Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của tinh thần doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HỌC VIÊN: NGUYỄN VĂN PHÁP

ẢNH HƯỞNG CỦA TINH THẦN DOANH NGHIỆP
ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 603405

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Lạt, tháng 02 năm 2012


II

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - TPHCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS – TS. LÊ NGUYỄN HẬU
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. NGUYỄN THANH HÙNG
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. CAO HÀO THI
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 08 tháng 02 năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu
2. TS. Phạm Ngọc Thúy
3. TS. Trương Thị Lan Anh


4. TS. Nguyễn Thanh Hùng
5. TS. Trần Hà Minh Quân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

TS. Phạm Ngọc Thúy


III

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Lạt, ngày 08 tháng 02 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Văn Pháp

Phái: Nam.


Ngày, tháng, năm sinh: 11/05/1961

Nơi sinh: TP Đà Nẵng

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV:10800888

I.

TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của tinh thần doanh nghiệp đến kết quả kinh
doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Lâm Đồng

II.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
1. Xác định những đặc điểm cá nhân của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Xác định mức độ tác động của các yếu tố tinh thần doanh nghiệp (EO) đến kết
quả kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Lâm Đồng.
3. Đề xuất hướng phát triển tinh thần doanh nghiệp (EO) đối với các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Lâm Đồng.

III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 22/08/2011.

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 06/01/2012.


V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS - TS. Lê Nguyễn Hậu
Cán bộ hướng dẫn

Khoa quản lý chuyên ngành

PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu

PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu


IV

Đà Lạt, ngày 08 tháng 02 năm 2012

NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Văn Pháp

Phái: Nam.

Ngày, tháng, năm sinh: 11/05/1961

Nơi sinh: TP Đà Nẵng

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 10800888


I. TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của tinh thần doanh nghiệp đến kết quả kinh
doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Lâm Đồng
II. NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN:

STT

Ý kiến của GVPB/ Hội đồng

Nội dung chỉnh sửa

Chương, trang

- Làm rõ khái niệm về tinh thần Đã chỉnh sửa tất cả các Chương I, II
doanh

nghiệp

(EO)-

(TS. khái niệm về EO.

Nguyễn Thanh Hùng).
- Giải thích sử dụng phương -Quay Varimax: để tối Chương IV:
pháp phân tích nhân tố principal thiểu hóa số lượng biến trang 24, trang
component

với

phép


xoay trong cùng 1 nhân tố.

varimax và Principal axis với -Quay

Promax:

31.

tối

phép xoay promax (TS. Nguyễn thiểu hóa số lượng các
Thanh Hùng)

biến thành biến đại
diện.

- Giải thích lý do các giả thuyết Các giả thiết H6, H7, Chương IV:
bị bác bỏ (TS. Cao Hào Thi)

H8 đều không phù hợp trang 40
– Bị bác bỏ có thể là
do

số

lượng

mẫu

khơng cân bằng (H6),

độ tuổi người trả lời là
không chênh lệch lớn


V

(H7), và vốn của các
doanh nghiệp chênh
lệch nhau không lớn
(H8)
- Trích dẫn tài liệu (TS. Cao Hào Các trích dẫn đã được
Thi)

sửa lỗi chính tả.

- Giải thích có 2 bảng ANOVA Bảng đầu bị thừa (đã Chương IV:
(TS. Cao Hào Thi)

bỏ)

trang 37

Bảng 2.2 Không được tham Bảng 1 đã được đổi Chương II:
chiếu

thành bảng 2.2
Cán bộ hướng dẫn

trang 8



VI

LỜI CẢM ƠN
Luận văn hồn thành, đó là kết quả của quá trình nghiên cứu kéo dài trong 04
tháng từ khi có quyết định giao đề tài. Để khi nhìn lại, tác giả đã nhận thấy sự quý
giá của khoảng thời gian đã trôi qua với biết bao công sức đóng góp của các thầy cơ
giáo, của đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã ln bên cạnh cổ vũ cả về tri thức lẫn
tinh thần.
Qua đây, tác giả xin gửi lịng cám ơn của mình đến các thầy cơ giáo Khoa Quản
lý cơng nghiệp và Phịng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí
Minh, các kiến thức quý báu của các thầy cô đã là nền tảng tri thức cho ngày hôm
nay.
Tác giả cũng xin gửi lịng cám ơn của mình đến các anh chị em đồng nghiệp,
bạn bè đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc tìm hiểu thực tế, tiếp cận nguồn tài
liệu để viết đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS - TS. Lê Nguyễn
Hậu, người Thầy đã luôn ở bên động viên, khuyến khích và hướng dẫn trong suốt
q trình thực hiện đề tài. Thầy ln chỉ bảo tận tình để tác giả hồn thành được
Luận văn này.
Cuối cùng, kính chúc sức khỏe và thành công đến với tất cả những người đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi thực hiện thành cơng đề tài này.
Trân trọng!
Đà Lạt, ngày 06 tháng 01 năm 2012

Nguyễn Văn Pháp


VII


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này hướng đến tìm hiểu các yếu tố tác động của tinh thần doanh
nghiệp (EO) lên kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở
Lâm Đồng. Đối tượng nghiên cứu chính là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Lâm
Đồng, mà trực tiếp là các chủ doanh nghiệp. Vì mục đích này, nghiên cứu đã khảo
sát và phân tích dữ liệu hơn 200 DNNVV ở Lâm Đồng. Kết quả của nghiên cứu cho
rằng những đặc điểm cá nhân của người chủ doanh nghiệp có tác động đến kết quả
kinh doanh của DNNVV và một số yếu tố của tinh thần doanh nghiệp (EO) như Sự
đổi mới sáng tạo và Sự cạnh tranh có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của
DNNVV ở Lâm Đồng.
Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần thiết phải phát
triển EO ở các chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để nâng cao kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ khóa:

Tinh thần doanh nghiệp (EO);
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).


VIII

ABSTRACT
This thesis aims to research the impact of EO on business result of small and
medium sized entrepreneurs (SMEs) in Lam Dong province. The main objects of
the research are SMEs in Lam Dong and their owners in specific. For that reason,
surveys and analysis were taken in more than 200 SMEs in Lam Dong. The result
points out that: Personal characteristics of entrepreneurs have great impact on their
SMEs’ business result and the EO’s factors, innovation and competitiveness, also
have positive effect to the business results of SMEs in Lam Dong.
These findings insist on the importance of the necessary of developing EO in

entrepreneurs in Lam Dong province in order to enhance the business result of these
companies.
Key words: Entrepreneurial Orientation (EO);
Small and Medium sized entrepreneurs (SMEs).


IX

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Văn Pháp, học viên lớp cao học khoá 2010, chuyên ngành:
Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách Khoa Hồ Chi Minh.
Nay tôi xin cam đoan rằng bài luận văn “Ảnh hưởng của tinh thần doanh
nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Lâm
Đồng” là cơng trình nghiên cứu của chính tơi, khơng sao chép, khơng bắt chước bất
kỳ một tài liệu nào đã có sẵn của bất kỳ ai. Chính tơi đã trải qua giai đoạn thu thập
tài liệu, tổng hợp tài liệu, hệ thống ý tưởng, dàn bài trong suốt năm 2010 - 2011, rút
ra những nhận xét, đánh giá bằng chính tư duy của mình. Và sau nhiều lần cân nhắc
chỉnh sửa, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy giáo, cuối cùng hôm nay tôi đã hồn
thành luận văn này để trình lên Khoa Quản lý Công nghiệp của Trường Đại học
Bách Khoa Hồ Chi Minh, cũng như Hội đồng chấm luận văn của Trường.
Một lần nữa, tôi xin cam đoan trước Khoa Quản lý Cơng nghiệp của Trường
đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh, cũng như Hội đồng chấm luận văn của nhà
trường rằng, những gì tơi viết trên đây là đúng sự thật, và hoàn toàn chịu mọi trách
nhiệm về lời cam đoan của mình.
Chào trân trọng.
Xác nhận cơ quan

Đà Lạt, ngày 08 tháng 02 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Pháp


X

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ.........................................................................III 
NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ................................................. IV 
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... VI 
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... VII 
ABSTRACT ...........................................................................................................VIII 
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... IX 
MỤC LỤC..................................................................................................................X 
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 
1.1  Giới thiệu:...........................................................................................................1 
1.2  Mục tiêu nghiên cứu. ..........................................................................................3 
1.3  Phạm vi nghiên cứu. ...........................................................................................3 
1.4  Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài: ......................................................................4 
1.5  Cấu trúc của Luận văn:.......................................................................................4 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................5 
2.1  Doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................................5 
2.1.1 

Khái niệm...................................................................................................5 

2.1.2 

Đặc trưng của DNNVV .............................................................................6 

2.2  Nhìn lại những tài liệu có liên quan đến tinh thần doanh nghiệp.......................6 

2.2.1 

Tinh thần doanh nghiệp .............................................................................6 

2.2.2 

EO và hoạt động của tổ chức .....................................................................9 

2.3  Đề xuất các thành phần EO ..............................................................................11 
2.4  Mơ hình nghiên cứu..........................................................................................15 
CHƯƠNG 3.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................17 
3.1  Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................17 
3.2  Mẫu...................................................................................................................18 
3.3  Xử lý dữ liệu.....................................................................................................19 
3.4  Thiết kế thang đo. .............................................................................................19 


XI

CHƯƠNG 4.PHÂN TÍCH KẾT QỦA......................................................................22 
4.1  Tổng hợp số liệu mẫu khảo sát:........................................................................22 
4.2  Phân tích nhân tố với phép xoay varimax: .......................................................24 
4.3  Kiểm định độ tin cậy của thang đo...................................................................27 
4.4  Phân tích nhân tố chung với phép xoay promax: .............................................30 
4.4.1 

Các yếu tố “nhân”: ...................................................................................31 

4.4.2 


Phân tích nhân tố chung cho yếu tố “quả”:..............................................33 

4.5  Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh:.......................................................................33 
4.5.1 

Tạo biến đại diện:.....................................................................................33 

4.5.2 

Các giả thuyết: .........................................................................................35 

4.5.3 

Kiểm tra thang đo của mơ hình điều chỉnh:.............................................35 

4.6  Phân tích hồi qui đa biến: .................................................................................37 
4.7  Kiểm định giả thuyết: .......................................................................................38 
4.8  Đánh giá các yếu tố tác động đến Kết quả kinh doanh của DNNVV ..............40 
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT ......................................................................41 
5.1  Kết luận.............................................................................................................41 
5.2  Hàm ý quản trị. .................................................................................................42 
5.2.1 

Nhóm giải pháp kích thích sự sáng tạo, đổi mới: ....................................42 

5.2.2 

Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh:.......................................42 

5.3  Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................43 

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................44 
PHỤ LỤC..................................................................................................................46 
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG.......................................................................................88 


XII

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Loại hình doanh nghiệp .....................................................................6
Bảng 3.1: Thiết kế thang đo nghiên cứu của đề tài ..........................................20
Bảng 4.1: Kết quả phiếu nhận được. ................................................................22
Bảng 4.2: Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh ............................................................23
Bảng 4.3: Vốn đăng ký kinh doanh ..................................................................23
Bảng 4.4: Tuổi ..................................................................................................23
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố ................................................................24
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định thang đo .............................................................27
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố chung lần đầu.........................................31
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố chung lần cuối......................................32
Bảng 4.11: Kết quả phân tích các yếu tố “quả”................................................33
Bảng 4.12: Các biến đại diện............................................................................34
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định thang đo của mơ hình điều chỉnh ....................35
Bảng 4.14. Kết quả hồi qui đa biến ..................................................................37
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định giả thuyết .........................................................38
Bảng 4.16. Đánh giá các yếu tố........................................................................40


XIII

MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung khái niệm của EO ............................................................................ 9

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa văn hóa và EO có liên quan tới tinh thần kinh doanh và
sự cạnh tranh tồn cầu .............................................................................. 11
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu ................................................................................. 16
Hình 4.1. Mơ hình điều chỉnh ................................................................................... 34


1

Chương 1.
Giới thiệu
1.1 Giới thiệu:
Trong những năm gần đây, kinh tế toàn cầu suy giảm nền kinh tế của Việt
Nam vẫn có những bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao
(6 – 7%/ năm). Trong bức tranh chung đó có sự đóng góp rất lớn của các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi cịn nghèo, số lượng doanh nghiệp có quy mơ
lớn rất ít, sự phát triển chung của tồn tỉnh chủ yếu dựa vào các DNNVV.
Trong bối cảnh đó, các DNNVV tại Lâm Đồng cũng như các doanh nghiệp
khác cũng đã được các cấp chính quyền tạo điều kiện tối đa về chính sách để phát
triển, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế và chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững như kế hoạch, chương trình trợ giúp
DNNVV trên điạ bàn tỉnh theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 14/10/2010;
chính sách của Ngân hàng nhà nước tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ các doanh nghiệp
DNNVV tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất; chính sách về kê khai thuế của
Cục thuế tỉnh; bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng thương mại... Nhờ môi
trường kinh doanh từng bước được cải thiện, điều kiện phát triển của doanh nghiệp
được thuận lợi nên tốc độ thành lập các doanh nghiệp khá cao. Bình quân giai đoạn
2006-2010 tỷ lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới là 20% 1;
Đến 31/12/2010 tổng số DNNVV tại Lâm Đồng là là 4.492 doanh nghiệp,

chiếm 95% tổng số doanh nghiệp của Lâm Đồng 2; vốn đăng ký bình quân là 5,32
tỷ đồng/doanh nghiệp; tỷ lệ số DNNVV tồn tại và hoạt động sau đăng ký kinh
doanh là 84,2%; bình quân mỗi DN nộp ngân sách nhà nước là 445 triệu đồng/năm.

1

Số liệu Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đến 31/12/2010.
Phân loại theo tiêu chí qui định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 và Quyết định số 2366/QĐUBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
2


2

Các số liệu nêu trên cho thấy DNNVV đã đáp ứng cho ngân sách tỉnh 2/3 số
lượng thu, giải quyết phần lớn công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh.
Tinh thần doanh nghiệp (EO) là một yếu tố quan trọng đối với các doanh
nghiệp ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm tinh thần doanh
nghiệp vẫn cịn khá mới, vẫn chưa có một quan niệm hay một định nghĩa thống nhất
về khái niệm này đặc biệt là tác động của tinh thần doanh nghiệp (EO) đến hoạt
động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Văn hóa doanh nhân (www.vhdn.vn ngày 22/08/2008)
“Tinh thần doanh nghiệp” là thái độ trách nhiệm, ý nghĩ, tình cảm sâu sắc của
con người với công việc kinh doanh, là ý chí ham muốn thành cơng, định hướng
cho khát vọng cháy bỏng trong làm giàu, tính bền bỉ, kiên trì với ý tưởng sáng tạo,
kiên quyết, dám chấp nhận mạo hiểm. Nó là cái sâu sắc nhất, cốt lõi nhất của hành
động kinh doanh.
Người có tinh thần doanh nghiệp là người có những năng lực sau đây:
-

Có đầu óc doanh nghiệp, tức là biết kết hợp, trong một tình huống nhất

định, những đức tính của cá nhân, những phương tiện tài chính và các
nguồn lực khác mà người ta có được vào công việc kinh doanh.

-

Biết phát hiện và đánh giá những cơ may xuất hiện trong công việc làm
ăn, tìm ra những phương tiện và nguồn lực cần thiết để lợi dụng những
cơ may đó và tìm ra những quyết định thích hợp để đảm bảo thành cơng
cho hành động mà người ấy sắp thực hiện.

-

Là con người của hành động và giàu trí tưởng tượng, có nhân cách
mạnh mẽ, đầy trách nhiệm, chấp nhận mạo hiểm và rủi ro để đạt tới
những mục tiêu của mình.

Mẫu nhân cách của con người có tinh thần doanh nghiệp khơng phải là cái bất
biến. Trong quá trình phát triển, tinh thần ấy vẫn giữ cái cốt lõi và luôn biến đổi phù
hợp với các chuẩn mực xã hội đương thời. Mặt khác, sự thay đổi mẫu nhân cách của
con người có tinh thần doanh nghiệp theo thời gian và không gian là vì bản tính cầu
tiến, tự hồn thiện của con người.


3

Trước đây, đã có một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả kinh
doanh của DNNVV như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, các yếu tố thỏa mãn nhu cầu
thị trường... Tuy nhiên, để tìm một nghiên cứu tìm hiểu về tác động của tinh thần
doanh nghiệp đến hoạt động của DNNVV là rất khó khăn, mặc dù tinh thần doanh
nghiệp (EO) từ lâu đã được xem là một đặc tính tối quan trọng tại những doanh

nghiệp hoạt động tốt (Covin & Slevin 1991). Có ít tài liệu nói về tác động của EO
lên hoạt động của DNNVV ở Việt Nam. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là
nhằm tìm hiểm về tác động của tinh thần doanh nghiệp lên hoạt động và kết quả
kinh doanh của DNNVV ở Lâm Đồng.
Nghiên cứu này, tiến hành xem xét lại những khái niệm về EO và mối quan hệ
giữa EO và hoạt động của tổ chức. Từ đó sẽ tìm hiểu tác động của EO lên kết quả
kinh doanh của DNNVV bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu từ những người
chủ của các doanh nghiệp nêu trên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
-

Tìm hiểu tác động của tinh thần doanh nghiệp (EO) đến kết quả hoạt động kinh

doanh của các DNNVV ở tỉnh Lâm Đồng.
-

Rút ra một số hàm ý về quản trị liên quan đến việc phát triển EO ở Lâm Đồng.

1.3 Phạm vi nghiên cứu.
Việc khảo sát được thực hiện tại các DNNVV tại Lâm Đồng và tập trung ở 2
nhóm chính là thương mại dịch vụ và sản xuất công nông lâm nghiệp, cụ thể:
-

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như

khách sạn, nghỉ dưỡng, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ viễn thơng, truyền hình.
-

Trong lĩnh vực sản xuất công nông lâm nghiệp: tập trung khảo sát các doanh


nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau, hoa, chè, cà phê (chiếm 50% trong tổng
DNNVV ở Lâm Đồng).
-

Các doanh nghiệp khảo sát đang hoạt động và đã đi vào sản xuất, kinh doanh (sử

dụng số liệu của Cục thuế tỉnh đang quản lý thu thuế các doanh nghiệp).


4

1.4 Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài:
Thực hiện Đề tài này với kỳ vọng sẽ góp phần cung cấp các cứ liệu thực tế để
kiểm chứng mối liên hệ giữa các tiêu chí của “tinh thần doanh nghiệp ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh”, thơng qua đó, giúp các DNNVV nhận thức rõ hơn về các
nguyên lý của tinh thần doanh nghiệp góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
1.5 Cấu trúc của Luận văn:
Luận văn có cấu trúc gồm 5 chương như sau:
Chương 1:
Giới thiệu: Khái niệm, mục tiêu nghiên cứu đề tài, phạm vi nghiên cứu đề
tài, và ý nghĩa việc thực hiện đề tài.
Chương 2:
Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu: khái niệm DNNVV, đặc trưng của
DNNVV, tinh thần doanh nghiệp.
Chương 3:
Thiết kế nghiên cứu: giới thiệu phương pháp nghiên cứu, các bước xử lý dữ
liệu và thiết kế thang đo dữ liệu.
Chương 4:
Phân tích kết quả: Tiến hành phân tích dữ liệu mẫu thu nhận được, phân

tích các nhân tố, kiểm tra độ tin cậy của thang đo.
Chương 5:
Kết luận, đề xuất: đưa ra nhận xét của nghiên cứu, một số giải pháp kích
thích sự sáng tạo, đổi mới của DNNVV và nâng cao năng lực cạnh tranh của
DNNVV.
---------------------------------------------------------------------------------------------


5

Chương 2.
Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

Nội dung của chương này là xác định những khái niệm, cơ sở lý thuyết của
các tác giả đã nghiên cứu trước đây, đồng thời xây dựng mơ hình nghiên cứu phù
hợp với đặc điểm của DNNVV tại tỉnh Lâm Đồng.
2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1

Khái niệm

Có rất nhiều định nghĩa về DNNVV khác nhau, tùy theo quan điểm của các
Chính phủ ở mỗi nước, nhưng nhìn chung đều dựa vào 3 tiêu chí định lượng, đó là:
tiêu chí về số lượng lao động doanh nghiệp được sử dụng, doanh thu của doanh
nghiệp và vốn sở hữu của doanh nghiệp. Do số lượng lao động là tiêu chí dễ thống
kê nên cộng đồng Châu Âu và các nước thành viên OECD và các nước đang phát
triển hay sử dụng 3.
Tại Việt Nam, theo qui định tại Điều 3- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ thì tiêu chí DNNVV dựa theo quy mơ tổng nguồn vốn
hoặc số lao động bình quân năm. Theo Nghị định này thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa

là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành
ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Trên cơ sở qui định này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số
2366/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 về kế hoạch, chương trình trợ giúp DNNVV trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng; theo đó tiêu chí quy mơ vốn đăng ký kinh doanh được sử
dụng để phân loại là doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa, cụ thể như sau:

3

OECD (2004), Promoting SMEs for Development, Report of 2nd OECD conference of ministers
responsible for SMEs, Istanbul, Turkey.


6

Bảng 2.1: Loại hình doanh nghiệp
Loại Doanh nghiệp
Khối sản xuất và xây dựng

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Vốn đăng ký từ 01 đến

Vốn đăng ký từ 20 đến

dưới 20 tỷ đồng


100 tỷ đồng

Khối thương mại và dịch

Vốn đăng ký từ 01 đến

Vốn đăng ký từ 10 đến

vụ

dưới 10 tỷ đồng

50 tỷ đồng.

Trong điều kiện cụ thể của Lâm Đồng thì định nghĩa DNNVV dựa trên tiêu chí
về vốn đăng ký kinh doanh là hợp lý (sử dụng tiêu chí về lao động sẽ không phù
hợp do đặc thù các doanh nghiệp tại Lâm Đồng chủ yếu về sản xuất nông nghiệp,
dịch vụ sử dụng nhiều lao động) và tiêu chí này sẽ được sử dụng để phân tích về
DNNVV trong Luận văn này.
2.1.2

Đặc trưng của DNNVV

DNNVV không phải là doanh nghiệp lớn thu lại mà nó có nhiều đặc trưng khác
biệt, tập trung ở cấu trúc tổ chức, cách ra quyết định và sử dụng nguồn lực.
DNNVV có lợi thế cấu trúc là hệ thống tổ chức gọn nhẹ, quá trình truyền thơng
nhanh, ra quyết định nhanh chóng, phần đơng DNNVV có hệ thống quy trình ra
quyết định đơn giản, tạo khả năng nhanh và linh hoạt trước những biến đổi của mơi
trường bên ngồi. Tuy nhiên DNNVV cũng có những khuyết điểm cố hữu đó là

nguồn lực tài chính hạn hẹp, chủ doanh nghiệp có trình độ thấp, thiếu hệ thống quản
trị tài chính, yếu về tiếp thị và xây dựng thị trường, công nghệ lạc hậu… (dẫn theo
Nguyễn Thành Long, 2010).
2.2

Nhìn lại những tài liệu có liên quan đến tinh thần doanh nghiệp
2.2.1

Tinh thần doanh nghiệp

Miller (1983) mô tả một công ty kinh doanh là “đối tượng tham gia vào quá
trình đổi mới sản phẩm thị trường, thực hiện những dự án kinh doanh có phần rủi
ro, và là đối tượng đầu tiên nghĩ ra sự đổi mới tiên phong, giáng vào những đối thủ
cạnh tranh những cú chí mạng” (trang 771). Ông dùng những tiêu chuẩn về sự đổi


7

mới, sự tiên phong, và chấp nhận rủi ro để đo lường tinh thần kinh doanh. Ba yếu tố
này được kế tục từ hầu hết các nghiên cứu trước đó để định nghĩa tinh thần kinh
doanh (Lumpkin & Dess 1996, Covin & Slevin 1989…)
Covin & Slevin (1989) gán định nghĩa EO là đặc điểm kinh doanh chiến lược
(ESP) của một công ty và đo lường ESP của những công ty sản xuất nhỏ. Tương tự
như Miller (1983), họ vẫn công nhận rằng công ty kinh doanh là những công ty
sáng tạo, chấp nhận rủi ro và tiên phong. Họ cũng thừa nhận rằng ESP là một đặc
tính quan trọng của những cơng ty có kết quả hoạt động tốt. Kreiser và các đồng tác
giả (2002) làm sáng tỏ những thuộc tính tinh thần của định hướng kinh doanh. Họ
cũng ủng hộ mơ hình EO với 3 yếu tố gồm đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp
nhận rủi ro. Họ khám phá ra rằng 3 yếu tố này có thể biến thiên độc lập với nhau
trong những tình huống khác nhau được ghi chép lại bởi Lumpkin & Dess (1996),

Tarabishy và đồng nghiệp (2005) và cũng được thừa hưởng từ mơ hình ngun bản
phát triển bởi Miller (1983). Họ cũng tập trung vào sự đổi mới sáng tạo, chấp nhận
rủi ro, và sự tiên phong để đánh giá ESP. Họ nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong
cách lãnh đạo và ESP. Kết quả của nghiên cứu này được thể hiện trong điểm ESP
của CEO và có mối tương quan mạnh mẽ với điểm chuyển hóa và bản tóm tắt về sự
lãnh đạo (TLP).
Lumpkin & Dess (1996) miêu tả EO là một quá trình, một sự rèn luyện và
hành động ra quyết định mà kết quả của nó là sự ra đời của một khái niệm mới. EO
có thể được xem là một quy trình kinh doanh mà các nhà quản lý dùng để hành
động. Họ phác thảo 5 yếu tố của EO bao gồm tinh thần tự trị, sự đổi mới sáng tạo,
chấp nhận rủi ro, tinh thần tiên phong và sự cạnh tranh khốc liệt, những điều này
hầu như nằm tồn bộ trong các quy trình kinh doanh.
Lee & Peterson (2000) cũng miêu tả EO là một quá trình kinh doanh mà tinh
thần kinh doanh được thực hiện trong khía cạnh phương thức, thói quen và quy
trình ra quyết định. Họ cho rằng “công ty hoạt động độc lập (tự trị), khuyến khích
thử nghiệm (đổi mới sáng tạo), làm những việc có tính rủi ro (chấp nhận rủi ro), đưa


8

vào những sáng kiến (tiên phong) và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường là cơng ty
có EO mạnh, những cơng ty thiếu một hay tồn bộ các yếu tố trên đều có EO yếu.
Như tổng kết trong bảng 2.2, mơ hình ngun mẫu của Miller (1983) đã được
sử dụng rộng rãi trong rất nhiều những nghiên cứu về EO và tác động của nó đến
các tổ chức.
Khi bàn về mối quan hệ giữa các yếu tố, Miller (1983) và Covin & Slevin
(1989) sử dụng EO là một cấu trúc một chiều. Họ nhấn mạnh rằng 3 yếu tố này có
thể được kết hợp. Mặt khác, Lumpkin & Dess (1996) và Kreiser & đồng nghiệp
(2002) tuyên bố rằng những yếu tố của EO có thể biến thiên độc lập với các yếu tố
khác. Nghiên cứu này sử dụng quan điểm của Lumpkin & Dess (1996).


Bảng 2.2: Các yếu tố của EO

Nghiên cứu
Miller (1983)

Yếu tố EO sử dụng
Đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp
nhận rủi ro

Covin & Slevin (1989)

Đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp
nhận rủi ro

Lumpkin & Dess (1996)

Tinh thần tự trị, đổi mới sáng tạo, tiên
phong, chấp nhận rủi ro, cạnh tranh

Wikilund (1999)

Đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp
nhận rủi ro

Lee & Peterson (2000)

Tinh thần tự trị, đổi mới sáng tạo, tiên
phong, chấp nhận rủi ro, cạnh tranh


Kreiser & đồng nghiệp (2002), Đổi mới sáng tạo, tiên phong và chấp
Marino & đồng nghiệp (2002), nhận rủi ro
Messeghem (2003), Tarabishy
và đồng nghiệp (2005)


9

2.2.2

EO và hoạt động của tổ chức

Kết quả từ nhiều nghiên cứu trước đây đã củng cố thêm quan điểm về mối quan
hệ giữa EO và họat động của công ty. Lumpkin & Dess (1996) cho rằng mối quan
hệ giữa EO và hoạt động của công ty là một bối cảnh đặc biệt và giới thiệu mơ hình
thống nhất để tìm hiểu mối quan hệ giữa EO và hoạt động của cơng ty. Quan điểm
này được thể hiện trong Hình 2.1.
Một số tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa EO, định hướng tiếp thị và hoạt
động của công ty, và chỉ ra rằng EO có quan hệ trực tiếp đến sự thay đổi lợi nhuận.
Dess & đồng nghiệp (1997) kiểm tra bản chất của việc tạo chiến lược định hướng
kinh doanh và mối quan hệ của nó với chiến lược, môi trường và hoạt động của
công ty. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng việc tạo chiến lược kinh doanh có
quan hệ chặt chẽ với hoạt động của cơng ty khi nó kết hợp với chiến lược và môi
trường phù hợp.

Nhân tố môi trường
Sự năng động
Sự hào phóng
Sự phức tạp
Ngành nghề

Đặc điểm

Định hướng
doanh nghiệp
Sự tự trị
Sự đổi mới, sáng tạo
Chấp nhận thử thách
Tiên phong
Sự cạnh tranh khốc
liệt

Hoạt động
Tăng doanh thu
Thị phần
Lợi nhuận
Hoạt động nói chung
Sự thoả mãn của đối
tác

Nhân tố về tổ chức
Kích cỡ
Cơ cấu
Chiến lược
Quy trình tạo chiến
lược
Nguồn ngun liệu
Văn hóa
Đặc điểm của ban lãnh
đạo cấp cao


Hình 2.1: Khung khái niệm của EO


10

Covin & Slevin (1989) cũng cho rằng EO có mối quan hệ với hoạt động của
các công ty nhỏ trong môi trường thù địch. Wikilund (1999) kiểm tra sự bền vững
trong mối quan hệ giữa EO và hoạt động của cơng ty. Ơng phân tích dữ liệu của
những cơng ty nhỏ ở Thụy Điển và tìm thấy một mối quan hệ rõ ràng giữa EO và
hoạt động của công ty. Hơn thế nữa, kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh sự phát
triển của mối quan hệ này theo thời gian.
Một mặt khác, một số nghiên cứu trước đây cũng nhấn mạnh vai trị của văn
hóa trong việc tạo ra EO thiết thực. Lee & Peterson (2000) đề xuất rằng chỉ có
những quốc gia có khuynh hướng văn hóa đặc biệt mới có thể tích lũy EO mạnh,
nên có thể trải nghiệm nhiều hơn tinh thần kinh doanh và sự cạnh tranh toàn cầu.
Quan niệm này được thể hiện ở Hình 2.2. Mơ hình của họ nhấn mạnh tầm quan
trọng của khả năng của văn hóa để tạo ra EO mạnh trong giới doanh nhân và các
công ty.
Marino & đồng nghiệp (2002) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng ở mức độ vừa
phải của văn hóa quốc gia đến mối quan hệ giữa EO và sự hình thành liên kết chiến
lược. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng những cơng ty có EO mạnh trong việc
chấp nhận rủi ro, đổi mới sáng tạo và tiên phong dễ dàng có những liên kết chiến
lược có phạm vi rộng. Họ duy trì điều này như là một khuynh hướng văn hóa của xã
hội cho sự không rõ ràng, sự né tránh, tính nam và chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng
đến sự hình thành liên kết. Nghiên cứu của Tarabishy & đồng nghiệp (2005) đã chỉ
ra mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của CEO và ESP của công ty. Những kết quả từ
các nghiên cứu trước nhấn mạnh rằng chúng ta có thể trơng chờ những mối quan hệ
có ý nghĩa giữa EO và hoạt động của công ty.



11











VĂN HỐ
Khoảng cách quyền lực
Sự chống đối khơng rõ ràng
Chủ nghĩa cá nhân
Tính nam
Thành tựu
Tồn cầu hố

MƠI TRƯỜNG
Kinh tế
Chính trị/Pháp luật
Xã hội
Định hướng kinh doanh
• Sự tự trị
• Sự cạnh tranh khốc liệt
• Sự tiên phong
• Sự đổi mới sáng tạo


Tinh thần doanh nghiệp

Cạnh tranh tồn cầu

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa văn hóa và EO có liên quan
tới tinh thần kinh doanh và sự cạnh tranh toàn cầu
2.3

Đề xuất các thành phần EO
Nghiên cứu này kế thừa định nghĩa của Lumpkin & Dess (1996) về các yếu

tố của EO như sau:
(1) Sự đổi mới, sáng tạo: xu hướng sẵn sàng hỗ trợ những ý tưởng mới, tính mới lạ,
sự thử nghiệm, và q trình sáng tạo có thể tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ hay quy
trình cơng nghệ.
(2) Chấp nhận rủi ro: sự sẵn lòng để gánh những khoản nợ lớn hay cung cấp nguồn
tài nguyên lớn bằng cách nắm bắt cơ hội trên thị trường trong những lĩnh vực ưa
thích mang lại lợi nhuận cao.


12

(3) Sự tự trị: một hành động độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm trong việc nỗ
lực đưa một ý tưởng, một tư tưởng vào hiện thực và thực hiện nó cho tới khi hồn
tất.
(4) Sự canh tranh khốc liệt: thiên hướng của một công ty trong việc thách thức trực
tiếp và mãnh liệt các đối thủ để đạt được thành quả hay phát triển vị trí để làm tốt
hơn những đối thủ trong ngành trên thị trường
(5) Sự tiên phong: thử những sáng kiến bằng cách tiên đoán và theo đuổi những cơ
hội mới và bằng cách tham gia vào những thị trường đang nổi.

Trong 05 yếu tố kể trên, chúng tôi áp dụng 04 yếu tố, gồm sự tự trị, sự đổi
mới sáng tạo, chấp nhận thử thách và cạnh tranh khốc liệt. Chúng tôi bỏ “tiên
phong” vì chúng tơi tin rằng yếu tố này có cùng giá trị tương đương lớn với những
yếu tố khác như sự đổi mới sáng tạo và cạnh tranh khốc liệt. Ví dụ, nghiên cứu của
Covin & Slevin (1989) đã sử dụng “chống những sự xung đột cạnh tranh” để đánh
giá sự tiên phong. Chúng tôi nhận thấy sự cạnh tranh khốc liệt phù hợp hơn trong
những tập quán hiện tại của ngành công nghiệp dịch vụ thông qua phỏng vấn.
Một nhóm các câu hỏi cho mỗi yếu tố của EO đã được thiết kế dựa trên định
nghĩa của mỗi yếu tố EO một cách chọn lọc và dựa theo những đặc tính đặc trưng
của nhóm mẫu. Thang 5 điểm Likert được dùng cho mỗi câu hỏi. Tinh thần doanh
nhân có thể được đánh giá bởi cả chân dung tâm lý bên trong của cá nhân người
doanh nhân và cả những hành vi liên quan đến hành động kinh doanh (Lee &
Peterson 2000). Nghiên cứu này kết hợp 2 cách tiếp cận dựa trên bối cảnh khác
nhau của mỗi yếu tố EO.
Giá trị so sánh giữa các nền văn hóa của các yếu tố EO đã được chứng minh
bởi nghiên cứu Kreiser & đồng nghiệp (2002) bằng cách chứng minh giá trị so sánh
giữa các nền văn hóa của việc đánh giá EO bằng cách phát triển phân tích dữ liệu từ
6 nước khác nhau.


×