Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.21 KB, 20 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN
THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
1. Bản chất của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hoá,
nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn
thành một công việc nào đó.
Theo quan điểm cũ thì tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc
dân được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao
động của mỗi người. Theo quan điểm này chế độ tiền lương mang nặng tính
phân phối, cấp phát. Tiền lương vừa được trả bằng tiền, vừa được trả bằng hiện
vật hoặc dịch vụ như y tế, giáo dục...Chế độ tiền lương này mang nặng tính
bao cấp và bình quân nên nó không gắn liền với lợi ích của người lao động và
không đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Theo quan điểm mới thì
sức lao động được nhìn nhận là hàng hoá do vậy tiền lương không phải là cái
gì khác mà chính là giá cả của sức lao động. Sức lao động tồn tại ở trong mỗi
người lao động và được người lao động sử dụng để làm ra hàng hoá. Người lao
động khi đi làm thuê có nghĩa là họ đem sức lao động của mình đi bán và nhận
được một khoản thu nhập. Về phía người sử dụng lao động họ phải trả cho
người sở hữu sức lao động một khoản tiền nhất định để đổi lấy quyền sử dụng
sức lao động của người lao động.
Giữa người lao động và người sử dụng sức lao động nẩy sinh quan hệ
mua bán. Các mà dùng để trao đổi mua bán ở đây chính là sức lao động và giá
cả của sức lao động ở đây chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động, hay nó một cách khác thì tiền lương chính là giá cả của sức lao
động.
Với quan điểm này về tiền lương nhằm trả đúng với giá trị sức lao
động, tiền tệ hóa tiền lương triệt để hơn, xoá bỏ tính phân phát và trả lương
bằng hiện vật đồng thời khắc phục lợi ích cá nhân trước kia, tiền lương được
sử dụng đúng vai trò đòn bẩy kinh tế của nó kích thích người lao động gắn bó
hăng say với công việc.


Đối với nhà quản lý tiền lương còn được coi là công cụ quản lý. Để
sản xuất ra một loại hàng hoá thì phải có các yếu tố đầu vào, sức lao động là
một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhưng nó có đặc tính khác
biệt với các yếu tố khác ở chỗ sức lao động có thể tạo ra được giá trị thặng dư.
Tiền lương là một công cụ để người quản lý thực hiện quản lý con người, sử
dụng lao động có hiệu quả. Tiền lương là yếu tố kích thích, xúc tiến sự phát
triển kinh tế, tiền lương là động cơ lao động của người lao động được nhà quản
lý sử dụng để quản lý người lao động hoạt động đúng hướng nhằm mục đích
kết hợp hài hoà ba mục đích: Nhà Nước, Doanh nghiệp và cá nhân người lao
động
Đối người lao động thì tiền lương là một khoản thu nhập và phương
tiện để duy trì và khôi phục năng lực lao động (tái sản xuất sức lao động). Tiền
lương nhận được là khoản tiền phân phối theo lao đông mà họ đã bỏ ra.
Tóm lại tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Tiền lương biểu
hiện giá cả của sức lao động. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào số
lượng, chất lượng của lao động, mức độ phức tạp, tính chất độc hại của công
việc để tính và trả lương cho người lao động.
Tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động nên nó là một khoản chi phí tạo nên giá thành sản phẩm. Do
vậy, nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy
nhiên tiền lương còn được chủ doanh nghiệp dùng như một công cụ để tác
động lên người lao động. Tiền lương gắn liền với nâng cao nâng suất lao động
và tiết kiệm thời gian. Bởi tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương
phần tiết kiệm do năng suất lao động được dùng để tăng lương, lại là đông lực
để thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. Tiền lương là lợi ích vật
chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự cống hiến sức lao động của
họ. Trả lương xứng đáng với sức lao động mà họ đã bỏ ra sẽ có tác dụng
khuyến khích người lao động tích cực lao động từ đó tạo điều kiện tăng năng

suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển
Quan điểm về tổ chức tiền lương
Tổ chức tiền lương là quá trình thực hiện việc trả lương cho người lao
động. Công tác tổ chức tiền lương bao gồm toàn bộ các công việc từ việc lập
quỹ lương, quỹ tiền thưởng cho đến việc tính toán, vận dụng các hình thức trả
lương, trả thưởng và các khoản phụ cấp khác cho người lao động. Nguồn hình
thành của quỹ tiền lương chủ yếu từ hai nguồn sau: Hình thành từ hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động khác. Ngoài ra còn có
những trường hợp quỹ lương được hình thành từ sự trợ giúp của ngân sách nhà
nước
Việc xác định quỹ tiền lương theo thời gian và quỹ tiền lương sản
phẩm có sự khác nhau
Quỹ tiền lương thời gian được hình thành dựa vào số lượng người
hưởng lương thời gian và bậc lương của họ. Bậc lương được xác định căn cứ
vào trình độ và thâm niên công tác của người lao động
Quỹ lương sản phẩm được hình thành dựa vào doanh thu hoặc đơn giá
tiền lương và số lượng sản phẩm được sản xuất ra. Quy mô của quỹ tiền lương
phụ thuộc vào quy mô của lao động và giá trị tổng sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy cơ sở để tính quỹ tiền lương là những yếu tố thuộc về kế hoạch của
doanh nghiệp được gọi là quỹ lương kế hoạch. Quỹ lương kế hoạch thường
được xác định vào đầu tháng, cuối tháng dựa vào những số liệu thực tế để tính
ra quỹ tiền lương thực tế. Sự chênh lệch giữa quỹ tiền lương thực tế và quỹ
tiền lương kế hoạch được thanh quyết toán vào cuối tháng
2. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương.
2.1 Yêu cầu.
Khi tổ chức tiền lương cho người lao động cầu phải đạt được các yêu
cầu sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Thứ hai, làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao.Thứ

ba là phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo sự công bằng
cho người lao động.
Mỗi một doanh nghiệp phải lo được cho người lao động có mức tiền
lương cao hơn mức tiền lương tối thiểu144.000 (1 tháng). Tiền lương phải đáp
ứng được nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần của người lao động. Tiền
lương phải được trả dựa vào sự cống hiến sức lao động của người công nhân.
Những lao động như nhau phải được trả lương như nhau...
2.2 Chức năng của tiền lương.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó phản ánh mỗi quan hệ
kinh tế trong việc tổ chức trả lương, trả công cho người lao động, do đó tiền
lương bao gồm các chức năng sau:
Tiền lương là một công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập
quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng lao đông và người lao
động.
Tiền lương có nhiệm vụ tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử
dụng tiền lương để trao đổi lấy các tư liệu tiêu dùng của người lao động.
Tiền lương còn có chức năng kích thích con người tham gia lao động,
bởi lẽ tiền lương là một quan trọng vế thu nhập, chi phối và quyết định mức
sống của người lao động. Do đó người ta sử dụng nó để quản lý nhằm thúc đẩy
người lao động trong công việc hăng hái lao động và sáng tạo.
Như vậy tiền lương có vai trò hết sức quan trọng. Trong việc giải
quyết các vấn đề phải đặt nó trong mối quan hệ và sự tác động qua lại với
nhiều vấn đề kinh tế khác, đặc biệt là với sự phát triển của xã hội và nâng cao
năng suất lao động. Trong doanh nghiệp thì tiền lương phải đảm bảo được sự
công bằng và phải khuyến khích được người lao động tăng khả năng làm việc
của họ
3. Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương.
3.1 Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình
quân.
Năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là một

nguyên tắc hết sức quan trọng trong tổ chức tiền lương. Vì chỉ có như vậy thì
mới tạo cơ sở để giảm giá thành, hạ giá bán và tăng tích luỹ. Tiền lương bình
quân tăng lên phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao
động (nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt tổn thất về thời gian lao động..).
Năng suất lao động tăng lên không chỉ vì những lý do trên mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới..). như vậy tốc độ tăng
năng suất lao động rõ ràng là có khả năng khách quan hơn tăng tốc độ của tiền
lương bình quân.
Trong mỗi doanh nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ thì
việc làm tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng lương bình quân là hết
sức quan trọng. Nếu vi phạm vào những nguyên tắc trên thì sẽ tạo nên những
khó khăn trong việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người lao
động .
3.2. Tiền lương ngang nhau cho những người lao động như nhau.
Nguyên tắc này đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong công tác trả
lương cho người lao động. Những người có cùng tay nghề và năng suất lao
động như nhau thì phải được trả lương như nhau không được có sự phân biệt
đối sử về tuổi tác cũng như về giới tính.
3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao
động làm nghề khác nhau trong những doanh nghiệp khác nhau.
Trình độ lành nghề bình quân của những người lao động, điều kiện lao
động và những ý nghiã kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là
khác nhau. điều này có ảnh hưởng đến tiền lương bình quân của người lao
động. Đương nhiên là những nghề có tính chất phức tạp về kỹ thuật cao hoặc
có vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế thì mức lương trả cho những người lao
động trong các ngành này phải cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên việc
trả lương như thế nào để tránh sự chênh lệch quá lớn góp phần vào sự phân
hoá giầu nghèo trong xã hội là điều đáng lưu ý. Tiền lương trả đúng sức lao
động sẽ khuyến khích người lao động làm việc. Tiền lương trả cao hơn sẽ làm
giảm năng suất lao động vì vậy trả lương cho người lao động cần hoạt động

đúng nguyên tắc của tiền lương.
4. Các hình thức trả lương.
4.1 Hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian dựa vào thời gian lao động và bậc
lương của người lao động. Tiền lương tính theo cách này không gắn trực tiếp
với kết quả sản xuất của người lao động. Cách tính suất lương theo cấp bậc
như sau:
S
giờ i
= S
giờ 1
x K
i

S
ngày i
= S
ngày 1
x K
i
S
tháng i
= S
tháng 1
x K
i

Trong đó:
S
giờ i

, S
ngày i
, S
tháng i
:Suất lương giờ, ngày, tháng của công nhân bậc i
kí hiệu chung là STG
i
S
giờ 1
, S
ngày 1
, S
tháng1
:Mức lương của công nhân bậc 1 được quy định ở
tháng lương.
K
i
:Hệ số lương của công nhân bậc i được quy định ở
tháng lương. Sau khi tính được STG
i
ta tính lương
thời gian theo công thức sau:
(1-I) Lương Tg
i
= STG
i
x thời gian làm việc thực tế
Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm hai chế độ. Theo thời gian
giản đơn và theo thời gian có thưởng.
4.4.1 Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn.

Người lao động được trả lương theo chế độ này thì tiền lương của họ
được tính theo công thức (1). Tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào bậc lương
và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Chế độ tiền lương này có
mặt hạn chế ở chỗ tiền lương không gắn với kết quả lao động. Ngoài ra nó còn
không có tác dụng khuyến khích người lao động hoàn thành công việc với kết
quả cao. Ưu điểm của chế độ này là việc tính lương dễ dàng.
4.1.2 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng.
Người lao động nếu được trả lương theo chế độ này thì ngoài phần tiền
lương họ được nhận theo công thức (1) thì họ còn nhận được thêm phần tiền
thưởng khi họ đạt được những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng theo quy định.
Chế độ này đã phần nào khắc phục được những nhược điểm của chế độ trả
lương theo thời gian giản đơn. Kết quả lao động có ảnh hưởng tới tiền lương

×