Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT DUY BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.92 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT DUY BÌNH.
I. Tình hình chung về công tác quản lý hoạt động kinh doanh tại công
ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình
1. Tổng quan về doanh nghiệp
Công ty TNHH ThươngMại và Kỹ Thuật Duy Bình (tên giao dịch bằng
tiếng Anh : Duy Binh Engineering and Trading Co., Ltd) được thành lập ngày
8/10/2001, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102003607 do phòng
đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Hai thành viên góp vốn dựng lên công ty là ông Phan Thanh Hải và bà
Nguyễn Thị Yến. Vốn điều lệ là 2.500.000.000 đồng . Trụ sở chính của công
ty đặt tại 67 Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tháng 9/2003, công ty mở thêm một chi nhánh tại Phan Chu Trinh – Tam
Kỳ – Quảng Nam.
Ngành nghề mà công ty đăng ký kinh doanh:
- Sản xuất, buôn bán linh kiện, thiết bị máy xây
dựng, chế biến thực phẩm, nông nghiệp;
- Sản xuất, buôn bán linh kiện, thiết bị máy móc
phục vụ ngành công nghiệp, hoá chất (trừ loại Nhà nước cấm), cấp thoát nước
và xử lý nước thải;
- Xây lắp các công trình cấp thoát nước và xử lý
nước thải;
- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, lắp đặt bảo hành các sản
phẩm công ty kinh doanh;
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá.
Đến nay công ty chủ yếu thực hiện nhiệm vụ là buôn bán thiết bị , máy móc
và tư vấn khách hàng trên toàn quốc về ngành cấp thoát nước, công nghiệp
hoá chất, xử lý nước thải và một số ngành công nghiệp đặc biệt khác, đồng
thời công ty cũng là đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá của một số hãng nước
ngoài.
Kể từ năm 2001 đến nay công ty đã cung cấp thiết bị cho hàng trăm công


trình, mỗi công trình trị giá từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, đóng góp
cho ngân sách nhà nước gần 800 triệu đồng, thu nhập bình quân nhân viên đạt
1,8 triệu đồng một tháng.
Dưới sự quản lý của ban giám đốc và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong
công ty, năm nào công ty cũng làm ăn có lãi, năm sau tăng gấp nhiều lần so
với năm trước (lợi nhuận năm 2003 tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2002). Chỉ
tiêu nộp ngân sách không ngừng tăng lên, đóng góp tích cực cho sự phát triển
kinh tế đất nước.
Kết quả đó được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể sau:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
( 3 tháng)
Năm 2002 Năm 2003 2003/2002
1. Doanh thu 374579268 2610823174 4785905645 183.31%
2. Giá vốn hàng
bán
262205487 1836266339 3714091765 202.26%
3. Lợi nhuận
trước thuế
1498317 10625801 35111789 330.44%
4. Thuế thu
nhập doanh nghiệp
479461 3400256 11235772 330.44%
5. Lợi nhuận
sau thuế
1018856 7225545 23876017 330.44%
6. Thu nhập
bình quân của
người lao động

1500000 1500000 1800000 120%
7. Tỉ suất lợi
nhuận trước thuế
trên doanh thu
0.39% 0.41% 0.73% 180.26%
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình là đơn vị trung gian
giữa người sản xuất là các hãng sản xuất van , bơm nước của Đan Mạch,
Nhật, Mỹ, Úc..., sau đó bán lại cho người tiêu dùng trong nước là các công ty
xây dựng, công ty nước... Do đó hoạt động kinh doanh của công ty có một số
đặc điểm sau:
2.1 Về mặt hàng kinh doanh
Các sản phẩm chính mà công ty cung cấp:
- Van sử dụng cho ngành cung cấp, xử lý nước sạch, nước thải.
- Các loại máy bơm ly tâm phục vụ cho ngành cấp thoát nước, công nghiệp hoá chất, xử lý nước
thải và một số ngành công nghiệp đặc biệt khác.
- Các loại bơm định lượng hoá chất, thiết bị khử trùng bằng clo.
- Bơm hút chân không, bơm gió công nghiệp.
- Bơm sử dụng cho ngành cung cấp, xử lý nước sạch, nước thải.
- Đồng hồ đo lưu lượng với phạm vi ứng dụng là nước nóng, nước lạnh, dầu, công nghiệp thực
phẩm.
2.2. Về mặt thị trường kinh doanh của công ty
Địa bàn hoạt động kinh doanh của công ty là các tỉnh, thành phố trong toàn
quốc. Đến nay, thị trường mà công ty phát triển được bao gồm Hà Nội, Hải
Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều dự án, công trình được
tiến hành nên sản phẩm mà công ty đang kinh doanh có nhu cầu rất lớn từ
phía khách hàng. Đó là điều kiện để công ty phát huy tiềm năng triển vọng
của mình. Nhưng trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay công ty cũng gặp

phải không ít khó khăn và thách thức.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty
TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình
Là công ty TNHH 2 thành viên mới được thành lập , số lượng nhân viên
hiện nay chỉ có 12 người nên công ty tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh theo cấu trúc trực tuyến khiến nhà quản trị có thể điều hành hoạt động
kinh doanh một cách nhanh nhạy, linh hoạt, có hiệu quả và kiểm soát hoạt
động dễ dàng hơn. Theo hình thức cấu trúc tổ chức này thì người lãnh đạo
thực hiện tất cả các chức năng quản trị, mỗi phòng ban bộ phận đều có nhiệm
vụ riêng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình:
Đứng đầu công ty là giám đốc Phan Thanh Hải, người đã thành lập công ty. Giám đốc là
người đại diện theo pháp luật và quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của công ty như miễn
nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc, kế toán trưởng và các nhân viên trong công
ty. Đồng thời, giám đốc cũng là người điều hành công việc hàng ngày của công ty, ký kết các
hợp đồng kinh tế, tuyển dụng công nhân viên, giải quyết mọi công việc của công ty theo pháp
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Bộ phận h nhà
chính tổng hợp
Bộ phận kinh
doanh
Bộ phận kế toán
Bộ phận kỹ
thuật
Chi nhánh tại
Quảng Nam
luật và theo điều lệ của công ty.(Bà Nguyễn Thị Yến – thành viên thứ hai thành lập công ty
không tham gia vào công việc điều hành công ty).
Phó giám đốc Bùi Mạnh Sơn là do giám đỗc miễn nhiệm, có trách nhiệm trợ giúp cho giám

đốc trong việc quyết định kế hoạch và chiến lược kinh doanh và quản lý điều hành chi nhánh ở
Quảng Nam.
• Bộ phận kế toán: do kế toán trưởng Nguyễn Minh Trâm phụ trách. Bộ phận kế toán có
nhiệm vụ ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở công ty
và thông qua đó mà kiểm tra, kiểm soát được toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở công ty nhằm
giúp cho giám đốc và người quản lý kiểm tra được các biện pháp đang thực hiện và đề xuất
được những quyết định kinh tế, những biện pháp quản lý kinh tế tài chính hữu hiệu hơn.
• Bộ phận kinh doanh: Có chức năng theo dõi các dự án về van, bơm, đồng hồ đo nước...,
thực hiện việc triển khai bán hàng. Bộ phận kinh doanh còn phải cùng với bộ phận kế toán theo
dõi các hợp đồng nhập khẩu. Hiện nay tại trụ sở chính bộ phận này gồm có 2 người. Mỗi người
chịu trách nhiệm về một loại sản phẩm chính của công ty.
- Chị Phạm Thị Minh Thanh : chuyên theo dõi các dự án về van nước, và
triển khai việc bán hàng van AVK.
- Anh Nguyễn Đức Thắng: chuyên theo dõi về kinh doanh bơm nước
Hai người cùng có nhiệm vụ bán các mặt hàng khác của công ty như
đồng hồ, tay quay...
• Bộ phận kỹ thuật: do anh Nguyễn Đức Thắng đảm nhiệm: tư vấn cho khách hàng về kỹ
thuật, về quy trình hoạt động của sản phẩm van bơm, thực hiện các dịch vụ sửa chữa, lắp đặt sản
phẩm cho khách hàng.
• Bộ phận hành chính tổng hợp: do chị Phan Thanh Trang đảm nhiệm: trực điện thoại,
quản lý trang thiết bị trưng bày tại văn phòng công ty, thanh toán các khoản tiền lương, tiền
thưởng cho nhân viên trong công ty.
Sự phân công phần hành công việc trên đây mang tính tổ chức, trong quá trình thực hiện các
bộ phận luôn hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí một người trong công ty có thể kiêm nhiều công việc. Do
số lượng thành viên công ty còn ít nên chưa chia thành phòng ban, không có trưởng phòng hoặc
phó phòng mà các nhân viên làm việc trên cơ sở độc lập, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong
công việc.
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty
TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình áp dụng mô hình kế
toán tập trung. Mô hình này có ưu điểm là: đảm bảo sự lãnh đạo tập trung
thống nhất trong công tác kế toán, kiểm tra và xử lý thông tin, giúp lãnh
đạo chỉ đạo các hoạt động tài chính, phù hợp với quy mô còn nhỏ của công
ty. Nhưng mặt khác, mô hình cũng có nhược điểm là tạo khoảng cách
không gian và thời gian khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên khó đảm bảo
được tính kịp thời của thông tin.
Bộ phận kế toán gồm có 6 người gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế
toán công nợ, kế toán tại chi nhánh Quảng Nam, thủ quỹ, thủ kho.
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình
Bộ phận kế toán chịu sự lãnh đạo của giám đốc công ty và chịu sự chỉ đạo,
hưỡng dẫn về nghiệp vụ của kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng Ngô Minh Trâm: chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán chung cho toàn công
ty, hướng dẫn và giám sát việc ghi sổ và lập các báo cáo tài chính. Ngoài ra, kế toán trưởng còn
có nhiệm vụ tham mưu, giúp đỡ cho giám đốc trong việc lập các kế hoạch tài chính cả ngắn, dài
hạn và cùng với giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động tài chính của công
ty.
- Kế toán tổng hợp Trần Thu Hương:
+ Ghi chép tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, tiền vốn...
+ Theo dõi, ghi chép và kiểm kê các nguồn hàng tồn kho.
+ Cung cấp các số liệu, thông tin cho việc điều hành kinh doanh như lập các báo cáo thuế hàng
tháng, báo cáo số hàng tồn kho cho giám đốc.
+ Tính toán , phản ánh quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Kế toán tổng hợp còn phải cùng với kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính và lập tờ khai
thuế nộp cho nhà nước.
- Kế toán công nợ Hường: có nhiệm vụ theo dõi và thanh quyết toán các hợp đồng nhập khẩu, hợp
đồng bán hàng. Hàng tháng kế toán công nợ lập báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng cho giám
đốc.
Kế toán trưởng

Thủ khoKế toán chi nhánhKế toán công nợ Thũ quỹ
Kế toán tổng hợp
- Kế toán tại chi nhánh Quảng Nam: thực hiện việc ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình hiện
có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn tại chi nhánh, thường xuyên báo cáo và
gửi số liệu cho kế toán tổng hợp.
- Thủ quỹ Phan Thị Thanh Trang: quản lý tiền mặt, và theo dõi tình hình biến động của tiền mặt,
thủ quỹ còn kiêm nhân viên hành chính.
- Thủ kho Đỗ Quốc Toản: trông coi kho hàng tại128C Đại La, theo dõi tình hình biến động của
lượng hàng tồn kho, theo dõi việc nhập hàng việc gia công sửa chữa, và việc xuất hàng bán. Chú
Toán đồng thời còn kiêm bảo vệ công ty.
Mỗi thành viên trong bộ phận kế toán đều có nhiệm vụ riêng, ngoài ra họ còn phải thực hiện
chức năng kiểm tra của kế toán.
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình tổ chức hệ thống sổ kế toán để hệ thống
hoá thông tin theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức này có những đặc điểm sau:
- Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp là Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và Sổ cái.
- Lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở chứng từ gốc để làm thủ tục ghi sổ kế toán tổng hợp.
- Việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán tách rời nhau, ghi theo hai đường khác nhau
vào hai loại sổ kế toán là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Căn cứ để ghi sổ kế toán chi
tiết là các chứng gốc đính kèm theo các chứng từ ghi sổ đã lập.
- Cuối tháng phải lập Bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ cái.
Sơ đồ tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty:
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp

chứng từ gốc
Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Báo cáo t i chínhà
Bảng cân đối số phát
sinh
Bảng
tổng
hợp
chi
tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ do bộ tài chính ban hành, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Lưu chuyển hàng hoá là hoạt động chủ yếu của công ty và được xây dựng
phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty. Công tác hạch toán
của công ty theo quy định chung nhằm đảm bảo tính thống nhất trong công
tác kế toán cũng như thuận tiện trong việc kiểm tra, quản lý và phát hiện sai
sót, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.
III. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng tại công ty TNHH
Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình.
1. Phương thức mua hàng
Mua hàng là khâu đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá. Đầu niên độ,
căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường và tiến độ bán hàng

của công ty, bộ phận kế toán có nhiệm vụ lập dự thảo cung ứng hàng hoá, sau
công ty đặt hàng cho các nhà cung cấp.
Hiện nay, nguồn cung ứng sản phẩm cho công ty là các hãng:
AVK của Đan Mạch
Winston của Xingapo
ARITA của Malaysia
KSB của Đức
JESCO của Đức
Trong những năm qua, công ty đã tạo được tín nhiệm đối với khách hàng
cũng như thắt chặt được tinh thần hợp tác với các hãng sản xuất nói trên, và
được các hãng này uỷ nhiệm là đại lý chính thức, nhưng mua hàng theo hình
thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Ngoài ra để phục vụ yêu cầu
của khách hàng công ty còn mua hàng hoá của một số công ty trong nước.
Đối với nhập khẩu trực tiếp công ty thường nhập khẩu theo điều kiện CIF
Hai Phong port (hàng của công ty AVK Internetional A/S) và điều kiện EXW
Singapore ( hàng của công ty Winston engineering corpn. (pte) ltd)
-Điều kiện CIF Hai Phong Port:(viết tắt của thuật ngữ Tiếng Anh là “Cost,
Insurance and Freight”, dịch ra Tiếng Việt là “ Tiền hàng, bảo hiểm và cước”
được hiểu là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng
Hải Phòng). Công ty AVK phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để
đưa hàng hoá tới bến cảng Hải Phòng, nhưng rủi ro mất mát hoặc hư hại đối
với hàng hoá, cũng như các chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra
sua thời điểm giao hàng, được chuyển từ người bán sang công ty. Tuy nhiên,
theo điệu kiện CIF công ty AVK còn phải mua bảo hiểm hàng hải để bảo vệ
cho người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá
trong quá trình chuyên chở.
-Theo điều kiện EXW Singapore (viết tắt của thuật ngữ Tiếng Anh “Ex
Works” dịch ra Tiếng Việt là giao tại xưởng ở Xingapo có nghĩa là công ty
Winston giao hàng khi đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của công ty Duy
Bình tại xưởng của công ty Winston, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông

quan xuất khẩu và chưa bốc lên phương tiện tiếp nhận.
Khi công ty nhập hàng với số lượng ít hoặc khó xin được giấy phép nhập
khẩu thì công ty uỷ thác nhập khẩu cho Tổng công ty chè Việt Nam, Công ty
Nam Sơn.
2. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng tại công ty TNHH Thương
Mại và Kỹ Thuật Duy Bình.
Hàng về kho của công ty phải được kiểm tra khớp đúng về số lượng, chủng
loại, quy cách trong hợp đồng. Việc nhập hàng tại kho số 128 Đại La.
Tại phòng kế toán hàng hoá mua vào được theo dõi trên tài khoản
TK 151 – Hàng mua đang đi đường
TK 156 – Giá mua hàng hoá
Ví dụ: Ngày 12/11/2003 Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy
Bình phát sinh nghiệp vụ mua hàng theo hợp đồng kinh tế số 26 có các hoá
đơn số 0256329 từ công ty AVK theo giá CIF, tổng giá mua của hàng hoá
là 30 000 ER. Thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.
Tỉ giá hạch toán đồng ER của công ty là 1 ER=19 000 đồng Việt Nam
Tỉ giá thực tế tại ngày 12/11/2003 là 1 ER=19750 đồng Việt Nam
Để nhập được lô hàng này, ngày 2/11 công ty đã mở L/c để ký quỹ:
-Nợ TK 144 –Thế chấp, ký cược , ký quỹ ngắn hạn
Có TK 1122 – Ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
-Có TK 007 – Tiền ER tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Ngày 12/11/2003 hàng đã nhập kho kế toán tổng hợp của công ty Duy Bình
đã tiến hành định khoản như sau:(đơn vị 1000 đồng)
-Ghi tăng trị giá hàng nhập kho:
Nợ TK 1561 (30 00019750): 592 500
Có TK 331 (30 00019000): 570 000
Có TK 413 : 22 500
-Thuế nhập khẩu 30% được tính như sau:
Nợ TK1561: (59250030%) 177 750
Có TK 3333: 177 750

-Tính thuế GTGT 10%
Nợ TK 133 (592500 + 177750) 10%: 77 025
Có TK33312: 77025
-Chi phí chuyển hàng từ cảng Hải Phòng về kho công ty là 7700000 đồng
đã trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT là 700000:
Nợ TK 1562: 5000
Nợ TK 133: 500
Có TK 111: 5500
Sau đó, kế toán căn cứ vào hoá đơn công ty AVK gửi cho và phiếu nhập
kho lập chứng từ ghi sổ:
Công ty TNHH
Thương Mại và Kỹ
Thuật Duy Bình
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 247
Ngày 12 tháng 11 năm 2003
Đơn vị: 1000 đồng
TRÍCH YẾU
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN
SỐ TIỀN GHI CHÚ
NỢ CÓ
1 2 3 4 5
Nhập kho van AVK 1561 331 570000
Chênh lệch tỉ giá 1561 413 22500
Thuế nhập khẩu 1561 3333 177750
Thuế GTGT hàng nhập 133 33312 77025
Chi phí vận chuyển 1562 111 5000
Thuế VAT được khấu trừ 133 111 500
Cộng 694975
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,

sau đó được dùng để ghi vào sổ cái.
Công ty Duy Bình
SỔ CÁI
Tháng 11 năm 2003
Tên tài khoản: Hàng hoá
Số hiệu TK: 156
Đơn vị 1000 đồng
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải
Số hiệu
TK đối
ứng
Số tiền
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số dư đầu tháng
30/11 .......
30/11 247 12/11 Nhập kho van AVK 331 570000
30/11 247 12/11 Chênh lệch tỷ giá 413 22500
30/11 247 12/11 Thuế nhập khẩu 3333 177750
30/11 247 12/11 Chi phí vận chuyển 111 5000
.....
Cộng phát sinh
Số dư cuối tháng

Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Duy Bình
SỔ CÁI
Tháng 11 năm 2003
Tên tài khoản: Phải trả người bán
Số hiệu TK: 331
Đơn vị 1000 đồng
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số tiền
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số dư đầu tháng
30/11 .......
30/11 223 04/11 Mua bình và khí CL2 1561 13955.951
30/11 225 06/11 DV chuyển phát nhanh 642 146.273
30/11 247 12/11 Nhập kho van AVK 1561 570000
30/11 251 21/12 Dịch vụ chuyển tiền 642 12558
....
Cộng phát sinh

Số dư cuối tháng
Từ các chứng từ nghiệp vụ nói trên, kế toán còn phản ánh vào số chi tiết
hàng hoá, thẻ kho, sổ theo dõi thuế GTGT, sổ chi tiết thanh toán với người
bán... Hàng tháng, công ty còn lập bảng kê chứng từ hàng hoá:

×