trí quan trọng do sự đa dạng
cao, khả năng sinh tổng hợp nhiều loại enzym và thuốc kháng sinh dùng trong nông
nghiệp và y học. Xạ khuẩn nội sinh cư ngụ không những không gây bệnh cho cây chủ
mà cịn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cây chủ bằng con đường đồng hóa các
chất dinh dưỡng như hịa tan phosphat, cố định nitơ tự do, hay sinh tổng hợp các hoocmôn thực vật, loại vitamin giúp cây tăng trưởng tốt hơn.
Một số lồi xạ khuẩn có khả năng phân giải lân như: Acinetobacter
rhizosphaerae (Gulati et al., 2010), Streptomyces albus, Streptoverticillium album,
Streptomyces cyaneus (Amarjeet et al., 2018)… Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Tú

Điệp và ctv. (2018) đã cho thấy có 5 dịng xạ khuẩn được phân lập từ 2 loại đất hệ phù
sa sơng Hồng, Việt Nam thể hiện khả năng hồn tan lân.

8


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nơng nghiệp

Hình 14. Streptomyces albus
Các lồi khuẩn lam cũng được báo cáo là có thể phân giải lân như Calothrix braunii
(Girmay, 2019), Westiellopsis prolifica và Anabaena variabilis (Yandigeri et al., 2011).

Hình 15. Anabaena variabilis (Salehzadeh and Naeemi, 2014)

Hình 16. Westiellopsis prolifica (Saber et al., 2017)

9


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

4.2. Cơ chế phân giải lân của VSV
4.2.1. Sự phân giải lân hữu cơ của VSV
- Lân hữu cơ trong tự nhiên:
+ Lân hữu cơ thường chiếm 50% tổng lượng lân trong đất, trung bình biến
thiên từ 15 – 18% trong các loại đất khác nhau. Cũng như chất hữu cơ trong đất, lân

hữu cơ thường giảm theo độ sâu của đất, sự phân bố lân theo độ sâu cũng khác nhau
tùy theo loại đất (Đoàn Xuân Lan, 2013).
+ Các hợp chất lân hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ xác động vật, thực vật,
phân xanh, phân chuồng ... Hợp chất lân hữu cơ quan trọng nhất được phân giải ra từ
tế bào sinh vật là Nucleoprotein (Lê Xuân Phương, 2016).
- Quá trình phân giải lân hữu cơ: Nucleoprotein có trong thành phần nhân tế bào.
Nhờ tác động của các nhóm vi sinh vật hoại sinh trong đất, chất này tách ra khỏi

Axit amin
Nucleoprotein

Chất khác

NH3

CO2

H2O

Protein

H2S

Axit nucleic

Adenin

Guamin

Timin


Cytozin

C5H10O5

H3PO4

thành phần tế bào và được phân giải thành 2 phần: Protein và nuclein. Protein sẽ đi
vào vịng chuyển hố các hợp chất nitơ, nuclein sẽ đi vào vịng chuyển hố các hợp
chất photpho (Lê Xuân Phương, 2016).

10


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

- Cơ chế phân giải lân hữu cơ:
+ Sự chuyển hoá các hợp chất photpho hữu cơ thành muối của H3PO4 được
thực hiện bởi nhóm vi sinh vật phân huỷ photpho hữu cơ. Những vi sinh vật này có
khả năng tiết ra enzym photphatase để xúc tác cho quá trình phân giải (Lê Xn
Phương, 2016).

+ Đa số lồi vi sinh vật khác có khả năng phân huỷ lân hữu cơ theo sơ đồ tổng
quát sau:


Nucleoprotein → Nuclein → Axit nucleic → H3PO4




Lecithine → Gliserophotphat → H3PO4

+ H3PO4 thường phản ứng với các kim loại trong đất tạo thành các muối
photphat khó tan như: Ca3(PO4)2, FePO4, AlPO4 ...
4.2.2. Sự phân giải lân vô cơ của VSV
- Lân vô cơ trong tự nhiên:
+ Các hợp chất lân vơ cơ được hình thành do q trình phân giải lân hữu cơ
(cịn gọi là q trình khống hố lân hữu cơ) phần lớn là các muối photphat khó tan.
Cây trồng khơng thể hấp thu được những dạng khó tan này (Lê Xuân Phương, 2016).
+ Các hợp chất lân khó tan cịn nằm trong các chất khoáng thiên nhiên như các
mỏ Apatit, photphoric ... (Lê Xn Phương, 2016)
+ Nếu khơng có q trình phân giải các hợp chất photpho khó tan biến thành
dạng dễ tan thì hàm lượng photpho tổng số trong đất dẫu có nhiều cũng trở thành vơ
dụng (Lê Xn Phương, 2016).
- Cơ chế phân giải lân vô cơ:
Về cơ chế của q trình phân giải photpho vơ cơ: do vi sinh vật do sự sản sinh
acid trong quá trình sống của một số nhóm vi sinh vật đã làm cho nó có khả năng
chuyển các hợp chất photpho từ dạng khó tan sang dạng có thể hồ tan (Lê Xn
Phương, 2016). Zhang et al. (2018) đã thử nghiệm khả năng phân giải lân của 2 dòng
nấm Talaromyces aurantiacus và Aspergillus neoniger ở các mơi trường thay đổi
nguồn lân khác, ví dụ như từ FePO4, CaHPO4, AlPO4, C6H6Ca6O24P6 ở những mức pH
acid khác nhau. Kết quả cho thấy pH của dịch nuôi có tương quan nghịch với khả năng
11


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nơng nghiệp


hịa tan lân, điều đó chứng tỏ sự tiết acid hữu cơ là cơ chế chính của q trình hịa tan
lân. Trong nghiên cứu của Bùi Đồn Phượng Linh và ctv. (2018), hiện tượng tạo vòng
phân giải lân cũng được giải thích là do các chủng này có khả năng tiết một số dạng
acid hữu cơ như acid citric, acid lactic, acid gluconic, acid succinic... làm giảm pH của
môi trường ni cấy.
Đa số các vi sinh vật có khả năng phân giải lân vô cơ đều sinh CO 2 trong q
trình sống, CO2 sẽ phản ứng với H2O có trong môi trường tạo thành H2CO3. H2CO3 sẽ
phản ứng với photphat khó tan tạo thành photphat dễ tan theo phương trình sau:
Ca3(PO4)2 + 4CO2 + 4H2O  Ca(H2PO4)2 + 2 Ca(HCO3)2
( H2CO3 )
(Bashan et al., 2012)
Các vi khuẩn nitrat hoá sống trong đất cũng có khả năng phân giải lân vơ cơ do
nó có khả năng chuyển NH3 thành NO2- rồi NO3-. NO3- sẽ phản ứng với photphat khó
Ca3(PO4)2 + 4 HNO3 → Ca(H2PO4)2 + 2 Ca(NO3)2
tan tạo thành dạng dễ tan (Lê Xuân Phương, 2016):

Các vi khuẩn sulfat hoá cũng có khả năng phân giải photphat khó tan do sự
tạo thành H2SO4 trong quá trình sống (Lê Xuân Phương, 2016):
Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2 CaSO4

Ngoài ra các nhóm vi sinh vật có khả năng tạo thành các acid hữu cơ trong
q trình sống cũng có thể làm cho dạng photphat khó tan chuyển thành dạng dễ tan
(Lê Xuân Phương, 2016).
4.3. Môi trường phân lập vi sinh vật hòa tan lân
4.3.1. Phân lập vi sinh vật phân giải lân vô cơ

12



Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

Môi trường PVK (Pikovskaya) thường dùng sàng lọc, phân lập và nghiên cứu khả
năng hòa tan lân của các chủng vi sinh vật (PSM). Môi trường PVK được bổ sung
tricalcium phosphate (TCP)/hydroxyapatite (Ca 3(PO4)2) (5 g/L) làm nguồn lân khơng
tan duy nhất (Zhang et al., 2018; Bùi Đồn Phượng Linh và ctv.,2018; Nguyễn Tú
Điệp và ctv., 2018). Các thành phần khác thường được sử dụng: Glucose, MgSO4, KCl,
FeSO4.H2O, NaCl, MnSO4 (có thể được thay đổi sao cho phù hợp), nước cất, agar
(thạch). Các khuẩn lạc tạo thành một vùng halo sau khi ủ ở nhiệt độ thích hợp. Thơng
qua đó giúp xác định đặc tính hóa sinh và phân tử của chúng.

Hình 17. Hiện tượng xuất hiện vịng halo sau khi phân lập 2 loài nấm
Talaromyces aurantiacus và Aspergillus neoniger từ vùng rễ cây trúc sào tỉnh Jiangxi,
Trung Quốc trong môi trường Pikovslaya được ủ ở 25°C (Zhang et al., 2018)

4.3.2. Phân lập vi sinh vật phân giải lân hữu cơ
Hình 18. Hình thái, màu sắc khuẩn lạc của một số chủng vi sinh vật phân giải lân vô cơ
13

khó tan từ đất tại Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Bùi Đoàn Phượng Linh và ctv.,2018)


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nơng nghiệp

Nguồn lân hữu cơ có thể từ lecithine (Tarafdar and Claassen, 1988; Nguyễn Tú
Điệp và ctv., 2018), sodium glycerophosphate, phytin (Tarafdar and Claassen, 1988)…

Một số thành phần khác được bổ sung vào môi trường tương tự với loại môi trường
phân lập vi sinh vật phân giải lân vô cơ và có thể được thay đổi cho phù hợp.

14


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nông nghiệp

4.4. Khả năng thúc đẩy sinh trưởng của cây của VSV phân giải lân

VSV có khả năng phân giải lân khó tan thành dễ tan giúp cây trồng hấp thụ được
tốt hơn. Kết quả nghiên cứu ở nhiều nơi cho thấy việc sử dụng các VSV phân giải lân
có thể nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân khoáng lên 20 − 30% đồng thời nâng cao
năng suất cây trồng 5 − 10% tùy loại đất trồng và cây trồng, chúng có thể thay thế 30 −
50% lượng phân cần bón bằng quặng phosphorit với hàm lượng lân tương đương mà
năng suất cây trồng khơng bị giảm sút. Ngồi tác dụng phân giải lân, các VSV này cịn
có khả năng sản sinh các chất kích thích sinh trưởng thực vật (IAA) hoặc chất kháng
sinh giúp cây trồng phát triển và chống chịu tốt hơn đối với điều kiện bất lợi từ bên
ngồi (Đồn Chiến Thắng, 2010). Chúng có thể sống hội sinh với VSV cố định nitơ từ
đó giúp cả hai phát triển tốt hơn và thể hiện rõ hoạt tính hơn.
Q trình hịa tan lân phụ thuộc vào độ mạnh và tính chất của acid trong đất,
VSV phân giải lân có thể làm giảm độ pH của đất từ đó thúc đẩy hiệu quả của q
trình này. Theo nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn Gram âm có hiệu quả trong việc
hịa tan phosphat khống hơn vi khuẩn Gram dương do việc giải phóng các acid hữu
cơ đa dạng hơn (Girmay, 2019).
Việc sử dụng VSV phân giải lân có thể tăng cường tăng trưởng, năng suất và chất
lượng đối với nhiều loại cây trồng bao gồm quả óc chó, táo, ngơ, gạo, mù tạt, cọ dầu,
cà tím và ớt, đậu tương, lúa mì, củ cải đường, mía, đậu xanh, đậu phộng, khoai tây và

các cây công nghiệp (Girmay, 2019). Ví dụ, kết quả nghiên cứu của Văn Thị Phương
Như (2015) cho thấy hai dòng vi khuẩn Pseudomonas putida và Bacillus subtilis có
khả năng hịa tan lân khó tan thành dễ tan để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển
cho cây lúa và đã tiết kiệm được 50% lượng phân lân vô cơ (tương đương 40 kg
P2O5/ha) nhưng vẫn đảm bảo về năng suất, cải thiện chất lượng gạo. Ngoài ra, kết quả
bổ sung kết hợp 2 dòng vi khuẩn Azospirillum amazonense và Bacillus subtilis lên cây
lúa cho hiệu quả cố định đạm và hòa tan lân khó tan cao hơn khi bổ sung riêng rẽ từng
dịng cho cây lúa.
5. Ứng dụng của VSV hòa tan lân trong sản xuất phân bón
Khi bón lân tan vào đất, khoảng 70% sẽ bị hạt đất giữ lại chuyển hóa thành dạng
khó hấp thụ hoặc bị rửa trơi đi, qua thời gian dài sẽ khiến đất trồng bị thối hóa, chai
cứng, vi sinh vật đất cũng suy thối, ngồi ra chi phí để mua lân tan khá đắt. Thế nên,
15


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nơng nghiệp

việc bón lân khó tan kết hợp với VSV phân giải lân là một giải pháp hiệu quả để tăng
năng suất cây trồng và tiết kiệm chi phí cho nông dân.
Với khả năng nâng cao năng suất cây trồng và làm khơi phục đất suy thối của
VSV phân giải lân cho thấy việc bổ sung VSV này thực sự hiệu quả trong nền nông
nghiệp bền vững, giảm lượng phân bón hữu cơ cho đất và sử dụng phân bón một cách
hiệu quả hơn. Thế nên việc đưa VSV phân giải lân vào sản xuất phân bón là rất cần
thiết.
Một số sản chế phẩm sinh học hòa tan lân hiện nay:
- Sản phẩm Phosphofix (Bacillus megatherium var. phosphaticum, Bacillus subtilis,
Bacillus polymyxa, Bacillus megaterium, Pseudomonas striata, Aspergillus niger…)
sử dụng cho tất cả các loại ngũ cốc (lúa mì, lúa, ngơ, lúa mạch), cây họ đậu, hạt dầu

(hướng dương, hạt dẻ, mù tạt, dừa), sợi (bông, đay), rau màu, cây ăn quả. Ngồi việc
cung cấp lân cho cây, phân bón cịn giúp tăng khả năng cung cấp vi chất dinh dưỡng
để trồng từ đất như Mn, Mg, Fe, Mo, B, Zn và Cu, kích thích rễ tăng trưởng nhanh
hơn, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật và khả năng chịu hạn, giảm 25 - 30% nhu cầu
phân lân.

Hình 19. Sản phẩm Phosphofix

- Trichomix-DT

lân

vi

sinh

special cung cấp hệ sinh vật có ích

đặc biệt (Trichoderma spp.,

Bacillus

subtilis,

Streptomyces

spp.), giúp phân giải lân, các

chất khó tiêu, xác bã thực vật, rơm


rạ thành chất dễ tiêu. Cung cấp

chất hữu cơ, các nguyên tố đa,

trung vi lượng dễ tiêu cho cây

trồng. Giúp hạ phèn, cải tạo và giải

độc đất, tăng khả năng hữu dụng của keo đất, tăng độ phì nhiêu và màu mỡ của đất.
Kích thích bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tăng
sức đề kháng với điều kiện hạn, mặn, sâu bệnh hại và thời tiết bất lợi. Tăng khả năng
giữ ẩm của đất, ổn định và điều hòa độ ẩm cho đất.

16


Chủ đề: Vi sinh vật hòa tan lân

Học phần: VSV nơng nghiệp

Hình 20. Sản phẩm Trichomix-DT lân vi sinh special
- Chế phẩm NOLABA gồm có vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân, vi khuẩn
phân giải cellulose (Pseudomonas sp. và Bacillus...). Có tác dụng tạo điều kiện tốt cho
vi sinh vật cố định đạm và phân giải lân, phân giải cellulose phát triển trong đất, kích
thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ, đồng thời có khả năng phân giải các chất xơ,
chitin, hemicellulose, lân vô cơ, hữu cơ trong đất, phân hữu cơ thành các đơn chất dinh
dưỡng, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dễ dàng.

Hình 21. Chế phẩm sinh học NOLABA


17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×