Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết nối tri thức và cuộc sống – thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.31 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG </b>

<b> </b>


<b>- THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI</b>



<i>PGS.TS. Trần Thành Nam</i>
<i>Chủ nhiệm khoa, Khoa Các khoa học giáo dục</i>
<i>Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN</i>
<i>Kính thưa quý vị đại biểu. Thưa Đại hội!</i>


Tôi rất vinh dự được đứng đây ngày hôm nay để báo cáo tham luận trước Đại hội
để chia sẻ về những thành tích cá nhân đã đạt được dưới sự ủng hộ tạo điều kiện và
chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và tổ chức Nhà trường.


<i>Kính thưa tồn thể Đại hội!</i>


Tơi tốt nghiệp TS chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng. Tốt nghiệp chuyên ngành
này cho tôi rất nhiều cơ hội để làm việc với các vai trò khác nhau từ nhà nghiên cứu
và giảng dạy các vấn đề tâm bệnh học, phương pháp đánh giá và can thiệp những
vấn đề sức khỏe tâm thần. Đồng thời tôi cũng làm việc như một nhà tâm lý thực hành
trực tiếp can thiệp trị liệu cho từng trường hợp. Quá trình thực hành hỗ trợ tâm lý với
những thân chủ như vậy khiến tôi nhận ra nhiều tồn tại để định hướng bản thân trong
công việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>KỶ YẾU ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (2020-2025)</b>


148


sử dụng cho các bạn học sinh đang được Trường Đại học Giáo dục vận hành. Cũng từ
năm 2019, tơi tham gia thích ứng thang đánh giá phát triển trẻ thơ toàn diện tại Việt
Nam cùng với Vụ Mầm non để tham mưu chính sách về công tác giáo dục đầu đời
cho trẻ em Việt Nam đến năm 2030. Liên quan đến phát tiển các chương trình phịng
ngừa và can thiệp hiệu quả, sản phẩm từ các đề tài nghiên cứu đến hiện tại gồm Quy


trình trị liệu nhận thức cho trẻ có rối loạn lo âu, Mơ hình can thiệp trường học, mơ
hình quản lý hành vi cho học sinh lớp 2, Mơ hình trị liệu đa hệ thống cho thanh thiếu
niên rối loạn hành vi, mơ hình quản lý trầm cảm kết hợp tài chính vi mơ, quy trình
can thiệp cho trầm cảm sau sinh, mơ hình hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ sau thiên tai
thảm họa, mơ hình kích hoạt hành vi cho người trầm cảm, mơ hình phịng chống bạo
lực học đường... Sản phẩm của quá trình nghiên cứu cũng được thể hiện trong 4 bài
báo thuộc nhóm ISI/Scopus và hơn 20 bài báo tiếng Anh công bố trên các hội thảo
quốc tế, tạp chí nằm ngồi nhóm ISI/Scopus.


Điều thứ hai tơi nhận ra từ q trình làm việc trực tiếp với thân chủ là phải xác
lập vị trí làm việc chính danh cho các nhà tâm lý vì hiện tại chúng ta chưa có mã nghề
nhà tâm lý. Chính vì vậy, thời gian qua tơi đã cùng đồng nghiệp tập trung xây dựng hệ
thống này từ những việc cụ thể như phát triển chương trình đào tạo ThS Tâm lý học
lâm sàng trẻ em và vị thành niên theo hướng ứng dụng trên cơ sở so chuẩn năng lực
nhà tâm lý lâm sàng theo chuẩn quốc tế (bài báo “So chuẩn và đề xuất cho chương
trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên” - Trần Thành Nam, 2016) trong
đó tập trung phân tích (i) so chuẩn một số chỉ báo đầu ra của các mơ hình đào tạo nhà
khoa học - nhà thực hành, nhà thực hành - nhà nghiên cứu và mơ hình nhà khoa học
lâm sàng; (ii) xác định và so chuẩn chuẩn năng lực kiến thức và kỹ năng (trên sáu lĩnh
vực, Đánh giá, Can thiệp, Tư vấn/tham vấn, Giám sát/ giảng dạy và Điều hành/quản
lý chuyên môn); (iii) So chuẩn nội dung kiến thức ở từng lĩnh vực. Tơi chủ trì xây
dựng mới chương trình Tham vấn học đường ở bậc cử nhân và ThS, tham gia cùng
với Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng thông tư 31 hướng dẫn công tác Tư vấn tâm lý
học đường, thông tư 33 hướng dẫn hoạt động công tác xã hội học đường, xây dựng Bộ
quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo
dục thường xuyên; Tham gia xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông và
chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
dưới sự chủ trì của Nhà trường để đưa các tiêu chí liên quan đến hỗ trợ tâm lý cho học
sinh vào các văn bản này. Tôi cũng chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cụ thể


là đề tài của PGS.TS.Triệu Thế Hùng chủ trì về “Pháp luật về phịng chống bạo lực
học đường lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông - cơ sở lý luận
và thực tiễn” để làm cơ sở đề xuất chính sách giảm thiểu bạo lực học đường. Kết quả
của công tác xây dựng phát triển hệ thống thời gian qua tôi và đồng nghiệp đã công
bố được 04 giáo trình, sách tham khảo có liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

149
Phần II. THAM LUẬN


lý hiện khơng có chức năng và cơ chế để kiểm soát chất lượng các dịch vụ tâm lý. Vì
vậy, tơi thấy rằng cần có những nghiên cứu khoa học để đề xuất xây dựng một bộ quy
tắc đạo đức nghề nghiệp cho những nhà tâm lý học lâm sàng. Đó là động lực để tôi
cùng đồng nghiệp đã đề xuất Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý trong
bối cảnh Việt Nam. Nó cũng là cơ sở để tôi cùng các đồng nghiệp đang tiếp tục hoàn
thiện các bước đề án xin mở mã nghề nhà tâm lý trị liệu.


Điều thứ ba tôi nhận ra trong quá trình làm việc với thân chủ là xã hội còn quá
nhiều định kiến và niềm tin sai lầm về các vấn đề tâm lý giáo dục, đặc biệt những
khía cạnh giáo dục thế hệ trẻ, rất nhạy cảm. Trước những vấn đề thời sự của xã hội,
những người có ảnh hưởng đến nhiều người trên mạng xã hội (những KOL) đưa ra
phát ngôn lại thường khơng phải là những nhà nghiên cứu, khơng có nền tảng kiến
thức chính xác, phát biểu dựa trên quan điểm cá nhân chứ không phải bằng chứng
khoa học. Chính vì vậy, mặc dầu phải bước ra khỏi vùng an toàn, hy sinh một phần
quỹ thời gian dành cho nghiên cứu nhưng tôi đã nhận lời làm chuyên gia cho các
chương trình giáo dục kỹ năng cho giới trẻ trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Cụ
thể là các chương trình Kỹ năng sống - VTV3; biên tập nội dung và MC cho mảng
giáo dục trong chương trình Sống mới vào 8:05 sáng Chủ nhật; hay chuyên gia cố
định cho chuyên mục Con cái chúng ta - Chương trình Cà phê sáng, VTV3 vào 7:00
sáng thứ 4 hàng tuần. Ngồi ra, tơi cũng tích cực đóng góp các ý kiến phản biện xã
hội trên báo đài và các phương tiện truyền thông đại chúng về các dịch vụ giáo dục


ngụy khoa học, phân tích các vấn đề thời sự và góp ý cho các chủ trương chính sách
để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, giảm niềm tin sai lầm, định kiến xã
hội, hay phản bác lại các quan điểm cực đoan hướng đến nâng cao chất lượng sống,
chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ. Tiến hành chuỗi seminar chuyên môn về Tư vấn
Tâm lý học đường, Tư vấn hướng nghiệp và Công tác GVCN cho giáo viên một số
tỉnh thành. Tôi cho rằng đây là một cách hiệu quả để các nhà khoa học của ĐHQGHN
giúp người dân tiếp cận với những khái niệm học thuật qua đó nâng cao nhận thức
của cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>KỶ YẾU ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (2020-2025)</b>


150


Đồng hành với chủ chương thay đổi chương trình giáo dục phổ thông từ tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực, tôi tham gia chủ biên viết sách giáo khoa Đạo đức
cho cấp Tiểu học. Một cấp học mà chương trình cũ hồn tồn chưa có sách giáo khoa,
chỉ có sách hướng dẫn giáo viên. Bộ sách đã được thẩm định quốc gia và đưa vào sử
dụng từ năm học này.


Vấn đề an toàn trường học đang là một vấn đề nhức nhối được dư luận quan tâm
khi bước vào năm học mới. Tôi cùng đồng nghiệp đã viết tài liệu Xây dựng trường
học an tồn, phịng chống bạo lực học đường hướng tới trường học hạnh phúc dưới sự
Chủ trì của Cơng đồn Giáo dục Việt Nam và Cục Nhà giáo. Bộ tài liệu đang được
thẩm định.


Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 và xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục diễn
ra mạnh mẽ, việc trang bị các kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho HS là điều
quan trọng. Vì vậy, bên cạnh các video clip hướng dẫn về kỹ năng sử dụng mạng an
tồn, phịng chống bắt nạt trực tuyến được đăng tải trên các diễn đàn HSSV, tôi đã
chủ biên xây dựng bộ sách Hướng dẫn kỹ năng sử dụng mạng an toàn cho các cấp


học. Hiện tại, bộ sách cấp Tiểu học đã được thẩm định cấp Bộ và sớm được giới thiệu
tới các em học sinh.


Đối với tôi, trị liệu tâm lý giúp bảo vệ mạng sống của một học sinh trầm cảm
có suy nghĩ tự tử so với việc công bố các bài báo về mơ hình phịng chống trầm
cảm đều có những giá trị khơng thể so sánh. Vì vậy, tơi tin rằng sứ mạng của mỗi
thành viên ĐHQGHN bên cạnh việc “đạt đỉnh cao dựa vào tri thức” tăng cường các
công bố, khẳng định vị thế của ĐHQGHN trong con mắt của bạn bè quốc tế thì việc
thường thức hóa tri thức học thuật, giúp kết nối tri thức khoa học với cuộc sống hàng
ngày, giúp từng bước nâng cao chất lượng sống cộng đồng cũng có giá trị khơng thể
so sánh. Vì đó là cách khẳng định vị thế, trách nhiệm xã hội, là sức ảnh hưởng của
ĐHQGHN trong lòng gần 100 triệu người dân Việt Nam.


Với tôi sứ mạng của mỗi cán bộ giảng viên ĐHQGHN phải biết “Kết nối tri thức
với cuộc sống - Thể hiện trách nhiệm với quốc gia”


<i>Kính thưa Đại hội!</i>


Trong thời gian qua, tôi đã nhận được sự động viên của các cấp lãnh đạo và sự chia
sẻ từ các đồng nghiệp tại Trường Đại học Giáo dục. Và tôi thấy vinh dự khi được nhận
bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thành tích xuất sắc năm học 2018 - 2019 và
mới đây là Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vì thành tích xuất sắc
trong cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19.


Những thành tựu tơi có được ngày hôm nay trước hết là nhờ sự quan tâm chỉ đạo
của Đảng ủy, BGH Trường Đại học Giáo dục, sự động viên tinh thần kịp thời và tạo
điều kiện của lãnh đạo ĐHQGHN, các Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT và sự chia sẻ
của các đồng nghiệp.


Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc.



</div>

<!--links-->

×