Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Nghiên cứu ổn định và biến dạng của công trình bờ kè bảo vệ công trình nhà kho 2t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 201 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
**************************

LÊ KIM TÍN

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG
CỦA CÔNG TRÌNH BỜ KÈ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
NHÀ KHO 2 T/m2 ÷ 4 T/m2 Ở VEN SÔNG TRONG
ĐIỀU KIỆN ĐẤT YẾU VÀ NƯỚC NỔI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên Ngành

: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU

Mã Số Ngành

: 31.10.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2003


Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
………………………………………………………………………..


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc
……………………………………………..

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LÊ KIM TÍN
Ngày tháng năm sinh: 19-09-1976
Chuyên ngành: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU

Phái: NAM
Nơi sinh: BÌNH DƯƠNG
Mã số: 31.10.02

I/-TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA CÔNG TRÌNH BỜ KÈ BẢO VỆ CÔNG
TRÌNH NHÀ KHO 2T/m2 ÷ 4T/m2 Ở VEN SÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT YẾU VÀ NƯỚC
NỔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
II/-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1.NHIỆM VỤ:
Nghiên cứu ổn định và biến dạng của công trình bờ kè bảo vệ công trình nhà kho 2T/m2 ÷
4T/m2 ở ven sông trong điều kiện đất yếu và nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long
2.NỘI DUNG:

PHẦN I: TỔNG QUAN
Chương 1 : Nghiên cứu tổng quan về Đồng bằng sông Cửu Long và các công trình bờ kè trên đất
yếu ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
PHẦN II: NGHIÊN CỨU ĐI SÂU VÀ PHÁT TRIỂN
Chương 2 : Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của đất yếu ven sông ở khu vực ĐBSCL.
Chương 3: Nghiên cứu dạng cấu tạo thích hợp cho bờ kè bảo vệ các công trình ven sông ở
ĐBSCL.

Chương 4: Nghiên cứu giải pháp tính toán ổn định bờ kè hệ tường cọc bản có 1 neo bảo vệ các
công trình ven sông ở ĐBSCL.
Chương 5: Nghiên cứu giải pháp tính toán biến dạng bờ kè hệ tường cọc bản có 1 neo bảo vệ các
công trình ven sông ở ĐBSCL.
Chương 6: Ứng dụng kết quả nghiên cứu tính toán ổn định và biến dạng hệ tường cọc bản có 1
neo bảo vệ công trình nhà kho 2T/m2 ÷ 4T/m2 ở ven sông trong điều kiện đất yếu và nước nổi ở
ĐBSCL.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 7 : Kết luận và kiến nghị.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
:
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
:
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 :
VI.HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 :
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

20/01/2003
12/12/2003

GS.TSKH LÊ BÁ LƯƠNG
TS. VÕ DŨNG
CHỦ NHIỆM NGÀNH BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH

GS.TSKH LÊ BÁ LƯƠNG
TS. VÕ DŨNG
GS.TSKH LÊ BÁ LƯƠNG
ThS. VÕ PHÁN
Nội dung và đề cương Luận Văn Thạc Só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua
Ngày tháng năm 2003

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CẢM ƠN.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Thầy Giáo Sư Tiến Só Khoa Học Lê Bá Lương,
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo Em trong thời gian Em thực hiện luận văn.
Em xin chân thành biết ơn các Thầy Cô đã tận tình truyền đạt cho Em những kiến
thức quý báu trong suốt hai năm học và thời gian Em thực hiện luận văn, giúp Em
có một nhận thức tốt hơn trong công tác thiết kế và công tác nghiên cứu khoa học.
™ Thầy Giáo Sư Tiến Só Khoa Học Lê Bá Lương
™ Thầy Giáo Sư Tiến Só Khoa Học Nguyễn Văn Thơ
™ Thầy Tiến Só Châu Ngọc Ẩn
™ Thầy Tiến Só Cao Văn Triệu
™ Cô Tiến Só Trần Thị Thanh
™ Thầy Tiến Só Lê Bá Khánh
™ Thầy Tiến Só Võ Dũng
Em xin chân thành biết ơn các Thầy Cô Phòng Quản Lý Sau Đại Học – trường
Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho Em trong suốt thời gian Em theo học tại trường.
Em xin chân thành biết ơn gia đình và bạn bè đã luôn thông cảm, động viên và
giúp đỡ Em trong thời gian Em thực hiện luận văn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN.
Trong nhiều năm lại đây, quá trình diễn biến lòng sông Cửu Long đã dẫn đến
hiện tượng lũ lụt, sạt lở mái bờ sông liên tục rộng khắp trên toàn tuyến sông Cửu
Long và đã gây nên những tổn thất rất nặng nề về người và của, là mối đe dọa
nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân ven sông Cửu
Long, làm cản trở đến kế hoạch xây dựng, khai thác phát triển bền vững dân sinh,

kinh tế, xã hội, môi trường, gây mất ổn định các khu dân cư và an ninh quốc phòng ở
Đồng bằng sông Cửu Long.
Để chống sạt lở và bảo vệ các công trình ở ven sông Cửu Long, nhiều công trình
bờ kè được xây dựng với nhiều dạng cấu tạo, vật liệu được sử dụng và phương pháp
thi công khác nhau. Tuy nhiên , thực tế có một số công trình bờ kè đã xảy ra sự cố như
trượt, mất ổn định, chuyển vị lớn dẫn đến hư hỏng hoàn toàn hoặc phải sửa chữa rất
tốn kém . Nguyên nhân một phần do việc thiết kế, tính toán dạng bờ kè không thích
hợp cho từng cấp tải trọng công trình xây dựng ven sông trong điều kiện đất yếu và
nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long .
Thực tế hiện nay vấn đề bảo vệ bờ sông là tốn kém. Tuy nhiên với yêu cầu cấp
thiết phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh ở đồng bằng sông Cửu Long bắt buộc
chúng ta phải có biện pháp bảo vệ các công trình xây dựng ven sông một cách an toàn
và kinh tế nhất .
Vì vậy việc nghiên cứu tính toán ổn định và biến dạng của công trình bờ kè bảo
vệ các công trình ven sông nhằm đề xuất :
- Dạng cấu tạo thích hợp của bờ kè bảo vệ các công trình ven sông trong điều
kiện đất yếu và nước nổi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Phương pháp tính toán ổn định và biến dạng bờ kè bảo vệ các công trình ven
sông trong điều kiện đất yếu và nước nổi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với một
độ tin cậy cao.
Luận văn “ Nghiên cứu ổn định và biến dạng của công trình bờ kè bảo vệ công
trình nhà kho 2 T/m2 ÷ 4 T/m2 ở ven sông trong điều kiện đất yếu và nước nổi ở Đồng
bằng sông Cửu Long” bao gồm 3 phần chính có 7 chương và phần phụ lục.


Phần I. Nghiên cứu tổng quan.
Chương 1. Nghiên cứu tổng quan về các công trình bờ kè trên đất yếu ven sông
ở đồng bằng sông Cửu Long .
Phần II. Nghiên cứu đi sâu và phát triển.
Chương 2. Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của đất yếu ven sông ở khu vực

đồng bằng sông Cửu Long .
Chương 3. Nghiên cứu dạng cấu tạo thích hợp cho bờ kè bảo vệ các công trình
ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 4. Nghiên cứu giải pháp tính toán ổn định bờ kè hệ tường cọc bản có 1
neo bảo vệ các công trình ven sông đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 5. Nghiên cứu giải pháp tính toán biến dạng bờ kè hệ tường cọc bản có
1 neo bảo vệ các công trình ven sông đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 6. Ứng dụng kết quả nghiên cứu để tính toán ổn định hệ tường cọc bản
có 1 neo bảo vệ công trình nhà kho 2T/m2 ÷ 4T/m2 ở ven sông trong điều kiện đất yếu
và nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.
Phần III. Kết luận và kiến nghị.
Chương 7. Kết luận và kiến nghị.
Phần phụ lục.
Phụ lục luận văn bao gồm danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kết quả tính
toán.


SUMMARY THESIS.
The MeKong River Delta, where concentrates 37 rivers, has 1706 km of
total length. In recent years, the change of MeKong riverbed leads to flood and
erosion of riverbank continuously and widely on whole MeKong river system. It
also causes heavy loss of people and wealth; threatens life and property of
government and people living MeKong riverbank seriously; obstructs stable
building exploiting developing plan about people’s livelihood, economics, society
and environment; causes unstable residential areas and security of national defence
in MeKong River Delta.
To prevent erosion and protect constructions in MeKong Riverbank, many
retaining structures constructions were built with many kinds of structure, material
and different constructing methods. However, some retaining structures
constructions have breakdowns such as slide, unstabilizing, and big transposition.

They lead to spoil completely or have to repair very costly. A part of reason is due
to structure and calculation kind of retaining structures unsuitably for each level of
loading capacity of building retaining structures construction with soft soil and
floating water in MeKong River Delta.
Nowadays, the protection of riverbank is very costly. However, necessary
require serving economic development and people’s livelihood in MeKong River
Delta forces us have measure to protect riverbank building constructions the most
safely and economically.
Therefore, the research and calculation of stable and inflexional retaining
structures construction protecting riverbank promote:
− The suitable kind of structure of

protects riverbank construction in

conditions with soft soil and floating water in MeKong River Delta.
− Stable calculation and inflexional retaining structures method protects
riverbank constructions in conditions with soft soil and floating water in MeKong
River Delta very trustly.

The thesis “The research of stability and deformation of riverbank
construction protects 2 T/m2 ÷ 4 T/m2 store constructions on riverbank in conditions


with soft soil and floating water in MeKong River Delta” consists of 3 main parts
with 7 chapters and appendix.
Part I. General research.
Chapter 1. General research of MeKong River Delta and

retaining


structures on soft soil of MeKong Riverbank.
Part II. Detailed research and development.
Chapter 2. Research basic characteristics of soft soil of MeKong River Delta.
Chapter 3. Research suitable kind of structure for retaining structures
protecting riverbank constructions in MeKong River Delta.
Chapter 4. Research calculating solution to stabilize sheet piles with an
anchor protecting riverbank constructions in MeKong River Delta.
Chapter 5. Research calculating solution to deformation sheet piles with an
anchor protecting riverbank constructions in MeKong River Delta.
Chapter 6. Apply result of research to calculate stability and deformation
sheet piles of with an anchor protecting 2 T/m2 ÷ 4 T/m2 store constructions on
riverbank in conditions with soft soil and floating water in MeKong river Delta.
PART III. Conclusion and petition.
Chapter 7. Conclusion and petition.
Appendix.
Appendix consists of reference document list and calculating result.


MỤC LỤC
PHẦN A. NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
MỞ ĐẦU.
Phần I. TỔNG QUAN.
Chương 1. Nghiên cứu tổng quan về Đồng bằng sông Cửu Long và các
công trình bờ kè trên đất yếu ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1.1. Khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

1

1.2. Tổng quan về đặc điểm vùng ngập lũ và tình hình xói lở ven sông ở ĐBSCL. 2
1.2.1. Hệ thống sông và vai trò của nó trong sự phát triển bền vững

kinh tế – xã hội ở ĐBSCL.

2

Hệ thống sông ngòi chính ở ĐBSCL

2

b. Vai trò của hệ thống sông ngòiù trong sự phát triển bền vững
kinh tế – xã hội ở ĐBSCL.

3

1.2.2. Đặc điểm vùng ngập lũ ở ĐBSCL.

3

1.2.3. Tình hình xói lở ven sông ở ĐBSCL.

7

1.3. Tổng quan về các công trình bờ kè ven sông chống xói lở và bảo vệ
các công trình ven sông ở ĐBSCL.

12

1.3.1. Tầm quan trọng của các công trình bờ kè ven sông
chống xói lở và bảo vệ các công trình ven sông ở ĐBSCL.

12


1.3.2. Các công trình bờ kè ven sông chống xói lở và bảo vệ
các công trình ven sông ở ĐBSCL.

13

1.4. Một số sự cố điển hình của các công trình bờ kè ven sông ở ĐBSCL.

16

1.5. Kết luận.

20

Phần II. NGHIÊN CỨU ĐI SÂU VÀ PHÁT TRIỂN.
Chương 2. Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của đất yếu ven sông ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long.
2.1. Tổng quan về đất yếu.

21

2.1.1. Khái niệm đất yếu .

21

2.1.2. Các loại đất yếu thường gặp ở ĐBSCL và đặc điểm của chúng.

21

2.2. Tổng quan về đất yếu ở ĐBSCL.


24

2.2.1. Khái quát về cấu tạo địa chất công trình ở ĐBSCL.

24

2.2.2. Phân bố đất yếu ở ĐBSCL.

26

2.2.3. Đặc trưng cơ lý của đất yếu ở ĐBSCL.

28

2.2.4. Kết luận.

31


2.3. Đất yếu ven sông ở ĐBSCL.

32

2.3.1. Khái quát cấu tạo địa chất công trình khu vực ven sông ở ĐBSCL. 32
2.3.2. Đặc trưng cơ lý của đất nền khu vực ven sông ở ĐBSCL.

33

2.3.3.Một mặt cắt địa chất ven bờ hệ thống sông Cửu Long phục vụ

cho công tác thiết kế hệ thống bờ kè bảo vệ công trình xây dựng ven sông.35
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình sạt lở bờ hệ thống sông Cửu Long. 41
2.3.5. Các dạng sạt lở ven bờ hệ thống sông Cửu Long.
2.4.Kết luận.

44
46

Chương 3. Nghiên cứu dạng cấu tạo thích hợp cho bờ kè bảo vệ các
công trình ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
3.1. Các dạng cấu tạo bờ kè ven sông ở ĐBSCL.

47

3.1.1.Bờ kè tường trọng lực.
3.1.2.Bờ kè tường cừ thép.

47
48

3.1.3.Bờ kè tường cừ BTCT.

48

3.2. Chọn giải pháp cấu tạo bờ kè thích hợp cho điều kiện xây dựng bờ kè bảo vệ
các công trình ven sông ở ĐBSCL.

50

3.3. Hệ thống các dạng tường chắn cọc bản BTCT có 1 neo.


55

3.4.Các phương pháp thi công tường cọc bản.
3.5. Kết luận.

58
60

Chương 4 .Nghiên cứu giải pháp tính toán ổn định bờ kè tường cọc bản
có 1 neo bảo vệ các công trình ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
4.1. Nghiên cứu các phương hướng tính toán hệ tường chắn chịu lực ngang.
4.1.1. Khái niệm áp lực chủ động, áp lực tónh và áp lực bị động.

61
61

4.1.2. Những nghiên cứu về tính toán áp lực đất liên quan đến việc xác định
áp lực ngang của đất .

62

a. p lực đất tónh.

62

b. Lý thuyết Rankine.

64


c. Lý thuyết Coulomb .

68

d. Lý thuyết đường xoắn logarith.

69

4.1.3. Một số nhận xét về các lý thuyết áp lực đất lên tường chắn.

71

4.2. Nghiên cứu các giải pháp tính toán ổn định ường cọc bản có 1 neo.

73

4.3.Tính toán ổn định hệ tường cọc bản có 1 neo theo phương pháp giải tích.

75

4.3.1.Thiết kế tường cọc bản neo bởi phương pháp chống đỡ đất tự do.

77

a. Hệ tường cọc bản có 1 neo đóng trong đất rời.

77

b. Hệ tường cọc bản có 1 neo đóng trong đất dính.


79


4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính toán ổn định hệ tường cọc bản
có 1 neo theo phương pháp giải tích.

80

a. Các thông số cường độ đất thích hợp trong tính toán.

80

b.Ma sát tường và lực bám dính tường.

84

c. p lực nước.

85

d. Đường nạo vét nằm nghiêng.

88

e. Tải trọng công trình tác động cục bộ trên mặt đất.

90

4.5. Các hệ số an toàn trong phương pháp giải tích thiết kế hệ tường
cọc bản có 1 neo.


94

4.5.1. Một số phương pháp sử dụng hệ số an toàn trong phương pháp
“chống đỡ đất tự do” thiết kế ổn định hệ tường cọc bản có 1 neo.

94

4.5.2. Nhận xét việc sử dụng hệ số an toàn trong phương pháp
“chống đỡ đất tự do” thiết kế ổn định hệ tường cọc bản có 1 neo.

96

4.6. Tính toán ổn định tường cọc bản có 1 neo theo phương pháp PTHH.

96

4.7. Kết luận.

98

Chương 5.Nghiên cứu giải pháp tính toán biến dạng bờ kè tường cọc bản
có 1 neo bảo vệ các công trình ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
5.1. Các sơ đồ biến dạng của hệ tường cọc bản có 1 neo.
5.2. Các dạng phá hoại hệ tường cọc bản có 1 neo.

99
100

5.2. Các nguyên nhân gây ra phá hoại hệ tường cọc bản có 1 neo về biến dạng.

5.2.1. Vấn đề khảo sát địa chất thủy văn.

103

5.2.2. Vấn đề thiết kế.

103

5.2.3. Vấn đề thi công hệ tường cọc bản có 1 neo.

105

5.3. Nghiên cứu tác dụng tương hổ giữa tường cọc bản và đất nền.

106

5.3.1.Ảnh hưởng của độ cứng hệ tường cọc bản có 1 neo đến sự
phân bố áp lực đất, moment uốn tường và chuyển vị của tường.

107

5.3.2. Ảnh hưởng độ cứng tường cọc bản đến chuyển vị của tường và
moment uốn tường theo kết quả tính toán bằng phần mềm sử dụng p.p PTHH.109
5.3.3.Ảnh hưởng của độ sâu cắm vào đất của hệ tường cọc bản có 1 neo
đến chuyển vị của tường.
5.4. Tính toán ổn định tổng thể hệ tường cọc bản có 1 neo.

110
113


5.4.1. Nghiên cứu các phương hướng tính toán ổn định mái đất.

113

5.4.2. Phương pháp W. Fellenius.

115

5.4.3. Phương pháp Bishop đơn giản hóa.

116


5.5. Kết luận.

120

Chương 6. Ứng dụng kết quả nghiên cứu để tính toán ổn định và biến
dạng hệ tường cọc bản có 1 neo bảo vệ công trình nhà kho 2T/m2 ÷ 4T/m2 ở ven
sông trong điều kiện đất yếu và nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
6.1. Vị trí công trình hệ tường cọc bản có 1neo bảo vệ công trình
nhà kho 2 T/m2 ÷ 4 T/m2 ở ven sông.

121

6.2. Tính toán hệ tường cọc bản có 1 neo bảo vệ công trình
nhà kho 2 T/m2 ÷ 4 T/m2 ở ven sông bằng phương pháp giải tích.

122


6.2.1. Tính toán hệ tường cọc bản có 1 neo trong trường hợp
không xét đến ảnh hưởng của công trình nhà kho 2T/m2 ÷ 4T/m2.

122

6.2.2. Tính toán hệ tường cọc bản có 1 neo trong trường hợp
xét đến ảnh hưởng của công trình nhà kho 2T/m2 ÷ 4T/m2.
a. Xác định vị trí công trình nhà kho đến hệ tường cọc bản.

126
126

b. Công trình nhà kho bề rộng B = 2b = 18m tải trọng
lên nền 2T/m2 cách tường cọc bản L = 20m.

127

c. Công trình nhà kho bề rộng B = 2b = 18m tải trọng
lên nền 4T/m2 cách tường cọc bản L = 20m.

130

6.2.3. Bảng giá trị thiết kế hệ tường cọc bản BTCT neo bảo vệ
công trình nhà kho 2T/m2 ÷ 4T/m2.

133

6.2.4. Nhận xét.

133


6.2.5. Kết luận.

134

6.3. Tính toán hệ tường cọc bản BTCT dự ứng lực có 1 neo bảo vệ công trình
nhà kho 2 T/m2 ÷ 4T/m2 ở ven sông bằng phương pháp PTHH.

134

6.3.1. Các số liệu nhập vào chương trình PLAXIS.

134

6.3.2. Kết quả tính toán bằng phần mềm PLAXIS (Hà Lan).

136

6.4. Tính toán ổn định tổng thể hệ tường cọc bản có 1 neo bảo vệ
công trình nhà kho 2 T/m2 ÷ 4T/m2 ở ven sông bằng phương pháp PTHH.

142

6.4.1. Các số liệu nhập vào chương trình SLOPE/W.

143

6.4.2. Kết quả tính toán.

144


Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
CHƯƠNG 7. Kết luận và kiến nghị.
7.1. Kết luận về các kết quả nghiên cứu.

148

7.2. Kiến nghị phương hướng nghiên cứu tiếp theo.

150

PHẦN B. PHỤ LỤC LUẬN VĂN.


MỞ ĐẦU.
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Công tác nghiên cứu ổn định và biến dạng của công trình bờ kè bảo vệ các
công trình ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm đề xuất :


Dạng cấu tạo thích hợp của bờ kè bảo vệ các công trình ven sông trong điều

kiện đất yếu và nước nổi ở khu vực ĐBSCL.


Phương pháp tính toán ổn định và biến dạng bờ kè bảo vệ các công trình ven

sông trong điều kiện đất yếu và nước nổi ở khu vực ĐBSCL với một độ tin cậy cao.
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .


Nghiên cứu tổng quan về ĐBSCL và các công trình bờ kè trên đất yếu ven
sông ở khu vực ĐBSCL.
Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của đất yếu ven sông ở khu vực ĐBSCL.
Nghiên cứu dạng cấu tạo thích hợp của bờ kè bảo vệ các công trình nhà kho
ven sông ở khu vực ĐBSCL.
Nghiên cứu tính toán ổn định và biến dạng của công trình bờ kè đã chọn
trong điều kiện đất yếu và nước nổi ở ĐBSCL.
3. PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU .

Dựa vào các nghiên cứu về đặc điểm cơ bản của đất yếu ven sông, tình hình
lũ lụt và sạt lở mái dốc bờ sông ở khu vực ĐBSCL, và quá trình sử dụng lâu dài
của các công trình xây dựng ven sông, đề nghị một dạng cấu tạo thích hợp của bờ
kè bảo vệ các công trình ven sông.
Nghiên cứu các phương hướng tính toán hệ tường chắn chịu lực ngang.
Nghiên cứu ảnh hưởng của công trình nhà kho tải trọng lên nền q = 2T/m2 ÷
4T/m2 ở ven sông lên hệ công trình bờ kè.
Tính toán ổn định và biến dạng của bờ kè đã chọn bảo vệ công trình nhà kho
tải trọng lên nền q = 2T/m2 ÷ 4T/m2 ở ven sông trong điều kiện đất yếu và nước nổi
ở ĐBSCL bằng phương pháp trạng thái cân bằng giới hạn.
Ứng dụng một phần mềm tính toán công trình địa kỹ thuật tính toán ổn định
và biến dạng của bờ kè đã chọn bảo vệ công trình nhà kho tải trọng lên nền q =
2T/m2 ÷ 4T/m2 ở ven sông trong điều kiện đất yếu và nước nổi ở ĐBSCL.
Tính toán ổn định tổng thể của toàn hệ thống bờ kè bảo vệ và công trình nhà
kho tải trọng lên nền q = 2T/m2 ÷ 4T/m2 ở ven sông trong điều kiện đất yếu và
nước nổi ở ĐBSCL.





-1 -

CHƯƠNG 1.
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ
CÁC CÔNG TRÌNH BỜ KÈ TRÊN ĐẤT YẾU VEN SÔNG Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Đồng bằng sông Cửu Long là phần đồng bằng thuộc hạ lưu sông MêKông;
phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Bắc
giáp Campuchia và Thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số Đồng bằng sông Cửu Long gần 16 triệu người chiếm 22% dân số cả
nước, có 40% trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ tăng dân số 2,2% dự kiến đến hết năm
2015 là 23,7 triệu người.
Đồng bằng sông Cửu Long có cao độ trung bình là 0,8 mét; nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và khá ổn định. Nhiệt độ trung bình trong
năm khoảng 26,9oC. Vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc vó độ thấp, có độ dài
của ngày lớn. Do chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 11 có
hướng gió thịnh hành là hướng Tây – Nam, mang theo nhiều hơi nước và gây mưa.
Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông - Bắc, tốc độ gió trung bình 3m/giây. Tổng
lượng mưa trung bình trong năm từ 1.200 mm đến 2.500 mm. Có sự chênh lệch khá
rõ về tổng lượng mưa trung bình năm theo từng khu vực. Lượng mưa phân bố theo
mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11, 12 đến tháng 4,5 (từ 4-6 tháng). Những tháng 1,2,
3 là những tháng khô hạn nhất, độ ẩm tương đối thấp, dưới 75%. Mùa mưa từ tháng
4, 5 cho đến tháng 11, 12 hơn 90% tổng lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian
này. Số ngày mưa trung bình khoảng 105-160 ngày/năm. Độ ẩm tương đối cao,
nhất là vào tháng 10 (> 90%). Nhìn chung, đặc điểm khí hậu không có sự phân hóa
rõ rệt trên phạm vi toàn vùng (ngoại trừ lượng mưa). Các yếu tố nhiệt độ, bức xạ
dồi dào, thuận lợi cho phát triển của sinh vật.
Chế độ thủy văn ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng rất lớn của

dòng chảy sông MêKông, thủy triều biển Đông, thủy triều vịnh Thái Lan và chế độ
mưa của từng tiểu vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng to lớn về nông nghiệp, có vị trí
trọng yếu đối với phát triển kinh tế xã hội đối với cả nước với điện tích tự nhiên
gần 4 triệu ha trong đó có 2,9 triệu ha đất nông nghiệp, được thiên nhiên ưu đãi về
nhiệt độ, ánh sáng, độ phì nhiêu, nguồn nước ngọt, hệ thống sông rạch, thường


-2 -

xuyên hàng năm lũ bồi đắp phù sa, lấn biển, vệ sinh môi trường và cung cấp nguồn
thủy sản dồi dào, giao thông thủy thuận lợi, nguồn nước mặn dư thừa cùng những
vùng bãi bồi, rừng ngập mặn và những vùng nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao ven
biển. Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực của cả
nước góp phần quyết định vào chiến lược an ninh lương lực quốc gia và phần lớn
lượng gạo xuất khẩu.
Đồng bằng sông Cửu Long có 1 hệ thống giao thông thủy phong phú, 1 thế
mạnh không nơi nào của nước ta bì kịp, với tổng chiều dài 4952 km, gồm 197 con
sông, kênh rạch (chiếm 88,1% so với toàn Nam Bộ) ; được phân ra : 37 con sông,
có tổng chiều dài 1706 km, chiếm 35% tổng chiều dài đường thủy ở Đồng bằng
sông Cửu Long, trong đó sông lớn nhất là sông Tiền và sông Hậu với 9 cửa biển.
Hệ thống kênh rạch : 137 kênh với tổng chiều dài 2780 km, chiếm 56% tổng chiều
dài thủy; 33 con rạch, tổng chiều dài 466 km chiếm 9% tổng chiều dài đường thủy.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông, kênh phát triển khá toàn diện
với sông Tiền và sông Hậu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển
kinh tế- xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Qua hệ thống sông, kênh phát triển,
một hệ thống giao thông thủy phong phú hình thành. Các công trình ven sông được
xây dựng ngày càng nhiều để phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa bằng đường
thủy , công trình thủy lợi , công trình nhà ở , các công trình công cộng .
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGẬP LŨ VÀ TÌNH HÌNH XÓI LỞ

VEN SÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .

1.2.1. Hệ thống sông và vai trò của nó trong sự phát triển bền vững kinh tế –
xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
a. Hệ thống sông ngòi chính ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông, kênh phát triển khá toàn diện,
bao gồm sông kênh tự nhiên và hệ thống kênh đào.
Hệ thống sông Cửu Long bao gồm sông Hậu, sông Vàm Cỏ Tây, sông Mỹ
Thạnh, sông Gành Hào, sông Bồ Đề … đổ ra biển Đông; và các sông Cái Lớn, sông
Ông Đốc, sông Bảy Háp … đổ ra biển Tây.
Hệ thống kênh đào ở Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành và phát
triển khá nhanh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Vùng tứ giác Long Xuyên có
các kênh đào : Vónh Tế, Tri Tôn, Ba Thê, Rạch Giá – Long Xuyên, Rạch Sỏi.
Vùng Đồng Tháp Mười có các kênh Hồng Ngự, Đồng Tiến, Phước Xuyên,
Nguyễn Văn Tiếp.


-3 -

Vùng bán đảo Cà Mau ( kể từ phía Nam kênh Cái Sắn ) các kênh như Thốt
Nốt – Ô Môn, Xã No, Nàng Mau, Lai Hiếu, Phụng Hiệp.
b. Vai trò của hệ thống sông ngòiù trong sự phát triển bền vững kinh tế –
xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long là nhân tố động lực chính,
là lá phổi của đồng bằng Nam Bộ, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát
triển kinh tế – xã hội ở Đồng Bằng sông Cửu Long.
Lịch sử hình thành Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với lịch sử phát sinh
và phát triển của con sông cùng tên – sông Cửu Long.
Vùng đất ven sông Tiền và sông Hậu là nơi tập trung hầu hết các đô thị đông
dân cư có công nghiệp và dịch vụ phát triển .

-

Ba thành phố lớn là Cần Thơ, Mỹ Tho và Long Xuyên.

-

Bốn thị xã trung tâm hành chính tỉnh là Cao Lãnh, Vónh Long, Bến Tre

và Trà Vinh.
-

Hơn 25 thị xã,thị trấn cùng với hàng trăm huyện lỵ.

-

Điểm tập trung dân cư, hơn 50% dân số Đồng bằng sông Cửu Long sống

tập trung ở các vùng đất ven sông Tiền và sông Hậu.
Hệ thống sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long là tuyến thoát lũ chủ yếu
cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long là hệ thống giao thông thủy
quan trọng giữa các vùng dân cư thuộc Đồng bằng sông Cửu Long , nối liền Đồng
bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, cả nước và quốc tế, là nơi cung
cấp nguồn thủy sản đồng thời cũng là tuyến du lịch sinh thái quan trọng của đất
nước .
Dọc theo các sông ở Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều công
trình xây dựng, công trình kiến trúc , công trình văn hoá , kho tàng, các công trình
giao thông , cầu phà bến cảng các công trình thuỷ lợi quan trọng .
Thực tế mấy thập niên qua chúng ta đã thấy được sự đóng góp to lớn của hệ
thống sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long vào việc cải thiện nâng cao đáng kể

mức sống của nhân dân trong vùng và góp phần nâng cao mức tăng trưởng cho cả
nước.
1.2.2. Đặc điểm vùng ngập lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long .
Trong vài năm gần đây , lũ sông Mêkông liên tiếp gây nhiều thiệt hại đến
cơ sở vật chất , ảnh hưởng đến sản xuất , đời sống của nhân dân.


-4 -

Chế độ thủy văn vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào các
yếu tố chính sau đây : các tiến trình sông, thủy chế của sông Cửu Long; các tiến
trình biển, nhịp độ và biên độ triều; lượng mưa khu vực.
Phần lớn diện tích lưu vực sông Cửu Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có lượng mưa hàng năm cao và phân mùa rõ rệt, lượng mưa bình quân
toàn lưu vực khoảng 1.600 mm ( trong đó có một số nơi có lượng mưa rất cao như
cao nguyên Boloven – Lào là 3.000 mm, Tây Trường Sơn : 2.000 – 3.000 mm ). Vì
thế sau thời gian đầu mùa mưa, nước từ các lưu vực đổ vào dòng chính, mực nước
sông ở hạ lưu tăng dần và đạt mức đỉnh vào khoảng cuối tháng 9 ( với mực nước
trung bình ở Tân Châu là 4,40 m ). Khi mực nước dâng cao, nước tràn ra khỏi dòng
chính và gây ngập trên một diện tích rộng lớn.

Vịnh
Thái
Lan

Hình 1.3. Độ sâu ngập lụt lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long
trong trận lũ năm 2000.
Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long có
khoảng 1.867.720 ha, gồm diện tích của 8 tỉnh : Đồng Tháp, An Giang, Long An,
Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và một ít của Vónh Long, Bến Tre. Diện tích



-5 -

ngập lũ chiếm 47% diện tích tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long và bằng diện tích
70% diện tích tự nhiên của 8 tỉnh.
Phạm vi vùng ngập lũ được giới hạn bởi :
-

Phía Bắc là biên giới Việt Nam – Campuchia chạy dài khoảng 313 km

từ Hà Tiên đến Đức Huệ.
-

Phía Đông và Đông Nam là sông Vàm Cỏ Đông và Quốc Lộ 1.

-

Phía Nam là trục : sông Tiền – kênh Măng Thít – Vị Thanh.

-

Phía Tây và Tây Nam là trục : Vị Thanh – Rạch Giá – Hà Tiên.

Vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long được phân chia thành 4 vùng lớn :
vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Tây sông Hậu và vùng
giữa sông Tiền – sông Hậu.
Vùng ngập lũ có độ ngập biến thiên, tùy thuộc vào vị trí so với nguồn lũ và
điều kiện địa hình : vùng cận nguồn lũ (ven sông Hậu, sông Tiền, giáp với
Campuchia) chịu ngập sâu, độ ngập có khuynh hướng giảm dần về phía cửa sông.

Trong cùng khu vực, mức độ ngập thay đổi theo điều kiện địa hình. Vào mùa lũ,
với mức đỉnh lũ trung bình, ngoại trừ vùng Bảy Núi, một số diện tích phù sa cổ ở
Tân Hồng, Vónh Hưng không bị ngập do địa hình cao, phần lớn diện tích còn lại
đều bị ngập với các mực độ khác nhau. Một số vùng trũng của Đồng Tháp Mười,
vùng trũng giữa sông Tiền, sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên có độ ngập sâu nhất,
có nơi mực nước ngập trên 2,5 m. Thời gian ngập cũng thay đổi, những vùng trũng,
cận nguồn lũ có thời gian ngập sớm và kéo dài, từ 2 đến 5 tháng. Những khu vực
ven vùng lũ có mức độ ngập thấp, thời gian ngập trễ và ngắn hơn. nh hưởng của
triều biển có thể làm cho mức độ ngập ảnh hưởng, nhất là đối với khu vực phía
Đông, chịu ảnh hưởng triều biển Đông. Vào cuối mùa mưa, nước lũ rút dần.
Khoảng tháng 12, 1, toàn bộ diện tích vùng Đồng bằng khô kiệt, mực nước sông
cũng xuống thấp dần. Tuy nhiên, ở những vùng nằm gần và chịu ảnh hưởng triều
biển Đông, mức độ khô kiệt không quá khắc nghiệt.
Trong vùng ngập lũ có hai thành phố là Cần Thơ và Mỹ Tho và các thị xã
Hà Tiên, Rạch Giá ( tỉnh Kiên Giang ), Châu Đốc, Long Xuyên ( tỉnh An Giang ),
Sa Đéc, Cao Lãnh ( tỉnh Đồng Tháp ) và Bến Tre. Các thành phố và thị xã này đều
nằm bên sông, tại những vùng cao và điều kiện tiêu nước thuận lợi. Thành phố Cần
thơ, Mỹ Tho, thị xã Rạch Giá, Hà Tiên, Tân An, Bến Tre ở cuối vùng ngập nông
nên hầu như không bị lũ lụt đe dọa. Thị xã Long Xuyên, Cao Lãnh, Sa Đéc chịu
ảnh hưởng ít của lũ. Bị ảnh hưởng đáng kể nhất là thị xã Châu Đốc, nơi có độ cao


-6 -

tự nhiên khoảng 2-2,5 m, song mức nước lũ trong những năm đặc biệt cao lên tới
4,5-5,0 m.
Đặc điểm của vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng
sông Hồng là ngoài lượng nước tràn từ sông vào vùng trũng, còn có thêm phần lũ
tràn đồng và lượng nước tràn đồng này rất lớn, chỉ tính lượng nước tràn đồng qua
vùng Đồng Tháp Mười trong 4 ngày đã bằng lượng nước mưa cả năm tại đây. Khi

lũ lên cao nhất, toàn Đồng bằng sông Cửu Long như một hồ chứa nước khổng lồ
như Biển Hồ ở Campuchia.
Đỉnh lũ cao nhất là năm 1961 (5,28 m), năm 1966 (5,11 m) và năm 2000 (
5,06 m) và chu kỳ cứ 7 năm 1 trận lũ lớn, chu kỳ này dao động từ 3-12 năm. Thời
gian lũ kéo dài từ 3-6 tháng với lưu lượng nước từ 50.000 – 70.000 m3/s. Lũ lụt tràn
trên một địa hình bằng phẳng, hàng năm tạo thành vùng ngập lũ Đồng bằng sông
Cửu Long bao gồm 8 tỉnh như trên chiếm 47% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng ngập lũ của Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng nông nghiệp quan
trọng. Tổng dân số là 9.615.744 người (chiếm 59,2% dân số Đồng bằng sông Cửu
Long), trong đó dân thành thị chiếm 19,2%, nông thôn chiếm 80,8%. Cơ sở hạ tầng
còn nghèo nàn, đời sống văn hóa thấp. Đa số nhà ở của nhân dân vùng ngập lũ vẫn
còn chưa chắc chắn, khoảng trên 30% nhà vẫn còn là tạm bợ, hệ thống giao thông
không đồng bộ, ngoại trừ các tuyến chính, phương tiên giao thông thủy bộ thiếu,
yếu, cũ, dù rất cố gắng nhưng việc điện khí hoá nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn,
bất cập, khó có thể phủ điện lưới quốc gia đến các khu vực dân cư rải rác, phân tán
trong vùng ngập lũ… những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện vật chất, đời sống
hàng ngày càng được nhân lên trong mùa lũ, kéo dài đến vài tháng trong 1 năm.
Bảng 1.1. Mực nước tại Tân Châu ( m ) –
Theo phân cấp lũ của Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
Mực nước Tân Châu ( m)

4,0

4,5

Nhóm lũ

Nhỏ

Trung bình


Lớn

Tần suất xuất hiện (%)

13,2

46,2

40,6

Quy định mức báo động

1

2

3

Tân Châu ( sông Tiền )

+3,00 m

+3,60 m

+4,20 m

Châu Đốc ( sông Hậu )

+2,50 m


+3,00 m

+3,50 m

Mộc Hóa ( sông Vàm Cỏ Taây )

+2,50 m

+3,00 m

+3,50 m


-7 -

Ghi chú : Tân Châu là trạm khống chế chủ yếu nguồn nước ở đầu vào đồng
bằng. Tuy sự ngập ở vùng Đồng Tháp Mười phụ thuộc chủ yếu vào lũ tràn qua
biên giới, song tính chất của lũ nội đồng gần như hoàn toàn thống nhất và đồng bộ
với lũ trên dòng chính qua trạm Tân Châu, vì vậy có thể theo dõi mức nước lũ Tân
Châu để phán đoán tình hình lũ nội đồng.
Bảng 1.2. Thống kê mức nước đỉnh lũ của các con lũ lớn từ 1929 – Theo
“số liệu điều tra khảo sát lũ Đồng bằng sông Cửu Long” - Tổng cục Khí tượng
Thủy văn.
Stt

Năm

Mực nước max


Stt

Năm

Tân Châu (m)

Mực nước max
Tân Châu (m)

1

1961

528

11

1978

478

2

1966

511

12

1929


473

3

2000

506

13

1938

469

4

1937

499

14

1948

469

5

1940


489

15

1952

469

6

1996

486

16

1946

466

7

1934

484

17

1991


464

8

1947

484

18

1962

454

9

1943

481

19

1994

453

10

1984


481

20

1981

452

1.2.3. Tình hình xói lở ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long .
Hệ thống sông Cửu Long đã có một quá trình lịch sử thành tạo và một quá
trình vận động đầy những sự kiện lớn.
Sông Cửu Long thuộc loại hình lòng dẫn xen kẽ giữa đoạn thẳng và đoạn
sông phân lạch được quá độ bởi các nút hình thái sông có tác dụng điều khiển các
quá trình diễn biến lòng sông, tạo lòng, điều chỉnh thế sông của đoạn sông phía
thượng hạ du của nó. Đoạn sông phân lạch có dạng tương đối thẳng, hình thành chủ
yếu ở vùng triều biển – ảnh hưởng của triều chiếm ưu thế. Và đoạn sông phân lạch
cong, hình thành chủ yếu ở vùng triều sông – ảnh hưởng của lũ chiếm ưu thế. Quá
trình hình thành và tồn tại của đoạn sông phân lạch trên sông Cửu Long là cả 1 quá


-8 -

trình tranh chấp để phát triển hay thoái hóa. Quá trình đó cũng chính là quá trình
xói bồi biến hình lòng sông, sạt lở mái bờ sông xảy ra liên tục ở nhiều nơi.
Theo số liệu thống kê của báo cáo khoa học “ Hiện tượng sạt lở bờ sông các
tỉnh miền Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm nhẹ thiên tai “ (
PGS.TS. Lê Mạnh Hùng – Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam ) có tới trên 130
điểm sạt lở bờ, trong đó các tỉnh bị thiệt hại nhiều do sạt lở bờ sông gây ra là tỉnh
An Giang, Đồng Tháp, Vónh Long, Cần Thơ và Cà Mau.

Trong số 37 con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sông Tiền và sông
Hậu là hai sông có quy mô, tốc độ sạt lở bờ lớn nhất. Trong đó những vị trí sạt lở
mạnh cần quan tâm nghiên cứu là :
Bờ sông Tiền.
-

Khu vực thị trấn Tân Châu.

-

Khu vực xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

-

Khu vực phường 3, 4, thị xã Sa Đéc.

-

Khu vực khóm 1, phường 5, thị xã Vónh Long.

-

Khu vực ấp Phước Định 1, 2, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ.

Bờ sông Hậu.
-

Khu vực thành phố Long Xuyên.

-


Khu vực ấp Long Châu, xã Tan Lộc, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.

-

Khu vực từ vàm kênh Hai Quý đến bến phà Cần Thơ.

Những tổn thất do hiện tượng sạt lở mái bờ sông Cử Long là hết sức nặng
nề. Sơ bộ, tính từ năm 1978 đến nay đã có :
-

26 người thiệt mạng và mất tích do sụp lở bờ.

-

5 dãy phố sụp đổ xuống sông, 6 làng bị xóa sổ, 3000 căn hộ phải di dời.

-

2 cầu ô tô, 20 km đường nhựa, 25 km đường ô tô, 2 bến phà và nhiều trụ

sở cơ quan, bệnh viện, trường học, các cơ sở kinh tế, văn hóa và kiến trúc hạ tầng
bị sụp đổ xuống sông.
-

Gần 3000 ha đất đai bị sụp đổ.

-

1 Thị xã tỉnh lỵ phải dời đi nơi khác.


-

4 thị trấn, 3 thị xã hiện đang bị sạt lở nghiêm trọng phải qui hoạch điều

chỉnh lại khu dân cư và khu trung tâm mới của thị trấn.
Theo Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, dự báo đến năm 2005, các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 81 điểm sạt lở, trong đó nhiều nhất là An
Giang 29 điểm, Đồng Tháp 19 điểm, Vónh Long 13 điểm, Cần Thơ 10 điểm.


-9 -

Bảng 1.3. Một số vị trí sạt lở lớn trên sông Tiền và sông Hậu
trong giai đoạn 1966 – 2002.
Chiều dài

Chiều rộng

sạt lở

sạt lở vào bờ

(m)

lớn nhất ( m )

Thường Phước – Thường Thới Tiền

6


1250

Hồng Ngự

8

110

An Phong

4

120

Tân Thạnh

4

130

Mỹ Xuông

9

250

Châu Thành-Sa Đéc- Mỹ Thuận

6


350

4,5

400

Mỹ Luông – Long Điền

4

120

Sa Đéc

10

1200

Sông Vàm Nao

Mỹ Hội Đông

6,5

350

Bờ trái sông Hậu

Nhơn Hòa – An Châu


4,5

800

Khánh An – Khánh Bình

3

300

An Châu – Long Xuyên

2,6

100

Bình Thủy – Cần Thơ

2,8

300

Tên sông

Bờ trái sông Tiền

Khu vực sạt lở

Chợ Lách – Bến Tre

Bờ phải sông Tiền

Bờ phải sông Hậu

Bảng 1.4. Dự báo sạt lở đến năm 2012-Bờ sông Tiền, sông Hậu, tỉnh Vónh Long.
Tên đoạn sông bị sạt lở

Dự báo sạt lở

1. Trên sông Tiền – sông Cổ Chiên
Đoạn Mỹ Thuận

Bờ trái :33m; bờ phải : 100 m.

Đoạn An Thành

Bờ phải : 80 m.
Nơi có kè tạo hố xoáy sâu 33 m, nơi

Đoạn Thị xã Vónh Long

không kè sẽ lở vào khoảng 20-26 m.

Đoạn Nam Bình Thuận

Bờ trái :60-100m; bờ phải : bồi.

2. Trên sông Hậu
Đoạn Nam Đông Phú


Khoảng 50 m.

Đoạn Nam Long Hội

Khoảng 15 m.

Đoạn Nam xã Lục Sỹ Thành

Khoảng 20 m.

Đoạn Tân Qùi – cửa Rạch Cần Thơ

Khoảng 60 m.


-10 -

Đồng Tháp
An Giang
Tiền Giang

Cần Thơ

Trà Vinh

Ghi chú :
Vị trí các điểm sạt lở mạnh

Sóc Trăng


Hình 1.4. Điểm sạt lở sông Cửu Long ngay trước và ngay sau lũ năm 2000.

Hình 1.5. Sạt lở bờ tại huyện Cầu Kè – Tỉnh Trà Vinh.

Hình 1.6. Sạt lở bờ tại cửa sông Măng Thít – Tỉnh Vónh Long.


-11 -

Hình 1.7. Sạt lở bờ dọc kênh Chợ Gạo – Tỉnh Tiền Giang.

Hình 1.8. Sạt lở bờ ở ngã ba sông Sở Thượng và sông TiềnThị trấn Hồng Ngự – Tỉnh Đồng Tháp.

Hình 1.9. Sạt lở bờ sông Tiền-phía thượng lưu đập khoá rạch Nhà Thương
Thị trấn Sa Đéc – Tỉnh Đồng Tháp.


×