Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường (hse) tại công ty cổ phần hữu liên á châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
-------------------------

PHẠM THỊ MỸ LAN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
AN TỒN, SỨC KHỎE, MƠI TRƯỜNG (HSE)
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN HỮU LIÊN Á CHÂU
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013


 

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1 : TS. TRẦN THỊ VÂN..............................
2 : TS. HÀ DƯƠNG XUÂN BẢO ..............
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Văn Quán ...................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS. Phạm Hồng Nhật ..............................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 16 tháng 01 năm 2014.


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS.TS. Nguyễn Đình Tuấn
2. TS. Trần Thị Vân
3. TS. Nguyễn Văn Quán
4. PGS.TS. Phạm Hồng Nhật
5. TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
 

TRƯỞNG KHOA


 
 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM THỊ MỸ LAN

MSHV: 12260661

Ngày, tháng, năm sinh: 15/08/1987


Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản Lý Môi Trường

Mã số:

I. TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi
trường (HSE) tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp
cải thiện.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Khảo sát thực trạng về HSE và hệ thống quản lý HSE hiện hữu tại Công ty Á
Châu.
2. Đánh giá hệ thống quản lý HSE hiện hữu của công ty theo phương pháp
SWOT, theo nhóm hoạt động thực tế của cơng ty (thuận lợi/ bất cập), theo các
tiêu chí HTQL mơi trường ISO 14001: 2004 và HTQL ATSKNN OHSAS
18001: 2007.
3. Đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp trong điều kiện của công ty nhằm cải
thiện, nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống HSE tại Công ty Á Châu.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) 24/06/2013.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài)
16/12/2013.
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên):
1/ TS. TRẦN THỊ VÂN, Viện Môi trường- Tài nguyên, ĐHQG TP.HCM
2/ TS. HÀ DƯƠNG XUÂN BẢO, Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM

Tp. HCM, ngày 16 tháng 12 năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

1/ TS. Trần Thị Vân
2/ TS. Hà Dương Xuân Bảo
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)

 


 

LỜI CẢM ƠN

Tác giả gởi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hà Dương Xuân Bảo, người đã
hướng dẫn và hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời tác
giả cũng gởi lời cảm ơn đến tồn thể cán bộ giảng viên khoa Mơi trường, trường
Đai học Bách khoa TPHCM đã cung cấp những kiến thức chuyên ngành cùng với
những kinh nghiệm quý báu và là hành trang cùng tác giả trên con đường sắp tới.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu đã
tạo điều kiện thuận lợi và cho tác giả những kinh nghiệm thực tế quý giá để hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln quan tâm, chia sẽ và ủng
hộ tác giả trong suốt thời gian qua.

 



 

TĨM TẮT
Việc áp dụng hệ thống quản lý mơi trường (HTQLMT) và hệ thống quản lý
an toàn, sức khỏe nghề nghiệp (HTQL ATSKNN) đang dành được nhiều sự quan
tâm của các tổ chức cũng như được áp dụng phổ biến trên thế giới và cũng được
xâm nhập vào hệ thống quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều năm
qua. Sự ra đời HTQL sức khỏe, an toàn và mơi trường (HSE) hướng đến những mục
đích về mơi trường (E): sự phát triển bền vững đối với môi trường sống; sức khỏe
(H): sức khỏe người lao động; an toàn (S): sự an toàn người lao động, trang thiết bị
và tài sản của doanh nghiệp. Trên cơ sở tìm hiểu HTQL sức khỏe, an tồn và mơi
trường (HSE) cũng như xem xét tình hình áp dụng vào thực tế, nghiên cứu đề xuất
biện pháp cải thiện cho Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu. Nội dung của nghiên
cứu tiến hành cuộc khảo sát nhằm đánh giá hiện trạng HSE và hệ thống quản lý
HSE phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tại công ty. Từ đó,
nghiên cứu đã đề xuất ba nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp quản lý, nhóm giải
pháp kỹ thuật và nhóm giải pháp đào tạo và huấn huyện để cải thiện hệ thống quản
lý HSE cho công ty. Qua nghiên cứu cho thấy việc cải thiện hệ thống hiện hữu sẽ
giúp cơng ty kiểm sốt, giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn, giảm phát sinh chất thải từ
hoạt động sản xuất và còn đảm bảo rằng kết quả hoạt động tuân thủ được các yêu
cầu của pháp luật và các yêu cầu khác. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị
cơng ty có thể thực thi và đạt được kết quả cao, định hướng theo mục tiêu phát triển
kinh doanh bền vững của doanh nghiệp trong công tác quản lý của mình.

 


 


ABSTRACT
The application of environmental management systems (EMS) and safety,
occupational health management systems (OHSMS) have become of increasing
interest of organizations and been applied more and more popular in the world and
also enter the management system of Vietnam businesses in recent years. The birth
Health, safety and environmental management systems (HSE) towards purposes
about environment (E): the sustainable development of living environment, health
(H): health of workers; safety (S): safety of workers, equipment and property of the
business. Based on finding out Health, safety and environmental management
systems (HSE) and reviewing applicably situation in real, this study proposed to the
measure improving in HUU LIEN ASIA CORPORATION. The content of this
study carried out a survey to assess the HSE reality and HSE management systems
generated from the manufacturing operations, sales and services in company. Then,
this study proposed three measures such as: management, technology, education
and training to improve HSE management systems. This study show that the
improvement of real management systems will help company to control, reduce and
prevent accidents, reduce waste from production activities and the assurance that its
performance meet legal requirements and other requirements. In addition, some
recommendations have been given to company can apply to achieve high effection,
toward to its sustainable business development.

 


 

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1-


TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI ................................................................................. 1

2-

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 2

3-

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2

4-

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
4.1- Phương pháp luận:......................................................................................... 2
4.2- Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 4
4.3- Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa ................................................... 4
4.4- Phương pháp chuyên gia................................................................................ 5
4.5- Phương pháp SWOT....................................................................................... 5

5-

TÍNH KHOA HỌC & Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 6
5.1- Tính khoa học của đề tài ................................................................................ 6
5.2- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................ 6
5.3- Tính mới của đề tài: ....................................................................................... 6

6-

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HSE, VỀ CÔNG TY
HỮU LIÊN Á CHÂU .................................................................................................... 8
1.1- Tổng quan về các hệ thống quản lý ...................................................................... 8
1.1.1- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.......................................................... 8
1.1.2- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 ....................................................... 9
1.1.3- Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 ................ 10
1.2- Tổng quan về HSE ............................................................................................. 11
1.2.1- Sự ra đời của hệ thống HSE ......................................................................... 11
1.2.2- Mục đích và tiêu chí về HSE........................................................................ 12
1.2.3- Hệ thống quản lý HSE................................................................................. 12
1.3- Giới thiệu về Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu ............................................. 15
1.3.1- Cở sở pháp lý của công ty ............................................................................ 15
1.3.2- Giới thiệu công ty ......................................................................................... 16
1.3.3- Cơ cấu tổ chức công ty ................................................................................. 17
 


 

1.3.4- Hạng mục cơng trình .................................................................................... 18
1.3.5- Quy trình cơng nghệ sản xuất....................................................................... 18
1.3.6- Máy móc, thiết bị sử dụng............................................................................ 24
1.3.7- Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ................................................ 27
1.3.8- Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu ............................................................... 27
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ HSE VÀ HỆ THỐNG QUẢN
LÝ HSE CÔNG TY HỮU LIÊN Á CHÂU ............................................................... 29
2.1- Các văn bản pháp lý liên quan ........................................................................... 29
2.2- Khảo sát thực trạng về HSE tại công ty ............................................................. 30
2.2.1- Thực trạng về vấn đề môi trường (E) ........................................................... 30
2.2.2- Thực trạng về vấn đề sức khỏe nghề nghiệp (H) ......................................... 35

2.2.3- Thực trạng về vấn đề an toàn lao động (S) .................................................. 38
2.3- Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý liên quan HSE ...................................... 41
2.3.1- Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý về môi trường (E)........................... 41
2.3.2- Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý về sức khỏe nghề nghiệp (H) ......... 43
2.3.3- Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý về an toàn lao động (S) .................. 47
2.4- Xác định các khía cạnh, mối nguy và đánh giá rủi ro HSE ............................... 52
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HSE HIỆN HỮU TẠI
CÔNG TY HỮU LIÊN Á CHÂU............................................................................... 71
3.1- Đánh giá theo phương pháp SWOT ................................................................... 71
3.2- Đánh giá thực trạng quản lý HSE theo nhóm hoạt động thực tế của cơng ty
(thuận lợi và bất cập) .......................................................................................... 75
3.3- Đánh giá thực trạng quản lý HSE của công ty theo ISO 14001: 2004 và
OHSAS 18001: 2007.......................................................................................... 84
3.3.1- Đánh giá thực trạng quản lý HSE của công ty theo ISO 14001: 2004 ........ 84
3.3.2- Đánh giá thực trạng quản lý HSE của công ty theo OHSAS 18001: 2007 .. 86
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG HSE TẠI CÔNG TY HỮU
LIÊN Á CHÂU ............................................................................................................ 90
4.1- Nhóm giải pháp quản lý ..................................................................................... 90

 


 

4.2- Nhóm biện pháp kỹ thuật ................................................................................... 93
4.3- Nhóm biện pháp đào tạo và huấn luyện ............................................................. 95
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 101
A. Kết luận ............................................................................................................ 101
B. Kiến nghị .......................................................................................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 103
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 105
PHỤ LỤC 1- PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HTQL MÔI TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY THEO ISO 14001: 2004 ......................................... 106
PHỤ LỤC 2- PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
ATSKNN TẠI CÔNG TY THEO OHSAS 18001: 2007 ................. 110
PHỤ LỤC 3- BẢNG KHẢO SÁT DÀNH CHO CÔNG NHÂN CÁC PHÂN
XƯỞNG ............................................................................................ 115
PHỤ LỤC 4- BẢNG KHẢO SÁT DÀNH CHO NHÂN VIÊN THAM GIA
CÔNG TÁC HSE TẠI CÔNG TY ................................................... 123

 


 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sự tương ứng giữa OHSAS 18001: 2007 và ISO 14001: 2004 ...............13
Bảng 1.2: Hạng mục cơng trình ................................................................................18
Bảng 1.3: Danh mục máy móc thiết bị chính của Cơng ty .......................................24
Bảng 1.4: Danh mục các sản phẩm chủ yếu và sản lượng của Công ty ...................27
Bảng 1.5: Nhu cầu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trung bình một tháng ...........27
Bảng 1.6: Nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất trong một tháng .............................28
Bảng 2.1: Thực trạng về nước thải tại công ty 31
Bảng 2.2: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh họat tại hố ga cuối cùng ...............31
Bảng 2.3: Thực trạng về khí thải tại công ty .............................................................32
Bảng 2.4: Kết quả đo môi trường khơng khí xung quanh và trong phân xưởng ......33
Bảng 2.5: Thực trạng về chất thải rắn tại công ty .....................................................34
Bảng 2.6: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng tháng ................................34
Bảng 2.7: Thực trạng tiếng ồn và nhiệt tại công ty ...................................................35

Bảng 2.8: Thực trạng về sức khỏe nghề nghiệp .......................................................37
Bảng 2.9: Thực trạng về an toàn lao động. ...............................................................39
Bảng 2.10: Thực trạng hoạt động quản lý về môi trường (E) tại công ty .................41
Bảng 2.11: Thực trạng hoạt động quản lý về sức khỏe nghề nghiệp (H) tại công ty43
Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ thực hiện ngày 28/06/2013 .............45
Bảng 2.13: Kết quả đo thính lực sơ bộ của cơng nhân ...........................................45
Bảng 2.14: Kết quả đo thính lực hồn chỉnh của cơng nhân ...................................45
Bảng 2.15: Thực trạng hoạt động quản lý về an toàn lao động (S) ..........................47
Bảng 2.16: Các phương tiện PCCC đang có tại cơng ty ..........................................49
Bảng 2.17: Danh mục thiết bị kiểm định năm 2013 .................................................49
Bảng 2.18: Tiêu chí đánh giá rủi ro Mơi trường- ATSKNN có ý nghĩa ...................53

 


 

Bảng 2.19: Các khía cạnh, mối nguy và đánh giá rủi ro HSE ..................................54
Bảng 3.1: Ma trận SWOT .........................................................................................71
Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng quản lý HSE theo hoạt động thực tế tại Cơng ty .....75
Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá sự tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 .............85
Bảng 3.4: Thống kê kết quả phân tích đánh giá thực trạng HTQL Mơi trường .......86
Bảng 3.5: Tiêu chí đánh giá sự tuân thủ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007 .......87
Bảng 3.6: Thống kê kết quả phân tích đánh giá thực trạng HTQL ATSKNN .........88
Bảng 3.7: Tóm tắt những nội dung đã đạt được và những yêu cầu cần đạt được
trong hệ thống quản lý HSE của công ty ..................................................................88
Bảng 4.1: Nhóm giải pháp về quản lý .......................................................................90
Bảng 4.2: Nhóm giải pháp về kỹ thuật......................................................................93
Bảng 4.3: Nhóm giải pháp về đào tạo và huấn luyện ...............................................95


 


 

DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1: Sơ đồ phương pháp luận nghiên cứu ..........................................................3
Hình 1.1: Tồn cảnh Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu ........................................16
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Hữu Liên Á châu ...................17
Hình 1.3: Quy trình 1- Cơng nghệ sản xuất ống thép ...............................................19
Hình 1.4: Quy trình 2- Cơng nghệ sản xuất sản phẩm xà gồ “C” .............................21
Hình 1.5: Quy trình 3- Cơng nghệ sản xuất cán nguội .............................................22
Hình 2.1: Hiện trường bếp ăn sau hỏa hoạn lúc 16h30 ngày 19/02/2013.................50
Hình 2.2: Một số hình ảnh thiếu an tồn tại phân xưởng sản xuất ...........................52
Hình 4. 1: Quy trình soạn thảo chính sách Mơi trường- ATSKNNN .......................97
Hình 4.2: Quy trình thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động ............99

 


 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
− HSE- Health Safety and Environment: Sức khỏe An tồn và Mơi trường.
− ISO- International Organization of Standardalization: Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa.
− OHSAS- Occupational Health & Safety Assessement Series: Các tiêu chí
đánh giá an toàn, sức khỏe nghề nghiệp.
− HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường
− HTQL ATSKNN: Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

− SWOT- Strengths- Weaknesses- Opportunities- Threats: Mạnh- Yếu- Cơ
hội- Thách thức
− CBCNV: Cán bộ công nhân viên
− TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
− CNTT: Công nghệ truyền thông
− BSI- British Standard Council: Viện Tiêu chuẩn Anh
− EPA- Environmental Protection Agency: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa
Kỳ
− Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
− QLCTNH: Quản lý chất thải nguy hại
− TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
− CP: Chính phủ
− TT: Thơng tư
− BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
− BYT: Bộ y tế
− TTLT: Thơng tư liên tịch
− TLĐLĐVN: Tổng Liên đồn lao động Việt Nam.
 


 

− QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
− QĐ: Quyết định
− BTNMT: Bộ Tài nguyên- Môi trường
− CTNH: Chất thải nguy hại
− CTR: Chất thải rắn
− MT: Mơi trường
− ATSKNN: An tồn- sức khỏe nghề nghiệp.
− MLSS- Mixed Liquor Suspended Solid: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong

bùn lỏng.
− VSATLĐ: Vệ sinh an tồn lao động
− PCCC: Phịng cháy chữa cháy

 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

PHẦN MỞ ĐẦU
1- TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Con người là vốn quí nhất, là người làm ra của cải vật chất và là động lực
chính cho sự phát triển của xã hội. Sức khoẻ và sinh mạng của người lao động là tài
sản vô giá của mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Vì vậy, để đảm bảo hạnh phúc của mỗi
gia đình, cho an sinh và phát triển kinh tế xã hội, con người phải tham gia hoạt động
lao động sản xuất trong điều kiện an tồn.
Góp phần thực hiện yêu cầu "An toàn để sản xuất", "Sản xuất phải đảm bảo
an toàn" để nâng cao hiệu quả áp dụng và quản lý các vấn đề tại doanh nghiệp thì hệ
thống sức khỏe, an tồn, mơi trường sẽ bảo đảm với khách hàng về chất lượng của
sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, vừa tạo môi trường làm việc lành mạnh cho
nhân viên và đảm bảo được tính thân thiện với mơi trường. Xuất phát từ nhu cầu đó
mà Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu (gọi tắt là Công ty Á Châu) với mong muốn
quản lý tốt các vấn đề về chất lượng, môi trường, đảm bảo mơi trường làm việc an
tồn, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động nên hiện tại công ty cũng
đang thực hiện hệ thống quản lý sức khỏe, an tồn, mơi trường HSE nhưng chưa
được hồn thiện.
Sức khỏe, an tồn, mơi trường (HSE) cũng như an tồn, sức khỏe và mơi
trường (SHE) hoặc HES hoặc EHS thì thường được sử dụng như là tên gọi của một
bộ phận trong cơng ty và cơ quan chính phủ.

Các cơng ty mong muốn rằng để phục vụ môi trường tốt hơn nên đầu tư
mạnh vào môi trường, quản lý sức khỏe và an tồn hay cịn gọi là HSE. Từ quan
điểm về môi trường liên quan đến việc tạo ra cách tiếp cận có hệ thống để quản lý
chất thải, tuân thủ các quy định môi trường hoặc làm giảm lượng khí thải carbon
của cơng ty.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Đánh giá thực trạng hệ thống
quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE) tại Công ty Cổ phần Hữu Liên Á
Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý và khắc phục kịp thời những khuyết điểm hiện tại cũng như cung cấp những
HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 1 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

thông tin cần thiết cho cán bộ quản lý, giám sát cơng tác an tồn, vệ sinh và cho cả
người lao động để nhận biết những yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc, đồng
thời chỉ ra các giải pháp phòng ngừa những nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc
những ảnh hưởng có hại đến sức khoẻ của người lao động và sẽ giúp người lao
động hành động đúng, tránh được những rủi ro đáng tiếc trong hoạt động sản xuất.

2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng thực thi hệ thống sức khỏe, an tồn và mơi trường (HSE)
và đề xuất các biện pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống HSE tại
Công ty Hữu Liên Á Châu (sản xuất thép). Trên cơ sở kết quả của đề tài, tác giả
đề xuất làm tư liệu tham khảo để triển khai áp dụng cho doanh nghiệp trong

ngành thép.

3- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn bao gồm 3 nội dung nghiên cứu, được thực
hiện trình tự như sau:
4. Khảo sát thực trạng về HSE và hệ thống quản lý HSE hiện hữu tại Công ty
Hữu Liên Á Châu.
5. Đánh giá hệ thống quản lý HSE hiện hữu của cơng ty theo phân tích lý thuyết
SWOT, theo thực tế thuận lợi và bất cập của công ty, theo ISO 14001: 2004 và
OHSAS 18001: 2007.
6. Đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp trong điều kiện của cơng ty nhằm cải
thiện, nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống HSE tại Công ty Hữu Liên Á Châu.

4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1- Phương pháp luận:
Trình tự phương pháp luận nghiên cứu trong luận văn được trình bày theo sơ đồ
hình 0.1:

HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 2 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

Khảo sát
(phương pháp

thu thập thông
tin/ khảo sát/
điều tra thực
địa)

Thực trạng HSE
Thực trạng công tác quản lý HSE
Môi trường (E): nước thải, khí
thải, chất thải rắn, tiếng ồn,
nhiệt
An tồn (S): cháy, nổ; điện;
trong bảo trì; thiết bị áp lực;
thiết bị sản xuất; làm việc trên
cao; thiết bị nâng hạ.

Phân tích

So sánh
QCVN 14: 2008/BTNMT
QCVN 05: 2009/BTNMT

Sức khỏe (H): điếc nghề
nghiệp, các bệnh về đường hô
hấp, các bệnh về mắt và da, các
chấn thương khác.

3733/2002/QĐ-BYT….

Phương pháp SWOT


Đánh giá
(phương pháp
chuyên gia,
phương pháp
SWOT)

Đạt

QCVN 26: 2012/BTNMT

Nhóm hoạt động thực tế
(thuận lợi và bất cập)
Tiêu chí ISO 14001: 2004 và
OHSAS 18001: 2007
Khơng đạt
Nhóm giải pháp quản lý

Duy trì

Đề xuất giải pháp

Nhóm giải pháp kỹ thuật
Nhóm giải pháp đào tạo và
huấn luyện.

Hình 0.1: Sơ đồ phương pháp luận nghiên cứu

HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân


Trang 3 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

4.2- Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp này được sử dụng để đạt được nội dung (1), (2) và để bổ sung nội
dung (3) thông qua việc thu thập tài liệu:
− Tài liệu trong và ngoài nước về hệ thống HSE
− Tài liệu liên quan về Cơng ty Hữu Liên Á Châu, bao gồm:
• Thực trạng các vấn đề về sức khỏe, an toàn, bệnh nghề nghiệp (yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại, nguy cơ rủi ro, tiềm ẩn… trong từng quy trình
sản xuất) và môi trường (nguồn và nguyên nhân phát thải: nước thải, rác
thải, khí thải, khí mơi trường xung quanh và nơi làm việc, nhiệt độ, tiếng
ồn, bức xạ, chấn động…)
• Thực trạng cơng tác quản lý về sức khỏe, an tồn và môi trường (khám
sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp, huấn luyện, đào tạo, tập huấn, tuyên
truyền,…)
− Tài liệu các văn bản pháp lý liên quan đến đề tài
Phương pháp này tập trung chủ yếu ở giai đoạn đầu nghiên cứu để có cơ sở dữ
liệu, cung cấp kiến thức nền về lĩnh vực nghiên cứu cụ thể và còn giúp tác giả kế
thừa các thơng tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra để phân tích và tổng hợp
thông tin cần thiết.
4.3-

Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa

Phương pháp này áp dụng để thực hiện nội dung (1) và (2) tìm hiểu các hoạt động

thực tế, hiện trạng về môi trường, các vấn đề vệ sinh an tồn trong cơng ty, cũng
như tình hình hoạt động quản lý đang có để đưa ra đề xuất thích hợp, cụ thể:
− Tổ chức thu thập ý kiến, điều tra bằng phiếu khảo sát các công nhân đang làm
việc tại cơng ty và nhân viên có kinh nghiệm, đồng thời kế thừa các tài liệu có
sẵn về vấn đề an toàn liên quan đến đề tài.
− Thực hiện quan sát, điều tra thực tế tại các bộ phận nhằm thu thập thông tin
tổng quan về công ty để có cơ sở đánh giá hiện trạng cũng như những tồn tại
trong hệ thống quản lý tại công ty
− Lựa chọn, sắp xếp thông tin hợp lý, khoa học để phục vụ tốt nhất mục đích
nghiên cứu của mình.
HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 4 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

4.4-

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được áp dụng để thực hiện nội dung (2) và (3)
− Đề tài sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến đánh giá, tư vấn của các chuyên
gia, nghệ nhân và những người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến
vấn đề HSE như ý kiến người phụ trách bộ phận ISO, ban lãnh đạo công ty và
người trực tiếp thực hiện cơng tác Mơi trường và An tồn sức khỏe nghề
nghiệp tại cơng ty nhằm hồn thiện nội dung, phương pháp và kết quả nghiên

cứu.
− Phương pháp chuyên gia có ưu điểm là tương đối chính xác, mang tính thực
tiễn cao và không mất nhiều thời gian. Kinh nghiệm của các chuyên gia trong
lĩnh vực nghiên cứu có thể giúp tác giả xác định khó khăn sẽ xuất hiện trong
q trình thực hiện cũng như hỗ trợ hồn thiện nội dung nghiên cứu.
4.5-

Phương pháp SWOT

Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung (2) và (3)
− Phương pháp SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, cụ
thể:
• Điểm mạnh (S- Strength): về khả năng và điều kiện hiện tại có thể đáp ứng
các yêu cầu mà tổ chức có thể sử dụng để đạt được yêu cầu hệ thống.
• Điểm yếu (W- Weakness): những điểm khơng phù hợp, thiếu sót hay bị giới
hạn trong HTQL Môi trường- ATSKNN của công ty hiện nay đang được
thực hiện và duy trì trong sự quản lý.
• Cơ hội (O- Opportunity): những điều kiện thuận lợi bên ngồi tác động lên tổ
chức như giảm chi phí phát sinh các khoản về vấn đề ô nhiễm, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp cũng như giữ vững sự ổn định trong hoạt động kinh
doanh. Qua đó, giúp tổ chức nâng cao hình ảnh, vị thế thương hiệu của mình.
• Nguy cơ, thách thức (T- Threat): những điều kiện bất lợi từ bên ngoài tác
động đến mục tiêu của tổ chức. Chúng có thể là những rào cản có thể kiềm
hãm sự phát triển hoặc gây ra những vấn đề làm tổn hại cho tổ chức.

HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 5 



Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

− Phân tích dựa trên cở sở thông tin thu thập đáng tin cậy, không dựa vào ý kiến
chủ quan của một số người trong quá trình khảo sát.
− Thơng qua q trình thu thập, quan sát và khảo sát từ thực tế tác giả sẽ đánh
giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong quá trình thực hiện so với
mục tiêu và định hướng của hệ thống. Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất giải
pháp cải thiện phù hợp với thực tế.

5- TÍNH KHOA HỌC & Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
5.1- Tính khoa học của đề tài
Các kết quả thu được của đề tài được tiến hành từ quá trình thu thập số liệu,
khảo sát thực tế, đánh giá và phân tích một cách khoa học. Kết quả đề tài được
rút ra từ thực nghiệm, phương pháp luận khoa học và dưới sự hướng dẫn, phản
biện của các chuyên gia giàu kinh nghiệm.Vì thế, đề tài luận văn có tính khoa
học nhất định và có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài tương tự.
5.2-

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài có thể áp dụng vào thực tế, nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty. Áp dụng hệ thống HSE trong quản lý là một
cách quản lý tiến bộ cho các tổ chức doanh nghiệp góp phần mang lại nhiều lợi
ích cho người lao động, xã hội cũng như doanh nghiệp thuộc các ngành nghề
nói chung và đối với ngành thép nói riêng. Do đó, việc đánh giá thực trạng của
hệ thống hiện hữu và đề xuất biện pháp cải thiện là điều cần thiết góp phần giải
quyết vấn đề đang tồn tại trong công ty Á Châu và làm cho hoạt động quản lý

ngày càng hiệu quả hơn.
5.3-

Tính mới của đề tài:

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang xây dựng và áp dụng
hệ thống HSE nhằm kiểm soát các hoạt động sản xuất khác nhau. Nhưng hệ
thống HSE này thường được xây dựng và triển khai một cách riêng biệt, người
quản lý hệ thống này chỉ là một người kiêm nhiệm có ít hoặc khơng có kiến thức
về HSE…, đặc biệt trong ngành sản xuất thép tại Việt Nam. Do đó, đề tài mang
tính mới, kết quả đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, góp một phần vào việc xây
HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 6 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

dựng hệ thống HSE ngày càng hoàn chỉnh hơn cho doanh nghiệp thép Việt
Nam.

6- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Các lĩnh vực hoạt động sản xuất và hệ thống quản lý HSE hiện hữu trong phạm
vi công ty Hữu Liên Á Châu.
− Đề tài tập trung đề xuất các nhóm giải pháp cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng hệ thống HSE tại Công ty Á Châu dựa vào thực trạng và hoạt động
quản lý HSE hiện hữu của cơng ty, cụ thể:

• Sức khỏe (H): Điếc nghề nghiệp, các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về
mắt và da, các chân thương khác, công tác bảo hộ lao động, phòng chống
bệnh nghề nghiệp. Tác hại nghề nghiệp trong quá trình sản xuất và điều
kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động của
công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối
với những người tiếp xúc. Yếu tố ảnh hưởng sức khỏe có thể do: cơng tác
tổ chức lao động khơng hợp lý, quy trình sản xuất, điều kiện vệ sinh kém.
• An tồn (S): An toàn về cháy, nổ; an toàn về điện; an tồn trong bảo trì; an
tồn thiết bị áp lực; an toàn thiết bị sản xuất; an toàn làm việc trên cao; an
tồn thiết bị nâng hạ.
• Mơi trường (E): Nguồn phát sinh nước thải (nước mưa chảy tràn, nước
thải sinh hoạt, nước thải sản xuất), Nguồn phát sinh khí thải (hóa chất, bụi
và khí thải do các hoạt động các phương tiện giao thơng, khí thải phát sinh
từ hoạt động của máy phát điện dự phịng, khí thải phát sinh từ các bếp
ăn), nguồn phát sinh chất thải rắn (chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy
hại, chất thải rắn sinh hoạt), nguồn phát sinh tiếng ồn. Công tác quản lý
nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, nhiệt.

HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 7 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HSE, VỀ
CÔNG TY HỮU LIÊN Á CHÂU

1.1-

Tổng quan về các hệ thống quản lý

Hiện tại, công ty đang thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuân ISO
9001 và đang thực hiện chương trình 5S. Nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện công tác
quản lý HSE cho công ty, tác giả đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu
chuẩn liên quan và cần thiết như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống
quản lý môi trường ISO 14001và hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
OHSAS 18001, cụ thể như sau:
1.1.1- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
a/ Khái niệm: ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ
chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn được áp dụng khi một
tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng
và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách
hàng.
Vì vậy phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho tất cả các q
trình và nhân sự có liên quan tới việc đảm bảo chất lượng từ khâu tiếp nhận yêu
cầu khách hàng, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất/cung cấp dịch vụ, giao hàng;
các quá trình hỗ trợ như tiếp nhận thơng tin, đào tạo, bảo trì thiết bị, máy móc…
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:
ƒ ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
ƒ ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
ƒ ISO 9004: 2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững
ƒ ISO 19011: 2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
ISO 9001: 2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng
nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này
quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh
nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau:
ƒ Hệ thống quản lý chất lượng

HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 8 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

ƒ Trách nhiệm của lãnh đạo
ƒ Quản lý nguồn lực
ƒ Tạo sản phẩm
ƒ Đo lường, phân tích và cải tiến
b/ Lợi ích: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2008 sẽ giúp các
tổ chức, doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt
động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý và điều hành công
việc. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp CBCNV thực hiện công việc đúng
ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi
và giám sát. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào
tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn.
c/ Chứng nhận: Theo thống kê của tổ chức ISO (The ISO Survey of management
system Standard Certifications- 2012), tính đến cuối năm 2012 có 1.101.272
chứng chỉ ISO 9001 đã được cấp và tăng 2%(+21.625) so với năm 2011 [1, 2].
1.1.2- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
a/ Khái niệm: ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn
sử dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu
tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Khi áp dụng cần đạt được các khía cạnh mơi trường, mức độ tuân thủ các yêu cầu

pháp luật về môi trường, cam kết của lãnh đạo và nhận thức của nhân viên và chủ
yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị môi trường và
chứng nhận.
Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn ISO 14001 là ISO ISO 14001: 2004. Phiên bản
điều chỉnh này của ISO 14001 được ban hành để đảm bảo sự tương thích sau khi
ban hành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Tiêu chuẩn
ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc gia: TCVN ISO
14001: 2010 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 9 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

b/ Lợi ích: Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh,
trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc
cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được
tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi
nhuận.
c/ Chứng nhận: Theo thống kê của tổ chức ISO (The ISO Survey of management
system Standard Certifications- 2012), tính đến cuối năm 2012 có 285.844 chứng
chỉ ISO 14001 đã được cấp và tăng 9%(+23.887) so với năm 2011 [2, 3].
1.1.3- Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001
a/ Khái niệm: OHSAS 18001 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề
nghiệp được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp kiểm sốt những rủi ro về an tồn

và sức khỏe nghề nghiệp.
Trong tình hình hiện nay, khi các doanh nghiệp thường phải đối mặt với những chi
phí ngày càng cao cho những việc như trả lương cho thời gian nghỉ ốm, đào tạo thay
thế khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, giảm năng suất
của những NLĐ bị TNLĐ khi họ quay lại làm việc, chi phí cho NLĐ bị ốm đau, bị
thương tật. Bên cạnh đó, quy định của luật pháp về AT-VSLĐ ngày càng chặt chẽ,
chi phí bảo hiểm cho NLĐ ngày càng cao… thì Tiêu chuẩn OHSAS 18001 ra đời
như một giải pháp cho các DN đang phải đối mặt với các tình trạng trên.
Phương thức quản lý AT&SKNN truyền thống thường quan tâm tới việc đối phó
với những tai nạn, sự cố liên quan tới công việc chứ không quan tâm tới việc lập kế
hoạch để kiểm soát những cơng việc đó, trong khi OHSAS 18001 tập trung vào việc
lập kế hoạch phòng ngừa đối với những rủi ro có thể xảy ra.
OHSAS 18001 có thể áp dụng cho tất cả loại hình hay qui mơ tổ chức. OHSAS
18001 được thiết kế tương thích với các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001 nhằm tạo
điều kiện xây dựng một hệ thống tích hợp với mục đích chất lượng cho sản phẩm –
an toàn cho con người – an toàn cho mơi trường – tiết kiệm chi phí.
OHSAS 18001 là Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp do
Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành vào năm 1999 và sửa đổi năm
HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 10 


Đề tài: “Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và đề xuất một số biện pháp cải thiện”

2007. OHSAS 18001: 2007 (tên đầy đủ là BS OHSAS 18001: 2007) là phiên bản
hiện hành và là tiêu chuẩn để một tổ chức có thể được cấp giấy chứng nhận phù

hợp. Việc chứng nhận OHSAS khẳng định việc thực hiện tự nguyện một hệ thống
đảm bảo một sự giám sát đầy đủ về an toàn và sức khỏe của người lao động trong tổ
chức, ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc.
b/ Lợi ích của việc áp dụng:
ƒ Thâm nhập thị trường quốc tế khi yêu cầu tuân thủ OHSAS 18001 như là
một điều kiện bắt buộc
ƒ Nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế trong hoạt động an
toàn sức khỏe nghề nghiệp
ƒ Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp
ƒ Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan
trọng nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn
lao động và sức khỏe nghề nghiệp
ƒ Phương pháp trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại [4, 5].
1.2-

Tổng quan về HSE

1.2.1- Sự ra đời của hệ thống HSE
− Hệ thống quản lý HSE được biết đến đầu tiên là hệ thống quản lý môi trường,
trong đó nổi lên như là một cơng việc trong những năm 1970, sau việc ra đời
của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và các hệ thống điều tiết của
bang ở các mức độ khác. Các công ty đã bắt đầu hạn chế chất thải để ngăn chặn
ô nhiễm, họ cần các kỹ sư để điều chỉnh máy lọc khí đốt, các bộ lọc và những
thay đổi quá trình khác để các hệ thống sản xuất hiện có. An tồn lao động và
sức khỏe nghề nghiệp cũng phát triển trong thời gian quan trọng này, với việc
thông qua đạo luật như Luật An toàn lao động và năm 1970.
− Năm 1990, chức năng HSE của công ty nhằm giám sát việc tuân thủ về môi
trường, sức khỏe và an toàn đã bắt đầu ở cấp quản lý.


HVTH: Phạm Thị Mỹ Lan

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Trần Thị Vân

Trang 11 


×