Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 77 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

DƯƠNG CÔNG LẠC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 :...........................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 :...........................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

-------------

---oOo--Tp. HCM, ngày 28 tháng 05 năm 2012

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: DƢƠNG CƠNG LẠC

Giới tính : Nam X/ Nữ 

Ngày, tháng, năm sinh : 02/01/1984

Nơi sinh : An Giang .

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Khoá (Năm trúng tuyển) : 2009
1- TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HỆN NAY.
2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:
-

Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT VN trong thời gian qua.

-


Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT VN

trong giai đoạn hiện nay.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 28/05/2012
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 31/08/2012
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN
Nội dung và đề cƣơng Khóa luận thạc sĩ đã đƣợc Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Họ tên và chữ ký)

QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Tn, người đã tận tình hướng dẫn tơi
trong suốt q trình thực hiện khố luận, cũng như đưa ra các ý kiến đóng góp để tơi có
thể hồn thành khố luận này.
Xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ trong Khoa Quản Lý Cơng Nghiệp, Phịng
đào tạo Sau Đại Học Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy,
truyền đạt kiến thức và hỗ trợ tận tình trong suốt khố học và q trình thực hiện khoá
luận này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học trong lớp MBA-K2009 đã hỗ trợ, động viên
và khích lệ tơi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận.

Cuối cùng, xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã hỗ trợ và khích lệ tơi trong
suốt chặng đường học tập cũng như trong giai đoạn thực hiện khoá luận này.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2012
HV Dương Cơng Lạc


ii

TĨM TẮT KHỐ LUẬN THẠC SĨ
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà số lượng ngân hàng ngày càng nhiều, đặc biệt là
quá trình gia nhập WTO với cam kết tối huệ quốc, đã làm cho quá trình cạnh tranh trở
nên gay gắt và vơ cùng khóc liệt. Chính vì thế, mỗi ngân hàng trong nước cần tìm kiếm
giải pháp, hướng đi riêng để có thể đứng vững ngay tại sân nhà trước khi có khát vọng
vương ra tầm khu vực.
Nội dung khố luận đã phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, kết quả cho thấy, dù là ngân
hàng hàng đầu tại thị trường Việt Nam nhưng NHNo&PTNT cịn tồn tại nhiều bất cập
trong cơng tác quản lý, điều hành, cơng tác nhân sự...do vẫn cịn in sâu cơ chế bao cấp từ
trước dù đã chuyển đổi sang mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên.
Qua phân tích đánh giá, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục điểm
yếu, phát huy thế mạnh, giúp NHNo&PTNT VN nâng cao vị thế cạnh tranh trong nước
và phát triển ra tầm khu vực.


ABSTRACT
In the current period, as more and more the number of banks, especially the
process of joining the WTO, has made the competition became intense and extremely
intense. Therefore, every bank in the country must be looking for solutions to be able to
stand at home before the desire to expand outside
The content of thesis had analyzed and evaluated the current competitiveness of

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, the results show that, Although
Vietnam's largest bank about capital, total assets, human resources ... but Agribank still
exist many inadequacies in the management, administration, personnel work ... by still
deep in the old mechanism despite switching the limited company.
By analysis and evaluation, author had proposed some solutions to overcome the
weaknesses, promote strengths, help Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development to improve the competitive position of domestic and regional development.


iii

Mục Lục
Lời cảm ơn ............................................................................................................................i
Tóm tắt khố luận ................................................................................................................ii
Mục Lục ............................................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt .....................................................................................................vi
Danh mục bảng ...................................................................................................................vi
Danh mục hình ...................................................................................................................vii
CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.1 Lý do hình thành đề tài ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài......................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................2
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................2
1.4.1. Qui trình thực hiện ..............................................................................................2
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................................3
1.6 Thời gian thực hiện .....................................................................................................3
CHƢƠNG II : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ...................................... 4
2.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh......................................................4
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh ..........................................................................................4

2.1.2 Các loại hình cạnh tranh :.....................................................................................4
2.1.3 Năng lực cạnh tranh .............................................................................................5
2.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM..........................................6
2.2.1. Các yếu tố bên ngoài ...........................................................................................6
2.2.2. Các nhân tố bên trong .........................................................................................9
2.2.3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. ...............13


iv

2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh theo mơ hình 5 tác lực của Michael Porter ..............14
2.3.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng......................................................15
2.3.2 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành .....................................15
2.3.3 Áp lực từ sản phẩm thay thế...............................................................................16
2.3.4 Áp lực từ phía khách hàng .................................................................................17
2.3.5 Áp lực từ nhà cung ứng ......................................................................................17
CHƢƠNG III : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 19
3.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank. ..................................19
3.1.1. Lịch sử ra đời của NHNo&PTNT VN ..............................................................19
3.1.2. Những giai đoạn phát triển của Agribank .........................................................20
3.2 Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT VN ...........................................................23
3.2.1.Các sản phẩm chủ yếu của Agribank .................................................................23
3.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và mục tiêu năm 2012 .............. Error!
Bookmark not defined.23
3.2.3 Mục tiêu năm 2012 .............................................................................................29
3.3 Năng lực cạnh tranh của Agribank trong giai đoạn hiện nay ...................................29
3.3.1 Phân tích khả năng cạnh tranh của Agribank với các đối thủ khác ...................29
3.3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank bằng mơ hình SWOT ..................39
CHƢƠNG 4 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM....................... 42
4.1. Áp dụng mơ hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter để nâng cao năng lực
cạnh tranh của Agribank .................................................................................................42
4.2 Vận dụng mơ hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank ............45


v

4.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank ..................................46
4.3.1 Nhóm giải pháp phát huy thế mạnh ...................................................................46
4.3.2 Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu .................................................................50
4.3.3 Một số giải pháp khác ........................................................................................53
CHƢƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 56
5.1 Tóm Tắt Kết Quả ......................................................................................................56
5.2 Kết luận.....................................................................................................................56
5.3 Kiến nghị ..................................................................................................................56
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 58


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ACB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
BIDV : Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
CSTT : Chính sách tiền tệ
NHNo&PTNT VN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
NHTM : Ngân hàng Thƣơng mại
NHTMCP : Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần

NHTMQD : Ngân hàng Thƣơng mại Quốc Doanh
NHNNg : ngân hàng nƣớc ngoài
NHLD : ngân hàng liên doanh
TCTC : Tổ chức tài chính
TCTD : Tổ chức tín dụng
Vietcombank : Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam
VIETINBANK : Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam
Tiếng Anh
ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
ATM : Máy giao dịch tự động
CAR : Hệ số an toàn vốn
ROA : Suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE : Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
WB : Ngân hàng thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình tài chính của Agribank từ năm 2008- 2011
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank từ năm 2008-2011
Bảng 3.3: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế giai đọan 2008-2011
Bảng 3.4: Doanh số thanh toán quốc tế giai đọan 2008 – 2011


vii

Bảng 3.5: Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của các NHTM năm 31/12/2011
Bảng 3.7: Tổng tài sản của một số ngân hàng trên thế giới và Việt Nam năm 2011
Bảng 3.7: Tăng vốn điều lệ của 05 NHTM CP lớn trong giai đoạn 2009 -2011
Bảng 3.8 Các NHTM trong nƣớc có sở hữu của đối tác nƣớc ngồi
Bảng 3.9: Các hệ số tài chính của các NHTM năm 2011
Bảng 3.10: Tỷ trọng thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của một số NHTM
Bảng 3.11: Thị phần các NHTM lớn ở Việt Nam năm 2009-2011

Bảng 3.12: Tổng hợp các sản phẩm chủ lực mà các NHTM tiêu biểu
Bảng 3.13: Số lƣợng máy ATM và máy POS của các NHTM đến năm 2011
Bảng 3.14: Một số những ứng dụng ngân hàng lõi “core banking”
Bảng 3.15: Xếp hạng của 5 loại dịch vụ tại các NHTM Việt Nam.
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Hình 3.1 :Nguồn vốn huy động của Agribank giai đọan 2008 -2011
Hình 3.2 : Tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế năm 2011


1

CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do hình thành đề tài
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái,
kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức thủ tướng chính phủ đã ban
hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” phát
triển các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn hiệu quả vững
chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và
dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn
mực quốc tế về hoạt đồng ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính,
ngân hàng của nền kinh tế. [13]. Điều đó buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các biện
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng
nhằm tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập.
Khi số lượng các ngân hàng tham gia vào nền kinh tế ngày càng nhiều thì quá
trình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Mỗi NH đã chọn cho mình một hướng đi
riêng trong q trình tồn tại và phát triển trong đó các giải pháp chủ yếu được lựa chọn
trong giai đoạn hiện nay đó là : sáp nhập; cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu cho cổ đơng
chiến lược trong và ngồi nước... bao gồm cả NHTM quốc doanh như Vietinbank,

Vietcombank mà mới đây là BIDV.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam cũng khơng nằm ngồi
xu thế đó. Với mục tiêu đưa Agribank phát triển theo hướng bền vững và trở thành ngân
hàng dẫn đầu có tầm cỡ khu vực, NHNo&PTNT VN đã làm gì khắc phục những tồn tại,
yếu kém, vượt qua những thách thức và khó khăn phía trước để có thể đưa Agribank
phát triển theo hướng bền vững và trở thành ngân hàng dẫn đầu (Hội nghị triển khai
nhiệm vụ kinh doanh năm 2012). Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trên,
cũng như mong muốn góp phần trong việc đưa ra các giải pháp giúp tăng năng lực cạnh
tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tác giả đã quyết
định chọn đề tài:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”


2

1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài này là :
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT VN trong thời gian từ
năm 2008-2011.
-

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT VN

trong thời gian tới.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu
thực trạng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, dựa trên mô hình năm tác lực của Michael Porter và
phân tích SWOT của tác giả nhằm đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong

thời gian tới.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Qui trình thực hiện
Quá trình thực hiện bao gồm các bước:
 Phân tích mơi trường nội bộ của NHNo&PTNT VN bao gồm năng lực tài chính, năng
lực cơng nghệ, nguồn nhân lực...[4]
 Phân tích mơi trường bên ngồi bao gồm môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế
vĩ mô, các yếu tố về văn hố, chính trị, địa lý...[4]
 Phân tích cạnh tranh dựa vào mơ hình 5 tác lực của M.Porter ([8], trang 35).
 Phân tích SWOT
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Các dữ liệu dùng cho đề tài này bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
- Dữ liệu thứ cấp chủ yếu đó là các báo cáo thường niên của các ngân hàng; các
thông tin từ báo chí; tài liệu có liên quan; từ Internet; từ các tạp chí chuyên ngành; tham
khảo các luận văn trước…
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn đối với các nhà lãnh
đạo ngân hàng, một vài người tiêu dùng đó là khách hàng tiền gửi, khách hàng vay tiền.


3

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nhìn lại những tồn tại và bất cập trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT
VN. Việc nghiên cứu là cơ sở để tác giả học tập, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hiểu rõ
về bản chất, các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng, từ đó góp phấn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của NHNo&PTNT VN một cách hợp lý, khoa học.
1.6 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện trong vòng 3.5 tháng. Bắt đầu từ ngày 14/05/2012 đến ngày
05/09/2012.



4

CHƢƠNG II : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của
Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman…v.v.. Trong đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế
cạnh tranh” của Micheal Porter, theo đó ơng cho rằng cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết
định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh
nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay
nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không
phải tiêu diệt đối thủ mà chính là việc doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách
hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để khách hàng có thể lựa
chọn mình mà khơng đến với đối thủ cạnh tranh. (Michael Porter,1985).
2.1.2 Các loại hình cạnh tranh :
Có nhiều hình thức được dùng để phân loại các loại hình cạnh tranh bao gồm: căn
cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh.
 Căn cứ chủ thể tham gia:
Cạnh tranh giữa người mua và người bán: do sự đối lập nhau của hai chủ thể tham
gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranh này
diễn ra theo qui luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả của hàng hóa đựơc hình thành.
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành trên
quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiện cung
của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường.
Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều nhất trên
thị trường với tính chất gây go và khốc liệt. Cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn
đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng.
 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế:

Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào
đó, trong đó các đối thủ tìm cách thơn tính lẫn nhau, giành dựt khách hàng về phía
mình, chiếm lĩnh thị trường. Biện pháp cạnh tranh chủ yếu của hình thức này là cải


5

tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Kết quả cạnh tranh trong
nội bộ ngành làm cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay
đổi, giá trị hàng hóa được xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho
một số doanh nghiệp thành công và một số khác phá sản, hoặc sáp nhập.
Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau
trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hình
thành nên tỷ suất sinh lời bình qn cho tất cả mọi ngành thơng qua sự dịch
chuyển của các ngành với nhau.
 Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường thì cạnh tranh gồm có cạnh tranh
hồn hảo và cạnh tranh khơng hồn hảo.
Cạnh tranh hồn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó khơng có người sản xuất hay
người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, làm ảnh hưởng
đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được mơ tả: Tất cả các hàng hóa trao đổi được coi
là giống nhau; tất cả những người bán và người mua đều có hiểu biết đầy đủ về
các thơng tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi; khơng có gì cản trở việc gia
nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán. Để chiến thắng trong
cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp phải tự tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc
tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình so với các đối thủ khác.
Cạnh tranh khơng hồn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trường khi các điều
kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hồn hảo khơng được thỏa mãn. Các loại cạnh
tranh khơng hồn hảo gồm: Độc quyền; Độc quyền nhóm; Cạnh tranh độc quyền;
Độc quyền mua; Độc quyền nhóm mua. Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh

tranh khơng hoàn hảo do những người bán hoặc người mua thiếu các thơng tin về
giá cả các loại hàng hóa được trao đổi.[5]
2.1.3 Năng lực cạnh tranh
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một
cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp đáng chú ý.
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị
phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các cơng


6

trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach
(1989), CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy
tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống nhưng chưa bao hàm các phương
thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cũng cho rằng:
năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh
bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định
tính, khó có thể định lượng.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức
sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm
cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M.
Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy
nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của
doanh nghiệp.
Tổng hợp các yếu tổ trên TS. Nguyễn Minh Tuấn (2010) đã có thể đưa ra khái
niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm,

mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt
lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.[9]
2.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM
2.2.1. Các yếu tố bên ngồi
2.2.1.1 Mơi trƣờng kinh doanh
Mơi trường kinh doanh của NHTM thể hiện ở các đặc điểm sau:
 Tình hình kinh tế trong và ngồi nước : được thể hiện qua quy mô và mức độ tăng
trưởng của GPD, dự trự ngoại hối, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,
cán cân thanh toán quốc tế, các hoạt động đầu tư nước ngoại, hoạt động xuất nhập
khẩu, tiềm lực các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn….Các yếu tố này tác động
đến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân, khả năng thu hút tiền gửi, cấp tín
dụng và phát triển các sản phẩm của NHTM, khả năng mở rộng hoặc thu hẹp


7

mạng lưới hoạt động của các ngân hàng…Từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở
rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị phần của NHTM.
 Hệ thống pháp luật, mơi trường văn hóa, xã hội, chính trị: trong hoạt động kinh
doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau : luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ
chức tín dụng…Bên cạnh đó, NHTM cịn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và
được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các CSTT của mình. Do vậy, sức
mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào CSTT, tài chính của
chính phủ và NHNN.
Ngồi những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu
những qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc
quản trị hoạt động kinh doanh của mình.
Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng
như CSTT của NHNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.

2.2.1.2 Cầu đối với dịch vụ ngân hàng
Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngân hàng. Nhu cầu của
khách hàng cịn có thể gợi mở cho ngân hàng phát triển các loại hình phẩm và dịch vụ
mới. Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM không chỉ dừng ở các loại hình dịch vụ truyền
thống (huy động và cho vay) mà còn cạnh tranh ở thị trường sản phẩm dịch vụ mới. Phân
tích những yếu tố dưới đây để có thể thấy được nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong tương
lai :
-

Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số (đặc biệt là khu vực đô thị), sự tăng
lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân
có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt.

-

Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, qua đó các dịch vụ ngân hàng cũng
sẽ có những bước phát triển tương ứng.

-

Các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu cầu
thanh toán quốc tế qua ngân hàng.

-

Số lao động di cư giữa các quốc gia tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền cũng như
thanh tốn qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao.


8


2.2.1.3 Sự phát triển của thị trƣờng tài chính và các ngành liên quan
Thị trường tài chính trong nước phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi để các ngân
hàng phát triển. Những ngành có mối quan hệ mật thiết và có quan hệ phụ trợ với ngành
ngân hàng như : ngành bảo hiểm và thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, bưu chính
viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, các cơ quan kiểm toán...
Sự phát triển của các ngành liên quan và phụ trợ có tác động trực tiếp, vừa là áp
lực, vừa là cơ hội đến sự phát triển của ngân hàng cụ thể như sau:
Các định chế tài chính khác phát triển tạo áp lực buộc ngân hàng phát triển.
Đồng thời cũng tạo cơ hội hợp tác nghiên cứu, triển khai những ứng dụng công
nghệ mới, tạo ra những kênh huy động vốn và đầu tư mới cho xã hội, tạo điệu
kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro thị trường, rủi ro thanh
khoản.
Ngành bưu chính viễn thơng, cơng nghệ thơng tin phát triển sẽ giúp ngân hàng
cải tiến, đổi mới công nghệ làm giảm chi phí giao dịch hay làm khác biệt hóa
sản phẩm.
Dịch vụ kiểm tốn phát triển giúp ngân hàng đánh giá chính xác hơn về năng
lực tài chính của khách hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.
2.2.1.4 Những yếu tố của môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro. Mỗi một biến động của môi
trường kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế
phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỉ giá ổn định
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát của hệ thống ngân hàng và ngược lại.
2.2.1.5 Yếu tố xã hội, văn hóa, nhân khẩu và địa lý
Những thay đổi về địa lý, nhân khẩu, văn hóa và xã hội có ảnh hưởng quan trọng
đến hầu hết các sản phẩm, dịch vụ và thị trường tiêu thụ. Tình trạng di dân, tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ lệ người già trong cơ cấu dân số là những yếu tố thường gặp nhất trong phân
tích mơi trường kinh doanh ngân hàng, là cơ sở rất quan trọng trong việc gợi ý các chiến
lược như những nơi nào sẽ mở thêm chi nhánh, lắp đặt máy ATM, những nơi nào sẽ thích
hợp đối với những sản phẩm, dịch vụ nào.



9

2.2.1.6 Vai trò của nhà nƣớc
Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đối với lĩnh
vực ngân hàng, vai trò của nhà nước thể hiện ở những điểm sau :
Ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật, các chính sách liên quan đến hoạt
động ngân hàng.
Năng lực và hiệu quả hoạt động của NHNN trong vai trò giám sát và điều hành
hoạt động của hệ thống NHTM. Do những mối liên kết chặt chẽ của toàn bộ hệ
thống NHTM, sự đỗ vỡ của một ngân hàng gây ra hậu quả rất to lớn và có khả
năng gây ra hiệu ứng lan truyền trên tồn hệ thống. Vì thế, hoạt động của các
NHTM phải chụi sự giám sát và quản lý chặt chẽ của chính phủ và NHNN.
Vai trị Nhà nước với tư cách là con nợ và là chủ nợ lớn nhất của các NHTM.
Nhà nước có những chính sách tác động đến cung, cầu đến sự ổn định kinh tế
vĩ mô, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của
ngành ngân hàng để tạo thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển ngành ngân hàng.
2.2.2. Các nhân tố bên trong
2.2.2.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất
định được thể hiện qua các tiêu chí sau :
-

Vốn tự có :
Vốn tự có đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Vốn tự có cao sẽ

giúp ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường và tạo lịng tin nơi cơng chúng. Vốn tự
có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân
hàng thấp. Theo qui định của hiệp ước Bassel, vốn tự có của NHTM phải đạt tối thiểu

8% trên tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi của ngân hàng đó và theo quy định hiện tại
của NHNN thì vốn tự có của NHTM tối thiểu phải là 3.000 tỉ đồng.
-

Quy mô và khả năng huy đông vốn :
Khả năng huy động vốn thể hiện tính hiệu quả, năng lực và uy tín của ngân hàng

đó trên thị trường. Khả năng huy động vốn tốt cũng có nghĩa là ngân hàng đó sử dụng
các sản phẩm dịch vụ, hay cơng cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút được khách
hàng.


10

-

Khả năng thanh khoản:
Theo điều 12 của thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Quy định về các

tỉ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng :
“Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo
các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau”:
1. Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và tổng Nợ phải
trả.
2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp
theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh tốn trong 7 ngày
tiếp theo kể từ ngày hơm sau.
-

Khả năng sinh lợi:

Khả năng sinh lợi là thước đo đánh giá tình hình kinh doanh của NHTM và thường

được phân tích qua các thơng số sau:
ROA =

(tỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản – return on assets)

ROA cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.
ROE =

(tỉ số lợi nhuận trên vốn tự có – return on equity)

ROE thể hiện thu nhập của mỗi đồng vốn chủ sở hữu.
-

Chất lƣợng tài sản có :
Chất lượng tài sản có được đánh giá qua các chỉ tiêu như : tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài

sản, mức độ lập dự phòng rủi ro và khả năng xử lý nợ quá hạn, mức độ tập trung và đa
dạng hóa của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng ...
-

Hệ số an tồn vốn tối thiểu : CAR (Capital adequacy ratio)
Hệ số CAR là một thước đo độ an tồn vốn của ngân hàng. Và được tính theo tỉ lệ

phần trăm của tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của
ngân hàng. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì CAR tối thiểu là 8%. Tỷ lệ này càng cao cho thấy
khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh, càng tạo đựơc uy tín, sự tin cậy của khách
hàng càng lớn.



11

2.2.2.2 Năng lực phi tài chính
Ngồi các năng lực tài chính nêu trên thì năng lực phi tài chính cũng góp phần
khơng nhỏ vào sức cạnh tranh của ngân hàng. Các năng lực đó bao gồm : sức mạnh
thương hiệu – được đo bằng chỉ số sức mạnh thương hiệu BEI; mạng lưới hoạt động – số
lượng chi nhánh, phòng giao dịch; mạng lưới máy ATM, máy POS; hoạt động thẻ - số
lượng thẻ và doanh số thanh toán qua thẻ...
2.2.2.3 Năng lực về công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng cơng nghệ là một trong những yếu tố
tạo nên sức cạnh tranh của các NHTM. Để năng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm
đáp ứng mọi u cầu của khách hàng thì nhu cầu cơng nghệ là vô cùng quan trọng. Ngày
nay, các NHTM đã và đang triển khai phát triển những sản phẩm ứng dụng công nghệ
cao, và sử dụng các sản phẩm dịch mang tính chất cơng nghệ làm thước đo cho sự cạnh
tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các sản phẩm dịch vụ điện tử khác.
Trong diễn đàn quốc tế “banking vietnam” khẳng định việc sử dụng công nghệ
thơng tin là cơng cụ chính để khẳng định năng lực cạnh tranh của các NHTM, sự phát
triển các sản phẩm dịch vụ E-banking là xu hướng thời thượng, công nghệ là yếu tố tạo
nên sự khác biệt giữa các NHTM trong kinh doanh.
Năng lực công nghệ bao gồm hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán
lẻ, máy ATM... được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như: dung lượng và tính ổn định
của đường truyền; các quy định pháp lý liên quan đến bảo mật, đến các giao điện tử, các
chi phí và trính độ sử dụng công nghệ.
Những tiến bộ công nghệ đã hỗ trợ ngân hàng xử lý công việc nhanh hơn, tạo điều
kiện thuận lợi hơn trong thu hút và đáp ứng các nhu cầu khách hàng, đồng thời giúp cho
NHTM giảm được chi kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh. Vì thế các NHTM đang
ngày càng gia tăng đầu tư vào các trang thiết hiện đại dần thay thế các thao tác thủ công.
2.2.2.4 Nguồn nhân lực
Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NHTM thì yếu tố con người có

vai trị quan trọng và mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Sự phát triển công nghệ đã giúp cho các NHTM có được những bước đi dài trong
đột phá nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách


12

hàng, phục vụ tốt hơn công tác thống kê, phân tích kết quả kinh doanh, nhưng tiến bộ của
cơng nghệ dù có cao đến đâu đi nữa thì cũng cần có sự quản lý và kiểm sốt có hiệu quả
của con người. Nhân sự là yếu tố mang tính kết nối các nguồn lực của ngân hàng, là cái
gốc của mọi cải tiến hay đổi mới.
Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM phải được xem xét trên cả
hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.
 Về số lượng lao động:
Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các
NHTM nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng.
 Về chất lượng lao động:
Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các tiêu chí:
-

Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn và các kỹ
năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết
định, giải quyết vấn đề...

-

Trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ năng của nhân sự cũng là một chỉ tiêu quan
trọng thể hiện chất lượng nhân sự.

-


Ngồi ra chất lượng nhân sự cịn thể hiện ở mức độ cam kết gắng bó lâu dài.

2.2.2.5 Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa dịch vụ :
Hệ thống kênh phân phối là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, thể hiện ở số lượng chi nhánh và đơn vị trực thuộc. Hiệu quả của mạng lưới
chi nhánh được đánh giá thông qua hiệu quả của việc quản lý, giám sát hoạt động và tính
hợp lý trong phân bổ chi nhánh ở các vùng đại lý.
Mức độ đa dạng hóa các dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ tạo cho ngân
hàng một lợi thế cạnh tranh to lớn đóng góp vào sự phát triển ổn định của ngân hàng.
2.2.2.6 Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác :
Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố uy tín của NHTM đó,
sự tin tưởng của khách hàng giúp ngân hàng nâng cao vị thế bản thân. Vì thế, danh tiếng
và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vơ cùng to lớn, nó quyết định sự thành cơng hay
thất bại cho ngân hàng đó trên thương trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới
hoạt động, tăng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM.


13

Ngồi danh tiếng và uy tín của mình, các NHTM còn phải thể hiện được sự liên
kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, sự kiện một NHTM hợp tác với một TCTD hay
với một tổ chức tài chính, tập đồn kinh tế nào cũng góp phần năng cao sự mạnh cạnh
tranh của NHTM đó trên thương trường.[4]
2.2.3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng.
Do hoạt động ngân hàng mang tính chất đặc thù, nhiều hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong hoạt động ngân hàng chưa được cụ thể hóa trong Luật Cạnh tranh và
Nghị định 120/2005/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh. Nên hiện nay khi mà vấn đề cạnh tranh của các NHTM được xem là một trong
những vấn đề sống các NHTM sẽ tìm đủ mọi cách để gia tăng thị phần của mình trong đó

khơng loại trừ hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh của mình. Dưới đây là một số các
định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh được NHNN đưa ra :
 Thu hút tiền gửi với mức lãi suất tiền gửi cao hơn tại một số ngân hàng khiến
cho tiền gửi chuyển lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác;
 Thực hiện với hình thức thưởng tiền, hiện vật và các hình thức khuyến mại
khác trong hoạt động huy động dẫn đến tổng thu nhập từ lãi cao hơn trần lãi
suất huy động theo quy định.
 Quảng cáo đưa ra không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính, đưa ra
những báo cáo kiểm tốn gây hiểu lầm để hỗ trợ những quảng cáo, với quan
điểm là để thu hút người gửi tiền từ những ngân hàng khác;
 Khoản vay lãi suất thấp hơn cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể so với lãi
suất cho người vay các khu vực khác;
 Cung cấp các thơng tin về vấn đề và khó khăn của các ngân hàng khác, gièm
pha đối thủ cạnh tranh và cung cấp thông tin sai trái để gây nhầm lẫn cho
khách hàng;
 Cung cấp tiền thưởng và thù lao cho nhân viên dựa trên mức huy động vốn;
 Chào lãi suất cao hơn mức lãi suất cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam...
 Mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định; thu phí giao dịch khơng đúng
quy định của pháp luật;


14

Các hành vi nêu trên không chỉ gây ra hậu quả cho khách hàng, đối thủ cạnh tranh,
không làm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mà nó cịn có thể tổn hại đến lợi ích quốc
gia, điều hành chính sách tiền tệ. [16]
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh theo mơ hình 5 tác lực của Michael Porter
Theo Michael Porter năm tác lực đó gồm:
(1) Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành

(2) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm năng
(3) Mối đe dọa từ các sản phẩm có khả năng thay thế
(4) Quyền lực thương lượng của người mua
(5) Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng.

Hình 2.1. Mơ hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: Michael Porter, “Competitive Strategy”, bản dịch 2008, trang 35)


×