Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Một số biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng hoạt động một số trang thiết bị trong bệnh viện hoàn mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------------------

ĐẶNG QUỐC TRƢỞNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ TRANG
THIẾT BỊ TRONG BỆNH VIỆN HOÀN MỸ

Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật
Mã số: 60520401

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA-ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Quang Linh

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM ngày
…… tháng…….. năm……..

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1. …………………………………………………..
2. …………………………………………………..
3. …………………………………………………..
4. …………………………………………………..
5. …………………………………………………..

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đặng Quốc Trưởng ........................................ MSHV: 13120376 ...........
Ngày, tháng, năm sinh: 19 / 04 / 1987 ....................................... Nơi sinh: TP.HCM
Chuyên ngành: VẬT LÝ KỸ THUẬT ...................................... Mã số : 60520401 .........
I. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ TRONG BỆNH VIỆN
HOÀN MỸ
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Khảo sát và xây dựng một cơ sở chung cho việc đánh giá mức độ sai số hay độ
chính xác, mức độ an toàn của các thiết bị điều trị sau: khử rung tim, máy căt đốt, bơm
tiêm/ truyền dịch tự động.

-

Xác định các rủi ro và yếu tố ảnh hưởng thông qua việc xử lý các số liệu đo được.

- Đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng điều trị trong
việc sử dụng các thiết bị này.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 16/01/2017 ..................................................................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/06/2017 ..................................................
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : PGS.TS. HUỲNH QUANG LINH

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN
Thông qua luận văn này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè
và thầy cơ đã hỗ trợ tận tình em thực hiện tốt đề tài này.
Cảm ơn thầy PGS.TS. Huỳnh Quang Linh đã chấp nhận để em thực hiện đề tài. Em
xin cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo, chỉ rõ các sai sót trong q trình nhận đề tài và đã
hỗ trợ em rất nhiều trong q trình hồn thành luận văn.
Cảm ơn KS. Nguyễn Tấn Khanh cùng các đồng nghiệp phịng Trang thiết bị vật tư
bệnh viện Hồn Mỹ đã tạo nhiều điều kiện để mình hồn thành tốt công việc, hỗ trợ
trang thiết bị và thu thập đủ dữ liệu, góp phần hồn thiện đề tài này.

Bên cạnh đó, trên hành trình học tập này, Trưởng ln ghi nhớ và cảm ơn những
người bạn đồng hành cùng mình, đặc biệt là KS. Hàng Quang Khang và KS. Nguyễn
Đắc Duy Quang đã cùng động viên và giúp đỡ nhau cả trong việc học tập lẫn công
việc.
Em cũng xin dành một lời cảm kích sâu sắc với các thầy cơ khoa Khoa học Ứng
dụng đã che chở và đào tạo cho suốt những năm còn là sinh viên bậc đại học đến nay.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa đã hỗ trợ hết mình về mặt kiến thức thơng qua các mơn
học, những chỉ bảo tận tình và động viên cả trên giảng đường lẫn kinh nghiệm sống và
làm việc.
Cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình, đặc biệt là mẹ, người đã hỗ trợ con rất nhiều
cho việc hoàn thành đề tài này. Gia đình mãi ln là nơi ủng hộ để con yên tâm vững
bước trong cuộc sống.


TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, chất lượng điều trị và an tồn người bệnh ln được quan
tâm hàng đầu trong hệ thống y tế Việt Nam. Việc bảo dưỡng và kiểm tra các trang
thiết bị y tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các bệnh viện công lẫn tư. Tuy
nhiên, bên cạnh những thiết bị chẩn đoán như Xquang, điện tim… được giám sát kiểm
định hằng năm thì vẫn cịn khá nhiều loại thiết bị điều trị vẫn chưa được quan tâm
đúng mức về tình trạng chất lượng trong quá trình sử dụng như máy khử rung tim,
máy cắt đốt, máy bơm tiêm điện, truyền dịch tự động… Đây tuy là những thiết bị nhỏ
giá trị không cao nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị người bệnh. Do đó,
việc kiểm sốt tình trạng hoạt động của các thiết bị này rất quan trọng. Gần đây, trên
thị trường đã xuất hiện những công cụ dùng để kiểm tra chất lượng hoạt động của các
loại thiết bị này. Tuy nhiên, việc sử dụng và áp dụng kết quả của các cơng cụ này
trong thực tiễn cịn nhiều hạn chế. Ứng dụng các máy đo kiểm này trong hoạt động của
phòng Trang thiết bị vật tư của các bệnh viện là một thách thức cũng là một lợi thế để
tăng cường vai trò quản lý và bảo dưỡng các thiết bị y tế, qua đó nâng cao chất lượng
hoạt động của thiết bị y tế để góp phần làm tăng chất lượng điều trị cho bệnh nhân.

Từ khóa: Cắt đốt, khử rung tim, bơm tiêm điện, truyền dịch tự động, máy đo kiểm.

ABSTRACT
In recent years, the quality of treatment and patient safety has always been of
prime concern in the Vietnamese health system. Maintenance and inspection of
medical equipment are becoming more and more important in public and private
hospitals. However, besides diagnostic equipment such as X-ray, electrocardiogram,
etc., there are still many types of therapeutic equipment and devices that have not been
properly considered in terms of quality during use such as defibrillators,
electrosurgical units, syringe pumps, infusion pumps etc. These are not high value
devices, but directly and considerably affect the results of patient treatment. Therefore,
monitoring the quality of these devices is very important. Recently, there are tools and
procedured available to check the quality of mentioned instruments. However, the use
and applying the results of these tools in practice are still limited. Applying these
testers in the QA&QC operation of the hospital equipment is either a challenge even
an advantage to enhance the management and the maintenance of medical equipment.
Thereby, QA&QC of medical equipment contributes considerably to the ultimate goal
of healthcare system, that is the best efficiency of treatment for patients.
Keywords: electrosurgical devices, defibrillators, electroinfusion syringe pump,
automatic infusion, testers.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Huỳnh Quang Linh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là trung thực, chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính
tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.



MỤC LỤC
Mục lục…………………………………………………………………………………1
Danh mục hình vẽ………………………….……………..……………………………3
Danh mục bảng biểu……………………………………………………………………4
Mở đầu…………………………………….………………………….….…………….6
i.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài……….……………….………….….…6

ii.

Tính cấp thiết của đề tài………………………..……………..………….……..6

iii.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài…………………………………………….….7

Chương 1: Tổng quan………………………..…………………………………………8
1.1.

Nguyên lý máy khử rung tim………………………………..…………………8

1.2.

Nguyên lý đo kiểm khử rung tim…………………………….……………….16

1.3.

Nguyên lý máy truyền dịch tự động…………………..…….…………….…..18


1.4.

Nguyên lý đo kiểm bơm truyền dịch tự động………….………………….….28

1.5.

Nguyên lý máy cắt đốt……………………………………….……………….30

1.6.

Nguyên lý đo kiểm cắt đốt………………………………….………………...37

Chương 2: Các thơng số đo và ý nghĩa……………………………….……….……..39
2.1.

Các thơng số có thể kiểm tra trên máy khử rung tim…….……………….….40

2.2.

Các thơng số có thể kiểm tra trên máy truyền dịch/ bơm tiêm tự động….…..41

2.3.

Các thơng số có thể kiểm tra trên máy cắt đốt……………………………….42

Chương 3: Áp dụng thực tiễn trong việc đo kiểm…………………….……….….…43
3.1.

Đo kiểm máy khử rung tim…………………………………….……….….…43


3.1.1. Thiết bị đo được sử dụng…………………………………….……………..…43
3.1.2. Phạm vi đo……………………………………………………..…………..…..43
3.1.3. Phương pháp đo………………………………………………………….…….44
3.1.4. Kết quả…………………………………………………………..………….…45
3.1.5. Cơ sở đánh giá độ chính xác và an tồn………………………..………….…..50
3.1.6. Các rủi ro và một số biện pháp hạn chế rủi ro………………………………...54
3.2.

Đo kiểm máy truyền dịch/ bơm tiêm tự động…………………………….…..57

3.2.1. Thiết bị đo được sử dụng……………………………………..…………..…..57
3.2.2. Phạm vi đo……………………………………………………………….…….58
3.2.3. Phương pháp đo…………………………………………………………….….59
3.2.4. Kết quả………………………………………………………………………...62
3.2.5. Cơ sở đánh giá độ chính xác và an toàn……………………………………….68
3.2.6. Các rủi ro và một số biện pháp hạn chế rủi ro………………..………………70
1


3.3.

Đo kiểm máy cắt đốt………………………………………….…….…………72

3.3.1. Thiết bị đo được sử dụng………………………………….……….………….72
3.3.2. Phạm vi đo……………………………………………….……….…………...73
3.3.3. Phương pháp đo………………………………………….……….….………..73
3.3.4. Kết quả…………………………………………………...……………………74
3.3.5. Cơ sở đánh giá độ chính xác và an tồn……………….……………...……….76
3.3.6. Các rủi ro và một số biện pháp hạn chế rủi ro…………………………………78
3.4. Quy trình đo kiểm tại bệnh viện Hồn Mỹ……………………………..……...…79

Chương 4: Kết luận và hướng phát triển của đề tài……………………………..…….81
4.1.

Kết luận………………………...……………………………………………...81

4.2.

Hướng phát triển của đề tài…..………………………………………….…….82

Tài liệu tham khảo…………..……………………………….………………….…….83

2


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1- Cấu trúc tim [2]
Hình 2- Sóng điện tim [22]
Hình 3- Sóng điện tim AFL (kích động tâm nhĩ) [23]
Hình 4- Sóng điện tim AF (rung tâm nhĩ) [23]
Hình 5- Sóng điện tim VT (tâm thất nhanh) [23]
Hình 6- Sóng điện tim VF (rung tâm thất) [23]
Hình 7- Dạng sóng điện tim trong q trình khử rung tim [24]
Hình 8- Quá trình khử cực [2]
Hình 9- Đồ thị năng lượng ngõ ra của xung khử rung tim ở chế độ đơn pha [2]
Hình 10- Nguyên lý tạo xung khử rung tim [2]
Hình 11- Dạng sóng xung khử rung tim đơn pha và lưỡng pha [20]
Hình 12- Máy khử rung tim TEC-5521 của hãng Nihon Kohden [Tác giả]
Hình 13- Cơ chế đồng bộ trong khử rung tim [2]
Hình 14- Máy đo kiểm thiết bị khử rung tim [20]
Hình 15- Liệu pháp tiêm tĩnh mạch (IV) [6]

Hình 16- Phương pháp truyền dịch thủ cơng [6]
Hình 17- Bơm khí cầu [6]
Hình 18- Cấu tạo [6] và hình ảnh một bơm tiêm điện của hãng Terumo [Tác giả]
Hình 19- Cấu tạo [6] và ảnh một bơm truyền dịch tự động của Terumo [Tác giả]
Hình 20- Bơm tiêm có chức năng PCA [Tác giả]
Hình 21- Bơm di động [Tác giả]
Hình 22- Đồ thị lưu lượng của mẫu dịch truyền sử dụng cho máy bơm thể tích, bơm
tiêm và bơm di động [6]
Hình 23- Đo lưu lượng dựa vào thể tích dung dịch: dùng xylanh và burette [6]
Hình 24- Đồng hồ đo áp lực bơm tiêm. [6]
Hình 25- Thước đo độ dịch chuyển ống tiêm [6]
Hình 26- Mức độ phản ứng sinh học ở các tần số dịng điện khác nhau [16]
Hình 27- Hoạt động của máy cắt đốt [26]
Hình 28- Dạng sóng của các chế độ hoạt động của máy cắt đốt [25]
Hình 29- Chế độ lưỡng cực trong cắt đốt [26]
Hình 30- Cấu tạo máy cắt đốt [16]
Hình 31- Kết nối giữa máy cắt đốt và máy đo kiểm [27]
Hình 32- Dạng sóng và các giá trị năng lượng của xung khử rung tim hiển thị trên máy
đo kiểm. [4]
Hình 33- Chế độ kết nối đồng bộ sốc tim trên máy đo kiểm [4]
Hình 34- Giả lập các dạng sóng điện tim trên máy đo kiểm [4]
Hình 35- Các thơng số có thể đo được trên bơm tiêm/ truyền dịch [6]
Hình 36- Đồ thị lưu lượng theo thời gian trên máy đo kiểm [Tác giả]
Hình 37- Các thơng số cơng suất ngõ ra hiển thị trên máy đo kiểm [10]
Hình 38- Đồ thị cơng suất –tải [Tác giả]
Hình 39- Máy đo kiểm thiết bị khử rung tim [Tác giả]
Hình 40- Máy khử rung tim TEC-5521 của hãng Nihon Kohden [Tác giả]
Hình 41- Kết nối máy đo và bản cực mẫu [4]
Hình 42- Thực hiện đánh sốc trên máy đo [Tác giả]
Hình 43- Đèn cảnh báo trở kháng lớn hơn 100Ω và đánh sốc bị lỗi “Overheating” [Tác

giả]
3


Hình 44- Điện cực trẻ em [Tác giả]
Hình 45- Dạng sóng khử rung tim [3]
Hình 46- Các mức đèn cảnh báo trở kháng bệnh nhân [Tác giả]
Hình 47- Máy đo truyền dịch [Tác giả]
Hình 48- Máy bơm tiêm điện TE-331 của hãng Terumo [Tác giả]
Hình 49- Máy truyền dịch TE-135 của hãng Terumo [Tác giả]
Hình 50- Cách thức kết nối bơm tiêm hoặc truyền dịch vào máy đo kiểm [6]
Hình 51- Các chế độ cài đặt trên bơm tiêm điện TE-331 của Terumo [Tác giả]
Hình 52- Hai loại ống tiêm dành cho bơm tiêm điện: B.Braun và Terumo [Tác giả]
Hình 53- Dây truyền dịch thường và dây truyền dịch chuyên dụng [Tác giả]
Hình 54- Máy đo kiểm cắt đốt [10]
Hình 55- Máy cắt đốt Autocon II [Tác giả]
Hình 56- Kết nối máy đo kiểm và máy cắt đốt [Tác giả]
Hình 57- Đồ thị công suất của máy cắt đốt đang hỏng [Tác giả]
Hình 58- Đồ thị cơng suất của máy cắt đốt bình thường [Tác giả]
Hình 59- Kết quả đo kiểm được xác nhận bằng tem để cảnh báo việc tiếp tục sử dụng
máy hay không [Tác giả]

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng các mẫu máy khử rung tim tham gia khảo sát
Bảng 2: Các thông số của xung đánh sốc ghi nhận trên một mẫu máy khử rung tim
Bảng 3: Giá trị năng lượng thực tế và thời gian phát của xung đánh sốc ghi nhận trên
15 mẫu máy khử rung tim ở trở kháng bệnh nhân 50 Ω
Bảng 4: Giá trị xung đánh sốc của mẫu máy khử rung tim thứ nhất ở các điều kiện trở
kháng bệnh nhân khác nhau
Bảng 5: Giá trị xung đánh sốc của mẫu máy khử rung thứ nhất dưới hai loại bản điện

cực có diện tích khác nhau.
Bảng 6: Các thơng số chuẩn của TEC-5521 ở mức năng lượng 270J [3]
Bảng 7: Các thông số chuẩn của TEC-5521 ở mức năng lượng 200J [3]
Bảng 8: Các thông số chuẩn của TEC-5521 ở mức năng lượng 150J [3]
Bảng 9: Các thông số chuẩn của TEC-5521 ở mức năng lượng 50J [3]
Bảng 10: Sai số cho phép của TEC-5521 theo nhà sản xuất [3]
Bảng 11: Các giá trị chuẩn tham khảo trong đo kiểm đối với máy khử rung tim dòng
TEC-5521 của hãng Nihon Kohden.
Bảng 12: Số lượng các mẫu máy bơm tiêm điện tham gia khảo sát
Bảng 13: Số lượng các máy truyền dịch tự động tham gia khảo sát
Bảng 14: Các thông số ghi nhận được trên 30 mẫu bơm tiêm điện ở điều kiện lưu
lượng thấp
Bảng 15: Các thông số ghi nhận được trên 30 mẫu bơm tiêm điện ở điều kiện lưu
lượng cao
Bảng 16: Các thông số ghi nhận được trên 30 mẫu bơm tiêm điện ở điều kiện sử dụng
các phụ kiện khác nhau
Bảng 17: Các thông số ghi nhận được trên 30 mẫu bơm tiêm điện ở điều kiện cơ chế
cài đặt khơng chính xác
Bảng 18: Các thông số ghi nhận được trên 20 mẫu truyền dịch tự động ở điều kiện sử
dụng các phụ kiện khác nhau
4


Bảng 19: Các giá trị chuẩn tham khảo trong đo kiểm đối với máy bơm tiêm điện hãng
Terumo
Bảng 20: Các giá trị chuẩn tham khảo trong đo kiểm đối với máy truyền dịch tự động
hãng Terumo
Bảng 21: Số lượng các máy cắt đốt tham gia khảo sát
Bảng 22: Giá trị trở kháng tiếp xúc của các mẫu cắt đốt
Bảng 23: Các thông số ghi nhận được trên mẫu cắt đốt dịng Force FX hãng Coviden

Bảng 24: Các thơng số dịng rò ghi nhận được trên mẫu cắt đốt dòng Force FX hãng
Coviden
Bảng 25: Các thông số công suất chuẩn của máy cắt đốt ForceFX [5]
Bảng 26: Các thông số công suất chuẩn của máy cắt đốt Excell 250 [28]
Bảng 27: Các thông số công suất chuẩn của máy cắt đốt Autocon II [9]

5


MỞ ĐẦU
i.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Hệ thống y tế Việt Nam càng lúc càng có nhiều thay đổi nhằm nâng cao chất lượng
điều trị và đặt yếu tố an toàn bệnh nhân lên trên hết. Bên cạnh việc nâng cao tay nghề
chuyên môn của các nhân viên y tế, sự an tồn và chính xác của trang thiết bị kèm
theo cũng đóng vai trị quan trọng. Điều này đòi hỏi các trung tâm y tế phải có một cơ
sở để đánh giá chất lượng cũng như mức độ an toàn của các thiết bị chẩn đốn và điều
trị đang sử dụng. Ngồi ra cũng phải cân nhắc các rủi ro liên quan nhằm hạn chế khả
năng xảy ra ở mức thấp nhất.
Hiện nay, ứng dụng các thiết bị đo kiểm nhằm xác định tình trạng thiết bị y tế tại Việt
Nam còn rất nhiều hạn chế: về loại thiết bị có thể đo kiểm, về cơ sở chung để đánh
giá… Và thực tế hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ kiểm định theo yêu cầu của Bộ y tế
đối với một số máy sử dụng bức xạ, nồi hấp, nhiệt kế, máy đo huyết áp, cân, điện tâm
đồ bởi các cơ quan Nhà nước. Còn các loại thiết bị y tế quan trọng khác như máy khử
rung tim, máy cắt đốt trong phẫu thuật, bơm tiêm điện tự động, truyền dịch, monitor,
máy giúp thở… đều chưa có một cơ sở chung để đánh giá độ chính xác và an tồn sau
một qng thời gian sử dụng. Các thiết bị dùng để đo kiểm cho các loại máy này cũng
rất hiếm xuất hiện ở môi trường Việt Nam. Việc ứng dụng các thiết bị đo kiểm cịn rất

hạn chế, nhất là q trình nội kiểm trong các cơ sở y tế gần như khơng có, nếu có cũng
chỉ là kiểm tra an tồn điện.
Trong năm 2017, Bộ Y Tế sẽ triển khai Thông tư số 36/2016/TT-BYT với nhiều quy
định trong việc quản lý chất lượng của các thiết bị y tế lưu hành và sử dụng tại các cơ
sở khám chữa bệnh. Phần lớn các thiết bị điều trị/ can thiệp sắp tới sẽ phải đạt các quy
định về an toàn và chất lượng trong kiểm tra của Thanh tra hằng năm. Điều này cho ta
thấy sẽ tốt hơn nếu có một kênh tham khảo cho việc chứng nhận chất lượng của các
thiết bị y tế đang được sử dụng của Bệnh viện.

ii.

Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, phần lớn các thiết bị phục vụ điều trị như máy khử rung tim, cắt đốt, bơm
tiêm điện, truyền dịch tự động… tại các bệnh viện công lẫn tư tại Việt Nam đều được
sử dụng với tình trạng chất lượng gần như khơng thể nhận biết chính xác được, cũng
như việc bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ rất hạn chế. Ở hầu hết các bệnh viện, người sử
dụng trực tiếp như điều dưỡng sẽ ước lượng tình trạng sai số của những thiết bị này
dựa trên kinh nghiệm hoặc sai số thiết bị quá cao có thể nhận biết bằng mắt thường. Vì
vậy, tình trạng sai sót hoặc những rủi ro có thể xuất hiện trong q trình điều trị mà
khơng thể kiểm sốt. Trong khi đó, các máy đo kiểm những thiết bị này còn rất mới
trên thị trường y tế Việt Nam và gần như chưa có những cơ sở chung trong việc sử
dụng kết quả nào từ các máy đo kiểm trong việc kiểm tra chất lượng. Do đó, việc ứng
dụng các cơng cụ đo kiểm cũng như các quy trình đo kiểm theo thông lệ quốc tế như
một biện pháp kiểm soát chất lượng các thiết bị điều trị là rất quan trọng.

6


iii.


Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.

Trên cơ sở các nhận định như trên, trong điều kiện và với kinh nghiệm làm việc tại hệ
thống bệnh viện Hoàn Mỹ cũng như trong phạm vi và thời gian thực hiện của luận văn
thạc sĩ, tác giả đã đề ra mục tiêu luận văn xây dựng “MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ
TRONG BỆNH VIỆN HỒN MỸ” với những nội dung chính như sau:
- Khảo sát và xây dựng cơ sở chung cho việc đánh giá mức độ sai số hay độ chính xác,
mức độ an tồn của các thiết bị điều trị sau: khử rung tim, máy căt đốt, bơm tiêm/
truyền dịch tự động.
- Xác định các rủi ro và yếu tố ảnh hưởng thông qua việc xử lý các số liệu đo được.
- Đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng điều trị trong việc
sử dụng các thiết bị này.

7


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Nguyên lý máy khử rung tim
1.1.1. Cấu tạo và chức năng của tim [2]
Tim là một khối cơ rỗng co bóp liên tục đều đặn 60-80 lần/phút. Tim nằm
nghiêng về phía trái, nút xoang tim ở phía trên và mỏm tim ở phía dưới. Tim có một
vách ngăn chia tim thành hai nửa phải trái riêng biệt, mỗi bên có nhĩ phải, thất phải và
nhĩ trái, thất trái. Tim đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì tuần hồn phổi (đưa
máu về phổi lấy oxy) và tuần hoàn ngoại biên (đưa máu giàu oxy đi nuôi các cơ quan)
thông qua các các động mạch chủ, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới.
Nhờ sự co bóp của cơ tim mà một lượng máu khoảng 5 lít/phút được lưu
chuyển trong cơ thể người. Chức năng co bóp của tim thực hiện được nhờ sự kích
thích đều đặn được điều khiển bởi nút xoang. Khi tim hoạt động bình thường, trong

q trình co bóp sẽ sinh ra một dòng điện truyền đi theo các động và tĩnh mạch, đó là
sóng điện tim.

Hình 1- Cấu trúc tim [2]

Hệ thống dẫn nhịp tim được nút xoang nhĩ phát xung, các tế bào của tim đáp
ứng với những xung động điện rất nhỏ. Bình thường nút xoang phát xung động đều
đặn khoảng 60-80 nhịp/ phút. Nút xoang có thể phát xung động nhanh hơn khi nhu cầu
oxy trong cơ thể cao hơn như khi gắng sức, xúc động, sốt cao… Nằm giữa tâm nhĩ và
tâm thất cũng có một vùng tế bào đặc biệt được gọi là nút nhĩ-thất có tác dụng dẫn
truyền và kiểm soát các xung động điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Xung động điện
phát ra từ nút xoang, lan truyền đến tâm nhĩ làm các tâm nhĩ co bóp, biểu hiện bằng
sóng P trên sóng điện tim. Xung động truyền tiếp xuống nút nhĩ-thất, bó His, đến vách
ngăn liên thất, tới mạng lưới Purkinje làm tâm thất co bóp, biểu hiện bằng phức bộ
QRS trên sóng điện tim.

8


Hình 2- Sóng điện tim [22]

Sự truyền dẫn cơ được tạo ra bởi các tế bào cơ tim thay đổi có đặc tính tự động.
Điều này có nghĩa là chúng có thể phát ra hoạt động ở bên trong tim cũng như đáp ứng
lại kích thích từ các tế bào liền kề. Đường truyền dẫn xung trong tim có nhiệm vụ làm
tim giãn nở theo nhịp của các điện thế hoạt động trong tim và sự co bóp phối hợp của
cả tâm nhĩ và tâm thất:
o Mở các van nhĩ –thất cho máu đi qua.
o Thất phải và trái giãn nở/ co bóp bơm máu vào hệ tuần hồn ngoại biên.
Trong sợi cơ nút xoang nhĩ, sau khi sự tái phân cực xảy ra, điện thế của màng
tăng từ từ đến mức ngưỡng mở kênh tại điểm natri dâng đầy màng thấm và khởi đầu

tạo điện thế tiếp theo. Sự tăng điện thế từ từ này được gọi là tạo nhịp dẫn (hoặc tạo thế
trước) và nhờ có sự giảm trong màng thấm đối với ion Kali, kết quả làm cho bên trong
tế bào trở nên thế âm.
Tốc độ tăng điện thế nút xoang nhĩ là yếu tố chính quyết định nhịp tim và hoạt
động của tim được tăng lên bởi kích thích tố của tuyến thượng thận và dây thần kinh
giao cảm được kích thích.
1.1.2. Rối loạn dẫn nhịp trong tim [2]
Trong trường hợp hoạt động co bóp của tim khơng bình thường vì một ngun
nhân nào đó, chẳng hạn các bệnh về tim như: rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất…,
bệnh động mạch vành hoặc do tác động ngoài như: mất máu, ngộ độc, điện giật, nhồi
máu phổi... dẫn đến giảm chức năng bơm, thậm chí khơng tuần hoàn máu, trạng thái
này gọi là ngưng tim.
Nguyên nhân của hiện tương ngưng tim là sự dừng tim xảy ra bởi cơ tim khơng
co bóp, hiện tượng rung thất xảy ra khi cơ thất của tim co bóp một cách ngẫu nhiên và
hiện tượng phân ly điện cơ xảy ra bởi sự kích thích điện nhưng khơng có sự co bóp để
bơm máu. Khi nhịp tim dừng, huyết áp hạ xuống, các tế bào cơ tim không cảm nhận
được xung kích thích, bệnh nhân có thể bị tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Hiện tượng ngưng tim xảy ra khi các khoang tim co rút hỗn loạn làm cho rung
tim, lúc này lượng máu được bơm từ tâm nhĩ tới tâm thất rất ít, nguyên nhân do:
o Rối loạn hoạt động của nút xoang.
o Các tế bào cơ tim khơng được kích thích đều đặn, mất đồng bộ.
o Cơ tim bị co thắt.
Có nghĩa là sự kích thích của nút xoang rất yếu, để phục hồi chức năng của tim
cần thiết phải có sự kích thích xung điện có cường độ lớn để nhịp xoang trở lại bình
thường. Phương pháp này gọi là khử rung tim, là sự điều chỉnh dòng điện của tim.
Nhịp tim được điều khiển nhờ sự kích thích đều đặn của nút xoang. Khi sự kích
thích này bị tăng ở một số phần của tim do mất sự điều khiển của nút xoang sẽ dẫn đến
9



loạn nhịp. Nguyên nhân của hiện tượng loạn nhịp do chứng thiếu máu cục bộ, sự phình
trương to của các cơ tim khi bị kích thích quá giới hạn, phân ly điện cơ hoặc nhiễm
độc…
1.1.3. Một số dạng sóng điện tim khi hiện tƣợng rung tim xảy ra [2]
Kích động tâm nhĩ – Atrial Flutter (AFL): nhĩ bị kích thích theo quy luật,
nhưng chu kỳ kích thích bên trong nhĩ quá nhanh, tần suất lên đến 220 đến 300
lần/phút, đồng thời xuất hiện sóng có tần số dao động bất thường trên đường nền gọi là
sóng f kích thích nhĩ. Hầu hết sóng f khơng tới được thất do block nhĩ-thất làm tắc
nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Thất ít bị kích thích trong trường hợp này, kết quả là chỉ một số rất ít sóng f dẫn nhịp
tới thất, tạo nhịp R-R bất thường. Trường hợp này chức năng bơm máu thấp.

Hình 3 - Sóng điện tim AFL (kích động tâm nhĩ) [23]

Dạng sóng điện tim của bệnh nhân bị kích động tâm nhĩ biểu hiện:
o Xuất hiện sóng f trên đường nền.
o Chu kỳ R-R bất thường.
o Mất khoảng đẳng điện giữa thời điểm kết thúc sóng T và bắt đầu sóng P.
Chu kỳ ECG khơng đều.
Rung tâm nhĩ- Atrial Fibrillation (AF): hiện tượng rung tim do cơ tim truyền
dẫn xung kích thích khơng ổn định, xung kích thích bất thường xuất hiện trong vùng
nhĩ và co bóp của tim sai quy luật, do vậy khơng có sóng P, thay vào đó là dạng sóng
gợn có tần số từ 400 đến 700 lần/phút trên đường nền, được gọi là sóng f. Một phần
sóng đó kích thích thất, do vậy chu kỳ R-R khơng tn theo quy luật bình thường.
Hiện tượng này được gọi là rung tâm nhĩ (rung nhĩ).
Khi hiện tượng rung nhĩ xuất hiện, khơng có sự co bóp bình thường của nhĩ,
lượng máu từ nhĩ xuống thất thấp ảnh hưởng tới chức năng bơm của tim và đầu ra của
cung lượng tim giảm 20-30%. Hiện tượng này làm cho nhĩ bơm rất yếu dẫn đến máy
đọng lại trong thất, có thể dẫn đến đột quỵ. Tuy nhiên, hiện tượng này ít dẫn đến gây
đột quỵ và mức độ nguy cấp cũng thấp hơn so với rung thất.


Hình 4- Sóng điện tim AF (rung tâm nhĩ) [23]

10


Dạng sóng điện tim của bệnh nhân bị rung tâm nhĩ biểu hiện:
o Xuất hiện sóng f trên đường nền.
o Chu kỳ R-R bất thường.
o Mất khoảng đẳng điện giữa thời điểm kết thúc sóng T và bắt đầu sóng P.
o Chu kỳ ECG không đều.
Tâm thất nhanh – Ventricular Tachycardia (VT): sự kích thích quá mức
xuất hiện đột ngột trên một phần của thất, sau đó lan tỏa quanh thất tới vịng tuần hồn
tạo ra sự co bóp của thất với nhịp rất nhanh. Trường hợp này rất nguy hiểm bởi đầu ra
cung lượng tim bị giảm xuống theo nhịp tim, dẫn tới hiện tượng thiếu máu cục bộ, đôi
khi huyết áp cũng giảm xuống quá thấp. Độ rộng phức bộ QRS lớn hơn 120ms, nhịp
thất từ 140 đến 180 nhịp/phút và sóng P khơng xuất hiện.

Hình 5- Sóng điện tim VT (tâm thất nhanh) [23]

Dạng sóng điện tim của bệnh nhân bị nhịp nhanh thất xuất hiện khi:
o Chu kỳ R-R nhanh > 120 nhịp/phút.
o Dạng phức bộ QRS rộng bất thường, biên độ lớn.
o Sóng P khơng rõ ràng.
Rung tâm thất- Ventricular Fibrillation (VF): rung thất là loại nhịp tim bất
thường. Rung thất không chỉ là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp mà còn là
nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tim khác. Khi xuất hiện ngưng tim, đầu ra cung lượng
tim đột ngột hạ xuống điểm zero kéo dài liên tục từ 3 đến 5 phút. Tim không bơm
được máu và não lúc này không được cung cấp máu, dẫn dến sự thay đổi trong hệ
thống thần kinh trung ương.


Hình 6- Sóng điện tim VF (rung tâm thất) [23]

Dạng sóng điện tim của bệnh nhân bị rung thất biểu hiện:
o Tâm thất bị kích thích bất thường.
o Tim chỉ rung, khơng co bóp.
o Loạn nhịp: khơng có sóng P, sóng T và mất phức bộ QRS, sóng điện tim
có hình sin bất thường.
o Khơng có đầu ra cung lượng tim, mất tuần hoàn.

11


Hiện tượng rung thất được xóa bằng dịng điện xun thành cơ tim, lúc này toàn
bộ cơ tim bị khử cực, dập tắt các vùng cơ tim bị tăng kích thích. Nút xoang tạo nhịp tự
phát, có thể phục hồi chức năng dẫn nhịp của tim.

Hình 7- Dạng sóng điện tim trong quá trình khử rung tim [24]

1.1.4. Nguyên lý khử rung tim [2]
Một dòng cao áp được đặt trực tiếp vào cơ tim khi mở lồng ngực, hoặc được đặt
bên ngoài lồng ngực đối với trường hợp khử rung thất.
Khử rung xóa được sóng rung thất bằng một dịng điện xuyên thành cơ tim. Các
vùng cơ tim chịu kích thích vượt quá sự kích thích của nút xoang, gây nên loạn nhịp,
có thể phục hồi lại được chức năng dẫn nhịp của chúng sau sốc điện.
Điện thế bên ngoài tế bào là 0mV được lấy làm mức tham khảo. Khi cơ tim
được kích thích xung điện, giai đoạn khử cực xảy ra, tăng tính thấm của màng đối với
ion Na+, ion Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong xuyên qua màng tế bào theo hướng
gradient nồng độ. Trạng thái điện thế tĩnh biến mất, thay vào đó xuất hiện một điện thế
có thế dương bên trong màng, thế âm bên ngoài màng. Tại thời điểm này, điện thế

khoảng l90 ÷ 110l mV và sau đó bắt đầu giảm từ từ tới mức điện thế nghỉ trong
khoảng 100 ms. Gia đoạn này tính thấm của màng đối với ion K+ tăng lớn hơn so với
tính thấm của màng đối với ion Na+, tiến trình này gọi là tái cực. tế bào có thế dương
bên ngồi màng, thế âm bên trong màng, lúc này điện thế của tế bào khoảng -70 mV ÷
-80mV.
Sự thay đổi điện thế trong tế bào cơ tim tại thời điểm khử cực khi các điện tích
dâng lên tức thời trong tế bào, làm thay đổi tính chất lý hóa và đảo ngược điện thế nghỉ
chuyển sang điện thế động và tái cực là tiến trình phục hồi trở lại trạng thái tích điện
bình thường của các tế bào cơ tim sau khi có xung xuyên qua. Qua thực nghiệm, lấy
đạo hàm bậc nhất của điện thế động hồn tồn tương ứng với dạng sóng ECG đo được
trên bề mặt cơ thể.

Hình 8- Quá trình khử cực [2]

12


Tế bào cơ tim được khử cực bởi sự kích thích của điện cực âm, dịng điện
hướng từ trong màng tế bào ra ngoài và tạo ra một điện thế động. Với sự kích thích
của điện cực dương, dịng điện hướng vào bên trong, điện thế trong tế bào tăng lên tạo
ra do trạng thái phân cực.
Các yêu cầu tạo xung trong máy khử rung tim: có nhiều phương pháp khác
nhau để tạo xung trong việc khử rung tim. Hiện nay thơng dụng nhất là phương pháp
tích lũy năng lượng đến mức yêu cầu, sau đó giải phóng năng lượng đó trong khoảng
thời gian ngắn.
Dịng xung điện tạo ra trong máy khử rung tim phải đảm bảo những yêu cầu
sau:
o Cường độ đỉnh của dòng xung điện khoảng vài chục A.
o Thời gian phát xung khoảng vài miligiây.
o Không gây thương tổn tim, hệ thần kinh, các bộ phận cơ thể khác của bệnh

nhân.

Hình 9- Đồ thị năng lƣợng ngõ ra của xung khử rung tim ở chế độ đơn pha [2]

Nguyên lý tạo xung: tụ điện C có dung kháng lớn được nạp tới mức điện áp
cao, tích lũy năng lượng đến mức cần thiết tại thời điểm bắt đầu, sau đó được điều
khiển phóng qua cuộn cảm L, qua điện cực tới tim của bệnh nhân. Dạng sóng dao
đơng tắt dần được tạo ra, đó là xung khử rung tim. Mạch điện đảm bảo an toàn cho
bệnh nhân vì mức điện áp cao khơng đặt trực tiếp lên cơ thể bệnh nhân và dòng điện
sử dụng là dòng DC, do đó khơng gây sốc và ít nguy hiểm hơn đến cơ tim.

Hình 10- Nguyên lý tạo xung khử rung tim [2]

13


Quan hệ giữa các đại lượng vật lý trong khử rung tim: máy khử rung tim tạo ra
dịng điện kích thích tim thơng qua các điện cực đặt trên cơ thể bệnh nhân. Mức năng
lượng tích lũy trong máy được đo bằng Joule (Watt x giây), dòng điện tại thời điểm
phóng rất lớn, khoảng vài chục ampe. Dịng điện đưa tới tim bệnh nhân với các mức
năng lượng khác nhau phụ thuộc vào trở kháng lồng ngực của từng bệnh nhân.
Với: I - dòng điện đưa tới tim bệnh nhân (A).
W - mức năng lượng chọn (J).
R - trở kháng lồng ngực bệnh nhân (Ω).
T - thời gian phóng điện (miligiây).
Trở kháng lồng ngực bệnh nhân phụ thuộc vào từng người. Do đó, kết quả q
trình khử rung tim phụ thuộc nhiều vào trở kháng ngực của bệnh nhân. Sự điều chỉnh
chính xác dịng điện, chọn mức năng lượng đúng, phù hợp với trở kháng ngực bệnh
nhân sẽ tạo ra hiệu quả tối ưu cho quá trình khử rung tim.
Để khử rung tim thành cơng cần một dịng điện chạy qua cơ tim đủ để khử cực

một số lượng quan trọng các tế bào cơ tim, nhưng mức tổn thương gây ra là tối thiểu
đối với tim. Dòng điện quá nhỏ, khử rung sẽ không kết thúc loạn nhịp tim hoặc kích
thích sự hoạt động trở lại của tim. Dịng điện quá lớn sẽ gây tổn thương chức năng tim.
Cần cân đối giữa mức tổn thương có thể gặp do dòng điện khử rung tim gây ra và hiệu
quả khử rung tim. Sự lựa chọn dòng điện (mức năng lượng) hợp lý sẽ giảm những tổn
hại tới cơ tim. Trở kháng lồng ngực giữ vai trị quan trọng, vì vậy phải có sự kết hợp
dung hịa giữa dịng điện, thời gian phóng điện và trở kháng lồng ngực bệnh nhân.
Nguyên lý chung của các kỹ thuật khử rung tim
o Khử rung tim đơn pha (Monophasic): khử rung tim đơn pha phóng dịng sốc
theo một chiều, từ dương đến âm. Địi hỏi mức năng lượng cao (200-360J) để
khử hiện tượng rung thất (VF) hoặc trường hợp mất xung P khi nhịp nhanh thất
(VT).
o Khử rung tim lưỡng pha (Biphasic): khử rung tim hai pha phóng dịng sốc đến
tim bệnh nhân theo hai pha đối nghịch nhau. Mức năng lượng thấp hơn so với
khử rung tim đơn pha. Mức năng lượng sốc dạng sóng hai pha khoảng trên 200J
đảm bảo an tồn, hiệu quả cao đối với những bệnh nhân có trở kháng ngực cao,
ít nguy hiểm hơn cho cơ tim so với sốc tới 360J với dạng sóng tắt dần. [21]

Hình 11- Dạng sóng xung khử rung tim đơn pha và lƣỡng pha [20]

Cấu hình một máy khử rung tim thường gồm: một máy chính và hai điện cực
ngồi. Máy chính có chức năng cung cấp năng lượng và điều khiển khử rung tim. Hai
điện cực được đặt trực tiếp trên ngực, sau bả vai hoặc đặt trực tiếp vào tim bệnh nhân
để truyền năng lượng.
14


Hình 12- Máy khử rung tim TEC-5521 của hãng Nihon Kohden [Tác giả]

Máy thường làm việc ở hai chế độ:

o Chế độ không đồng bộ: bác sĩ theo dõi, phân tích nhịp tim, quyết định nạp năng
lượng cho máy khử rung tim và phóng dịng xung điện tới tim bệnh nhân thông
qua hai điện cực đặt trước ngực (trong cấp cứu) hoặc trực tiếp vào tim (trong
phẫu thuật). Việc chọn mức năng lượng và phóng năng lượng tới bệnh nhân
được điều khiển bằng tay.
o Chế độ đồng bộ: hai điện cực dán đặt vào cơ thể bệnh nhân. Trong chế độ này
máy khử rung tim được điều khiển đồng bộ bằng sóng QRS chuẩn để phóng
dịng xung điện với âm nhắc rõ ràng. Máy ghi lại, phân tích nhịp tim và mọi
thông báo điều khiển tự động, các chỉ dẫn cho người sử dụng được hiển thị trên
màn hình. Máy sẽ tự động dò theo phức bộ QRS và đánh dấu vị trí sẽ phóng
điện (thường là khoảng 20ms sau đỉnh sóng R hoặc đáy sóng S).

Hình 13- Cơ chế đồng bộ trong khử rung tim [2]

15


Một số hiện tượng thường xảy ra trong quá trình khử rung tim:
1. Hiện tượng phóng điện hồ quang.
Trong quá trình khử rung tim có thể xảy ra hiện tượng dòng hồ quang dọc theo
thành ngực. Để tránh hiện tượng này không nên bôi quá nhiều gel tiếp xúc giữa điện
cực và da bệnh nhân.
2. Hiện tượng gây bỏng bệnh nhân.
Một hiện tượng khác trong khi phóng dịng sốc tim, xuất hiện các loại nhiễu,
khói, vịng hồ quang, ngun nhân do sự tạo lập trạng thái muối kiềm hóa tại các vị trị
tiếp xúc điện cực dán với da bệnh nhân. Hiện tượng này gây bỏng bệnh nhân và dòng
khử rung tim cung cấp tới bệnh nhân không đủ, do vậy nên gỡ các điện cực dán trước
khi tiến hành khử rung tim.
3. Một số hiện tượng khác.
Tại vị trí tiếp xúc điện cực, da bệnh nhân có thể bị tẩy đỏ. Nguyên nhân do bị

bỏng nhẹ nhưng không gây nguy hiểm.[2]
1.2. Nguyên lý đo kiểm thiết bị khử rung tim
Máy đo kiểm thiết bị khử rung tim cơ bản là đo năng lượng chứa trong một
xung điện đánh sốc. Nó hoạt động dựa trên việc xác định năng lượng của một xung
điện thơng qua hình dạng và thời gian tồn tại của xung như công thức sau:
W=
Với W: năng lượng (Watt.s hay Joule).
e(t): điện thế theo thời gian.
i(t): cường độ xung phát theo thời gian.
T: thời gian tồn tại của xung phát.
Khi trở kháng tải trong mạch là hằng số, năng lượng mất trên tải có dạng như
sau:
W=
Với R: là trở kháng tải. [2]
Như vậy, thực tế thiết bị phân tích này hoạt động dựa trên một mạch điện gồm
một tải có trở kháng cố định (tiêu chuẩn là 50 Ω). Quá trình đo bắt đầu bằng việc dùng
máy khử rung tim kết nối vào mạch và cấp một xung điện có cường độ biến thiên theo
thời gian. Lúc này, trong mạch sẽ xuất hiện một điện thế biến thiên theo thời gian và
thiết bị phân tích sẽ đo được điện thế này. Qua đó, tính được năng lượng của xung điện
phát ra từ máy khử rung tim. Bên cạnh đó, thiết bị cũng sẽ ghi nhận được hình dạng đồ
thị năng lượng của mỗi xung điện.
Ngoài ra, thiết bị cũng phải mơ phỏng tín hiệu điện tim với các bệnh lý rung tim
thường gặp nhằm kiểm tra chức năng đánh sốc đồng bộ của máy khử rung tim. Bởi vì
xung điện đánh sốc nếu truyền vào thời điểm chu kỳ sóng T của tín hiệu điện tim rất
nguy hiểm. Do đó các máy khử rung hiện nay đều đồng bộ đánh sốc bệnh nhân khi tim
đang ở chu kỳ R của sóng ECG. Thiết bị phân tích cũng phải kiểm tra chức năng này.

16



Hình 14- Máy đo kiểm thiết bị khử rung tim [20]

17


1.3. Nguyên lý máy truyền dịch tự động
1.3.1. Lịch sử ra đời của máy truyền dịch [6]

Hình 15- Liệu pháp tiêm tĩnh mạch (IV) [6]

Ngày nay, các thiết bị truyền máu được sử dụng rộng rãi như một dụng cụ thiết
yếu ở hầu hết các khoa lâm sàng tại bệnh viện, đặc biệt là phịng mổ, khu chăm sóc
đặc biệt và cấp cứu. Thiết bị truyền dịch là công cụ kiểm soát sự phân phối các dung
dịch như chất dinh dưỡng và thuốc vào hệ thống tuần hoàn máu của bệnh nhân, theo
một liều lượng nhất định, thường là qua đường tĩnh mạch. Dung dịch truyền rất đa
dạng, có thể là insulin hoặc hóc mơn, kháng sinh, thuốc điều trị, thuốc giảm đau…
Các thiết bị truyền dịch dùng để kiểm soát dịch truyền với độ tin cậy cao hơn so
với các phương pháp khác. Ví dụ, thiết bị có thể kiểm soát dịch truyền ở tốc độ truyền
cố định 0,1 ml/h; hoặc cung cấp thuốc theo các khoảng thời gian định trước; hoặc giới
hạn lượng thuốc tối đa cung cấp cho bệnh nhân; hoặc kiểm soát dịch truyền thay đổi
theo thời gian trong ngày hoặc có thời lượng kéo dài.
Mặc dù các thuốc tiêm tĩnh mạch có từ 1492, thiết bị truyền dịch đường tĩnh
mạch đầu tiên phải đến thế kỷ 17 mới xuất hiện do Christopher Wren phát minh năm
1658. Tuy nhiên, sự phát triển loại thiết bị này đã bị dừng lại cho đến thế kỷ 19 do xảy
ra các rủi ro trong quá trình truyền, nhất là sau khi có nhiều ca tử vong liên quan đến
truyền máu sau thành công lần đầu tiên vào năm 1665. Cuối cùng vào thế kỷ 19, các
yếu tố chính của phương pháp truyền máu tĩnh mạch đã được hình thành: theo đó, một
quy trình tiêm truyền chậm, giúp nhận biết và ngăn ngừa các nguy cơ từ tắc nghẽn khí,
tránh tình trạng lưu lượng dịch truyền quá cao hoặc quá thấp. Một trong những phát
triển chủ yếu của thiết bị truyền dịch là sáng chế của Dean Kamen vào đầu những năm

1970 - một thiết bị truyền dịch có thể đeo hay gọi là máy truyền dịch lưu động, cho
phép di chuyển bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Tắc nghẽn trong các thiết bị truyền dịch xảy ra do thiếu áp lực làm giảm dịng
chảy và có thể trở thành nguyên nhân gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Hầu hết các máy
truyền dịch đều có ngưỡng áp lực báo tắc đường truyền được cài đặt sẵn. Khi áp lực
vượt quá giới hạn này, báo động sẽ hoạt động. Nếu ngưỡng báo động này được đặt quá
cao, các tác động xấu của hiện tượng tắc nghẽn có thể xảy ra trên bệnh nhân trước khi
báo động. Vì vậy, kiểm tra áp lực báo tắc trên đường truyền dịch là rất quan trọng đối
với an toàn bơm truyền dịch.
Các máy truyền dịch phải được kiểm tra định kỳ để xác định xem chúng có hoạt
động đúng hay khơng. Có nhiều phương pháp được sử dụng để kiểm tra độ chính xác
của các thiết bị truyền dịch. Tuy nhiên, phương pháp chủ yếu chính là để đo lưu lượng
18


của thiết bị truyền dịch, kiểm tra các báo động tắc nghẽn và xác định rằng thiết bị là an
toàn cho việc sử dụng.
Truyền dịch tĩnh mạch thường được truyền từ các chai hoặc túi đựng dung dịch
pha sẵn và có kích cỡ tiêu chuẩn từ 50 đến 1000ml. Túi này được treo lên cao hơn
bệnh nhân và phần đầu của dây truyền dịch được gắn vào phía dưới túi. Dây truyền
dịch chứa buồng nhỏ giọt là bộ phận đếm giọt để tính tốn tốc độ dịch truyền được sử
dụng. Buồng nhỏ giọt phải luôn đầy một nửa để thực hiện được việc nhỏ giọt và ngăn
khơng khí xâm nhập vào ống. Một kẹp dạng con lăn được sử dụng để kiểm soát tốc độ
chất dịch truyền. Con lăn dịch chuyển đóng mở sẽ làm thay đổi tiết diện ống: nó có thể
bóp chặt ống, làm cho ống hẹp và giảm tốc độ truyền; hoặc nó có thể nới lỏng cho
phép dịch truyền chảy với tốc độ nhanh hơn. Con lăn nên được đóng lại trước khi gắn
dây dịch truyền để đảm bảo khơng có khơng khí vào trong ống.
Giới hạn an toàn của lượng dung dịch đưa vào cơ thể người sẽ khác nhau tùy
thuộc vào thể trọng, chiều cao và độ tuổi của bệnh nhân. Một số bệnh lý như suy tim,
suy thận, tiểu đường… ở người trưởng thành bình thường thì tổng lượng dịch truyền

đưa vào khoảng 35-50ml/kg thể trọng mỗi ngày. Ngoài ra, truyền theo đường tĩnh
mạch nhanh hơn bất kỳ phương pháp điều trị nào khác vì nó đi trực tiếp vào máu, do
đó nó có thể được sử dụng khi cần chế độ điều trị nhanh chóng.

Hình 16- Phƣơng pháp truyền dịch thủ cơng [6]

1.3.2. Các loại thiết bị truyền dịch [6]
Có rất nhiều loại thiết bị truyền dịch với các cơ chế hoạt động khác nhau. Tuy
nhiên, chúng đều có mục đích chung là cung cấp sự truyền dịch cho bệnh nhân một
cách chính xác với một tốc độ định trước, trong khoảng thời gian nhất định. Về cơ bản,
thiết bị truyền dịch sử dụng hoạt động bơm để cung cấp dòng chảy dịch truyền với một
lưu lượng đã được xác định.
Độ tin cậy của các thiết bị y tế như các máy truyền dịch là rất quan trọng bởi vì
các thiết bị này được sử dụng cho những bệnh nhân có thể đang trong tình trạng nguy
19


×