Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.39 KB, 19 trang )

SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN
LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I. Lý luận chung về tiền lương và quỹ tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế quan trọng, có mối quan hệ mật thiết
với các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác như: tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp
đồng thời động chạm đến lợi ích của đông đảo người lao động. Nhưng bên
cạnh đó tiền lương cũng chịu tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội
và lịch sử. Trong đó sự tác động của thể chế chính trị, cơ chế quản lý kinh tế và
chiến lược phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ mang yếu tố quyết định.
1/ Lý luận chung về tiền lương
1.1/ Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Trong cơ chế quản lý kinh tế cũ tiền lương chịu ảnh hưởng của kế hoạch
hoá tập trung cao độ nên tiền lương được định nghĩa: là một phần thu nhập
quốc dân được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ do Nhà nước phân phối một
cách có kế hoạch theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí.
Đây là khái niệm về tiền lương theo sơ đồ phân phối tổng sản phẩm của
Các Mác. trong khái niệm này tiền lương không phải là giá cả của sức lao động
vì trong điều kiện đó sức lao động không được coi là hàng hoá.
Thứ hai tiền lương là khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủ
những nguyên tắc của quy luật phân phối dưới chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng và chất
lượng lao động của công nhân viên chức đã hao phí và được kế hoạch hoá từ
cấp Trung ương đến cơ sở, được Nhà nước thống nhất quản lý.
Như vây tiền lương phản ánh mối quan hệ phân phối sản phẩm giữa
toàn thể xã hội do Nhà nước là đại diện và người lao động. Nó là một bộ phận
của thu nhập quốc dân nên mức lương lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thu nhập
quốc dân và phần tiêu dùng để phân phối cho người lao động. Phần này chính
là phần còn lại của tổng sản phẩm toàn xã hội sau khi trừ đi một bộ phận để
bù đắp chi phí vật chất của thời kỳ trước, bộ phận dự phòng, chi phí quản lý, bộ
phận dùng cho công ích toàn xã hội sau đó mới đem phân phối cho người lao
động dưới hình thái tiền tệ và hiện vật (dưới dạng tem phiếu có bù giá). Nó


được phân phối một cách có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên căn cứ vào số
lượng và chất lượng lao động đã hao phí.
1.2/ Tiền lương trong nền kinh tế thị trường
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khái niệm và chính sách tiền
lương hiện hành vừa lạc hậu vừa chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có ảnh hưởng
xấu đến sản xuất, đời sống và công bằng xã hội. Từ thực tế đó việc xây dựng
chính sách tiền lương mới đáp ứng đòi hỏi khách quan củâ công cuộc đổi mới
vừa là yêu cầu cần thiết bức xúc trước mắt vừa là yêu cầu cơ bản và lâu dài
đối với chúng ta
Khi chuyển đổi cơ chế để phù hợp với các quy luật trong nền kinh tế thị
trường thì tiền lương được định nghĩ như sau
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của
yếu tố sức lao động mà người sử dụng (nhà nước, doanh nghiệp) phải trả cho
người cung ứng sức lao động, tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của
thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước.
Với định nghĩa này thì tiền lương một mặt bảo đảm được nguyên lý cơ
bản về tiền lương của Mác đó là, tiền lương là biểu hiện của giá cả sức lao
động đồng thời nó cũng đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay, phát huy tối đa vai trò điều tiết của cơ chế thị trường góp phần sử
dụng có hiệu quả hơn tiềm năng sức lao động, tiềm năng đất nước mà một
thời đã bị sử dụng lãng phí.
Để có thể có một khái niệm mang tính pháp lý trong Bộ luật về lao động
có định nghĩa về tiền lương như sau: Tiền lương của người lao động do hai
bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao đông,
chất lượng và hiệu quả công việc . Mức lương của người lao động không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Muốn hiểu một cách đầy đủ hơn về tiền lương chúng ta cần biết thêm
một số khái niệm có liên quan, đó là
• Tiền lương danh nghĩa: Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử
dụng sức lao động trả cho người cung ứng sức lao động căn cứ vào hợp đồng

thoả thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động.
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người lao động nhận được nhưng
thực tế cái mà họ quan tâm là số lượng hàng hoá làm thoả mãn các nhu cầu
mà số lượng tiền lương danh nghĩa đó mua được. Mà điều này lại phụ thuộc
vào giá cả hàng hoá, từ đó xuất hiện khái niệm tiền lương thực tế:
Tiền lương thực tế đó là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người
lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình
Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế, tiền lương danh nghĩa với giá cả
hàng hoá có thể được biểu thị qua công thức sau

I
TLDN
I
TLTT
= ----------------
I
GC
Trong đó:
I
TLDN
:Chỉ số tiền lương thực tế
I
TLTT
:Chỉ số tiền lương danh nghĩa
I
GC
:Chỉ số giá cả
Do đó khi tiền lương danh nghĩa tăng thì tiền lương thực tế chưa chắc
đã tăng, nếu chỉ số giả cả tăng nhanh hơn chỉ số tiền lương danh nghĩa. Điều
này có thể thấy rõ qua việc cải cách tiền lương 1985 - 1986. Việc tăng tiền

lương danh nghĩa hoàn toàn do ý chí áp đặt chủ quan không dựa vào thực lực
và tốc độ tăng trưởng kinh tế mà bằn cách in thêm tiền nên chỉ số giá cả tăng
vọt (744%), mức sống của công nhân viên chức thực sự bị giảm sút nghiêm
trọng
Về tiền lương tối thiểu: Theo Nghị định 197 CP ngày 31/12/1994 của
nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mức lương tối thiểu là mức
lương trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất (không qua đào
tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường
Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống
tiền lương thống nhất của một nước hoặc hệ thống tiền lương của một ngành
nào đó. Làm căn cứ để thực hiện chính sách tiền lương.
2- Quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước
2.1- Quỹ tiền lương và thành phần của quỹ tiền lương
2.1.1- Quỹ tiền lương
Là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động phù
hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp mình
phụ trách
2.1.2- Thành phần của quỹ tiền lương
Bao gồm:
- Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống thang bảng lương của
nhà nước.
- Tiền lương trả theo sản phẩm
- Tiền lương công nhật trả cho những người làm theo hợp đồng
- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm
vi chế độ quy định
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công
tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép đi học
- Các phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, thêm ca kíp

- Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác
được ghi trong quỹ lương
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên
Theo công văn số 4320/LDTBXH-TL ngày 29/12/1998 Bộ Lao động
thương binh và Xã hội thì nguồn hình thành quỹ tiền lương gồm
- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao
- Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của nhà nước
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác
ngoài đơn giá tiền lương được giao
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
2.1.3- Kết cấu quỹ tiền lương của doanh nghiệp
Tùy theo các tiêu thức phân loại mà phân chia thành các kết cấu quỹ tiền
lương khác nhau
• Theo tiêu thức 1 thì tiền lương được chia thành hai bộ phận là bộ phận cơ
bản và bộ phận biến đổi
Bộ phận cơ bản gồm tiền lương cấp bậc có nghĩa là tiền lương cho các
thang bảng lương của từng ngành từng xí nghiệp quy định. Hệ thống thang
bảng lương này do nhà nước ban hành hoặc do xí nghiệp tham khảo thang
bảng lương của nhà nước quy định để xây dựng mới
Bộ phận biến đổi bao gồm các loại phụ cấp, các loại tiền thưởng nằm
cạnh tiền lương cơ bản (bộ phận này không mang tính chất thường xuyên)
Quan hệ giữa hai bộ phận này là từ 70 -75% tiền lương cơ bản và từ 25 -
30% là tiền lương biến đổi
• Theo tiêu thức 2 thì người ta chia thành tiền lương thời kỳ báo cáo và
tiền lương thời kỳ kế hoạch. Tiền lương thời kỳ báo cáo là những hiện tượng
phát sinh về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp mà trong xí nghiệp đã
chi. Còn quỹ tiền lương kế hoạch là những con số dự kiến dựa vào năm báo cáo
và những dự báo trong năm kế hoạch cho nên giữa kế hoạch và thực tế có
những sai lệch. Tuy nhiên những con số này vẫn cần thiết để quản lý sản xuất.
Việc xây dựng những con số, tính toán nó dựa vào những căn cứ sau

+ Nhiệm vụ sản xuất kỳ kế hoạch (giá trị tổng sản lượng, chủng loại sản
phẩm cần sản xuất
+ Năng suất lao động của từng loại công nhân
+ Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch năng suất lao động, số
người làm việc ở thời kỳ qua
• Theo tiêu thức 3: Về các khoản mục thuộc thành phần quỹ tiền lương như
+ Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống thang bảng lương
+ Tiền lương trả theo sản phẩm
+ Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng việc do các
nguyên nhân khách quan như máy hỏng, mất điện, thiếu nguyên vật liệu...
Các thành phần của quỹ tiền lương này có thể thay đổi một số khoản
mục tuỳ từng ngành, từng doanh nghiệp, nó không bắt buộc phải giống nhau
2.2/ Phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các
doanh nghiệp
2.2.1/ Một số phương pháp xây dựng quỹ tiền lương trước khi
có chế độ tiền lương mới
• Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương dựa vào tiền lương bình quân và
số lao động bình quân kỳ kế hoạch:
Phương pháp này dựa vào tiền lương bình quân cấp bậc hay chức vụ
thực tế kỳ báo cáo và tiến hành phân tích ảnh hưởng tới tiền lương kỳ kế
hoạch sau đó dựa vào số lao động bình quân kỳ kế hoạch để tính ra quỹ tiền
lương kỳ kế hoạch
Q
TLKH
= TL
1
x T
1
Trong đó:
Q

TNKH
:Quỹ tiền lương kế hoạch
T
1
:Số lao động bình quân kỳ kế hoạch
TL
1
:Tiền lương bình quân kỳ kế hoạch. Được tính như sau
TL
1
= TL
0
x I
TL1
Trong đó:
TL
0
:Tiền lương bình quân kỳ báo cáo
I
TL1
:Chỉ số tiền lương kỳ kế hoạch, nó phụ thuộc vào hệ số
cấp bậc kỳ kế hoạch, sự thay đổi cơ cấu lao động
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trước khi đổi mới, các doanh
nghiệp áp dụng phương pháp này để dự tính quỹ tiền lương sau đó trình lên
nhà nước, doanh nghiệp muốn tăng giảm quỹ lương là phải do cấp trên xét
duyệt, nên nó gắn với cơ chế cho xin, không gắn với kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp do đó nó đã khuyến khích doanh nghiệp nhận nhiều
người vào làm việc
• Phương pháp tính quỹ tiền lương dựa vào lượng chi phí lao động:
Phương pháp này dựa vào lượng chi phí lao động (tính theo giờ, mức của từng

loại sản phẩm trong kỳ kế hoạch) và suất lương giờ bình quân của từng loại
sản phẩm để tính quỹ tiền lương cho từng loại. Công thức tính như sau
Q
TNKH
= ∑ T
i
x S
GT
Trong đó
T
i
:Tổng số giờ làm ra sản phẩm
Q
TNKH
:Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch
S
GT
:Suất lương giờ của sản phẩm i
Khi tính theo phương pháp này cần chú ý lượng chi phí lao động lấy theo
kế hoạch (kế hoạch về biện pháp tổ chức và kế hoạch lập lại mức)
Suất lương giờ bình quân được tính căn cứ vào hệ số lương bình quân
theo công việc và suất lương giờ bậc một
Trong trường hợp có nhiều suất lương bậc một trong cùng một thang
lương thì ta cần tính suất lương bậc một bình quân theo phương pháp bình
quân gia quyền
∑ Y
i
x S
1i
S

1
= --------------------------
100
Trong đó:
S
1
:Suất lương giờ bậc một bình quân
S
1i
:Các suất lương giờ bậc một khác nhau
Y
i
:Tỷ trọng các công việc tương ứng với các suất lương giờ
Với phương pháp này ta giả sử rằng số chênh lệch về lượng chi phí lao
động của sản phẩm làm dở đã tính gộp trong khi xây dựng kế hoạch
• Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương theo mức chi phí tiền lương cho
một đơn vị sản phẩm: Phương pháp này dựa vào mức chi phí tiền lương thực
tế cho một sản phẩm trong kỳ báo cáo, chỉ số tiền lương và chỉ số năng suất lao
động trong năm kế hoạch để xây dựng mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch. Ta
có công thức:
Q
TL1
= M
TL1
x ∑SL
1
Trong đó:
Q
TL1
:Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch

∑SL
1
:Tổng sản lượng kỳ kế hoạch
M
TL1
:Mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm kỳ kế
hoạch
M
TL0
x I
TL1
M
TL1
= -----------------------------
I
w1

×