Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ngữ văn 7, tuần 24- tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.49 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> NGỮ VĂN 7 TUẦN 24</b>
<b> CHỦ ĐỀ 21 NGHỊ LUẬN</b>


<b> Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN </b>
<b>I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:</b>


<b>1. Nhu cầu nghị luận</b>


- Trong đời sống ta vẫn thường gặp những vấn đề như đã nêu ra.
<i><b> (Hs cần đọc các câu hỏi Sgk trang 7)</b></i>


Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta cần vận dụng vốn sống, vốn kiến thức,lại
phải biết cách lập luận, lí lẽ, nêu dẫn chứng xác thực khiến người đọc, người nghe
hiểu rõ, đồng tình, tin tưởng.


<i>(GV: Ví dụ : Thế nào là sống đẹp?</i>


<i> Để trả lời cho câu hỏi đó, em khơng thể chỉ trả lời bằng văn bản kể chuyện, kể về </i>
<i>câu chuyện của một vài tấm gương sống đẹphay bằng văn miêu tả những việc làm </i>
<i>đẹp của một người hoặc chỉ nêu cảm nhận của mình về sống đẹp mà em cần lần </i>
<i>lượt giải quyết vấn đề đó bằng cách đi vào từng khía cạnh như: Sống đẹp là như </i>
<i>thế nào? Sống đẹp khác với sống khơng đẹp như thế nào? Vì sao cần sống </i>


<i>đẹp?...Từ đó dùng lời lẽ, cách lập luận, dẫn chứng đưa ra để thuyết phục người </i>
<i>nghe.)</i>


- Kiểu văn bản nghị luận như:


+ Nêu gương sáng trong học tập và lao động.
+ Những sự kiện xảy ra có liên quan đến đời sống.



+ Tình trạng vi phạm luật trong xây dựng, sử dụng đất, nhà.


=> Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong
<i>cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,...( Vd: Bình </i>
<i>luận thể thao, diến đàn văn học, chống bn lậu,chun mục an tồn giao thơng, </i>
<i>bảo vệ rừng, diễn đàn về chống biến đổi khí hậu,...)</i>


<b>=> Văn bản nghị luận là loại văn bản thông dụng, tồn tại khắp nơi trong cuộc sống.</b>
<b>2. Thế nào là văn bản nghị luận</b>


<i><b>Văn bản: Chống nạn thất học.</b></i>


<b> Hs đọc văn bản Chống nạn thất học sgk trang7,8.</b>
<i><b>* Vấn đề cần nghị luận: “Chống nạn thất học”</b></i>
<i><b>* Đối tượng : Quốc dân đồng bào</b></i>


<i><b>* Mục đính: Kêu gọi quốc dân đồng bào chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, thứ giặc </b></i>
rất nguy hiểm do chính sách ngu dân của thực dân Pháp.


<i><b>* Luận điểm:</b></i>


- “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc: ...nâng cao dân trí”


- Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình..chữ Quốc
ngữ”


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>GV: Luận điểm lớn đó được thể hiện qua các ý kiến:</i>


<i> - Khi thực dân Pháp cai trị, nhân dân ta phần lớn bị thất học </i>
<i> - Nay, ta giành được quyền độc lập, phải nâng cao dân trí</i>


<i> - Muốn thế mọi người phải học</i>


<i> - Muốn giúp mọi người học, phải vận động những người đã biết chữ dạy cho </i>
<i>những người chưa biết chữ</i>


<i><b>* Lí lẽ:</b></i>


- Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM/8


- Những điều kiện trước hết cần phải có là nhân dân phải biết đọc, biết viết mới
thanh toán được nạn dốt nát, lạc hậu.


- Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.


<i> Gv: Vấn đề này không thể thực hiện bằng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì những </i>
<i>kiểu văn bản này không thể diễn đạt được mục đích của người viết.</i>


<i>Phải dùng văn nghị luận.</i>
<b>=> Văn nghị luận:</b>


<b>- Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, </b>
<b>quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, </b>
<b>dẫn chứng thuyết phục.</b>


<b>- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải </b>
<b>quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.</b>


<b>II. Luyện tập:</b>
<b>1. Bài tập 1:</b>



<i><b> “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.</b></i>
a. Đây là bài văn nghị luận.


- Vì nó đặt ra một vấn đề xã hội cần đưa ra giải quyết.


+ Tác giả đưa ra nhiều lí lẽ, dẫn chứng để trình bày quan điểm của mình.
b. Tác giả đề xuất ý kiến:


- tạo được thói quen tốt là rất khó.
- Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.


- Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn
minh cho xã hội?


- Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ, dẫn chứng về thói quen xấu:
+ Hút thuốc, gạt tàn bừa bãi.


+ Vứt rác gây mất vệ sinh.


+ Vứt rác gây tai nạn chảy máu nguy hiểm.


-> Lĩ lẽ đưa ra rất thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2. Bài tập 2</b>
<b>Bố cục: 3 phần.</b>


- MB: Tác giả nêu thói quen tốt và xấu, nói qua vài nét về thói quen tốt.
-> Nêu vấn đề cần nghị luận.


- TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại bỏ.


-> Nêu dẫn chứng và trình bày lí lẽ


- KB: Nghị luận về tạo thói quen tốt rất khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm gì
để tạo nếp sống văn minh.


-> Khẳng định quan điểm, ý kiến.
<b>3. Bài tập 3: Hai biển hồ.</b>


- Bài văn Hai biển hồ là văn bản nghị luận. Bài văn kể - tả cụ thể về hai biển hồ chỉ
là phương tiện để đi đến vấn đề nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ đó
mà nghĩ đến 2 cách sống của con người: Cần sống sẻ chia, hòa hợp thì mới có ích,
nếu chỉ biết cho riêng mình thì sẽ chết dần chết mịn.


<i> Gv: Lưu ý: Nhận biết văn bản nghị luận:</i>


<i>- Các vấn đề nghị luận được nhiều người quan tâm, cần đưa ra để bàn bạc, tranh </i>
<i>luận.</i>


<i>- Có mục đích hướng tới một hoặc nhiều đối tượng – giải đáp những băn khoăn, </i>
<i>làm sáng tỏ chân lí, thuyết phục người đọc.</i>


</div>

<!--links-->

×