Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Nghiên cứu giải pháp cấu tạo và tính toán ổn định của công trình đường có cấp kỹ thuật 60 trên đất yếu và chịu ngập lũ sâu ở đbscl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------o0o------

PHẠM QUANG TUẤN

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤU TẠO
VÀ TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CỦA CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG
CÓ CẤP KỸ THUẬT 60 TRÊN ĐẤT YẾU VÀ
CHỊU NGẬP LŨ SÂU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU
MÃ SỐ NGÀNH: 31. 10. 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố HỒ CHÍ MINH tháng 11 năm 2003


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----***-----

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

GS-TSKH: LÊ BÁ LƯƠNG


TS: LÊ BÁ VINH

Cán bộ chấm nhận xét 1:

PGS-TS: TRẦN THỊ THANH

Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS: CAO VĂN TRIỆU

Luận Văn Thạc Só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN
VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, thành phố HỒ CHÍ MINH
Ngày

tháng

năm 2003


ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phạm Quang Tuấn
Ngày, tháng, năm sinh: 18 –12 -1958

Chuyên ngành: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU
02
Khoá K-12 (năm học 2001-2003)

Phái: Nam
Nơi sinh: Hải Phòng
Mã số ngành: 31. 10.

I. TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤU TẠO VÀ TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH
CỦA CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CÓ CẤP KỸ THUẬT 60 TRÊN ĐẤT YẾU
VÀ CHỊU NGẬP LŨ SÂU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1) Nhiệm vụ:

Nghiên cứu giải pháp cấu tạo và tính toán ổn định một công
trình đường và đường vào cầu cấp II có cấp kỹ thuật 60 trên nền
đất yếu và chịu ngập lũ sâu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2) Nội dung:

Mở đầu

PHẦN I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về quá trình xây dựng công trình
đường trên đất yếu trong vùng ngập lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
PHẦN II: NGHIÊN CỨU ĐI SÂU VÀ PHÁT TRIỂN


Chương 2: Nghiên cứu đất yếu trong vùng ngập lũ ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Chương 3: Nghiên cứu giải pháp cấu tạo công trình đường cấp II có
cấp kỹ thuật 60 khi xây dựng trên nền đất yếu trong môi trường ngập lũ ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Chương 4: Nghiên cứu tính toán ổn định cho công trình đường cấp II
có cấp kỹ thuật 60 trên nền đất yếu trong môi trường ngập lũ ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long.


Chương 5: Nghiên cứu thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý cơ bản
của đất yếu là chỉ số Cc và Cv.
Chương 6: Nghiên cứu ứng dụng cấu tạo và tính toán một công trình
đường cấp II có cấp kỹ thuật 60 trên nền đất yếu trong điều kiện ngập lũ sâu
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
PHẦN III: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 7: Nhận xét, kết luận và kiến nghị.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20 -01-2003
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10-11-2003
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

GS-TSKH: LÊ BÁ LƯƠNG

TS: LÊ BÁ VINH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

GS-TSKH: LÊ BÁ LƯƠNG


TS: LÊ BÁ VINH

CHỦ NHIỆM NGÀNH
NGÀNH

BỘ

GS-TSKH: LÊ BÁ LƯƠNG

MÔN

QUẢN



THS: VÕ PHÁN

Nội dung và Đề Cương Luận Văn Thạc Só đã được Hội Đồng
Chuyên Ngành thông qua.
Ngày 10 tháng 01 năm 2003
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH

PHÒNG ĐÀO TẠO
SAU ĐẠI HỌC
TS: CHÂU NGỌC ẨN


LỜI CẢM ƠN
-----o0o-----


Xin chân thành cám ơn Tất Cả Các Thầy Giáo, Cô Giáo
Ngành Cao Học CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU đã giành
nhiều thời gian để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình
qua các bài giảng mà em vinh dự được tiếp thu. Tri thức đó sẽ giúp
em hiểu biết để trưởng thành, vững vàng hơn rất nhiều trong cuộc
sống và công tác thực tế sau này. Đồng thời tạo điều kiện cho em
hoàn thành Tập Luận Văn Thạc Só.
♣ Em xin chân thành cám ơn Thầy Giáo Sư-Tiến Só Khoa Học LÊ BÁ
LƯƠNG, Chủ Nhiệm Ngành và là Người đã tận tình hướng dẫn giúp em
trong quá trình thực hiện Tập Luận Văn Thạc Só.
♣ Em xin chân thành cám ơn Thầy Tiến Só LÊ BÁ VINH đã giành
nhiều thời gian đọc và hướng dẫn những vấn đề quan trọng để em hoàn
thành Tập Luận Văn Thạc Só.
♣ Em xin chân thành cám ơn Cô Phó Giáo Sư-Tiến Só TRẦN THỊ
THANH đã giành nhiều thời gian để đọc Tập Luận Văn Thạc Só này và cho
ý kiến nhận xét quan trọng sâu sắc.
♣ Em xin chân thành cám ơn Thầy Tiến Só CAO VĂN TRIỆU đã
giành nhiều thời gian để đọc Tập Luận Văn Thạc Só này và cho những ý
kiến nhận xét cần thiết sâu sắc.
♣ Em xin chân thành cám ơn Thầy Tiến Só – Phó Khoa Xây Dựng:
CHÂU NGỌC ẨN.
♣ Em xin chân thành cám ơn Thầy Thạc Só-Quản Lý Bộ Môn Của
Ngành: VÕ PHÁN.
♣ Em xin chân thành cám ơn Ban Lãnh Đạo Nhà Trường và Phòng
Quản Lý Khoa Học – Sau Đại Học đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp em trong
suốt quá trình học tập và thực hiện Tập Luận Văn Thạc Só.
♣ Xin chân thành cám ơn Các Bạn Đồng Khoá - Đồng Nghiệp cùng
Các Thành Viên Trong Gia Đình đã giành nhiều thời gian, tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ và cộng tác nhiệt tình trong quá trình học tạâp, công tác để
tác giả hoàn thành Tập Luận Văn Thạc Só.




TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài

Nghiên cứu giải pháp cấu tạo và tính toán ổn định của công
trình đường có cấp kỹ thuật 60 trên đất yếu và chịu ngập lũ sâu ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Vấn đề thực tế
Đồng Bằng Sông Cửu Long mỗi năm một mùa nước nổi từ tháng 07 đến
cuối tháng 11. Đó là điều bất lợi nhất cho khu vực có vựa lúa chính của nước ta.
Đây là nơi đất đai trù phú, màu mỡ, dân cư tập trung đông đúc. Nhiều vùng ruộng
đồng, sình lầy vẫn còn ở dạng hoang vu chưa được khai thác. Bởi vì hiện nay ở đây
còn thiếu một mạng lưới đường giao thông bộ (đường ô tô vận tải lớn), đủ về số
lượng, đạt chất lượng cao về kỹ thuật, có khả năng vận chuyển hành khách và đối
lưu hàng hoá một cách nhanh chóng. Nếu đáp ứng được yêu cầu cấp thiết này thì
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ chiếm vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc
dân.
Đồng Bằng Sông Cửu Long, một trong những khu vực có đời sống kinh tế,
chính trị, văn hoá, khoa học và kỹ thuật cũng như về vị trí quốc phòng quan trọng.
Thế nhưng sự phát triển cơ sở hạ tầng tối thiểu còn yếu kém và cuộc sống của
người dân vùng sâu, vùng xa nói chung còn nhiều lam lũ khổ cực. Mỗi khi nước lũ
ngập tràn, người dân lao động bị thiệt hại về con người, tài sản, mùa màng, hơn
nữa những công trình phúc lợi công cộng, đường xá, cầu cống, đê điều bị huỷ hoại
phải chi phí cho sửa chữa, nâng cấp là rất lớn.
Sau những trận đại hồng thuỷ các năm đã qua, thực sự khiến cho Đảng,
Chính phủ và nhân dân cả nước cùng quan tâm hướng về đồng bào vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Chiến lược và sách lược của kế hoạch 5 năm bước sang thế
kỷ này được đề ra là: cùng tồn tại trong lũ, cùng sống chung với lũ và phát triển

sản xuất. Muốn làm được như vậy, nhiệm vụ hiện nay là tạo ra những con đê bao
lớn để khoanh vùng, điều tiết và khống chế nước lũ. Xây dựng những con đường ô
tô đủ lớn làm xương sống cho vùng Đồng Bằng Nam Bộ. Đồng thời hạn chế tới
mức thấp nhất những thiệt hại hàng năm do lũ lụt gây ra. Kết hợp tốt giữa công tác
thuỷ lợi và xây dựng mạng lưới đường giao thông thông suốt. Nghiên cứu để sử
dụng những vật liệu đơn giản sẵn có tại địa phương khi xây dựng đê điều, cầu
cống, đường xá giao thông trên đất yếu có khả năng chống lại sự phá hoại của
nước.

Vấn đề nghiên cứu


♦ Nghiên cứu cấu tạo và tính toán ổn định đường giao thông vùng thường
xuyên ngập lũ sâu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm người dân
lao động nghèo sống định canh, định cư, sinh hoạt và giao lưu hai bên tuyến đường.
♦ Nghiên cứu giải pháp cấu tạo và tính toán ổn định nền đường vào cầu, kết
hợp tạo điều kiện cho công việc xây dựng cầu vượt sông được thuận lợi.



SAMMARY OF THESIS
Topic

Studying and finding solutions for structure and calculating
stability of road project with technical level 60 on soft soil and
deeply flooded area in Cuu Long Delta.
Background
Normally Cuu Long Delta area gets flooded from July to November every
year. This is the biggest disadvantage of the main granary in our country. This is a
place where soil is fat and fertile and population density is high. Many fertile fields

and swamps have not been utilized. Since this area is still lacking a round transport
network (roads for heavy-duty means of transport), which is suffisient in term of
quantity and high quality in term of technology. It also meets demands to transport
passengers as well as goods quickly. If this pressing demand can be achieved, Cuu
Long Delta will play very important role in the national economy.
Cuu Long Delta is one of areas that plays a vital role in term of economy,
politics, culture, technology, science and defense. But the development of basic
infrastructure is still weak, and the livelihood of people in remote areas remains
difficulty. Once the flooding overflows, people lose ther lives, property and crops. The
public welfare projects, roads, bridges and dykes are destroyed too. Moreover the
expenditure of repair works is very big.
The flooding in last few years have really made the Party, the Government and
the People throughout the country pay close attention to ther flood-hit fellows. The
strategy of five-year plan in the new century is to exist, live and develop production in
flood. In order to execute this, building huge dykes to cover, regulate and control the
flood; building large roads to use as a spine of Southern Delta; minimizing damages
caused by the flood every year; having a good linking between irrigation and build of
effective transportation network; studying to use materials available in locality when
costructing embankments, bridges, roads on soft soil that can resist the destruction of
water should be considered as immediate works.

Studied matters

♦ Studying structure and alculating stability of traffic-way in frequentlyplooded area suitable of Cuu Long Delta with the poor who permanently lives, works
along two sides of roads.


♦Studying and finding solution for structure and calculating stability of road
leading to bridge along with facilitating the bridge construction across river easily.



MỤC LỤC
Nhiệm Vụ Luận Văn Thạc Só
Lời Cám Ơn
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Só
MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a) Đặt vấn đề nghiên cứu
b) Xác lập nhiệm vụ nghiên cứu

III. Những hạn chế của đề tài khi nghiên cứu
PHẦN I

Trang

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về quá trình xây dựng công trình
đường trên đất yếu trong vùng ngập lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.1 Khái niệm chung
1
1.2 Những thành công - sự cố trong quá trình xử lý đất yếu để…
2
1.2.1 Ở nước ngoài
1.2.2 Ở trong nước

1.3 Những thiệt hại do lũ lụt gây ra
1.4 Các giải pháp về vật liệu đắp đường


2

4
10
11

1.4.1 Đào tuyến kênh mới để lấy đất phục vụ cho việc đắp đường

11

1.4.2 Nạo vét và đào mở rộng kênh rạch sẵn có phục vụ giao thông…
1.4.3 Trường hợp đào lấy đất ở các bãi vật liệu, sau đó vận chuyển…

12
13

1.4.4 Dạng bố trí mặt bằng thi công bằng Xáng Thổi vùng ngập lũ
1.4.5 Khả năng đầm chặt khối đất được thi công theo điều kiện ở…
15 1.5 Đất dùng để đắp nền đường
16
1.5.1 Đặc điểm của đất đắp nền đường
16
1.5.2 Đầm nén chặt đất nền đường

1.6 Các giải pháp gia cố mái dốc của đường chống xói lở
20
Nhận xét và kết luận

14


19


PHẦN II

NGHIÊN CỨU ĐI SÂU VÀ PHÁT TRIỂN

Chương 2: Nghiên cứu đất yếu trong vùng ngập lũ ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long
2.1 Điều kiện tự nhiên đồng bằng sông cửu long
27
2.1.1 Vị trí địa lý Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.1.2. Địa hình và địa mạo
2.1.3. Điều kiện khí hậu và khí tượng
2.1.4 Điều kiện thuỷ văn
2.1.5 Chất lượng nước
2.1.6 Điều kiện thổ nhưỡng

27
27
29
31
32
32
33
33
38
38


2.2 Vấn đề về lũ lụt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.2.1 Quá trình hình thành lũ lụt
2.2.2 Đặc điểm của lũ lụt
2.2.3 Phân vùng ngập lũ

2.3 Sự phân bố và tính chất của vùng đất mềm yếu ở Nam Bộ
39
2.3.1 Nguồn gốc địa chất
2.3.2 Các khu vực phân bố

39
40
40
40
41
42
42
44
48

2.4 Đặc điểm các loại đất yếu thường gặp
2.4.1 Khái niệm về đất yếu
2.4.2 Đất sét mềm

2.5 Đặc điểm địa chất Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.5.1 Cấu trúc địa chất
2.5.2 Sự phân bố các vùng đất yếu
2.5.3 Đất sét yếu và bão hoà nước
Nhận xét và kết luận


Chương 3: Nghiên cứu giải pháp cấu tạo công trình đường cấp II có
cấp kỹ thuật 60 khi xây dựng trên nền đất yếu trong môi trường ngập lũ ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long
3.1 Khái niệm chung
53
3.2 Cấu tạo các bộ phận của công trình đường vào cầu trong…
53
3.3 Chiều cao của đường trên nền đất yếu
55
3.3.1 Ý nghóa của vấn đề
3.3.2 Chiều cao tối thiểu (Hmin) của nền đường
3.3.3 Chiều cao tối đa (Hmax) của nền đường

3.4 Độ dốc của nền đường trên đất yếu
3.5 chế độ thuỷ nhiệt của nền đường và các biện pháp thiết kế
60

55
55
57
58




3.5.1 Ảnh hưởng trạng thái ẩm của đất đến sự ổn định cường độ…
3.5.2 Quá trình biến cứng làm tăng c, ϕ, E của đất đắp nền đường…
3.5.3 Tính toán phân bố ẩm trong thân nền đường khi chịu ảnh hưởng…

3.6 thí nghiệm xác định hệ số truyền dẫn và phân bố ẩm trong thân…

3.7 Khu vực tác dụng của nền đường và biện pháp cải thiện chế độ…
3.8 Các biện pháp xử lý đất yếu dưới nền công trình
3.9 Giải pháp tăng cường tốc độ cố kết của nền đất yếu
3.9.1 Đường thấm thoát nước thẳng đứng
3.9.2 Kết hợp dùng lớp đệm cát để thoát nước
3.9.3 Trường hợp sử dụng hệ thống giếng cát thoát nước
3.9.4 Giải pháp cọc đất-vôi và cọc đất-vôi-ximăng
3.9.5 Giải pháp sử dụng hệ thống bấc thấm
3.9.6 Giải pháp lưới cừ tràm ngang
3.9.7 Tính toán cọc cừ tràm đóng đứng

3.10 Giải pháp kiến nghị điển hình cho từng khu vực ngập lũ

60
61

63
65
68

68

74
74
75
75
78
78
79
82

85

Nhận xét và kết luận

Chương 4: Nghiên cứu tính toán ổn định cho công trình đường cấp II
có cấp kỹ thuật 60 trên đất yếu trong môi trường lũ Đồng Bằng Sông Cửu
Long
A.NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI TÍCH

4.1 Tính toán ổn định mái dốc nền đường
4.1.1 Theo phương pháp của W. Fellenius
4.1.2 Theo phương pháp A.V. Bishop (1955)

4.2 Tính toán ổn định nền đắp trên đất yếu
110

4.2.1 Dựa vào giả thiết đất là môi trường biến dạng tuyến tính
4.2.2 Phương pháp dùng công thức tải trọng giới hạn Prăngđơ-Taylo

4.3 Tính toán độ lún của nền đất đắp

4.3.1 Tính độ lún tổng cộng:
4.3.2 Độ lún theo thời gian của nền đắp trên đất yếu (giai đoạn cố…
Nhận xét và kết luận

99
99
108

110

114
116
116
117

B. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CÔNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHẦN TỬ HỮU HẠN (FEM)

4.1 Giả thiết cơ bản dùng để tính toán
123
4.2 Mô hình tính toán ổn định công trình bằng Phương Pháp Phần Tử… 124
4.3 Trình tự các bước giải thuật bài toán ổn định, ứng suất và biến…
124
4.3.1 Xác định hàm dạng: (Phần tử tam giác 15 nút – T15)
4.3.2 Xây dựng ma trận độ cứng phần tử [ke]

125
128


4.3.3 Thiết lập ma trận độ cứng hệ thống
4.3.4 Thiết lập vectơ lực nút
4.3.5 Giải bài toán phi tuyến để xác định hệ số an toàn
4.3.6 Lưu đồ tổng quát của chương trình ABUT – FEM
Nhận xét và kết luận

129
131
133
134


Chương 5: Nghiên cứu thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý cơ bản
của đất yếu là chỉ số cc và cv
138
5.1 Giới thiệu thí nghiệm
5.2 Tính chất cơ lý của mẫu đất nguyên dạng
138
5.2.1 Thành phần hạt
5.2.2 Chỉ tiêu vật lý
5.2.3 Chỉ tiêu cơ học

5.3 Xác định chỉ số nén (compression index): cc
5.4 Xác định hệ số cố kết cv (cm2/s)

5.41. Phương pháp gián tiếp, xác định Cv thông qua mv và hệ số..
5.4.2 Theo phương pháp căn bậc hai của D.W.Taylor (1942)
142
5.4.3 Theo phương pháp Logarit của Casagrande (1940)

138
138
138
138
141
141

142
5.5 Thống kê các đặc trưng cơ lý cơ bản của đất phục vụ việc tính toán 151
5.6 Thống kê các đặc trưng cơ lý cơ bản của 4 lớp đất
153


Chương 6: Nghiên cứu ứng dụng cấu tạo và tính toán một công trình
đường cấp II có cấp kỹ thuật 60 trên đất yếu trong điều kiện ngập lũ ở đồng
bằng sông cửu long
6.1 Cấu tạo của toàn bộ công trình đường
156
6.2 Cấu tạo đất yếu dưới nền đường
156
6.3. Quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật
156
156

6.3.1 Các số liệu địa chất của công trình
6.3.2 Các thông số kỹ thuật về đường
6.3.3 Kết cấu áo đường
6.3.4 Kết cấu lề đường
6.3.5 Các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp
6.3.6 Các chỉ tiêu cơ lý của cát đệm

157
157
157
157
157

6.4.1 Đối với nền đường
6.4.2 Nền đường vào cầu

158
161

162

6.4 Tính toán ổn định và biến dạng của công trình đường
158

6.5 Đánh giá ổn định của nền đất yếu theo phương pháp lý…


6.5.1 Tính toán theo tải trọng an toàn Qat
6.5.2 Tính toán theo tải trọng cho phép Qcp

162
163

PHẦN III

Chương 7: Nhận xét, kết luận và kiến nghị
7.1 Nhận xét
7.1.1 Các vấn đề có liên quan đến công trình đường
7.1.2 Các giải pháp cấu tạo nền đường
7.1.3 Về phương pháp tính toán

7.2 Kết luận

187
187
187
190

191


7.3 Kiến nghị

192


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Địa hình Đồng Bằng Sông Cửu Long tương đối bằng phẳng, có nhiều kênh
rạch chằng chịt và hằng năm nước sông Mê-kông (Sông Tiền và Sông Hậu) dâng
lên tràn vào làm ngập mặt đất. Đồng thời, nước tràn mặt từ Campuchia đổ về cùng
kết hợp với nước Sông Tiền, Sông Hậu lại chịu thêm ảnh hưởng và sự xâm nhập
của nước thủy triều cũng là tác nhân gây ngập lụt. Vài năm gần đây, mùa nước lũ
kéo dài từ tháng 7 tới tháng 11. Những vùng bị ngập sâu và khó tiêu, nước ứ đọng
và có khi rút muộn tới tháng 12.
Nước lụt liên tiếp đã tàn phá, gây nhiều thiệt hại đến cơ sở vật chất, kỹ
thuật với mức độ ghê gớm khó có thể thống kê chính xác được. Thực tế cho thấy,
lũ lụt đã làm chậm việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh
hoạt, sản xuất của nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Phấn đấu để đồng bào vùng luôn bị ngập lụt nói riêng hay châu thổ Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói chung có thể tồn tại trong lũ, cùng sống chung với lũ và
phát triển sản xuất. Nhất thiết phải bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân. Bảo
vệ hạ tầng và các cơ sở sản xuất, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây
ra. Đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện, giữ gìn
môi trường thiên nhiên kết hợp với An ninh Quốc phòng, Nhà nước đã có chủ
trương:


+ Xây dựng các khu dân cư dạng tuyến (cặp theo dọc bờ kênh, ven
đường), dạng cụm với đầy đủ hệ thống kỹ thuật hạ tầng như đường giao

thông, hệ thống cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, bưu điện;
+ Nghiên cứu, tính toán để xây dựng những con đường lớn trên vùng
đất yếu (đất alluvi đóng vai trò chính) có khả năng ổn định và tồn tại, đảm
bảo giao thông thông suốt mỗi khi nước lũ tràn về;
+ Sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu. Đất chủ yếu được lấy tại chỗ
để đắp lên nền đường và đê đập bằng những giải pháp khác nhau trong điều kiện
khí hậu và môi trường của Đồng Bằng Sông Cửu Long;
+ Hệ thống hóa, phân tích và đúc kết các đặc điểm địa hình vùng lũ lụt ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long thông qua công tác khảo sát, tính toán, thiết kế, thi
công để có điều kiện theo dõi những công trình làm đường và đất đắp tương tự trên
mọi vùng đất yếu ở Việt Nam.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
a) Đặt vấn đề nghiên cứu:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long phát
triển, chính quyền thành phố quyết định cải tạo, nâng cấp, mở rộng các Quốc lộ
khởi nguồn từ thành phố Hồ Chí Minh qua một số tỉnh xuống phía Nam. Song song
với nhiệm vụ làm đường, công việc xây dựng cầu mới cũng rất quan trọng.
Việc mở rộng tuyến đường này đã được người dân ở đây đón nhận như một
sự kiện lịch sử. Bởi vì đó là lần đầu tiên trong đời, họ sẽ được tận mắt chứng kiến
những chuyến xe ô-tô lao vun vút trên quê hương mình. Từ đây sẽ không còn cảnh
xe tàu cậm cạch bon chen, đò phà thất thường trôi nổi trên sông nước nguy hiểm,
nhất là mỗi khi nước lũ tràn về.
Cùng với nhiệm vụ quan trọng của việc làm đường là khảo sát, thiết kế để
xây dựng Cầu Phố Mới qua sông Vàm Cỏ Đông. Cầu được thiết kế vónh cửu, xây
dựng bằng bê-tông cốt thép dự ứng lực, dài gần 550,0 mét, rộng 13,0 mét, gồm
chín nhịp, riêng nhịp chính dài 110,0 mét và là một trong những khẩu độ dầm hộp
bê-tông cốt thép dự ứng lực dài nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay.
Việc thông xe Cầu Phố Mới kịp thời cùng với việc hoàn thành cải tạo, mở
rộng quốc lộ 571 sẽ giải quyết cơ bản việc ách tắc giao thông đoạn đường này và
tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, nông sản từ các tỉnh miền Tây về thành

phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác nhanh chóng hơn.
b) Xác lập nhiệm vụ nghiên cứu:
♦ Nghiên cứu giải pháp xử lý đất yếu dưới nền đường và đường vào cầu bằng
nguyên vật liệu phù hợp với kinh tế xây dựng hiện nay ở nước ta;
♦ Nghiên cứu giải pháp cấu tạo để ứng dụng cho một công trình đường và
đường vào cầu phù hợp với môi trường nước lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long;


♦ Đề nghị cấu tạo dạng đường cấp tỉnh: độ nghiêng mái dốc 1:2, có cấp kỹ
thuật 60 (đường cấp II, tải trọng H30-XB80, tốc độ tính toán 60 km/h) điển hình
cho 3 vùng ngập lũ: nước ngập nông thấp hơn 1,0 mét, nước ngập vừa từ (1,0÷3,0)
mét và nước ngập sâu hơn 3,0 mét khi bị ngâm úng lâu đến 6 tháng, chịu được áp
lực đẩy ngang của nước và giải pháp gia cố mái dốc của đường;
♦Nghiên cứu bằng thí nghiệm xác định tính chất cơ lý cơ bản đặc trưng của đất
yếu tại một điểm nơi công trình đường đi qua.
III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI KHI NGHIÊN CỨU
¾ Thời gian học tập và nghiên cứu đề tài còn ít;
¾ Trình độ kiến thức đơn sơ, cũng như nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệm trong
cuộc sống và làm việc còn nhiều hạn chế;
¾ Nguồn tài liệu, thông tin chưa phong phú và đa dạng;
¾ Thời gian đi thực tế và làm thí nghiệm ngoài hiện trường chưa nhiều;
¾ Chủ yếu là tổng hợp lại những kiến thức đã được lónh hội thêm ở bậc Cao
Học và đi sâu nghiên cứu một vài khía cạnh nhỏ.



PHẦN I


NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN



-- 1 -CHƯƠNG 1

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT YẾU TRONG VÙNG NGẬP LŨ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG
Khi có kế hoạch khảo sát để xây dựng một con đường mới, người ta luôn cố
gắng lựa chọn giải pháp sao cho tuyến đường có thể đi qua những vùng đất với cấu
trúc địa chất thuận lợi. Lúc đó, toàn bộ chi phí cho phần xây dựng tuyến đường
(chưa xét đến các phần chi phí khác) là thấp nhất. Tuy nhiên, điều này không phải
lúc nào cũng có thể được đáp ứng một cách dễ dàng. Thực tế, nhiều tuyến đường
buộc phải đi qua những vùng đất có cấu tạo địa chất phức tạp và đất nền rất yếu.
Nếu sức chịu tải của đất yếu bên dưới không đủ hoặc độ lún của nền đường diễn
biến quá chậm thì cần áp dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật đặc biệt để tăng
nhanh độ ổn định và thời gian lún cố kết của nền đắp trên nền đất yếu.
Người ta đã đưa ra khá nhiều biện pháp xử lý tối ưu và đơn giản về các
phương pháp xây dựng nền đất đắp trên mọi vùng địa hình của đất yếu. Trong các
biện pháp đó, mục đích nhằm cải thiện sự ổn định và tăng cường giá trị lực dính c,
góc ma sát ϕ của đất. Kinh nghiệm cho thấy có thể chia ra làm 3 nhóm chính:
1) Thay đổi cấu tạo, sửa chữa đồ án thiết kế (mở rộng mặt đường, giảm
chiều cao nền đất đắp hoặc di chuyển vị trí tuyến đường đi qua khu vực có chiều
dày lớp đất yếu mỏng). Đây là biện pháp đơn giản tốt nhất;
2) Các biện pháp liên quan đến việc bố trí thời gian xây dựng (thi công theo
giai đoạn). Giải pháp về vật liệu đắp (chèn trong nền đất đắp bằng vật liệu nhẹ,
làm bệ phản áp, đào bỏ một phần đất yếu,…) hoặc các biện pháp khác liên quan
đến cả hai giải pháp trên (gia tải tạm thời);
3) Các biện pháp khác xử lý bản thân nền đất yếu (như cọc cát, cọc ba-lat,
cọc đất–vôi, cọc đất-vôi–ximăng, bấc thấm, cọc cừ tràm,…). Nhóm biện pháp này

đòi hỏi phải có các thiết bị đặc biệt chuyên dụng và do các đơn vị kỹ thuật thi
công.
Khi khảo sát để thiết kế nền đường gặp lớp đất yếu (bùn, than bùn, đất than
bùn v.v…) với chiều dày không lớn lắm, có thể áp dụng các biện pháp xử lý nhân
tạo như đệm cát đá hoặc bệ phản áp v.v… để gia cố đất nền.
Đối với nền đường, hay nền đất đắp đi qua vùng đầm lầy thì xử dụng bệ
phản áp để khống chế khả năng phát triển của vùng biến dạng dẻo do lớp đất yếu
gây ra là một trong những biện pháp xử lý có hiệu quả nhất.


-- 2 --

Tùy theo yêu cầu cụ thể đối với từng công trình sau khi thi công. Cần xác
định rõ độ lún tổng cộng và tốc độ lún trong thời gian cho phép kể từ khi xây dựng
cho đến khi đưa công trình vào sử dụng.
1.2 NHỮNG THÀNH CÔNG - SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ ĐẤT YẾU
ĐỂ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẤT ĐẮP Ở NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM
1.2.1 Ở nước ngoài:
a) Những kết quả đạt được:
Ngày nay, trước áp lực của vấn đề tăng nhanh dân số trên thế giới, tốc độ
đô thị hoá ngày càng phát triển, vùng đất xây dựng càng trở lên thu hẹp dần.
Những vùng đất trước đây được coi là đất yếu hoặc xấu thì bây giờ cần phải có
những biện pháp kỹ thuật gia cố để đưa vào sử dụng xây dựng công trình. Hiện
nay các tài lệu viết về đất yếu đã có nhiều, nhưng khái niệm về đất yếu còn rất ít
và tản mạn. Cho nên việc hệ thống hóa các kết quả đã nghiên cứu về loại đất yếu
cũng rất cần thiết.
Khái niệm về đất yếu và công việc phân loại cũng chưa thật rõ ràng. Các khái
niệm này chỉ là tương đối và phụ thuộc vào trạng thái vật lý của đất. Cũng như
tương quan giữa khả năng chịu tải của đất với tải trọng mà móng công trình truyền
xuống. Việc phân loại đất yếu chủ yếu dựa vào một số kinh nghiệm đã đúc kết:

+ Đất bùn các loại (bùn ở biển, ao hồ, đất phù sa…);
+ Đất loại sét ở trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy, dẻo nhão và nhão, chảy.
Chúng thường có khả năng chịu tải rất thấp khoảng (0,5÷1,0) kg/cm2, biểu hiện
qua các chỉ tiêu cơ lý: góc nội ma sát nhỏ (40÷80), lực dính đơn vị nhỏ (0,05÷0,1)
kg/cm2, module lún Maslov eM ≥ 50 mm/m và độ lún này do cố kết của đất và kéo
dài theo thời gian. Đất yếu hầu như bão hoà nước, hệ số rỗng lớn (ε >1). Việc xây
dựng công trình trên những vùng đất này rất khó khăn hoặc đôi khi không thể thi
công được nếu không có các giải pháp xử lý và cải tạo đất nền.
Để đáp ứng những nhu cầu bức xúc về xây dựng ngày càng tăng, đặc biệt là
trên
những vùng đất yếu đã xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu của ngành
thổ
nhưỡng học chuyên nghiên cứu về các vùng đất yếu.
Từ sau những năm của thế kỷ XX, do nền sản xuất phát triển nhanh và có
những
chuyển biến to lớn, yêu cầu phải mở rộng sản xuất nên có nhiều công trình quy mô
lớn được tiến hành, tạo điều kiện cho ngành xây dựng phát triển. Có nhiều nhà
khoa học đã cống hiến to lớn trong việc nghiên cứu những tính chất hoá lý của
vùng đất yếu như: Pacropxki, Lomonoxop, I. I. Lisvan, P. A. Đrodd,…
Trong lónh vực thổ nhưỡng học phải kể đến những công trình nghiên cứu cuûa
Maxlov, V. V. Okhotin, N. N. Ivanov, K. Terzaghi, R. B. Peck, A. W. Skepton, G.
A. Leonards, A. W. Bishop,… và nhiều nhà khoa học khác đã góp phần không nhoû


-- 3 --

vào việc khám phá ra những tính chất hoá lý của đất và giải quyết thành công bài
toán hóc búa về việc xây dựng công trình trên những vùng đất yếu.
Biện pháp cải tạo nền đất yếu đã được nghiên cứu và áp dụng ở các nước từ rất
lâu như: sử dụng các thiết bị tiêu nước thẳng đứng, cải tạo đất bằng cọc vật liệu

rời, cọc đất-vôi, cọc ximăng, cọc đất-vôi-ximăng, bấc thấm, cọc balát.
Việc dùng giếng cát tiêu nước thẳng đứng được xử dụng rộng rãi để gia cố
nền đất yếu như trong các báo cáo của Tomigana (1979) về vùng cải tạo đất Vịnh
Manila và Philíppin; của Choa
(1979) về sân bay Changi,
Singapore; của Chou (1980) ở
Đài Loan; của Akagi (1981),
Brenner và Prebaharan (1983)
về vùng Băng Cốc, Thái Lan;
của Suzuki và Yamada (1990) là
dự án sân bay quốc tế Kansai;
của Tanimoto (1979) cho vùng
Kobe của Nhật Bản.
Cọc vật liệu rời bao gồm
cát, sỏi được làm chặt và chèn
vào lớp đất sét yếu bằng phương
pháp khoan tạo lỗ hoặc rung.
Dùng cọc đất-vôi-ximăng
để gia cố nền đất yếu đã được
nghiên cứu một thời gian khá lâu
ở Th Điển, Nhật Bản và một số nước khác. Viện kỹ thuật Th Điển cùng với
giáo sư A. B. Linden-Alimak và Bengt Broms đã áp dụng rộng rãi kỹ thuật cọc vôi
cho móng và các công trình đất đắp bao gồm cả khối và hố đào trong đất sét yếu.
Ở Nhật Bản kỹ thuật này được áp dụng từ cuối năm 1970. Sử dụng phương pháp
trộn khô để làm tăng ổn định cho đất nền ở dưới sâu. Dùng ximăng làm chất kết
dính hỗn hợp. Phương pháp này được cải tiến để chế tạo cọc ngày càng hiệu quả
và hoàn thiện hơn mà trong gần 10 năm trở lại đây, Scandinavia đã sử dụng phổ
biến.
Gia cố nền đất yếu bằng vật liệu chất dẻo, thép hay các vật liệu tự nhiên.
Phần cốt gia cố có khả năng chịu kéo cao, kết hợp có hiệu quả với đất chịu nén tốt

sẽ làm tăng tính ổn định cho nền
đất được gia cố. Ở Hà Lan năm
1956, trong công trình bảo vệ bờ
biển ở Datch Delta Works Sheme
đã dùng 10 triệu mét vuông vải
địa kũ thuật. Kỹ sư người Pháp
Henry Vidal dùng cốt là dải kim


-- 4 --

loại bằng thép không gỉ đặt trong đất đắp là cát và cuội sỏi. Bill Hilfiker kỹ sư
người Mỹ, sáng chế lưới dây hàn lại tạo bởi các dây
thép và thanh thép không gỉ vào cuối năm 1970. Lưới chất dẻo có độ chịu giãn cao
và chống ăn mòn làm cho việc sử dụng cốt trong đất đắp phát triển. Vải hay lưới
địa kỹ thuật bằng chất dẻo được dùng khá phổ biến làm tăng ổn định cho đất dưới
nền công trình.
Một công trình đang san
lấp để làm đường ở Malaysia
trên nền đất yếu sâu 20,0 mét
có sức kháng cắt (1,0÷5,0) Kpa.
Giải pháp xử lý đất nền bằng
vải địa kỹ thuật kết hợp với vật
liệu truyền thống: cây tre (Hình
1.1).
Trong vài năm gần đây,
PVD thực sự được áp dụng rộng
rãi trong các công trình xây
dựng ở đồng bằng Bangkok. Hai
dự án lớn tiêu biểu là hệ thống

đường cao tốc vành đai
Bangkok (Bangkok Outer Ring
Road) và đường Bangkok – Chonburi. Hai công trình này PVD được thiết kế với
chiều dài (8,0÷12,0) mét, bố trí trên mặt bằng theo lưới tam giác với khoảng cách
1,20 mét. Số liệu đo đạc trong thời gian chất tải cho thấy PVD đã làm việc tốt.
Người ta còn sửû dụng các loại vật liệu đã được chế biến sẵn như:
* dăm bào, mạt cưa có γ = (8,0÷10) kN/m3;
* than bùn nghiền, đóng bánh có γ = (3,0÷5,0) hay (8,0÷10) kN/m3;
* tro bay , xỉ lò cao γ = (10÷14) kN/m3 và polystyren nở γ = 1,0 kN/m3;
* bê-tông xenlulô có γ = (6,0÷10) kN/m3;
Tuy nhiên, những loại vật liệu này còn có nhiều yếu điểm không hoàn toàn
thoả mãn được các yêu cầu đưa ra về mặt kỹ thuật xây dựng.
b) Những sự cố về công trình đường: Sạt lở mái dốc của đường sau khi đưa
vào sử dụng chưa lâu ở Thái Lan cũng giống như ở Việt Nam (Hình 1.2 và 1.3).
1.2.2 Ở trong nước:
Việt Nam, nền đất đắp là một trong những loại công trình xây dựng dân
dụng có từ lâu đời và thường gặp nhất. Trong hệ thống các đê sông, đê biển,
đường ô-tô và đường sắt dài hàng nghìn kilômét, đi qua vùng đồng chiêm trũng
của Đồng Bằng Sông Hồng (Bắc Bộ) hay cắt qua các kênh rạch chằng chịt của
Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nam Bộ), có tỉ lệ không nhỏ nền đất đắp xây đựng
trên đất yếu.


-- 5 --

Riêng trong lónh vực xây dựng đường ô-tô và đường sắt, chúng ta đã có
nhiều kinh nghiệm thành công và cũng gặp không ít thất bại. Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có một đánh giá tương đối toàn diện về tình hình xây dựng và khai
thác nền đường, nhất là các đoạn nền đất đắp trên đất yếu.
a) Tình hình chung: Hệ thống đường ô-tô của nước ta có khoảng hơn 19

nghìn kilômét quốc lộ, tỉnh lộ và hàng chục nghìn kilômét đường huyện, xã mà ôtô có thể chạy được. Về mặt kỹ thuật thi công, ngoại trừ một số đoạn đường do Đế
quốc Mỹ nâng cấp và xây dựng mở rộng nhằm phục vụ cho mục đích chiến tranh ở
Miền Nam Việt Nam trước đây, cùng với một số đoạn đường ngắn mới được nâng
cấp, mở rộng xung quanh những thành phố lớn trong mấy năm qua, được thi công
theo phương pháp cơ giới hiện đại (đắp bằng đất tốt vận chuyển từ xa đến có đầm
nén cẩn thận theo từng lớp, có chú ý đầu tư áp dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật
khi đắp trên nền đất yếu…). Còn đại bộ phận các tuyến đường còn lại vẫn đang sử
dụng hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp thủ công đắp bằng đất tại
chỗ.
Ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long,
có một số đoạn
đường chạy dọc
theo các kênh rạch
chằng chịt thì nền
đường được thi
công bằng phương
pháp cơ giới thủy
lực theo phương
pháp “thổi bùn”.
Chất lượng nền
đất đắp kiểu này
có tốt hơn. Tuy
nhiên, do không
có giải pháp xử lý
đúng đắn nên
chất lượng những
đoạn đường đắp
trên nền đất yếu
chưa đảm bảo

chất lượng khi
đưa vào sử dụng.
Chính

vậy, chất lượng
của hệ thống


-- 6 --

đường ô-tô hiện nay rất xấu.
b) Những thành tựu đã đạt được:
Công nghệ xử lý nền đất yếu đã được sử dụng trong lónh vực xây dựng dân
dụng, công nghiệp, giao thông vận tải và thuỷ lợi.
♦ Cọc đất-vôi-ximăng: đang tiến hành nghiên cứu và áp dụng đối với đất yếu ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đồng thời nghiên cứu sử dụng loại cọc này trong điều
kiện nền đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn;
♦ Cọc bản nhựa:
được áp dụng khá
rộng rãi trong các
công trình giao
thông vận tải và
dân dụng như công
trình nhà máy điện
Hiệp Phước (Nhà
Bè)ø, nâng cấp mở
rộng QL 51,…
♦ Vải địa kỹ
thuật: làm phân bố
ứng suất đều trên

nền đất yếu, tăng
khả năng chịu kéo,
ngăn ngừa lớp bùn
vào trong nền đất
đắp. Sử dụng vải địa kỹ thuật khá phổ biến. Đặc biệt đối với các công trình giao
thông như: nâng cấp, mở rộng đường Hùng Vương, dự án đường xuyên Á.
♦ Cọc vật liệu rời: cọc cát cũng được áp dụng rộng rãi trong các công trình giao
thông như Dự Án Đường Xuyên Á, công trình nâng cấp và mở rộng QL51.
Bên cạnh việc xử lý nền đất yếu bằng các biện pháp cơ học, việc cải tạo nền
đất yếu bằng các phương pháp hoá-lý cũng đã đang được nghiên cứu và áp dụng:
♦ Phương pháp điện thấm: phương pháp này dựa trên hiện tượng điện thấm
khi cắm hai điện cực vào trong nền đất dính bão hoà nước.
Sau khi cho dòng điện chạy qua, hạt đất chạy về cực dương, nước chuyển về
cực âm. Vấn đề được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1890 do Giáo Sư F. F. Rêyx.
Phương pháp này bắt đầu ứng dụng vào việc gia cường nền đất yếu từ năm 1934;
♦ Phương pháp điện hoá học: dựa trên hiện tượng điện thấm, có thêm vào trong


-- 7 --

học như CanxiClorua, Natri Silicat
hoá nhằm làm tăng
độ cố kết và hiệu
quả nén chặt của đất
nền;
♦ Phương pháp
điện Silicát : áp dụng
cho các loại đất bùn,
sét, có hệ số thấm <
0,1 m/ngày đêm.

c) Một số công
trình đất đắp bị sự cố
lún sụp khi xây dựng
trên nền đất yếu:

đất các dung dịnh hoá

Hình 1.8 Mặt cắt đê biển Cái Đôi Vàm Mỹ Bình hoàn thành và khi lún sụp


-- 8 --

+ Sự cố kỹ thuật trên
tuyến đê biển Cái Đôi
Vàm Mỹ Bình tỉnh Cà
Mau: Trong quá trình thi
công xảy ra nhiều sự cố kỹ
thuật như: sạt, trượt do đào
hố quá sâu, chất tải cao
trên phần đất lưu thông,
sạt lở bờ do tàu bè qua lại.
Đoạn từ Bảy Sử đến khu
công nghiệp, sự cố kỹ
thuật xảy ra do hiện tượng
nền đê bị phá hoại gây
khó khăn cho việc xử lý.
Có đoạn đê đã hoàn thành
nhưng chỉ qua một đêm,
mặt mái và bên ngoài phía
biển bị lún sụp và trở về

với mặt đất tự nhiên.
Nguyên nhân do đê
biển Cái Đôi Vàm Mỹ
Bình đắp trên nền đất yếu,
tầng đất mềm sâu, hệ số
thấm nhỏ, khả năng cố kết
chậm. Có đoạn đắp vượt
cao trình thiết kế và khả
năng chịu tải của đất neàn.


-- 9 --

+ Sạt lở đường dẫn vào
công trình cầu Trường
Phước: Cầu Trường Phước
dài 295 mét (thuộc quận 9,
thành phố Hồ Chí Minh). Cầu
được xây dựng xong và đưa
vào sử dụng ngày 15/04/1999
Đến cuối 04/1999, phần
đường dẫn vào cầu bị sạt lở
đoạn ven sông. Vết nứt cung
trượt chiếm 2/3 nền đường
vào cầu dài 57,0 mét, do nền
đất đắp trên đường vào cầu
nằm trên đất yếu ven sông
(cụ thể là hai con lạch). Khi
thi công, tính toán sai biện
pháp gia cố đất nền và bờ kè.

+ Sự cố sạt lở tuyến
đê bao Sa Rài, tỉnh Đồng
Tháp: Tuyến đê bao Sa Rài,
thuộc huyện Tân Hồng, tỉnh
Đồng Tháp. Đê được thi công
từ tháng 05/1997, gồm 3
tuyến là 2,3 và 5. Đến
10/1997 tuyến đê số 5 bị sự
cố, sạt mái gần 1,5 km.

Hình 1.11 Đường bên sông sạt lở ở Vónh Long


-- 10 --

+ Sự cố cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh: Theo Khu Qủan lý giao thông đô
thị thành phố Hồ Chí Minh, sau hơn một năm đưa vào sử dụng, đường Nguyễn Hữu
Cảnh có biểu hiện lún ở một số vị trí, đặc biệt tại đoạn tiếp giáp với cầu; hầm chui
qua mố cầu M1 và M2 bị lún, hư hỏng, không thể sử dụng (đã phải sửa chữa);
phần đường nối với cầu vượt bị lún nghiêm trọng gây nứt nẻ và hư hỏng các tường
chắn và một số vị trí do lún không đều nên mặt đường đọng nước (Tuổi Trẻ 13-112003).

Hình 1.13 Hầm chui qua cầu Văn Thánh 2 đường Nguyễn Hữu Cảnh nổi
tiếng bởi lún đã làm cho dãy nhà A-17/2 lún nghiêng theo vào phía cầu ñeán


×