Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.15 KB, 12 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Phân cấp quản lý NSNN là vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi phải được nghiên
cứu giải quyết thoả đáng theo nguyên tắc rõ ràng, ổn đinh, công bằng, hợp lý, đảm
bảo lợi ích của cả trung ương và địa phương. Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII)
nêu: ”phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng
phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh
thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” đã cho thấy quan điểm đổi mới
phân cấp quản lý NSNN hiện nay không chỉ nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, mà còn phải
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cấp chính quyền địa phương
làm chủ ngân sách cấp mình.
Xuất phát từ nhận thức về đặc điểm và tính chất của pháp luật, việc tôn trọng
các quy định của luật NSNN là hết sức cần thiết, đảm bảo sự hiện hữu của pháp
chế tài chính. Song để xử lý những bất cập đã nêu trong giai đoạn hiện nay,ngoài
việc vân dụng những quy định đã có trong luật NSNN và các luật có liên quan thì
cũng không loaị trừ khả năng xem xét vận dụng đặc điểm hoàn cảnh cụ thể, những
chính sách, chế độ và những quy định khác. Bởi vì thực tiễn cuộc sống đa dạng và
phong phú hơn nhiều so với quy định của luật pháp. Trong nhiều tình huống
thường nảy sinh xung đột giữa “cái hợp pháp” và “cái hợp lý”, khi vận dụng cái
này thì không đạt được cái kia và ngược lại.
Nếu căn cứ vào tính chất của các quan hệ mà luật NSNN điều chỉnh, có thể thấy
nổi bật hai quan hệ:
- Quan hệ giữa ngân sách các cấp trong việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ
chi, số bổ sung, tỷ lệ điều tiết…
- Quan hệ về lập, chấp hành, quyết toán NSNN.
Những vấn đề bất cập nảy sinh cũng xoay quanh hai mối quan hệ này. Đối với
mỗi quan hệ có những phương án giải quyết các bất cập khác nhau.Trong khuôn
khổ bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết bất cập liên quan đến
mối quan hệ đầu tiên.
Hoàn thiện NSĐF trên cơ sở xoá bỏ dần tính bao hàm của NS cấp trên đối với


ngân sách cấp dưới:
Giải quyết vấn đề này thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền
Trung ương và chính quyền đia phương (tỉnh, huyện, xã). Các nước có một nguyên
tắc rất quan trọng trong việc hoàn thiện NSĐF là đảm bảo cho địa phương có tính
chủ động, độc lập quyết định và xây dựng ngân sách cấp mình trên cơ sở luật pháp
ổn định, thống nhất.
Tuy mỗi nước có một bộ máy hành chính được tổ chức khác nhau, song nhìn
chung trên thế giới có hai hình thức tổ chức nhà nước cơ bản: Nhà nước liên bang
và Nhà nước đơn nhất. Theo đó, hệ thống NSNN được chế định trong luật cũng có
hai xu hướng khác biệt: đối với nhà nước liên bang thì quản lý NSNN theo xu
hướng phân quyền (Đức, Mỹ…); đối với nhà nước đơn nhất thì lại quản lý NSNN
theo xu hướng tập quyền (Pháp, Nhật…).
Trong bối cảnh quốc tế hoá sâu rộng, lựa chon mô hình tổ chức bộ máy nhà
nước thích hợp là công việc hết sức khó khăn. Việc quản lý NSNN ở bất kỳ nhà
nước tổ chức theo hình thức nào cũng có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn
giữa chính quyền các cấp. Đối với các nước có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh thì
việc phân định này khá dễ dàng,song nó thật sự là một phức tạp đối với những
nước còn thiếu luật hoặc luật pháp không đồng bộ. Nhìn chung, luật pháp các nước
đều quy định mỗi cấp chính quyền là một cấp NS. Các cấp NS có quyền độc lập
với nhau và độc lập tương đối với NSTƯ, được tự lập, xét duyệt và tự quản lý NS
cấp mình. Tuy nhiên, luật pháp các nước cũng ghi nhận NSTƯ đóng vai trò chủ
đạo, tức là có các nguồn thu quan trọng nhất đống thời phải đảm nhận các nhiệm
vụ chi chủ yếu. Tính ràng buộc của NSĐP vào NSTƯ thể hiện ngoài sự ràng buộc
pháp luật thì về mặt kinh tế, NSĐP được nhận trợ cấp từ NSTƯ dựa trên cơ sở tuân
thủ những nguyên tắc, chuẩn mực rõ ràng, hợp lý và những đIều kiện nhất định.
Tại Việt nam, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương trong quản lý NSNN là vấn đề được lưu tâm từ nhiều năm nay. Quan điểm
của Đảng và nhà nước ta trong việc xử lý mối quan hệ giữa trung ương và địa
phương là tăng cường tính tập trung thống nhất, tính liên tục của điều hành vĩ mô,
lãnh đạo tập trung đi đôi với việc mở rộng trách nhiệm và quyền hạn của địa

phương đối với những vấn đề mà các cấp địa phương có khả năng xử lý có hiệu
quả. Như vậy, tính tập trung thống nhất theo quan điểm hiện nay là hoàn toàn khác
về chất so với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây đã hạn chế tính chủ
động, năng động của cấp địa phương và cơ sở. Tập trung để tạo ra sức mạnh tăng
trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.
Dựa trên những quy định của Hiến pháp năm 1992 thể chế hoá cơ chế phân
công, phân nhiệm thẩm quyền và sự phối hơp giữa các cơ quan nhà nước trung
ương và địa phương sẽ là cơ sở cho việcđổi mới một cách cơ bản hệ thống chính
quyền địa phương hiện nay. Và phương hướng của kế hoạch đổi mới này là phải
đảm bảo tính chất đồng bộ và hệ thống và có căn bản chứ không phải là cục bộ,
chắp vá thì mới có thể khắc phục được những nhược điểm hiện nay về hành chính
và đảm bảo tính hiệu quả của NSNN trong tương lai.
Trước tiên, cần đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp đã được Chính phủ đề ra
trong Hội nghị HĐND và UBND toàn quốc (9/1998), cụ thể là:
-Tiến hành phân loại các đơn vị hành chính theo quy mô, diện tích, dân số và
đặc điểm, chỉ số phát triển kinh tế, xã hội làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách
cho phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
-Tổ chức một cách tinh gọn, hợp lý bộ máy chính quyền, không nhất thiết
trung ương có bộ, ngành nào thì địa phương cũng phải có sở, ban, ngành tương ứng
và không nhất thiết ở địa phương nào cũng có cơ quan chuyên môn thuộc UBND
như nhau.
- Thí điểm mô hình tổ chức bộ máy hành chính đô thị, bộ máy hành chính
nông thôn để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.
- Kiện toàn chính quyền cơ sở, nhất là xã, phường, thị trấn đảm bảo thực hiện
tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phát huy dân chủ ở cơ sở, bố trí lại cán bộ phù
hợp với đặc điểm tình hình, dân số ở từng cấp và phù hợp với khả năng của NSĐP.
- Hình thành hệ thống hành chính ổn định, chuyên môn hoá cao trên cơ sở
phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, nội dung cụ thể của chính quyền các cấp trong
quản lý kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho địa phương phát huy tiềm năng, thế mạnh
trên địa bàn lãnh thổ.

Mặt khác, cần tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo hướng lấy nguyên
tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc chủ đạo, đồng thời vận dụng những mặt hợp
lý của những nguyên tắc mới: nguyên tắc tự quản với mục tiêu làm cho chính
quyền trung ương chỉ nên tập trung sức lực của mình vào những chức năng, nhiệm
vụ có tính chất chiến lược, hàm lượng chất xám cao với những trách nhiệm và
thẩm quyền dứt khoát và sòng phẳng.
Về phương diện hệ thống NSNN, mặc dù luật NSNN đã quy định rõ về số cấp
ngân sách hiện nay, nhưng vẫn còn rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này, thậm
chí có một số ý kiến và đưa ra các giai pháp để hạn chế số cấp đó. Đó cũng có thể
coi là vấn đề cần cân nhắc nhưng vấn đề quan trọng nhất không phải là số cấp mà
là hiệu quả hoạt động của chúng. Thực tiễn ở nhiều nước cho thấy, có nước số cấp
ngân sách nhiều nhưng hoạt động rất có hiệu quả, ngược lại có nước có số cấp
ngân sách ít nhưng hoạt động lại không có hiệu quả. Hiệu quả hoạt động đó phụ
thuộc vào nhiều nhân tố mhưng trước hết là chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền
của các cấp hành chính đại phương có rõ ràng, mạch lạc theo thuyết dọc và sự phối
hợp ngang hay không? Có tính độc lập tương đối trong thực hiện nhiệm vụ hay
không? Chức năng, nhiệm vụ đó có được trọn gói hay không? Đó là những đIều
kiện căn bản để đánh giá chất lượng hoạt động của chính quyền đại phương một
cách chính xác.
Dựa trên duy trì số cấp chính quyền hiện nay (4 cấp), hệ thống NSNN cũng nên
duy trì như hiện nay (4 cấp NS). Chỉ có điều phải định rõ chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền phù hợp với thực tế quản lý trên địa bàn.
Nhiệm vụ cụ thể của các cấp chính quyền đại phương nên chia làm 3 loại:
- Những nhiệm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công.
- Những nhiêm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công bổ sung của cấp
trên uỷ quyền cho cấp dưới nhằm bỏ đi lối làm việc không công.
- Những nhiệm vụ có tính tự quản do chính quyền từng cấp đề ra và tự quyết
định phù hợp với đặc thù của địa phương và không trái với pháp luật.
Như vậy, chính quyền địa phương là bộ phận không thể thiếu được trong kết
cấu của bộ máy nhà nước, đồng thời đảm bảo được các nguyên tắc sau:

- Trung ương lãnh đạo thống nhất theo hiến pháp và pháp luật.
- Địa phương có quyền chủ động trong khuôn khổ pháp luật.
- Địa phương chịu sự kiểm tra, giám sát của trung ương.
Như vậy, cần đổi mới một cách căn bản và sâu sắc tổ chức bộ máy của hệ thống
hành chính mới góp phần khắc phục sự lồng ghép can thiệp của cấp trên vào cấp
dưới, thực sự tạo điều kiện cho ngân sách cấp dưới quyền chủ động sáng tạo, khai
thác, quản lý, bồi bổ nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi hợp lý. Chỉ có điều cần được
thể chế hoá bằng các quy định của luật pháp.

Cải cách hệ thống quản lý thuế:

×