Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Bộ tách sóng và giải mã lặp trong hệ thống truyền thông vô tuyến mimo ofdm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 106 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN QUANG VINH

DỊCH VỤ VỊ TRÍ PHÂN CẤP CHO ĐỊNH TUYẾN
TRONG MẠNG MANET
Chuyên ngành : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. ĐỖ HỒNG TUẤN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

PGS. TS. PHẠM HỒNG LIÊN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. NGUYỄN MINH HOÀNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. LƯU THANH TRÀ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN


THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng 07 năm 2009.

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: .NGUYỄN QUANG VINH

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 19/01/1984

Nơi sinh:Vĩnh Long

Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
Khóa (Năm trúng tuyển): 2007 - MSHV: 01407366
1- TÊN ĐỀ TÀI: DỊCH VỤ VỊ TRÍ PHÂN CẤP CHO ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Tìm hiểu tổng quan về mạng MANET.
- Tìm hiểu các kiểu định tuyến dựa vào thơng tin vị trí và các loại dịch vụ vị trí trong mạng
MANET.

- Tìm hiểu và xây dựng dịch vụ vị trí phân cấp.
- Viết và thực hiện chương trình mơ phỏng phương pháp đề xuất.
- So sánh, nhận xét và đánh giá kết quả.
- Kết luận và kiến nghị.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ):
TS. ĐỖ HỒNG TUẤN và PGS. TS. PHẠM HỒNG LIÊN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

iii

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy TS. Đỗ Hồng Tuấn và Cô
PGS. TS. PHẠM HỒNG LIÊN, Thầy Cô đã luôn tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi
trong suốt q trình hồn thành luận văn này. Tơi xin cảm ơn Thầy TS. NGUYỄN
MINH HỒNG, Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ trong q trình phản biện luận văn và
cho tơi những lời khuyên hết sức ý nghĩa, quan trọng trong việc nghiên cứu khoa
học.
Bên cạnh đó, tơi ln ghi nhớ và xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong trường

Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy, Cô thuộc bộ môn Viễn
Thông, những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tơi những kiến thức
trong suốt thời gian thời gian học Cao học cũng như học Đại học tại trường Đại Học
Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Bố Mẹ, Vợ và những người thân trong gia đình đã
ln ở bên cạnh, có những lời động viên, khuyến khích tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là các thành
viên trong lớp cao học kỹ thuật điện tử 2007, các bạn Trung, Hùng, Chiến, Xn
Vinh… Họ đã ln nhiệt tình giúp đỡ tơi vượt qua các khó khăn trong học tập cũng
như chia sẻ trong công việc.
TPHCM, tháng 07 năm 2009
Nguyễn Quang Vinh

iv


TÓM TẮT
Với sự phổ biến của các thiết bị định vị và được sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi các hệ
thống như: GPS (Global Position System - Mỹ), GLONASS (GLObal Navigation
Satellite System - Nga) hoặc Galileo (Châu Âu). Các giao thức định tuyến theo vị
trí trong mạng MANET (Mobile Ad-hoc NETwork) ngày càng phát triển. Nhiệm vụ
quan trọng khi thực hiện định tuyến theo vị trí là xác định được vị trí và khoảng
cách của node đích cũng như các node xung quanh. Và việc này được thực hiện
thông qua dịch vụ vị trí (location service). Hiệu quả của việc định tuyến theo vị trí
sẽ phụ thuộc vào dịch vụ vị trí.
Ở đây, luận văn này trình bày một loại hình dịch vụ vị trí phân cấp (ta gọi tắt là
HLS - Hierarchical Location Service [33]). HLS chia toàn bộ khu vực bao phủ của
mạng thành các vùng phân cấp khác nhau. Vùng có level cao nhất chính là tồn bô
mạng. Vùng này sẽ được chia thành các vùng level thấp hơn cho đến khi đạt được

level thấp nhất, gọi là cell. Đối với node A, một cell đặc biệt được lựa chọn trong
mỗi mức phân cấp của mạng bởi một hàm “hash”. Khi A thay đổi vị trí, nó chuyển
các thơng tin cập nhật vị trí đến các cell này (gọi là “Responsible Cells” - RCs của
A). Nếu một node nào đó muốn xác định vị trí của node A, nó cũng sẽ sử dụng một
hàm “hash” tương tự để xác định các cell mà ở đó có thể có thơng tin vị trí của node
A. Sau đó nó thực hiện việc gửi các “u cầu thơng vị trí” đến các cell này theo thứ
tự phân cấp cho đến khi nó nhận được thơng tin phản hồi về vị trí node A.
HLS được thực hiện mơ phỏng kết hợp với giao thức định tuyến GPSR, các kết quả
mô phỏng dưới sự thay đổi của mật độ node, vận tốc chuyển động của node cho ta
các kết quả tốt về tỉ lệ thành công và thời gian đáp ứng nhanh. Bên cạnh đó, thơng
qua việc so sánh với dịch vụ vị trí phổ biến GLS (Grid Location Service) cho ta
thấy HLS có tỉ lệ thành cơng cao hơn, thời gian đáp ứng nhanh hơn tuy nhiên có
những thời điểm lượng băng thông tiêu tốn nhiều hơn so với GLS.

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1
1.2
1.3
1.4

Giới thiệu vấn đề................................................................................................ 1
Mục tiêu của luận văn ........................................................................................ 2
Phạm vi đề tài .................................................................................................... 4
Bố cục của luận văn ........................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET................................ 5

2.1 Giới thiệu sơ lược về mạng MANET ....................................................................... 5
2.1.1 Sự ra đời mạng MANET ................................................................................... 5
2.1.2 Giới thiệu về mạng MANET ............................................................................. 5
2.1.3 Nguyên tắc hoạt động........................................................................................ 7
2.2 Những ứng dụng trong mạng MANET..................................................................... 8
2.2.1 Trong quân sự ................................................................................................... 8
2.2.2 Trong mạng cục bộ ........................................................................................... 8
2.2.3 Trong trường hợp khẩn cấp ............................................................................... 8
2.2.4 Mạng cảm biến không dây ................................................................................ 9
2.3 Những thách thức đối với mạng MANET ................................................................ 9
2.3.1 Giao thức định tuyến đa hop.............................................................................. 9
2.3.2 Khả năng mở rộng của mạng........................................................................... 10
2.3.3 Bảo mật .......................................................................................................... 10
2.3.4 Chất lượng dịch vụ.......................................................................................... 10
2.3.5 Tiêu tốn năng lượng ........................................................................................ 11
2.4 Định tuyến trong mạng MANET............................................................................ 11
2.4.1 Các giao thức định tuyến trong mạng cố định.................................................. 11
2.4.2 Các giao thức định tuyến trong mạng MANET................................................ 12
2.4.2.1 Proactive .................................................................................................. 13
2.4.2.2 Reactive ................................................................................................... 14
2.5 Định tuyến dựa vào thông tin vị trí trong mạng MANET ....................................... 17
2.5.1 Giao thức LAR ............................................................................................... 17
2.5.2 Giao thức DREAM ......................................................................................... 19
2.5.3 Giao thức GPSR.............................................................................................. 20
2.5.4 Giao thức Ellipsoid ......................................................................................... 26
2.6 Dịch vụ vị trí ......................................................................................................... 26
2.6.1 Homezone....................................................................................................... 26
2.6.2 GLS (Grid Location Service) .......................................................................... 27

CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ VỊ TRÍ PHÂN CẤP HLS ...................................... 31

3.1 Cells ...................................................................................................................... 32
3.1.1 Cấu trúc .......................................................................................................... 32
3.1.2 Responsible Cells............................................................................................ 33
3.2 Cập nhật vị trí ........................................................................................................ 34
3.3 Handovers ............................................................................................................. 37
3.4 u cầu thơng tin vị trí .......................................................................................... 38

CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VỚI NS-2 (PHIÊN BẢN 2.33).. 41
4.1 HLS và NS-2 ......................................................................................................... 41

v


4.1.1 Các thành phần triển khai................................................................................ 41
4.1.2 Các tính năng chưa triển khai .......................................................................... 47
4.1.3 Dạng và kích thước gói dữ liệu HLS ............................................................... 48
4.2 GLS và NS-2 ......................................................................................................... 50
4.2.1 Dạng và kích thước gói dữ liệu GLS ............................................................... 51
4.3 Cách thức mô phỏng các đối tượng không dây di động trong NS-2 ........................ 51
4.4 IEEE 802.11 .......................................................................................................... 55
4.5 Null MAC.............................................................................................................. 55
4.6 BonnMotion .......................................................................................................... 56
4.7 Perl........................................................................................................................ 56

CHƯƠNG 5: MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ................................................ 58
5.1 Thông số mô phỏng ............................................................................................... 58
5.1.1 Các khái niệm ................................................................................................. 58
5.1.2 Kịch bản mô phỏng......................................................................................... 59
5.2 Thực hiện mô phỏng .............................................................................................. 60
5.2.1 Các thông số đánh giá ..................................................................................... 61

5.2.2 Kết quả mô phỏng ở chế độ Greedy forwarding .............................................. 61
5.2.2.1 Tỉ lệ thành công........................................................................................ 61
5.2.2.2 Băng thông tiêu tốn (bandwidth consumption).......................................... 65
5.2.2.3 Thời gian đáp ứng (response time) ........................................................... 68
5.2.3 Kết quả mô phỏng ở chế độ Perimeter forwarding........................................... 72
5.2.3.1 Tỉ lệ thành công........................................................................................ 72
5.2.3.2 Băng thông tiêu tốn (bandwidth consumption).......................................... 75
5.2.3.3 Thời gian đáp ứng (response time) ........................................................... 77
5.3 Phân tích các trường hợp thất bại của HLS............................................................. 81

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN............................................................................ 84
6.1 Tổng kết ................................................................................................................ 84
6.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ......................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
PHỤ LỤC .................................................................................................... 92

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nhóm các cell lại thành vùng. ............................................................................ 3
Hình 1.2: Candidate tree với cấu trúc phân cấp đến level-3................................................ 3
Hình 2.1: Mơ hình mạng có cấu trúc.................................................................................. 5
Hình 2.2: Ví dụ về mạng MANET..................................................................................... 6
Hình 2.3: Ngun tắc hoạt động mạng MANET ................................................................ 7
Hình 2.4 Ứng dụng mạng MANET trong qn sự.............................................................. 8
Hình 2.5: Ví dụ minh họa vùng Expected zone và request zone ....................................... 18
Hình 2.6: Ví dụ về thuật tốn Greedy .............................................................................. 21
Hình 2.7: Greedy forwarding khơng thành cơng .............................................................. 23

Hình 2.8: Quy tắc bàn tay phải ........................................................................................ 24
Hình 2.9: Đồ thị khơng phẳng.......................................................................................... 25
Hình 2.10: Ví dụ về giải thuật ellipsoid chọn next hop cho việc forward dữ liệu .............. 26
Hình 2.11: Ví dụ về server vị trí trong GLS ..................................................................... 29
Hình 2.12: Ví dụ về u cầu thơng tin vị trí trong GLS.................................................... 30
Hình 3.1: Nhóm các cell lại thành vùng. .......................................................................... 32
Hình 3.2 Candidate tree với cấu trúc phân nhánh đến level-3........................................... 34
Hình 3.3: Ví dụ về responsible cells của 1 node. .............................................................. 35
Hình 3.4: Cập nhật vị trí trực tiếp .................................................................................... 36
Hình 3.5 Cập nhật vị trí gián tiếp..................................................................................... 37
Hình 3.6: Ví dụ về u cầu thơng tin vị trí ....................................................................... 40
Hình 4.1. Các candidate cell cho node 11 khi chúng được sử dụng trong mơ phỏng......... 42
Hình 4.2: Thơng tin trả lời các yêu cầu vị trí tại các level phân cấp khác nhau dựa vào vị trí
của node gửi u cầu (A) và node đích (B). Các hình vng mờ là các responsible cell theo
hình 4.1. .......................................................................................................................... 45
Hình 4.3 Cơ chế hoạt động của home perimeter............................................................... 47
Hình 4.4: Mơi trường mơ phỏng mạng di động ................................................................ 52
Hình 4.5: Node di động ................................................................................................... 53
Hình 4.6: Minh họa các thơng số cấu hình cho node trong NS-2. ..................................... 54
Hình 5.1: Mơ hình chuyển động RandomWaypoint của các node .................................... 59
Hình 5.2: Các node thực hiện u cầu tìm vị trí các node khác......................................... 60
Hình 5.3: Tỉ lệ thành cơng của HLS và GLS ở chế độ Greedy forwarding theo mật độ
node. ............................................................................................................................... 63
Hình 5.4: Tỉ lệ thành cơng của HLS và GLS ở chế độ Greedy forwarding theo vận tốc
chuyển động của node. .................................................................................................... 65
Hình 5.5: Băng thơng tiêu tốn của HLS và GLS ở chế độ greedy forwarding. .................. 68
Hình 5.6: Thời gian đáp ứng của HLS ............................................................................. 70
Hình 5.7: Thời gian đáp ứng của GLS ............................................................................. 71
Hình 5.8: Tỉ lệ thành công của HLS và GLS ở chế độ Perimeter forwarding theo mật độ
node. ............................................................................................................................... 74

Hình 5.9: Tỉ lệ thành công của HLS và GLS ở chế độ Perimeter forwarding theo vận tốc
chuyển động của node. .................................................................................................... 75
Hình 5.10: Băng thông tiêu tốn của HLS và GLS ở chế độ perimeter forwarding............. 77
Hình 5.11: Thời gian đáp ứng của HLS ở chế độ perimeter forwarding............................ 79
Hình 5.12: Thời gian đáp ứng của GLS ở chế độ perimeter forwarding............................ 80
Hình 5.13 : Các kết quả có thể xảy ra của query vị trí bởi HLS........................................ 83

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hoạt động của DSDV ...................................................................................... 15
Bảng 2.2: Hoạt động của DSR ......................................................................................... 16
Bảng 4.1: Kích thước của các trường được sử dụng trong việc tính tốn bandwidth......... 49
Bảng 4.2: Kích thước HLS header của các gói dữ liệu. .................................................... 50
Bảng 4.3: Kích thước gói dữ liệu GLS headers. ............................................................... 51
Bảng 5.1: Các thơng số được trình bày trong RFC 2501. ................................................. 58
Bảng 5.2: Các thông số cho việc mô phỏng ..................................................................... 60

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AODV

Ad hoc On-demand Distance Vector

AP

Access Point


ARP

Address Resolution Protocol

CBR

Constant Bit Rate

DREAM

Distance Routing Effect Algorithm for Mobility

DSDV

Destination Sequence Distance Vector

DSR

Dynamic Source Routing

GLONASS

GLObal Navigation Satellite System

GLS

Grid Location Service

GPS


Global Position System

GPSR

Greedy Perimeter Stateless Routing

GPSS

Geographical Region Summary Service

HLS

Hierarchical Location Service

IEEE

Institute of Electrical and Electronic Engineers

IFQ

InterFace Queue

IP

Internet Protocol

ISO

International Organization for Standardization


LAN

Local Area Network

LAR

Location-Aided Routing protocol

LLC

Link Layer Control

LS

Link-State

LSI

Location Server Identification

LSPs

Link-State Packets

MAC

Medium Access Control

MANET


Mobile Ad-hoc NETwork

MN

Mobile Node

NS-2

Network Similator 2

ix


ODL

On-Demand Learning

OLSR

Optimized Link State Routing

OSI

Open Systems Interconnection

OTcl

Object Tool command language


PDA

Personal Digital Assistant

PERL

Practical Extraction and Report Language

RC

Responsible Cell

RFC

Request For Comment

RLS

Reactive Location Service

RNG

Relative Neighborhood Graph

RREQ

Route REQuest

SPA


Self Positioning Algorithm

TBRPF

Topology Broadcast based on Reverse-Path Forwarding

TDM

Time Division Multiplexing

TLR

Terminode Local Routing

TORA

Temporally-Ordered Routing Algorithm

TTL

Time To Live

VINT

Virtual InterNetwork Testbed

ZRP

Zone Routing Protocol


WLAN

Wireless Local Area Network

WPAN

Wireless Personal Network

x


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu vấn đề
Định tuyến trong mạng MANET là một vấn đề phức tạp. Trước đây, các giao thức
định tuyến proactive được đề nghị, những giao thức này duy trì thơng tin về các
đường liên kết trong mạng và thậm chí ngay cả khi các đường này không được dùng
đến. Với các mạng MANET tương đối phức tạp, việc ln duy trì thơng tin về các
đường định tuyến không sử dụng sẽ dẫn đến hao tốn băng thơng và tài ngun
mạng. Sau đó, các giao thức định tuyến reactive được phát triển để tạo nên các
đường định tuyến khi cần thiết. Tuy nhiên, các đường định tuyến này cần phải được
duy trì trong suốt thời gian kết nối. Đây là vấn đề khó khăn nếu cấu trúc mạng thay
đổi thường xuyên. Các giao thức định tuyến trong mạng MANET có thể được phân
loại như sau [9, 18]:
¾ Topology-based:
o Proactive: ln duy trì thơng tin định tuyến trước khi dữ liệu được
gửi, như: DSDV [19], TBRPF [22], OLSR [28].
o Reactive: chỉ thực hiện việc tìm định tuyến khi có yêu cầu thiết lập kết

nối, như: DSR [11], AODV [13], TORA [32]
o Hybrid: kết hợp giữa proactive và reactive để tăng tính linh động,
như: ZRP [20].
¾ Position-based: các gói dữ liệu được định tuyến theo thơng tin vị trí, như:
Ellipsoid [11], LAR [6], GPSR [3].
Đối với định tuyến theo vị trí, việc quyết định các đường định tuyến sẽ dựa vào
thơng tin vị trí của các node, đây là giải pháp được đề nghị khi cấu hình mạng linh
động hoặc thay đổi thường xuyên. Để thực hiện được định tuyến theo vị trí, node
bắt buộc phải khám phá khu vực của node mà nó muốn giao tiếp hay trao đổi dữ
liệu. Nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện định tuyến theo vị trí là xác định được vị trí

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

1

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

và khoảng cách của node đích cũng như các node xung quanh. Và việc này được
thực hiện thơng qua dịch vụ vị trí. Hiệu quả của việc định tuyến theo vị trí sẽ phụ
thuộc vào dịch vụ vị trí. Đây là vấn đề sẽ được trình bày và đánh giá trong luận văn.

1.2 Mục tiêu của luận văn
Qua quá trình tìm hiểu về các vấn đề định tuyến theo vị trí trong mạng MANET đã
và đang được thực hiện hiện nay thơng qua các cơng trình nghiên cứu như: “ Định
tuyến dựa vào thơng tin vị trí trong mạng MANET”, Nguyễn Thái Hùng, Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh, 2008 [1]…ta nhận thấy các giải thuật về
dịch vụ vị trí vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.

Ở đây, luận văn này trình bày về dịch vụ vị trí phân cấp (ta gọi tắt là HLS Hierarchical Location Service [33]). Nó cung cấp cho chúng ta một nhận xét và
đánh giá về các loại hình dịch vụ vị trí, cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả của định
tuyến theo vị trí thơng qua: cách tổ chức đồ hình mạng, cách thức cập nhật, yêu cầu
và trả lời thông tin của các node trong mạng. Các tiêu chí được dùng để đánh giá
dịch vụ vị trí bao gồm: tỉ lệ thành công của yêu cầu vị trí, thời gian đáp ứng, lượng
băng thơng tiêu tốn…
Ý tưởng cơ bản của HLS là chia toàn bộ khu vực bao phủ của mạng thành các vùng
phân cấp khác nhau. Vùng có level cao nhất chính là tồn bơ mạng. Vùng này sẽ
được chia thành các vùng level thấp hơn cho đến khi đạt được level thấp nhất, ta
gọi vùng thấp nhất này là cell như trong hình 1.1. Đối với một node A, một cell đặc
biệt được lựa chọn trong mỗi mức level phân cấp của mạng bởi một hàm “hash”.
Khi A thay đổi vị trí, nó chuyển các thơng tin cập nhật vị trí đến các cell này (gọi là
“responsible cells” của A). Nếu một node nào đó muốn xác định vị trí của node A,
nó cũng sẽ sử dụng 1 hàm “hash” tương tự để xác định các cell mà ở đó có thể có
thơng tin vị trí của node A. Sau đó nó thực hiện việc gửi các gói dữ liệu “u cầu
thơng vị trí” đến các cell này theo thứ tự phân cấp cho đến khi nó nhận được thơng
tin phản hồi về vị trí node A.

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

2

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

(a) Cell

(b) Vùng level 1


(c) Vùng level 2

Hình 1.1: Nhóm các cell lại thành vùng.
Nói một cách khác, HLS chia toàn bộ khu vực rộng lớn của mạng thành các vùng
nhỏ gọi là các cell và gán mỗi node vào một tập hợp S của các cell. Việc cập nhật
và u cầu thơng tin vị trí của các node sẽ được gửi đến các tập hợp con của tập S
này. Việc lựa chọn tập con nào thông qua hàm hash và hoàn toàn phụ thuộc vào: số
ID của mỗi node, phân cấp nhóm các cell của tập S và phụ thuộc vào vị trí hiện tại
của node trong mạng, như trong hình 1.2

Hình 1.2: Candidate tree với cấu trúc phân cấp đến level-3.
Đây là một vấn đề mở và hồn tồn có thể được phát triển tiếp theo để có những
đánh giá chi tiết, cụ thể tùy theo những kịch bản và môi trường khác nhau khi triển
khai áp dụng trong thực tế. Bên cạnh đó thì thông qua việc đánh giá với một số dịch
vụ vị trí phổ biến như GLS (Grid Location Service) sẽ thể hiện một số ưu điểm của

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

3

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

dịch vụ vị trí phân cấp HLS về tỉ lệ u cầu thơng tin vị trí thành công, thời gian
đáp ứng…

1.3 Phạm vi đề tài

Do thời gian tìm hiểu đề tài là có hạn nên luận văn xin được trình bày trong phạm vi
sau:
Thuật tốn định tuyến theo vị trí được sử dụng trong luận văn là GPSR –
Greedy Perimeter Stateless Routing, thuật tốn này hồn tồn dựa vào thơng
tin vị trí của node để chọn đường định tuyến ở các chế độ greedy forwarding
và perimeter forwarding.
Hàm hash sử dụng đơn giản và cần được tối ưu theo các môi trường triển
khai thực tế.
Thực hiện mô phỏng và đánh giá với quy mô mạng nhỏ, số lượng node
tương đối ít vì bị giới hạn bởi khả năng hỗ trợ tính tốn mơ phỏng của máy
tính.
Cập nhật thơng tin vị trí theo phương pháp gián tiếp.

1.4 Bố cục của luận văn
Luận văn được chia thành 6 chương. Chương 2 trình bày về các khái niệm chung trong
mạng MANET, các thuật toán định tuyến proactive, reactive và các thuật tốn định tuyến
theo theo vị trí như: DSDV, DSR, LAR, GPSR... Đồng thời cũng giới thiệu về các dịch vụ
vị trí trong mạng MANET như: Homezone và GLS. Chương 3 là phần chính của luận văn
được dành riêng để giới thiệu chi tiết về dịch vụ vị trí phân cấp HLS, thuật tốn cho việc
cập nhật và u cầu thơng tin vị trí. Chương 4 trình bày chi tiết về các công việc triển khai
thực hiện HLS và GLS với NS phiên bản 2.33, các kiểu định dạng gói dữ liệu và các công
cụ hỗ trợ cho việc thực hiện mơ phỏng như: Bonnmotion, Perl… Chương 5 trình bày các
kết quả mơ phỏng được, phân tích và đánh giá dịch vụ vị trí HLS với GLS dựa trên các
thơng số như: tỉ lệ thành công, thời gian đáp ứng, băng thông tiêu thụ và ảnh hưởng của
mật độ, vận tốc chuyển động của node. Chương 6 là phần kết luận và hướng phát triển
trong tương lai.

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

4


HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

CHƯƠNG 2
CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET
2.1 Giới thiệu sơ lược về mạng MANET
2.1.1 Sự ra đời mạng MANET
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chúng ta đang tận hưởng những
ứng dụng, tiện ích của cơng nghệ thơng tin truyền thông đem lại, mà cụ thể là các
ứng dụng khơng dây. Điện thoại di động, máy tính xách tay đã trở thành một phần
không thể thiếu trong nhiều công việc cũng như trong cuộc sống của nhiều người.
Tuy nhiên, những thiết bị này địi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng thì mới có thể kết
nối mạng với nhau được. Đối với điện thoại di động, chúng ta cần có sự hoạt động
của một mạng cell, các máy tính xách tay thì cần các Access Point (AP) [19].

Hình 2.1: Mơ hình mạng có cấu trúc
Tuy nhiên khơng phải lúc nào chúng ta cũng có thể lắp đặt các thiết bị hạ tầng này.
Đó có thể là những nơi mà điều kiện không cho phép như chiến trường hay những
nơi đang bị thiên tai núi lửa, động đất hay lụt lội,… Vậy chúng ta phải làm sao để
có thể tiếp tục sử dụng được sự tiện lợi của mạng khơng dây? Vì thế mạng di động
ad-hoc (MANET: Mobile Ad Hoc Network) đã ra đời trong hồn cảnh đó.
2.1.2 Giới thiệu về mạng MANET

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

5


HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

Tương lai của công nghệ thông tin sẽ dựa chủ yếu vào công nghệ không dây. Những
mạng cell và mạng truyền thống vẫn sẽ cịn tồn tại. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào
đó các mạng này sẽ bị hạn chế bởi các kiến trúc hạ tầng mà các mạng này đòi hỏi
(chẳng hạn như các trạm thu phát gốc, các bộ định tuyến). Đối với mạng MANET
thì những hạn chế này đã được loại bỏ.

Hình 2.2: Ví dụ về mạng MANET
MANET là chìa khóa cho sự phát triển của các mạng khơng dây. Mạng MANET
thường được tạo nên bởi các node ngang hàng, giao tiếp nhau thông qua kênh
truyền vô tuyến mà khơng cần bất kì bộ điều khiển trung tâm nào. Mặc dù vẫn được
dùng chủ yếu trong quân sự, nhưng các ứng dụng về thương mại đã ngày càng được
phát triển. Những ứng dụng như nhiệm vụ giải cứu trong các thảm họa thiên nhiên,
các mục đích thương mại và giáo dục, mạng cảm biến không dây… ngày càng phát
triển [19].
Mạng MANET vẫn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề khó khăn của mạng khơng dây
truyền thống như tối ưu băng thông, điều khiển năng lượng, nâng cao về đường
truyền. Hơn nữa, với bản chất về đường truyền đa hop và thiếu các hạ tầng cố định
đã phát sinh ra các khó khăn mới như cấu hình quảng bá, tìm đường và duy trì tuyến
trong quá trình định tuyến.
Trong mạng MANET, cấu hình mạng thường xuyên thay đổi một cách ngẫu nhiên.
Thêm nữa, sự phân bố của các node và khả năng tự tổ chức đóng một vai trị quan
trọng. Những đặc tính chính có thể tổng kết dưới đây:

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN


6

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET



Cấu hình mạng năng động và sự thay đổi thường xuyên là không dự đốn

được.


Sử dụng kênh truyền khơng dây nên có sự hạn chế về dung lượng hơn là
mạng có dây truyền thống.

• Sự bảo mật là hạn chế do kênh truyền khơng dây.
• Bị ảnh hưởng bởi sự mất mát gói dữ liệu lớn, chịu delay và jitter lớn hơn là
mạng cố định do sự lan truyền sóng vơ tuyến.


Các node trong mạng MANET chỉ sử dụng pin như là nguồn năng lượng
chính. Vì thế, tiết kiệm năng lượng là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc
thiết kế hệ thống. Ngoài ra, tập hợp các lệnh được thực hiện phụ thuộc vào
năng lượng sẵn có của nó (CPU, bộ nhớ,…).

Mạng MANET khơng chỉ dựa trên một cơng nghệ mà nó tận dụng các công nghệ
tiên tiến khác nhau. Ở đây, nhiệm vụ là làm sao định nghĩa các giao diện (interface)
để nó có thể được sử dụng bởi các lớp trên mà không làm ảnh hưởng đến việc sử

dụng công nghệ mới của lớp vật lý. Thông tin như là sự phân bố các node, mật độ
của mạng, link hỏng,… phải được chia sẽ bởi các lớp khác nhau, lớp MAC và lớp
mạng phải có sự hợp tác tốt để có cái nhìn tốt về cấu hình mạng và tối ưu số lượng
các thông báo trên mạng.
Mạng MANET rất độc lập về cấu trúc và quyền ưu tiên, cung cấp một tiềm năng
lớn cho người sử dụng. Sự thật là chỉ cần từ 2 node trở lên là có thể tạo nên một
mạng MANET miễn là các node đủ gần cho sự lan truyền sóng vơ tuyến mà khơng có
bất kì sự can thiệp của bên ngồi.
2.1.3 Ngun tắc hoạt động

Hình 2.3: Nguyên tắc hoạt động mạng MANET

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

7

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

Hình 2.3 là một ví dụ diễn tả hoạt động của mạng MANET. Ở đây node A truyền
nhận dữ liệu trực tiếp (đơn hop) với các node khác (ví dụ node B) miễn là có sẵn
một kênh truyền radio giữa chúng. Nếu khơng, giữa hai node sẽ có sự truyền nhận
dữ liệu đa hop trong đó một hay nhiều node trung gian có nhiệm vụ giống như một
router. Chẳng hạn nếu khơng có kênh truyền thẳng giữa A và C lúc đó node B sẽ có
nhiệm vụ giống như một router. Đây là điểm đặc biệt của mạng MANET.

2.2 Những ứng dụng trong mạng MANET
2.2.1 Trong quân sự

Từ xưa đến nay, các công nghệ kĩ thuật cao luôn được phát triển mạnh trong lĩnh
vực quân sự. Vì thế quân sự cũng là động lực chính cho sự phát triển của mạng
MANET. Mạng MANET khơng địi hỏi sự điều khiển từ trung tâm cũng như là tồn
tại một cơ sở hạ tầng sẵn có nên nó rất là hồn hảo cho các ứng dụng qn sự. Trên
chiến trường, binh lính có thể liên lạc với nhau bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Hình 2.4 Ứng dụng mạng MANET trong quân sự
2.2.2 Trong mạng cục bộ
Đây là mạng mà có thể gặp được dễ dàng trong các hội nghị hoặc trong lớp học.
Khi các node muốn kết nối lại với nhau để có thể truyền và nhận dữ liệu.
2.2.3 Trong trường hợp khẩn cấp

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

8

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

Do đặc tính không cần hạ tầng cố định cũng như là sự quản trị nên mạng MANET
cũng rất phù hợp trong các tình huống mà ở đó hạ tầng mạng đã bị phá hủy hay
khơng sẵn có do một ngun nhân nào đó. Mục đích của việc thiết lập mạng
MANET trong tình huống này là giúp cho các thiết bị di động có thể liên lạc được
với nhau và sử dụng được các dịch vụ mạng vốn dĩ rất quan trọng trong các cơng
tác cứu hộ khẩn cấp. Chẳng hạn lính cứu hỏa và cảnh sát có thể liên lạc được với
nhau và trao đổi thơng tin một cách nhanh chóng khi mà hạ tầng đã bị phá hủy hoặc
khơng có sẵn.
2.2.4 Mạng cảm biến không dây

Nhiều nghiên cứu gần đây tập trung vào các mạng gồm những thiết bị cảm biến.
Mạng cảm biến không dây (wireless sensor networks) sử dụng các cảm biến để thu
thập thông tin và truyền tới một bộ phận xử lý trung tâm. Khi mà một cảm biến
được đặt thì vị trí của nó ln cố định. Cơng nghệ này rất hữu ích đối với những
mơi trường mà khó khăn trong việc cung cấp một mạng có cơ sở hạ tầng. Ví dụ
trong mơi trường bị nhiễm phóng xạ hóa học, thay vì phải gởi đến một đội cứu hộ
khẩn cấp thì chúng ta chỉ việc lắp đặt các sensor để tạo thành một mạng ad-hoc. Các
thiết bị cảm biến có kích thước nhỏ, năng lượng ít. Do đó tiết kiệm năng lượng là
mục tiêu chính của người thiết kế mạng cảm biến.

2.3 Những thách thức đối với mạng MANET
Trong mạng MANET, các node di chuyển một cách ngẫu nhiên, tự tổ chức và tự
cấu hình lại khi nó di chuyển, tham gia hay rời khỏi mạng, vì thế mà cấu hình mạng
thay đổi thường xuyên. Tất cả các node đóng vai trị như nhau trên mạng và các
chức năng của mạng được phân phối và được quyết định bởi tất cả các node. Vì thế
mạng MANET không cần một máy quản trị trung tâm. Tuy nhiên chính vì ngun
nhân này mà mạng MANET đã gặp phải khơng ít khó khăn.
2.3.1 Giao thức định tuyến đa hop

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

9

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

Vì thơng thường khoảng cách giữa nguồn và đích là vượt quá sự lan truyền của
sóng phát ra từ node. Do vậy, các tuyến trên mạng MANET thường là đa hop. Với

việc bị giới hạn về băng thông và năng lượng, việc thiết kế một giao thức định
tuyến hiệu quả và tin cậy đã trở thành một nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách.
Một giao thức định tuyến tốt phải sử dụng nguồn tài nguyên hạn hẹp một cách hiệu
quả, thích ứng với lại một cấu hình thay đổi thường xuyên và trong điều kiện mạng
khác nhau: tốc độ di chuyển của các node, kích thước mạng và điều kiện về lưu
lượng trên mạng. Giao thức định tuyến cho mạng MANET đòi hỏi phải có những
u cầu sau: khơng bị lỗi lặp, hiệu quả về mặt năng lượng, đáp ứng được khi mạng
mở rộng, có tính bảo mật vì đây là mơi trường khơng dây. Vì những lý do này mà
những giao thức định tuyến đã tồn tại trong mạng cố định không áp dụng được vào
mạng MANET.
2.3.2 Khả năng mở rộng của mạng
Khi số node trong mạng tăng lên thì đây là một vấn đề khá quan trọng. Một cách
tổng quát tính mở rộng của mạng được định nghĩa là khả năng cung cấp dịch vụ
chấp nhận được khi số node trong mạng là khá lớn. Hầu hết các giao thức định
tuyến sử dụng mơ hình địa chỉ phẳng (khơng phân cấp) trong đó các node có vai trị
như nhau sẽ tạo ra một lượng lớn các gói định tuyến khi số node trên mạng tăng lên.
2.3.3 Bảo mật
Bảo mật là một vấn đề rất quan trọng đối với mạng MANET. Các vấn đề bảo mật
đối với các mạng cố định sẽ đơn giản hơn vì có sự xuất hiện của các máy quản trị
trung tâm và cấu hình mạng là ổn định. Tuy nhiên đối với MANET thì khơng hỗ trợ
máy quản trị trung tâm. Các node di chuyển một cách bất kì và tham gia, rời khỏi
mạng một cách dễ dàng. Vì thế các giải pháp bảo mật của mạng cố định không thể
áp dụng vào mạng MANET.
2.3.4 Chất lượng dịch vụ

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

10

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH



CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

Đây là một đặc tính quan trọng đối với mạng MANET vì các ứng dụng đa phương
tiện ngày càng tăng lên. Những ứng dụng này thường đặt ra các yêu cầu nhận dữ
liệu tại một tốc độ nào đó hoặc có trễ (delay) xác định. Vì băng thơng sẵn có dành
cho các ứng dụng này của mạng MANET là hạn chế, một phương pháp quản lý
băng thơng thích hợp là cần thiết để cung cấp cho các ứng dụng và cung cấp chất
lượng (QoS) cho người sử dụng. Đã có các mơ hình QoS được đưa ra cho mạng
Internet. Tuy nhiên do đặc thù của mơi trường khơng dây, cấu hình mạng thường
xun thay đổi và thiếu sự hỗ trợ của máy trung tâm nên mơ hình QoS của mạng có
dây khơng thể ứng dụng trong MANET.
2.3.5 Tiêu tốn năng lượng
Hầu hết các node di động đều sử dụng pin là nguồn năng lượng chính. Vì thế nguồn
năng lượng dành cho các node là hạn chế dẫn đến việc giới hạn các dịch vụ có thể
hỗ trợ bởi các node. Những nghiên cứu gần đây dựa trên pin nhiên liệu vẫn chưa thể
áp dụng trong một tương lai gần, vì thế làm cách nào để có thể quản lí năng lượng
một cách hiệu quả mà không làm suy giảm các ứng dụng là một đề tài nghiên cứu
quan trọng của mạng MANET.

2.4 Định tuyến trong mạng MANET
2.4.1 Các giao thức định tuyến trong mạng cố định
Hai giao thức định tuyến link-state (trạng thái kết nối) và distance-vector [34] đã
được sử dụng từ lâu trên mạng chuyển mạch gói. Cả 2 giải thuật trên đều cho phép
một node xác định hop kế tiếp trên tuyến ngắn nhất đến đích “shortest path”. Tuyến
ngắn nhất này được tính tốn dựa theo một số tiêu chuẩn nào đó (ví dụ như tối thiểu
số bước truyền).
¾ Giao thức link-state
Đối với giao thức link-state (LS), mỗi node phải thu thập trạng thái (cost) của các

link đến các node neighbor và phân tán nó đến mỗi node khác trên mạng bằng link

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

11

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

state packets (LSPs). Việc này được làm một cách tuần hoàn hoặc bất cứ khi nào có
sự thay đổi về “cost” của các link. Vì thế mỗi gói LSPs có một số thứ tự (sequence
number) để nhận biết được độ mới của chúng (những gói LSPs càng mới thì số tuần tự
càng lớn).
Mỗi node khi nhận được LSPs, nó sẽ cập nhật về cost của các link trên toàn bộ
mạng. Dựa vào những thơng tin này, mỗi node sẽ chạy giải tht tìm đường ngắn
nhất (thường là giải thuật Dijkstra) và xác định đường tối ưu (có cost nhỏ nhất).
¾ Giao thức Distance Vector
Giao thức distance vector dựa trên giải thuật Bellman-Ford. Mỗi node chỉ quảng bá
tồn bộ bảng định tuyến của nó đến những node neighbor. Khi một node nhận được
thông tin quảng bá từ các node neighbor, nó sẽ cập nhật bảng định tuyến của nó
bằng cách dựa vào thơng tin mới nhận được từ node bên cạnh.
¾ Những khó khăn của hai giao thức trên
Cả 2 giải thuật trên đều chứng tỏ được hiệu quả của nó đối với những mạng cố định.
Tuy nhiên, chúng khơng thể tương thích với mạng có đồ hình thay đổi thường
xun. Nó khơng chỉ mất thời gian để tìm tuyến khác khi kết nối bị đứt gãy mà còn
tiêu tốn rất nhiều tài nguyên để tìm ra những tuyến mà có thể khơng bao giờ được
sử dụng. Do đó, đối với những đặc tính mạng có đồ hình thay đổi thường xun
(như MANET) địi hỏi phải có những giải thuật khác phù hợp hơn trong việc định

tuyến.
2.4.2 Các giao thức định tuyến trong mạng MANET
Theo [19], định tuyến trong MANET phải đáp ứng được các yêu cầu sau: phát hiện
nhanh và đáp ứng kịp thời với những thay đổi của đồ hình mạng; xây dựng và lựa
chọn tuyến; truyền dữ liệu trên tuyến đã chọn. Thêm vào đó, phải chú ý đến lượng
thơng tin báo hiệu cũng như thời gian trễ trong quá trình truyền gói. Có rất nhiều
giao thức định tuyến được đưa ra, mỗi giao thức đều dựa trên những giả sử và

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

12

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

những tình huống nhất định. Có thể phân chia những giao thức này thành hai nhóm
chính, đó là Proactive và Reactive, tùy thuộc vào cách giải quyết của mỗi giao thức
khi đồ hình mạng thay đổi [18]. Ngồi hai nhóm định tuyến chính là Proactive và
Reactive, [20] liệt kê những phương pháp định tuyến khác bao gồm: Flow Oriented
Routing, Adaptive Routing, Hybrid, Hierarchical routing, Geographical routing,
Power Aware routing, Multicast routing,… Ở đây ta sẽ chỉ trình bày ngắn gọn về 3
nhóm định tuyến, bao gồm: Proactive, Reactive và Geographical (định tuyến dựa
vào vị trí).
2.4.2.1 Proactive
Trong những giao thức định tuyến kiểu Proactive, mỗi node sẽ có cái nhìn tồn cảnh
về đồ hình mạng tại mọi thời điểm bằng cách trao đổi thông tin với những node lân
cận theo chu kỳ hoặc khi có sự thay đổi về đồ hình mạng được phát hiện. Thơng tin
này sẽ kích hoạt tất cả các node tính tốn lại bảng định tuyến của chúng, vì thế node

ln có sẵn tuyến đến tất cả các node trong mạng mới nhất, tốt nhất và nhanh nhất.
[20] liệt kê những giao thức trong MANET có kiểu định tuyến Proactive. DSDV
(Destination-Sequence Distance-Vector) [12] là một giao thức điển hình của kiểu
định tuyến Proactive.
¾ Destination Sequence Distance Vector (DSDV)
Trong DSDV, mỗi node thường xun quảng bá thơng tin về đồ hình mạng của nó
cho những node lân cận theo chu kỳ. Mỗi node sẽ xây dựng cho riêng mình một
bảng định tuyến, bảng này chứa danh sách các node trong mạng cùng với số node
cần đi qua trên tuyến đến node đó (hop-count), node tiếp theo cần chuyển gói đến
(next-hop) và con số thứ tự (sequence number) của node đó.
Ưu điểm của DSDV là tránh bị lặp trong việc tìm đường (loop-free) nhờ vào việc sử
dụng số thứ tự. Node chỉ cập nhật bảng nếu số thứ tự nhận được của node đích lớn
hơn số thứ tự đang có trong bảng, nếu số thứ tự bằng nhau thì chỉ cập nhật khi hop
count nhỏ hơn. Chi tiết về hoạt động của DSDV được trình bày trong bảng 2.1

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

13

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ TRONG MẠNG MANET

2.4.2.2 Reactive
Giao thức Proacive đảm bảo mỗi node đều có tuyến mới và tốt nhất đến tất cả các
node còn lại trong mạng mà khơng cần quan tâm đến việc node có cần sử dụng
tuyến đó hay khơng. Khi số lượng hay tần suất di chuyển của người sử dụng tăng thì
lượng thơng tin báo hiệu tăng lên rất nhiều. Giao thức Reactive tránh được những
nhược điểm này vì node khơng cần cập nhật thơng tin về đồ hình mạng, chỉ khi nào

node cần gởi dữ liệu đến một node đích nào đó, nó sẽ bắt đầu q trình tìm kiếm
thơng tin tồn mạng, thông tin sẽ được gởi trở về từ những node trung gian (nếu
những nút này có thơng tin) hoặc từ chính node đích đó. Tuy giảm được lượng
thơng tin báo hiệu cho những tuyến không cần thiết nhưng bù lại, sẽ phải có một
khoảng thời gian trễ đáng kể vì node nguồn phải tìm đường đi trước khi có thể gởi
dữ liệu [18]. Vì thế, giao thức Reactive thích hợp cho những mạng có đồ hình thay
đổi khá thường xuyên. [20] liệt kê những giao thức định tuyến kiểu Reactive, trong
đó 2 giao thức điển hình trong phương pháp Reactive là DSR [11] và AODV [13].
Dưới đây sẽ trình bày phương pháp định tuyến DSR, một ví dụ của phương pháp
định tuyến Reactive.

GVHD: TS. ĐỖ HỒNG TUẤN

14

HVTH: NGUYỄN QUANG VINH


×