Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ÁP DỤNG ISO 9002 TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.52 KB, 13 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ÁP
DỤNG ISO 9002 TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.
1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để sản xuất ra các sản
phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng.
Cần phải xác định rằng, chính thị trường là nơi tạo nên môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp. Do đó phải có sự thích ứng cao với sự đa dạng và động thái của
thị trường thì công ty mới có điều kiện tồn tại và phát triển.
Mấy năm trước kia công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty được tiến hành hết
sức khó khăn do chất lượng và giá cả chưa phù hợp với người tiêu dùng. Điều này
cũng là một phần do khâu nghiên cứu thị trường quá yếu kém, công ty không đưa
ra được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra các
kênh tiêu thụ tổ chức chưa hợp lý, hệ thống đại lý, cửa hàng chưa phát triển, không
có các hình thức khuyến mại, quảng cáo.
Đối với hoàn cảnh và điều kiện hiện nay của công ty, khi mà ngày càng có
nhiều đối thủ cạnh tranh thì vai trò của công tác nghiên cứu thị trường ngày càng
quan trọng. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ xác định đúng tiêu chuẩn sản phẩm cần
sản xuất để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó có chính sách cải tiến
chất lượng thích hợp. Đã đến lúc công ty phải định hướng các hoạt động của mình
theo nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Việc áp dụng ISO9002 đã giúp cho doanh
nghiệp biết và hiểu được các yêu cầu và phương pháp tiếp cận với thị trường. Công
ty không chỉ củng cố cong tác chất lượng bằng cách hoàn thành tốt tiêu chuẩn chất
lượng đề ra mà phải đi tìm mẫu mã sản phẩm mới, tiêu chuẩn mới để phù hợp với
yêu cầu của thị trường.
Với thị trường trong nước : Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng, trong
khi cạnh tranh với thị trường nước ngoài rất khó khăn thì cần phải cố gắng đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước. Phải tiến hành mở rộng và chiễm lĩnh toàn bộ thị
trường truyền thống và hình thành mạng lưới tiêu thụ khắp cả nước.
Với thị trường nước ngoài : Tranh thủ phát huy lợi thế so sánh của đất nước.
Cần phải để hàng hoá của mình chiếm lĩnh rộng rãi trên thị trường khu vực và thế
giới như : Nhật, Đài Loan, Bắc Mỹ, EU, Đài Loan và Châu Phi...
Giải pháp để thực hiện vấn đề trên :


+Chú trọng nghiên cứu và phân tích thị trường về cả mặt lượng và mặt chất,
tập trung vào những thông tin sau :
+Thị trường cần chủng loại sản phẩm nào
+Số lượng nhu cầu là bao nhiêu
+Chất lượng như thế nào thì chấp nhận được.
+Thời gian cung cấp
+Giá cả
+Quy cách, mẫu mã, chất lượng.
-Không nên dừng lại ở công tác nghiên cứu tại chỗ mà phải chuyển sang
phương pháp Marketting : Trực tiếp phỏng vấn, chào hàng, quảng cáo, dùng phiếu
điều tra, tham gia hội trợ triển lãm, khuyến mại.
Theo phương pháp trên ta có thể lập ra chương trình sản xuất và tiêu thụ.
Trong trường hợp công ty có đơn đặt hàng hay hợp đồng tiêu thụ thì cách xác định
tương đối chính xác và đơn giản là tổng hợp các nhu cầu của khách hàng theo các
mức giá theo chất lượng, theo thời gian và quy đổi chúng thành chỉ tiêu giá trị.
Bảng : Tổng hợp nhu cầu thị trường.
Giá bán đơn vị
Nhu cầu sản phẩm
Khách
hàng 1
Khách
hàng 2
Khách
hàng 3
..... Nhu cầu
thị trường
xxx xxx xxx xxx
-Căn cứ vào các chỉ tiêu, thị hiếu của khách hàng trên cơ sở tiến hành đánh
giá một cách tổng hợp, đối chiếu, so sánh phân tích và dự kiến hướng khắc phục
điểm yếu, phát huy thế mạnh của mình trong đó có việc đánh giá trình độ chất

lượng sản phẩm của mính so với yêu cầu của thị trường, của người tiêu dùng so
với đối thủ cạnh tranh. Từ đó rút ra thông tin cần thiết cho đơn vị mình.
-Khi thực hiện ISO9002 công ty đã chú ý đến quá trình tiêu thụ sản phẩm,
kiểm tra thử nghiệm những sản phẩm đạt chất lượng mới xuất ra thị trường còn lại
những sản phẩm kém chất lượng có thể làm lại hoặc lưu kho. Nhưng trong hệ
thống chất lượng công ty phải lấy phương châm “ Làm đúng ngay từ đầu” có như
thế chi phí sai hỏng giảm dẫn đến đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho
công ty.
Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại và
phát triển của công ty nhất là khi áp dụng hệ thống ISO9002 đầu ra của hệ thống
biểu hiện thông qua công tác tiêu thụ. Chính vì vậy, ban lãnh đạo công ty cần phát
huy và khai thác thông tin hữu ích của thị trường, bên cạnh đó phải đặt ra kế hoạch
và phương hướng hoạt động cụ thể cho công ty. Tất cả yếu tố đó sẽ giúp cho công
ty Dệt May Hà Nội trở thành thị trường tiêu thụ lớn mạnh không những trong nước
mà còn ở các thị trường nước ngoài khác.
2. Đầu tư công nghệ và máy móc thiết bị
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển cho nên các nhân tố về máy
thiết bị, công nghệ ngày càng trở nên quan trọng giữ vai trò quyết định trong việc
đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Công ty Dệt May Hà Nội trong những năm gần đây đã tích cực đầu tư đổi
mới công nghệ hướng vào thị trường. Mặc dù trong khu vực Hà Nội phần lớn là
máy móc thiết bị từ những năm 80 trở lại đây, nhưng còn hoạt động khá tốt. Tuy
nhiên, công ty vẫn luôn đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ để đa dạng hoá sản
phẩm.
VD: Mua dây chuyền dệt kim 12 000USD cho nên đa dạng hoá được sản phẩm dệt
kim.
Tuy đã chú trọng vào công nghệ, nhưng do khả năng tài chính có hạn nên
việc đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, chắp vá dẫn đến kết qủa là:
- Công ty vẫn chưa tận dụng hết năng lực hiện có.
- Chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao.

- Năng lực sản xuất không đồng đều.
- Quy trình công nghệ còn thiếu.
Để cải thiện tình hình trên, kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công
ty đã có kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới của nước ngoài. Song kế
hoạch vẫn chưa thực hiện được ngay vì thiếu vốn. Chỉ mấy năm gần đây, công ty
mới bổ xung một số thiết bị dệt không thoi, khổ dọc, dệt các mặt hàng cao cấp.
Thiết bị nhuộm cũng được bổ xung một số có chất lượng cao. Tuy vậy, do nguồn
vốn eo hẹp nên công ty chưa thể thay thế toàn bộ máy móc cũ cũng như chưa thể
đồng hoá các thiết bị sản xuất.
Hiện nay trước tình hình như vậy, đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ
trở thành một yêu cầu khách quan. Song do tiềm lực tài chính của công ty không
thể đầu tư tràn lan mà phải đầu tư có tính chất trọng điểm, thay thế dần thiết bị cũ
và lạc hậu, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm.
Bảng: Trọng điểm đầu tư máy móc thiết bị
Quy trình
CN
Yêu cầu
K/thuật
Bông Sợi Dệt Nhuộm May
Động
lực
Tiên tiến
Cao
Trung bình
Phù hợp
Thấp
Trước tiên, ban lãnh đạo công ty phải chỉ đạo cho cán bộ kỹ thuật xem xét
kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ máy móc thiết bị. Xác định khu vực, bộ phận nào
cần phải đầu tư ngay, bộ phận nào có thể chậm lại. Do hạn chế về vốn nên công ty

phải đầu tư lần lượt theo thứ tự.
Trước tiên, ban lãnh đạo công ty phải chỉ đạo cho cán bộ kỹ thuật xem xét
kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ máy móc thiết bị xác định khu vực, bộ phận nào
cần phải đầu tư ngay, bộ phận nào có thể chậm lại. Do hạn chế về vốn nên công ty
phải đầu tư lần lượt theo thứ tự : Bắt đầu tư khâu quan trọng nhất và cần thiết nhất,
tiếp theo đến những bộ phận còn lại, tránh đầu tư tràn lan, vừa không có khả năng
vừa không có hiệu quả, gây lãng phí. Khâu xử lý bông cần trang bị thiết bị có yêu
cầu kỹ thuật cao nhằm tăng chất lượng tách tạp chất, đảm bảo bông, xơ sạch cho
sản xuất sợi.
Ở khâu dệt và sợi có năng lực sản xuất lớn cần phải thanh lý nhanh chóng
các thiết bị đã quá cũ và lạc hậu. Tập trung tạo điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa số
thiết bị còn lại nhằm đảm bảo chất lượng, cố gắng khắc phục tìm các thiết bị có
thể lắp dần được để thay thế trong điều kiện không nhập được phụ tùng. Đầu tư
nghiên cứu cải tiến một số bộ phận trên các máy của Ý, Đức, để đảm bảo sản xuất
vẫn giữ được theo tiêu chuẩn quy định. Cần chú ý hai khâu dệt-may do chiếm

×