Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch 

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 118 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


<b>---TÔ THANH LOAN</b>


<b>HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM </b>



<b>TRONG VIỆC XÚC TIẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH</b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ</b>



<b>Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


<b>---TÔ THANH LOAN</b>


<b>HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM </b>



<b>TRONG VIỆC XÚC TIẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH</b>



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 40


<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Anh Tuấn</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC LỤC</b>


PHẦN MỞ ĐẦU...1


<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ</b>
<b>TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH...7</b>


1.1. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH...7


1.1.1 Khái niệm về hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch...7


1.1.2. Nội dung của hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch tại Việt Nam
...14


1.2. CÁCYẾUTỐẢNHHƯỞNGĐẾNHOẠTĐỘNGHỢPTÁCQUỐCTẾTRONGXÚCTIẾN
DULỊCH...18


1.2.1. Các yếu tố bên ngoài...18


1.2.2. Các yếu tố bên trong...21


1.3. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN DU
LỊCH...23


1.3.1. Điều kiện về cơ chế, chính sách...23


1.3.2. Điều kiện về nguồn lực tự nhiên...25


1.3.3. Điều kiện về nguồn nhân lực...25



1.4. KINHNGHIỆMHỢPTÁCQUỐCTẾTRONGHOẠTĐỘNGXÚCTIẾNDULỊCHCỦA
MỘTSỐQUỐCGIA...27


1.4.1 Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a...27


1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan...33


1.4.3. Kinh nghiệm của Xin-ga-po...36


1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngành Du lịch Việt Nam...39


1.5. TIỂU KẾT...40


<b>CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG</b>
<b>XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM...41</b>


2.1. KHÁIQUÁTVỀHOẠTĐỘNGXÚCTIẾNCỦADULỊCH VIỆT NAM...41


2.1.1. Khái quát về du lịch Việt Nam...41


2.1.2. Đặc điểm của hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam:...42


2.2. THỰCTRẠNGHỢPTÁCQUỐCTẾTRONGHOẠTĐỘNGXÚCTIẾNDULỊCHCỦA VIỆT
NAM...48


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2.2.2. Các hình thức đã triển khai...49


2.2.3. Một số kết quả trong công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch...59


2.3. PHÂNTÍCHMƠHÌNH SWOT VỀHỢPTÁCQUỐCTẾTRONGHOẠTĐỘNGXÚC


TIẾN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM...67


2.3.1 Điểm mạnh...68


2.3.2. Điểm yếu...73


2.3.3. Cơ hội...76


2.3.4. Thách thức...78


2.4. TIỂUKẾT...78


<b>CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC</b>
<b>TẾ TRONG XÚC TIẾN DU LỊCH...80</b>


3.1. ĐỊNHHƯỚNGCỦAHỢPTÁCQUỐCTẾTRONGXÚCTIẾNDULỊCHTRONGTHỜIGIAN
TỚI...80


3.1.1 . Định hướng của hoạt động xúc tiến du lịch...82


3.1.2. Định hướng hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch...84


3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC
TIẾN DU LỊCH...86


3.2.1. Cải cách quy trình xúc tiến và xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế cụ thể
cho mỗi chủ thể thuộc thị trường mục tiêu...86


3.2.2. Lựa chọn hình thức và nội dung, đối tác cụ thể, phù hợp trong hợp tác quốc
tế về xúc tiến phát triển du lịch...87



3.2.3. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hợp tác quốc tế
trong xúc tiến du lịch...88


3.2.4. Xây dựng cơ chế, chính sách trong hợp tác quốc tế về phát triển du lịch
thơng thống, phù hợp...89


3.2.5. Hồn thiện và nâng cao năng lực cho hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc
tiến du lịch...90


3.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong xúc tiến du lịch...91


3.3. MỘTSỐKIẾNNGHỊ, ĐỀXUẤT...92


3.3.1. Đề xuất với Chính phủ...92


3.3.2. Đề xuất với ngành du lịch...93


3.3.3. Đề xuất với các địa phương và với doanh nghiệp...95


3.4. TIỂUKẾT...95


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>


ADB: Asian Development Bank


<i>Ngân hàng phát triển Châu Á</i>


APEC: <b>Asia-Pacific Economic Cooperation</b>



<i>Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương</i>
<b>ASEAN: Association of Southeast Asian Nations</b>


<i>Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á</i>


ASEM: <b>Asia–Europe Meeting</b>


<i>Diễn đàn Hợp tác Á - Âu</i>


ATF: ASEAN Tourism Forum


<i>Diễn đàn du lịch ASEAN</i>


BIMP-EAGA: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines - The East ASEAN
Growth Area


<i>Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines - Khu vực phát triển </i>
<i>Đông Đông Nam Á</i>


EAEC: East Asian economic community


<i>Cộng đồng kinh tế Đông Á</i>


ESCAP: <i>The Economic and Social Commission for Asia and the Pacific </i>


<i>Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc </i>
<b>EU: </b> <b>European Union</b>


<i> Liên minh châu Âu</i>



GATS: <b>General Agreement on Trade in Services</b>


<i>Hiệp định chung về thương mại dịch vụ</i>


GMS: <b>Greater Mekong Subregion</b>


<i>Tiểu vùng Mê Kông mở rộng</i>


MICE: Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions


<i>Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức</i>
<i>sự kiện, du lịch khen thưởng</i>


PATA: <b>Pacific Asia Travel Association</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>UNESCO: The United Nations Educational, Scientific and Cultural </i>
Organization


<i>Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc</i>
<i>UNWTO: The United Nations World Tourism Organization </i>


<i>Tổ chức Du lịch thế giới</i>


WTO: <i>The World Trade Organization </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.14. Một số hội chợ du lịch quốc tế thường niên quan trọng Ngành Du


lịch Việt Nam tham dự...65



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tổng thu du lịch thế giới...13


Biểu đồ 2. 1: Lượng khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2008 - 2013
...46


Biểu đồ 2.2: Tổng thu của ngành Du lịch từ năm 2008 đến năm 2013...47


Biểu đồ 2.3. Lượt khách du lịch của Pháp đến Việt Nam từ năm 2008 đến
năm 2012...57


Biểu đồ 2.4. Cơ cấu trình độ lao động trong ngành Du lịch Việt Nam...76


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quảng cáo Du lịch Ma-lai-xi-a với Slogan: Malaysia - Truly Asia
...29


Hình 1.2: Hình ảnh xúc tiến du lịch Thái Lan...36


Hình 1.3. Hình ảnh du lịch Xin-ga-po...38


Hình 2.1. Hình ảnh quảng bá du lịch Việt Nam trên mạng Internet...61


Hình 2.2. Slogan quảng bá cho Du lịch Việt Nam...62


Hình 2.3. Biểu diễn nhạc dân tộc VN tại Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế
IFTN Top Resa 2012 - Pháp...66


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b>


Trong suốt những năm đấu tranh giành độc lập và giữ vững chủ quyền
dân tộc, người Việt Nam luôn khẳng định một tinh thần bất khuất trước bất cứ
kẻ thù nào, nhưng bên cạnh đó người Việt Nam cũng luôn thể hiện một tinh
thần hữu nghị, sẵn sàng làm bạn, sẵn sàng đối thoại vì hịa bình dân tộc.
Chuyển sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới tư duy lý luận,
nhận thức được rõ ràng và đúng đắn hơn về xu thế toàn cầu hóa của thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật đã đưa đến sự phát triển mới
của lực lượng sản xuất và đã góp phần hồn thiện chính sách đa dạng hóa và
đa phương hóa, Việt Nam đã sẵn sàng hội nhập với Thế giới với khẩu hiệu
“Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hóa bình, độc lập và phát triển” [5,tr.42].


Tháng 4/2006, Đại hội Đảng X của Đảng đã phân tích những nét mới
của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, qua đó đã bổ sung thêm chủ trương
hội nhập kinh tế quốc tế và nhấn mạnh “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế”, Việt Nam cũng khẳng định khơng chỉ là bạn mà cịn là “đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, tích cực tham gia vào hợp tác
quốc tế và khu vực” [6,tr.112,113].


Để hội nhập vào kinh tế thế giới chúng ta cần đổi mới nhận thức về thế
giới. Ngành du lịch chính là một trong những cầu nối để chúng ta có thể thực
hiện được điều này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thế và uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, cùng với sự nghiệp đổi mới
của đất nước trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm phát triển, qua đó đã có được nhiều tiến bộ và đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX xác định
“Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.



Trong tiến trình hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới, hợp tác quốc tế
là điều không thể khơng có. Cơ hội đặt ra cho phát triển du lịch Việt Nam là
nhiều, nhưng nhìn chung, việc nắm bắt các cơ hội đó của chúng ta cịn yếu do
các cơ chế chính sách về hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch cịn chưa được
thơng thống, việc bồi dưỡng kiến thức cho các cơ quan quản lý du lịch,
doanh nghiệp, báo chí - là các đối tượng thực hiện công tác hợp tác xúc tiến
phát triển du lịch trung gian còn hạn chế...


Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
tham gia vào nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế trong khu vực và trên thế
giới, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xúc tiến các hoạt động du
lịch là thực sự cần thiết để chúng ta có thể chủ động nắm bắt cơ hội cho
phát triển du lịch nói riêng cũng như phát triển kinh tế xã hội nói chung.


Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài: “Hợp tác quốc tế của
Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch” làm luận văn thạc sĩ của
mình với mong muốn thơng qua luận văn này đưa ra một số kiến nghị, đề xuất
về hợp tác quốc tế trong du lịch nhằm xúc tiến quảng bá hoạt động du lịch
một cách có hiệu quả.


<b>2. Mục đích, nhiê êm vụ của đề tài</b>
- Mục đích:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Nhiệm vụ:


+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác quốc tế trong hoạt động
xúc tiến du lịch.


+ Đánh giá, làm rõ thực trạng hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của


Việt Nam.


+ Nêu ra những giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động
xúc tiến du lịch.


<b>3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:</b>


<i><b>Các nghiên cứu trong nước:</b></i>


Đối với Ngành Du lịch, công tác xúc tiến quảng bá là hoạt động khơng
thể thiếu và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Công tác này
được nhiều nhà quản lý, nghiên cứu về du lịch trong và ngoài nước quan tâm.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu trong
nước quan tâm triển khai nghiên cứu thực trạng, đề xuất những giải pháp tăng
cường cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch có liên quan như:


- Lê Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu (2009): Một số giải pháp xúc tiến
các món ăn tiêu biểu của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Tây Âu
-Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.


- Nguyễn Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu (2007): Nghiên cứu thực trạng
và giải pháp nâng cao nâng lực cạnh trạnh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của
Việt Nam trong điều kiên hội nhập quốc tế - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.


- Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (2006): Nghiên cứu đề xuất các
giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam ở một
số thị trường trọng điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Chương trình hành động của
ngành du lịch, Thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt


Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 - 2012.


- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo Hội thảo “Phát triển
Du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế”.


- Tổng cục Du lịch (2012): Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


Thơng qua hợp tác với các chủ thể nước ngồi, có một số tài liệu liên
quan đến hợp tác quốc tế đối với các lĩnh vực của Ngành Du lịch Việt Nam:
Tài liệu Dự án VIE/031 về tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành Du
lịch và khách sạn tại Việt Nam (do Chính phủ Lúc - xăm - bua tài trợ); Báo
cáo tổng kết kết quả hoạt động hàng năm của Dự án EU (do Liên minh Châu
Âu tài trợ)


<i><b>Các nghiên cứu ngoài nước: Đã có nhiều tài liệu nước ngồi đề cập</b></i>


đến hợp tác quốc tế trong du lịch. Các nghiên cứu có thể kể tới như: các báo
cáo tiêu điểm của Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc (UNWTO), chiến
lược phát triển du lịch của các quốc gia.


Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về hợp tác quốc tế của
Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch. Đây cũng là cơ sở để tác giả
lựa chọn đề tài “Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động
du lịch”.


<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>
<i>* Đối tượng nghiên cứu:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Về mặt không gian: Cả nước



- Về mặt thời gian: từ năm 1986 đến nay.


- Về nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng hợp tác
quốc tế của Việt Nam trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch.


<b>5. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng</b>
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.


- Phương pháp phân tích nội dung.


Các phương pháp trên đây được sử dụng để tiến hành nghiên cứu thỏa
mãn yêu cầu về nội dung của các chương trong luận văn. Phương pháp nghiên
cứu lý thuyết tổng hợp được tiến hành dựa trên cơ sở tập hợp các tài liệu có
liên quan, phân tích các vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế và xúc tiến du
lịch, từ đó hệ thống hóa thành các lập luận phục vụ cho việc giải quyết phần
nội dung mang tính lý thuyết về cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác quốc tế
trong xúc tiến du lịch và các nội dung khác tại Chương 1 của luận văn.


Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm thống kê các số liệu liên
quan đến hợp tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch, từ đó đưa ra những
nhận xét, phân tích, đánh giá về hiệu quả của công tác này ở chương 2 của
luận văn. Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng phân tích các hình
thức hợp tác quốc tế trong xúc tiến hoạt động du lịch, đặc điểm của nó… từ
đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra những giải pháp thích hợp ở
chương 2 và chương 3 của luận văn.


<b>6. Những đóng góp của luận văn</b>



<i><b>6.1. Về lý luận</b></i>


- Hệ thống các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến xúc tiến du
lịch và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.


<i><b>6.2. Về thực tiễn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Phân tích, đánh giá và chỉ ra được những mặt mạnh, yếu, những cơ hội,
thách thức của hoạt động hợp tác quốc tế trong việc xúc tiến Du lịch Việt Nam.


- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xúc
tiến Du lịch Việt Nam.


<b>7. Bố cục của luận văn</b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu thành
03 chương, cụ thể:


- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác quốc tế trong hoạt
động xúc tiến du lịch.


Nội dung chương đã nêu các khái niệm về hợp tác quốc tế, xúc tiến du
lịch và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch. Chương 1 cũng đã đề cập đến
các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch, chỉ ra một số
điều kiện phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch và
nêu ra kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong
việc hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.


- Chương 2: Thực trạng hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du
lịch của Việt Nam.



Chương 2 đã khái quát về du lịch Việt Nam và thực trang hoạt động
hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch Việt Nam. Nội dung chương đã đưa ra
mơ hình phân tích SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức đối với hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.


- Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
xúc tiến du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>CHƯƠNG 1</b>


<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ </b>
<b>TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH</b>


<b>1.1. Hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch</b>


<i><b>1.1.1 Khái niệm về hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế trong xúc tiến</b></i>
<i><b>du lịch </b></i>


<i>1.1.1.1. Hợp tác quốc tế</i>


Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21với xu thế phát triển và hội nhập quốc
tế luôn giữ vai trò chủ đạo. Trong thời kỳ này, bất cứ quốc gia nào dù lớn hay
nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào cũng chịu tác động của các quan hệ
quốc tế. Có thể nói, hiện nay mọi quốc gia đều phải đối mặt với rất nhiều yếu
tố bất ổn tiềm ẩn, khó lường trên thế giới và trong khu vực như: tình hình bất
ổn chính trị, khủng hoảng tài chính, thiên tai do biến đổi khí hậu…, nhưng
hịa bình, hợp tác cùng phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Trong bất cứ ngành,
lĩnh vực nào, xu thế này luôn thể hiện được tầm quan trọng của nó và mang
lại nhiều cơ hội thách thức cho mỗi quốc gia trong tiến trình phát triển kinh tế


- xã hội của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Chủ tịch, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã tìm mọi cách để mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, ký kết
nhiều hiệp định song phương, đa phương.


Có thể nói, trong thời gian quan, kể cả trong thời chiến cũng như thời
bình, hợp tác quốc tế luôn được quan tâm và tăng cường. Những dấu mốc hợp
tác quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua có thể kể đến như sau: năm
1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp quốc; tới năm 1978, Việt
Nam trở thành thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ
nghĩa (SEV); năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); năm 1996, Việt Nam tham gia thành lập
Hợp tác Á - Âu (ASEM); năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên của Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt vào ngày
11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO. Những thành tựu trên là những minh chứng hết
sức cụ thể cho sự nhất quán, kiên định trong đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước
trên thế giới.


Ngày này, trong bối cảnh thế giới đầy biến động, có nhiều yếu tố mới
xuất hiện, có thể vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các quốc gia. Tồn
cầu hóa được đánh giá là một xu thế khách quan, nó lơi cuốn các quốc gia,
các vùng lãnh thổ cùng tham gia, vừa tăng cường hợp tác quốc tế, tăng sự
cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng hơn hết, các quốc gia và vùng lãnh
thổ đều hiểu rằng, xu thế hợp tác quốc tế bao giờ cũng chiếm ưu thế vì mục
đích đơi bên cùng có lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

tác là hình thức quan hệ thứ hai cùng với xung đột. Cũng theo tác giả: “Hợp


tác là hình thức đã tồn tại ngay từ đầu lịch sử lồi người, cùng với sự hình
thành các cộng đồng sơ khai như bầy đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên minh
bộ lạc. Khi xuất hiện các chủ thể quan hệ quốc tế tức là khi quốc gia và dân
tộc hình thành, hợp tác đã trở thành hợp tác quốc tế.”[11,tr.117,118].


Thực tế cho thấy, sự tương tác giữa các chủ thể làm lên quan hệ, khơng
có các chủ thể cùng tham gia thì sẽ khơng có hợp tác. Tác giả Hoàng Khắc
Nam (2006), khẳng định “Chủ thể quan hệ quốc tế là những thực thể đóng
một vai trị có thể nhận thấy được trong quan hệ quốc tế” [11,tr.22]. Trong
Quan hệ quốc tế, các chủ thể ở đây được chia thành ba loại, bao gồm: chủ thể
quốc gia, chủ thể phi quốc gia và chủ thể dưới quốc gia.


Năm 1933, Công ước Montevideo đã ra đời và qui định về quyền và
nghĩa vụ của quốc gia. Theo Công ước này, quốc gia được định nghĩa như
sau: “Quốc gia là một thực thể pháp lý quốc tế và phải có đặc tính sau: Một
dân cư thường xuyên, một lãnh thổ xác định và một chính phủ có khả năng
duy trì sự kiểm sốt hiệu quả trên lãnh thổ của nó và tiến hành quan hệ
quốc tế với quốc gia khác”. Chủ thể quốc gia là chủ thể cơ bản và có vai trị
lớn nhất.


Chủ thể phi quốc gia là những chủ thể không phải là quốc gia. Đây là
loại chủ thể có sự độc lập tương đối với quốc gia và có quy mơ hoạt động
vượt khỏi biên giới quốc gia như: các tổ chức phi chính phủ, cơng ty đa quốc
gia, một số nhóm chính trị - xã hội…


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Trong q trình hình thành và phát triển của mỗi quốc gia, hợp tác quốc
tế là một hiện tượng xuyên lịch sử. Nó tồn tại trong giai đoạn lịch sử bất chấp
thế giới đầy những xung đột và chiến tranh. Cho đến nay, hợp tác quốc tế đã
trở thành xu thế lớn trong quan hệ quốc tế và lôi cuốn mọi quốc gia và con
người khắp nơi trên thế giới cùng tham gia.



Hợp tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế. Về
mặt hành vi, đó là sự tương tác hịa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, tức
là trong đó bạo lực được loại ra. Về mặt mục đích, hợp tác là cách thức phối
hợp nhằm thực hiện các mục đích chung, lợi ích chung. Sự phối hợp đa dạng
từ nhân lực, vật lực đến tài lực. Về mặt kết quả, sự hợp tác thường đem lại kết
quả như nhau cho các bên tham gia hợp tác tức là hoặc cùng được, hoặc cùng
không thỏa mãn…


Theo tác giả Hoàng Khắc Nam (2006), dựa vào các đặc trưng trên có
thể đưa ra khái niệm chung cho hợp tác quốc tế như sau: “Hợp tác quốc tế là
sự phối hợp hịa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế nhằm thực hiện các
mục đích chung” [11,tr. 118].


<i>1.1.1.2. Xúc tiến du lịch</i>


Du lịch Việt Nam đã và đang được xác định là một trong những mũi
nhọn của nền kinh tế quốc dân, một ngành công nghiệp không khói có khả
năng mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước nhà. Do đó, việc thúc đẩy
hợp tác trong du lịch, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch là
hoạt động không thể thiếu được của Ngành Du lịch nước nhà. Du lịch Việt
Nam đã trải qua hơn 50 năm phát triển, đã đạt được những thành tựu nhất
định, tuy nhiên, Du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng
vốn có của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

liên quan của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” [12,tr.1]. Từ khái niệm trên, có thể hiểu du lịch trên hai khía
cạnh: Một là, dưới góc độ người đi du lịch thì du lịch là một dạng nghỉ dưỡng
sức, tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với mục đích nghỉ


ngơi, giải trí, thăm quan các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử, cơng
trình văn hóa, nghệ thuật, điều đó đã cho thấy hoạt động du lịch thực sự liên
quan tới nhiều ngành và nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội của con người.


Với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế, kinh tế các nước vừa phát triển
vừa tăng cường liên kết, hợp tác thì ngành du lịch cũng khơng thể nằm ngồi
guồng quay này. Việc khơng ngừng tìm kiếm cơ hội thúc đẩy phát triển nền
kinh tế nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng đều là mối quan tâm trong
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.


Theo nghĩa rộng, Luật du lịch Việt Nam 2005 đã quy định về xúc tiến
du lịch tại Điều 4 Khoản 17: Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, vận động nhằm tìm kiến, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Bên
cạnh đó, Luật Du lịch 2005 cũng đã xác định nội dung của hoạt động xúc tiến
du lịch bao gồm:


- Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam,
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hố, cơng
trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân
trong nước và cộng đồng quốc tế.


- Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn
minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và
nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.


- Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp
với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch (Điều 71,
Luật du lịch, 2005).



Trong phạm vi luận văn này, xúc tiến du lịch được hiểu như sau: Hoạt
động xúc tiến du lịch là tổng hợp các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo du
lịch, quan hệ công chúng, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán sản phẩm du lịch.


Như vậy, xúc tiến du lịch được định nghĩa là một hoạt động có tính
tổng hợp, do nhiều hoạt động liên quan như quảng cáo, thông tin tuyên
truyền, các hoạt động quan hệ công chúng và các hoạt động hỗ trợ xúc tiến
khác như các chiến dịch giảm giá, khuyến mại… tạo thành.


<i>1.1.1.3. Hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch</i>


Bên cạnh vai trò của du lịch là giúp con người mở rộng thế giới
quan, nâng cao nhận thức đối với các nền văn hóa khác, du lịch cịn góp
phần khơng nhỏ vào tăng cường thu nhập cho nhiều quốc gia. Có thể nói
con số thu nhập từ du lịch của thế giới nói chung còn khiêm tốn so với một
số ngành kinh tế khác như: khai thác dầu mỏ, phát triển công nghệ thông
tin …, tuy nhiên, đây là một ngành được đánh giá là ngành cơng nghiệp
khơng khói, ít gây tác động tới môi trường. Theo đánh giá của UNWTO,
Tổ chức này đã nhận định rằng: tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch
là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn
việc làm và cơ hội cho sự phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

đánh giá nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ
đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô.


Tại Báo cáo tiêu điểm về Du lịch năm 2013 của UNWTO, trong năm
2013, Du lịch thế giới chiếm tỷ trọng 9% GDP toàn thế giới, trên thế giới cứ
11 cơng việc là có 1 việc liên quan đến lĩnh vực du lịch, con số xuất khẩu từ
các dịch vụ du lịch là 1,3 nghìn tỷ chiếm 6% xuất khẩu của cả thế giới. Những


con số trên đã khẳng định vai trò quan trọng của ngành du lịch trong phát triển
kinh tế thế giới, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho nhiều quốc gia. Vì vậy, việc
hợp tác cùng phát triển, cùng đem lại lợi nhuận là điều tất yếu trong bối cảnh
hiện nay, khi mà nền kinh tế của nhiều quốc gia đang rất phụ thuộc vào nhau.


<b>Biểu đồ 1.1. Tổng thu du lịch thế giới</b>


Đơn vị: tỉ đô la Mỹ
<i>Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

tiến du lịch. Dưới góc độ của luận văn, có thể định nghĩa hợp tác quốc tế
trong hoạt động xúc tiến du lịch như sau: “Hợp tác quốc tế trong hoạt động
xúc tiến du lịch là sự phối hợp hịa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế
trong các hoạt động xúc tiến du lịch nhằm thực hiện các mục đích chung”. Từ
định nghĩa trên, có thể hiểu rằng, hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du
lịch là việc các chủ thể trong quan hệ quốc tế phối hợp hịa bình với nhau
trong các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo du lịch, quan hệ công chúng, các
hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán sản phẩm du lịch một cách hịa bình và lợi ích
chung của các bên là phát triển du lịch.


<i><b>1.1.2. Nội dung của hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch tại Việt Nam</b></i>


<i>1.1.2.1. Các chủ thể của hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch </i>
Hợp tác quốc tế trong hoạt đô ông xúc tiến du lịch được thực hiện bởi
các chủ thể của quan hệ quốc tế, bao gồm: chủ thể quốc gia, chủ thể phi quốc
gia và chủ thể dưới quốc gia trong lĩnh vực du lịch.


Các chủ thể quốc gia bao gồm các cơ quan phụ trách công tác xúc tiến
du lịch thuô ôc Bô ô Du lịch, hoă ôc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở
trung ương chịu trách nhiê ôm thực hiê ôn. Mục tiêu chủ yếu của hoạt đô ông xúc


tiến của chủ thể này là cung cấp các thơng tin du lịch mang tính tổng hợp, liên
quan đến quốc gia và nâng cao hình ảnh của quốc gia đối với khách du lịch tại
mô ôt thị trường tiềm năng đã được xác định trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Hoạt đơ ơng xúc tiến du lịch cịn được chủ thể phi quốc gia là các tổ
chức phi chính phủ, cơng ty đa quốc gia tổ chức thực hiện. Mục tiêu của hoạt
đô ông xúc tiến của các chủ thể này nhằm mục đích cung cấp thơng tin liên
quan đến khả năng của tổ chức và sản phẩm du lịch của các công ty và thu hút
khách mua sản phẩm do công ty xây dựng lên.


Hoạt đô ông của các chủ thể nêu trên đã tạo ra mô ôt hoạt đô ông xúc tiến
tổng thể mang lại hiê ôu quả tổng hợp. Hoạt đô ông tổng thể này sẽ giải quyết
viê ôc cung cấp thông tin mô ôt cách toàn diê ôn đầy đủ, đảm bảo thoả mãn được
nhu cầu của khách về thông tin du lịch trước và trong khi đến du lịch ở một
điểm du lịch nào đó.


<i>1.1.2.2. Phân loại hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch</i>


Có thể nói, sự phân loại hợp tác quốc tế giúp cho chúng ta hiểu được
các đặc tính của hình thức này. Tác giả Hồng Khắc Nam (2006), đã đưa ra ba
cách phân loại chính, bao gồm:


Một là, phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động, là các lĩnh vực lớn diễn
ra những hoạt động chủ yếu của quốc gia như: kinh tế, chính trị, văn hóa, …
Trong từng lĩnh vực lớn, có thể phân chi tiết hơn nữa theo những lĩnh vực
chuyên môn như: trong hợp tác kinh tế có thể bao gồm: hợp tác du lịch, hợp
tác thương mại, hợp tác đầu tư…


Hai là, phân loại dựa theo qui mô không gian, cách phân loại này bao
gồm hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu. Hợp tác khu vực là sự hợp tác giữa


các quốc gia trong một thể chế khu vực trên phạm vi khơng gian địa lý nào
đó. Hợp tác tồn cầu là sự tham gia hợp tác của các nước trên qui mơ tồn cầu
như tham gia vào các thể chế hợp tác toàn cầu hay phối hợp nhằm giải quyết
các vấn đề toàn cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

khổ khu vực truyền thống. Hợp tác tiểu khu vực là hợp tác giữa một số nước
bên trong khu vực nào đó.


Ba là, phân loại hợp tác quốc tế căn cứ trên số lượng chủ thể tham gia.
Theo đó, có hai loại hợp tác quốc tế bao gồm: hợp tác song phương là hợp tác
giữa hai chủ thể và hợp tác đa phương là hợp tác có sự tham gia của ba chủ
thể trở lên.


Cách thức phân loại hợp tác theo qui mô không gian và căn cứ trên số
lượng chủ thể tham gia là loại hợp tác phổ biến mà Ngành Du lịch Việt Nam
đang triển khai.


<i>1.1.2.3. Phương thức tổ chức hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch</i>
Quy trình chung để tiến hành hợp tác quốc tế hoạt động xúc tiến du lịch
thường tiến hành theo các bước: Một là, xác định thị trường mục tiêu; hai là,
xác định mục tiêu; ba là, xác định ngân sách; bốn là, xác định nội dung; năm
là, xác định các cách thức tổ chức; sáu là, tổ chức thực hiện; bảy là, tổng kết,
đánh giá.


- Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu


Bước này yêu cầu phải xác định được và tìm ra đối tượng tiềm năng để
triển khai hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch. Việc xác định
được đối tượng này sẽ là tiền đề cho các bước triển khai tiếp theo.



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Mục tiêu hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của chủ thể thường tập
trung vào những vấn đề sau đây: Cung cấp thông tin chung, thông tin về tiềm
năng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của điểm đến: quốc gia,
khu vực; Nâng cao hình ảnh (thương hiệu) của điểm đến; Tìm kiếm các cơ hội
hợp tác; Tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống; Mở ra thị
trường mới; Giới thiệu sản phẩm mới; Xây dựng và củng cố uy tín (sản phẩm,
thương hiệu).


- Bước 3: Xác định ngân sách dành cho hợp tác quốc tế trong xúc tiến
du lịch


Việc xác định ngân sách này được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của
Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp. Từ đó, cơ quan quản lý Nhà nước về
xúc tiến du lịch sẽ xây dựng và trình duyệt với các cấp lãnh đạo có chức năng.
Từ đó, phân phối ngân sách hợp tác quốc tế trong xúc tiến cho các loại sản
phẩm, các thị trường cần có hoạt động xúc tiến du lịch.


- Bước 4: Quyết định nội dung hợp tác quốc tế trong xúc tiến


Các chủ thể dùng nhiều giải pháp để hình thành những ý tưởng diễn tả
mục tiêu hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch. Nội dung của tồn bộ q trình
hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch tới từng thị trường cụ thể cũng
cần được cụ thể hoá trước khi thực hiện. Nội dung cần phải phù hợp với mục
tiêu, với thị trường và thời điểm tổ chức thực hiện hoạt động này. Việc tổ chức
xây dựng và thực hiện công tác này cần thiết phải đưa ra được phương thức và
qui trình vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, vừa đạt yêu cầu về tính
kinh tế, tính logic về mặt tổ chức và thời gian và có tính khả thi cao.


- Bước 5: Xác định các hình thức tổ chức



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

động xúc tiến là việc sẽ lựa chọn các kênh hoặc công cụ để hợp tác với các
chủ thể thực hiện các hoạt động xúc tiến.


- Bước 6: Tổ chức thực hiện


Việc tổ chức thực hiện là các đầu mối tiến hành thực hiện các bước đã
xác định theo kế hoạch đã định, bao gồm: Xác định thị trường mục tiêu và đối
tượng thị trường; Lập kế hoạch hợp tác quốc tế trong xúc tiến theo phương án
đã lựa chọn; Tổ chức thực hiện theo quy trình đã định.


- Bước 7: Tổng kết, đánh giá


Đây là bước tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả mối quan
hệ hợp tác, đồng thời là hoạt động quan trọng và cần thiết để nhìn lại tồn bộ
quy trình đã tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm và làm cơ sở cho xây dựng kế
hoạch hoạt động hợp tác tiếp theo.


<b>1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch</b>


<i><b>1.2.1. Các yếu tố bên ngoài</b></i>


<i>1.2.1.1. Quan hệ quốc tế</i>


Hiện nay, quan hệ quốc tế có vai trị rất lớn và chi phối đến mọi ngành,
lĩnh vực và cuộc sống của con người, các chủ thể, “Quan hệ quốc tế là nơi
chứa đựng những lợi ích cơ bản của quốc gia và con người như tồn tại và phát
triển. Quan hệ quốc tế là hoạt động chức năng của quốc gia và con người”
[5,tr.8]. Hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch tổ chức tốt hay
không phụ thuộc phần nào vào yếu tố quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia
liên quan, là thị trường mục tiêu. Thông qua quan hệ quốc tế, các quan hệ


chính trị, ngoại giao, kinh tế và thương mại được thiết lập sẽ là cơ sở và tiền
đề cần thiết cho việc tổ chức thực hiện được hoạt động này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

thương mại du lịch sẽ tạo những cơ hội tốt cho việc tổ chức các hoạt động
hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch. Nếu khơng có những mối quan hệ này,
hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch sẽ bị hạn chế hơn cả về quy mơ và hình
thức tổ chức.


Một ví dụ điển hình cho tác động của quan hệ quốc tế đối với phát
triển du lịch là qui định miễn thị thực nhập cảnh của Việt Nam đối với
một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc …
thông qua nghị định thư. Điều này, góp phần tạo cơ hội cho hợp tác quốc
tế trong xúc tiến du lịch của Việt Nam tại các quốc gia này được thơng
thống, dễ dàng hơn. Lượng khách du lịch từ các quốc gia này đến Việt
Nam cũng ngày càng tăng.


<i>1.2.1.2. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>1.2.1.3. Khoảng cách địa lý</i>


Khoảng cách địa lý đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt
động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch. Khoảng cách địa lý sẽ liên quan
đến việc tổ chức các công việc hậu cần để chuẩn bị cho triển khai các hợp tác.
Ví dụ như: nếu khoảng cách địa lý là lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh phí thực
hiện. Kinh phí thực hiện của đồn cơng tác sẽ gia tăng nếu có những cách
trở về mặt địa lý vì: hành trình di chuyển sẽ dài hơn, tiền phí vé cho các
phương tiện chuyên chở sẽ gia tăng, các phụ phí như ăn, ở… cũng gia tăng
do thời gian kéo dài. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý lớn ảnh hưởng đến
sức khỏe của các thành viên tham gia đồn cơng tác do những thay đổi về
điều kiện khí hậu, giờ sinh học... Có thể nói, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp


tới quy mô của chương trình xúc tiến, các mặt nội dung và cả hình thức tổ
chức các hoạt động cụ thể.


<i>1.2.1.4. Các yếu tố khách quan khác</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

lớn đến du lịch nước này. Nhiều quốc gia đã đưa ra cảnh báo cho công dân
của họ không nên du lịch tại đây…


Qua các phương tiện thông tin đại chúng, những yếu tố khách quan này
sẽ có tốc độ lan tỏa rất nhanh và ảnh hưởng đến định hướng, chính sách của
Ngành Du lịch các quốc gia. Những yếu tố này sẽ góp phần làm ảnh hưởng
đến các hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.


<i><b>1.2.2. Các yếu tố bên trong</b></i>


<i>1.2.2.1.Luật pháp và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các ngành</i>
Đối với các ngành kinh tế, xã hội của một quốc gia, luật pháp và chủ
trương chính sách của nhà nước, của ngành ln đóng vai trị then chốt và có
ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động hoạt động của ngành. Kinh phí
được cấp, thị trường được phép tổ chức, chủ trương miễn thị thực du lịch, ...
đó là những yếu tố có thể tạo nên những hiệu ứng mạnh mẽ tạo điều kiện cho
hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch
nói riêng được thực hiện hiệu quả hơn.


Việc triển khai hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch chịu sự chi phối
của luật pháp trong nước và nước ngồi. Bên cạnh đó, do Ngành Du lịch chịu
tác động của nhiều ngành, bao gồm: Ngoại giao, Giao thơng vận tải, An ninh
quốc phịng, Kinh tế, Thương mại, Xây dựng … do đó, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước và các ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong
hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>1.2.2.2. Năng lực của chủ thể tổ chức</i>


Năng lực của chủ thể tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến
du lịch thể hiện ở năng lực về tài chính, về nguồn nhân lực, trong mối quan hệ
với các chủ thể tại nơi diễn ra hoạt động xúc tiến du lịch.


Tài chính sẽ quyết định nội dung, cách thức tổ chức và các phương
tiện hoặc thị trường dự định sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động trên đây.
Việc xác định kinh phí dành cho hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch là
nhân tố quyết định trong việc triển khai cũng như quy mơ của các chương
trình hợp tác. Kinh phí dành cho các mối quan hệ hợp tác này ở một số
quốc gia có thể được tính dựa trên phần trăm doanh thu từ du lịch, tức là
được xây dựng dựa vào một tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dự kiến trong
thời kỳ đó; xác định khả năng theo tài chính, tức là một khoản kinh phí
nhất định trên khả năng tài chính của chủ thể; theo mục tiêu và nhiệm vụ
thực hiện và theo cạnh tranh, tức là dựa trên ngân sách của đối thủ cạnh
tranh của chủ thể.


Dịch vụ được cung cấp bởi con người và cho con người, do đó nguồn
nhân lực sẽ quyết định về hiệu quả và kết quả của quá trình tổ chức. Nguồn
nhân lực địi hỏi phải có tình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, ý tưởng
sáng tạo, kỹ năng giao tiếp ứng xử, tinh thần trách nhiệm, trình độ ngoại ngữ.
Năng lực về các mối quan hệ sẽ quyết định sự phối kết hợp trong hoạt
động tạo ra hiệu quả cao, làm cơ sở cho việc thu hút khách du lịch.


<i>1.2.2.3. Các yếu tố về văn hóa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

hóa được cho là đóng vai trị quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự phát triển kinh tế, xã hội.



Ngành Du lịch kể từ khi hình thành đã gắn liền với văn hóa và trong
q trình du lịch chính những người làm du lịch hay khách du lịch cũng góp
phần tạo ra những đặc thù văn hóa riêng là các hành vi ứng xử trong du lịch.
Giữa du lịch và văn hóa có mối quan hệ biện chứng rõ ràng, du lịch khai thác các
yếu tố văn hóa và làm nền tảng cho hoạt động của mình và ngược lại, du lịch
phát triển góp phần khơi phục và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống.


Văn hóa ảnh hưởng đến các vấn đề mang tính chiến lược trong xúc tiến
du lịch như: lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn đối tác hợp tác. Để triển
khai tốt các hợp tác quốc tế cần đảm bảo những giá trị văn hóa mang tính phổ
cập, thống nhất và cần chú trọng những giá trị văn hóa mang tính địa phương
đặc thù. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kế hoạch
tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch, đặc biệt là ảnh
hưởng đến nội dung và hình thức tổ chức. Nội dung phải phù hợp với thuần
phong mỹ tục, phù hợp với các yếu tố tôn giáo và các vấn đề khác của địa
điểm sẽ diễn ra hoạt động xúc tiến du lịch. Nếu những nội dung vi phạm đến
những quy tắc xã hội hoặc tôn giáo của nơi được tổ chức hoạt động này, thì
hiệu quả hợp tác tất nhiên sẽ khơng cao hoặc sẽ phản tác dụng. Do đó, địi hỏi
các chủ thể của hoạt động xúc tiến du lịch cần quan tâm nghiên cứu triệt để
các yếu tố này để có định hướng trong việc xây dựng chương trình, nội dung
và kế hoạch thực hiện.


<b>1.3. Điều kiện phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch</b>


<i><b>1.3.1. Điều kiện về cơ chế, chính sách </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

kinh tế, xã hội khác như: Giáo dục - Đào tạo, Giao thông vận tải, Ngoại giao,
An ninh quốc phòng…



Giáo dục - Đào tạo ảnh hưởng đến kết quả nguồn nhân lực trong
ngành Du lịch, ảnh hưởng đến ý thức người dân trong vai trò là người góp
phần bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh
quan các điểm đến du lịch. Giao thông ảnh hưởng đến việc đi lại, vận
chuyển của du khách. Một cơ chế thơng thống về giấy tờ trong q trình
đi lại, hay một chính sách phát triển cơ sở hạ tầng trong giao thông phù hợp
sẽ là tiền đề cho phát triển du lịch. Thông qua các chính sách ngoại giao
cởi mở sẽ là cơ hội cho Ngành Du lịch mở rộng quan hệ hợp tác với các
quốc gia, các vùng lãnh thổ… bên cạnh đó các việc đơn giản hóa các thủ
tục xuất nhập cảnh sẽ giúp tăng cơ hội cạnh tranh trong du lịch. Trong An
ninh quốc phịng, một chính sách an ninh quốc phịng chặt chẽ, bảo vệ lợi
ích chính đáng của công dân và bảo đảm tốt việc tuân thủ luật pháp xã hội,
ổn định chính trị sẽ tạo ra niềm tin cho các đối tác.


Vì vậy, để du lịch nói chung hay các hoạt động xúc tiến quảng bá du
lịch nói riêng có thể phát triển có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra cần phải có
được sự nhận thức rõ ràng của các cấp, các ngành về vai trò của du lịch và
Nhà nước cần có chiến lược phát triển đồng bộ với một cơ chế chính sách
thơng thống, cởi mở để tạo điều kiện cho phát triển du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

dựng kế hoạch phát triển lâu dài và vững vàng, góp phần tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động xúc tiến được sâu rộng.


<i><b>1.3.2. Điều kiện về nguồn lực tự nhiên </b></i>


Đây là điều kiện cần để phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế trong
xúc tiến du lịch. Nguồn lực tự nhiên bao gồm: nguồn tài nguyên du lịch, các
sản phẩm du lịch của mỗi chủ thể. Đây là điều kiện cần để từ đó các chủ thể
xây dựng chương trình hợp tác quốc tế trong xúc tiến đối với mỗi thị trường.
Từ đó xác định được những điểm mạnh, những nét khác biệt của mình để


nâng cao hình ảnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh.


Mỗi quốc gia với nguồn lực tự nhiên sẵn có của mình sẽ là lợi thế cho
họ trong quá trình triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong phát triển du
lịch. Dựa trên những điều kiện tự nhiên có sẵn, bên cạnh cơng tác bảo tồn tốt
sẽ làm nền tảng vững chắc cho họ phát triển và mở rộng Ngành Du lịch. Đối
với một số quốc gia khơng có sẵn nguồn lực tự nhiên, họ phải mất thêm nhiều
công đoạn nữa để xây dựng một thương hiệu riêng cho ngành du lịch của
mình ví dụ: việc xây dựng sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo ở Hồng Công,
Xing-ga-po, du lịch chữa bệnh ở Xing-ga-po.


Dựa vào những thế mạnh của mình về điều kiện tự nhiên, ngành du lịch
của mỗi quốc gia sẽ tìm kiếm các đối tác phù hợp để tăng cường các mối quan
hệ hợp tác. Lợi thế này tăng cơ hội hợp tác với các chủ thể để khai thác tổ
chức các loại hình du lịch mới hơn như: du lịch biển kết hợp các giải thi đầu
quốc tế như: các giải đua thuyền buồm quốc tế, các giải thi lướt sóng, … để
phát triển du lịch.


<i><b>1.3.3. Điều kiện về nguồn nhân lực</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Mặc dù ngành Du lịch có liên quan đến nhiều ngành và các lĩnh vực
khác nhau nhưng về bản chất ngành du lịch bao gồm một số lĩnh vực kinh
doanh nhất định và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về
du lịch. Các nhóm lao động trong ngành có thể phân ra thành 3 nhóm:
nhóm lao động có chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhóm lao động
chức năng sự nghiệp ngành du lịch và nhóm lao động chức năng kinh
doanh du lịch.


Để triển khai hoạt động du lịch cần có sự tham gia của các nhóm lao
động trên với nhiều nghề khách nhau cùng tham gia. Yêu cầu đối với nhân lực


nói chung của ngành du lịch là: phải có trình độ chun mơn cao, tỷ mỉ, có kỹ
năng nghề nghiệp phù hợp với từng vị trí, được đào tạo có hệ thống, có bài
bản, thường xuyên và liên tục được cập nhật kiến thức.


Với ý nghĩa của nguồn nhân lực du lịch như vậy, các cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch cần phải có chiến lược quản lý nhà nước về đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành Du lịch nói chung hay cho cơng tác xúc tiến du
lịch nói riêng với những nội dung sau:


<i>Thứ nhất cần dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực từ đó có định hướng</i>
cho việc đào tạo. Để đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực cho ngành thì việc nắm
bắt nhu cầu đào tạo là rất quan trọng. Đây là cơ sở cho các cơ sở đào tạo xây
dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nội dung đào
tạo, phương thức đào tạo…


<i>Thứ hai là xác định cơ cấu nguồn nhân lực đề có định hướng về cơ cấu</i>
đào tạo, tránh sự mất cân bằng giữa cung và cầu về lao động trên thị trường
và tránh lãng phí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

chuẩn nghề quốc tế đã được xây dựng như: Bộ tiêu chuẩn năng lực chung trong
ASEAN về nghề Du lịch (ACCSTP). Vì vậy đây là việc rất cần thiết để ngành
Du lịch Việt Nam có thể bắt kịp với du lịch các nước khác trong khu vực.


<i>Thứ tư là việc đầu tư các cơ sở đào tạo du lịch và hình thức đào tạo.</i>
Việc xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch phụ thuộc và tiềm năng du lịch của
mỗi quốc gia, mỗi vùng.


<i>Cuối cùng là công tác đào tạo, nâng cao trình độ cần được quan tâm</i>
thường xuyên. Đây là cơ hội để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của
Ngành phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.



Bên cạnh đó, đối với nhân lực làm việc trong lĩnh vực hợp tác quốc tế
trong xúc tiến du lịch ngoài những kiến thức chun mơn cần nắm vững, địi
hỏi cần phải sử dụng thông thạo các ngoại ngữ thông dụng, có kinh nghiệm và
kiến thức trong quan hệ quốc tế, có kiến thức về văn hóa, xã hội của các nước,
có kinh nghiệm trong giao tiếp và đàm phán.


<b>1.4. Kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của</b>
<b>một số quốc gia</b>


<i><b>1.4.1 Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a</b></i>


<i>1.4.1.1. Vài nét về du lịch Ma-lai-xi-a </i>


Ma-lai-xi-a là đất nước có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 21o


đến 32o<sub> C. Lãnh thổ Ma-lai-xi-a gồm hai phần cách nhau 531km qua biển</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

đầu tư nước ngồi, cải thiện cơ chế chính sách trong hợp tác quốc tế.
Ma-lai-xi-a luôn coi trọng mở rộng và đẩy mạnh khu vực dịch vụ, đặc biệt là giáo
dục, du lịch và y tế. Hoạt động Du lịch của Ma-lai-xi-a phát triển và năng
động nhất Đông Nam Á, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 2 cho đất nước
sau ngành công nghiệp chế tạo.


Ngành du lịch Ma-lai-xi-a được hình thành từ những năm 1960, nhưng
với tốc độ phát triển chậm. Đến những năm 1971 - 1975, chính phủ đã đưa ra
một kế hoạch hành động nhằm xây dựng phát triển ngành du lịch trở thành
ngành kinh tế trọng điểm, bên cạnh đó, Cơ quan hợp tác phát triển du lịch
được thành lập dưới sự quản lý của Bộ Thương mại và công nghiệp trước kia.
Đến năm 1987, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Ma-lai-xi-a được thành


lập và đến năm 1992, Hội đồng Xúc tiến Du lịch Ma-lai-xi-a thay thế cho Cơ
quan hợp tác phát triển du lịch với tôn chỉ là quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a trên
thế giới. Đến năm 2012, cơ quan này đã có 36 cơ sở ở nước ngồi và 9 văn
phịng đại diện marketing ở 29 quốc gia. Hội đồng này có trách nhiệm xúc
tiến du lịch Ma-lai-xi-a và sử dụng du lịch để mang lại nguồn lợi về kinh tế
cho đất nước cũng như nhằm mang đến một hình ảnh Ma-lai-xi-a thịnh vượng
về kinh tế - xã hội đối với du khách trên toàn thế giới.


Theo xếp hạng của UNWTO, năm 2012, du lịch Ma-lai-xi-a hiện đứng
thứ 10 trong danh sách các quốc gia thu hút du lịch nhiều nhất. Năm 2003,
Ma-lai-xi-a đón 10,6 triệu du khách nước ngồi, năm 2004 là 15,7 triệu du
khách nước ngoài, đến năm 2011, con số này đã lên tới 24,714,324 khách du
lịch nước ngoài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>1.4.1.2. Một số kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch </i>
<i>của Ma-lai-xi-a </i>


<i>a. Hợp tác quốc tế hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các chủ thể thơng qua</i>
<i>tun truyền hình ảnh đất nước và du lịch</i>


Trước hết, trong hoạt động xúc tiến du lịch, đất nước này đã biết khai
thác triệt để lợi thế là một quốc gia đa sắc tộc. Việc lựa chọn khẩu hiệu cho
ngành du lịch Malaixia hiện nay “Malaysia Truly Asia” Malaixia
-Châu Á đích thực, đã phần nào thể hiện điều đó. Ma-lai-xi-a là một quốc gia
đa sắc tộc trong đó có 3 nhóm sắc tộc chính là người Malay, chiếm khoảng
57%, người Ấn Độ chiếm khoảng 7%, người Trung Quốc chiếm khoảng 30%
dân số, còn lại là các tộc người thiểu số khác.


<b>Hình 1.1: Quảng cáo Du lịch Ma-lai-xi-a với </b>
<b>Slogan: Malaysia - Truly Asia</b>



<i>Nguồn: </i>
<i> />


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

giải trí cao, thơng qua một đoạn video clip với những hình ảnh đặc sắc về du
lịch Ma- lay-xi-a vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Đoạn video clip
cũng đã thể hiện thông điệp của ngành du lịch Ma-lai-xi-a đối với du khách
đó là đến với Ma-lai-xi-a là đã đến với Châu Á, các nét văn hóa, tơn giáo của
Châu Á đều hội tụ tại Ma-lai-xi-a.


Bên cạnh đó, Bộ Du lịch và Hiệp hội du lịch cũng ln có nhiều nỗ lực
trong việc quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a ở trong nước cũng như nước ngoài.
Đại diện các báo và các cơ quan truyền thông quốc tế đã được mời tới
Ma-lai-xi-a để tham quan đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều nền văn hóa đặc
sắc và phong tục tập quán của cộng đồng đa sắc tộc, tham dự các lễ hội lớn
Citrawama, lễ hội nước, lễ hội ẩm thực và Hoa trái. Thơng qua truyền thơng,
hình ảnh Ma-lai-xi-a càng đến gần với du khách quốc tế. Các chiến dịch tuyên
truyền của ngành du lịch Ma-lai-xi-a tập trung tôn vinh những giá trị văn hóa
truyền thống đa mầu sắc mà cịn tập trung tơn vinh những giá trị vật chất thực
tiễn của cuộc sống hiện đại tại Ma-lai-xi-a. Thông qua truyền thơng, du khách
có thể biết được những giá trị văn hóa truyền thống đa mầu sắc như: văn hóa
ẩm thực, văn hóa lễ hội…


Năm 1970, Ma-lai-xi-a là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Hiệp hội Lữ
hành Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) lần thứ 21, hội nghị này đã góp phần
quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a trên trường quốc tế. Năm 1986, Ma-lai-xi-a lại
tiếp tục chủ trì tổ chức Hội nghị PATA lần thứ 35, hội nghị này đã góp phần
quảng bá cho du lịch Ma-lai-xi-a như là một điểm đến đầy sức thu hút,


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

truyền thống Ma-lai-xi-a; Lễ hội ẩm thực với các món ăn đặc sắc của đất
nước Ma-lai-xi-a: Món ăn Malay của người Malay, món ăn Ấn Độ của người


Malay gốc Ấn, Món ăn Trung Hoa, Món ăn Nyonya (pha trộn giữ các món
của người Hoa và người Malay) tại khách sạn New World; Quảng bá khơng
gian văn hóa mang đậm dấu ấn đa sắc tộc của đất nước Ma-lai-xi-a thơng qua
giới thiệu các lế hội văn hóa: Lễ hội Ma-lai-xi-a, Lễ trung thu, Lễ thờ chín vị
thần, Lễ hội Ánh sáng (của người Ấn), Lễ Hari Rây Puasa (của người Hồi
giáo), Lễ Thaipusm (của người Hindi), Lễ hội Hoa… Những giá trị mang tính
hiện đại như: lễ hội mua sắm giảm giá Grand Prix Sale hàng năm từ ngày
10/3 đến 15/4 (du khách sẽ được lựa chọn những nhãn hiệu thời trang hàng
đầu với mức giá rẻ) hay chương trình quảng bá tour du lịch mùa cưới.


Mỗi năm, ngành du lịch Ma-lai-xi-a đều chi hàng chục triệu đô la
Mỹ để xúc tiến du lịch. trong năm 2011, Ma-lai-xi-a đã dành 40 triệu USD
để xúc tiến du lịch. Hãng hàng khơng Ma-lai-xi-a cũng cũng thực hiện
nhiều chương trình bay giá ưu đãi, cộng thêm nhiều dịch vụ trên các tuyến
bay quốc tế.


Bên cạnh đó là phối hợp với các chủ thể phi quốc gia tổ chức các hoạt
động như thể thao: Tổ chức giải đua xe công thức 1 F1 Petronas Ma-lai-xi-a
Grand, các lễ hội mua sắm giảm giá…


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

khách từ những nơi vẫn được xem là thiên đường mua sắm như Xin-ga-po,
Trung Quốc, Thái Lan…


Ngồi ra, Malayxia ln tham gia các Hội chợ quốc tế về du lịch như:
World Travel Market, ITB Berlin, Arabian Travel Market, CMT - Đức,
ASEAN Tourism Forum, ITB Asia…


<i>b. Thông qua các hiệp định về hợp tác xúc tiến du lịch song phương và</i>
<i>đa phương</i>



Một trong những chính sách đối ngoại của Ma-lai-xi-a là tăng cường
hợp tác kinh tế với các nước đang phát triển thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ và
thúc đẩy quan hệ Nam - Nam. Ma-lai-xi-a rất coi trọng quan hệ với các nước
trong Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) vì có lợi ích chung cả về
kinh tế, chính trị và quân sự. Ma-lai-xi-a là nước đề xướng việc lập khu vực
hịa bình, tự do, trung lập (ZOPFAN) năm 1971 và nêu sáng kiến lập diễn đàn
kinh tế Đông Á (EAEC) năm 1990. Ngày 30/3/1973, Ma-lai-xi-a chính thức
lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sau khi Việt Nam giải phóng miền
Nam, Ma-lai-xi-a là nước đầu tiên trong ASEAN cơng nhận Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đến nay, Việt Nam và
Ma-lai-xi-a đã ký kết nhiều Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có du lịch
và nhiều bản ghi nhớ hợp tác khác. Trong chuyến thăm chính thức Ma-lai-xi-a
của Thủ tướng Phan Văn Khải (từ ngày 21 - 24/4/2004), hai nước đã ký
“Tuyên bố chung về khn khổ hợp tác tồn diện trong thế kỷ XXI”.


Chính phủ Ma-lai-xi-a khơng ngừng tham gia ký kết các hiệp ước song
phương và đa phương. Tại Hội nghị thượng đỉnh Khu vực phát triển


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

dần làm hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia khu vực Đông Nam
Á. Phát triển hợp tác xúc tiến du lịch và thương mại là một mục tiêu quan
trọng của tuyên bố. Bộ Du lịch của các bên được kêu gọi tăng cường các
chương trình xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch để BIMP - EAGA trở
thành một điểm đến chung.


<i><b>1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan</b></i>


<i>1.4.2.1 Vài nét về du lịch Thái Lan</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Như đã nói ở trên, người Thái vốn sùng bái đạo Phật. Có đến 94%
dân số ở Thái Lan theo đạo Phật. Khi đến với quốc gia này, du khách sẽ


bắt gặp chùa chiền ở khắp mọi nơi. Theo ước tính, ở nước Thái Lan có
khoảng 2 vạn 7000 ngơi chùa với hơn 30 vạn sư. Các ngôi chùa ở đây
ln mở cửa để đón chào du khách và là một trong những điểm hấp dẫn
khách du lịch khi đến với Thái Lan để trải nghiệm loại hình du lịch văn
hóa hay du lịch tâm linh.


<i>1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của Thái Lan</i>
Năm 2002, Bộ Du lịch và Thể thao Thái lan được thành lập và Thái
Lan đã tăng cường đẩy mạnh ngành du lịch. Nhận ra tầm quan trọng của
ngành du lịch, Bộ này đã xây dựng chính sách xúc tiến du lịch nhằm phát
triển du lịch bao gồm:


- Phát triển đồng thời xúc tiến du lịch bền vững ít chịu tác động nhất từ
môi trường, tự nhiên, xã hội và văn hóa, bảo tồn các nguồn tự nhiên cho các
thế hệ sau.


- Tăng cường phát triển du lịch về chất lượng thông qua phát triển và
quản lý các nguồn du lịch tiềm năng.


- Tiêu chuẩn hóa sản phẩm du lịch để hấp dẫn du khách.


- Sử dụng những giá trị Thái đặc trưng để hình thành hình ảnh tiêu biểu
cho từng vùng và từ đó thúc đẩy các giá trị đó cùng phát triển.


- Giới thiệu các sản phẩm du lịch khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch trên cơ sở 5% lượng khách du lịch trở lại Thái Lan


- Xúc tiến quảng bá các sự kiện thể thao quốc tế trở thành một hoạt
động du lịch chính.



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Từ những nguyên lý này, các Kế hoạch xúc tiến du lịch được hình
thành. Một trong những kế hoạch đó là mở rộng hợp tác quốc tế trong khu
vực nhằm phát triển vùng du lịch. Thái Lan tăng cường hợp tác với các nước
láng giềng nhằm định vị Thái Lan trở thành một cổng du lịch trong khu vực.
Thúc đẩy Thái Lan trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo về du lịch.


Nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch của Thái Lan cũng rất
được quan tâm. Năm 2010, Thái Lan dành 130 triệu USD cho xúc tiến du
lịch. Năm 2012, nguồn kinh phí này tăng lên 237 triệu USD. Điều này góp
phần giúp cho cơng tác xúc tiến du lịch có chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn.


Bên cạnh đó, họ đã thể hiện sự nhanh nhạy, nắm bắt được các yếu tố về
văn hóa, tâm lý của khách du lịch quốc tế để có những chiến lược hợp tác cụ
thể. Một ví dụ điển hình của hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch
của Thái Lan nhắm tới những thị trường khách láng giềng. Tổng cục Du lịch
Thái Lan đã phát hiện ra một xu hướng mới là du khách Việt sang Thái rất
chuộng loại hình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và
triển lãm (du lịch MICE). Năm 2008 có gần 340.000 khách du lịch Việt Nam
đã sang Thái Lan, tăng 42,6% so với 2007. Chính vì thế, họ đã nhanh nhạy
tung ra gói du lịch mới trên để hút luồng khách này. Các cơ quan chức năng
của Thái Lan đã tới ba thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và
thành phố Hồ Chí Minh để hợp tác tổ chức chuỗi hội nghị thu hút khách du
lịch và thương nhân. Tại đây, họ giới thiệu chiến dịch mới “Thêm một đêm,
thêm nụ cười” nhằm kéo dài kỳ lưu trú của khách trong giai đoạn từ 7/2009
đến 09/2010. Ở hơn 3 đêm, khách sẽ được thêm 1 đêm nghỉ miễn phí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>Hình 1.2: Hình ảnh xúc tiến du lịch Thái Lan</b>
<i>Nguồn: http:// www.tourismthailand.my</i>


<i><b>1.4.3. Kinh nghiệm của Xin-ga-po</b></i>



<i>1.4.3.1. Vài nét về du lịch Xin-ga-po</i>


Nước Cộng hòa ga-po nằm phía Nam bán đảo Mã Lai, do đảo
Xin-ga-po và 54 đảo nhỏ phụ cận hợp thành. Xin-Xin-ga-po nằm tại một trong những
giao lộ của thế giới - điểm chỗ giao nhau của con đường huyết mạch trong
vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Ma
-lắc - ca. Đây là vị trí thuận lợi góp phần giúp Xin-ga-po phát triển trở thành
một trung tâm quan trọng trong các lĩnh vực phát triển du lịch, thương mại,
viễn thông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

khác mở nhiều tuyến du lịch nối dài từ đất nước này sang các nước khác.
Trong các hoạt động kinh tế, ngành du lịch được xem như một ngành công
nghiệp sáng giá. Một trong những mục tiêu của ngành du lịch Xin-ga-po là
thu hút những đối tượng có mức chi tiêu cao và những khách quốc tế đến đây
tham dự các buổi hội nghị, các cuộc triển lãm.


<i>1.4.3.2. Kinh nghiệm của Xing - ga - po</i>


Với chính sách về du lịch linh hoạt, năng động, từ những năm 1970,
Xin-ga-po đã có những kế hoạch hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch rất rõ
ràng. Những năm 70, Xin-ga-po đã đưa ra kế hoạch xúc tiến du lịch cho
Xin-ga-po trở thành một “Instant Asia - Châu Á ngay trước mắt bạn” nơi
du khách có thể tìm thấy các nền văn hóa trong khu vực châu Á. Đến
những năm 80, Xin-ga-po đưa ra kế hoạch xúc tiến du lịch với Xin-ga-po
trở thành “a shopping paradise”- Thiên đường mua sắm. Đến những năm
1990, Xin-ga-po đặt mục tiêu xúc tiến đưa Xin-ga-po trở thành một
“Asia’s Convention City” - Thành phố hội nghị của Châu Á - đối thủ cạnh
tranh với Hồng Kông.



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

tiến hợp tác quốc tế phát triển du lịch là ký kết các biên bản ghi nhớ hợp
tác về kinh tế, trong đó có biên bản ghi nhớ ký với Ấn Độ. Theo đó,
Xin-ga-po và Ấn Độ sẽ thực hiện trao đổi nghệ sỹ, họ là những thành phần sẽ
tham gia trình diễn nghệ thuật tại Xin-ga-po và tại Ấn Độ tại các festival
nghệ thuật quốc tế của hai nước. Xin-ga-po cũng đã đơn giản hóa thủ tục
cấp Visa cho người Trung Quốc và tạo điều kiện thuận lợi cho họ mang
ngoại tệ khi đi du lịch tới Xin-ga-po (cho phép mang theo 5000 USD thay
vì 2000 USD như trước kia). Xin-ga-po đã xây dựng các đại lý du lịch của
họ ở nhiều nơi trên thế giới như: Kuala Lăm pua, Thành phố Hồ Chí Minh
(năm 2003) …


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i><b>1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngành Du lịch Việt Nam</b></i>


<i>1.4.4.1. Bài học về hợp tác trong xây dựng thương hiệu điểm đến</i>


Việc xây dựng thương hiệu điểm đến nhằm tạo sức cạnh tranh, thu hút
khách du lịch cho mỗi quốc gia. Thương hiệu điểm đến bao gồm cả những
yếu tố hữu hình như: logo, khẩu hiệu, quảng cáo, tập gấp… và những yếu tố
vơ hình như: các chiến lược quảng cáo, tổ chức sự kiện, các nỗ lực trong quan
hệ công chúng… Việc xây dựng thương hiệu địi hỏi phải hình thành được
tính khác biệt, độc đáo riêng của mỗi điểm đến và cần sự phối hợp đồng bộ
giữa các ngành với nhau như: ngành văn hóa, ngành du lịch, ngành ngoại
giao, ngành y tế, ngành xây dựng… và trong quá trình hợp tác, chúng ta phải
thể hiện được thương hiệu của mình một cách rõ nét về nội dung, hình thức.
Trong bối cảnh các nước trong khu vực có nhiều tương đồng về văn hóa,
nhưng họ vẫn biết phát huy tối đa sức mạnh bản sắc văn hóa của mình, kết
hợp với những yếu tố hiện đại để phát triển du lịch là một điều đáng để chúng
ta học hỏi. Trong bối cảnh kinh tế nước ta cịn nhiều khó khăn, việc hợp tác
trong xây dựng thương hiệu điểm đến sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong
xúc tiến du lịch. Thông qua sự khác biệt về văn hóa, chúng ta có thể hợp tác


với các quốc gia xây dựng một chuỗi các cổng du lịch mà mỗi cổng có một
thương hiệu điểm đến riêng, khác biệt.


<i>1.4.4.2. Bài học về vận dụng linh hoạt các mối quan hệ trong hợp tác giữa</i>
<i>các chủ thể</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

các đối thủ trên cùng thị trường, cố gắng làm nổi bật thế mạnh của mình để
dành được ưu thế trong cạnh tranh.


<i>1.4.4.3.Bài học về nắm bắt các yếu tố văn hóa, xã hội và các xu thế phát triển</i>
<i>của thị trường mục tiêu</i>


Đây là một trong những điều kiện để phát triển hợp tác quốc tế trong
xúc tiến du lịch. Việc nắm bắt được những yếu tố về văn hóa, xã hội và các xu
thế phát triển của thị trường mục tiêu giúp cho các chủ thể có thể hiểu hơn về
nhau, từ đó có chiến lược kịp thời, từ đó xây dựng các chương trình hợp tác
phù hợp, có tính cạnh tranh. Được trang bị đầy đủ kiến thức văn hóa, xã hội
về các chủ thể đồng thời cũng tạo điều kiện cho các chủ thể tự tin thực hiện
chương trình hợp tác.


<b>1.5. Tiểu kết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>CHƯƠNG 2</b>


<b>THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG</b>


<b> HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM</b>


<b>2.1. Khái quát về hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam</b>



<i><b>2.1.1. Khái quát về du lịch Việt Nam </b></i>


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, trong những năm vừa
qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Năm
1990, ngành Du lịch Việt Nam đón 250.000 khách quốc tế, thì năm 2013 con
số này đạt 7.572.352 lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2012.


Theo mục tiêu của Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai
đoạn 2013 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/2/2013, đến
năm 2015, Du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc
tế. Con số này cho đến cuối năm 2013, Du lịch Việt Nam đã đạt được cho
thấy hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc, gần gũi trong
mắt du khách quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50></div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i><b>2.1.2. Đặc điểm của hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam:</b></i>


Cũng như vai trò của xúc tiến trong mọi lĩnh vực kinh doanh khác, vai
trò của xúc tiến trong du lịch ở Việt Nam cũng đóng một vai trò then chốt.
Xác định được việc người tiêu dùng, tức là khách du lịch không thể mua một
sản phẩm du lịch khi họ không biết đầy đủ thông tin về sản phẩm: sản phẩm
đó do hãng nào sản xuất, chất lượng ra sao…


Nhận biết được vai trò của xúc tiến trong phát triển du lịch, Ngành
Du lịch Việt Nam từ khi hình thành và phát triển đã có nhiều hoạt động
xúc tiến nhằm tăng cường phát triển du lịch. Từ những năm đầu thế kỷ 21,
theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2002, Ngành Du lịch Việt Nam đã có sự
xác định đối với xúc tiến du lịch, cần đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền,
quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các
cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch


ở trong và ngồi nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch
Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các
cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trị của du lịch trong phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.


<i>2.1.2.1. Nội dung các hoạt động xúc tiến du lịch</i>
<i>a. Về tuyên truyền du lịch</i>


Tuyên truyền là việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng
truyền tin, giới thiệu và thuyết minh về một sự vật, hiện tượng hoặc một sản
phẩm của doanh nghiệp, của ngành hay chủ trương chính sách của một quốc
gia đến những đối tượng cụ thể nhằm mục đích cho đối tượng đó lý giải được
nội dung và từ đó thu hút sự chú ý của các đối tượng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

tuyên truyền quảng bá du lịch biết được tiềm năng, nhận dạng được sản phẩm.
Các hoạt động tuyên truyền có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức và
phương tiện khác nhau như: bằng lời, bằng tài liệu viết, hoặc các phương tiện
điện tử nhằm mục đích đưa thơng tin đến với khách hàng tiềm năng. Tun
truyền du lịch đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển du lịch của
một đất nước. UNWTO đã khuyến nghị, mỗi năm, ngành du lịch mỗi quốc
gia cần trích ra 1% trong thu nhập từ du lịch quốc tế để dùng vào việc
tuyên truyền đối ngoại nhằm tạo ra hình ảnh của đất nước và con người
dân tộc đó trong tâm trí bạn bè nước ngoài với mục tiêu thu hút khách du
lịch đến tham quan. Các nước phát triển trong khu vực như: Thái Lan,
Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Trung Quốc hàng năm đã dành những khoản kinh
phí lớn trong ngân sách để tuyên truyền du lịch đối ngoại thơng qua nhiều
hình thức khác nhau như việc tổ chức các sự kiện "Năm du lịch quốc gia",
tham gia các hội chợ du lịch, quảng cáo du lịch trên các phương tiện
thơng tin đại chúng ở nước ngồi…, kể cả việc tổ chức các nhà hàng dân
tộc ở nước ngoài để tạo ra hình ảnh về đất nước và con người nhằm thu


hút khách du lịch quốc tế. Việc tuyên truyền phải kết hợp hài hịa giữa
nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế, nhằm tăng cường sự hiểu biết về
đất nước, về con người, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá, từ
đó thúc đẩy việc tiêu thụ các loại hình dịch vụ, hàng hóa trong du lịch và
thu hút nguồn vốn đầu tư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

đường bay quốc tế, các ưu đãi về hải quan đối với khách du lịch đến các
chương trình du lịch để khách có thế lựa chọn…


Đối với mỗi quốc gia, hoạt động tun truyền quảng bá điểm đến đều
có tính chất chiến lược và có tính phi thương mại. Do đó cần được sự thực
hiện bởi các cơ quan du lịch quốc gia.


<i>b. Quảng cáo du lịch tại các điểm đến nhằm thu hút khách du lịch</i>
Tại mục 1, điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 đã nêu rõ: "Quảng cáo là
việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến cơng chúng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ khơng có mục đích
sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới
thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thơng tin cá nhân”.


Quảng cáo du lịch là hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp và
ngành du lịch phải trả bằng tiền để sử dụng các phương tiện, kênh truyền
thông khác nhau nhằm giới thiệu cho khách du lịch về điểm đến, sản phẩm,
dịch vụ nhất định tới các thị trường mục tiêu với mục đích thu hút khách du
lịch từ các thị trường này.


Quảng cáo du lịch có thể thơng qua các phương tiện như sau: trên các
phương tiện thông tin đại chúng: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử;
quảng cáo bằng các hình thức như: tập gấp, tờ rơi, ấn phẩm du lịch, các loại
hình băng đĩa CD, DVD, VCD, các cuốn sách nhỏ, sổ tay, các vật phẩm (túi


xách, áo, mũ, bút, móc treo chìa khóa…); thơng qua các cuộc họp báo, các
chuyến du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị…


Ngày nay, với sự phát triển của mạng internet, các website được xem là
kênh cung cấp thông tin nhiều nhất cho khách du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Trong bối cảnh của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt khi mà nhiều
quốc gia trên thế giới tích cực tham gia vào WTO, khiến cho nền kinh tế thế
giới có cơ hội tăng trưởng nhanh, mức thu nhập, mức sống của người dân
được nâng nên, nhu cầu về các dịch vụ du lịch ngày càng gia tăng. Trở thành
thành viên của WTO có nghĩa là các nước tham gia phải thực hiện những cam
kết về mở rộng thị trường hơn nữa, địi hỏi phải có nhiều thay đổi về thể chế,
chính sách, luật pháp… để phù hợp với thơng lệ quốc tế.


Đây là cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam phát triển, là cơ sở cho Việt
Nam để có thể trở thành những đối tác của các tập đoàn du lịch quốc tế lớn
như: American Express, Trip advisor, … nâng tầm vị thế của du lịch Việt
Nam. Tuy nhiên, ngược lại, Ngành Du lịch Việt Nam nói chung cũng như các
doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những cạnh tranh
gay gắt trong lĩnh vực du lịch quốc tế. Hợp tác trong việc tổ chức các hội chợ,
triển lãm du lịch cho các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế tham gia
gặp gỡ, trao đổi là hình thức tun truyền, quảng bá góp phần đẩy mạnh các
hoạt động ghép mối du lịch, tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi kinh
nghiệm xúc tiến của các nước bạn, cũng là cơ hội để thu hút vốn đầu tư,
khách du lịch, mở rộng thị trường tiêu thụ các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
<i>2.1.2.2. Các kết quả đạt được thời gian qua</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Biểu đồ 2. 1: Lượng khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam </b>
<i><b>từ năm 2007 - 2013 </b></i>



<i>Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch các năm từ 2009 đến 2013</i>
Trải qua 54 năm xây dựng và phát triển, Du lịch đã được Đảng, Nhà
nước, Chính phủ đánh giá cao với tổng thu từ khách du lịch luôn giữ nhịp
tăng trưởng khá. Trong những năm vừa qua, tổng thu từ khách du lịch của
Ngành luôn đạt những con số đáng khích lệ, nếu như năm 2001, tổng thu từ
khách du lịch là 20,5 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2008 đã đạt 60 nghìn tỷ
đồng, năm 2009 đạt 68 nghìn tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 96 nghìn tỷ đồng,
năm 2011 đạt 105 nghìn tỷ đồng, năm 2012 đạt 160 nghìn tỷ đồng, năm
2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng 25% so với năm trước.
Ước tính trong những năm qua, tổng thu của ngành Du lịch chiếm khoảng
5,5% GDP của cả nước. Bên cạnh đó, Du lịch cịn là một trong những ngành
có thu nhập ngoại tệ lớn nhất đất nước, ví dụ trong năm 2009, du lịch đã
mang về 4,05 tỷ USD, chiếm trên 55% cơ cấu xuất khẩu dịch vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với quốc tế, góp
phần nâng cao trình độ, cải thiện đời sống nhân dân


<b>Biểu đồ 2.2: Tổng thu của ngành Du lịch các năm </b>
<i><b>từ năm 2008 đến năm 2013 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>2.2. Thực trạng hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam</b>


<i><b>2.2.1. Các chủ thể tham gia</b></i>


Có thể nói, các chủ thể của hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du
lịch của Việt Nam đều tích cực tham gia ở các cấp: chủ thể quốc gia, chủ thể
phi quốc gia và chủ thể dưới quốc gia trong lĩnh vực du lịch.


Chủ thể quốc gia với đại diện là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ
sẽ giao chức năng tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong xúc tiến du lịch


cho các đơn vị trực thuộc như: Tổng Cục Du lịch, Cục hợp tác quốc tế - Bộ
Văn hóa, Thể thao vào Du lịch. Hàng năm, Tổng cục Du lịch, Cục Hợp tác
quốc tế sẽ lên kế hoạch chương trình hợp tác cụ thể, từ đó Bộ sẽ phê duyệt,
cho triển khai, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Chủ thể phi quốc gia bao gồm các tổ chức phi chính phủ, công ty đa
quốc gia ... Ở Việt Nam đa số là các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội
như: Chi hội Lữ hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Việt Nam
(PATA Vietnam), Chương trình Du lịch trách nhiệm của Dự án EU, tổ chức
phi chính phủ Wildchild của Ốtx-trây-lia …


<i><b>2.2.2. Các hình thức đã triển khai</b></i>


<i>2.2.2.1. Hợp tác đa phương và cơ chế</i>


Trong hợp tác đa phương, ngành Du lịch đã tích cực thúc đẩy hợp tác
với các tổ chức thương mại lớn, các hiệp định đa phương, các diễn đàn như:
WTO, Hiệp định thương mại với Mỹ, APEC, Hợp tác dịch vụ ASEAN, Hợp
tác trong ASEM, EU.


- Trong WTO: Việt Nam gửi đơn xin gia nhập từ tháng 12/1994. Ngành
Du lịch Việt Nam đã hồn thành việc minh bạch hóa chính sách thương mại
liên quan đến dịch vụ du lịch của Việt Nam thông qua trả lời các câu hỏi của
các thành viên WTO. Tạo điều kiện cho phía nước ngồi được phép đầu tư
xây dựng khách sạn và cung cấp dịch vụ dưới hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh với đối tác Việt Nam. Đối với dịch vụ lữ hành và điều hành tour
du lịch, phía nước ngồi được liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó
góp vốn của phía nước ngồi khơng được vượt q 49% vốn pháp định của
liên doanh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

định Thương mại Việt - Mỹ tạo cơ sở để ta đàm phán, tham gia các tổ chức,
diễn đàn kinh tế quốc tế khác.


- Trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC): Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC vào
tháng 11/1998, Ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động
quốc gia về du lịch theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1998 - 2000: tập trung hợp
tác đầu tư khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, cơng viên chun
đề; giai đoạn 2001 - 2005: liên doanh dịch vụ lữ hành, nhà hàng, trung tâm
hội nghị; giai đoạn 2006 - 2020: mở rộng phạm vi hoạt động liên doanh
dịch vụ lữ hành (về số lượng liên doanh, tỷ trọng góp vốn và các chế độ ưu
đãi liên quan). Ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia các cuộc họp nhóm
cơng tác du lịch, hội nghị bộ trưởng Du lịch APEC, chủ động đề xuất hoặc
tranh thủ tham gia các dự án hỗ trợ kỹ thuật dành cho các thành viên kém
phát triển, đề xuất các quan điểm và ưu tiên về du lịch của Việt Nam đối
với APEC, tập trung hợp tác khai thác nguồn khách và đầu tư du lịch vào
Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

vụ, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, bảo vệ tài nguyên du lịch, nhằm
đóng góp hơn nữa vào phát triển du lịch bền vững ở mỗi nền kinh tế thành
viên cũng như toàn khu vực APEC.


- Trong Hợp tác dịch vụ ASEAN: Cùng với các Bộ, liên ngành
khác, ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia các phiên họp hợp tác dịch vụ
ASEAN các vòng. Việt Nam đã tham gia ký Nghị định thư hội nhập ngành
Du lịch ASEAN với mục tiêu đề ra các biện pháp được xác định trong lộ
trình cụ thể do các quốc gia thành viên thực hiện trên cơ sở ưu tiên nhằm
tạo thuận lợi cho việc hội nhập từng bước, nhanh chóng và có hệ thống
ngành du lịch.



- Hợp tác trong ASEM, EU: Trong ASEM, Ngành Du lịch Việt Nam đã
phối hợp với Bộ Ngoại giao, cùng Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp tổ chức
các hội thảo nhằm xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, xây dựng đề xuất dự án
“thúc đẩy hợp tác du lịch ASEM để xóa đói giảm nghèo, tăng sự thịnh
vượng” đề nghị các nước thành viên trong ASEM hỗ trợ triển khai nhằm
tăng cường hợp tác du lịch giữa hai châu lục, góp phần xóa đói, giảm
nghèo. Với Liên minh Châu Âu, ngành Du lịch đã trang thủ được EU cam
kết tài trợ thực hiện dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”, trị
giá 12 triệu Euro.


<i>2.2.2.2. Hợp tác chuyên ngành và cơ chế</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

ASEAN. Ngành du lịch các nước đã cùng nhau hợp tác trong chiến dịch xúc
tiến chung ASEAN (chương trình du lịch ASEAN - VAC), tập trung đẩy mạnh
du lịch trong nội khối ASEAN.


- Hợp tác trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): Ngành Du lịch
Việt Nam đã chủ động tham gia các hoạt động và tranh thủ hỗ trợ của
WTO về thông tin, đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật như: nhận tài liệu
của WTO về thống kê hàng năm, từ đó nghiên cứu kinh nghiệm phát
triên nói chung và xúc tiến du lịch nói chung của các nước. WTO đã hỗ
trợ Ngành Du lịch Việt Nam nhiều học bổng đào tạo cán bộ quảng lý,
điều hành du lịch, khách sạn và cử chuyên gia sang giúp xây dựng, điều
chỉnh qui hoạch phát triển du lịch.


- Hợp tác Hiệp hội Lữ hành châu Á - Thái Bình Dương (PATA): Du lịch
Việt Nam đã tranh thủ thông qua hiệp hội du lịch lớn nhất thế giới này trong
xúc tiến và bán sản phẩm du lịch. Tham gia các hoạt động của tổ chức: Đại
hội thường niên, Hội nghị Chi hội, Hội nghị giám đốc PATA và tổ chức các
hội thảo chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm phát triển du lich nói chung.


<i>2.2.2.3. Hợp tác trong tiểu vùng và cơ chế:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho
hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Cam-pu-chia, Lào,
Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây
(Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê Cơng mở rộng nhanh chóng trở thành
vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.


Hợp tác GMS được đánh giá là hợp tác hiệu quả nhất trong các cơ chế
hợp tác Tiểu vùng. Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình GMS tập
trung vào 9 lĩnh vực chính bao gồm: Giao thơng vận tải, Năng lượng, Môi
trường, Du lịch, Bưu chính Viễn thông, Thương mại, Đầu tư, Phát triển
Nguồn nhân lực, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Phát triển du lịch tiểu vùng GMS là 1 trong 11 chương trình ưu
tiên đã được xác định trong khn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS,
bao gồm: Các tuyến trục bưu chính viễn thơng và cơng nghệ thơng tin
liên lạc; Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Đông - Tây;
Hành lang kinh tế phía Nam; Các tuyến liên kết điện năng và thương mại
điện năng trong khu vực; Khung khổ chiến lược môi trường; Tạo thuận
lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới; Tăng cường sự tham gia của
khu vực tư nhân và khả năng cạnh tranh; Phát triển nguồn nhân lực và
các kỹ năng; Quản lý nguồn nước và phịng chống lũ; Phát triển du lịch
tiểu vùng GMS.


Tính đến cuối năm 2012, GMS đã tổ chức 4 Hội nghị cấp cao và 18
Hội nghị Bộ trưởng.


- Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi - Chao Phraya - Mê Kông
(ACMECS):



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

song phương để khai thác và phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước
thành viên, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển.
ACMECS được thành lập tháng 11/2003 tại Hội nghị Cấp cao Bagan do Thái
Lan đề xuất. Việt Nam chính thức tham gia ACMECS tại Hội nghị Bộ trưởng
ACMECS lần thứ 1 tại Thái Lan, tháng 11/2004.


Đến nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác gồm: thương mại- đầu tư;
nông nghiệp; công nghiệp - năng lượng; giao thông; du lịch; và phát triển
nguồn nhân lực; y tế. ACMECS thành lập 7 Nhóm cơng tác tương ứng với 7
lĩnh vực hợp tác. Mỗi nước ACMECS điều phối ít nhất 1 lĩnh vực hợp tác,
trong đó Thái Lan điều phối 2 lĩnh vực là thương mại- đầu tư và y tế; Việt
Nam điều phối 2 lĩnh vực là phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp- năng
lượng; Campuchia điều phối hợp tác du lịch; Lào điều phối hợp tác giao
thông; Mianma điều phối nông nghiệp.


Hội nghị Cấp cao ACMECS được tổ chức hai năm một lần theo luân
phiên chữ cái tên các nước. Hội nghị Bộ trưởng họp hàng năm. Gần đây
nhất, Hội nghị Cấp cao ACMECS 5 được tổ chức vào tháng 3 năm 2013.


- Hợp tác sông Mê Kông – sông Hằng (MGC):


Hợp tác MGC thành lập theo sáng kiến của Ấn Độ và Thái Lan, được
thông qua tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao 6 nước Cam-pu-chia, Ấn
Độ, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam được tổ chức vào dịp Hội nghị Bộ
Trưởng ASEAN (AMM) ở Băng - cốc ngày 28/7/2000. Mục tiêu của MGC là
củng cố tình hữu nghị, đồn kết giữa các nước thuộc lưu vực sông Mêkông và
sông Hằng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

thông qua Tuyên bố Viên Chăn xác định cơ chế và lĩnh vực hợp tác. Hội nghị


Bộ Trưởng lần 2 (Hà Nội, ngày 28/7/2001) thơng qua Chương trình hành
động Hà Nội và các thoả thuận trong các lĩnh vực hợp tác về du lịch, văn hoá,
phát triển nguồn nhân lực và giao thông liên lạc. Hội nghị Bộ trưởng Mê
Công - Ganga lần 6 tổ chức vào tháng 9/2012 tại Niu Đê-li.


- Hợp tác Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào
và Cam-pu-chia (CLV):


Một trong những nội dung của hợp tác là xây dựng sản phẩm và xúc
tiến du lịch chung ba nước.


Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004
gồm 10 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông (Việt Nam); Sekong,
Attapeu, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri
(Cam-pu-chia). Năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung thêm tỉnh Bình Phước (Việt Nam),
tỉnh Kratie (Cam-pu-chia) và tỉnh Champasak (Lào).


Mục tiêu CLV nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước nhằm
phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo góp phần giữ vững ổn định, an
ninh của cả 3 nước. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: giao thông vận tải,
thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- Hợp tác bốn nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV)
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, tháng 12/2003, Tokyo,
Nhật Bản, Lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Mi-an-ma và Việt
Nam (CLMV) đã nhất trí tổ chức Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ nhất vào
dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 10, cuối tháng 11/2004 tại Viên Chăn, Lào. Hội
nghị đã thông qua “Tuyên bố Viên Chăn” về “Tăng cường hợp tác và hội
nhập kinh tế giữa các nước CLMV”. Tuyên bố Viên Chăn khẳng định quyết


tâm của các CLMV tăng cường hợp tác kinh tế với nhau và hội nhập trong
các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông, ASEAN và khu vực; đồng thời kêu
gọi các nước và các tổ chức quốc tế tăng cường hỗ trợ bốn nước nhằm thu hẹp
khoảng cách phát triển.


Lĩnh vực hợp tác của khuôn khổ CLMV bao gồm: thương mại, đầu
tư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, du lịch và phát triển nguồn
nhân lực. CLMV khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và doanh
nghiệp các nước.


CLMV hiện có 7 nhóm cơng tác chuyên ngành do các nước thành viên
điều phối, cụ thể Việt Nam điều phối nhóm cơng tác về thương mại - đầu tư,
công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực; Cam-pu-chia điều phối
nhóm cơng tác về du lịch; Lào điều phối nhóm cơng tác về giao thơng; Mi-an
-ma điều phối nhóm cơng tác nơng nghiệp và cơng nghiệp - năng lượng.


Tính đến cuối năm 2014, CLMV đã tổ chức 6 Hội nghị Cấp cao và 4 Hội
nghị Bộ trưởng Kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i>2.2.2.4. Hợp tác du lịch song phương và cơ chế:</i>
- Với các nước đã ký Hiệp định


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>Biểu đồ 2.3. Lượt khách du lịch Pháp đến Việt Nam </b>
<b>từ năm 2008 đến năm 2012</b>


<i>Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch các năm từ 2008 đến 2012</i>
- Một số hợp tác điển hình với Chủ thể quốc gia: với các nước chưa ký
Hiệp định Hợp tác song phương hoặc không có thơng lệ ký hiệp định cũng
được đẩy mạnh, có thể kể đến như:



+ Với Chính phủ Đại Cơng quốc Luxembourg: kể từ năm 1996, Chính
phủ Luxembourg đã cam kết hỗ trợ trên 12 triệu euro nhằm phát triển nguồn
nhân lực du lịch Việt Nam thông qua 4 dự án (VIE/002, VIE/009, VIE/015 và
VIE/031), trong đó Chính phủ Việt Nam tham gia đóng góp về tiền mặt và các
hỗ trợ khác tương đương 15% tổng số đóng góp của chính phủ Luxembourg.
Đây là quốc gia có viện trợ khơng hoàn lại lớn nhất cho du lịch Việt Nam
trong phát triển nguồn nhân lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

+ Với Thái Lan: Hai nước đã trao đổi đoàn các cấp, cung cấp thông tin,
trao đổi kinh nghiệm, triển khai các hợp tác. Năm 1998, Ngành Du lịch Việt
Nam đã hỗ trợ bạn tổ chức quảng bá thành cơng chương trình giới thiệu
“Amazing Thailand” tại Việt Nam. Năm 2001, bạn đã giúp ta tổ chức xúc
tiến, quảng bá du lịch tại Thái Lan.


+ Với Pháp: Chúng ta đã ký Hiệp định hợp tác Du lịch Việt Nam
-Pháp. Theo đó, Pháp đã hỗ trợ việt Nam trong tổ chức một số chương trình
xúc tiến, giới thiệu về du lịch Việt Nam tại Pháp, bồi dưỡng tiếng Pháp cho
cán bộ du lịch Việt Nam hay tiếp nhận cán bộ du lịch Việt Nam sang Pháp
thực tập. Bên cạnh đó, Pháp cịn giúp đỡ Việt Nam trong tơn tạo các di tích, tổ
chức Festival Huế thành công trong nhiều năm qua.


- Với các chủ thể dưới quốc gia


+ Với Tổ chức hợp tác kỹ thuật cộng hòa liên bang Đức (GTZ): Ngành
Du lịch Việt Nam đã có nhiều hợp tác với tổ chức này nhằm phát triển du lịch và
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tổ chức đã giúp đỡ ngành Du lịch Việt
Nam về nguồn kinh phí cũng như về trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực du lịch.


+ Với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): cơ quan này đã xây
dựng cho du lịch Việt Nam một chiến lược phát triển du lịch vùng kinh tế


trọng điểm miền Trung Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay, cơ quan này đang
hỗ trợ Tổng cục Du lịch một cố vấn kỹ thuật toàn thời gian tại Viện Nghiên
cứu Phát triển Du lịch với mục đích: tư vấn về các chính sách du lịch, các
chương trình và các kế hoạch hành động, tư vấn về xúc tiến và tiếp thị du lịch,
hỗ trợ xây dựng các chương trình phát triển du lịch thông qua sử dụng các nguồn
lực du lịch địa phương, điều phối các chương trình hỗ trợ của các đối tác phát
triển với các chương trình của chính phủ, chủ động phối hợp giữa các bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Bên cạnh đó cịn nhiều chủ thể phi quốc gia khác như: Tổ chức Du lịch
thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo
dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), các tổ chức phi chính phủ: Wild Aid,
WWF, SNV…


<i>2.2.2.5 Đánh giá, so sánh về các hình thức hợp tác quốc tế trong xúc</i>
<i>tiến du lịch của Việt Nam</i>


Nhìn chung, các hình thức hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du
lịch của Việt Nam trong thời gian qua đã đem lại nhiều lợi ích cho ngành Du
lịch Việt Nam. Thông qua nguồn vốn đầu tư từ các hợp tác này, chất lượng dịch
vụ du lịch, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã ngày
càng được chú trọng, nâng cao. Chúng ta có cơ hội chủ động tham gia các hợp
tác quốc tế, tích cực tìm kiếm các mối quan hệ mới trong hợp tác thông qua các
biên bản ghi nhớ đã ký kết hay thông qua những kết quả đã đạt được.


Mỗi hình thức hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của Việt Nam đều
có những ưu điểm riêng. Trong hợp tác đa phương, Việt Nam tham gia cùng
nhiều chủ thể khác nhau, với những thỏa thuận mang lại lợi ích cho các chủ
thể, do đó ta có thể tranh thủ được hỗ trợ của các bên tham gia.


Trong hợp tác chuyên ngành, cũng có sự tham gia của nhiều chủ thể


trong du lịch, do đó ngành Du lịch Việt Nam có cơ hội tiếp cận, học hỏi
những kinh nghiệm chuyên sâu của mỗi chủ thể tham gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Trong hợp tác song phương, với sự tham gia của hai chủ thể sẽ đảm bảo
được sự tập trung cao độ của mỗi bên tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả
của hợp tác.


<i><b>2.2.3. Một số kết quả trong công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch </b></i>


Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng
với kinh tế thế giới, xúc tiến du lịch cũng như vấn đề hợp tác quốc tế
trong xúc tiến du lịch luôn được quan tâm đặc biệt thể hiện trong các
chương trình hành động quốc gia về du lịch, các chiến lược phát triển
ngành theo từng giai đoạn. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du
lịch mạng lại những hiệu quả bước đầu cho du lịch Việt Nam, có thể đánh
giá như dưới đây:


<i><b>2.2.3.1. Chất lượng hoạt động hợp tác xúc tiến du lịch được cải thiện </b></i>


Hợp tác xúc tiến đã từng bước đi vào chuyên nghiệp như: có đi sâu vào
nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng điểm; xác định các sản phẩm
du lịch chính phù hợp với từng thị trường; định hướng xây dựng sản phẩm du
lịch,… chứ khơng cịn dừng lại ở việc chỉ đơn thuần đưa ra hình ảnh quảng bá
cho du lịch Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Hình 2.1. Hình ảnh quảng bá du lịch Việt Nam trên mạng Internet</b>
<i>Nguồn: www.vietnamtourism.com</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

tác song phương và đa phương, tranh thủ hỗ trợ từ các mối quan hệ đó nhằm đẩy
mạnh sự phát triển và hội nhập của Ngành.



<i><b>Hình 2.2. Slogan quảng bá cho Du lịch Việt Nam </b></i>
<i><b>Nguồn: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<i><b>2.2.3.2. Tăng cường nhận thức của các cấp về vai trò của hợp tác quốc tế </b></i>
<i><b>trong xúc tiến du lịch</b></i>


Có thể khẳng định, nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về
vai trị của Du lịch, trong đó có hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch đã được
củng cố, nâng cao theo hướng tích cực, cụ thể như sau:


- Các chủ trương, chính sách phát triển du lịch đã được thể chế hóa
thơng qua Luật Du lịch và hệ thống các văn bản hướng dẫn và các văn bản
pháp lý liên quan. Ngành Du lịch đã xây dựng các nội dung như: Chiến lược
phát triển du lịch và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Chương
trình Hành động quốc gia về du lịch, Chương trình xúc tiến du lịch theo từng
giai đoạn, có đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và góp phần từng bước nâng cao
chất lượng, hiệu quả phát triển du lịch cũng như xúc tiến du lịch.


- Sự phối hợp liên ngành được nhuần nhuyễn hơn trong xúc tiến du
lịch, có thể kể đến như: phối kết hợp giữa Ngành Du lịch và Ngành Ngoại
giao tổ chức các chương trình, sự kiện xúc tiến du lịch hoặc liên quan ở trong
và ngoài nước hay áp dụng một số chính sách tạo thuận lợi cho khách du lịch
nước ngoài như đơn phương miễn thị thực cho du khách từ các quốc gia như:
Nga, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật; cấp giấy
phép tham quan, du lịch Việt Nam cho người nước ngoài quá cảnh; phối hợp
giữa Ngành Du lịch và Ngành Tài chính trong việc thực hiện chính sách hồn
thuế giá trị gia tăng cho du khách;...


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

tổ chức các hội thảo, hội chợ thương mại - du lịch … Quan tâm đến nâng cao


năng lực cho nhân lực làm việc liên quan đến xúc tiến du lịch cũng như nguồn
kinh phí cho hoạt động này thơng qua việc dành ngân sách đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ hoặc tìm kiếm các cơ hội hợp tác trao đổi cán bộ, chuyên gia với các cơ
quan quản lý du lịch nước ngoài. Ngành Du lịch đã từng bước học hỏi kinh
nghiệm, xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình, góp phần khơng
nhỏ trong việc xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia.


<i><b>2.2.3.3. Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch </b></i>


- Ngành Du lịch Việt Nam đã chủ động mở rộng chương trình hợp tác,
hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngồi, như: tham gia tích cực các chương
trình, sự kiện văn hóa, du lịch như các tuần lễ văn hóa, du lịch Việt Nam ở
nước ngồi; lập các gian hàng quảng bá về du lịch Việt Nam tại các hội chợ
du lịch quốc tế lớn tại các thị trường trọng điểm như Hội chợ Du lịch WTM
tại Anh, ITB tại Đức, ITB Asia tại Xin-ga-po, JATA tại Nhật, …Đây là cơ hội
cho Ngành Du lịch Việt Nam tìm kiếm nhiều đối tác mới, mở rộng hợp tác; tổ
chức nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá điểm đến tại thị trường châu Âu,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ôtx-trây-li-a...; sử dụng các phương tiện truyền thông,
ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến như quảng bá du lịch Việt Nam
trên các phương tiện truyền thơng có uy tín trên thế giới như kênh truyền hình
CNN, BBC, trên mạng Internet.


<b>Bảng 2.14. Một số hội chợ du lịch quốc tế thường niên quan trọng mà</b>
<b>Ngành Du lịch Việt Nam tham dự </b>


<b>Tên hội chợ</b> <b>Địa điểm</b>


Tham gia Hội chợ Du lịch thương mại TTM PLUS Thái Lan


Tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế JATA Nhật Bản



Tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TOP RESA Pháp


Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITB Asia Xin-ga-po


Tham gia Hội chợ du lịch thương mại quốc tế CITM Trung Quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

tổ chức vào tháng 10
hàng năm tại Luân đôn,
Anh Quốc


Tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) Diễn đàn Du lịch khu


vực được tổ chức tại các
nước thành viên của
ASEAN


Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế MITT Nga


Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITB Đức


Hội chợ Triển lãm du lịch Daegu-Gyeongbuk Tour Expo Hàn Quốc


Hội chợ du lịch quốc tế KOTFA Hàn Quốc


Tham gia tổ chức các Tuần lễ du lịch Việt Nam Bỉ, Nhật, Liên bang Nga


<i>Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>Hình 2.3. Biểu diễn nhạc dân tộc Việt Nam tại </b>


<b>Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế IFTN Top Resa 2012 - Pháp</b>
<i>Nguồn: </i>


<i> />


Theo Báo cáo của Chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn 2011
-2020 và tầm nhìn 2030, trong thời gian vừa qua, Du lịch Việt Nam đã thu hút
nhiều đầu tư nước ngồi đến Việt Nam. Tính đến cuối năm 2010, tổng số dự
án đầu tư vào lĩnh vực du lịch được cấp phép trong cả nước là hơn 600 dự án
với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 12 tỷ đô la Mỹ, chiếm 28% về vốn đăng ký
trong lĩnh vực du lịch. Đã có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam trong lĩnh vực du lịch, Hồng Kông dẫn đầu với 33 dự án.


<i><b>2.2.3.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch </b></i>


Hiện nay, thông qua nhiều dự án, nguồn ngân sách, nhiều cán bộ, viên
chức ngành du lịch đã và đang được đào tạo ở trong và ngoài nước về du lịch.
Đây là nguồn lực cho việc phát triển du lịch nói chung và xúc tiến du lịch nói
riêng ở Vương quốc Bỉ, Italila, Ốt-xtrây-lia,… đội ngũ cán bộ này đã tích lũy
được nhiều kinh nghiệm q báu, có tâm huyết và trình độ chun mơn nghiệp
vụ, kỹ năng xúc tiến ngày càng cao. Đội ngũ này đã có những đóng góp tích
cực trong việc tham mưu cho các cấp đề ra được những chính sách, chương
trình đối với hoạt động xúc tiến của du lịch nói chung và hợp tác quốc tế
trong du lịch nói riêng, từng bước để cơng tác xúc tiến từng bước đi vào nề
nếp và có tính chuyên nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã xây dựng được
thương hiệu của mình nhờ những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân
viên chuyên ngành này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>Hình 2.4: Mơ hình phân tích SWOT</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>Mơ hình phân tích SWOT được viết tắt từ các từ Strengths (điểm</b>
mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ),
Ngành Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, trong bối cảnh tồn cầu hóa
kinh tế như hiện nay, việc đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ
cũng như của bản thân để từ đó có thể lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
đóng vai trị rất quan trọng.


<i><b>2.3.1 Điểm mạnh</b></i>


<i>2.3.1.1 Tình hình an ninh chính trị</i>


Chính trị là một trong những trở ngại trong quan hệ giữa các chủ
thể. Các chính sách quốc gia và biên giới đã vơ hình giới hạn hoạt động
của một quốc gia và có tác động đến việc điều tiết các hoạt động của quốc
gia, con người và các hoạt động giữa các quốc gia. Tuy nhiên trong thời
gian qua, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn về địa chính trị tạo
nhiều cơ hội cho sự đối thoại, liên kết hợp tác hơn là đối đầu. Sự tự do
hóa chính sách thương mại, sự xóa bỏ các rào cản trong việc đi lại ở nhiều
quốc gia và xu hướng hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế đã làm thay
đổi các quan điểm chính trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>2.3.1.2. Vị trí địa lý thuận lợi </i>


Việt Nam nằm ở rìa Biển Đơng, trên đường hàng hải nối liền Âu - Á,
vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và là nhân tố không
thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển
Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới.


Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam


hiện nay khơng chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp mà cịn có cả vùng biển
rộng lớn hơn 1 triệu km2<sub>, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Việt Nam có 3.260</sub>


km bờ biển, Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa
sông, cửa lạch đổ ra biển. Có thể khẳng định, vùng biển Việt Nam cịn có
nguồn tài ngun phong phú và có tiềm năng lớn cho các ngành kinh tế phát
triển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất
nổi khoảng 1.636 km2<sub>, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây</sub>


Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long
Vĩ, Phú Quốc, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa...


Với lợi thế về vị trí địa lý, nhiều dạng địa hình phân bổ khắp đất nước,
Du lịch Việt Nam có nhiều ưu thế trong phát triển nhiều loại hình du lịch như:
du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du
lịch hội nghị …


<i>2.4.1.3. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú đa</i>
<i>dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. </i>


Việt Nam có thắng cảnh đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, một điểm đến
du lịch tiêu biểu cho Du lịch Việt Nam, một danh thắng đã được tổ chức
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; nhiều vườn quốc gia, nơi
bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã như: Vườn quốc gia Côn Đảo, Ba Bể,


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Minh Thượng..., khu nghỉ dưỡng lý tưởng tại Côn Đảo, Đảo Phú Quý - Phan
Thiết, Cát Bà…


Bên cạnh đó, chúng ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những
nét văn hóa đặc sắc riêng. Hàng năm, trong nước có hơn 560 lễ hội cổ truyền


được tổ chức trong suốt bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiều di sản đã được Tổ
chức UNESCO công nhận, bao gồm: 9 di sản văn hóa vật thể, bao gồm: Vịnh Hạ
Long, Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng, Quần thể di tích cố
đơ Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và
đền Sóc, bia tiến sỹ Văn Miếu, khu di tích hồng thành Thăng Long - Hà Nội và
8 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Hát xoan ở Phú Thọ, quan họ ở Bắc Ninh,
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Ca trù, Nhã nhạc, Khơng gian văn hóa cồng chiêng
Tây Ngun, Mộc bản triều Nguyễn, Đờn ca tài tử Nam Bộ…. Đây chính là
nguồn tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng,
đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là lợi thế của chúng ta trong hợp tác xúc
tiến du lịch với các chủ thể.


<i>2.3.1.4. Khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch </i>


Nhiều văn bản quản lý Nhà nước về du lịch đã được Chính phủ ban
hành, có thể kể đến như: Nghị định số 45/CP năm 1993về đổi mới và quản lý
phát triển ngành Du lịch; Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010; Nghị định 53/CP năm 1995 về cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Du lịch, trong đó điều chỉnh và thành lập thêm một số Vụ và
đơn vị trực thuộc; năm 1999, Pháp lệnh về Du lịch được ban hành, Ban chỉ đạo
Nhà nước về Du lịch được thành lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn
2001-2010, Thủ tướng chính phủ đã thơng qua Chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020.


Một bước ngoặt đánh dấu sự hoàn thiện về khung pháp lý đối với
Ngành là việc Luật du lịch được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ
bảy (từ ngày 5/5 đến ngày 14/6/2005) và chính thức có hiệu lực từ ngày
1/1/2006.



Tháng 12 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số
2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu tổng quát
của chiến lược là Phấn đấu phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các
nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành
quốc gia có ngành du lịch phát triển.


Ngồi ra, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách miễn thị thực
nhập cảnh cho một số quốc gia và một số đối tượng. Việt Nam đã ký kết các
Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực song phương với các nước trong khu vực
Đông Nam Á và trên thế giới. Hoặc đã thực hiện miễn thị thực đơn phương
đối với một số đối tượng như: Quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN
không phân biệt loại hộ chiếu được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam
với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc khách du lịch theo tour do các
công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức. Hay việc gia hạn visa cho
khách du lịch, các hãng du lịch lữ hành quốc tế đều có dịch vụ này.


Nhìn chung, khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch đã bước đầu
được hình thành, từng bước tạo điều kiện cho phát triển du lịch nói chung và
hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng theo hướng hiện đại, đáp ứng
những yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.


<i>2.3.1.5. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, cần cù</i>



Theo báo cáo của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2009, ngành Du lịch có khoảng
1.389.600 lao động, trong đó có 434.240 lao động trực tiếp làm việc trong
lĩnh vực du lịch và hơn 955.350 lao động gián tiếp, chiếm khoảng 2,4% tổng
số lao động cả nước. So sánh với những năm trước trong giai đoạn 2001
-2010 (năm 2005 các con số tương ứng là 875.128; 275.128; 600.000), số
lượng nhân lực ngành Du lịch có sự tăng trưởng khá mạnh, chứng tỏ Ngành
đã góp phần mang lại hiệu quả cho xã hội thông qua việc tạo công ăn việc làm
cho lực lượng lao động.


<i>2.3.1.6. Cải thiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật</i>


Thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật, nguồn lực
tăng trưởng kinh tế nâng cao khả năng huy động đầu tư của Nhà nước và khu
vực tư nhân, tăng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch trên địa bàn các tỉnh và
thành phố.


Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Tính
đến cuối tháng 11 năm 2010 cả nước có khoảng 625 dự án đầu tư vào lĩnh vực
du lịch được cấp phép với tổng số vốn đăng ký đạt 12,258 tỷ đô la Mỹ.


<i>2.3.1.7. Cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội</i>


Trong những năm gần đây, mức thu nhập và điều kiện làm việc của
người dân được cải thiện và nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng
tăng. Xu hướng người Việt đi du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng
tăng. Người dân Việt Nam đã chú trọng đến việc nghỉ ngơi, thăm thú những
danh lam thắng cảnh trong mỗi dịp nghỉ lễ, ngay cả dịp lễ tết cổ truyền


như: Tết Âm lịch, được xem là dịp đồn tụ của gia đình. Theo Hiệp hội Du
lịch Việt Nam tính tốn dựa trên báo cáo của một số cơ quan xúc tiến du
lịch nước ngồi, năm 2012, ước tính người Việt Nam đã chi hơn 3,5 tỉ đô la
Mỹ đi du lịch nước ngồi. Tổng số khách ước tính khoảng 3,5 triệu lượt.
Những điểm đến được người Việt Nam ưa thích bao gồm: Trung Quốc (mỗi
năm có khoảng 1,1 triệu du khách trong nước sang Trung Quốc),
Campuchia, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc...


<i><b>2.3.2. Điểm yếu</b></i>


<i>2.3.2.1. Hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên</i>
<i>nghiệp và đầu tư chưa cao. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

liên tục bị ngắt quãng, thiếu chuyên nghiệp. Trong khi đó, tại nước láng giềng
của chúng ta là Thái Lan đã dành 130 triệu đô la Mỹ cho xúc tiến du lịch
trong năm 2010. Năm 2012, nguồn kinh phí này tăng lên 237 triệu đô la Mỹ.
Một nước láng giềng khác trong khu vực là Xin-ga-po, đã dành 171 triệu đô
la Mỹ cho xúc tiến du lịch trong năm 2011, còn Ma-lai-xi-a đã dành 40 triệu
đô la Mỹ để xúc tiến quảng bá du lịch. Các cơ quan quản lý về xúc tiến du
lịch của Việt Nam khi tham gia hội chợ hay các sự kiện xúc tiến du lịch ở
nước ngoài thường phải tiết kiệm các khoản kinh phí để tổ chức các hoạt động
phụ trợ như: họp báo, quảng bá trực quan… cho nên dẫn tới hình ảnh du lịch
quốc gia ít nổi bật, các gian hàng của các doanh nghiệp tham gia xúc tiến ở
nước ngoài được trưng bày một cách mờ nhạt, khơng có điểm nhấn, thiếu tính
đồng bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i>2.3.2.2. Chưa khai thác đúng mức sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ du lịch</i>
<i>trong hợp tác quốc tế</i>


Nước ta được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều danh lam thắng cảnh với


những nét đẹp giầu bản sắc dân tộc. Nhưng việc khai thác những ưu thế này
để xây dựng thành một sản phẩm du lịch nổi bật, có sức cạnh tranh vẫn ln
là một vịng luẩn quẩn. Hình ảnh hoa đào, hoa mận nở trắng rừng ở Hà Giang
khơng thể so sánh với hình ảnh con đường đầy hoa anh đào của Nhật Bản hay
Hàn Quốc. Hình ảnh Chợ nổi miền Tây của Việt Nam cũng chưa thể khai thác
điểm mạnh để có thể cạnh tranh với hình ảnh Chợ nổi Damnoen Saduak của
Thái Lan…


Bên cạnh đó, Việt Nam cịn có rất nhiều làng nghề truyền thống, tạo ra
những sản phẩm du lịch có chất lượng, nhưng cũng chưa được quan tâm đầu
tư phát triển và bảo tồn thích đáng và đang dần ngày càng trở lên mai một.
<i>2.3.2.3. Thiếu nhân lực lành nghề</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

làm kinh doanh du lịch do đó cơng tác điều hành, giám sát các hoạt động du
lịch còn chưa đạt hiệu quả cao.


<b>Biểu đồ 2.4. Cơ cấu trình độ lao động trong ngành Du lịch Việt Nam</b>
<i>Nguồn: Báo cáo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam</i>


<i>đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030</i>


<i><b>2.3.3. Cơ hội</b></i>


- Tác động của diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới:
Diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn
đến Việt Nam khi nước ta hô ôi nhâ ôp ngày càng sâu và tồn diê ơn. Việt Nam đã
gia nhập WTO, trong bối cảnh tồn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi
cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh
tranh và tính phụ thuô ôc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày
càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hơ ơi, mơi trường


và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á
- Âu, Mỹ - Châu Á …và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển
theo chiều hướng tích cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ
Việt Nam trong q trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong
đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng.


- Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và
thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều
sâu. Hiê ôp hô ôi Lữ hành Châu Á - Thái Bình Dương hoạt đơ ơng ngày càng có
tiêu điểm hơn. Việt Nam đang trở quốc gia, điểm đến, thị trường mới nổi với
những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương.


- Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học cơng nghê ơ
được ứng dụng ngày càng có hiê ơu quả và có sức lan tỏa vơ cùng nhanh và
rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghê ô hiê ôn đại, nguồn nhân lực chất
lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hê ô kinh tế, đă ôc biê ôt công
nghê ô thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt đô ông du lịch.
Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và
nhanh chóng tiếp thu cơng nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.


- Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển
nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và
thịnh vượng của các quốc gia. Đă ôc biê ôt các nước đang phát triển, vùng sâu,
vùng xa coi phát triển du lịch là cơng cụ xố đói, giảm nghèo và tăng trưởng
kinh tế. Đây là cơ hội lớn hợp xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để
phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du
lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng
đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và


quốc gia đang phát triển như Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho
Du lịch Việt Nam một nguồn thu lớn.


<i><b>2.3.4. Thách thức</b></i>


Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thế giới ln biến đổi khó lường,
hậu quả của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, dịch bệnh lan tràn,
thiên tai… tác động vào thị trường du lịch từ đó ảnh hưởng tới các chính sách
hợp tác trong xúc tiến phát triển du lịch. Năng lực cạnh tranh của ngành Du
lịch Việt Nam, chất lượng, hiệu quả trong cơng tác xúc tiến cịn yếu, trong khi
mơi trường cạnh trạnh ngày càng gay gắt.


Kiến thức quản lý và phát triển du lịch, nhận thức của lao động trong
ngành cịn chưa đáp ứng được u cầu. Cơ chế,chính sách cịn nhiều gị bó, hệ
thống văn bản, qui phạm pháp luật chưa thơng nhất để có thể phát huy được
hiệu quả toàn diện phục vụ cho phát triển du lịch.


Đội ngũ cán bộ làm cơng tác xúc tiến cịn thiếu chuyên nghiệp, thiếu
kiến thức thực tế và trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế gây tâm lý e ngại
cho phát triển hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.


Du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhiều di
sản văn hóa, nhưng việc khai thác sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc,
cịn mang nhiều tính tự phát, khơng theo một chuẩn mực cụ thể, từ đó dẫn tới
sức cạnh tranh yếu.


<b>2.4. Tiểu kết</b>



Hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của Ngành Du lịch Việt Nam
trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua lượt
khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục, tổng thu từ khách
du lịch ngày càng cao chiếm tỉ trọng đáng kể trong Tổng thu nhập quốc dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

động xúc tiến du lịch của Việt Nam, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>CHƯƠNG 3</b>


<b>ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH </b>
<b>HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN DU LỊCH</b>


<b>3.1. Định hướng của hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch trong thời gian</b>
<b>tới</b>


Theo UNWTO, kể từ năm 1950, du lịch toàn cầu liên tục tăng, trở
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng nhanh nhất trên
thế giới. Năm 1950, số lượt khách du lịch trên toàn cầu là 25 triệu lượt, đến
năm 2013, con số này đã lên tới gần 1,1 tỷ người, đặc biệt khu vực châu Á
-Thái Bình Dương là khu vực có lượng khách du lịch tăng nhanh nhất. Năm
2013, khu vực Đơng Nam Á đã đón tổng cộng 90,2 triệu lượt du khách, tăng
12% so với năm 2012. Đây được coi là thời kỳ khó khăn của kinh tế thế giới
dưới tác động của các bất ổn tài chính, chính trị, nhưng lượng khách du lịch
ngày càng tăng là tín hiệu phát đi những thơng tin tích cực đối với các nền
kinh tế khác. UNWTO cũng đã dự báo, số lượt khách du lịch trên toàn cầu sẽ
tiếp tục tăng trong năm 2014 với tốc độ từ 4 - 4,5 và đạt 1,6 tỷ lượt khách du
lịch vào năm 2020, trong đó Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực tăng
trưởng mạnh với tỷ lệ 6,5% hàng năm trong giai đoạn từ năm 1995 - 2020 và
chiếm 25,4% tổng lượng khách du lịch trên toàn cầu vào năm 2020. Đây là cơ


hội thuận lợi cho Việt Nam thúc đẩy ngành du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam
xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Báo cáo Chính trị xác định: “Nhiệm vụ của
công tác đối ngoại là giữ vững mơi trườn g hịa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực
vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên
thế giới”.


Trên cơ sở đó, Đại hội XI của Đảng đã đề ra những định hướng lớn cho
công tác đối ngoại thời gian tới. Các định hướng cụ thể bao gồm:


Thứ nhất, về quan hệ song phương: Đảng và Nhà nước tiếp tục theo
đuổi phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, ưu tiên
phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng
có chung đường biên giới, bên cạnh đó nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ
với các đối tác chủ chốt.


Thứ hai, về quan hệ đa phương: Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng
góp ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn
đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, đặc biệt là Liên Hợp quốc với phương
châm là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.


Thứ ba, quan hệ với các nước thành viên ASEAN: chủ động, tích cực
và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh,
tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trị quan trọng của
ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

là: Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn, lấy hội nhập kinh tế
là trọng tâm và mở rộng sang các lĩnh vực khác: chính trị, quốc phịng, an
ninh, văn hóa - xã hội và ở mọi cấp độ song phương, khu vực, đa phương và
toàn cầu. Đại hội IX lấy chủ trương “Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy”, thì
Đại hội XI đã bổ sung thêm chủ trương Việt Nam là thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, các hoạt động đối ngoại sẽ được
triển khai đồng bộ, toàn diện trên cơ sở phát huy tiềm lực của mọi lực lượng
và thực thi trên mọi kênh, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
trên mặt trận đối ngoại.


<i><b>3.1.1 . Định hướng của hoạt động xúc tiến du lịch</b></i>


<i>3.1.1.1. Mục đích</i>


- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp,
hướng tới các chủ thể thuộc thị trường mục tiêu thông qua việc sử dụng các
sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn
với quảng bá đất nước, con người Việt Nam.


- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến du
lịch trong và ngồi nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù
hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương
mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.


<i>3.1.1.2. Nội dung</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Hai là, định hướng về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Hiện nay, do
mới được hình thành nên cơng tác xúc tiến quảng bá chưa mang tính chuyên
nghiệp, đồng thời thiếu nhiều cơ sở để thực hiện. Tuy nhiên có nhiều hoạt


động vẫn đã và đang triển khai mang lại các kết quả nhất định. Cho nên, các
hoạt động trong ngắn hạn và định hướng lâu dài là cần thiết.


Các hoạt động cụ thể bao gồm 4 nội dung sau:


<b>Sơ đồ 3.1: Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

triển. Bên cạnh đó, cần phải có chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và
tạo các sản phẩm đặc trưng, tránh tình trạng trì trệ, khơng có tính sáng tạo trong
việc làm phong phú, đổi mới các sản phẩm du lịch để thu hút các chủ thể tham
gia hợp tác.


Trên cơ sở đó, ngành Du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch cụ thể phù
hợp với xu hướng riêng của từng thị trường.


<i><b>3.1.2. Định hướng hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch</b></i>


<i>3.1.2.1. Mục đích</i>


- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch với các
chủ thể: quốc gia, dưới quốc gia, phi quốc gia, với tiêu chí gắn liền du lịch
Việt Nam với du lịch thế giới.


- Tích cực triển khai các hợp tác song phương, đa phương, bên cạnh đó
khơng ngừng mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương. Trên cơ
sở đó có thể tranh thủ sự hỗ trợ từ các chủ thể để phát triển ngành Du lịch.
<i>3.1.2.2. Nội dung</i>


Từ những định hướng cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta và
định hướng cho hoạt động xúc tiến du lịch, Ngành Du lịch cần xây dựng định


hướng cho hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch, cụ thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

lực ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng… Nhận thức được những
lợi ích lớn đó, việc tích cực triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác song
phương và đa phương đã ký kết luôn là định hướng quan trọng của Ngành.


- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong du lịch nói chung và trong xúc tiến
du lịch nói riêng với các nước, các tổ chức quốc tế; gắn thị trường du lịch Việt
Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Việc Ngành Du lịch Việt Nam
tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như: UNWTO, PATA hay các
diễn đàn du lịch như: ATF …đã thể hiện mong muốn của ngành là đẩy
mạnh hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh các nước trên thế giới đều chịu tác
động khơng ngừng của tồn cầu hóa, hội nhập, một vấn đề tưởng như chỉ
có ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia giờ đây có thể gây ảnh hưởng tới cả
khu vực như vấn đề khủng hoảng nợ công tại Mỹ, Ai Cập hay Tây Ban
Nha, hay sự bất ổn chính trị và xung đột vũ trang ở một số nước Bắc Phi và
Trung Đông trong thời gian qua. Cũng như các ngành kinh tế khác, việc tự
mình “đóng cửa” để tránh các tác động là khơng thể, mà hơn bao giờ hết
ngành Du lịch phải chủ động đối mặt với những tác động đó. Việc đẩy
mạnh hợp tác quốc tế, hịa mình vào với tập thể sẽ giúp cho Ngành có thêm
sức mạnh để đương đầu với những tác động có tính tồn cầu và cùng nhau
phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

lịch dồi dào, nguồn lao động sẵn có…Bên cạnh đó các chủ thể đều có xu
hướng tăng cường hợp tác, mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương,
đa phương để cùng phát triển theo xu thế của thời đại. Một điều đơn giản
mà các chủ thể đều có thể nhận ra là thơng qua hợp tác có thể tranh thủ sự
hỗ trợ lẫn nhau và góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các bên. Đối với
Ngành Du lịch Việt Nam cũng vậy, chúng ta luôn nhận thức được việc hợp
tác là mang lại lợi ích cho các bên và góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế


của Du lịch Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nếu chúng ta
không mở rộng các mối quan hệ hợp tác thì sẽ không thể cạnh tranh với
ngành du lịch của những nước láng giềng cũng với những nét tương đồng
về văn hóa, xã hội.


<b>3.2. Một số giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc</b>
<b>tiến du lịch</b>


<i><b>3.2.1. Cải cách quy trình xúc tiến và xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế</b></i>
<i><b>cụ thể cho mỗi chủ thể thuộc thị trường mục tiêu</b></i>


Việc cải cách quy trình xúc tiến du lịch đòi hỏi phải nghiên cứu, thiết
lập và ban hành các qui định về hoạt động xúc tiến du lịch nói chung đảm bảo
tính chun nghiệp, khoa học, thơng qua hình thức qui định của Nhà nước
như các nghị đinh, thông tư hướng dẫn…


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

hoạch, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Việc thực hiện các kế hoạch xúc
tiến phải đảm bảo tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước
và của Ngành.


Có thể nói, việc xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế cụ thể cho mỗi
quốc gia, khu vực đóng vai trị quan trọng. Đây được coi là nền tảng để chúng
ta hiểu kỹ về đối tác hơn, tìm hiểu được nét tương đồng cũng như điểm khác
biệt của đối tác, trên có sở đó, chúng ta có thể xây dựng một chiến lược phù
hợp với những nét văn hóa, xã hội của mỗi chủ thể. Xây dựng được chiến
lược cụ thể, sẽ tạo nên một nền móng cho các cơng tác triển khai tiếp theo.
Qua đó, thơng qua các chiến lược cho từng giai đoạn, từng đối tượng chúng ta
có thể đúc rút kinh nghiệm, từ đó cải thiện chiến lược đối với đối tượng đó
cho giai đoạn kế tiếp.



<i><b>3.2.2. Lựa chọn hình thức và nội dung, đối tác cụ thể, phù hợp trong hợp</b></i>
<i><b>tác quốc tế về xúc tiến phát triển du lịch</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

phụ trách những thị trường riêng biệt và nắm vững được những đặc điểm,
cũng như xu hướng phát triển của mỗi thị trường. Bên cạnh đó, cần phối hợp
tốt với các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trong việc cùng tổ
chức các sự kiện xúc tiến quảng bá và hỗ trợ công tác trao đổi thông tin về du
lịch cho đối tác trong trường hợp Ngành Du lịch Việt Nam chưa có văn phịng
đại diện du lịch ở đó.


<i><b>3.2.3. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hợp tác</b></i>
<i><b>quốc tế trong xúc tiến du lịch</b></i>


Không chỉ trong ngành Du lịch, nhân lực nói chung của các ngành đều
đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của ngành mà cịn góp phần khơng
nhỏ vào việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.Trong thời gia qua, ngành Du lịch đã có những cố gắng sử dụng nội lực
và huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của quốc tế cho
phát triển nhân lực. Hiện nay, tổng số cơ sở đào tạo du lịch có khoảng 70 cơ
sở trong và ngồi cơng lập có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho Ngành nói chung.


Tuy công tác phát triển nhân lực ngành Du lịch mặc dù đã đạt được
những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết như:
mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu
đặt ra; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, thực hành còn lạc hậu, thiếu
đồng bộ; lượng cán bộ giảng dạy có chất lượng và kinh nghiệm cho các trình
độ cịn hạn chế… điều này gây hạn chế cho việc phát triển nguồn nhân lực
cho ngành.



</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

trạng nguồn nhân lực của ngành và nhu cầu nhân lực của Ngành. Bên cạnh đó
là chủ động tìm kiếm cơ hội mở rộng các mối quan hệ hợp tác đào tạo với các
cơ sở đào tạo nước ngoài trong lĩnh vực du lịch như: trao đổi chương trình
đào tạo, trao đổi chuyên gia… nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của ngành cho tương xứng với chuẩn mực của thế giới.


<i><b>3.2.4. Xây dựng cơ chế, chính sách trong hợp tác quốc tế về phát triển du</b></i>
<i><b>lịch thơng thống, phù hợp</b></i>


Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển
hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, các
thủ tục hành chính của các quốc gia đều dần được số hóa và đơn giản hóa.
Cùng trong xu hướng đó, địi hỏi chúng ta cũng dần phải cải thiện các thủ tục
hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại, tránh rườm rà, mất thời gian. Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách của
các nước trên thế giới là cần thiết và đỏi hỏi phải thực hiện thường xuyên để
tránh lạc hậu so với các cơ chế chính sách của họ. Trong thời gian qua,
thông qua các dự án của các chủ thể quốc gia và phi quốc gia như: dự án
EU (của Ủy ban châu Âu), dự án VIE (của chính phủ Luxembourg) …,
nhân lực ngành Du lịch Việt Nam đã được hưởng lợi qua việc nâng cao
kiến thức quản lý nhà nước về du lịch của các nước đó. Tuy nhiên, việc xây
dựng cơ chế, chính sách trong hợp tác quốc tế về phát triển du lịch thơng
thống, phù hợp địi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến
địa phương, và của các ban, ngành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

Một là xây dựng các đề án quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch cụ
thể ở từng vùng, điều chỉnh qui hoạch phát triển du lịch theo từng giai đoạn
phù hợp và thống nhất với tình hình kinh tế xã hội của nước nhà.


Hai là cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch nói chung và


trong quản lý hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng. Cần rà sốt và
hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch; tăng
cường các phân cấp quản lý của các chủ thể tham gia. Phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp.


Ba là cần xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thơng thống,
tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế
đầu tư vào du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền du lịch, đơn giản
hóa các thủ tục hành chính như: các thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, đi lại,
mua sắm…, có chính sách ưu đãi đối với các đối tác giầu tiềm năng hoặc các
dự án du lịch trọng điểm


<i><b>3.2.5. Hoàn thiện và nâng cao năng lực cho hoạt động hợp tác quốc tế</b></i>
<i><b>trong xúc tiến du lịch</b></i>


Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần củng cố và hoàn thiện cơ
cấu của các cơ quan xúc tiến du lịch các cấp. Cần tăng cường nguồn nhân lực
đủ về số lượng và chuyên môn về du lịch để đảm nhận các công tác tổ chức,
quản lý các hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và các hoạt động nhằm đẩy
mạnh hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Xây dựng, cập nhật và chuẩn bị sẵn sàng cơ sở dữ liệu bao gồm: thơng
tin, hình ảnh, ấn phẩm, tư liệu về du lịch… để tiến hành các hoạt động hợp tác
nếu có. Ứng dụng cơng nghệ thông tin mạnh mẽ trong xúc tiến du lịch thông
qua việc xây dựng các trang thông tin điện tử, xây dựng các phần mềm tích
hợp trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng … để phục vụ xúc tiến,
quảng bá cho du lịch.


<i><b>3.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong xúc tiến du lịch</b></i>



Nhìn chung, cơng tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch mới chỉ
dừng lại ở việc trao đổi, hợp tác ở tầm vĩ mô và tập trung ở các đơn vị có
chức năng quản lý về lĩnh vực này. Vì vậy các cơ quan quản lý du lịch địa
phương cần tích cực hơn nữa trong việc khai thác các hợp tác đã ký kết ở cấp
cao, chủ động kết nối hợp tác ở các cấp từ thành phố đến quận, huyện, các
đơn vị kinh doanh du lịch, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu… thông qua
một đại diện của ngành du lịch Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm.
Chủ động khai thác các hợp tác song phương, đa phương …trong quảng bá
hình ảnh, sản phẩm du lịch của nhau, trong tổ chức thực hiện hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lich, trong hoạt động ghép mối tour, trong đào tạo phát
triển nguồn nhân lực du lịch…


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

là một quốc gia đang phát triển có tỉ lệ GDP theo đầu người và thu nhập
rịng khơng cao nhưng khả năng chi trả của khách du lịch không hề thấp,
lý do của việc khách du lịch Trung Quốc tiêu nhiều trong du lịch vì đa số
họ khi đi ra nước khoài đều là lần đầu tiên. Bên cạnh đó khách du lịch
Trung Quốc khơng q kỹ tính, dễ hịa mình và thích nghi với hồn cảnh
mới, thích các hoạt động mang tính phong trào, các hoạt động vui chơi,
giải trí. Vì vậy khi hợp tác với họ, cần nêu bật được các dịch vụ vui chơi
giải trí, với thông tin rõ ràng, đầy đủ. Đối với thị trường Châu Âu, hình
thức hợp tác phải đa dạng, phong phú, nhiều chủ đề, các nội dung chuẩn
bị cho hợp tác yêu cầu phải đầy đủ, rõ ràng, tăng cường các thông tin liên
quan đến giao thông du lịch, các loại phương tiện sử dụng, kết nối sân
bay, những kinh nghiệm khi đi du lịch tại Việt Nam, cần sử dụng khẩu
hiệu làm nổi bật được các giá trị tiêu biểu của du lịch Việt Nam.


<b>3.3. Một số kiến nghị, đề xuất</b>


<i><b>3.3.1. Đề xuất với Chính phủ</b></i>



Để đảm bảo cho Ngành Du lịch có thể mở rộng các mối quan hệ hợp
tác quốc tế trong xúc tiến du lịch trên cơ sở đảm bảo được các định hướng và
các giải pháp đưa ra được thực hiện và đảm bảo cho hoạt động này được thực
hiện có hiệu quả cao nhất, luận văn xin có một số kiến nghị và đề xuất với
Nhà nước như dưới đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng du lịch của đất nước và phải bảo tồn và
phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.


Thứ hai, kiến nghị với Nhà nước xem xét và cho phép, tạo điều kiện
thuận lợi Ngành du lịch được hợp tác với các chủ thể thành lập các văn phòng
đại diện chịu trách nhiệm về các hoạt động tuyên truyền quảng bá và xúc tiến
du lịch tại các thị trường trọng điểm của ngành. Đây là một kênh cung cấp
thông tin tới các thị trường khách du lịch và đóng vai trị rất lớn trong việc
cung cấp thông tin xúc tiến thương hiệu cho du lịch Việt Nam.


Thứ ba, đề nghị với Chính phủ xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành,
liên vùng trong hoạt động phát triển du lịch, cụ thể hoá các mối quan hệ giữa
các bộ ngành liên quan với ngành du lịch, trong đó có cơ chế phối hợp trong
việc tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng các mối quan hệ quốc tế trong xúc
tiến du lịch. Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban hành động quốc gia về du lịch, một
quy chế phối hợp liên ngành trong tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc
tế trong xúc tiến du lịch và các hoạt động liên quan cần được xây dựng và áp
dụng vào thực tế là việc làm cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức quảng bá
được diễn ra một cách có hiệu quả nhất.


Thứ tư, kiến nghị với Nhà nước xem xét về việc tăng nguồn ngân sách
dành cho hoạt động xúc tiến du lịch. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Ngành du
lịch có điều kiện mở rộng hơn các mối quan hệ hợp tác của mình...



<i><b>3.3.2. Đề xuất với Ngành du lịch</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

lược xúc tiến du lịch nói chung cũng như kế hoạch hợp tác trong xúc tiến nói
riêng với các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với những mục tiêu,
nội dung cụ thể. Các kế hoạch cần có tính khả thi và ln đi trước đón đầu để
đảm bảo hiệu quả của xúc tiến du lịch.


Thứ hai, Ngành du lịch cần thiết phải triển khai mạng lưới cơ quan thực
hiện công tác xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước. Đảm bảo cho hoạt động
xúc tiến du lịch diễn ra thường xuyên, sâu và rộng, thông tin cung cấp cập nhật.


Thứ ba, Ngành du lịch chủ động mở rộng các mối quan hệ hợp tác liên
kết theo nhiều hướng, tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác trong nước với các cơ
quan ban ngành liên quan, với các địa phương các doanh nghiệp, đồng thời
tăng cường các mối quan hệ sẵn có và xây dựng các mối quan hệ mới đối với
quốc tế, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận sát với đối tượng của hoạt động
hợp tác quốc tế.


Thứ tư, Ngành cần thường xuyên bồi dưỡng nguồn nhân lực trực tiếp
làm công tác xúc tiến du lịch đảm bảo xây dựng được kế hoạch, nội dung của
hoạt động xúc tiến hợp lý, xây dựng được các chương trình xúc tiến cũng như
các chương trình hợp tác có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của các chủ
thể tham gia hợp tác.


Thứ năm, kiến nghị Ngành tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong
việc ban hành cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư du lịch nhằm không
ngừng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Công an, Bộ Ngoại giao về việc đẩy mạnh cấp thị thực cho khách tại cửa


khẩu quốc tế đường không, đường bộ và đường biển; hay với Bộ Ngoại giao về
việc đơn giản thủ tục cấp thị thực, miễn hay kéo dài thời gian miễn thị thực cho
cho khách du lịch quốc tế là công dân một số nước đi du lịch tại Việt Nam...


<i><b>3.3.3. Đề xuất với các địa phương và với doanh nghiệp</b></i>


Hiệu quả của công tác xúc tiến không chỉ phụ thuộc và Nhà nước và
của Ngành mà còn phụ thuộc vào những chủ thể dưới quốc gia và phi quốc
gia như các địa phương, các doanh nghiệp hay các tổ chức.


Mục đích hợp tác của các chủ thể có khác nhau tuy nhiên đều thống
nhất là làm sao có thể mang lại nguồn lợi cho nhau, thu hút khách du lịch đến
Việt Nam nói chung và đến địa phương hoặc doanh nghiệp nói riêng. Các địa
phương và doanh nghiệp cũng có phần được hưởng lợi từ các hoạt động hợp
tác trong xúc tiến du lịch mà ngành du lịch thực hiện.


Do vậy, các địa phương và các doanh nghiệp cần có những đóng góp
cho hoạt động xúc tiến du lịch nói chung của quốc gia. Những đóng góp đó có
thể là chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của
Ngành. Chủ động xây dựng các chương trình du lịch phong phú, đảm bảo tính
độc đáo, mới lạ có tính cạnh tranh; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
mang tính vật thể và phi vật thể tại địa phương mình quản lý.


<b>3.4. Tiểu kết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

riêng đòi hỏi Ngành phải giải quyết tốt những tình huống, những biến động có
thể xảy ra. Là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch và nguồn lực du lịch to
lớn là một trong những điều kiện cần cho du lịch Việt Nam phát triển nhanh
chóng và mạnh mẽ, tuy nhiên cịn có những yếu tố khác sẽ góp phần giúp Ngành
Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và chuyên nghiệp đó là mở rộng hợp tác


quốc tế trong cơng tác xúc tiến du lịch. Muốn thực hiện được điều đó cần có các
yếu tố sau đây:


- Chuẩn bị tốt các nguồn lực phục vụ cho công tác hợp tác quốc tế
trong xúc tiến du lịch bao gồm: nguồn nhân lực chuyên sâu phục vụ công tác
hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch cần được đảm bảo về chất lượng, số
lượng và nguồn lực về cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất, kỹ thuật.


- Đảm bảo sự phối hợp nhuẫn nhuyễn, khoa học giữa các Bộ, ngành
liên quan, để có thể phối hợp với nhau triển khai các mối quan hệ hợp tác.


- Tạo ra các sản phẩm du lịch với đặc trưng nổi bật riêng. Trong thời
gian qua, có thể nói, việc tìm ra sản phẩm du lịch đặc trưng của Việt Nam vẫn
gặp nhiều khó khăn, sản phẩm đặc trương này cần phụ thuộc vào từng vùng
miền và xây dựng phù hợp với từng đối tượng khách du lịch ở mỗi quốc gia.
Các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam có thể kể ra như: du lịch văn hóa, du
lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề…


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<b>KẾT LUẬN</b>


Hợp tác quốc tế là một hoạt động không thể thiếu trong hội nhập kinh
tế quốc tế. Trong xu thế hòa dịu và hợp tác ngày càng tăng, Việt Nam tham
gia hợp tác quốc tế giúp khẳng định được vai trò của chúng ta, giảm các
nguy cơ can thiệp từ bên ngoài. Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
suy thoái, hơn bao giờ hết, phát triển trở thành ưu tiên và là động lực của
các quốc gia, do đó hợp tác quốc tế đã trở thành phương thức quan trọng để
đạt được mục tiêu phát triển.


Du lịch được mệnh danh là ngành cơng nghiệp khơng khói, xu thế đi
du lịch của thế giới ngày càng tăng, hơn nữa, Việt Nam có rất nhiều thế


mạnh trong ngành cơng nghiệp này. Để phát triển được du lịch thì hợp tác
quốc tế trong xúc tiến du lịch là không thể thiếu.


Trong thời gian qua, thông qua việc nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà
nước về vai trò của Ngành Du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội, Du lịch Việt
Nam đã được quan tâm phát triển. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thời gian
qua của Du lịch Việt Nam đã đạt được thành tựu nhất định. Hình ảnh Việt Nam
nghèo nàn, lạc hậu, chiến tranh đã dần dần được thay bằng một Việt Nam đổi
mới và phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

cơ sở hạ tầng của đất nước ngày càng khang trang, hiện đại; xây dựng
nguồn nhân lực có trình độ chun mơn nghiệp vụ…


Cũng như Quan hệ quốc tế là một Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao địi hỏi phải có sự chỉ
đạo thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa
phương và của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
xúc tiến hiệu quả hơn nữa cần có sự tham gia tích cực của các ban, ngành
liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<b>Tài liệu tiếng Việt:</b>


<i>1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Chương trình hành động của</i>
<i>ngành du lịch, Thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau</i>
<i>khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn</i>
<i>2007 - 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL</i>
ngày 21/9/2007).



<i>2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo Hội thảo “Phát triển</i>
<i>Du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế”.</i>
<i>3. Dự án VIE/031 (2011), Tài liệu Dự án VIE/031 Tăng cường năng lực</i>


<i>nguồn nhân lực ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam.</i>


<i>4. Dự án EU (2013), Báo cáo của Ban quản lý dự án EU về kết quả hoạt</i>
<i>động năm 2013 và kế hoạch hoạt động năm 2014.</i>


<i>5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đảng khóa IX.</i>
<i>6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng khóa X.</i>


<i>7. Hồng Phong Hà (2013), Các nước và lãnh thổ trên thế giới, Nhà xuất</i>
bản Chính trị quốc gia.


<i>8. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội</i>
<i>9. Nguyễn Văn Lưu (2013), Du lịch Việt Nam và hội nhập quốc tế, Tạp</i>


<i>chí Du lịch Việt Nam, số 9.2013, tr.14,15.</i>


<i>10.Vũ Đức Minh (1999): Tổng quan về du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục </i>
<i>11. Hoàng Khắc Nam (2006): Bài giảng Nhập môn Quan hệ quốc tế, Trường</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<i>12.Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khố XI, Luật Du</i>
<i>lịch, NXB Chính trị quốc gia, 2006.</i>


<i>13.Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khố XIII, Luật</i>
<i>Quảng cáo, NXB Chính trị quốc gia, 2012.</i>


14. Vũ Thị Thoa (2009), Phát triển Du lịch - cơ hội và thách thức, Tạp chí


Du lịch, số 3/2009 (tr.36).


<i>15.Lê Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu (2009): Một số giải pháp xúc tiến</i>
<i>các món ăn tiêu biểu của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Tây</i>
<i>Âu -Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ</i>


<i>16.Nguyễn Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu (2007): Nghiên cứu thực trạng</i>
<i>và giải pháp nâng cao nâng lực cạnh trạnh trong lĩnh vực lữ hành quốc</i>
<i>tế của Việt Nam trong điều kiên hội nhập quốc tế - Đề tài nghiên cứu</i>
khoa học cấp Bộ


<i>17.Nguyễn Minh Tuệ và nhóm biên soạn (2012): Địa lý Du lịch Việt Nam,</i>
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.


<i>18.Tổng cục Du lịch (2009): Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương</i>
<i>trình hành động quốc gia về du lịch (2001 - 2008). </i>


<i>19.Tổng cục Du lịch (2012): Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến</i>
<i>năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. </i>


<i>20.Nguyễn Thị Hải Yến (2007): Văn hóa du lịch châu Á: Ma - lay - xia,</i>
Nhà xuất bản Thế giới.


<i>21. Nguyễn Thị Hải Yến (2007): Văn hóa du lịch châu Á: Xing - ga -po,</i>
Nhà xuất bản Thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<b>Tài liệu tiếng nước ngoài</b>


23. Azizan Marzuki (2010): Tourism development in Malaysia. A review
on federal government policies, Theoretical and empirical Researches


in urban management Nu. 8 (17)/November 2010.


<i>24.Higham James (2000): Thailand prospects for a tourism-led economic</i>
<i>recovery, Hall</i>


<i>25.M.C. and Page S. Eds.(2010): Tourism in South and Southeast Asia:</i>
<i>Issues and Cases, Butterworth Heinemann.</i>


<i>26. Tirasayapitak, A. and Laws E. (2003): Development a New </i>
<i>Multi-nation Tourism Region: Thai Perspectives on the Mekong Initiatives,</i>
<i>Asia Pacific Journal of Tourism Research, Vol. 8, Issue 1, 48-57.</i>


<i>27.Sakon Phu-ngamdee (2010), Central Thailand Watt Tourism: Strategy</i>
<i>for tourism promotion of Bangkok Mass Transit Authority, European</i>
Journal of Social Sciences - Volume 13, Number 4 (2010).


<i>28.UNWTO (2013): Tourism Hightlight.</i>


<i>29.UNWTO (2013): Malaysia country report, UN WTO 25</i>th<sub> CAP-CSA</sub>


and UNWTO conference on sustainable tourism development.
<b>Các trang thông tin điện tử</b>


www.bvhttdl.gov.vn

/>



www.itdr.org.vn


/>:8080/turismo/turismonet1/economia%20del



%20turismo/turismo%20zonal/lejano%20oriente/tourism%20in%20Singapore.pdf
www.mofa.gov.vn


www.UNWTO.org


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>PHỤ LỤC</b>


<b>Phụ lục 1.1: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 - 2006</b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>2000</b> <b>2001</b> <b>2002 2003 2004</b> <b>2005</b> <b>2006</b>
<b>Tổng thu từ khách du </b>


<b>lịch (nghìn tỷ đồng)</b> 17,40 20,50 23,00 22,00 26,00 30,00 51,00
<b>Tốc độ tăng trưởng (%)</b> 17,8 12,2 -4,3 18,2 15,4 70,0


<i>Nguồn: </i>


<b> Phụ lục 1.2: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2007 - 2013</b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>2007 2008 2009 2010</b> <b>2011</b> <b>2012</b> <b>2013</b>
<b>Tổng thu từ khách du </b>


<b>lịch (nghìn tỷ đồng)</b> 56,00 60,00 68,00 96,00 130,00 160,00 200,00
<b>Tốc độ tăng trưởng (%)</b> 9,8 7,1 13,3 41,2 35,4 23,1 25,00


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<b>Phụ lục 2: Tuyên bố Hội An về thúc đẩy hợp tác du lịch APEC</b>
TUYÊN BỐ HỘI AN


VỀ THÚC ĐẨY HỢP TÁC DU LỊCH APEC


Hội An, Quảng Nam, Việt Nam


17/10/2006
*****


1. Chúng tôi, các Bộ trưởng Du lịch APEC gồm: Australia; Brunei
Darussalam; Canada; Chile, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Hồng
Kơng; Cộng hịa Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Ma-lai-xi-a; Mêhicô;
Niu Dilân; Papua Niu Ghi-nê; Pêru; Philipin; Liên bang Nga;
Xin-ga-po; Đài Loan; Thái Lan; Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham dự Hội nghị Bộ
trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, tổ chức tại Hội An, Quảng Nam, Việt
Nam từ ngày 15 – 17/10/2006 trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam
2006, dưới sự chủ trì của Bà Võ Thị Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục
Du lịch với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC vì Thịnh vượng
chung”.


2. Tham dự Hội nghị cịn có Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC và
Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tư
cách là quan sát viên.


3. Hội nghị vinh dự được đón Ngài Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng
Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tham dự và có bài
phát biểu quan trọng tại Lễ Khai mạc Hội nghị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

Các Bộ trưởng:


5. Hoan nghênh quyết định của các nhà lãnh đạo APEC coi du lịch là một
trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác khu vực. Du lịch ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa
đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong tôn trọng và


bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương, thúc đẩy sự
tham gia của cộng đồng, tăng cường giao lưu văn hóa và thu hẹp khoảng
cách qua việc xây dựng tình hữu nghị giữa các nền kinh tế thành viên
APEC và đối tác, phấn đấu vì hịa bình và hài hịa trên thế giới.


6. Cơng nhận Hiến chương Du lịch APEC thông qua tại Hội nghị Bộ
trưởng Du lịch APEC lần thứ nhất tại Seoul, Hàn Quốc năm 2000 là
nền tảng vững chắc và định hướng quan trọng cho hợp tác du lịch khu
vực. Trong thời gian qua, việc triển khai các dự án trong khuôn khổ 4
mục tiêu chính sách đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã
hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên du lịch ở
các nền kinh tế thành viên.


7. Ghi nhận rằng, trong tình hình hiện nay, chủ đề được lựa chọn tại Hội
nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC
vì Thịnh vượng chung”, là rất phù hợp và thiết thực, góp phần tăng cường
hợp tác song phương và đa phương giữa các nền kinh tế thành viên APEC
trên các lĩnh vực như: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiêu
chuẩn hóa dịch vụ và kỹ năng nghề du lịch, tạo thuận lợi đi lại cho khách
du lịch, với mục đích sớm thực hiện các mục tiêu chính sách tại Hiến
chương Du lịch APEC nói riêng và mục tiêu Bogor nói chung, phấn đấu
vì một cộng đồng ổn định, an ninh và thịnh vượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

sách của Hiến chương Du lịch APEC. Những nỗ lực đó được thể hiện
một cách sinh động và rõ nét qua kết quả thực hiện các dự án đã được
triển khai, như: Nghiên cứu những trở ngại đối với du lịch – Giai đoạn
3; Nghiên cứu những mơ hình tiêu biểu về quản lý bền vững ngành du
lịch trong khuôn khổ hợp tác APEC; Nghiên cứu những mơ hình tiêu
biểu về tăng cường an ninh, an toàn, chống khủng bố, phục vụ phát
triển bền vững ngành du lịch; Áp dụng thương mại điện tử cho doanh


nghiệp vừa và nhỏ tại các nền kinh tế thành viên APEC; tài khoản vệ
tinh du lịch; tiêu chuẩn nghề du lịch APEC.


9. Ghi nhận những tiến triển khả quan của “Đánh giá Độc lập” do Nhóm
Cơng tác Du lịch triển khai, trong đó tập trung xem xét tính tương thích
và sự phù hợp của những mục tiêu và hoạt động của Nhóm Cơng tác;
xác định cơ chế nhằm tập trung vào các ưu tiên chiến lược và định
hướng trong tương lai của Nhóm Cơng tác. Ghi nhận ý kiến phản hồi
của Nhóm Cơng tác đối với kết quả của “Bản Đánh giá Độc lập” nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhóm.


10. Ghi nhận việc Nhóm Cơng tác Du lịch APEC khẳng định vai trò là một
diễn đàn độc lập trong khuôn khổ hợp tác APEC với mục tiêu trọng tâm
nhằm thúc đẩy và đưa du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế - xã
hội.


11.Đánh giá cao những sáng kiến nhằm triển khai ưu tiên hợp tác du lịch
APEC, gồm:


 Khuyến khích tổ chức Hội chợ Du lịch APEC trên nguyên tắc tự


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

vực, góp phần tăng cường du lịch nội khối và thu hút nguồn khách
ngoài khu vực, nâng cao thị phần du lịch APEC trên thế giới.


 Khuyến khích tổ chức trên nguyên tắc tự nguyện Diễn đàn Du


lịch – Đầu tư APEC bên lề Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC nhằm
tăng cường thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch của các nền kinh
tế thành viên APEC, góp phần mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và
cộng đồng.



 Khuyến khích áp dụng các biện pháp tạo điều kiện đi lại thuận


lợi cho khách du lịch, nghiên cứu khả năng kết nối tour và mở đường
bay trực tiếp giữa các di sản văn hóa ở các nền kinh tế thành viên
APEC nhằm thúc đẩy lượng khách đi du lịch nhiều hơn nữa trong và
ngoài khu vực APEC.


 Tổ chức các hoạt động giao lưu thanh niên và giao lưu giữa các
thành phố kết nghĩa, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, gìn giữ
các giá trị văn hóa, phong tục và truyền thống của các nền kinh tế
thành viên, tạo nền tảng và tiền đề thúc đẩy du lịch phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

13. Khuyến khích Nhóm Cơng tác Du lịch xác định những trở ngại đối với
lữ hành và du lịch, xây dựng các chính sách thích hợp nhằm tạo mơi
trường kinh doanh tích cực.


14.Khuyến khích tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư
nhân trong phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ,
sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, bảo vệ tài nguyên du lịch, nhằm
đóng góp hơn nữa vào phát triển du lịch bền vững ở mỗi nền kinh tế
thành viên cũng như tồn khu vực APEC.


15.Khuyến khích các cơ quan quản lý du lịch của các nền kinh tế thành
viên APEC tăng cường chia sẻ thông tin lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ
hơn nữa với các cơ quan thông tin đại chúng khu vực và quốc tế, đặc
biệt là cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác và khách quan về những
sự cố ảnh hưởng đến du lịch như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, v.v. có
thể xảy ra tại các nền kinh tế thành viên để đưa ra những giải pháp hữu


hiệu, kịp thời nhằm tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến
tâm lý lo ngại của du khách, giữ vững hình ảnh và thương hiệu du lịch
APEC.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

17. Đánh giá cao kết quả hoạt động của Trung tâm Quốc tế APEC về Phát
triển Du lịch Bền vững (AICST), một trung tâm được thành lập sau Hội
nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 2 tại Mêhicơ, trong đó có những
nghiên cứu về xử lý các tình huống rủi ro trong du lịch, khuyến khích
áp dụng các mơ hình quản lý tiêu biểu về du lịch bền vững, hình thành
cơ chế đối tác với các tổ chức du lịch khu vực và thế giới nhằm đạt đến
các mục tiêu chung và nhất quán, phù hợp với Hiến chương Du lịch
APEC.


18.Ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức khu vực và
quốc tế, đặc biệt là các tổ chức chuyên ngành du lịch, đồng thời kêu gọi
các tổ chức này tăng cường hỗ trợ kỹ thuật vì sự nghiệp phát triển du
lịch của các nền kinh tế thành viên APEC. Chúng ta vui mừng và nồng
nhiệt hoan nghênh sự tham gia và đóng góp tích cực của đại diện các tổ
chức du lịch khu vực và quốc tế tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC
lần thứ 4, gồm:


- Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)


- Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC).
- Hiệp hội Lữ hành châu Á – Thái Bình Dương (PATA)
- Trung tâm Quốc tế APEC về Du lịch bền vững (AICST)


19. Chúng ta chân thành cảm ơn và đánh giá cao những nỗ lực to lớn, sự
đón tiếp nồng hậu và lịng mến khách của Tổng cục Du lịch Việt Nam,
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Nhân dân thị xã Hội An,


cũng như những đóng góp tích cực và nỗ lực của Nhóm Cơng tác Du
lịch APEC, Ban Thư ký APEC, góp phần quan trọng vào thành cơng
của Hội nghị.


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /> MỘT số GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC ký kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG MUA bán QUỐC tế HÀNG hóa
  • 28
  • 1
  • 12
  • ×