Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIẢI TRÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.4 KB, 35 trang )

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CƠNG TY

CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIẢI TRÍ

HÀ NỘI
1. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIẢI TRÍ HÀ NỘI

1.1. Q trình hình thành và phát triển.
Cơng ty Cổ Phần Dịch Vụ Giải Trí Hà Nội được thành lập theo giấy phép
thành lập số 3800/ GP-UB do UBND Thành Phố Hà Nội cấp ngày 04-11-1998 và
giấy CNĐKKD do sở KH và ĐT Hà Nội cấp ngày 11-11-1998 với tổng số vốn
điều lệ là 45 tỷ đồng của 6 cổ đơng sáng lập, bao gồm :
1. Ban Tài Chính Quản Trị Thành Uỷ Hà Nội.
2. Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây.
3. Công ty Cổ phần ĐT & XD Thăng Long.
4. Bưu điện Thành phố Hà Nội – Tổng Cơng ty Bưu Chính Viễn Thơng
Việt Nam.
5. Cơng ty TNHH Trí Thành.
6. Cơng ty TNHH Phát triển kỹ thuật và thương mại Tân Đức.
Số cổ phiếu phát hành : 450.000
Mệnh giá cổ phiếu : 100.000
Trụ sở giao dịch : Tại trụ sở công ty Đầu tư, khai thác Hồ Tây 644 đường Lạc
Long Quân, quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội .
Sau gần hai năm triển khai thi công các hạng mục của dự án Công
Viên Hồ Tây tới ngày 19/5/2000 cơng ty đã chính thức khai trương hạng mục lớn
nhất đó là Cơng Viên Nước và tiếp sau đó là khu vui chơi Cơng Viên Vầng Trăng
cùng một số khu vực kinh doanh dịch vụ khác trên mặt bằng diện tích khoảng
6,4ha.



Đến nay sau hai mùa hoạt động kinh doanh Công Viên Hồ Tây đã đạt được
nhiều thành công và bước đầu trở thành điểm vui chơi giải trí hấp dẫn đối với
người dân Thủ Đô và các vùng lân cận.
Mục tiêu hoạt động của công ty là kinh doanh và phát triển một khu vui chơi
giải trí, thể thao tại khu vực Hồ Tây, tham gia đầu tư vào các dự án vui chơi giải
trí, thể thao khác trong nước và quốc tế.
Các lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm :
- Kinh doanh các trò chơi trên mặt đất, dưới nước và trên không.
- Kinh doanh các dịch vụ văn hoá, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.
- Kinh doanh các dịch vụ TDTT và rèn luyện thân thể.
- Kinh doanh các dịch vụ hội nghị hội thảo, đào tạo, huấn luyện.
-

Kinh doanh các dịch vụ ăn uống giải khát.

- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá.
- Kinh doanh các dịch vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép.
Thời gian hoạt động của công ty trong 50 năm kể từ ngày được cấp ĐKKD tại cơ
quan Nhà Nước có thẩm quyền.
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
1.2.1. Đặc điểm trong tổ chức và quản lý.
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ta thấy cơ cấu tổ chức của cơng ty là
theo mơ hình trực tuyến. Đặc điểm của cơ cấu quản lý trực tuyến là mối quan hệ về
mặt quản lý được thực hiện theo một đường thẳng, người thừa hành chỉ nhận mệnh
lệnh và thi hành mệnh lệnh của người quản lý cấp trên trực tiếp.
Cơ cấu quản lý này có ưu điểm là rất gọn, thông tin được bảo đảm thông
suốt từ trên xuống dưới, đường đi của thơng tin ngắn do đó hạn chế được những sai
lệch về thông tin.



Tuy nhiên cơ cấu quản lý này có nhược điểm là nó địi hỏi người phụ trách
các cấp quản lý phải có trình độ am hiểu về nhiều mặt. Ngồi ra nó cịn có một
nhược điểm rất lớn đó là hạn chế sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, các
bộ phận chức năng của công ty . Điều này thể hiện rất rõ qua hai mùa hoạt động
của Công Viên Hồ Tây . Bộ phận Marketing và khách đồn hoạt động gần như độc
lập, thiếu thơng tin về khách hàng do đó hiệu quả của hoạt động marketing không
cao.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, các phịng ban
1.2.2.1. Đại Hội Đồng cơng ty.
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty theo quy định của điều lệ công ty. Đại Hội
Đồng công ty :

- Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh
doanh hàng năm .Thảo luận thông qua bảng tổng kết tài chính hàng năm,
các báo cáo phúc trình cùng các tài liệu khác có liên quan của HĐQT,
Tổng Giám Đốc và Ban Kiểm Soát.
- Bầu, bãi miễn Chủ Tịch HĐQT , thành viên HĐQT và ban kiểm soát.
- Xem xét và quyết định việc tăng hoạc giảm vốn điều lệ và thay đổi mệnh
giá cổ phiếu, quyết định việc phân phối lợi nhuận của công ty.
- Xem xét quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính
của cơng ty, quyết định chế độ thù lao, các quyền lợi và các chế tài sai
phạm của thành viên HĐQT, ban Điều Hành và ban kiểm soát gây ra cho
công ty.
- Xây dựng, bổ sung, sửa đổi điều lệ của công ty, quyết định số lượng và
loại cổ phiếu được quyền phát hành, quyết định về việc sáp nhập, hợp
nhất, chia tách, chuyển đổi và giải thể công ty .
1.2.2.2. Hội Đồng Quản Trị.


Là cơ quan đại diện thường trực của Đại Hội Đồng giữa hai kỳ Đại Hội

Đồng. HĐQT do Đại Hội Đồng bầu ra thay mặt Đại Hội Đồng và có toàn quyền
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty trừ những
vấn đề thuộc quyền giải quyết của Đại Hội Đồng . HĐQT chịu trách nhiệm tập thể
trước Đại Hội Đồng về mọi mặt hoạt động của công ty.
Hội Đồng Quản Trị :
- Xem xét phê duyệt các loại hợp đồng kinh tế và dân sự, các kế hoạch
hàng quý hàng năm của công ty thuộc thẩm quyền của mình.
- Xem xét và phê chuẩn tất cả các giao dịch của công ty với cổ đông, thành
viên HĐQT, TGĐ, thành viên ban điều hành và những người đại diện của
công ty tại các văn phịng đại diện, chi nhánh của cơng ty hoặc các dự án
đầu tư mà cơng ty góp vốn.
Cơ cấu HĐQT gồm 7 thành viên : 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và các thành viên,
trong đó Chủ Tịch HĐQT là người có trách nhiệm cao nhất trong HĐQT trong việc
tổ chức và giám sát thực thi các quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT.
1. 2.2.3. Ban Điều Hành.


Tổng Giám Đốc.

Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty. Là
đại diện của công ty trước cơ quan Nhà Nước và Pháp luật. Tổng Giám Đốc
phải chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trước HĐQT.
Tổng Giám Đốc :
- Quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế của các phòng ban trong công ty và
các đơn vị thành viên của công ty. Ban hành các quy chế hoạt động của
các phòng ban trong công ty. Quyết định kế hoạch phương án và quỹ đào
tạo cho cán bộ nhân viên của công ty.



- Quyết định việc ký hoặc uỷ quyền cho các Phó TGĐ ký các hợp đồng và
các giao dịch kinh tế, dân sự.
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường lệ và bất thường của Ban Điều
Hành.
 Phó TGĐ
Được TGĐ phân công phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chun
trách của cơng ty.
 Kế Tốn Trưởng.
Là người giúp việc cho TGĐ về các hoạt động liên quan đến các hoạt động
tài chính tiền tệ và thuế khố của cơng ty.
- Báo cáo hàng ngày về tình hình thu chi của cơng ty cho TGĐ vào cuối
ngày làm việc. Tổ chức quản lý và giám sát việc tuân thủ chế độ bảo mật
đối với mọi sổ sách chứng từ, thơng tin tài liệu, số liệu kế tốn tài chính.
- Kế Tốn Trưởng phải thực hiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành và
điều hành nghiệp vụ kế tốn của cơng ty theo các ngun tắc được pháp
luật thừa nhận.
1..2..2.4. Ban Kiểm Sốt.

Thành phần gồm có hai kiểm sốt viên trong đó có trưởng ban và phải có
chun mơn kế tốn. Kiểm sốt viên do Đại Hội Đồng bầu ra và bãi miễn.
Ban Kiểm Soát :
- Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của
cơng ty, trình Đại Hội Đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài
chính của công ty.
- Đề nghị HĐQT triệu tập Đại Hội Đồng khi cần.


1..2..2.5. Các phòng ban chức năng.
 Bộ phận phụ trách Cơng Viên Nước.
Bộ phận phụ trách Cơng Viên Nước có hai chức năng chính đó là vận hành thiết bị

và cứu hộ.
Nhiêm vụ chung :
- Tổ chức và bảo đảm các điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho khách hàng
đến vui chơi các loại hình đã được đầu tư trong Cơng Viên Nước. Phối
hợp với các phịng ban cung cấp tất cả các dịch vụ một cách đồng bộ cho
khách hàng.
- Tổ chức tiếp đón và hướng dẫn các đồn thăm quan, du lịch.
 Bộ phận phụ trách Cơng Viên Vầng Trăng.
Bộ phận phụ trách Công Viên Vầng Trăng có hai chức năng chính đó là vận
hành thiết bị và cứu hộ.
Nhiêm vụ chung :
- Tổ chức và bảo đảm các điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho khách hàng
đến vui chơi các loại hình đã được đầu tư trong Công Viên Vầng Trăng.
Tổ chức hướng dẫn cho khách hàng tham gia các trò chơi và vận

hành

các thiết bị trong cơng viên.
- Tổ chức tiếp đón và hướng dẫn các đồn thăm quan, du lịch.
 Phịng Kinh doanh ăn uống( ẩm thực).
Chức năng chính : Chế biến món ăn, quản lý kho tàng thực phẩm, triển khai
bán hàng tại các quầy.
Nhiệm vụ chung.


- Thực hiện việc kinh doanh ẩm thực đối với khách hàng. Lập kế hoạch
cho phát triển kinh doanh ẩm thực mơt cách khoa học và có hệ thống.
- Đảm bảo tăng doanh thu, an toàn và hiệu quả trong kinh doanh ẩm thực.
Đảm bảo thực hiện dúng nguyên tắc, quy định, quy trình hạch tốn, kế
tốn, vệ sinh an tồn thực phẩm của cơng ty ở tất cả các khâu trong bộ

phận ẩm thực.
- Đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực thường xuyên đối với
khách hàng.
 Phòng Nhân sự.
Chức năng và nhiệm vụ của phòng nhân sự bao gồm :
− Thiết kế tổ chức cơ cấu tổ chức.
− Tuyển dụng.
− Phân tích cơng việc
− Quản lý hồ sơ- hệ thống báo cáo.
− Thực hiện chế độ lao động, tiền lương cho nhân viên.
 Phịng Tài chính-Kế tốn.
* Cơng tác kế tốn.
- Xây dựng quy trình quản lý tài chính cho tất cả các bộ phận trong công
ty, định kỳ kiểm tra sổ sách kho, định lượng, đơn giá của các bộ phận
trong công ty.
- Giám sát tài chính đối với tất cả các bộ phận trong công ty, tiến hành
kiểm tra tổng sản phẩm định kỳ và bàn giao cho các bộ phận quản lý,
thẩm định đề xuất mua bán trang thiết bị vật tư, văn phòng phẩm.
- Quản lý và phân phối vé, giấy mời của công ty, tổ chức bán các loại vé
của công ty.


- Quản lý, giám sát doanh thu của tất cả các bộ phận kinh doanh trong
công ty. Phối hợp với phòng nhân sự trong việc chi trả lương và chế độ
phúc lợi cho nhân viên.
- Thực hiện các nghiệp vụ kế tốn trong cơng ty.
* Cơng tác tài chính.
- Hạch tốn kinh tế, hỗ trợ phân tích tài chính trong các dự án đầu tư kinh
doanh, cung cấp số liệu cho các bộ phận để phân tích thị trường, lập dự
án đầu tư kinh doanh khi được phép của Ban Điều hành.

- Lập các kế hoạch nguồn vốn cho công ty, tìm kiếm các nguồn cung cấp
vốn cho cơng ty, đề xuất các kế hoạch quản lý và sử dụng vốn.
- Kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch doanh thu-chi phí đã được Hội
đồng Quản trị phê duyệt.
 Phịng Hành chính quản trị.
Phịng hành chính quản trị có các chức năng sau :
* Quản lý hành chính hoạt động văn phịng cơng ty.
- Kiểm tra chấp hành thời gian làm việc, thực hiện các chế độ với cán bộ
công nhân viên.
- Thực hiện các giao dịch nội chính, khách hàng, bảo hiểm khách hàng.
Quản lý khách ra vào làm việc với công ty, trực tổng đài điện thoại, lễ tân
tiếp, khách.
- Lưu trữ con dấu, công văn tài liệu đi-đến, kiểm tra chấp hành nội quy,
quy chế, vệ sinh an tồn lao động trong cơng ty.
* Quản lý tài sản trang thiết bị của công ty.
- Quản lý kho hàng hố vật tư cơng ty, kiểm tra tình hình sử dụng và quản
lý tài sản của tồn bộ cơng ty, định kỳ cùng các phòng nghiệp vụ kiểm kê
tài sản.


 Phòng Marketing .
Các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của phòng Marketing bao gồm :
* Quảng cáo và quan hệ công chúng.
- Xây dựng và triển khai, theo dõi việc thực hiện các chương trình quảng
cáo.
- Quan hệ công chúng.
+ Tham gia tài trợ và tuyên truyền các thông tin về công ty trong
các hội nghị, hội thảo chun đề, các hoạt động xã hội cơng ích.
+ Mở rộng và thắt chặt mối quan hệ đối ngoại với các đối tác, tổ
chức, cơ quan nhằm tạo thuận lợi cho các công việc sau này.

* Tài trợ xúc tiến bán hàng.
- Quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã ký.
- Xây dựng, triển khai và theo dõi chương trình triển khai xúc tiến bán
hàng.
- Kêu gọi và phối hợp với các hãng, đơn vị tài trợ, tổ chức các chương
trình khuyến mãi, các cuộc thi, các trò chơi nhằm khuếch trương sản
phẩm của cả hai bên.
* Tổ chức biểu diễn
- Tổ chức các chương trình biểu diễn thường xuyên và không thường
xuyên trong năm và trong tháng hoạc theo chủ đề nhằm mục đích kinh
doanh.
- Tổ chức các chương trình trị chơi cho khách trong cơng viên, các
chương trình lễ hội, hội chợ mang tính chất xã hội nhằm quảng bá hình
ảnh của cơng ty và nhằm mục đích kinh doanh.
* Thu thập tổng hợp các số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường.
 Phịng khách đồn.


- Xây dựng phương án và triển khai hệ thống bán hàng trực tiếp, lập cơ sở
dữ liệu và hệ thống các thông tin khách hàng để phục vụ cho việc hoạch
định chiến lược bán hàng, chăm sóc khách hàng...
- Xây dựng quy trình bán hàng.
- Giới thiệu và quảng cáo trực tiếp hình ảnh, các dịch vụ của cơng viên
dưới hình thức bán hàng trực tiếp như đối thoại trực tiếp, phát tờ rơi và
các ấn phẩm quảng cáo.
- Xây dựng và triển khai việc mở rộng đại lý phân phối vé, cộng tác viên
tại các tỉnh ngoài phạm vi Hà Nội như các công ty, tổ chức du lịch hoạc
các cá nhân có khả năng.
- Chăm sóc và thắt chặt mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu và tiềm
năng.

 Ban Quản lý dự án.
-

Phụ trách các công tác tư vấn, khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi cơng
các cơng trình trong Cơng viên Hồ Tây và thực hiện công tác thẩm định thiết kế.
- Tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh các hạng mục đầu tư của Công
viên Hồ Tây.
- Tổ chức quản lý công tác thi công, giám sát chất lượng, khối lượng, xử lý
các vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế và thi công, sau khi kết thúc
thi công, thực hiện cơng tác thanh quyết tốn, kiểm tốn các hạng mục.
 Phịng Kỹ thuật.
Phịng kỹ thuật có một số chức năng và nhiệm vụ chính như sau :
- Vận hành thiết bị và quản lý hệ thống, duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng các
thiết bị.
- Đảm bảo an tồn lao động và cơng tác phịng cháy chữa cháy.


1.3. Đặc điểm về lao động.
Tính đến hết năm 2001 cơng ty có tổng số lao động là 443 người trong đó số
lao động nam là 245 người chiếm 55,3% , số lao động nữ là 198 người chiếm
44,7% và số lao động thời vụ là 70 người chiếm 15,8%.
Do tính đặc thù của cơng việc địi hỏi cường độ lao động cao trong mùa hoạt
động do đó số lao động nam trong công ty chiếm tỉ lệ cao hơn số lao động nữ. Đặc
biệt có những bộ phận mà cơng việc cụ thể là vận hành và bảo trì các thiết bị thì số
lao động 100% là nam.
Cũng do đặc thù của hoạt động kinh doanh mang tính thời vụ cao đã ảnh
hưởng rất lớn đến sự ổn định về mặt nhân sự của công ty . Khi mùa đơng đến Cơng
Viên Nước đóng cửa thì cũng là lúc số lao động thời vụ phải nghỉ việc và đến mùa
hoạt động năm sau thì hầu hết số lao động thời vụ này đã không quay trở lại, công
ty lại phải tốn một khoản chi phí khá lớn cho cơng tác tuyển dụng và đào tạo.

1.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Có thể nói rằng Cơng Viên Hồ Tây là một trong những doanh nghiệp có tầm
cỡ đứng đầu Miền Bắc về quy mô cũng như về hoạt động kinh doanh loại hình
dịch vụ vui chơi giải trí . Đến nay sau hơn hai năm hoạt động kinh doanh công ty
vẫn đang ở trong giai đoạn tiếp tục đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng. Về cơ bản
một số cơng trình lớn đã hồn thiện và đi vào hoạt động trong hai năm qua. Hiện
tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty
bao gồm :
* Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Cơng Viên Nước mà
hạng mục chính là 6 đường trượt nước.
* Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Công Viên Vầng Trăng
bao gồm thiết bị của 20 trò chơi trên cạn và 3 trò trơi dưới nước .
* Một khu trung tâm trò chơi điện tử và vui chơi có thưởng.
* Hai sân khấu phục vụ cho hoạt động biểu diễn.


* Một tàu du lịch cao tốc 12 chỗ và tàu du lịch 35 chỗ cho các chuyến thăm
quan quanh Hồ Tây.
* Hệ thống nhà hàng phục vụ kinh doanh ẩm thực.
Ngồi ra cơng ty cịn có những trang thiết bị của một số dịch vụ bổ sung khác.
Do hầu hết thiết bị của các trị chơi cơng ty đều phải nhập ngoại cho nên chi
phí đầu tư rất lớn. Với mức tăng trưởng doanh thu thấp trong năm qua thì cơng ty
sẽ chậm thu hồi vốn do đó sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư vào các trị chơi mới.
2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH.

2.1. Mơi trường vĩ mô.
2.1.1. Môi trường kinh tế.
Năm 2001 đã kết thúc với hàng loạt các biễn cố về kinh tế và chính trị trên
thế giới. Tình hình kinh tế thế giới có chiều hướng suy thối với quy mơ rộng do
sự trì trệ của hai đầu tàu kinh tế là Mỹ và Nhật Bản. Sự phụ thuộc quá mức vào

xuất khẩu của các nền kinh tế Châu á đã bộc lộ rõ khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới
giảm sút, đặc biệt là ở Mỹ. Trong bối cảnh không mấy sáng sủa đó thì năm 2001
Việt Nam nổi lên như một điểm sáng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 2001 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,8% đứng thứ hai trên thế giới(sau Trung
Quốc). Tổng sản phẩm quốc nội đạt khoảng 31,62 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu
người ước tính khoảng 405USD/người. Tuy khơng đạt chỉ tiêu kế hoạch mức tăng
trưởng kinh tế là 7,5% nhưng với mức tăng trưởng 6,8% cũng đã là một thành công
lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh sụt giảm của nền kinh tế thế giới. Ngồi ra
Việt Nam cịn được đánh giá là nơi có mơi trường đầu tư an toàn cũng như điểm
đến du lịch an toàn nhất trong khu vực Châu á Thái Bình Dương. Đây là một trong
những lợi thế vô cùng to lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển kinh
tế với khu vực và thế giới.


Riêng với thủ đô Hà Nội, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 đạt 10,03%.
Với dân số khoảng 2,8 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng
11.800.000VND/người, chắc chắn đây vẫn là thị trường mục tiêu chính nhất của
công ty trong những năm tới.
Bước sang năm 2002 các nhà phân tích kinh tế thế giới đều cho rằng đây sẽ
là một năm không dễ dàng. Ba cường quốc kinh tế thế giới là Mỹ, Đức và Nhật
Bản đều vẫn đang trong tình trạng suy thối. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam .
Việt Nam chuẩn bị cho hội nhập AFTA vào năm 2005 và đang nỗ lực hết
mình để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong nước,
hàng loạt các doanh nghiệp đang gấp rút cổ phần hoá, giải thể, chia tách, thành lập
mới, điều chỉnh lại cơ cấu, tăng cường đổi mới nhằm cạnh tranh với các doanh
nghiếp nước ngoài. Trong tình hình đó các doanh nghiệp làm ăn ngày càng khó
khăn hơn, phải đối mặt với nhiều thách thức hơn và phải cố gắng hết sức để tồn tại
và phát triển.
2.1.2. Mơi trường chính trị và luật pháp.

Việt Nam được cơng nhận là một trong số những quốc gia có mơi trường
chính trị ổn định vào bậc nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và cả trên
thế giới. Thủ đô Hà Nội được bạn bè quốc tế ca ngợi là “Thành phố vì hồ bình”.
Có lẽ ít có nơi nào trên thế giới lại có được khơng khí chính trị hồ bình và ổn định
như thủ đơ Hà Nội của công ty . Đây là một trong những yếu tố vô cùng thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói
riêng, đặc biệt là đối với nghành du lịch .
Về vấn đề quản lý Nhà Nước đối với hệ thống dịch vụ giải trí của Hà Nội
hiện nay có một số đặc điểm đáng chú ý sau đây :


- Thứ nhất đó là sự quản lý trực tiếp theo nghành dọc của bốn cơ quan chủ quản đó
là : Sở văn hố thơng tin, Sở thể dục thể thao, Sở giao thơng cơng chính và Sở du
lịch Hà Nội .
- Thứ hai đó là sự quản lý theo địa bàn của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã,
phường ở địa phương có cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí .
Như vậy, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí chịu
sự chỉ đạo quản lý trức tiếp theo nghành dọc về chuyên môn của một cơ quan chủ
quản, xin cấp giấy phép kinh doanh tại đó và có trách nhiệm phải nộp thuế cho chi
cục thuế ở địa phương.
Ngoài ra hoạt động kinh doanh của công ty phải tuân theo các quy định của
Chính Phủ về th mướn nhân cơng, thuế, quảng cáo, nơi đặt trụ sở làm việc và
bảo về môi trường…
2.1.3. Yếu tố công nghệ kỹ thuật.
Ngày nay yếu tố về công nghệ được coi là quan trọng trong cạnh tranh. Thay
đổi về cơng nghệ có thể làm cho các sản phẩm dịch vụ hiện hành trở nên lỗi thời
trong khoảng thời gian ngắn. Do sự phát triển nhanh của công nghệ diễn ra xu
hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm. Dịch vụ kinh doanh giải trí của
cơng ty phải mua công nghệ và thiết bị của Tây Ban Nha(hệ thống trị chơi nước),
ngồi ra cịn một số trị chơi cơng ty mua ở trong nước như : tàu điện trên khơng, ơ

tơ đụng, nhà bóng… một số trị khác mua của Trung Quốc. Vì vậy cơng ty cần phải
xác định lại những trị chơi nào khơng cịn nhiều triển vọng trong việc khai thác
nữa tức là giá trị của sản phẩm về mặt kinh tế bị giảm. Ví dụ như trị chơi lâu đài
gỗ hay trị chơi nhà bóng ở Cơng Viên Vầng Trăng qua hai mùa hoạt động và mức
doanh thu của những trò này rất thấp, có thể xác định ln tính hấp dẫn bị giảm.
Trung bình vào những tháng cao điểm như tháng 6, tháng 7 năm 2001 doanh số
của những trò này cũng chỉ đạt trên 3 triệu đồng/tháng trong đó chi phí trả lương


cho các nhân viên vận hành các trò chơi này khoảng 2.170.000đ/tháng chiếm 72%
doanh thu chưa kể khấu hao và các khoản chi phí khác.
Cơng ty có thể tham khảo mơ hình một số cơng viên lớn như Synes Paris,
cơng viên Đại Dương Hồng Kông, Wandysne Mỹ và các công viên khác ở Nhật
hay ở châu Âu. Những thiết bị trị chơi của họ rất lớn và đắt tiền, nó thể hiện tính
hấp dẫn khách hàng khơng chỉ về mặt vui chơi giải trí mà cịn có giá trị ở tính giáo
dục, nghệ thuật rất cao trong việc thiết kế kiến trúc cơng viên . Do đó cơng ty nên
xem xét lại một số trị chơi tại Cơng Viên Vầng Trăng , xem lại giá trị về mặt kinh
tế của các trị chơi đó cịn sử dụng được nữa hay khơng để chuẩn bị đầu tư vào
những trị chơi mới có giá trị cao hơn.
2.1.4. Mơi trường tự nhiên.
Một trong những nét đặc thù của hoạt động kinh doanh tại Cơng Viên Hồ
Tây đó là chịu sự tác động rất lớn của yếu tố khí hậu và thời tiết. Nằm ở trung tâm
đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm ướt gió mùa. Khí
hậu phân chia bốn mùa rõ rệt, có mùa đơng khá lạnh khiến cơng viên nước phải
đóng cửa vào mùa đơng. Mùa hè lại quá nóng, nhiệt độ trong ngày khoảng từ 24
đến 34oC đã gây trở nghại rất lớn đến việc đi lại của khách hàng.
Trong những năm gần đây không những ở Việt Nam mà trên khắp thế giới
thời tiết diễn biến theo chiều hướng xấu đã gây thiệt hại rất lớn đến người và tài
sản, đặc biệt là phá huỷ rất nhiều cơng trình lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo dự báo của Tổng cục khí tượng thuỷ văn

thì trong các tháng 6, 7, 8 của năm 2002 sẽ thường xuyên có mưa. Điều này chắc
chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty trong năm nay.
2.1.5. Mơi trường văn hố xã hội.
Nếu so sánh các hình thức giải trí của người dân ở khu vực thành thị hiện
nay so với vài năm về trước có thể thấy những nét thay đổi đáng chú ý sau :
Các hình thức giải trí trước đây thường là :


- Về giải trí cá nhân : Chủ yêú là nghe đài, đọc sách báo, giao tiếp với bạn bè hay
xem tivi.
- Về giải trí tập thể : Các hoạt động thể thao và các sinh hoạt văn hoá nghề thuật,
thi thoảng có du lịch dã ngoại.
Hiện nay các hình thức giải trí nêu trên mới chỉ là một bộ phận nhỏ trong
các khả năng lựa chọn để người dân ở các thành thị thoả mãn nhu cầu giải trí của
mình. Đã xuất hiện rất nhiều hình thức giải trí mới.
- Giải trí cá nhân : Người dân thành thị hiện nay đặc biệt là tầng lớp thanh niên họ
có thể ngồi nhà xem các chương trình tivi nước ngồi phát qua vệ tinh. Họ cũng có
thể chơi điện tử hay truy cập internet để “chat”.
- Giải trí tập thể : Các tụ điểm giải trí mở ra những hình thức phong phú và đổi mới
theo thời gian, từ cà phê ca nhạc tới câu cá thư giãn hay tham gia các câu lạc bộ thể
thao văn nghệ…
- Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển và mở cửa, giao lưu với bên ngồi mà nhiều
hoạt động giải trí mới đã du nhập vào Việt Nam trở thành quen thuộc với thanh
niên Hà Nội như bowling, tennis… Thậm chí, điều kiện kinh tế phát triển cũng làm
xuất hiện những hình thức giải trí mà trước đây chưa mấy người hình dung tới :
khơng ít thanh niên Hà Nội coi “đi dạo siêu thị” trong thời gian rỗi là một thú vui
của mình.
2.2. Phân tích thị trường.
2.2.1. Hiện trạng thị trường khách của hệ thống dịch vụ giải trí ở Hà Nội.
Hà Nội là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá - khoa học – kỹ thuật – ngoại giao của cả

nước với dân số khoảng 2,8 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng
11.800.000VND/người/năm, đây là thị trường hết sức hấp dẫn để khai thác kinh doanh các dịch vụ
vui chơi giải trí .

Nếu so với các thời kỳ trước đây thì nhu cầu giải trí và cầu về các dịch vụ
vui chơi giải trí của người Hà Nội hiện nay đã phát triển một cách rõ rệt về số


lượng. Điều này thể hiện qua số lượng các cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ
vui chơi giải trí đã tăng rất nhiều để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người
dân thủ đơ. Điều này có thể được giải thích bởi một số ngun nhân chính sau :
- Do tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập của các tầng lớp nhân dân được
nâng cao, người dân có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động vui chơi
giải trí .
- Do chất lượng cuộc sống được nâng cao mà quỹ thời gian nhàn rỗi nhiều
hơn, người dân có điều kiện tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí nhiều hơn.
Đặc biệt giờ đây cán bộ công nhân viên chức nhà nước có thêm một ngày nghỉ
cuối tuần.
- Ngồi ra cịn có một số nguyên nhân khác như điều kiện đường xá và các
loại phương tiện giao thông ngày một phong phú và thuận tiện hơn khiến người
dân khơng cịn cảm thấy ngại khi phải ra khỏi nhà.
Một yếu tố hết sức quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu dùng sản
phẩm của khách hàng đó là khả năng thanh toán.
Theo kết quả điều tra của Viện Xã hội học năm 1998, thì mức sống của cư
dân Hà Nội được phân thành 5 tầng ứng với 5 mức thu nhập trung bình :
- Mức giàu với thu nhập trung bình 1.401.000 đ/người/tháng.
- Mức khá :

613.000đ


- Mức trung bình :

445.000đ

- Mức dưới trung bình :

338.000đ

- Mức nghèo :

226.000đ

Đến nay những con số này chắc chắn đã tăng lên.
Còn theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 thì ở Hà Nội có
khoảng 1,6 triệu người sống ở khu vực thành thị và khoảng 1,2 triệu người sống ở
khu vực nơng thơn. Mặc dù khơng có số liệu chính xác về số lượng người ứng với


mỗi mức thu nhập nhưng theo tơi thì những người sống ở khu vực thành thị hầu hết
có mức thu nhập từ khá trở lên.
Cũng theo tính tốn của tơi thì một khách hàng trên địa bàn Hà Nội nếu vui
chơi cả ngày trong Cơng Viên Nước thì phải chi một khoản tối thiểu là 80.000đ.
Như vậy, thì chỉ những người có mức thu nhập từ khá trở lên mới có khả năng chi
trả cho những dịch vụ trong Cơng Viên Nước .
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh.
Để tồn tại mỗi công ty đều phải đối đầu với nhiều loại đối thủ cạnh tranh, có
những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có những đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
Cơng Viên Hồ Tây có hai khu vui chơi là Cơng Viên Nước và Công Viên Vầng
Trăng. Đối với Công Viên Vầng Trăng hiện tại có một số đối thủ cạnh tranh trực
tiếp về một số trị chơi như đu quay, ơ tô điện, game, bơi xuồng đã xuất hiện từ lâu

ở công viên như Công Viên Lê Nin và các trung tâm giải trí trong một số siêu thị.
Cịn đối với Cơng Viên Nước thì hiện tại chưa có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuy
nhiên khi phân tích tác động của cạnh tranh một cách tổng quát đối với Công Viên
Hồ Tây có 4 loại đối thủ cạnh tranh cơ bản.
Sơ đồ 3 : Đối thủ cạnh tranh của công ty .

Tơi muốn thoả mãn nhu cầu gì ? giải trí như thế nào ? bơi như thế nào? muốn đi CVN ở đâu ?
Tôi muốn
Tôi muốn
Tôi

ủ cạnh tranh về nhuĐối thủGiải trí- Muavề thủ cạnh hành… hình thái.-thủ cạnh tranh về tên hiệu- Côngbiển Nước H
cầu .- cạnh tranh sắm- Học tranh về Thể thao- Công phim Nước - Bể bơi- Tắm Viên
Đối Xem Viên
Đối loại hình.- Bơi lội-


2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh về nhu cầu:
Đây là loại đối thủ cạnh tranh gián tiếp, trong điều kiện ngân sách của mỗi
gia đình đều có hạn, khi người ta chi tiêu cho nhu cầu này thì họ phải cắt giảm chi
tiêu cho nhu cầu khác.
Giả sử một gia đình khi họ dự định tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe máy
thì rõ ràng là họ phải cắt giảm các khoản chi tiêu cho giải trí. Cơng ty có thể thấy
rõ ràng là vào đầu năm học (học sinh bắt đầu đi học từ 5/9 hàng năm), bắt đầu từ
thời điểm này lượng khách vào Công viên Nước giảm hẳn vì hai lý do:
Thứ nhất, học sinh, sinh viên bắt đầu đi học nên khơng cịn nhiều thời gian
dành cho giải trí.
Thứ hai, cơng ty khơng thể lý giải được rằng vào tháng 5 khi đó học sinh
vẫn đang trong thời gian đi học nhưng lượng khách vào Công viên Nước vẫn đơng.
Điều đó chỉ có thể giải thích được là vào đầu năm học các gia đình phải chi tiêu

nhiều cho việc học hành của con cái (mua sách, vở, bút, dụng cụ học tập, nộp học
phí...) chính vì vậy mà họ phải cắt giảm các khoản chi tiêu cho việc giải trí.
Loại đối thủ cạnh tranh gián tiếp này khơng ảnh hưởng nhiều và nó phụ
thuộc vào cơ cấu chi tiêu của gia đình họ chi bao nhiêu cho sinh hoạt, chi bao
nhiêu cho học hành và giải trí...) cùng theo thời gian thì cơ cấu chi tiêu của các gia
đình cũng thay đổi và họ ngày càng quan tâm và chi tiêu nhiều hơn cho giải trí.
Điều này chứng tỏ rằng cơng ty đang ở trong một ngành kinh doanh phát triển,
đây là một thuận lợi cho hoạt động của Công ty.


2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh về loại hình.
Loại đối thủ thứ hai này đã có ảnh hưởng lớn hơn đến hoạt động kinh doanh của
Công ty.
Để đáp ứng cho nhu cầu giải trí họ có nhiều cách khác nhau để thỏa mãn. Họ có thể đi bơi
lội, xem phim, chơi thể thao... Mỗi loại hình giải trí đem lại sự thỏa mãn khác nhau nhưng phần
nào có thể thay thế được cho nhau. Đối với nhiều người thì việc đi bơi lội hoặc xem phim có thể
mang lại cho họ sự vui vẻ như nhau và nhiều khi họ cũng không cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn giữa
bơi lội hay xem phim.

Đối thủ cạnh tranh này rõ ràng là ảnh hưởng khơng nhỏ vì nếu như cuối tuần
một gia đình quyết định đi xem phim thì họ sẽ khơng còn ngân sách và thời gian
cho việc bơi lội nữa. Chính vì vậy cơng ty phải quan tâm nhiều hơn đến các đối
thủ cạnh tranh này, hay nói cách khác, tất cả các loại hình giải trí đều là những đối
thủ cạnh tranh của công ty như: karaoke, rạp chiếu phim, quán cafe, sàn nhảy...
Theo thống kê năm 2000 ở Hà Nội có :
- 763 quán bar.
- 43 quán ca nhạc phòng trà.
- 10 vũ trường lớn nhỏ.
- 1150 quán karaoke.
- 8 rạp chiếu bóng.

- 16 bể bơi lớn nhỏ.
Sự biến động của các loại hình giải trí này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh về hình thái:
Giả sử đối với một số khách hàng họ cảm thấy rằng vào mùa hè cảm giác
sung sướng nhất là được ngâm mình dưới nước và khơng có gì có thể thay thế
được.


Để thỏa mãn cho nhu cầu bơi lội họ có thể đến Công viên Nước, vào bể bơi
hoặc đi tắm biển... Đây là những đối thủ cạnh tranh rất gần với cơng ty và có ảnh
hưởng rất lớn vì để thỏa mãn một nhu cầu bơi lội thì họ cũng có rất nhiều cách
khác nhau để thỏa mãn. Nhiệm vụ của công ty là phải làm cho họ cảm thấy bơi lội
và vui chơi trong Công viên Nước sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn nhiều so với những
loại hình khác. Muốn như vậy thì dịch vụ của cơng ty phải tốt và giá cả hợp lý.
2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh về tên hiệu:
Đến đây nếu như khách hàng quyết định đi Cơng viên Nước vì họ cảm thấy
vào đây khơng những được bơi lội mà cịn được vui chơi thì họ có thể lựa chọn đi
Cơng viên Nước Hồ Tây hoặc một Công viên Nước nào khác. Ở Hà Nội thì việc
lựa chọn đi Cơng viên Nước Saigon Water Park hay Vietnam Water World là điều
khơng tưởng vì họ sẽ phải chi phí rất lớn cho vé máy bay.
Do đặc thù ở Hà Nội chỉ có một Cơng viên Nước nên cơng ty khơng có đối
thủ cạnh tranh trực tiếp và trong vài năm tới cũng khơng có đối thủ cạnh tranh trực
tiếp nào cả. Đây là một lợi thế rất lớn của Cơng ty.
Đến đây cơng ty có thể khẳng định được rằng Cơng viên Nước Hồ Tây
khơng có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhưng cơng ty có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh gián tiếp. Công ty không thể chủ quan cho rằng cơng ty khơng có đối thủ
cạnh tranh vì bất kỳ lúc nào những đối thủ cạnh tranh gián tiếp cũng có thể bẻ cong
nhu cầu của khách hàng về phía họ và mỗi lần như vậy cơng ty lại mất đi một
khách hàng.

Vì vậy, cơng ty muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc công ty phải nâng
cao chất lượng dịch vụ, luôn luôn đổi mới loại hình để khách hàng khơng cảm thấy
nhàm chán mà bỏ công ty ra đi.


3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY .

3.1. Thực trạng về nguồn khách.
Công ty lựa chọn thị trường mục tiêu của mình bao gồm Hà Nội và một số
tỉnh thành lân cận có tiềm năng về kinh tế như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây,
Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Trong đó thị trường mục tiêu và tiềm năng nhất
là thủ đô Hà Nội .
Trong hai năm qua tổng số lượt khách đến vui chơi giải trí tại Cơng Viên Hồ
Tây ước tính trên 1.200.000 lượt khách, năm 2000 khoảng 600.000 lượt khách và
năm 2001 là trên 600.000 lượt. Trong đó riêng năm 2001 số lượng khách các tỉnh
khác đến Công Viên Hồ Tây là 22.456 lượt chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trên tổng
số lượt khách .
Trong hai năm qua công ty chưa chú trọng nhiều đến việc thiết lập mối
quan hệ với các công ty lữ hành ở các tỉnh như Hải Phòng hay Quảng Ninh để xây
dựng các chương trình du lịch trong đó có mặt sản phẩm của cơng ty . Cơng ty
chưa thu hút được đối tượng khách hàng là khách du lịch từ các tỉnh đến Hà Nội ,
trong khi đó mỗi năm có khoảng trên một triệu lượt khách du lịch từ các tỉnh đến
Hà Nội .
Khách hàng của Công Viên Hồ Tây được chia làm hai loại :
- Các cơ quan đoàn thể, các tổ chức và các trường học, doanh nghiệp : Khách được
tổ chức thành các đồn có số lượng từ 15 người trở lên(khách đồn) và ký hợp
đồng trước với công ty : Trong năm 2001 số khách đồn đến Cơng Viên Hồ Tây là
47.650 lượt chiếm khoảng 7,8% tổng lượng khách đến Công Viên Hồ Tây . Theo
thống kê tính đến hết tháng 7 năm 2001 trên địa bàn Hà Nội 859 doanh nghiệp Nhà
Nước, 7489 doanh nghiệp tư nhân trong đó có các cơng ty cổ phần và các văn

phịng đại diện của nước ngồi với thu nhập bình qn 898.900đ/tháng. Ngồi ra


cịn có tới 495 trường tiểu học và THCS với 397.368 học sinh. Đây là những thị
trường đầy tiềm năng mà công ty chưa khai thác được một cách triệt để.
- Khách tự do : Đến mua vé trực tiếp tại cổng công viên .
Qua số liệu điều tra khách hàng của công ty cho thấy cơ cấu khách hàng đến Cơng
Viên Hồ Tây vui chơi giải trí về độ tuổi :
Tuổi 6-14 15-22 22-30 30-40
20% 30%

32%

15%

40up
3%

Qua cơ cấu về tuổi của khách hàng cho thấy số lượng khách trong độ tuổi thanh
niên chiếm tới 62% tổng số khách . Điều này nói lên các dịch vụ vui chơi giải trí
trong Cơng Viên Hồ Tây có sức hấp dẫn rất lớn đối với lứa tuổi thanh niên. Đây là
nhóm khách hàng ln thích những điều mới lạ. Mặc dù khả năng thanh tốn của
họ có thể khơng cao nhưng họ lại rất nhiệt tình với các trị chơi mới lạ. Điều này
địi hỏi cơng ty phải liên tục bổ sung các dịch vụ mới lạ mới có khả năng thu hút
được nhóm khách hàng này.
3.2. Chiến lược marketing trong những năm qua.
Marketing là một mũi nhọn của các công ty trong việc nghiên cứu và phân
tích thị trường trong đó quảng cáo là một phương tiện quan trọng của công ty để
thực hiện công tác tiếp thị, nhất là đối với những công ty mới đi vào hoạt động như
Công Viên Hồ Tây . Tuy nhiên trong năm 2000 và 2001 công ty vẫn chưa xây

dựng được chiến lược marketing mang tính d hạn mà chỉ là những kế hoạch về
quảng cáo, tiếp thị và nghiên cứu thị trường một cách lẻ tẻ.
* Về quảng cáo.
Trong năm 2000-2001 công ty chỉ tập trung vào hai loại hình quảng cáo
chính đó là truyền hình và báo chí.


Quảng cáo trên truyền hình đạt kết quả khơng cao bởi công ty chỉ tập trung vào thị
trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận nên công ty lựa chọn phát sóng chương trình
quảng cáo trên đài truyền hình Hà Nội và Hà Tây. Phạm vi phát sóng của hai kênh
này bị hạn chế, không truyền tải được hết thông tin đến khách hàng ở cách xa Hà
Nội trên 70km. Tuy chi phí quảng cáo trên truyền hình Hà Nội và Hà Tây rẻ hơn
so với VTV1 và VTV3 nhưng hiệu quả quảng cáo không cao.
Quảng cáo trên báo chí : Trong năm qua cơng ty đã xúc tiến quảng cáo trên một số
báo như : Hà Nội mới, Tin Tức, Thể Thao. Loại hình quảng cáo này chủ yếu chỉ
phục vụ cho nhóm khách hàng ở địa bàn Hà Nội và chi phí thấp hơn so với quảng
cáo trên truyền hình.
Nhìn chung các hình thức quảng cáo mà công ty đã áp dụng trong thời gian
qua đã không mang lại kết quả như mong muốn bởi vì bộ phận Marketing của công
ty hoạt động không bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp nên chưa xác định được
phương tiện quảng cáo phù hợp và dự trù ngân sách cho quảng cáo là bao nhiêu.
Nếu việc quảng cáo không tuân thủ theo đúng tiến trình của nó khơng những
khơng đạt kết quả về doanh thu mà còn tốn kém nhiều chi phí.
* Về hoạt động tiếp thị : Lẽ ra phịng marketing phải có kế hoạch từ trước để
phổ biến cho nhân viên triển khai nhưng thực tế, trong tháng 6 và tháng 7 năm
2001 một số nhân viên khách đoàn đã tự bỏ tiền túi của mình ra để mua phong bì
và danh bạ điện thoại của các tỉnh nhằm thực hiện kế hoạch tiếp thị mang tính cá
nhân. Điều này có hai mặt, mặt tích cực là thúc đẩy hoạt động marketing nhưng
mặt tiêu cực là công ty không thể kiểm sốt được những hoạt động cá nhân đó và
phá vỡ tính hệ thống của tổ chức trong cơng tác quản lý.

Nguyên nhân của tình trạng trên thứ nhất là do sự thay đổi về mặt nhân sự
của bộ phận marketing. Trong ba năm từ năm 2000 đến 2002 mà cơng ty đã thay
đổi trưởng phịng marketing tới ba lần.


Thứ hai, sự phối hợp giữa bộ phận marketing với các bộ phận khác không
chặt chẽ thiếu thông tin về khách hàng.
3.3. Các loại hình dịch vụ .
Sản phẩm của cơng ty là các dịch vụ vui chơi giải trí và kèm theo đó là một số dịch
vụ bổ sung khác bao gồm :
− Trị chơi Cơng Viên Nước.
− Trị chơi Công Viên Vầng Trăng.
− Dịch vụ ẩm thực.
− Khách đoàn.
− Kinh doanh mặt nước.
− Kinh doanh bán lẻ.
− Dịch vụ gửi đồ.
− Dịch vụ gửi xe.
− Tổ chức biểu diễn.
− Cho thuê mặt bằng.
− Cho thuê quảng cáo.
− Dịch vụ tennis.
− Triển lãm hội chợ.
Vào mùa hoạt động của Cơng Viên Nước thì khách hàng đến với Cơng Viên Hồ
Tây hiện nay chủ yếu vẫn là chơi tại Công Viên Nước. Các trị chơi nước tuy có
hấp dẫn nhưng ít về số lượng. Khách hàng đến chơi lần đầu tiên còn cảm thấy rất
hào hứng nhưng đến lần thứ hai, thứ ba tính hấp dẫn của các trị chơi này chắc
chắn bị giảm đi.
Các dịch vụ để phục vụ cho vui chơi cịn thiếu nhiều . Ví dụ như dịch vụ ăn
uống và mua bán những đồ dùng. Khách hàng đến vui chơi có rất nhiều thành phần



×