Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKTS TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.77 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKTS TRONG
NHỮNG NĂM TỚI
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA XKTS TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1.Mục tiêu
* Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển của ngành thuỷ sản nước ta trong những năm tới tiếp tục
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện đường lối CNH - HĐH và chủ động hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế theo hướng vừa khai thác tiềm năng nguồn lợi có hiệu quả,
vừa quản lý bảo vệ môi trường. Lấy XKTS là mục tiêu mũi nhọn, đồng thời quan tâm
sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống của nhân dân trong nước, cải thiện bộ mặt nông
thôn và ven biển, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái.
Gắn chế biến, XKTS với môi trường, khai thác, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ
sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng thuỷ
sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng hiệu quả và tăng tích luỹ để tái sản xuất
mở rộng , nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ hàng
thuỷ sản Việt Nam.
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ở từng khu vực theo một quy hoạch thống nhất
tạo ra thế ổn định vững chắc. Phát triển kinh tế thuỷ sản theo tuyến, vùng sinh thái nhằm
phát huy lợi thế của từng khu vực, tạo ra sự kết hợp giữa các khâu khai thác - nuôi trồng
- chế biến - tiêu thụ cơ khí, hậu cần dịch vụ.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực trong và
ngoài nước, đổi mới công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
Gắn phát triển kinh tế thuỷ sản với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng, đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề xã hội.
* Mục tiêu phát triển
Trong chiến lược phát triển kinh tế thuỷ sản xác định mục tiêu tổng quát như
bảng sau:
Đề án môn học kinh tế thương mại
Bảng 12: Chỉ tiêu phát triển thuỷ sản của Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010
1. Tổng sản lượng


* Khai thác hải sản
* Nuôi trồng thuỷ sản
2. Kim ngạch xuất khẩu
1.000 tấn
Triệu USD
2.550
1.400
1.150
3.000
3.400
1.400
2.000
4.500
Nguồn: Chiến lược phát triển thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản.
Như vậy nếu so sánh năm 2005 với năm 2002 sản lượng sẽ tăng 139.100 tấn, và
giá trị xuất khẩu tăng 986.000 USD. So sánh năm 2010 với năm 2002 sản lượng sẽ tăng
989.100 tấn và giá trị sẽ tăng 2.486.000 USD. Đây là những mục tiêu không phải cao
lắm nhưng để đạt được chúng ta phải đảm bảo kết hợp tốt giữa khai thác, nuôi trồng,
chế biến và bảo vệ nguồn lợi tốt hơn.
Bảng 13: Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2005 của ngành thuỷ sản.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính Kế hoạch 2005 % so với thực hiện
A. Tổng sản lượng
I. Thuỷ sản khai thác
Khai thác biển
Khai thác nội địa
II. Thuỷ sản nuôi trồng
B. Giá trị KNXK
1.000 tấn
1.000 tấn

1.000 tấn
1.000 tấn
1.000 tấn
1.000.000 USD
33.000
19.400
1.750
190
1.360
2.600
107,4
100,9
101,5
95,3
118,3
108,5
Nguồn: Tạp chí Thuỷ sản số 1 năm 2005.
Bảng 14: Chỉ tiêu kế hoạch trong thời kì 2006 - 2010 của ngành thuỷ sản
Chỉ tiêu
Đơn vị tính Kế hoạch
2006
% 2010/2006 TĐTBQ 5
năm %
A. Tổng sản lượng 1.000 tấn 4.000 121,2 4,24
I. Thuỷ sản khai thác 1.000 tấn 2.000 103,1 0,62
Khai thác biển 1.000 tấn 1.800 102,9 0,57
Khai thác nội địa 1.000 tấn 200 105,3 1,05
II. Thuỷ sản nuôi
trồng
1.000 tấn 2000 147,1 9,41

B. Giá trị KNXK 1.000.000 USD 3.500 134,6 6,92
Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A

22
Đề án môn học kinh tế thương mại
Nguồn: Tạp chí Thuỷ sản số 1 năm 2005
2.Nhiệm vụ
Thứ nhất, phát triển nuôi trồng, khai thác, đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ xuất
khẩu. Trong đó, cần tăng cường đầu tư để đưa NTTS trở thành nguồn chính cung cấp
nguyên liệu cho xuất khẩu; tiếp tục cải tiến nghề nghiệp và công nghệ khai thác hải sản,
từng bước xây dựng đội tàu đánh cá xa bờ để khai thác hợp lý nguồn lợi ven bờ đi đôi
với khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản xa bờ, nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng
hải sản có GTXK trong tổng sản lượng hải sản khai thác; khuyến khích việc nhập khẩu
nguyên liệu thuỷ sản để chế biến tái xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, tăng KNXK và sử dụng có hiệu quả công suất của các cơ sở chế biến.
Thứ hai, tăng cường năng lực chế biến phục vụ xuất khẩu; quy hoạch lại hệ
thống các cơ sở chế biến thuỷ sản để tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới:Đầu xây
dựng mới một số cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả về cơ sở hạ
tầng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, thực hiện đầu tư
chiều sâu cho số cơ sở chế biến thủy sản hiện có, có đủ điều kiện mở rộng nâng cấp,
trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế của từng cơ sở, đồng thời đẩy mạnh việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất
lượng sản phẩm xuất khẩu. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản
chế biến có giá trị gia tăng, nâng tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản tươi sống.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẤY XKTS TRONG NHỮNG NĂM
TỚI
1. Đối với nhà nước
1.1. Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường năng lực quản lý, thể chế và chính sách
Thời gian tới nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo
hướng thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực từ sản xuất,

chế biến, đến kinh doanh xuất khẩu phát huy tính tự chủ, khả năng sáng tạo cũng như cơ
sở vật chất của mình để đẩy mạnh xuất khẩu. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, hải
Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A

33
Đề án môn học kinh tế thương mại
quan, thủ tục hoàn thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia xuất
khẩu.
1.2. Tăng cường đầu tư, quản lý tốt và đẩy mạnh quy hoạch phát triển nuôi
trồng và khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế thuỷ sản đến năm 2010.
Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch trên tất cả các khâu lập, quản lý và triển khai
thực hiện quy hoạch từ quy hoạch vùng, quy hoạch lĩnh vực đến quy hoạch tổng thể.
Xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển thuỷ sản theo hướng tập trung vào phát
triển sản phẩm thuỷ sản có lợi thế cạnh tranh, gắn với thế mạnh của từng vùng và đầu ra
của sản phẩm.
* Đối với nuôi trồng thuỷ sản
NTTS có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng, phương hướng lâu dài là
phải sản xuất thâm canh. Nhà nước hỗ trợ dịch vụ cung ứng vốn, giống, cơ sở vật chất,
kỹ thuật nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân là yếu tố có tính quyết định để tăng
nhanh số lượng và chất lượng thuỷ sản. Bộ thuỷ sản và các địa phương nghiên cứu xem
xét khả năng tận dụng các đảo của nước ta.
Nói chung, đối với NTTS hiện nay cần giải quyết tốt 4 vấn đề sau:
Một là, phối hợp với thuỷ lợi để triển khai quy hoạch vùng nuôi tập trung gắn
với quy hoạch thuỷ lợi.
Hai là, tổ chức tốt việc sản xuất giống thuỷ sản bao gồm tập trung sản xuất đủ về
số lượng và đảm bảo về chất lượng các giống thuỷ sản quan trông đáp ứng nhu cầu
nuôi, tạo sản phẩm hàng hoá lớn như tôm sú, cá rô phi đơn tính, nhuyễn thể, cá
biển...Tập trung nghiên cứu sản xuất giống sạch bệnh, các giống mới có giá trị kinh tế
cao để dưa vào sản xuất.

Ba là, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, tạo sản phẩm an
toàn vệ sinh. Xây dựng quy chế vùng nuôi nhằm giảm thiếu tác động môi trường và
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bốn là, quan tâm các đối tượng và phương thức nuôi truyền thống, đặc biệt là ở
vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn nhằm giải quyết nguồn đạm cho người dân và đảm
bảo an ninh thực phẩm, thực hiện tốt các chính sách xoá đói giảm nghèo của Chính phủ.
Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A

44
Đề án môn học kinh tế thương mại
* Đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản
Cần tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu khai thác gần bờ ra xa bờ, thực hiện
tốt Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, tổ chức lại nghề cá gần bờ gắn với chương
trình xoá đói giảm nghèo vùng bãi ngang. Chỉ đạo các trường trung học thuỷ sản xây
dựng và triển khai tốt việc đào tạo ngư dân làm nghề khai thác thác xa bờ. Tơ chức tập
huấ, chuyển giao công nghệ khai thác tiên tiến như câu khơi, rê khơi, vây ngừ...Tập
trung hướng dẫn và tổ chức tốt các khâu hậu cần trên biển và trên đất liền nhằm nâng
cao chất lượng của sản phẩm khai thác.
Trong nghiên cứu, tập trung đầu tư có trọng điểm cho các đề tài khoa học công
nghệ, chương trình khuyến ngư, đặc biệt ưu tiên cho nghiên cứu điều tra nguồn lợi hải
sản, duy trì bảo vệ nguồn lợi hải sản, dự báo ngư trường, đặc biệt ưu tiên cho các
chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất giống thuỷ sản. Đưa nhanh tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, tạo đà co sản xuất hàng hoá tập trung.
Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp và cá nhân thả cá giống xuống biển
để tái tạo các giống cá quý mà vừa qua một số tỉnh đã làm như: Quảng Ninh, Khánh
Hoà, Quảng Nam...
* Đối với cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu
Cần xây dựng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao; xây
dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy các lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh
thổ, dựa và tình hình cung - cầu thuỷ sản trên thị trường trong nước và thị trường thế

giới.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng nhanh KNXK, ngành thuỷ sản Việt
Nam cần phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của thị trường thế giới; chú ý phát triển
các loại thuỷ sản có giá trị và chất lượng cao mà thị trường thế giới đang cần. Ngoài hải
sản (tôm, cá, nhuyễn thể chân đầu và chân bụng...) cần phải chú ý phát triển các loại
thuỷ đặc sản khác như: Cua, ghẹ, rong biển, hải sâm, cầu gai, cá sấu, cá tra, cá basa...
Sản xuất và XKTS phải chuyển từ kinh tế khai thác tài nguyên, thương mại là
chủ yếu sang kinh tế khai thác lao động kỹ thuật, công nghệ sinh học và công nghệ chế
biến sâu là chủ yếu.
Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A

55
Đề án môn học kinh tế thương mại
1.3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
Đó là các hoạt động về thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, xây
dựng thương hiệu...
Bộ thuỷ sản chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Bộ thương mại, Bộ ngoại giao...để
làm tốt công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường nhằm
giữ vững và ổn định thị trường truyền thống.
Các Hội và Hiệp hội chế biến và XKTS Việt Nam hướng dẫn và tổ chức các hội
viên của mình tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình phát triển XKTS,
thường xuyên phối hợp với Bộ thuỷ sản tổ chức tốt thông tin thị trường, giới thiệu
khách hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại;
nghiên cứu thành lập văn phòng đại diện tại những thị trường chính (Nhật Bản, EU,
Hồng Kông, Trung Quốc) để làm đầu mối giao dịch và xúc tiến thương mại.
Xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, trung tâm thông tin, trung
tâm kiểm tra chất lượng, chợ bán buôn thuỷ sản ở các vùng có sản lượng hàng hoá thuỷ
sản lớn. Các trung tâm này cung cấp các thông tin về: kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo
quản, con giống, đối tác thương mại và đầu tư, hệ thống tổ chức chất lượng và vệ sinh
thực phẩm. Các trung tâm này còn là đầu mối tiến hành các thương vụ buôn bán thuỷ

sản trong nước cũng như xuất khẩu
Theo Bản Dự thảo kế hoạch tiếp thị cho XKTS Việt Nam từ 2001 - 2010 sẽ tổ
chức lại cơ quan tiếp thị XKTS quốc gia. Tổ chức này là đậi diện của các nhà xuất
khẩu, chế biến và NTTS cũng như có sự tham gia của Bộ Thuỷ sản, có chức năng hoạch
định và thực hiện chương trình marketing, trong đó nhiệm vụ chính là marketing ở nước
ngoài, cung cấp các thông tin về thương mại và thị trường nước ngoài, trong đó có sự
lựa chọn và ưu tiên cho các thị trường và các mặt hàng chính: thiết lập và duy trì các
quan hệ công chúng, đồng thời xây dựng nhãn hiệu thương mại cho sản phẩm thuỷ sản
Việt Nam. Nhãn hàng này có thể được các công ty XKTS Việt Nam cùng sử dụng...Mặt
khác, tổ chức này còn làm công tác tư vấn cho Chính Phủ về thông tin thị trường, thuế,
các quy định an toàn thực phẩm...nhằm giúp Chính phủ vạch định các chính sách phát
triển ngành một cách phù hợp và sát với thực tiễn
Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A

66

×