Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.99 KB, 22 trang )

Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

BÀI 4

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của mơn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 4 (mục 4.1.4), Chương 5
(mục 5.2).
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
 Khả năng thanh tốn và ý nghĩa phân tích.
 Phân tích khả năng thanh tốn.
Mục tiêu
 Nhận diện vai trị quan trọng của khả năng thanh tốn và phân tích khả năng thanh tốn
trong doanh nghiệp.
 Làm sáng tỏ nội dung phân tích khả năng thanh tốn.
 Xác định chỉ tiêu và cách thức phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh
toán dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian.

68

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn



Tình huống dẫn nhập
Mẹ con Cường đô-la đang ngồi 'ôm' khoản nợ trên 3.000 tỉ
Trong năm 2014, tổng số nợ phải trả của Công ty Quốc Cường
Gia Lai là 3.014 tỉ đồng, trong đó nợ phải trả ngắn hạn là
814,7 tỉ đồng, nợ phải trả dài hạn là 2.199 tỉ đồng. Mẹ con đại
gia Cường đô-la cũng đang phải "ôm" đống hàng tồn kho lên
đến hơn 4.000 tỉ đồng.
(Theo tác giả Duyên Duyên, đăng bởi Một Thế Giới - 17:12 27-03-2015,
/>
1. Công ty Cổ phần Tập đồn Quốc Cường Gia Lai có thực sự ngồi trên đống
nợ hay không?
2. Quốc Cường Gia Lai có bảo đảm khả năng thanh tốn khơng?
3. Quốc Cường Gia Lai liệu có lâm vào tình trạng phá sản?

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

69


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

4.1.

Khả năng thanh tốn và ý nghĩa phân tích

4.1.1.

Khả năng thanh tốn


Tình hình hay tình trạng tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua khả năng
thanh toán. Một doanh nghiệp nếu có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh, chứng tỏ
hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp khơng những có đủ mà cịn có
thừa khả năng thanh tốn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính
xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp khơng bảo đảm khả
năng thanh tốn các khoản nợ, uy tín của doanh nghiệp thấp. Thực tế cho thấy, nếu
khả năng thanh tốn của doanh nghiệp khơng bảo đảm, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, thậm chí doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng
phá sản.
Khả năng thanh tốn của một doanh nghiệp thể hiện
khả năng đáp ứng các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc
nào. Một doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao
là doanh nghiệp ln ln có đủ năng lực tài chính
(tiền, tương đương tiền, các loại tài sản…) để bảo
đảm thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ
chức có quan hệ với doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Ngược lại, khi năng lực tài chính khơng đủ để trang trải các
khoản nợ, doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào
tình trạng phá sản. Chính vì vậy, phân tích khả năng thanh tốn là một nội dung quan
trọng và cần thiết khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Khả năng thanh tốn của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt khác nhau như: Khả
năng thanh toán chung (khả năng thanh toán tổng quát), khả năng thanh toán ngắn
hạn, khả năng thanh toán dài hạn và khả năng thanh tốn theo thời gian. Thực tế cho
thấy, có khá nhiều doanh nghiệp mặc dầu khả năng thanh toán tổng quát rất cao nhưng
khả năng thanh toán ngắn hạn khơng bảo đảm. Mặt khác, cũng khá nhiều doanh
nghiệp có thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng khả năng thanh toán nhanh
hay khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh tốn nợ đến hạn lại khơng bảo
đảm… Chính vì vậy, phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp phải được xem
xét đầy đủ, toàn diện cả về khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn
hạn, khả năng thanh toán dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian. Đồng thời,

các nhà phân tích cần thiết và phải liên kết các khả năng thanh tốn với nhau để đánh
giá, khơng được sử dụng khả năng thanh toán này để bù trừ hay thay thế cho khả năng
thanh tốn khác.
4.1.2.

Ý nghĩa phân tích

Phân tích khả năng thanh toán cung cấp cho người sử dụng những thông tin cần thiết
để đánh giá khái quát khả năng thanh toán; xác định khả năng thanh toán ngắn hạn,
dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp. Từ đó, nắm bắt được
thực trạng tài chính của doanh nghiệp để có các kế sách phù hợp. Ý nghĩa của phân
tích khả năng thanh tốn thể hiện trên các mặt sau:
70

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

 Cung cấp thơng tin về khả năng thanh tốn tổng qt
Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp cung cấp thông tin sơ
bộ, ban đầu về khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trên các mặt: Mức độ
bảo đảm khả năng thanh tốn tổng qt, tình hình biến động khả năng thanh toán
tổng quát, xu hướng và nhịp điệu biến động (tăng trưởng) khả năng thanh toán
tổng quát của doanh nghiệp theo thời gian.
 Cung cấp thông tin về khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng đáp ứng tất cả các khoản nợ có thời hạn
thanh tốn trong vịng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. Qua phân tích
khả năng thanh tốn ngắn hạn, người sử dụng thơng tin biết được khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của

doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp được bảo đảm bởi toàn bộ tài sản ngắn
hạn. Theo đó, doanh nghiệp chỉ bảo đảm khả
năng thanh tốn nợ ngắn hạn khi giá trị thuần
của tài sản ngắn hạn hiện có đủ để trang trải tất
cả các khoản nợ ngắn hạn hiện còn nợ (kể cả nợ
dài hạn đến hạn trả). Khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
được bảo đảm bởi toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị thuần
hàng tồn kho. Hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm
nhất trong tài sản ngắn hạn và là bộ phận có tính thanh khoản thấp nhất trong các
tài sản ngắn hạn nên khơng được tính khi xác định khả năng thanh tốn nhanh.
Mặt khác, giá trị của hàng tồn kho thường bị ảnh hưởng chủ quan của người quản
lý do việc áp dụng các phương pháp tính giá đối với hàng tồn kho hơn là các loại
tài sản ngắn hạn khác.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp mới chỉ đo lường tương đối khả
năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp so với khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn mà vẫn chưa thể hiện khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp. Điều đó
là do khi xác định khả năng thanh tốn nhanh vẫn cịn bao gồm một số khoản có
tính thanh khoản thấp; chẳng hạn các khoản phải thu. Thực tế cho thấy, các khoản
phải thu không phải lúc nào cũng có thể thu hồi đúng hạn và khơng thể chuyển đổi
thành tiền trong ngắn hạn; trong nhiều trường hợp khoản phải thu khơng thể địi
được và trở thành nợ xấu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đo lường khả năng
thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, các nhà phân tích cịn xem xét đến khả
năng thanh tốn tức thời, tức là xem xét khả năng thanh toán dựa trên cơ sở lượng
tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp.
 Cung cấp thông tin về khả năng thanh toán dài hạn
Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp là khả năng đáp ứng các khoản nợ
có thời gian thanh tốn trên 1 năm hay ngồi 1 chu kỳ kinh doanh bình thường tính
tại thời điểm xem xét. Khác với nợ ngắn hạn chỉ được bảo đảm bằng tài sản ngắn

hạn, nợ dài hạn lại được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp (bao gồm
tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn). Vì thế, bên cạnh tổng số tài sản, số tài sản
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

71


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

ngắn hạn sau khi bảo đảm thanh toán đủ số nợ ngắn hạn, phần chênh lệch còn lại
(vốn hoạt động thuần) được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ dài hạn. Mức
bảo đảm của vốn hoạt động thuần càng cao, khả năng thanh toán nợ dài hạn càng
cao và ngược lại.
 Cung cấp thơng tin về khả năng thanh tốn theo thời gian
Khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính
trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng
cao, khả năng thanh toán càng lớn, an ninh tài chính càng vững vàng và ngược lại;
năng lực tài chính của doanh nghiệp càng thấp, khả năng thanh tốn càng nhỏ và
an ninh tài chính sẽ kém bền vững. Tùy thuộc vào thời gian thanh toán cũng như
thời gian huy động, khi xác định khả năng thanh toán theo thời gian, số nợ phải trả
có thể được xếp vào năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Hình 5.2. Phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp

4.2.

Phân tích khả năng thanh toán

4.2.1.


Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh
nghiệp. Khả năng đó đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp so với
tổng số nợ mà doanh nghiệp đang gánh chịu. Mặt khác, khả năng thanh tốn của một
doanh nghiệp cịn thể hiện qua khả năng thanh khoản – khả năng chuyển đổi thành
tiền của tài sản để ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn.
Đánh giá khái quát khả năng thanh tốn của doanh nghiệp khơng chỉ nhằm mục đích
cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được về mặt tổng thể, doanh nghiệp có bảo
đảm khả năng thanh tốn tất cả các khoản nợ hay khơng mà cịn cung cấp cho họ các
thông tin về mức độ biến động, xu hướng biến động và nhịp điệu biến động khả năng
thanh tốn theo thời gian của doanh nghiệp. Nói cách khác, đánh giá khái quát khả
năng thanh toán của doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi sau:
72

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

1. Doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh tốn nợ khơng?
2. Khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp cao hay thấp so
với bình quân ngành, bình quân khu vực hay so với các doanh nghiệp tiên tiến,
điển hình?
3. Tình hình biến động (tăng, giảm) khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản
trong kỳ của doanh nghiệp?
4. Xu hướng và nhịp điệu biến động (tăng trưởng) khả năng thanh toán của doanh
nghiệp theo thời gian?
Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích sử
dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”1. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng

thanh tốn chung (tổng qt) của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là chỉ tiêu khái quát
nhất phản ánh năng lực (khả năng) thanh toán của một doanh nghiệp.
Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát

=

Tổng số tài sản
Tổng số nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết: Với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải
được các khoản nợ phải trả hay khơng. Nói cách khác, một đồng nợ phải trả của doanh
nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản.
Về mặt lý thuyết, khi trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" bằng một
(= 1), doanh nghiệp vẫn bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát; nếu trị số của chỉ tiêu
này lớn hơn một (> 1), doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát. Ngược
lại; trị số này nhỏ hơn một (< 1), doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang
trải các khoản nợ phải trả; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn một (< 1), doanh nghiệp
càng mất dần khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khi xem xét trên thực tế phải hết sức
cẩn thận vì nếu trị số chỉ tiêu này bằng một (= 1), doanh nghiệp chỉ bảo đảm khả năng
thanh toán khi và chỉ khi doanh nghiệp bị giải thể hay phá sản; nghĩa là, với tồn bộ
tài sản hiện có tại thời điểm ngừng hoạt động, doanh nghiệp đủ thanh toán hết các
khoản nợ phải trả. Vì thế, có thể vận dụng qui tắc "ngón tay cái" (Rule of thumb) khi
xem xét chỉ tiêu này. Theo đó, nếu như trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng hai
(≥ 2) tức là tỷ lệ tài sản/nợ phải trả là 2:1 hoặc lớn hơn, doanh nghiệp mới bảo đảm đủ
và thừa khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại. Việc dư thừa khả năng thanh toán
tổng quát cũng phản ánh tình trạng doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực khơng hiệu
quả và khả năng thu hồi vốn thấp.
Để làm rõ hơn khả năng thanh tốn, các nhà phân tích cịn kết hợp sử dụng chỉ tiêu
“Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền”2 nhằm đánh giá khả năng thanh khoản

của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra

1

“The indicator of general stability” (ISG) hay “Asset to debt ratio” - Chỉ tiêu này cịn có các tên gọi
khác như: “Hệ số khả năng thanh toán chung”, “Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát”, “Hệ số tài sản
trên nợ phải trả” (TG).
2
“Short-term debt coverage from cashflow” hay “Operating cash flow ratio”: Tỷ suất dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh. Chỉ tiêu này cịn có các tên khác như: “Hệ số khả năng chi trả”, “Hệ số dòng tiền so
với nợ ngắn hạn”, “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh”… (TG).
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

73


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Do các
khoản nợ được thanh toán bằng tiền nên việc so sánh giữa dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh với khoản nợ phải trả ngắn hạn là rất cần thiết.
Hệ số khả năng thanh
khoản của dòng tiền

=

Dòng tiền lưu chuyển thuần
từ hoạt động kinh doanh
Tổng số nợ ngắn hạn bình quân


“Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” cho biết: Với dòng tiền lưu chuyển thuần
từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản
nợ ngắn hạn (kể cả nợ dài hạn đến hạn trả) phải trả hay không. Nói cách khác, một
đồng nợ ngắn hạn phải trả bình quân trong kỳ của doanh nghiệp được bảo đảm bởi
mấy đồng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Xét về logic, do
hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và thu nhập chủ yếu cho doanh
nghiệp nên dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ phải bảo đảm đủ và thừa khả năng
trang trải các khoản nợ ngắn hạn và do vậy, trị số của chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc
bằng một (≥ 1). Có như vậy, mới bảo đảm an ninh tài chính cho doanh nghiệp hoạt
động. Trong trường hợp trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng một (≤1), số tiền
lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ để bù đắp các khoản nợ ngắn
hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính, thậm chí có thể lâm vào tình trạng
phá sản.
Đánh giá khái quát tình hình biến động về qui mơ và tốc độ tăng trưởng của khả năng
thanh toán được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh trị số của các chỉ tiêu phản ánh
khả năng thanh toán của doanh nghiệp giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối
(qui mô biến động) và số tương đối (tốc độ biến động). Cụ thể:
Trị số chỉ tiêu
“Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát”
cuối năm

Mức độ biến động tăng,
giảm (±) khả năng
thanh toán tổng quát

=

Mức độ biến động tăng,
giảm (±) khả năng thanh

khoản của dòng tiền

Trị số chỉ tiêu “Hệ số
= khả năng thanh khoản
của dòng tiền” năm nay

Tốc độ tăng
trưởng về khả
năng thanh
toán tổng quát

=



Trị số chỉ tiêu
“Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát”
đầu năm

Trị số chỉ tiêu
“Hệ số khả năng thanh

khoản của dòng tiền”
năm trước

Trị số chỉ tiêu “Hệ số
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả
khả năng thanh toán – năng thanh toán tổng quát”
tổng quát” cuối năm

đầu năm
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”
đầu năm

Tốc độ
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả
tăng trưởng
năng thanh khoản của
năng thanh khoản của

về khả
dòng tiền” năm nay
dòng tiền” năm trước
=
năng thanh
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng
khoản của
tiền” năm trước
dòng tiền
74

 100

 100

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn


Nhằm thuận tiện và đơn giản trong việc tính tốn và rút ra nhận xét khái quát về khả
năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp, có thể lập bảng đánh giá sau:
Bảng 4.1: Bảng đánh giá khái quát tình hình biến động khả năng thanh tốn
của doanh nghiệp về qui mơ và tốc độ

Chỉ tiêu

Năm trước
(lần)

Năm nay
(lần)

A

1

2

1.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
cuối năm

2.

Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền

Chênh lệch (±)

Mức
(lần)

Tỷ lệ
(%)

3

4

Qua bảng phân tích trên, các nhà phân tích sẽ nắm được các nội dung chủ yếu sau:
 Cột A “Chỉ tiêu”: Phản ánh tên của các chỉ tiêu sử dụng đánh giá khái quát khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.
 Cột 1 “Năm trước" và cột 2 "Năm nay": Phản ánh trị số của từng chỉ tiêu ở từng
thời điểm tương ứng (cuối năm trước, cuối năm nay – với chỉ tiêu “Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát” hay tương ứng với năm trước, năm nay – với chỉ tiêu “Hệ số
khả năng thanh khoản của dòng tiền”).
 Cột "Chênh lệch”:
o

Cột 3 “Số lần”: Phản ánh sự biến động về số tuyệt đối của giữa cuối năm nay
so với cuối năm trước của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” hay
giữa năm nay so với năm trước của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của
dòng tiền”.

o

Cột 4 “Tỷ lệ”: Phản ánh tốc độ tăng trưởng về khả năng thanh toán giữa cuối
năm nay so với cuối năm trước của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng
quát” hay giữa năm nay so với năm trước của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh

khoản của dòng tiền”.

Bên cạnh việc đánh giá tình hình biến động về qui mơ và tốc độ tăng trưởng, để có
nhận định về xu hướng tăng trưởng của khả năng thanh toán, trên cơ sở trị số chỉ tiêu
“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”, các nhà phân tích tiến hành tính ra chuỗi trị số
của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng định gốc về khả năng thanh toán tổng quát” theo thời
gian. Chỉ tiêu này được tính bằng cách cố định trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát” ở đầu năm gốc và thay thế lần lượt chênh lệch trị số của cùng chỉ tiêu
ở các thời điểm cuối năm phân tích (ở cuối các năm tiếp theo) với trị số đầu năm gốc.
Trên cơ sở kết quả tính tốn, các nhà phân tích sẽ sử dụng đồ thị (hoặc biểu đồ) để thể hiện.
Trị số chỉ tiêu
Trị số chỉ tiêu “Hệ
Tốc độ
“Hệ số khả năng
số khả năng thanh

tăng trưởng
thanh toán tổng
toán tổng quát”
định gốc về khả
quát” cuối năm i
cuối năm gốc
năng thanh toán =
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng
tổng quát
quát” cuối năm gốc
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

 100


75


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

Trong đó, i chỉ kỳ nghiên cứu ( i  1, n ).
Đường biểu thị tốc độ tăng trưởng định gốc của về khả năng thanh toán tổng quát qua
thời gian sẽ cho thấy: (1) Tốc độ tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng quát của
doanh nghiệp là cao hay thấp (2) Xu hướng tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng
quát của doanh nghiệp theo thời gian trong suốt cả kỳ nghiên cứu là tăng (đi lên) hay
giảm (đi xuống). Nếu đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng định gốc về khả năng thanh
toán tổng quát đi lên, chứng tỏ khả năng thanh tốn tổng qt của doanh nghiệp có xu
hướng tăng theo thời gian, cho dù tốc độ tăng, giảm có thể khơng đều nhau giữa các
năm; ngược lại, nếu đồ thị đi xuống lại cho thấy khả năng thanh tốn tổng qt của
doanh nghiệp có xu hướng giảm theo thời gian.
Cũng trên cơ sở trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” theo thời
gian, để đánh giá nhịp điệu tăng trưởng về khả năng thanh tốn tổng qt, các nhà
phân tích tiến hành tính ra chuỗi trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hồn về
khả năng thanh tốn tổng qt”.
Tốc độ tăng trưởng
liên hồn về khả
năng thanh tốn
tổng qt

=

Trị số chỉ tiêu “Hệ số
khả năng thanh toán
tổng quát” cuối năm
(i+1)


Trị số chỉ tiêu “Hệ
số khả năng thanh

toán tổng quát”
cuối năm i

Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng
quát” cuối năm i

 100

Trong đó, i chỉ kỳ nghiên cứu ( i  1, n ).
Chỉ tiêu này được tính bằng cách liên tục thay đổi trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát” ở kỳ gốc và kỳ phân tích (kỳ phân tích là kỳ liền kề ngay sau kỳ
gốc hay kỳ gốc là kỳ liền kề ngay trước kỳ phân tích); tức là tính ra dãy trị số của chỉ
tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hồn về khả năng thanh tốn tổng qt”. Trên cơ sở kết
quả tính tốn, bằng cách sử dụng đồ thị để phản ánh, các nhà phân tích sẽ đánh giá
được nhịp điệu tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp qua
thời gian là đều đặn, ổn định hay bấp bênh (không đều đặn). Đường biểu thị tốc độ
tăng trưởng liên hoàn về khả năng thanh toán tổng quát qua thời gian sẽ cho thấy: (1)
Tốc độ tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng quát theo thời gian (giữa cuối năm
nay với cuối năm trước) là cao hay thấp; (2) Nhịp điệu tăng trưởng về khả năng thanh
toán tổng quát trong suốt cả kỳ nghiên cứu là ổn định (đều đặn) hay thiếu ổn định (bấp
bênh). Nếu đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng liên hồn về khả năng thanh tốn tổng
qt xoay quanh trục hoành, chứng tỏ nhịp điệu tăng trưởng (hay biến động) khả năng
thanh toán tổng quát qua các năm là đều đặn, ổn định; ngược lại, nếu đồ thị lên, xuống
thất thường quanh trục hoành lại cho thấy nhịp điệu tăng trưởng (hay biến động) về là
bấp bênh, không đều đặn.
Để thuận tiện cho việc đánh giá khái quát xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng

thanh toán tổng quát theo thời gian, có thể lập bảng theo mẫu sau:

76

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn
Bảng 4.2: Bảng đánh giá khái quát xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng
khả năng thanh toán theo thời gian (%)

Chỉ tiêu

Cuối
năm
N

Cuối
năm
(N+1)

Cuối
năm
(N+2)

Cuối
năm
(N+3)

Cuối

năm
(N+4)

A

1

2

3

4

5

1.

Tốc độ tăng trưởng định gốc của hệ số khả
năng thanh toán tổng quát

2.

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của hệ số khả
năng thanh toán tổng quát

Dữ liệu thu thập phục vụ cho việc đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh
nghiệp được thu thập từ các báo cáo tài chính liên quan. Cụ thể:
 Tổng tài sản: Chỉ tiêu có mã số 270 “Tổng cộng tài sản” trên Bảng cân đối kế tốn.
 Nợ phải trả: Chỉ tiêu có mã số 300 “Nợ phải trả” trên Bảng cân đối kế tốn.
 Nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu có mã số 310 “Nợ ngắn hạn” trên Bảng cân đối kế toán.

 Dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu có mã số 20
“Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Nợ ngắn hạn
bình quân
4.2.2.

=

Nợ ngắn hạn đầu năm

+ Nợ ngắn hạn cuối năm
2

Phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn được thể hiện qua 3 góc độ: Khả năng thanh tốn nợ
ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Phân tích khả
năng thanh tốn ngắn hạn được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh trị số của các
chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn rồi căn cứ vào kết quả so sánh, vào trị
số và ý nghĩa của chỉ tiêu để nhận xét.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn3 được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn
hạn hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả (kể cả nợ dài hạn đến hạn trả) thông qua chỉ
tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn


Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản ngắn
hạn. Nói cách khác, với giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ
khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Về mặt lý thuyết, nếu trị số của
chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng một (≥ 1), doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn các
khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại,

3

Current ratio - Chỉ tiêu này còn được gọi với một số tên khác như: Tỷ suất thanh toán nợ ngắn hạn, Tỷ
suất thanh toán hiện thời, Tỷ số thanh khoản hiện thời, Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh toán
ngắn hạn, Hệ số thanh toán hiện hành… (TG).
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

77


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” nhỏ hơn một (< 1), doanh nghiệp không
bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn
một (< 1), khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên,
khi xem xét trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn", các nhà phân tích
cũng cần lưu ý rằng: Cho dù trị số của chỉ tiêu này bằng một (= 1), nếu không thực sự
cần thiết (áp lực phá sản), không một doanh nghiệp nào lại bán tồn bộ tài sản ngắn
hạn hiện có để thanh tốn tồn bộ nợ ngắn hạn cả vì như vậy, hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn, khó khăn sẽ chồng khó khăn. Trên thực tế, khi trị số
của chỉ tiêu này lớn hoăn hoặc bằng hai (≥ 2), doanh nghiệp mới hoàn toàn bảo đảm
khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn và các chủ nợ mới có thể yên tâm thu hồi được
khoản nợ của mình khi đáo hạn. Vì thế, khi xem xét chỉ tiêu này, có thể áp dụng qui

tắc “ngón tay cái”.
Khả năng thanh toán nhanh4 được đo lường bằng bộ phận giá trị còn lại của tài sản
ngắn hạn (đã loại bỏ hàng tồn kho) so với nợ ngắn hạn qua chỉ tiêu “Hệ số khả năng
thanh toán nhanh”.
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh

=

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn sau khi đã
loại trừ giá trị hàng tồn kho. Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi
mấy đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho. Nói cách khác, sau
khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho – là bộ phận có tính thanh khoản thấp nhất trong tài
sản ngắn hạn – giá trị thuần còn lại của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có
đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Về mặt lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn
hoặc bằng một (≥ 1), doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh và
ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu nhỏ hơn một (< 1), doanh nghiệp khơng bảo đảm khả
năng thanh tốn nhanh. Trị số của chỉ tiêu nếu lớn hơn hoặc bằng một (≥ 1) cho thấy
doanh nghiệp hồn tồn có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì doanh
nghiệp sẽ khơng gặp khó khăn trong việc chuyển các tài sản ngắn hạn sang tiền và
tương đương tiền. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng như việc xem xét chỉ tiêu [5.52] “Hệ
số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”, cần vận dụng qui tắc “ngón tay cái” khi đánh
giá khả năng thanh toán nhanh.
Khác với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh, việc xem
xét khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp phải xem xét khơng chỉ đối với
tồn bộ nợ ngắn hạn mà còn phải xem xét đối với số nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán

và số nợ quá hạn trong vịng ba tháng tính từ ngày đến hạn. Bởi vậy, khi phân tích,
cần sử dụng các chỉ tiêu sau:

4

Acid - test ratio or Quick ratio. Chỉ tiêu này còn được gọi với một số tên khác như: Tỷ suất thanh toán
nhanh, Tỷ số thanh khoản nhanh, Hệ số thanh toán nhanh… (TG).
78

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

Tiền và tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức
=
thời nợ ngắn hạn5
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của
doanh nghiệp, cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và các
khoản tương đương tiền. Nói cách khác, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có,
doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản
nợ ngắn hạn hay khơng. Có thể nói, việc sử dụng tiền và tương đương tiền so với nợ
ngắn hạn là một phương cách kiểm chứng hữu hiệu khả năng thanh toán của doanh
nghiệp, bổ sung được những khiếm khuyết của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn” và “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”. Sở dĩ vậy bởi vì tiền ln là một
phương tiện thanh tốn, khác với các tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác khơng
phải là tiền đều khơng có khả năng dùng để thanh toán nợ.
Khác với các chỉ tiêu trên, do so sánh lượng tiền và tương đương tiền với nợ ngắn hạn

nên trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời nợ ngắn hạn” thường nhỏ hơn
một (< 1), doanh nghiệp đã bảo đảm đủ và thừa khả năng đáp ứng tức thời nợ ngắn
hạn phải trả. Trị số của chỉ tiêu càng tiến gần tới một (1), lượng tiền và tương đương
tiền càng nhiều, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên,
thực trạng này cũng cho thấy lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp quá
lớn sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi cũng như hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Điều đó là do tiền là loại tài sản không mang lại lợi nhuận
các doanh nghiệp thường có xu hướng tối thiểu hóa lượng tiền này.
Hệ số khả năng
thanh toán nợ đến hạn

=

Tiền và tương đương tiền
Nợ đến hạn phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ đến hạn của doanh nghiệp bằng tiền và
tương đương tiền. Nó cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh
nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ đến hạn phải trả hay khơng. Nói cách
khác, một đồng nợ đến hạn phải trả của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng
tiền và tương đương tiền. Khi trị số của chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng một (≥ 1), doanh
nghiệp bảo đảm đủ và thừa khả năng thanh toán nợ đến hạn. Ngược lại, khi chỉ tiêu
này có trị số nhỏ hơn một (< 1), doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn, nguy cơ phá sản rất dễ xảy ra. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn một
(> 1), doanh nghiệp càng có thừa khả năng thanh tốn nợ đến hạn. Ngược lại; trị số
của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn” càng nhỏ hơn một (1 <), khả năng
thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp càng thấp, nguy cơ xảy ra phá sản càng cao.
Hệ số khả năng
thanh tốn nợ q hạn
trong vịng 3 tháng


Tiền và tương đương tiền
=

Nợ q hạn trong vịng 3 tháng
tính từ ngày đến hạn

5

Chỉ tiêu này còn được gọi với các tên khác như: Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số khả năng
thanh toán ngay, Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ ngắn hạn, Tỷ suất thanh toán tức thời… (TG).
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

79


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ quá hạn trong vịng 3 tháng tính từ ngày
đến hạn bằng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ
q hạn trong vịng 3 tháng tính từ ngày đến hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và
tương đương tiền. Nếu trị số của chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng một (≥ 1), doanh nghiệp
có khả năng thanh tốn các khoản nợ q hạn trong vịng 3 tháng tính từ ngày đến hạn
và doanh nghiệp khơng lâm vào tình trạng phá sản. Ngược lại, nế ́u trị số của chỉ tiêu
nhỏ hơn hoặc bằng một (≤ 1), doanh nghiệp khơng đáp ứnǵ khả năng thanh tốn và do
vậy, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Ngồi các chỉ tiêu nêu trên, khi phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn có thể kết hợp
sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn”.
Hệ số khả năng chuyển
đổi thành tiền của tài sản

ngắn hạn

Tiền và tương đương tiền
=

Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn. Nó cho
biết tiền và các khoản tương đương tiền chiếm mấy phần trong tài sản ngắn hạn. Do
tiền và tương đương tiền là một bộ phận thuộc tài sản ngắn hạn nên trị số của chỉ tiêu
càng cao (càng gần tới 1), lượng tiền và tương đương tiền chiếm trong tài sản ngắn
hạn càng cao, dẫn đến khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn càng cao
và vì thế, khả năng thanh tốn ngắn hạn càng cao. Ngược lại, khi tiền và tương đương
tiền càng thấp, trị số của chỉ tiêu này sẽ càng thấp, khả năng chuyển đổi thành tiền của
tài sản ngắn hạn càng thấp, dẫn đến khả năng thanh toán ngắn hạn càng giảm.
Để thuận tiện cho việc phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn, có thể lập bảng theo
mẫu sau:
Bảng 4.3: Phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn

Chỉ tiêu

A

Đầu
năm

Cuối
năm

1


2

Chênh lệch cuối năm
so với đầu năm
Mức (lần)

Tỷ lệ (%)

3

4

1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần)
2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần)
3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời nợ ngắn hạn (lần)
4. Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn (lần)
5. Hệ số khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng
3 tháng (lần)
6. Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản
ngắn hạn (lần)

Dữ liệu thu thập phục vụ cho việc phân tích khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn được
căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính; trong
đó, cách thức thu thập số liệu về tiền và tương đương tiền, về nợ đến hạn, về nợ ngắn
hạn đã đề cập ở các nội dung trước. Các chỉ tiêu còn lại thu thập cụ thể như sau:
 Tài sản ngắn hạn: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 100 trên Bảng cân đối kế toán,
phần “Tài sản”. Khi sử dụng chỉ tiêu tài sản ngắn hạn để xác định các chỉ tiêu phản
80


TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

ánh khả năng thanh toán, cần thiết loại trừ bộ phận giá trị chi phí trả trước ngắn
hạn (chỉ tiêu có mã số 151 “Chi phí trả trước ngắn hạn”) ra khỏi tài sản ngắn hạn
nhằm bảo đảm tính chính xác của việc xem xét khả năng thanh toán. Sở dĩ vậy là
do chi phí tính chất của chi phí trả trước. Đây là các khoản chi phí mà doanh
nghiệp đã chi trả nhưng chưa được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
do lợi ích của nó liên quan đến nhiều kỳ. Chi phí trả trước hầu như khơng có mối
liên hệ mật thiết nào với các tài sản ngắn hạn khác; đặc biệt là chi phí trả trước có
tính thanh khoản không rõ ràng.
 Hàng tồn kho: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 140 “hàng tồn kho” trên Bảng cân đối
kế toán, phần “Tài sản”.
 Tiền và tương đương tiền: Chỉ tiêu có mã số 110 “Tiền và các khoản tương đương
tiền” trên Bảng cân đối kế toán, phần “Tài sản”.
 Nợ đến hạn: Trên Thuyết minh báo cáo tài chính (nếu có) hoặc trên tài liệu kế
tốn chi tiết.
 Nợ q hạn trong vịng 3 tháng tính từ ngày đến hạn: Căn cứ vào Thuyết minh báo
cáo tài chính (nếu có) hoặc các tài liệu kế tốn chi tiết liên quan.
4.2.3.

Phân tích khả năng thanh tốn dài hạn

Khả năng thanh toán dài hạn là khả năng đáp ứng các khoản nợ có thời gian thanh
tốn trên một năm hay ngồi một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp
tính tại thời điểm xem xét. Khác với nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bằng tài
sản ngắn hạn, nợ dài hạn của doanh nghiệp được bảo đảm thanh tốn bởi tồn bộ tài
sản của doanh nghiệp.

Để phân tích khả năng thanh tốn dài hạn, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh
khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp rồi dựa vào trị số chỉ tiêu, vào kết quả
so sánh và vào ý nghĩa của chỉ tiêu để nhận xét.
Hệ số khả năng thanh toán
nợ dài hạn

Tài sản dài hạn

=

Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của doanh
nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ dài hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản dài hạn.
Thông qua chỉ tiêu này, người sử dụng thơng tin có thể ước tính lượng tài sản dài hạn
được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu bằng một (= 1), toàn bộ tài
sản dài hạn được đầu tư bằng nợ dài hạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp có khả năng để trang trải tồn bộ nợ dài hạn bằng số tài sản dài hạn. Nếu trị số
chỉ tiêu lớn hơn một (> 1), số tài sản dài hạn của doanh nghiệp không chỉ được đầu tư
từ các khoản nợ dài hạn mà còn được đầu tư các nguồn vốn khác (nợ ngắn hạn, vốn
chủ sở hữu. Trường hợp có sự tham gia đầu tư tài sản dài hạn bằng nợ ngắn hạn,
doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với những khó khăn tài chính do việc thanh toán nợ
ngắn hạn đến hạn đem lại.
Hệ số giữa tài sản dài hạn so
với nguồn tài trợ thường xuyên

=

Tài sản dài hạn
Nguồn tài trợ thường xuyên


Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên.
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

81


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

Do trong nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu nên khi
trị số của chỉ tiêu này bằng một (= 1), số tài sản dài hạn của doanh nghiệp được đầu tư
hoàn toàn bằng nguồn tài trợ thường xuyên và do vậy, doanh nghiệp bảo đảm được
khả năng thanh toán nợ dài hạn. Trường hợp trị số chỉ tiêu lớn hơn một (> 1), tài sản
dài hạn của doanh nghiệp không những được đầu tư từ nguồn tài trợ thường xuyên mà
còn được đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn. Khi đó, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp phải
khó khăn trong thanh tốn, nguy cơ mất khả năng thanh tốn là hiện hữu. Nếu khơng
có giải pháp xử lý thích hợp, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Ngược lại,
nếu chỉ tiêu có trị số nhỏ hơn một (< 1), nguồn tài trợ thường xuyên dư thừa để đầu tư
tài sản dài hạn nên khả năng thanh tốn nói chung và khả năng thanh tốn nợ dài hạn
nói riêng của doanh nghiệp là dồi dào. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, khả năng
thanh toán nợ dài hạn càng cao.
Hệ số nợ

=

Nợ phải trả
Tổng tài sản

“Hệ số nợ”6 là chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp
bằng nợ phải trả. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp

bằng nợ phải trả càng cao và do vậy, khả năng thanh tốn nói chung và khả năng
thanh tốn dài hạn nói riêng của doanh nghiệp càng giảm. Trường hợp trị số của chỉ
tiêu lớn hơn một (> 1), nợ phải trả khơng chỉ sử dụng để tài trợ tồn bộ tài sản hoạt
động của doanh nghiệp mà còn sử dụng để bù lỗ từ hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp đang nằm trong tình trạng mất khả năng thanh tốn. Trị số của chỉ tiêu [5.60]
càng nhỏ hơn một (1 <), khả năng thanh tốn (trong đó có khả năng thanh toán nợ dài
hạn) của doanh nghiệp càng cao.
Hệ số giữa vốn hoạt động
thuần so với nợ dài hạn

Vốn hoạt động thuần

=

Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ bảo đảm nợ dài hạn bằng vốn hoạt động thuần. Do vốn
hoạt động thuần được xác định bằng chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn
với tài sản dài hạn nên trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng thanh toán nợ dài hạn
càng cao và ngược lại. Cụ thể: Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn không (> 0),
mức bảo đảm của vốn hoạt động thuần đối với nợ dài hạn càng lớn, nguồn tài trợ
thường xuyên không những bảo đảm trang trải tồn bộ tài sản dài hạn mà cịn tài trợ
tài sản ngắn hạn; do vậy, khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp càng cao.
Ngược lại; nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn không (< 0), nợ dài hạn không được bảo
đảm bằng vốn hoạt động thuần. Trong trường hợp này, mặc dầu khả năng thanh tốn
dài hạn có thể vẫn được bảo đảm nhưng doanh nghiệp lại đang ở trong tình trạng mất
khả năng thanh tốn ngắn hạn bởi vì một bộ phận tài sản dài hạn được doanh nghiệp
sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ.
Hệ số giữa nợ phải trả so
với vốn chủ sở hữu


6

82

=

Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

Debt to asset ratio - Chỉ tiêu này còn gọi là “Hệ số nợ so với tài sản” (TG).
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

Chỉ tiêu này đo lường mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu. Nó cho biết: Ứng với một đồng vốn chủ sở hữu tham gia tài trợ tài sản của
doanh nghiệp thì có mấy đồng nợ phải trả đồng tài trợ. Trị số của chỉ tiêu càng cao,
mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng nợ phải trả càng lớn và do vậy,
khả năng thanh tốn (trong đó có khả năng thanh toán nợ dài hạn) càng thấp và
ngược lại.
Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:
Bảng 4.4: Phân tích khả năng thanh tốn dài hạn

Chỉ tiêu
A

Đầu
năm


Cuối
năm

1

2

Chênh lệch cuối
năm so với đầu năm
Mức (lần) Tỷ lệ (%)
3

4

1. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn (lần)
2. Hệ số giữa tài sản dài hạn so với nguồn tài trợ thường
xuyên (lần)
3. Hệ số nợ (lần)
4. Hệ số giữa vốn hoạt động thuần so với nợ dài hạn (lần)
5. Hệ số giữa nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu (lần)

Dữ liệu thu thập phục vụ cho việc phân tích khả năng thanh tốn dài hạn được căn cứ
vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán; trong đó, cách thức thu thập số liệu về tài sản
dài hạn, nợ dài hạn, nợ phải trả, tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đã đề cập ở các nội
dung trước. Đối với chỉ tiêu “vốn hoạt động thuần”, có thể xác định bằng cách lấy trị
số tài sản ngắn hạn trừ (–) nợ ngắn hạn.
4.2.4.

Phân tích khả năng thanh tốn theo thời gian


Phân tích khả năng thanh tốn theo thời gian nhằm mục đích cung cấp cho người sử
dụng thơng tin nắm được năng lực thanh tốn trước mắt (thanh tốn ngay, thanh tốn
trong tháng tới, q tới…) và năng lực thanh toán lâu dài (thanh toán trong năm tới,
2 năm tới…) của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp
được bảo đảm khi năng lực tài chính của doanh nghiệp đủ để đáp ứng các khoản nợ
phải trả tương ứng trong khoảng thời gian đó.
Phân tích khả năng thanh tốn theo thời gian giúp người sử dụng thơng tin biết được
liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn hay
không để đề ra các giải pháp phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp khơng bảo đảm khả
năng thanh tốn (khi các khoản có thể dùng để thanh tốn nhỏ hơn các khoản phải
thanh toán trong từng khoảng thời gian), người sử dụng thơng tin phải tìm kế sách để
huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh tốn nếu khơng muốn rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.
Phân tích khả năng thanh tốn theo thời gian của doanh nghiệp được thực hiện bằng
cách xem xét, đối chiếu giữa một bên là các khoản có thể sử dụng để thanh tốn (năng
lực tài chính) với một bên là các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh tốn); trong đó,
năng lực tài chính sử dụng để thanh toán bao gồm bộ phận giá trị tài sản hiện có
tại thời điểm xem xét và bộ phận tài sản doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

83


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

(tuần tới, tháng tới, quí tới, 2 quí tới, năm tới…), kể cả bộ phận giá trị tài sản hình
thành thơng qua q trình thanh tốn (vay, nợ). Các bộ phận tài sản này đều được xem
xét theo khả năng chuyển đổi thành tiền, tức là xét tới khả năng đáp ứng thực sự đối
với các khoản nợ phải trả. Việc xem xét, đối chiếu này được tiến hành cho cả khoảng

thời gian nghiên cứu cũng như từng giai đoạn (trước mắt, lâu dài) tùy thuộc vào nhu
cầu thông tin của quản lý và lĩnh vực kinh doanh và được biểu hiện thông qua chỉ tiêu
"Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian" sau đây:
Hệ số khả năng thanh
toán theo thời gian

=

Năng lực tài chính trong từng khoảng
thời gian nhất định
Nhu cầu thanh toán trong từng khoảng
thời gian tương ứng

Chỉ tiêu này được tính cho cả thời kỳ hoặc cho thời gian trước mắt (thanh tốn ngay,
thanh tốn trong tháng tới, q tới…) hay thời gian lâu dài (thanh toán trong năm tới,
2 năm tới…).
Hệ số khả năng
thanh toán ngay

Năng lực tài chính có thể dù ̣ng để thanh tốn ngay

=

Hệ số khả năng
thanh toán tuần tới

Hệ số khả năng thanh
toán trong thời gian tới
(2 tuần tới, tháng tới,
2 tháng tới, quí tới…)


Nhu cầu phải thanh tốn ngay
Năng lực tài chính có thể dù ̣ng để
thanh toán trong tuần tới

=

Nhu cầu phải thanh tốn trong
tuần tới

=

Năng lực tài chính có thể dù ̣ng để thanh toán
trong thời gian tới (2 tuần tới, tháng tới,
2 tháng tới, q tới…)
Nhu cầu phải thanh tốn trong thời gian tới
(2 tuần tới, tháng tới, 2 tháng tới, quí tới…)

Do năng lực tài chính phản ánh các khoản có thể sử dụng để thanh tốn được xác định
theo khả năng chuyển đổi thành tiền hiện tại và tương lai nên trong trường hợp trị số
của chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian" lớn hơn hoặc bằng một (≥ 1),
cho thấy doanh nghiệp bảo đảm và có thừa khả năng thanh tốn trong khoảng thời
gian đó và ngược lại; khi trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng một (≤ 1), doanh
nghiệp sẽ khơng bảo đảm khả năng thanh tốn. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn một
(1 <), doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Khi "Hệ số khả năng thanh
tốn theo thời gian” bằng khơng (= 0), doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn hồn
tồn và nguy cơ phá sản là chắc chắn nếu như doanh nghiệp khơng sớm tìm các giải
pháp tài chính thích hợp để bảo đảm thanh toán các khoản nợ đến hạn, nợ q hạn
thanh tốn trong thời gian 3 tháng tính từ ngày đáo hạn.
Để thuận lợi cho việc phân tích khả năng thanh tốn theo thời gian, có thể lập bảng

phân tích theo mẫu sau:

84

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn
Bảng 4.5: Bảng phân tích khả năng thanh tốn theo thời gian

Chỉ tiêu

A
1.

Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian (lần)

2.

Hệ số khả năng thanh toán ngay (lần)

3.

Hệ số khả năng thanh toán tuần tới (lần)

4.

Hệ số khả năng thanh toán 2 tuần tới (lần)

5.


Hệ số khả năng thanh toán tháng tới (lần)

6.

Hệ số khả năng thanh toán 2 tháng tới (lần)

7.

Hệ số khả năng thanh tốn q tới (lần)

8.

Hệ số khả năng thanh tốn 2 q tới (lần)

9.

Hệ số khả năng thanh tốn 3 q tới (lần)

Trị số
(lần)
1

Mức bảo đảm khả năng
thanh toán
Thừa

Thiếu

Đủ


2

3

4

10. Hệ số khả năng thanh toán 1 năm tới (lần)
11. …

Khi xác định các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán theo thời gian cần chú ý: Phần
năng lực tài chính thừa (phần chênh lệch giữa các khoản có thể sử dụng để thanh tốn
so với các khoản phải thanh toán) của giai đoạn trước được cộng dồn (chuyển qua)
giai đoạn sau để tính tốn chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian” (tuần
chuyển qua tháng, tháng chuyển qua quí…). Tuy nhiên, phần năng lực tài chính dư
thừa của giai đoạn sau lại khơng được chuyển qua giai đoạn trước khi xây dựng chỉ
tiêu này (tháng khơng được chuyển qua tuần, q khơng được chuyển qua tháng…).
Nhằm phục vụ cho việc phân tích khả năng thanh toán theo thời gian, bên cạnh việc sử
dụng tài liệu trên Bảng cân đối kế toán, các nhà phân tích cịn phải kết hợp sử dụng
các tài liệu chi tiết khác có liên quan để tiến hành phân loại, sắp xếp các khoản nợ
phải trả (nhu cầu thanh tốn) và các khoản có thể sử dụng để thanh tốn (năng lực tài
chính) theo thời gian. Đối với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ
khẩn trương của việc thanh toán như: Các khoản thanh toán ngay (các khoản nợ quá
hạn, nợ đến hạn), các khoản phải thanh toán trong thời gian tới (các khoản nợ phải trả
cho các đối tượng trong thời gian tới). Đối với năng lực tài chính, các chỉ tiêu lại được
xếp theo khả năng huy động như: Các khoản có thể huy động ngay để thanh toán
(tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển – bao gồm cả tiền Việt Nam, ngoại tệ,
vàng; các khoản tương đương tiền), các khoản có thể huy động để thanh tốn trong
thời gian tới…).


TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

85


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn
Bảng 4.6: Bảng phân loại nhu cầu thanh toán và năng lực tài chính theo thời gian
Nhu cầu thanh tốn

Số tiền

Năng lực tài chính

Số tiền

A

B

C

D

1. Các khoản phải thanh tốn ngay

1. Các khoản có thể sử dụng thanh
tốn ngay

1.1. Nợ q hạn


1.1. Tiền

-

-

Nợ ngân sách:
Thuế

+

Tiền Việt Nam

+

Các khoản khác

+

Ngoại tệ

+

Vàng

Nợ người lao động:
+

Lương


+

Các khoản khác

Nợ ngân hàng:

-



Tiền gửi ngân hàng:
+

Tiền Việt Nam

+





1.2. Các khoản tương đương tiền

Nợ ngân sách:

-

Cổ phiếu

+


Thuế

-

Trái phiếu

+

Các khoản khác

-

Cho vay ngắn hạn

-

Tiền gửi có kỳ hạn trong vịng 3
tháng

-



Nợ người lao động:
+

Lương

+


Các khoản khác

-

Nợ ngân hàng

-

Nợ người bán

-

Nợ người mua

-

Nợ nội bộ

-

Nợ khác

2. Các khoản phải thanh toán
trong thời gian tới
2.1. Tuần tới

2. Các khoản có thể sử dụng để
thanh toán trong thời gian tới
2.1. Tuần tới


-

Nợ ngân sách

-

Nợ người lao động

-

Thu hồi tiền trả trước

-

Nợ người bán

-

Tiêu thụ hàng hóa

-

Nợ người mua

-

Vay

-




-



2.2. Tháng tới

-

Thu hồi nợ người mua

2.2. Tháng tới

-

Nợ ngân sách

-

Nợ người lao động

-

Tiêu thụ hàng hóa

-




-



Tổng nhu cầu thanh toán

86

-

-

1.2. Nợ đến hạn

-

Tiền mặt:

+

-

-

-

-

Thu hồi nợ


Tổng khả năng thanh toán

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

Tóm lược cuối bài
 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán: Mức độ bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát, xu
hướng và nhịp điệu bảo đảm khả năng thanh toán tổng qt.
 Phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh
toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nợ đến hạn, khả năng thanh
toán nợ quá hạn trong vịng 3 tháng.
 Phân tích khả năng thanh tốn nợ dài hạn: Xem xét cả về khả năng thanh toán của tài sản dài
hạn, khả năng bảo đảm tài sản dài hạn của nguồn tài trợ thường xuyên, hệ số nợ, mức độ bảo
đảm nợ dài hạn của vốn hoạt động thuần và mức độ tham gia tài trợ tài sản của vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả.
 Phân tích khả năng thanh tốn theo thời gian: Xem xét khả năng thanh toán nay (thanh toán
nợ quá hạn, nợ đến hạn) và khả năng thanh toán trong thời gian tới (tuần tới, tháng tới, quí
tới, năm tới…).

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

87


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

Câu hỏi ơn tập

1. Thảo luận về ý nghĩa và nội dung phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.
2. Trình bày cụ thể chỉ tiêu và cách thức phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
3. Chỉ rõ tại sao khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” = 1, doanh nghiệp
vẫn có thể khơng bảo đảm khả năng thanh tốn tổng quát? Lấy ví dụ minh họa.
4. Chỉ rõ tại sao khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn” = 1, doanh
nghiệp vẫn có thể khơng bảo đảm khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn? Lấy ví dụ minh họa.
5. Trình bày cụ thể chỉ tiêu và cách thức phân tích khả năng thanh tốn dài hạn của doanh nghiệp.
6. Anh/Chị hãy trình bày mối liên hệ giữa chỉ tiêu “Hệ số giữa tài sản dài hạn so với nguồn tài
trợ thường xuyên” với khả năng thanh tốn nợ dài hạn. Lấy ví dụ minh họa.
7. Anh/Chị hãy trình bày mối liên hệ giữa chỉ tiêu “Hệ số nợ” với khả năng thanh toán nợ dài
hạn? Lấy ví dụ minh họa.
8. Anh/Chị hãy trình bày mối liên hệ giữa chỉ tiêu “Hệ số giữa vốn hoạt động thuần so với nợ
dài hạn” với khả năng thanh tốn nợ dài hạn. Lấy ví dụ minh họa.
9. Anh/Chị hãy trình bày mối liên hệ giữa chỉ tiêu “Hệ số giữa nợ phải trả so với vốn chủ sở
hữu” với khả năng thanh toán nợ dài hạn. Lấy ví dụ minh họa.
10. Thảo luận về khả năng thanh tốn theo thời gian và mục đích phân tích khả năng thanh toán
theo thời gian.
11. Thảo luận về nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích khả năng thanh toán theo thời gian
của doanh nghiệp.

88

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215


Bài 4: Phân tích khả năng thanh tốn

Bài tập cuối bài
Bài 1. Tài liệu tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tỷ VND):
Năm kết thúc 31/12


2010

2011

2012

2013

2014

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản ngắn hạn

5.920

9.468

11.111

13.019

15.522

Tài sản dài hạn

4.853

6.115


8.587

9.856

10.248

Tổng tài sản

10.773

15.583

19.698

22.875

25.770

Nợ ngắn hạn

2.645

2.947

4.145

4.956

5.453


164

159

60

351

517

Tổng nợ phải trả

2.809

3.105

4.205

5.307

5.970

Vốn chủ sở hữu

7.964

12.477

15.493


17.545

19.680

-

-

-

23

120

10.773

15.583

19.698

22.875

25.770

2.351

3.272

3.358


3.017

3.620

613

3.157

1.252

2.746

1.528

Nợ dài hạn

Lợi ích của cổ đông thiểu số
Tổng nguồn vốn
Hàng tồn kho
Tiền và tương đương tiền

Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên, Anh/Chị hãy:
1. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán.
2. Phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn, dài hạn.
Gợi ý: Tính tốn các chỉ tiêu, so sánh với kỳ gốc rồi nhận xét.
Bài 2. Tài liệu tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (tỷ VND):
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản ngắn hạn

10.113


9.740

14.309

13.309

11.450

Tài sản dài hạn

26.256

20.073

16.976

12.268

7.593

Tổng tài sản

36.369

29.813

31.285

25.577


19.043

Vay và nợ ngắn hạn

6.839

3.129

2.860

3.202

3.093

Nợ ngắn hạn khác

2.418

1.830

4.207

3.576

3.958

Vay và nợ dài hạn

11.337


11.129

13.272

8.424

2.782

385

205

123

291

429

Tổng nợ phải trả

20.979

16.293

20.462

15.493

10.262


Vốn chủ sở hữu

14.238

12.853

9.753

9.399

8.192

1.152

667

1.070

685

589

36.369

29.813

31.285

25.577


19.043

978

2.448

2.518

2.896

3.006

Nợ dài hạn khác

Lợi ích của cổ đông thiểu số
Tổng nguồn vốn
Tiền và tương đương tiền
cuối kỳ

Yêu cầu: Thực hiện các yêu cầu của bài tập 1 với tài liệu tại HAGL.

TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215

89



×