Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.73 KB, 24 trang )

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG
I - TIỀN LƯƠNG
1.1-Bản chất của tiền lương.
Tiền lương (tiền công) là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc gì đó. Tiền
lương có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ và cách
tiếp cận khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì chỉ tồn tại
thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, thành phần kinh tế tư nhân bị kìm hãm.
Theo quan điểm ở thời kỳ này, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc
dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối một cách có kế
hoạch cho cán bộ công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao
động. Khái niệm này hoàn toàn nhất trí với quan hệ sản xuất và cơ chế phân phối
của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng chính vì tiền
lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối dưới Chủ Nghĩa Xã Hội nên tiền
lương được trả theo kiểu bình quân. Sự đóng góp của mỗi người lao động là khác
nhau nhưng do nhà nước trực tiếp quản lý việc trả lương từ trên xuống dưới theo
thang bảng lương quy định mà không biết sự đóng góp của từng người lao động
trong thời kỳ này nên không khuyến khích được người lao động nâng cao trình độ
chuyên môn, chủ động trong công việc... hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế chưa
phát triển ngân sách Nhà nước còn eo hẹp lại phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực nên
tiền lương trả cho người lao động rất thấp, không đủ để họ tái sản xuất giản đơn ...
chính vì vậy người lao động không phát huy hết được năng lực của mình, không
gắn bó với xí nghiệp điều này đã làm cho hiệu quả kinh tế xã hội thời kỳ này rất
thấp
Hiện nay chúng ta đã chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao
cấp sang cơ chế thị trường. Do đó các quan điểm truyền thống không còn phù hợp
nữa. Ở một nền kinh tế đã có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền
sử dụng tư liệu sản xuất như nước ta hiện nay thì phạm trù tiền lương được thể
hiện cụ thể trong từng thành phần, từng khu vực kinh tế.
Đối với thành phần kinh tế nhà nước, tư liệu lao động thuộc sở hữu nhà nước,


tập thể lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người bán sức lao động, làm
thuê cho nhà nước và được nhà nước trả công dưới dạng tiền lương, ở đây tiền
lương mà người lao động nhận được là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh,
các cơ quan tổ chức nhà nước trả theo hệ thống thang bảng lương của nhà nước
quy định. Còn trong các thành phần, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sức lao
động đã trở thành hàng hoá vì người lao động không có quyền sở hữu về tư liệu
sản xuất mà họ đang sử dụng, họ là người làm thuê cho các ông chủ, tiền lương do
các xí nghiệp, tổ chức ngoài quốc doanh trả nhưng việc trả lương ấy lại chịu tác
động chi phối của thị trường sức lao động. Tiền lương trong khu vực này vẫn nằm
trong khuôn khổ pháp luật và theo chính sách hướng dẫn của nhà nước, nhưng
những thoả thuận cụ thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có tác
động trực tiếp đến phương thức trả lương. Thời kỳ này sức lao động được nhìn
nhận thực sự như một hàng hoá do vậy tiền lương không phải cái gì khác mà chính
là giá cả của sức lao động.
Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất nên tiền lương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động
và là một phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng tính đủ, khi thực hiện quá trình
sản xuất. Sức lao động là hàng hoá, cũng như mọi hàng hoá khác nên tiền công là
phạm trù trao đổi, nó đòi hỏi phải ngang với giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết
để tái sản xuất sức lao động.
Sức lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất cần phải bù đắp sau khi đã
hao phí nên tiền công cần phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối và
phân phối lại thu nhập quốc dân, dựa trên hao phí lao động và hiệu quả lao động
của người lao động. Do đó tiền lương là một phạm trù của phân phối. Bên cạch đó
sức lao động cần phải được tái sản xuất thông qua việc sử dụng các tư liệu sinh
hoạt cần thiết, thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân và do đó tiền lương cũng là một
phạm trù của tiêu dùng.
Trong cơ chế thị trường ngoài quy luật phân phối theo lao động, tiền lương
còn phải tuân theo các quy luật khác như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu vì
tiền lương cũng là giá cả của một loại hàng hoá nên nó do thị trường lao động

quyết định nhưng quy luật phân phối theo lao động vẫn là chủ yếu.
Như vậy xét trên phạm vi toàn xã hội thì tiền lương là một phạm trù kinh tế
tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần hiện
nay.
Với quan điểm mới này tiền lương đã đánh giá đúng giá trị sức lao động, tiền
tệ hoá tiền lương triệt để hơn, xoá bỏ tính phân phối cấp phát và trả lương bằng
hiện vật đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia, tiền
lương đã được khai thác triệt để vai trò đòn bẩy kinh tế, nó kích thích người lao
động gắn bó hăng say với công việc hơn.
Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý. Tiền
lương là một khoản cấu thành nên giá thành của sản phẩm do vậy nó là một khoản
khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tiền lương được chủ các doanh nghiệp dùng như một công cụ tích cực
tác động tới người lao động. Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất
lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để
tăng tiền lương đồng thời là động lực thúc đẩy việc tăng số lượng và chất lượng
sản phẩm. Tiền lương là lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được hưởng
từ cống hiến sức lao động cuả họ. Vậy trả lương xứng đáng với sức lao động họ bỏ
ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực lao động, quan tâm hơn
nữa đến kết quả lao động của họ. Từ đó tạo điều kiện tăng NSLĐ thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Đối với người lao động, sức lao động thuộc quyền sở hữu của người lao động
góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phần thu nhập tiền lương là khoản thu nhập
chính đáng của họ. Tiền lương là phương tiện để duy trì và khôi phục năng lực lao
động trước, trong và sau quá trình lao động (tái sản xuất sức lao động). Tiền lương
nhận được là khoản tiền họ được phân phối theo lao động mà họ đã bỏ ra.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người lao động nhận được
hàng tháng bằng tiền từ kết quả lao động của mình. Số tiền này nhiều hay ít phụ
thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động,

phụ thuộc vào trình độ, thâm niên... ngay trong quá trình lao động.Còn tiền lương
thực tế được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết mà người lao
động có thể trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình. Do đó tiền
lương thực tế không những liên quan đến tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc
chặt chẽ vào sự biến động của giá cả hàng hoá và các công việc phục vụ.
Mối quan hệ giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế được biểu hiện
qua công thức sau:
I
tltt
= I
tldn
/ I
gc

Trong đó:
I
tltt
: chỉ số tiền lương thực tế
I
tldn
:chỉ số tiền lương danh nghĩa
I
gc
:chỉ số giá cả
Như vậy, với một mức tiền lương nhất định, nếu giá cả tăng lên thì chỉ ssố
tiền lương thực tế giảm đi và ngược lại. Trong trường hợp giá cả ổn định, nếu tiền
lương danh nghĩa tăng lên thì chỉ số tiền lương thực tế cũng tăng. Nếu cùng một
lúc tiền lương danh nghĩa và giá cả thị trường cùng tăng hoặc cùng giảm thì đại
lượng nào có tốc độ tăng hoặc giảm lớn hơn sẽ quyết định chỉ số tiền lương thực tế.
Do đó , đối với người lao động lợi ích và mục đích cuối cùng của họ là tiền lương thực tế

vì nó quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động.
1.2-Các yêu cầu và chức năng của tiền lương
1.2.1-Chức năng của tiền lương.
Tiền lương thực chất là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động theo một thoả thuận nào đấy dựa trên những quy định của nhà nước. Song
tiền lương lại là lợi ích vật chất mà người lao động nhận được để nuôi sống bản
thân và gia đình của họ, duy trì quá trình tái sản xuất tự nhiên và xã hội. Do đó
chức năng và vai trò của tiền lương rất quan trọng.
Tiền lương có các chức năng sau:
a. Tiền lương thực hiện chức năng là thước đo giá trị mà đó là giá trị sức lao
động. Biểu hiện tiền lương phải phản ánh được sự thay đổi của giá trị, khi giá trị
thay đổi thì tiền lương phải thay đổi theo. Tiền lương thực hiện chức năng này là
cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động
b. Tiền lương phải đảm bảo chức năng tái sản xuất sức lao động.
Tái sản xuất sức lao động bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng, tức là tiền lương mà người lao động nhận được không chỉ đủ nuôi sống
bản thân và gia đình người lao động mà còn dành một phần để học tập nâng cao
trình độ.
c. Tiền lương là cơ sở để kích thích sản xuất.
Muốn thực hiện chức năng này tiền lương phải đủ lớn để kích thích người
lao động hăng hái làm việc. Tổ chức tiền lương phải làm như thế nào để phân biệt
được người làm tốt, người làm chưa tốt để trả lương.
d.Tiền lương phải đảm bảo chức năng tích luỹ để dành.
Về nguyên tắc tiền lương không những đảm bảo tái sản xuất sức lao động
mà một phần của tiền lương còn phải để tích luỹ phòng những lúc bất trắc, những
cái không bình thường xảy ra như ốm đau, bệnh tật... và còn để cho những thời
gian không lao động, sau lao động. Muốn thực hiện được chức năng này thì tiền
lương phải lớn hơn tiêu dùng.
1.2.2-Yêu cầu của việc tổ chức tiền lương
Khi tổ chức tiền lương cho người lao động phải đạt được những yêu cầu sau:

a.Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người lao động.
b.Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.
c.Đảm bảo tính đơn giản rõ ràng dễ hiểu, đảm bảo sự công bằng cho người
lao động .
1.3 -Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương.
Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương là cơ sở quan trọng nhất để xây
dựng được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương và chính sách thu nhập thích
hợp trong một thể chế kinh tế nhất định. ở nước ta khi xây dựng các chế độ trả
lương và tổ chức trả lương phải theo các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau
* Nguyên tắc 2 : Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương
bình quân.
* Nguyên tắc 3 : Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những
người lao động làm ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
1.4-Quỹ tiền lương và phương pháp xác định quỹ tiền lương.
1.4.1 Khái niệm quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương là tổng số tiền dùng để trả lương cho cán bộ công nhân viên
chức do doanh nghiệp ( cơ quan ) quản lý sử dụng bao gồm:
- Tiền lương cấp bậc ( còn được gọi là bộ phận tiền lương cơ bản hoặc tiền
lương cố định).
- Tiền lương biến đổi: gồm tiền thưởng và các loại phụ cấp như: phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại...
Trong năm kế hoạch mỗi đơn vị phải lập ra quỹ tiền lương kế hoạch và cuối
mỗi năm có tổng kết xem quỹ lương báo cáo đã thực chi hết bao nhiêu.
Quỹ lương kế hoạch là tổng số tiền lương dự tính theo cấp bậc mà doanh
nghiệp, cơ quan dùng để trả lương cho công nhân viên chức theo số lượng và chất
lượng lao động khi họ hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thường.
Quỹ tiền lương kế hoạch là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương.
Quỹ tiền lương báo cáo là tổng số tiền thực tế đã chi trong đó có những

khoản không được lập trong kế hoạch nhưng phải chi do những thiếu sót trong tổ
chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc do điều kiện sản xuất không bình thường mà
khi lập kế hoạch chưa tính đến.
1.4.2. cách xác định quỹ tiền lương.
* Xác định quỹ lương kế hoạch: quỹ lương kế hoạch được xác định theo
công thức:
( )
[ ]
th¸ngVHHTLLV
VCPCcbDN mindbKH
12
×++××=

Trong đó:

Kh
V
: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
L
db
: Lao động định biên: được tính trên cơ sỏ địng mức lao động
tổng hợp của sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi.
TL
min Dn
: Mức lương tối thiểu điều chỉnh trong doanh nghiệp do doanh
nghiệp lựa chọn trong khung quy định.
H
cb
: hệ số cấp bậc công việc bình quân: được xác định căn cứ vào tổ
chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật,

chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động.
H
pc
: hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá
tiền lương. Căn cứ vào bản quy định và hướng dẫn của Bộ lao động thương binh xã
hội, xác định các đối tượng và mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá để xác định
hệ số các khoản phụ cấp.
V
vc
: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa
tính trong định mức lao động tổng hợp. Quỹ lương này bao gồm quỹ lương của hội
đồng quản trị, của bộ phận giúp việc hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng tổng
công ty, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể và một số đối tượng khác mà
tất cả chưa tính vào định mức lao động tổng hợp.
* Xác định quỹ lương báo cáo:
Quỹ lương báo cáo được xác định theo công thức:
( )
TGBSPCSXKDDGBC
VVVCVV +++×=


Trong đó:
V
DG
: Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao.
C
SXKD
: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực
hiện hoặc doanh thu.
V

PC
: Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế đọ khác không được
tính trong đơn giá theo quy định, tính theo số lao động thực tế được hưởng
với từng chế độ.
V
BS
: Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng với doanh nghiệp được giao
đơn gias tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Quỹ này gồm: quỹ tiền lương
nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, ngày lễ lớn, tết...
V
TG
: Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo số thực tế làm thêm
nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật lao động.
1.5- Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương.
Việc xác định đơn giá tiền lương được tiến hành theo các bước:
+ Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá, doanh nghiệp có thể
chọn chỉ tiêu tổng sản phẩm, tổng doanh thu tổng lợi nhuận...
+ Xác định tổng quỹ lương kế hoạch.
+ Xây dựng đơn giá(lựa chọn phương pháp).
Các phương pháp xây dựng đơn giá (4 phương pháp)
QTL
bc
MTL
bc
= –––––––
SL
bc
 Đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm
V
đg

= V
giờ
x T
sp
Trong đó:
V
giờ
: Tiền lương giờ
T
sp
: Mức lao động của đơn vị sản phẩm
* Đơn giá tính trên doanh thu
V
kh
V
đg
= ––––
DT
kh
Trong đó:
V
kh
: Quỹ tiền lương kế hoạch
DT
kh
: Doanh thu kế hoạch
V
kh
V
đg

= ––––––––––––
DT
kh
– CP
kh
( chưa có lương )
Trong đó:
CP
kh
: Chi phí kế hoạch
* Tính trên tổng thu trừ tổng chi
V
kh
V
đg
= –––––––––
Tổng thu - Tổng chi
* Đơn giá tính trên lợi nhuận

×