Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Jkebana - tình yêu thiên nhiên của người Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

70 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội Số 302 - 2016 71


70 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội


<i>PGS.TS Nguyễn Văn Huy</i>


S

ự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa ở Nhật có thể được lý giải bởi
tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên được mọi người ở
khắp mọi nơi yêu thích, nhưng ở Nhật, người ta thật sự nâng niu và hiểu rõ giá trị của
thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên của người Nhật lớn đến nỗi gần như trở thành một tôn giáo.
Người Nhật ln cảm thấy có một mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh.
Một trong những nét văn hóa truyền thống đẹp và tiêu biểu của người Nhật Bản là nghệ
thuật cắm hoa Ikebana. Ikebana cũng được xem là một nghệ thuật giống như hội họa hay
điêu khắc với một lịch sử lâu đời đã được ghi chép lại. Ở Nhật Bản, các bình cắm hoa cũng
được sử dụng như đồ trang trí giống như các bức tranh hay các tác phẩm nghệ thuật khác.


Ikebana còn gọi là kado hay Hoa đạo, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi
phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt. Theo GS. Sasaki Yasuhito - Đại sứ văn
hố của Chính phủ Nhật Bản đến từ Viện Nghiên cứu trung tâm trường phái Ikenobo - nghệ
thuật cắm hoa Ikebana đã có ở Nhật Bản từ 1500 năm trước, trong các ngôi đền, chùa ở Nhật
Bản, do các nhà sư cắm để dâng lên Đức Phật và bày tỏ lịng tơn kính đối với Ngài. Kyoto là
nơi sản sinh ra nghệ thuật Ikebana.


Ikebana bao gồm rất nhiều trường phái. Đến nay tồn tại khoảng từ 300 đến 400 trường
phái Ikebana, trong đó, Ikenobo là trường phái lâu đời nhất ra đời cách đây khoảng hơn 550
năm. Ln có sự cạnh tranh giữa các trường phái với nhau. Ưu điểm của sự cạnh tranh này
là nhằm khuyến khích các trường phái khơng ngừng sáng tạo và tìm tịi ra những kiểu cắm
hoa mới và đẹp nhất. Điều quan trọng nhất trong Ikebana chính là một trái tim luôn biết trân
trọng sự sống của các bông hoa. Chân lý này sẽ mãi mãi được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác như một lời căn dặn và nhắc nhở.



Giống như những loại hình nghệ thuật khác, hoa nghệ thuật Ikebana thể hiện sự sáng tạo
trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng và
trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên,
ý nghĩa của bình hoa mà người cắm muốn gửi gắm được ẩn dấu một cách khéo léo. Theo


Ikebana



Tình yêu thiên nhiên



của người Nhật



I



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

70 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội Số 302 - 2016 Số 302 - 2016 <sub>71</sub>71


nghĩa văn học, Ikebana là “hoa sống”, là nghệ thuật diễn tả những tình cảm khi
thưởng thức thiên nhiên, một nền nghệ thuật tái tạo lại không gian của cảnh vật
với một cành cây, một ngọn cỏ, bộc lộ những sắc thái tình cảm qua các cung bậc
màu sắc của các lồi hoa. Ở đây khơng phải dùng “hoa sống” với ý nghĩa hoa
chưa cắt gốc, mà là cắm hoa làm sao đó để hoa như một thực thể sống. Ikebana
là từ ghép của Ikeru, nghĩa là làm sống lại, và hana nghĩa là hoa, tức nghệ thuật
này tạo sự sống cho những bông hoa. Trong Ikebana, hoa kết hợp với bình cắm
lẫn cách trang trí, tượng trưng cho trời, đất và con người.


Khác với phong cách cắm hoa phương Tây, Ikebana có một sự kiềm chế ngặt
nghèo. Các tác phẩm Ikebana đều được dựa theo một hình tam giác, biểu trưng
cho thiên, địa, nhân, hoặc mặt trăng, trái đất, mặt trời. Nghệ nhân Ikebana
không chỉ tận dụng hoa mà cả cành, lá, gai cũng là một phần quan trọng của
Ikebana. Nghệ thuật Ikebana thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên qua việc
sử dụng những đường nét tự nhiên của cây cỏ, hạn chế tối đa việc thêm thắt


quá đà. Hoa lá trong Ikebana ít mà tinh.


Về cơ bản thì Ikebana khơng đơn thuần hướng đến việc đưa một phần thiên
nhiên vào trong ngôi nhà, mà xa hơn là muốn cho thấy cả một thế giới thiên
nhiên bao trùm, bằng cách tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa trong nhà và
ngồi trời. Trong khi người Tây phương ln nhấn mạnh vào các màu sắc và số
lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người
Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã
phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa. Như
vậy vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ giới hạn vào màu
sắc của bơng hoa mà cịn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong
sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên. Ngay cả khi chỉ một loại hoa được
sử dụng thì người cắm hoa cũng cố gắng để biến bình hoa đó thành một biểu
tượng hồn hảo của thiên nhiên.


</div>

<!--links-->

×