Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Ứng dụng social network analysis (sna) để phân tích sự phối hợp giữa các bên trong một dự án xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-------------------

NGUYỄN MINH TÂM

ỨNG DỤNG SOCIAL NETWORK ANALYSIS (SNA)
ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN
TRONG MỘT DỰ ÁN XÂY DỰNG

Chuyên ngành : Công nghệ và Quản lý xây dựng
Mã ngành : 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ HOÀI LONG

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS. TS LƯU TRƯỜNG VĂN

Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS. TS NGUYỄN THỐNG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 15 tháng 02 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Ngô Quang Tường


2. PGS. TS Lưu Trường Văn
3. PGS. TS Nguyễn Thống
4. TS. Lương Đức Long
5. TS. Lê Hoài Long
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS NGÔ QUANG TƢỜNG

TRƢỞNG KHOA KỸ THUẬT XD


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Minh Tâm

MSHV: 12080314

Ngày, tháng, năm sinh: 20/05/1985

Nơi sinh: Hải Dƣơng


Chuyên ngành: C ng ng ệ v Quản

dựng

Mã số : 60.58.90

I. TÊN ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG SOCIAL NETWORK ANALYSIS (SNA) ĐỂ PHÂN TÍCH
SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN TRONG MỘT DỰ ÁN XÂY DỰNG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xem xét những nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp giữa các bên trước khi thực hiện
một dự án.
- Xem xét những yếu tố quyết định sự phối hợp của các bên trong q trình thực hiện
dự án.
- Phân tích cấu trúc mạng sự phối hợp của các bên khi trao đổi thông tin và giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện một dự án cụ thể.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 24/06/2013
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 22/11/2013
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : TS. L HO I LONG
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2013.
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. LÊ HOÀI LONG


TS. LƢƠNG ĐỨC LONG

TRƢỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của các thầy cơ, sự quan tâm, động viên, chia sẻ từ
gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được
bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu, Phịng đào tạo sau đại học, Bộ mơn Thi công và Quản lý xây
dựng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để tơi hồn thành luận văn đúng thời hạn.
Thầy hướng dẫn TS. Lê Hoài Long, người đã luôn quan tâm, định hướng và
truyền đạt những kinh nghiệm q báu cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Anh Châu Trần Minh Nhựt – học viên cao học khóa 2012, đã giúp đỡ tơi tận tình
trong quá trình tìm kiếm những nguồn tài liệu tham khảo quí giá.
Tập thể Ban quản lý dự án Bến Cát – Tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi trong q trình thu thập dữ liệu.
ThS. Nguyễn Cảnh Tồn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã ln sát
cánh bên tơi giúp tơi vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tơi hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2013


Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang i

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hồi Long

TĨM TẮT
Ngành cơng nghiệp xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với những ngành
cơng nghiệp khác. Do tính chất duy nhất và đặc thù nên mỗi dự án xây dựng đều khác
nhau và thời gian hoàn thành dự án cũng khác nhau. Việc có nhiều tổ đội tham gia với
một nguồn lớn nguyên vật liệu, thiết bị thi công, nên việc quản lý rất khó khăn và địi
hỏi có sự phối hợp của tất cả các bên tham gia vào dự án. Phối hợp là phương thức
quản lý dự án tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng hiện đại để tạo nên sự hợp tác của các
bên từ khi chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự án và bàn giao đưa vào sử dụng. Sự phối
hợp ngày càng tăng và được cải thiện nhằm giảm thiểu những mâu thuẫn, tranh chấp và
khiếu nại. Các bên tham gia làm việc trong một mơi trường hịa hợp, tin tưởng lẫn nhau
để thực hiện dự án một cách hiệu quả. Qua đó, chất lượng của dự án được đảm bảo,
không vượt quá phạm vi chi phí được duyệt, thời gian hồn thành đúng kế hoạch được
đề ra. Thông qua nghiên cứu đã nhận dạng được 10 nguyên nhân và 24 yếu tố quyết
định sự phối hợp của các bên trong quá trình thực hiện một dự án xây dựng. Sau khi
tiến hành phân tích xếp hạng, kiểm tra sự khác biệt trong quan điểm trả lời của các
nhóm (chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn) đối với những nguyên nhân và những yếu
tố này, cơng cụ phân tích mạng xã hội (SNA) được ứng dụng để xem xét sự tương tác
và cách ứng xử của các bên trong một dự án cụ thể dựa trên 2 nhóm yếu tố quyết định
lớn nhất: cấu trúc mạng trao đổi thông tin và cấu trúc mạng giải quyết những vấn đề

nảy sinh trong Dự án Bến Cát – Tỉnh Bình Dương. Các phân tích cấu trúc mạng đã chỉ
ra thành viên “Chỉ huy trưởng cơng trình” (SM) là trung tâm và đại diện cho mối quan
hệ chặt chẽ với các thành viên khác dự án.

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang ii

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

ABSTRACT
The Construction Industry has different characteristics from the others. Due to the
unique and specific, the project is different from each other and so is the execution
time. With many teams, materials, equipments, the management has some difficulties
and requires all cooperative parties. Partnering is the innovative management in
modern construction industry to create the partnering of the parties from the beginning
to the end and handover project. The increasing partnering reduces disagreements,
conflicts and disputes. Partners work in harmonious environment, mutual trust to carry
out the effective project. Whereby the project has high quality, ensures the cost and the
time in progress. Throught out studying, 10 causes and 24 determinant factors have
been indentified. After analyzing, ranking and checking the different opinions of three
groups (Owner, Contractor, Consultant), social network analysis (SNA) will be applied
to exame the iteraction and behavior basing on two grand groups: communication and
problem solving in case study: Ben Cat Project – Binh Duong Province. The result
indicated that “Site Manager” (SM) has the highest centrality, closeness centrality and

betweeness centrality.
.

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang iii

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hồi Long

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện.
Tất cả các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn đều chính xác, trung thực và có
nguồn gốc cụ thể trong phạm vi hiểu biết của tôi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2013

Ngành Cơng nghệ và Quản lý xây dựng

Trang iv

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ


GVHD: TS. Lê Hoài Long

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 9
1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 9
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 10
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 10
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 11
1.5 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu ...................................................................... 11
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN....................................................................................... 12
2.1 Giới thiệu ............................................................................................................ 12
2.2 Sự phối hợp trong các dự án xây dựng ............................................................... 12
2.2.1 Dự án xây dựng ........................................................................................... 12
2.2.2 Các bên tham gia dự án xây dựng ............................................................... 12
2.2.3 Khái niệm sự phối hợp ................................................................................ 13
2.2.4 Các yếu tố cần thiết của phối hợp ............................................................... 13
2.2.5 Lợi ích của phối hợp .................................................................................... 14
2.3 Các nghiên cứu trước đây ................................................................................... 15
2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới........................................................................ 15
2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 16
2.4 Phân tích mạng xã hội (Social network analysis) ............................................... 18
2.4.1 Lịch sử phát triển của phân tích mạng xã hội (SNA) .................................. 18
2.4.2 Khái niệm phân tích mạng xã hội (SNA) .................................................... 20
2.4.3 Mơ tả dữ liệu mạng xã hội........................................................................... 21
2.4.4 Đặc tính của mạng và các đối tượng ........................................................... 22
2.4.4.1 Kích thước mạng (size of network) ..................................................... 22


Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 1

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

2.4.4.2 Mật độ mạng (density of network)....................................................... 22
2.4.4.3 Mức độ của các đối tượng (degree of actors) ...................................... 22
2.4.5 Khái niệm về khoảng cách và các mối quan hệ .......................................... 23
2.4.5.1 Khoảng cách giữa các đối tượng (distance between actors) ................ 23
2.4.5.2 Bước (Walks) ....................................................................................... 23
2.4.5.3 Đường dẫn (Paths) ............................................................................... 24
2.4.6 Tính trung tâm (centrality) .......................................................................... 24
2.4.6.1 Mức độ trung tâm (degree centrality) .................................................. 25
2.4.6.2 Mối quan hệ chặt chẽ trung tâm (closeness centrality) ........................ 26
2.4.6.3 Mối quan hệ trung gian trung tâm (betweeness centrality) ................. 28
2.4.6.4 Độ lệch tâm trung tâm.......................................................................... 29
2.4.7 Tại sao sử dụng phân tích mạng xã hội (SNA) ........................................... 30
2.4.8 Các nghiên cứu trước đây về SNA trong xây dựng .................................... 31
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 34
3.1 Qui trình nghiên cứu ........................................................................................... 34
3.2 Bảng câu hỏi khảo sát ......................................................................................... 35
3.3 Xác định kích thước mẫu .................................................................................... 36
3.4 Kiểm định thang đo............................................................................................. 37
3.5 Các phương pháp và cơng cụ nghiên cứu ........................................................... 38

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................. 39
4.1 Qui trình phân tích số liệu .................................................................................. 39
4.2 Khảo sát thử (Pilot test) ...................................................................................... 42
4.3 Phân tích số liệu khảo sát chính thức – kiểm định thang đo............................... 43
4.3.1 Thời gian công tác trong nghành xây dựng ................................................. 43
4.3.2 Vị trí cơng tác .............................................................................................. 44
4.3.3 Số dự án đã tham gia thực hiện ................................................................... 44
4.3.4 Nguồn vốn đầu tư của dự án........................................................................ 44
4.3.5 Loại cơng trình đã tham gia ......................................................................... 45

Ngành Cơng nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 2

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

4.3.6 Giá trị dự án lớn nhất đã tham gia ............................................................... 45
4.3.7 Kinh nghiệm trong việc phối hợp khi thực hiện các dự án xây dựng ......... 46
4.3.8 Kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha .......................................... 46
4.4 Xếp hạng các nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp và các yếu tố quyết định sự phối
hợp ............................................................................................................................ 47
4.4.1 Nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp giữa các bên khi thực hiện một dự án xây
dựng ...................................................................................................................... 47
4.4.2 Yếu tố quyết định sự phối hợp giữa các bên trong một dự án xây dựng .... 48
4.5 Kiểm định khác biệt về trị trung bình mức độ đồng ý và hệ số tương quan hạng

Spearman giữa các nhóm trả lời ............................................................................... 50
4.5.1 Nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp giữa các bên khi thực hiện một dự án xây
dựng ...................................................................................................................... 52
4.5.1.1 Kiểm định Kruskal-Wallis sự khác biệt về trị trung bình mức độ đồng ý
nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp giữa các nhóm ........................................... 52
4.5.1.2 Hệ số tương quan hạng Spearman ....................................................... 52
4.5.2 Yếu tố quyết định sự phối hợp giữa các bên trong một dự án xây dựng .... 53
4.5.2.1 Kiểm định Kruskal-Wallis sự khác biệt về trị trung bình mức độ đồng ý
giữa các nhóm .................................................................................................. 53
4.5.2.2 Hệ số tương quan hạng Spearman ....................................................... 54
CHƢƠNG 5: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MẠNG XÃ HỘI (SNA) ĐỂ PHÂN TÍCH
SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN TRONG MỘT DA XÂY DỰNG CỤ THỂ...... 56
5.1 Lựa chọn cấu trúc mạng sự phối hợp giữa các bên trong một DA xây dựng ..... 56
5.2 Nghiên cứu tình huống (case study) ................................................................... 57
5.2.1 Giới thiệu nghiên cứu tình huống (case study) ............................................ 57
5.2.2 Lựa chọn case study ..................................................................................... 58
5.2.3 Thu thập dữ liệu case study ......................................................................... 59
5.3 Phân tích cấu trúc của mạng trao đổi thơng tin................................................... 63
5.3.1 Mật độ của mạng trao đổi thông tin ............................................................. 67

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 3

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long


5.3.2 Mức độ trung tâm của các đối tượng trong mạng trao đổi thông tin ........... 67
5.3.3 Mối quan hệ chặt chẽ trung tâm của các đối tượng trong mạng trao đổi
thông tin ................................................................................................................ 70
5.3.4 Mối quan hệ trung gian trung tâm của các đối tượng trong mạng trao đổi
thông tin ................................................................................................................ 72
5.3.5 Một số vấn đề thường gặp trong quá trình trao đổi thơng tin trong DA...... 75
5.4 Phân tích cấu trúc của mạng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong DA ......... 76
5.4.1 Mật độ mạng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong DA .......................... 78
5.4.2 Mức độ trung tâm của mạng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong DA.. 78
5.4.3 Mối quan hệ chặt chẽ trung tâm của mạng giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong DA ............................................................................................................... 80
5.4.4 Mối quan hệ trung gian trung tâm của mạng giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong DA ........................................................................................................ 83
5.4.5 Một số vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết những vấn đề trong DA
thường gặp ............................................................................................................ 85
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 87
6.1 Kết luận ............................................................................................................... 87
6.2 Kiến nghị............................................................................................................. 88
6.3 Hướng phát triển đề tài ....................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 91
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 96

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 4

HVTH: Nguyễn Minh Tâm



Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2004-2012
Bảng 2.1: So sánh các yếu tố chi phí, tiến độ, và bất đồng khi có sự phối hợp và khơng
phối hợp giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án.
Bảng 2.2: Các trung tâm nghiên cứu mạng xã hội trong giai đoạn 1940-1969
Bảng 3.1 Các phương pháp và công cụ nghiên cứu
Bảng 4.1 Đặt tên nhãn cho các nguyên nhân
Bảng 4.2 Thời gian công tác trong nghành xây dựng
Bảng 4.3 Vị trí cơng tác
Bảng 4.4 Số dự án đã tham gia thực hiện
Bảng 4.5 Nguồn vốn đầu tư của dự án
Bảng 4.6 Loại cơng trình đã tham gia
Bảng 4.7 Giá trị dự án lớn nhất đã tham gia
Bảng 4.8 Kinh nghiệm trong việc phối hợp
Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s alpha của các nhóm yếu tố
Bảng 4.10 Giá trị trung bình và xếp hạng mức độ đồng ý các nguyên nhân
Bảng 4.11 Giá trị trung bình và xếp hạng mức độ đồng ý các yếu tố
Bảng 4.12 Kiểm định giá trị trung bình mức độ đồng ý nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp
của các nhóm theo Kruskal-Wallis
Bảng 4.13 Tương quan hạng Spearman về mức độ đồng ý nguyên nhân dẫn đến sự
phối hợp giữa các nhóm
Bảng 4.14 Kiểm định giá trị trung bình mức độ đồng ý yếu tố quyết định sự phối hợp của
các nhóm theo Kruskal-Wallis
Bảng 4.15 Tương quan hạng Spearman về mức độ đồng ý yếu tố quyết định sự phối hợp
giữa các nhóm
Bảng 5.1 Bảng giá trị trung bình và xếp hạng năm hình thức trao đổi thông tin

Bảng 5.2 Mật độ của mạng trao đổi thông tin

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 5

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Bảng 5.3 Mức độ trung tâm của các đối tượng trong mạng trao đổi thông tin
Bảng 5.4 Mối quan hệ chặt chẽ trung tâm của các đối tượng trong mạng trao đổi thông
tin
Bảng 5.5 Mối quan hệ trung gian trung tâm của các đối tượng trong mạng trao đổi
thông tin
Bảng 5.6 Mật độ mạng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong dự án
Bảng 5.7 Mức độ trung tâm của các đối tượng trong mạng phối hợp giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong dự án
Bảng 5.8 Mối quan hệ chặt chẽ trung tâm của các đối tượng trong mạng phối hợp giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong dự án
Bảng 5.9 Mối quan hệ trung gian trung tâm của các đối tượng trong mạng phối hợp
giải quyết những vấn đề nảy sinh trong dự án

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 6


HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hồi Long

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mạng có hướng đơn giản (trích Izquierdo vcs, 2006)
Hình 2.2 Hai cách mơ tả dữ liệu (trích Izquierdo vcs, 2006)
Hình 2.3 Tổng mức độ đi vào và đi ra một nút
Hình 2.4 Khoảng cách từ A đến C là 2
Hình 2.5 Đồ thị vơ hướng
Hình 2.6 Mạng vơ hướng và ma trận liền kề tương ứng (với nút A là nút trung tâm,
trong khi nút B là nút yếu nhất)
Hình 2.7 Mạng vơ hướng. Nút B và I có các mối quan hệ trung gian lớn hơn các nút
cịn lại
Hình 2.8 Mạng vơ hướng với nút B có mối quan hệ trung gian lớn nhất và ma trận
đường dẫn ngắn nhất qua hai nút
Hình 2.9 Sơ đồ đại diện cho một bộ phận sản xuất của một công ty dầu khí lớn (trích
Cross vcs, 2001)
Hình 3.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu
Hình 3.2 Quy trình thu thập dữ liệu
Hình 4.1 Qui trình phân tích số liệu
Hình 5.1 Mạng trao đổi thơng tin khơng chính thức
Hình 5.2 Mạng trao đổi thơng tin chính thức
Hình 5.3 Biểu đồ mức độ trung tâm của các đối tượng trong mạng trao đổi thơng tin
Hình 5.4 Biểu đồ mối quan hệ chặt chẽ trung tâm của các đối tượng trong mạng trao
đổi thông tin
Hình 5.5 Biểu đồ mối quan hệ trung gian trung tâm của các đối tượng trong mạng trao

đổi thơng tin
Hình 5.6 Mạng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong dự án
Hình 5.7 Biểu đồ mức độ trung tâm của các đối tượng trong mạng phối hợp giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong dự án

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 7

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hồi Long

Hình 5.8 Biểu đồ mối quan hệ chặt chẽ trung tâm của các đối tượng trong mạng phối
hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong dự án
Hình 5.9 Mối quan hệ trung gian trung tâm của các đối tượng trong mạng phối hợp giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong dự án

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 8

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ


GVHD: TS. Lê Hoài Long

CHƢƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu chung:
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó khăn,
thương mại sụt giảm, tăng trưởng thấp đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.
Việc thắt chặt tài khóa tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng hệ quả là cầu nội
địa giảm, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn,
sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Ngành cơng nghiệp xây dựng Việt Nam cũng không
tránh khỏi thực trạng này. Từ năm 2004 đến nay, nghành cơng nghiệp xây dựng ln
đóng góp từ 8-10% vào tổng sản phẩm quốc nội hàng năm (GDP) và được duy trì với
tốc độ tăng trưởng mạnh từ 10-12%/năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền kinh tế thế
giới và trong nước, cộng với lãi suất ngân hàng tăng cao, đầu tư công bị cắt giảm, thị
trường bất động sản đóng băng càng làm cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng
nhọc nhằn tìm lại đà tăng trưởng. Giai đoạn từ năm 2003 - 2007, nghành công nghiệp xây dựng tăng trưởng bình quân 10,31%, năm 2008 giảm xuống còn 5,97% và năm
2009 chỉ còn 5,54%, nguyên nhân chủ yếu do việc thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát.
Nhờ các giải pháp kích cầu, năm 2010 tốc độ tăng trở lại 7,68% nhưng qua năm 2011,
2012 lại giảm chỉ còn 5,53% và 4,52%, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 22 năm
qua. (Nguồn Báo đầu tư, 08/01/2013)
Bảng 1.1 Bảng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2004-2012
Năm
Cả nước
Ngành công nghiệp
và xây dựng

2005

2006

2007


2008

2009

2010

2011

2012

8.4

8.2.

8.5

6.3

5.3

6.8

5.9

5.03

10.6

10.3


10.6

5.97

5.54

7.68

5.53

4.52

(Nguồn:Báo đầu tư và ngân hàng thế giới, truy cập ngày 28/03/2013).
Ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng thấp kéo theo tốc độ tăng trưởng
chung của toàn bộ nền kinh tế bị sụt giảm (5,03%), đây là mức độ tăng thấp nhất kể từ

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 9

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

năm 2005 tới nay và thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng của năm 2009. Điều này cho thấy,
ngành xây dựng luôn là ngành cơng nghiệp mũi nhọn, đóng vai trị quan trọng trong

việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội. Việc đưa ra những giải pháp nhằm
khôi phục ngành xây dựng là hết sức cấp thiết.
Các dự án xây dựng cần có nguồn vốn đầu tư lớn và sự tham gia của tất cả các
bên: Chủ đầu tư, thiết kế, nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn, nhà cung cấp… do vậy
sự phối hợp không chặt chẽ, trao đổi thông tin không tốt sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề
trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chi phí của dự án tăng khơng những làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của nhà thầu thi công, mà còn ảnh hưởng đến các yêu cầu đặt ra
ban đầu của chủ đầu tư và gây ra các mối quan hệ khơng tốt giữa các bên trong q
trình thực hiện dự án.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu:
Một dự án xây dựng luôn đối diện với những vấn đề phức tạp và ảnh hưởng đến
tất cả các bên tham gia: thông tin của dự án, phạm vi công việc, sự tin tưởng lẫn nhau,
các vấn đề nảy sinh, lợi ích đạt được khi kết thúc dự án. Những vấn đề này kết hợp với
những biến đổi liên tục của nền kinh tế như khủng hoảng, lạm phát dẫn đến chi phí dự
án bị vượt trội, tiến độ bị chậm trễ, chất lượng không đảm bảo. Việc đẩy mạnh hợp tác
và phối hợp giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án giúp cải thiện chất lượng và
các dịch vụ của dự án. (Abdulaziz A Bubshait, 2001)
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
 Nguyên nhân nào dẫn đến sự phối hợp giữa các bên trước khi thực hiện dự án?
 Yếu tố nào quyết định sự phối hợp của các bên trong quá trình thực hiện dự án?
 Cấu trúc mạng sự phối hợp của các bên khi trao đổi thông tin và giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện một dự án cụ thể như thế nào?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết cho các câu hỏi nghiên cứu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
 Xem xét những nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp giữa các bên trước khi thực
hiện một dự án xây dựng.

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 10


HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

 Xem xét những yếu tố quyết định sự phối hợp của các bên trong quá trình thực
hiện dự án xây dựng.
 Phân tích cấu trúc mạng sự phối hợp của các bên khi trao đổi thông tin và giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện một dự án cụ thể.
1.4 P ạm vi ng iên cứu:
Do thời gian nghiên cứu và khả năng thu thập số liệu có hạn, để tập trung vào vấn
đề nghiên cứu phạm vi nghiên cứu của đề tài:
 Thời gian thực hiện luận văn: 05 tháng (24/6/2013 – 22/11/2013)
 Không gian nghiên cứu: các dự án xây dựng dân dụng tại khu vực Tp.HCM và
một số tỉnh thành khác.
 Đối tượng khảo sát: Chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu thi công.
 Giai đoạn thực hiện nghiên cứu: giai đoạn thực hiện dự án (giai đoạn thi cơng)
1.5 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu:
Về mặt thực tiễn: giúp các bên tham gia dự án như chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu
thi công xác định được những nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp trước khi thực hiện
một dự án và các yếu tố quyết định sự phối hợp trong q trình thực hiện dự án. Thơng
qua sự phối hợp chặt chẽ, chi phí của dự án dự án giảm xuống, chất lượng nâng cao, an
toàn - tiến độ đảm bảo. Đề tài cũng giới thiệu một công cụ tham khảo mới (phân tích
mạng xã hội) được dùng để lập bản đồ và đo lường quan hệ xã hội. Thông qua các số
liệu định lượng và hình ảnh hiển thị, các bên có thể khám phá, phân tích vị trí, vai trò
của từng thành viên trong dự án hoặc đơn vị của mình, từ đó kịp thời đưa ra những giải
pháp để cải thiện mối quan hệ ngày càng tốt hơn.

Về mặt học thuật : đề tài giới thiệu một hướng nghiên cứu mới bằng cách sử dụng
công cụ phân tích mạng xã hội (social network analysis) áp dụng vào trong lĩnh vực
xây dựng. Nghiên cứu áp dụng trong đề tài là cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu
tương lai vận dụng, phát triển để đi sâu vào giải quyết mối quan hệ của các bên từ khi
bắt đầu dự án đến khi kết thúc dự án hoặc các mối quan hệ phức tạp.

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 11

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu:
Ngành công nghiệp xây dựng năng động và có vai trị quan trọng trong nền kinh
tế của bất kỳ quốc gia nào. Hiện nay, những dự án xây dựng ngày càng phức tạp và khó
khăn: tranh chấp – kiện tụng sẵn sàng nảy sinh, lợi nhuận thấp, chậm tiến độ và vượt
chi phí. Một khi các bên cảm thấy khơng hài lịng lẫn nhau có thể nảy sinh các mâu
thuẫn làm phá vỡ dự án và ảnh hưởng đến mối quan hệ của các bên (Harmon, 2003).
Sự phối hợp giữa các bên ngày càng tăng và được cải thiện nhằm giảm thiểu
những mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu nại. Các bên tham gia cùng nhau và làm việc trong
một mơi trường hịa hợp, tin tưởng lẫn nhau để thực hiện dự án hiệu quả. Qua đó, chất
lượng của dự án được đảm bảo, không vượt quá phạm vi chi phí được duyệt, thời gian
hồn thành đúng kế hoạch được đề ra.
2.2 Sự phối hợp trong các dự án xây dựng:

2.2.1 Dự án xây dựng:
Dự án là một nhóm các cơng việc được thực hiện theo một quy trình nhất định
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu, kết thúc được ấn định trước và
sử dụng nguồn tài nguyên có giới hạn. Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất có
liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng, hay cải tạo những cơng trình xây dựng.
Một dự án nói chung hay một dự án xây dựng nói riêng bao gồm 3 thành phần: quy
mơ, kinh phí và thời gian. Quy mô thể hiện khối lượng và chất lượng của công việc
thực hiện. Kinh phí là chi phí thực hiện cơng việc tình bằng tiền. Thời gian thể hiện
trình tự trước sau thực hiện các cơng việc và thời gian hồn thành dự án (Lan, 2012).
2.2.2 Các bên tham gia dự án xây dựng (Lan, 2012):
Dự án xây dựng cần có sự hợp sức của các bên tham gia vào trong dự án: chủ
đầu tư, đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát hay tư vấn quản lý dự
án (nếu có).

Ngành Cơng nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 12

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

 Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hay được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và
sử dụng vốn để thực hiện dự án.
 Đơn vị thiết kế là tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các tài liệu thiết kế của
cơng trình.
 Nhà thầu thi cơng là tổ chức chịu trách nhiệm thi công tất cả hay một phần của

dự án.
 Đơn vị tư vấn là tổ chức chuyên môn đại diện cho chủ đầu tư quản lý thực hiện
dự án với vai trò giám sát hay chủ nhiệm điều hành dự án.
2.2.3 Khái niệm sự phối hợp:
Sự phối hợp là một quá trình thiết lập và thực hiện các mối quan hệ vì mục tiêu
chung của dự án và lợi ích của các bên tham gia. Sự phối hợp là một cam kết lâu dài
giữa hai hoặc nhiều bên trong thời gian thực hiện dự án. Mục đích của việc phối hợp
nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể bằng cách tối đa hóa nguồn lực của các bên tham
gia. Điều này dẫn đến phải thay đổi các mối quan hệ theo kiểu truyền thống nhưng vẫn
không làm ảnh hưởng đến tổ chức (Construction Industry Institute, n.d).
Theo (Policy & Resources Committee, 2001), sự phối hợp là phương thức quản
lý được thực hiện bởi hai hoặc nhiều bên trong dự án nhằm đạt được những mục tiêu
cụ thể. Việc xem xét lợi ích của việc phối hợp giữa các bên là rất quan trọng và được
thực hiện ngay từ khi bắt đầu dự án, thơng qua hình thức lựa chọn nhà thầu: tư vấn,
thiết kế, thi công. Theo quan điểm chủ đầu tư, một nhà thầu có năng lực và phối hợp
tốt là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến khả năng thắng thầu và thành công của dự
án sau này, các yếu tố về giá dự thầu chỉ là một trong số những tiêu chí sau cùng để
đánh giá.
2.2.4 Các yếu tố cần thiết của phối hợp:
Phối hợp là mối quan hệ được tạo ra giữa chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu nhằm
mục đích đạt được các mục tiêu về lợi ích cho các bên. Phối hợp bao gồm các thỏa
thuận về nguyên tắc để chia sẻ rủi ro trong quá trình thực hiện dự án qua đó thiết lập,
cải thiện mơi trường hợp tác giữa các bên. Phối hợp không phải là một thỏa thuận hợp

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 13

HVTH: Nguyễn Minh Tâm



Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hồi Long

đồng, nó cũng không tạo ra bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào có thể thi hành trước pháp
luật. Thay vào đó, tìm kiếm sự phối hợp để tạo ra những quan điểm hợp tác mới trong
quá trình thực hiện dự án xây dựng. Để tạo những quan điểm này, mỗi bên phải tìm
hiểu các mục tiêu, nhu cầu của nhau, và tìm kiếm cách thức mà những mục tiêu này
chồng lên nhau (L. Edelman et al., 1991).
Khi sự phối hợp được thiết lập, dự án được thực hiện một cách hiệu quả, những
những mâu thuẫn được thay thế bằng các mối quan hệ hợp tác thông qua:
 Sự chia sẻ: Các bên sẵn sàng chia sẻ rủi ro và tài nguyên khi thực hiện dự án.
 Sự mong đợi: Mỗi bên tham gia mong muốn dự án mình thực hiện sẽ thành
cơng, đây chính là nền tảng của sự làm việc chung sau này.
 Niềm tin và sự tin tưởng: Niềm tin được tạo dựng khi được đi đôi với những
hành động chắc chắn, tin cậy.
 Sự cam kết: Mỗi bên tham gia đồng ý thực hiện các cam kết khi tham gia dự án.
 Trách nhiệm: Trách nhiệm là sự thừa nhận và chấp nhận những phạm vi cơng
việc phải hồn thành của các bên.
 Đối mặt với những thử thách: Các bên tham gia phải dám đối đầu với những
khó khăn, vượt qua những thách thức, cùng nhau giải quyết những bất đồng.
 Hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau: Các bên tham gia phải có sự hiểu biết, tơn trọng
quyền hạn, trách nhiệm, sự mong đợi và phạm vi của các bên.
 Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau: Kết quả của sự phối hợp là sự cố gắng và nỗ lực của
tất cả các bên tham gia. Sự phối hợp sẽ hiệu quả nếu các bên biết giúp đỡ và hỗ
trợ lẫn nhau.
2.2.5 Lợi ích của phối hợp:
Các dự án xây dựng nảy sinh rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực
hiện, việc chậm trễ tiến độ thường do các ngun nhân chính: cơng tác giải phóng mặt

bằng khó khăn, quản lý dự án yếu kém, nhà thầu không đủ năng lực, thiết kế sai, thiếu
kinh phí, thanh quyết tốn chậm… (Chan et al., 2003), sự phối hơp dựa trên nguyên tắc
cơ bản của sự cam kết, tin tưởng, tơn trọng, bình đẳng. Sự phối hợp mang lại lợi ích

Ngành Cơng nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 14

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

cho tất cả các bên như: Giảm thiểu chanh chấp, khiếu kiện; Quản lý thời gian, chi phí,
chất lượng, an tồn tốt hơn; Giải quyết vấn đề trong công việc kịp thời; Trao đổi thông
tin hiệu quả; Cải thiện mối quan hệ thân thiết; Giảm chi phí quản lí; Làm gia tăng sự
đổi mới và hài lòng giữa các bên.
2.3 Các nghiên cứu trƣớc đ

:

2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới:
(Chan et al., 2003), các công ty xây dựng đã áp dụng phối hợp trong các dự án
xây dựng và kết quả rất triển vọng, rõ ràng. Thông qua phối hợp dự án khơng vượt chi
phí, chậm trễ tiến độ, và xảy ra những tranh chấp. Một khảo sát 78 người tham gia dự
án để chỉ ra những lợi ích quan trọng của việc phối hợp đó là: cải thiện mối quan hệ
giữa các bên tham gia dự án; cải thiện thông tin liên lạc giữa các bêm tham gia; xử lí
được những tình trạng khẩn cấp trong khoảng thời gian ngắn; thay đổi dự án hoặc kinh

doanh.
(Azlan-Shah Ali et al., 2010), nghành cơng nghiệp xây dựng Malaysia cạnh
tranh và có nhiều rủi ro cao. Số lượng các công ty xây dựng tăng vọt trong những năm
gần đây bao gồm cả các công ty được thành lập ở khu vực nông thôn. Những công ty
nhỏ thường phải đối mặt với vấn đề về năng lực và danh tiếng khi cạnh tranh với
những công ty khác. Việc tăng giá nguyên vật liệu: sắt, thép, xi măng đặt ra mối đe dọa
đến các công ty nhỏ gặp khó khăn về tài chính, trong khi các công ty lớn tại những thời
điểm thường xuyên phải đối mặt với việc thiếu lao động có tay nghề hoặc thiếu lực
lượng lao động. Việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác bằng cách bảo đảm lợi ích lẫn
nhau để tất cả các bên tham gia đều đạt được mục đích của mình là một giải pháp lý
tưởng để cải thiện tình trạng trên. Bằng việc kiểm tra quá trình thực hiện các dự án hợp
tác xây dựng ở Malaysia, liên quan đến mức độ hài lòng của ngành cơng nghiệp xây
dựng, và những lợi ích chi phối đến quan hệ hợp tác. Kết quả cho thấy phần lớn số
người được hỏi đồng ý rằng, thông tin liên lạc và chức năng giữa các bên là hai nhân tố
quan trọng nhất trong việc xác định thực hiện một dự án.

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 15

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

(Shah et al., 2011), hợp đồng đóng vai trị chi phối chủ yếu ở các dự án quy mô
lớn và phức tạp. Các dự án mặc dù ln có những loại hợp đồng cụ thể và các qui định
ràng buộc nhưng vẫn thất bại, ngun nhân chính là do hợp đồng khơng đầy đủ (thiếu

sót về phạm vi, chất lượng, chi phí, và thời gian) dẫn đến các bên khơng hài lịng, kiện
tụng, tranh chấp và các vấn đề khác trong dự án. Chỉ có sự tin tưởng và phối hợp tốt
mới mang lại sự thành công trong các hợp đồng xây dựng.
(Cheung, 2003), sự phối hợp yếu là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến hiệu quả kém trong ngành cơng nghiệp xây dựng Hồng Kơng, tuy nhiên khi có sự
phối hợp các hợp đồng hợp tác được ký kết một cách toàn diện. Nghiên cứu xem xét
cách hành xử của các bên khi tham gia các dự án xây dựng, đặc biệt là yếu tố tin tưởng.
(Cynthia M.Ruff et al., 1996), các dự án sửa chữa hoàn thành đã chỉ ra rằng chi
phí vượt trội, chậm trễ tiến độ, bất đồng là những nhân tố thường xuất hiện tại những
dự án này. Để dự án được thực hiện đúng tiến độ và khơng vượt chi phí thì chủ đầu tư
và nhà thầu phải thường xuyên trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề linh hoạt trong suốt
quá trình thực hiện dự án.
Bảng 2.1 So sánh các yếu tố chi phí, tiến độ và bất đồng khi có sự phối hợp và
khơng phối hợp giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án.
Yếu tố
Chi phí
Tiến độ
Bất đồng

Phối hợp

Khơng phối hợp

80% (8/10) dự án khơng

33% (14/42) dự án

vượt chi phí

khơng vượt chi phí


70% (7/10) dự án đúng

64% (27/42) dự án đúng

tiến độ

tiến độ

50% (5/10) dự án xảy ra

69% (29/42) dự án xảy

bất đồng

ra bất đồng

2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam:
(Bình, 2011), đã chỉ những nguyên nhân dẫn đến sự tăng mức đầu tư trong giai
đoạn thi cơng của cơng trình giao thơng ở Việt Nam trong đó một phần do chủ đầu tư

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 16

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ


GVHD: TS. Lê Hồi Long

khơng phối hợp chặt chẽ với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, và nhà thầu thi công để
kịp trao đổi thông tin, bàn bạc và giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh.
(Long et al., 2010), việc phối hợp trong lĩnh vực xây dựng đã được cải thiện
trong những năm gần đây. Phương pháp mới này không chỉ áp dụng đối với các dự án
xây dựng tại Việt Nam và mà còn áp dụng với các nước đang phát triển, tuy nhiên vẫn
còn nhiều vấn đề nảy sinh giữa các bên khi phối hợp thực hiện dự án. Phân tích nhân tố
chỉ ra bảy nhân tố cơ bản tồn tại khi các bên phối hợp với nhau: năng lực không phù
hợp, thiếu sự cam kết trong công việc, các bên không quen phối hợp, thông tin kém,
thiếu các bên liên quan tham gia, những vấn đề bên ngoài, và sự không thỏa hiệp.
(Long et al., 2010*), phát triển một mô hình sử dụng phân tích hồi qui để chỉ ra
mức độ thành công khi phối hợp trong các dự án xây dựng. Có 04 mức độ: sự cống
hiến; làm việc theo nhóm; thẩm quyền; và sự cơng bằng.
(Nguyễn et al., 2004), nghiên cứu những nhân tố thành công của các dự án trong
các dự án xây dựng lớn tại Việt Nam, đã xác định được 05 nhân tố ảnh hưởng lớn: cam
kết vì mục tiêu chung của dự án, kinh phí đầy đủ suốt dự án, nguồn lực đầy đủ, trình độ
của người quản lý dự án, trình độ của ban quản lý dự án.
(Tùng, 2011), các dự án hạ tầng giao thơng thường có mức đầu tư lớn, thời gian
thực hiện kéo dài. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống báo cáo thơng tin thường xun
nhằm kiểm sốt chặt chẽ và đảm bảo mọi thiếu sót trong q trình thực hiện các biện
pháp kiểm soát rủi ro, hệ thống báo cáo này phải được thông tin kịp thời đến các cấp
quản lý có trách nhiệm.
Các nghiên cứu trên chỉ ra sự cần thiết phối hợp giữa các bên trong q trình
thực hiện dự án xây dựng. Thơng qua sự phối hợp: chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu chính,
nhà thầu phụ và các nhà cung cấp tạo nên một nhóm dự án để cùng phát triển các mối
quan hệ cam kết hợp tác, chia sẻ vì mục tiêu chung, trao đổi thông tin hiệu quả và giải
quyết vấn đề nhanh chóng. Những nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc nhận dạng các
yếu tố dẫn đến sự thành công của dự án mà chưa đi sâu vào việc phân tích mối quan hệ
của các bên. Đề tài sẽ ứng dụng cơng cụ phân tích mạng xã hội (SNA) để phân tích và


Ngành Cơng nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 17

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


Luận văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

đo lường mối quan hệ của các bên trong quá trình thực hiện một dự án xây dựng cụ thể
dựa trên các mặt: trao đổi thông tin và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cơng
việc.
2.4 Phân tích mạng xã hội (Social network analysis):
2.4.1 Lịch sử phát triển của phân tích mạng xã hội (SNA):
(Freeman, 2011), phân tích mạng xã hội hiện đại được giới thiệu bởi bác sĩ tâm
thần Jacob L. Moreno, và nhà tâm lý học Helen Jennings. Họ tiến hành nghiên cứu một
nhóm tù nhân của một nhà tù và sau đó là nhóm nữ sinh trong một trường giáo dưỡng.
Moreno và Jennings đã đặt tên cho phương pháp này là “Phương pháp đo lường các
quan hệ xã hội theo nhóm”. Ban đầu, phương pháp này thu được nhiều hiệu quả đối với
các nhà tâm lý học và xã hội học của Mỹ. Tuy nhiên, nó chỉ được áp dụng trong một
khoảng thời gian ngắn, vào những năm 1940 các nhà khoa học xã hội Mỹ nhất đã quay
trở lại với phương pháp truyền thống “tập trung vào đặc điểm của các cá nhân”.
Trong cùng khoảng thời gian này, nhà nhân chủng học W. Lloyd Warner (Đại
học Harvard) tiếp cận phương pháp mạng xã hội. Các tiếp cận này hoàn toàn độc lập
với Moreno và Jennings. Warner thiết kế mơn học "thiết kế mạng dây dẫn trong
phịng", một thành phần mạng xã hội về nghiên cứu năng suất lao động trong nghành
cơng nghiệp điện. Ngồi ra, ơng và các đồng nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu mạng

xã hội ở hai thành phố Yankee và Deep South, Mỹ. Tuy nhiên những người như
Warner không thể làm lay động được nhiều sự quan tâm như Moreno và Jennings đã
làm. Khi Warner chuyển đến Đại học Chicago năm 1935, thì các nghiên cứu tiếp tục
của Đại học Harvard cũng khơng cịn.
Phiên bản thứ ba của phân tích mạng xã hội xuất hiện năm 1936, khi nhà tâm lý
học người Đức, Kurt Lewin và sinh viên của ông cùng nhau phát triển một cấu trúc
quan điểm dẫn đường cho các nghiên cứu về mạng xã hội trong lĩnh vực tâm lý.
Đến năm 1970, mười sáu trung tâm nghiên cứu mạng xã hội xuất hiện, tuy nhiên
các trung tâm này đã không thành công trong việc cung cấp một mơ hình chung cho
phương pháp nghiên cứu mạng xã hội. Cho đến khi, Harrison C. White cùng với sinh

Ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

Trang 18

HVTH: Nguyễn Minh Tâm


×