Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Kết nối tri thức - thúc đẩy sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.68 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Kết nối tri thức - thúc đẩy sáng tạo</b>


08:18 | 11/06/2019


<b>Thư viện số dùng chung liên kết các thư viện Việt Nam, cùng sử dụng chung các kho dữ liệu số như:</b>
<b>sách số, báo số, tạp chí số, luận văn số, luận án số, kết quả nghiên cứu khoa học số… để giảm thiểu chi</b>
<b>phí bổ sung cho từng thư viện, tối ưu hóa nguồn tài chính bằng cách đầu tư cho một thư viện trọng</b>
<b>điểm làm đầu mối, từ đó chia sẻ nguồn dữ liệu cho hệ thống các thư viện khác. Đây đang là xu hướng</b>
<b>phát triển thư viện số Việt Nam nhưng còn thiếu hành lang pháp lý.</b>


<b>Xu hướng ngày càng phổ biến</b>


Năm 2017, Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đã thiết lập và vận hành
mạng lưới Liên hợp Thư viện Việt Nam mua chung nguồn tin cơ sở dữ liệu khoa học quốc tế như: Proquest Central,
ScienceDirect, Springer… Đã có gần 100 đơn vị tham gia là thành viên chính thức và quan sát viên. Thông qua Liên hợp
này, người dùng tin từ các thư viện thành viên có thể truy cập khơng giới hạn tới 15.000 tạp chí điện tử trong cơ sở dữ liệu
Proquest Central - cơ sở dữ liệu lớn, đa ngành, bao quát hầu hết các lĩnh vực khoa học, công nghệ, xã hội, nhân văn, giáo
dục, y tế. Ngoài ra, Thư viện Khoa học - Cơng nghệ Quốc gia cịn chia sẻ với các thành viên của Liên hợp 2 cơ sở dữ liệu
tiếng Việt quan trọng là tài liệu khoa học - công nghệ Việt Nam và kết quả nghiên cứu.


Cách làm trên đã tối ưu hóa nguồn đầu tư đạt hiệu quả cao, giúp các thư viện thành viên (đặc biệt là thư viện đại học)
tham gia mạng lưới giảm thiểu chi phí (thậm chí miễn phí sử dụng) và được sử dụng chung các kho dữ liệu quý giá này
thúc đẩy nghiên cứu - đào tạo, đổi mới sáng tạo, tăng xếp hạng đại học quốc tế, ví dụ top 1.000 các đại học thế giới QS
World Ranking 2018 có ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP Hồ Chí Minh…


Xu hướng mua chung và dùng chung kho dữ liệu cũng rất phổ biến trong khối trường đại học khoa học kỹ thuật (Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội làm đầu mối) hay khối trường đại học kinh tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội làm
đầu mối) hiện nay. Đặc biệt, với sáng kiến “Thư viện số đại học dùng chung: Kết nối tri thức - Thúc đẩy sáng tạo” do
Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQG Hà Nội làm đầu mối khởi xướng (tìm kinh phí đầu tư và đầu mối kỹ thuật triển
khai) đã được 28 thư viện đại học trên toàn quốc tham gia hưởng ứng và đã ký kết bản ghi nhớ tham gia kết nối, chia sẻ
kho dữ liệu số của từng thư viện (tháng 10.2017). Nếu dự án Thư viện số đại học dùng chung này được cấp kinh phí triển
khai sẽ có sức lan tỏa mạnh, không chỉ 28 thư viện ban đầu tham gia mà có thể mở rộng ra tồn bộ mạng lưới thư viện đại


học trên cả nước.


<i>Mơ hình đề xuất hệ thống thư viện số đại học dùng chung</i>
<b>Tối ưu hóa tài chính đầu tư</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

các mục lục liên hợp thư viện khác. Tại Việt Nam, công nghệ phát triển nội dung số đang phát triển mạnh mẽ, số lượng tài
nguyên số nội sinh, nhất là tại các thư viện đại học, gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng chưa được kết nối, tổ chức,
quản trị theo một mơ hình mạng lưới hệ thống thư viện số thống nhất, mà hầu như chỉ phục vụ tại chỗ. Trong khi đó, kết
nối dữ liệu số của các thư viện sẽ giúp người dùng tin khai thác tối đa tài ngun thơng tin, rút ngắn q trình nghiên cứu,
nâng cao chất lượng bài viết, phòng chống đạo văn, giúp các thư viện tiết kiệm kinh phí bổ sung tài liệu...


Chính những ứng dụng cơng nghệ 4.0 tiên tiến hiện nay như cơng cụ tìm kiếm thơng minh tập trung dựa trên nền tảng
đám mây (Smart Search); kho dữ liệu mở theo tiêu chuẩn quốc tế OAI/PMH… và đặc biệt với sức sáng tạo, ý thức kết nối
và chia sẻ tri thức số cho cộng đồng là động lực để các thư viện đại học cũng như các thư viện công cộng phát triển mạnh,
cung cấp nguồn tri thức quý giá vô tận của nhân loại cho Việt Nam. Đây cũng chính là phương thức tối ưu hóa và tiết
kiệm nguồn tài chính đầu tư, ứng dụng cơng nghệ thơng minh để tăng năng suất hoạt động của thư viện số; một lần đầu tư
nhưng đem lại năng suất cao nhất, nhanh nhất và tiết kiệm nhất.


Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy phát triển chính phủ số, doanh nghiêp số, xã hội số, cơng dân số… thì mơ hình
thư viện số dùng chung là hướng đi đúng đắn, rất cần được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước để làm nền tảng tri thức số
thúc đẩy nhanh đổi mới, sáng tạo Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Trong Luật Thư viện sắp tới nên
có quy định: Chú trọng thành lập và đầu tư các đầu mối thư viện lớn để xây dựng và phát triển các thư viện số dùng
chung, cơ sở dữ liệu dùng chung để tiết kiệm ngân sách nhà nước, tối ưu hóa nguồn tài chính và tài ngun thông tin.


</div>

<!--links-->

×