Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và quy trình trích ly hoạt chất có khả năng ức chế enzyme tyrosinase từ cây cù đề breynia vitis idaea (burm f ) c e c fischer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN NGỌC THẢO MY

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ QUY
TRÌNH TRÍCH LY HOẠT CHẤT CĨ KHẢ NĂNG ỨC
CHẾ ENZYME TYROSINASE TỪ CÂY CÙ ĐỀ
BREYNIA VITIS-IDAEA (BURM. F.) C. E. C. FISCHER

Chuyên ngành : Kỹ thuật hóa học
Mã số: 60 52 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ QUY
TRÌNH TRÍCH LY HOẠT CHẤT CĨ KHẢ NĂNG ỨC
CHẾ ENZYME TYROSINASE TỪ CÂY CÙ ĐỀ
BREYNIA VITIS-IDAEA (BURM. F.) C. E. C. FISCHER.
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT HÓA HỌC
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60 52 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Cán bộ hướng dẫn Khoa học:



TS. LÊ XUÂN TIẾN
PGS. TS. LÊ THỊ HỒNG NHAN

Học viên: Nguyễn Ngọc Thảo My
MSHV: 1570172

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ XUÂN TIẾN .................................

PGS. TS. LÊ THỊ HỒNG NHAN ......................

Cán bộ chấm nhận xét 1

: PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG PHONG
………………………………………..

Cán bộ chấm nhận xét 2

: TS. LÊ VĂN MINH
………………………………………..

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 27 tháng 07 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. Chủ tịch: PGS. TS. Phan Ngọc Hòa
2. Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Phong
3. Phản biện 2: TS. Lê Văn Minh
4. Ủy viên: TS. Tống Thanh Danh
5. Thư ký: TS. Phan Thị Hoàng Anh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT HĨA HỌC

PGS. TS. Phan Ngọc Hòa

GS. TS. Phan Thanh Sơn Nam


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Ngọc Thảo My .................................. MSHV: 1570172
Ngày, tháng, năm sinh: 23/07/1992 .......................................... Nơi sinh: Đồng Tháp
Chuyên ngành: Kỹ thuật hóa học ............................................... Mã số: 60520301
I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thành phần hóa học và quy trình trích ly hoạt chất có
khả năng ức chế enzyme tyrosinase từ cây cù đề Breynia vitis-idaea (Burm. f.) C.
E. C. Fischer.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Điều chế cao tổng và cao phân đoạn từ lá cây cù đề Breynia vitis-idaea
(Burm. f.) C. E. C. Fischer.
 Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa và khả năng ức chế enzyme tyrosinase invitro của các cao phân đoạn nhằm xác định các cao tiềm năng để tiến hành phân lập.
 Phân lập các hợp chất tinh khiết từ các cao tiềm năng và xác định cấu trúc
hóa học.
 Đánh giá hoạt tính sinh học bao gồm hoạt tính kháng oxy hóa và khả năng ức
chế enzyme tyrosinase in-vitro của các chất đã phân lập được.
 Xây dựng quy trình trích ly 6-O-benzoylarbutin bằng hệ dung mơi an tồn
trong mỹ phẩm.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/07/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/06/2017
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. Lê Xuân Tiến, PGS. TS. Lê Thị Hồng Nhan

Tp. HCM, ngày 14 tháng 07 năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tồn thể q thầy cơ trong khoa kỹ
thuật hóa học trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM nói chung và bộ mơn kỹ thuật
hữu cơ nói riêng đã chỉ dạy tận tình và giúp đỡ rất nhiều trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Giảng viên hướng dẫn - thầy Lê Xuân Tiến đã tận tình hướng dẫn, định hướng, sửa
chữa và đóng góp kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực hiện

và hồn thành luận văn.
Cơ Lê Thị Hồng Nhan và chị Phan Nguyễn Quỳnh Anh đã hỗ trợ, đóng góp nhiều ý
kiến bổ ích trong q trình nghiên cứu.
Cơ Nguyễn Kim Minh Tâm, Cô Hà Cẩm Anh, cô Huỳnh Thư đã truyền đạt, giúp đỡ
và đóng góp những kiến thức vi sinh q báu.
Các thầy, cơ quản lý dụng cụ phịng thí nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi sử dụng
cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, dụng cụ trong phịng thí nghiệm bộ mơn để thực
hiện luận văn.
Các anh chị, bạn bè, gia đình và người thân đã giúp đỡ, ủng hộ trong suốt quá trình
học tập.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy
cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài đã phân lập được 3 hợp chất, bao gồm: 6-O-benzoylarbutin, Breynioside B,
6-O-benzoyl-α-D-glucose từ lá Breynia vitis-idaea (Burm. f.) C. E. C. Fischer. Cấu
trúc của các hợp chất được giải đoán dựa vào dữ liệu phổ 1D-NMR, 2D-NMR, HRMS và so sánh với tài liệu tham khảo. Cả ba hợp chất đều thể hiện khả năng bắt gốc
tự do DPPH và ức chế tyrosinase tốt. Trong đó, 6-O-benzoylarbutin thu được với
hiệu suất khá cao (H = 3,6%) và thể hiện hoạt tính ức chế tyrosinase nổi trội. Do đó,
đề tài đã tiến hành xây dựng quy trình trích ly và tinh chế 6-O-benzoylarbutin bằng
dung mơi an tồn đạt được hiệu suất tồn q trình là 5,9%.

ii


ABSTRACT

Three compounds were isolated from Breynia vitis-idaea (Burm. f.) C. E. C.
Fischer’s leaves: 6-O-benzoylarbutin, Breynioside B, 6-O-benzoyl-α-D-glucose.
Their structures were determined by 1D-NMR, 2D-NMR, HR-MS spectroscopic
analyses and in comparison with the reported data. All compounds show significant
radical scavenging and tyrosinase inhibition activities. Among of them, 6-Obenzoylarbutin was obtained with high efficiency (H = 3,6%) and showed superior
tyrosinase inhibition activities. Therefore, thesis has proceeded a process for the
extraction and purification 6-O-benzoylarbutin by the safety solvent obtained 6-Obenzoylarbutin crystal with total process efficiency is 5,9%.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Ngọc Thảo My

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 0
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ ii
ABSTRACT .................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... xi
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ xiii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 1
1.1. Giới thiệu chung về chi Breynia ........................................................................... 1
1.1.1. Đặc điểm thực vật chi Breynia ....................................................................... 1
1.1.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Breynia ........................... 1
1.2. Tổng quan về cây cù đề ........................................................................................ 7
1.2.1. Khái quát chung.............................................................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm sinh sản và phát triển ..................................................................... 8
1.2.3. Đặc điểm phân bố ........................................................................................... 9
1.2.4. Thành phần hóa học sơ bộ của cây cù đề ..................................................... 10
1.3. Một số công dụng trong dân gian của cây cù đề ................................................ 10
1.4. Một số nghiên cứu trong nước và quốc tế về cây cù đề ..................................... 10
1.4.1. Các nghiên cứu quốc tế ................................................................................ 10
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 15
1.5. Enzyme tyrosinase .............................................................................................. 16
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ....... 17
v


2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 17
2.3. Hóa chất và thiết bị ............................................................................................. 19
2.3.1. Hóa chất ........................................................................................................... 19
2.3.2. Thiết bị ............................................................................................................. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20
2.3.1. Phương pháp trích ly .................................................................................... 20
2.3.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất ............................................... 20

2.3.4. Phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học ................................................ 21
2.3.4.1. Định lượng phenol tổng theo phương pháp Folin – Ciocalteau ............ 21
2.3.4.2. Phương pháp xác định khả năng bắt gốc tự do DPPH ........................... 21
2.3.4.3. Phương pháp xác định khả năng bắt gốc tự do ABTS ........................... 22
2.3.4.4. Phương pháp đánh giá khả năng ức chế enzyme tyrosinase .................. 23
2.4. Thực nghiệm ....................................................................................................... 25
2.4.1. Thu hái và xử lí nguyên liệu ......................................................................... 25
2.4.2. Điều chế và thu cao ...................................................................................... 25
2.4.3. Khảo sát hoạt tính sinh học của cao tổng và cao phân đoạn ........................ 28
2.4.3.1. Kháng oxy hóa ....................................................................................... 28
2.4.3.2. Khả năng ức chế enzyme tyrosinase ...................................................... 30
2.4.4. Phân lập các hoạt chất trong cao .................................................................. 31
2.4.4.1. Sắc ký cột cao ethylacetate .................................................................... 31
2.4.4.2. Sắc ký cột cao n-butanol ........................................................................ 34
2.4.5. Đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất đã phân lập được.................. 37
2.4.6. Xây dựng quy trình trích ly 6–O–benzoylarbutin ........................................ 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 40
3.1. Chuẩn bị và đánh giá nguyên liệu....................................................................... 40
3.1.1. Định danh thực vật ....................................................................................... 40
3.1.2. Độ ẩm và hàm lượng tro nguyên liệu ........................................................... 40
3.2. Điều chế cao tổng và cao phân đoạn .................................................................. 41
vi


3.2.1. Điều chế cao tổng ......................................................................................... 41
3.2.2. Điều chế cao phân đoạn................................................................................ 42
3.3. Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao tổng và cao phân đoạn .................... 44
3.3.1. Chất đối chiếu vitamin C .............................................................................. 44
3.3.2. Cao tổng và cao phân đoạn........................................................................... 44
3.4. Khả năng ức chế enzyme tyrosinase ................................................................... 46

3.4.1. Khả năng ức chế enzyme tyrosinase của β-arbutin ...................................... 46
3.4.2. Khả năng ức chế enzyme tyrosinase của các cao ......................................... 47
3.5. Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất trong các cao phân đoạn ................ 48
3.5.1. Hợp chất F17 ................................................................................................ 48
3.5.2. Hợp chất F19 ................................................................................................ 52
3.5.3. Hợp chất B11 ................................................................................................ 56
3.6. Đánh giá hoạt kháng oxy hóa của các hợp chất đã phân lập .............................. 59
3.7. Khả năng ức chế enzyme tyrosinase của các hợp chất đã phân lập ................... 61
3.8. Xây dựng quy trình trích ly 6–O–benzoylarbutin .............................................. 62
3.8.1. Lập đường chuẩn gallic acid và đường chuẩn 6 –O–benzoylarbutin ........... 63
3.8.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình trích ly .................................. 63
3.8.2.1. Khảo sát độ cồn ...................................................................................... 63
3.8.2.2. Khảo sát tỷ lệ rắn/lỏng ........................................................................... 64
3.8.2.3. Khảo sát nhiệt độ trích ly ....................................................................... 65
3.8.2.4. Khảo sát thời gian trích ly ...................................................................... 66
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 70
4.1. Kết luận ............................................................................................................... 70
4.2. Kiến nghị............................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 72
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Một số hình ảnh về cù đề............................................................................... 9
Hình 1. 2. Một số terpenic glycoside ............................................................................ 11
Hình 1. 3. Một số phenolic glycoside ........................................................................... 11
Hình 2. 2. Phản ứng trung hịa DPPH .......................................................................... 22
Hình 2. 3. Quá trình tạo thành gốc tự do ABTS●+ ....................................................... 23

Hình 2. 4. Quy trình sinh tổng hợp melanin ................................................................ 24
Hình 2. 5. Sơ đồ tổng quát quy trình chiết cao tổng và cao phân đoạn ........................ 26
Hình 2. 6. Quy trình trích ly 6-O-benzoylarbutin......................................................... 38
Hình 3. 1. Đồ thị biểu diễn hiệu suất trích ly cao phân đoạn ....................................... 43
Hình 3. 2. Phần trăm ức chế gốc tự do DPPH và ABTS của vitamin C ...................... 44
Hình 3. 3. Phần trăm ức chế gốc tự do DPPH của các cao .......................................... 45
Hình 3. 4. Giá trị IC50 của các cao chiết ....................................................................... 45
Hình 3. 5. Phần trăm ức chế enzyme tyrosinase của β-arbutin .................................... 46
Hình 3. 6. Khả năng ức chế tyrosinase của cao tổng và cao phân đoạn....................... 47
Hình 3. 7. Đồ thị thể hiện IC50 của các cao .................................................................. 47
Hình 3. 8. Tương quan COSY và HMBC của hợp chất F17 ........................................ 50
Hình 3. 9. 6–O–benzoylarbutin .................................................................................... 52
Hình 3. 10. Tương quan COSY và HMBC của hợp chất F19 ...................................... 55
Hình 3. 11. Breynioside B ............................................................................................ 56
Hình 3. 12. Tương quan COSY của hợp chất B11 ....................................................... 58
Hình 3. 13. 6–O–α-D-glucose ....................................................................................... 59
Hình 3. 14. Phần trăm ức chế gốc tự do DPPH và ABTS của các chất đã phân lập .... 59
Hình 3. 15. Giá trị IC50 của các chất phân lập được so với chất chuẩn vitamin C ....... 60
Hình 3. 16. Phần trăm ức chế enzyme tyrosinase của các hợp chất đã phân lập ......... 61
Hình 3. 17. Đồ thị thể hiện giá trị IC50 của các chất phân lập so với β-arbutin ........... 61
Hình 3. 18. Đường chuẩn gallic acid và 6-O-benzoylarbutin ...................................... 63
Hình 3. 19. Khảo sát độ cồn ......................................................................................... 64
Hình 3. 20. Khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng................................................................................ 65
Hình 3. 21. Khảo sát nhiệt độ trích ly .......................................................................... 66
Hình 3. 22. Khảo sát thời gian trích ly ......................................................................... 67

viii


Hình 3. 23. TLC và Phổ hấp thu UV – VIS của b) cao sau trích ly c) Tinh thể F17

sau khi kết tinh d) Tinh thể F17 phân lập từ SKC ........................................................ 68

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Hệ dung môi giải ly cột cao ethylacetate .................................................... 32
Bảng 2. 2. Hệ dung môi giải ly F19 .............................................................................. 34
Bảng 2. 3. Hệ dung mơi giải ly sắc kí cột cao n-butanol .............................................. 35
Bảng 2. 4. Hệ dung môi giải ly cột B11 ....................................................................... 36
Bảng 3. 1. Cảm quan nguyên liệu lá cù đề ................................................................... 40
Bảng 3. 2. Ngoại quan và tính chất cao tổng ................................................................ 41
Bảng 3. 3. Các thông số điều chế cao tổng ................................................................... 42
Bảng 3. 4. Ngoại quan và tính chất của cao phân đoạn ................................................ 43
Bảng 3. 5. So ánh dữ liệu phổ NMR của F17 và 6-O-benzoylarbutin ......................... 51
Bảng 3. 6. So sánh dữ liệu phổ NMR của F19 và Breynioside B ................................ 55
Bảng 3. 7. So sánh dữ liệu phổ NMR của B11 và 6-O-benzoyl-α-D-glucose .............. 58

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EtOAc

Ethylacetate

EtOH

Ethanol


MeOH

Methanol

n-hex

n-hexane

n-BuOH

n-butanol

DPPH

2,2-diphenyl-1-picryhydrazyl

ABTS

2,2’-azino-bis-(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid)

OD

Mật độ quang (optical density)

DMSO

Dimethyl sulfoxide

TPE


Total phenolic equivalents

GAE

Gallic acid equivalents

MIC

Minium inhibitory concentration – nồng độ ức chế tối thiểu

MBC

Minium bactericidal concentration – nồng độ gây chết tối thiểu

MTT

3-(4,5-dimethythiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide

MRSA

Methicillin-resistant Staphylococcus aureus

L-DOPA

L-3,4-dihydroxyphenylalanine

SKC

Sắc ký cột


TLC

Sắc ký bản mỏng

AcOH

HCOOH

ESI-MS

Electron Soray Ionization Mass spectrometry

1

Hydro (1) nuclear magnetic resonace

H-NMR

13

C-NMR

Carbon (13) nuclear magnetic resonace

DEPT

Distortionless enhancement by polarization transfer

HMBC


Heteronuclear Mutiple Bond Correlation
xi


HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherence

COSY

Correlated Spectroscopy

ppm

Parts per million

Rf

Retention factor

δ

Chemical shift

J

Coupling constant

s


Singlet

d

Doublet

t

Triplet

dd

Doublet of doublet

ddd

Doublet of doublet of doublet

tt

Triplet of triplet

m

Multiplet

IC50

Inhibitory concentration at 50%


PE

Petroleum ether

Me2CO

Acetone

dd

Dung dịch

ex

Expand (dãn rộng )

xii


LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đơng Nam Á, có khí hậu và thảm thực vật
khá phong phú và đa dạng. Tận dụng nguồn tài ngun q giá này, nhiều cơng
trình nghiên cứu đã cho thấy tính ứng dụng rất cao của các lồi dược liệu trong việc
cung cấp các chế phẩm tự nhiên có giá trị trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm.
Cây cù đề là loài cây mọc hoang, vốn quen thuộc và phổ biến ở nước ta. Tuy là một
loài cây mọc dại nhưng chúng được biết đến với nhiều bài thuốc cổ truyền chữa
bệnh như: trị sưng amidan, chống các chứng xuất huyết, trị đau dạ dày…
Các cơng trình nghiên cứu về đối tượng cù đề trên thế giới không nhiều và trong
nước thì rất hạn chế nhưng đây là một đối tượng thực vật mới tiềm năng. Do đó,
việc tìm hiểu thành phần hóa học, hoạt tính của cây cù đề ở Việt Nam là một cơng

việc rất có ý nghĩa. Chính vì những lý do đó, tơi chọn đề tài “Nghiên cứu thành
phần hóa học và quy trình trích ly hoạt chất có khả năng ức chế enzyme
tyrosinase từ cây cù đề Breynia vitis-idaea (Burm.f.) C. E. C. Fischer.” làm đề tài
nghiên cứu, nhằm góp phần tìm hiểu thêm và có những nghiên cứu khoa học chính
xác về thành phần hóa học, dược tính cũng như định hướng cho các nghiên cứu ứng
dụng các hoạt chất sau này.

xiii


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Giới thiệu chung về chi Breynia

1.1.1. Đặc điểm thực vật chi Breynia
Trong hệ thực vật Việt Nam, Thầu dầu (Euphorbiaceae) được coi là họ lớn, đa dạng
loài thứ tư trong số 305 họ thực vật bậc cao. Ở Việt Nam, họ Thầu dầu hiện đã biết
với 75 chi và trên 450 loài. Các dạng sống gặp ở họ Thầu dầu có thể là cỏ hàng
năm, cỏ nhiều năm, bụi, dây leo, gỗ nhỏ hoặc gỗ lớn. Chúng phân bố khá rộng rãi ở
các hệ sinh thái khác nhau từ các vùng ven biển, ruộng vườn, đồng cỏ đến các thảm
cây bụi và các loại hình rừng thứ sinh hoặc nguyên sinh trên núi cao [1, 2].
Chi Breynia được đặt tên theo nhà thực vật học người Đức Jacob Breyne (1837 1897) là 1 chi lớn trong họ Thầu dầu. Chi này bao gồm khoảng 25 loài thực vật
phân phối rộng rãi trong nhiều hệ sinh thái khác nhau, từ khu vực ven biển, ruộng
vườn, đồng cỏ và một số loại rừng nguyên sinh trên núi [2, 3]. Nhiều lồi dược liệu
thuộc chi Breynia có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đơng Nam Á và các đảo ở Thái
Bình Dương.
Các loài trong chi Breynia ở dạng cây bụi. Lá mọc so le, xếp hai dãy, có cuống.
Cụm hoa đơm ở nách, hoa đơn tính, khơng có cánh hoa. Hoa đực có đài dạng con
quay, chỉ nhị dính thành cột ở giữa, bao phấn dính nhau, có 2 ơ, mở dọc. Hoa cái có

đài hợp, hình chng có 6 mảnh, thành 2 vịng so le. Bầu hình trứng, có khi cụt
hoặc giãn ra, vịi nhụy ngắn, rời hay dính, ở giữa hay ở bên. Quả nang, hay quả
mọng, có đài, hạt có 3 cạnh [2, 3].
Nghiên cứu về thành phần hóa học của các lồi trong chi Breynia vẫn cịn ít. Nhưng
trong y học dân gian, một số loài được xem là dược liệu quý, được sử dụng để chữa
bệnh kiết lỵ, chống viêm, hay bị rắn cắn [4].
1.1.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Breynia
Năm 1992, Nordin H. Lojis, Ooi Beng Guan và các cộng sự đã phân lập được
Viroallosecurinine và ent-Phyllanthidine từ lá của lồi Breynia coronata. Nhóm
nghiên cứu tiến hành trích ly lá Breynia coronata (7,14 kg) với MeOH, sau khi loại
bỏ dung mơi thu được cao MeOH. Tiếp tục trích ly cao MeOH với CHCl3 và
sulfuric acid, bay hơi dung môi thu được cắn, cắn này hòa tan vào n-BuOH, sau khi
1


bay hơi dung môi thu được 14,8 g cao n-BuOH. Nhóm nghiên cứu tiến hành phân
lập cao này bằng sắc ký lớp mỏng điều chế trên TLC silica gel với hệ dung môi
EtOAc-CHCl3 thu được 1 (viroallosecurinine, 24 mg) và 2 (ent-Phyllant hidine, 35
mg) [5].

Năm 2005, Butsarakham Supudompol, Sumphan Wongseripipatana và Kittisak
Likhitwitayawuid đã phân lập được 8 hợp chất từ lá của loài Breynia glauca. Lá
Breynia glauca được thu hái tại tỉnh Chanthaburi vào tháng 04/1999. Sau khi rửa
sạch, phơi khô và xay nhuyễn, thu được 5 kg bột Breynia glauca khơ. Nhóm tiến
hành trích ly ngun liệu với các dung môi thu được các cao tương ứng, cao nhexane (47 g), cao ethylacetate (63 g), cao n-butanol (21 g). Sau đó, nhóm tiến hành
phân lập cao EtOAc bằng sắc ký cột silica gel, cột Saphadex LH-20 thu được các
hợp chất: 3 (friedelin, 26 mg), 4 (3-oxo-sitosterone, 2 mg), 5 (friedelan 3-β-ol, 36
mg), 6 (β-sitosterol, 21 mg). Phân lập cao n-butanol (21g) bằng sắc ký cột silica gel
và cột Saphdex LH-20 thu được các hợp chất: 7 (kaempferol, 4 mg), 8 (arbutin, 16
mg), 9 (kaempferol-3-O-rutinoside, 7,6 mg), 10 (quercetin-3-O-glucoside, 4 mg).

Cấu trúc của các hợp chất phân lập được được xác định bằng phổ MS, 1H, 13C và so
sánh với các tài liệu đã được công bố trước [6].

2


Năm 2007, Dahai Meng, Wenliang Chen và Weimin Zhao đã phân lập được 10 hợp
chất glycoside spiroketal chứa lưu huỳnh từ loài Breynia fruticosa. Cấu trúc của các
hợp chất phân lập được xác định bằng phương pháp phổ và so sánh với các tài liệu
đã công bố trước. Phần trên mặt đất của Breynia fruticosa được thu hái tại tỉnh
Guangxi, Trung Quốc vào tháng 06/2015. Nguyên liệu sau khi được rửa sạch, sấy
khô và xay nhuyễn, thu được 30 kg bột Breynia fruticosa. Nhóm tác giả tiến hành
trích ly bột nguyên liệu với ethanol 95% ở nhiệt độ phòng, sau khi lọc, bay hơi dung
môi thu được cao EtOH. Sau đó tiến hành trích ly cao EtOH với CHCl3 và n-BuOH
thu được các cao tương ứng. Cao n-BuOH (800 g) sau đó được phân lập bằng sắc
ký cột Diaion D-101, cột silica gel, Saphadex LH-20 và HPLC thu được 10 hợp
chất: 11 (18 mg), 12 (137 mg), 13 (7 mg), 14 (9 mg), 15 (85 mg), 16 (14 mg), 17
(20 mg), 18 (16 mg), 19 (11 mg), 20 (10 mg) [7].

3


Năm 2010, Dahai-Meng, Jian Wu, Weimin Zhao đã tiến hành phân lập cao nbutanol (800 g) từ bộ phận trên mặt đất của loài Breynia fruticosa (30,0 kg) và cao
ethanol (10 g) từ bộ phận trên mặt đất của loài Breynia rostrata (5,0 kg). Kết quả
thu được 38 hợp chất, trong đó hợp chất 1-8 là các glycoside mà phần aglycon thộc
các nhóm flavane, sesquiterpene, phenylprpanoid, phenolic…và 30 hợp chất
glycoside còn lại đã được phân lập và xác định trong các nghiên cứu trước. Nhóm
nghiên cứu đã trích ly cao n-butanol từ loài Breynia fruticosa và cao ethanol từ loài
Breynia rostrata, sau đó tiến hành phân lập các hợp chất từ hai cao bằng sắc ký cột
silica gel, Saphadex LH-20 với các hệ dung môi tương ứng. Kết quả thu được các

hợp chất: 22 (18 mg), 23 (26 mg), 24 (100 mg), 25 (5 mg), 26 (9 mg), 27 (14 mg),
28 (28 mg), 29 (10 mg), 30 (43 mg), 31 (7 mg), 32 (9 mg), 33 (16 mg), 34 (15 mg),
35 (17 mg), 36 (45 mg), 37 (15 mg), 38 (68 mg), 39 (28 mg), 40 (20 mg), 41 (25
mg), 42 (14 mg), 43 (26 mg), 44 (8 mg), 45 (46 mg), 46 (145 mg), 47 (20 mg), 48
4


(22 mg), 49 (12 mg), 50 (27 mg), 51 (10 mg), 52 (28 mg), 53 (78 mg), 54 (70 mg),
55 (318 mg), 56 (197 mg), 57 (191 mg), 58 (627 mg), 59 (194 mg) [8].

Năm 2011, Ya-Ping Liu, Xiang-Hai Cai cùng các cộng sự đã phân lập được 10 hợp
chất từ rễ của Breynia fruiticosa, bao gồm các hợp chất triterpene và dẫn xuất của
sterol. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành trích ly 8,5 kg rễ của Breynia fruiticosa
(nguyên liệu khô xay nhuyễn thành bột) bằng dung môi MeOH 90%. Dịch trích sau
khi lọc, bay hơi chân khơng thu được cao MeOH. Cao MeOH được trích ly tiếp
bằng EtOAc, thu được 120 g cao EtOAc. Sau đó, nhóm tiến hành phân lập cao
EtOAc bằng sắc ký cột silica gel, Saphadex LH-20, RP-15, thu được các hợp chất:
5


60-Breyceanothanolic acid (38 mg), 61-Fruticosie A (50 mg), 62-Fruticosie B (26
mg), 63-Fruticosie C (962 mg), 64-Fruticosie D (254 mg), 65-Fruticosie E (54 mg),
66-Fruticosie F (225 mg), 67-Fruticosie G (38 mg), 68-Zizyberanali acid (17 mg),
69-Isoceanothic acid (721 mg) [9].

Năm 2013, Yan-Ping Li, Liao-Bin Dong cùng các cộng sự đã phân lập được bốn
hợp chất trong cao chiết ethylacetate của toàn cây Breynia fruiticosa, trong đó (70),
(71) là hai hợp chất dihydrobenzofuran neolignan mới và hai hợp chất đã biết gồm
9-9'-dihydroxy-3,4-methylenedioxy-3'-methoxy [7-O-4',8-5'] neolignan (72) và (-)machicendiol (73). Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập từ cao ethylacetate (340
g) được trích từ bột nguyên liệu toàn cây Breynia fruiticosa (10 kg) bằng sắc ký cột

Saphadex LH-20 với hệ dung môi giải ly H2O-MeOH thu được các đoạn FA-FE.
Tiếp tục sắc ký đoạn FB (38,5 g) bằng cột silica gel với hệ dung môi (CHCl3MeOH) thu được các đoạn nhỏ B1-B5, thu được bốn hợp chất. Sau đó tiến hành
phân tách B2 bằng sắc ký cột silica gel (PE-Me2CO) thu được B2-1, B2-2, B2-3, trong
đó hợp chất 70 (2,0 mg) và 73 (10,0 mg) từ đoạn B2-2. Phân đoạn B2-3 sau khi sắc ký
với cột RP-18 (MeOH-H2O) và tinh chế bằng cột Saphadex LH-20 = (CHCl36


MeOH) thu được hợp chất 71 (4,5 mg). Đoạn B3 được phân tách bằng cột silicagel
(CHCl3-Me2CO) thu được hợp chất 3 (3,0 mg) [10].

1.2.

Tổng quan về cây cù đề

1.2.1. Khái quát chung
Giới: Plantae (Thực vật)
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Malpighiales
Họ: Euphorbiaceae
Chi: Breynia
Loài: vitis – idaea
Tên Việt Nam: cù đề
Tên nước ngoài: Indian snowberry (Anh), Shan qi jing (Trung Quốc), Hime
kobannoki, Takasago kobannoki (Nhật), Hujan panas, Semomah, Seruyan
(Malaysia), Ang-sim-a, Ang-chu-a, Ang-a-chu (Đài Loan), Phiafān, Dapphit (Thái
Lan) [1].
Tên khoa học: Breynia vitis-idaea (Burm. f.) C. E. C. Fischer.
Hay còn gọi là Breynia rhamnoides (Retz.) Muell.Arg, Phyllanthus rhamnoides
Retz [2].


7


1.2.2. Đặc điểm sinh sản và phát triển
Cây dạng cây bụi, cao 0,5–3 m, không lông, vỏ nâu, nhánh ngắn dài 5-7 cm màu đỏ
lúc còn non. Lá xếp hai dãy, trải ra, mảnh, màu đo đỏ lúc non. Lá xếp hai dãy,
phiến mỏng hình trái xoan, mũi mác hay xoan bầu dục, đài tới 2,5 cm, rộng 1,6 cm,
mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh mốc mốc, gân bên 3-5 đơi, cuống lá dài 2–4 mm,
lá kèm hình tam giác, có mũi nhọn, dài 1–2 mm.
Cụm hoa ở nách lá, hoa đực xếp 2-3 cái một, hoa cái đơn độc ở phía ngọn các
nhánh. Hoa đực có đài dạng con quay với mép ngun hay hơi lượn sóng, hình trụ
có 3 thùy ở đỉnh, mang bao phấn. Hoa cái có đài hình chng chia ở đỉnh thành 6 lá
đài, bầu hình trứng dẹp với 3 vịi nhụy ngắn. Quả nang hình trứng dẹp ở đỉnh,
đường kính 5 mm, cao 6 mm, màu đỏ.

8


×