Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ trồng dừa trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ KIM CHI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ TRỒNG DỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ KIM CHI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ TRỒNG DỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:


674/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

145/QĐ-ĐHNT ngày 05/3/2018

Ngày bảo vệ:

20/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HỒ HUY TỰU
ThS. VÕ ĐÌNH QUYẾT
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn: “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ
TRỒNG DỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE”
Là cơng trình nghiên cứu và thực hiện của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của
TS. Hồ Huy Tựu trên cơ sở các lý thuyết đã học và tìm hiểu thực tế tại địa phương.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác. Chưa
cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu nào khác.
Luận văn tham khảo tư liệu và sử dụng thông tin được đăng tải trong danh mục
tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn


NGUYỄN THỊ KIM CHI

iii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại lớp thạc sỹ kinh tế của trường
Đại Học Nha Trang, luận văn thạc sỹ là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễn và
lý thuyết nghiêm túc của tơi trước khi tốt nghiệp.
Khơng có thành cơng nào mà không gắn với những hổ trợ, giúp đỡ của người
khác, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu quá trình học tập tại lớp thạc sỹ kinh tế của
trường Đại Học Nha Trang, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ
của quý Thầy Cơ, gia đình và bè bạn.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô của trường Đại Học Nha Trang
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến TS. Hồ Huy Tựu, đã tận tình hướng dẫn tơi hồn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài cịn nhiều thiếu xót. Rất mong được sự
quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hồn thiện hơn.
Bến Tre, tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ KIM CHI

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................5
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................5
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................................5
1.3.2. Đối tượng khảo sát.................................................................................................6
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...............................................................................6
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................ 6
1.6. Kết cấu của luận văn.................................................................................................7
Tóm lược chương 1 .........................................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................8
2.1. Hiệu quả hoạt động ...................................................................................................8
2.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế ..............................................................................8
2.1.2. Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ......................... 11
2.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh .............................. 13
2.1.4. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................................... 16
2.1.5. Phương pháp đo lường hiệu quả ..........................................................................17
2.2. Mơ hình nghiên cứu................................................................................................ 20
2.2.1 Hàm Cobb-Douglas .............................................................................................. 20
2.2.2. Ước lượng các thơng số của hàm Cobb-Douglas ................................................22

Tóm lược chương 2 .......................................................................................................27
v


CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 28
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu ..........................................28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 28
3.1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu........................................................................28
3.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................................... 42
3.2.1. Xác định Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 42
3.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ......................................................................42
3.2.3. Phân tích kết quả .................................................................................................42
3.3. Tổng quan các nguyên cứu trước và biến nghiên cứu đề xuất ............................... 42
3.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................................... 44
3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................................44
3.4.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 44
Tóm lược Chương 3 ......................................................................................................46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................47
4.1. Thống kê mô tả đối tượng khảo sát.......................................................................47
4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất của người trồng dừa Tỉnh Bến Tre........................... 47
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và hiệu quả sản xuất của hộ trồng dừa trên
địa bàn Tỉnh Bến Tre .....................................................................................................50
4.4. Thảo luận kết quả ..................................................................................................51
Tóm lược Chương 4 ......................................................................................................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................55
5.1. Kết luận...................................................................................................................55
5.2. Đề xuất các hàm ý chính sách ................................................................................56
5.2.1. Xây dựng hệ thống xen canh hợp lý ....................................................................56
5.2.2. Công tác lai tạo và chọn giống ............................................................................56
5.2.3. Biện pháp canh tác, quy trình canh tác, đầu tư và sử dụng thuốc BVTV hiệu quả

cho cây dừa phát triển ....................................................................................................57
5.2.4. Có cơ chế chính sách hợp lý để khuyến khích phát triển cây dừa ...................... 58
5.2.5. Tổ chức liên kết nông dân trong sản xuất............................................................ 58
5.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................60
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSVC – KT

Cơ sở vật chất – kỹ thuật

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

KHCN

Khoa học công nghệ

LLLĐ

Lực lượng lao động


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Báo cáo tình hình phân bổ và sử dụng đất huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
năm 2015 ....................................................................................................................... 29
Bảng 3.2: Các biến được sử dụng trong phân tích ........................................................ 43
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả đối tượng khảo sát............................................................... 47
Bảng 4.2: Các biến sử dụng trong mơ hình ...................................................................48
Bảng 4.3: Kết quả chạy mơ hình CRS-DEA và VRS-DEA ..........................................48
Bảng 4.4: Hiệu quả sản xuất theo quy mô .....................................................................49
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất ........50

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình DEA tối thiểu hố đầu vào ............................................................. 25
Hình 2.2: Mơ hình DEA tối đa hoá đầu ra ....................................................................26

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu: Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dừa trên địa bàn huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre bằng phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tổ
đầu vào góp phần xác định hiệu quả hoạt động của từng hộ dân.
Mơ hình đề xuất: Mơ hình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre bao gồm 07
nhân tố: tổng diện tích vườn dừa, số lao động tham gia, tuổi cây dừa, chi phí đầu tư,
chi phí cây giống, chi phí vật tư, chi phí chăm sóc.
Phương pháp: Định lượng mơ hình mơ hình DEA bằng chương trình DEAP
phiên bản 2.1 với 150 mẫu nghiên cứu là các hộ trồng dừa trên địa bàn huyện Châu
Thành, Tỉnh Bến Tre.
Kết quả: Mơ hình nghiên cứu Mơ hình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
bao gồm 07 nhân tố: tổng diện tích vườn dừa, số lao động tham gia, tuổi cây dừa, chi
phí đầu tư, chi phí cây giống, chi phí vật tư, chi phí chăm sóc. Hiệu quả kỹ thuật (TE)
các hộ trồng dừa khá lớn nhận thấy đã phù hợp với thực tế. Hiệu quả theo quy mô sản
xuất tương đối thấp đạt,quy mô sản xuất của các hộ tương đối nhỏ và không thể cải
thiện năng suất nhờ vào thay đổi quy mô. Hiệu quả theo quy mô doanh thu tương đối
tốt quy mô sản xuất tương đối nhỏ nhưng các hộ có thể cải thiện được doanh thu. Các
nhân tố ảnh hưởng: các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất trồng dừa: tuổi thọ
cây, chi phí đầu tư, chi phí chăm sóc, chi phí cây giống, các yếu tố: diện tích, số lao
động khơng có ảnh hưởng đến năng suất trồng dừa. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lợi/ doanh thu: số người tham gia lao động, chi phí đầu tư, chi phí vật tư, các
nhân tố khơng ảnh hưởng là: diện tích, tuổi cây, chi phí giống, chi phí chăm sóc
Đóng góp: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị hiểu được những
yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ trồng dừa trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre, từ đó hoạch định các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ.
Hàm ý chính sách: các hàm ý về liên kết sản xuất, biện pháp canh tác, sử dụng
phân thuốc có hiệu quả, khuyến nơng, lai tạo chọn giống, kỹ thuật canh tác.

Hạn chế: Mẫu nghiên cứu, không gian nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu dẫn đến
hạn chế về số lượng nhân tố và phân loại nhân tố, khinh phí thực hiện đề tài.
Hướng nghiên cứu tương lai: bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu, gia tăng thêm
số lượng nhân tố, phát hiện thêm các giải pháp mới phù hợp với thực tiễn.
Từ khóa: hiệu quả kinh tế, hộ trồng dừa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
x


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất cả nước với 63.000 ha (Cục Thống kê
Bến Tre năm 2013). Trong đó, diện tích dừa cho trái chiếm 84% tương đương 53.507
ha, năng suất thu hoạch đạt 40.103 triệu trái/tháng. Bến Tre cũng là nơi tập trung đa
dạng sinh học các giống dừa. Các giống dừa chế biến công nghiệp như Ta, Dâu chiếm
trên 85% cơ cấu giống dừa, năng suất từ 60-80 trái/cây/năm còn lại là các giống dừa
lùn dùng để uống nước như Xiêm xanh, Xiêm lục, Ẻo, năng suất đạt từ 80-120
trái/cây/năm, riêng giống dừa Ẻo đạt 200-250 trái/cây/năm. Bên cạnh đó, cịn có các
giống có giá trị kinh tế cao như dừa Dứa, dừa Sáp (còn gọi là dừa Đặc ruột), giá gấp 510 lần giống dừa Ta, Dâu.
Trồng dừa là một phần cốt lõi của nền kinh tế nông thôn trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, chiếm khoảng 85% nguồn cung nguyên liệu dừa trên toàn cầu
(APCC-2013). Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2011, tồn tỉnh Bến tre có 163.082
hộ trồng dừa, với diện tích hiện nay có khoảng 69.000 ha; năng suất bình quân 9.300
trái/ha năm, được xem là cao nhất so với các nước khác. Tuy nhiên, năng suất nầy cịn
có thể tăng thêm 15-20% nếu áp dụng các quy trình kỹ thuật đúng mức. Qua điều tra
điển hình, thu nhập từ dừa chiếm đến 72% cơ cấu thu nhập của hộ, trong khi thu nhập
từ các cây trồng khác như lúa, chuối, mía, chanh, v.v, chỉ chiếm 7% trong tổng thu
nhập của hộ. Chăn ni chỉ đóng góp 3% thu nhập, các hoạt động buôn bán, dịch vụ,
ngành nghề phụ chỉ chiếm khoảng 4%.Nhìn chung, cây dừa có tiềm năng kinh tế lớn
và có nhiều lợi thế riêng, có khả năng cạnh tranh với các loại cây trồng khác vì có tỷ
suất lợi nhuận cao. Giá bán dừa trái trong thời gian qua thường cao từ 2- 5 lần giá
thành sản xuất trở lên (giá thành sản xuất 1 trái dừa từ 1.625 - 1.735đ/trái, trong khi đó

các sản phẩm nông nghiệp khác thường chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận ở mức 30% - 40%).
Thực tế cho thấy nếu nơng dân chọn giống kỹ, chăm sóc tốt, biết áp dụng các
biện pháp trồng xen, ni xen thích hợp trong vườn dừa, kết hợp với việc chế biến các
phần của cây dừa thành các sản phẩm có giá trị cao tham gia thị trường, biến vườn dừa
trở thành hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nhiều loại sản phẩm để tận
dụng tài nguyên đất đai, ánh sáng, nước, tay nghề lao động trong cộng đồng… thì hiệu
quả kinh tế thu được từ cây dừa rất cao. Nếu tính theo thời giá hiện nay, một ha dừa có
trồng xen ca cao, chanh, bưởi, măng cụt, kiểng lá.... thì mỗi năm có thể lãi từ 100 triệu
1


đồng đến 150 triệu đồng/ha. Có lẽ khơng có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều
loại sản phẩm bằng cây dừa. Đặt biệt là tại Bến Tre phần lớn nền công nghiệp chế biến
là công nghiệp chế biến dừa với các loại sản phẩm cao cấp như dầu dừa tinh luyện,
cơm dừa nạo xấy, bột sữa dừa, nước cốt dừa, nước dừa đóng hộp, than hoạt tính, các
loại mỹ phẩm cao cấp từ dừa. Vì vậy trên thế giới, cây dừa được mệnh danh là "cây
của cuộc sống", do tính chất đa dụng của nó, tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá,
trái, vỏ, xơ, gáo, nước… đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người;
Tại Bến Tre, tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa tính đến nay ngày càng được
khởi sắc. Diện tích, năng suất, sản lượng dừa đều tăng, khoảng 6% một năm Theo số
liệu của Cục thống kê Bến Tre, năm 2005 diện tích dừa của tỉnh đạt 37.595ha, diện
tích thu hoạch 33.587ha, sản lượng 258.78 triệu trái; sau đó diện tích dừa tăng nhanh
hàng năm và đến năm 2015 ước đạt khoảng 69.000 ha, diện tích thu hoạch 57.000ha,
sản lượng trên 500 triệu trái. Như vậy, chỉ sau 10 năm, diện tích và sản lượng dừa của
tỉnh đã tăng gần gấp đôi. Chất lượng dầu trong trái dừa của Bến Tre được đánh giá là
tốt so với thế giới. Chính vì vậy giá dừa của Bến Tre thường cao hơn với giá thị trường
thế giới tại các thời điểm (Nếu tính giá dừa trái bình qn từ năm 2010 đến nay, giá
dừa tại Bến Tre cao gấp đôi so với giá dừa trái tại Philippine). Hơn nữa nếu tính theo
năng suất cơm dừa/ha thì Bến Tre cũng cao gấp đôi với các nước trong Hiệp hội Dừa
Châu Á - Thái Bình Dương (Bến Tre 1,9 tấn copra/ha; các nước thuộc Hiệp hội dừa

Châu Á - Thái Bình Dương (APCC), chỉ đạt 0,9 tấn copra/ha), Philippines, Indonesia
(0,85 tấn), Ấn Độ (1,1 tấn)).
Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre tuy mới hình thành khơng lâu,
nhưng đã có sự phát triển khá chắc chắn, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Các sản
phẩm chế biến của Bến Tre khai thác gần như tồn diện các nhóm sản phẩm chính như
nhóm sản phẩm xơ dừa, gáo dừa, cơm dừa và nước dừa. Có thể nói 5 năm qua, các
doanh nghiệp chế biến dừa đã có bước phát triển vượt bậc, nhất là trên lĩnh vực chế
biến cơm dừa, mụn dừa. Một số doanh nghiệp đã quan tâm xây dựng mối liên kết với
người trồng dừa để nhằm giúp người trồng dừa tiêu thụ dừa với giá tốt hơn do giảm
bớt các chi phí trung gian, từ đó cho phép ngành dừa Bến Tre có thể thích ứng nhanh
khi có một sự thay đổi về cầu trên một thị trường bất kỳ. Với vai trị tạo ra sản phẩm
có giá trị thị trường cao và nhiều tiện ích cho xã hội, các doanh nghiệp sản xuất chế
biến các sản phẩm từ dừa đã làm tăng thêm giá trị cho cây dừa. Xét về mặt kinh tế - xã
2


hội, với quy mô công suất chế biến lớn, các doanh nghiệp đã tiêu thụ nhiều dừa
nguyên liệu, tạo ra nhiều công ăn việc làm (khoảng 13.000 lao động, nếu tính cả tồn
ngành là khoảng 70.000 lao động) tạo thu nhập tốt cho người dân, đóng góp vào nguồn
thu ngân sách của tỉnh, tăng thêm giá trị cho ngành dừa nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tổng quan về diện tích, thu hoạch, sản lượng dừa được thống kê ở các bảng sau:
Diện tích trồng dừa (ha)
Đơn vị/Năm

2000

2005

2008


2009

2010

2011

2012

2013

2014

Toàn tỉnh Bến Tre
Thành phố Bến
Tre

37.758

37.595

47.569

49.920

51.560

55.870

58.441


63.000

67.382

1.399

1.336

1.492

1.500

1.528

1.869

2.150

2.464

2.462

5.034

4.960

5.297

5.453


5.541

6.352

6.579

7.172

7.704

908

914

1.154

771

803

1.098

1.097

1.085

1.072

12.955


12.908

17.956

12.607

12.869

13.625

13.401

14.604

14.987

6.955

7.244

8.120

8.500

8.860

9.223

Giồng Trơm


9.890

10.071

12.048

12.569

13.007

13.957

14.482

15.915

16.999

Bình Đại

4.419

4.452

5.204

5.435

5.840


5.445

5.991

6.008

6.713

750

750

1.371

1.370

1.413

1.490

2.039

2.160

2.492

2.403

2.204


3.047

3.260

3.315

3.914

4.202

4.732

5.739

Châu Thành
Chợ Lách
Mỏ Cày Nam
Mỏ Cày Bắc

Ba Tri
Thạnh Phú

Diện tích thu hoạch (ha)
Đơn vị/Năm

2000

2005

2008


2009

2010

2011

2012

2013

2014

Toàn tỉnh Bến Tre

33.019

33.587

37.821

39.118

41.535

44.098

48.889

53.507


56.537

Thành phố Bến Tre

1.354

1.280

1.326

1.313

1.338

1.352

1.849

1.715

2.035

Châu Thành

4.095

4.678

4.840


4.870

4.953

5.050

5.503

5.627

6.195

613

708

919

660

680

817

819

961

969


10.728

10.740

12.819

8.865

9.674

10.393

11.633

12.571

12.772

4.800

5.204

5.447

5.641

6.843

7.316


Giồng Trơm

9.596

9.312

10.306

10.574

11.286

12.044

13.150

14.771

15.825

Bình Đại

3.702

4.068

4.334

4.528


4.813

4.947

5.234

5.289

5.443

528

683

972

1.120

1.139

1.177

1.605

1.965

2.019

2.403


2.118

2.305

2.388

2.448

2.871

3.455

3.765

3.963

Chợ Lách
Mỏ Cày Nam
Mỏ Cày Bắc

Ba Tri
Thạnh Phú

Sản lượng dừa (nghìn tấn)
Đơn vị/Năm

2000

2005


2008

Toàn tỉnh Bến Tre

231.7

258.78

353.2

391.9

420.2

8.4

8.84

12.40

12.70

Châu Thành

30.5

35.18

46.90


Chợ Lách

3.90

4.74

9.90

75.10

93.77

122.40

Giồng Trơm

72.00

71.44

Bình Đại

22.10

Thành phố Bến Tre

Mỏ Cày Nam
Mỏ Cày Bắc


Ba Tri
Thạnh Phú

2009

2012

2013

2014

427.9

470.34

493.20

525.813

13.10

12.50

17.06

15.31

18.518

49.40


50.40

49.20

52.50

51.22

56.994

7.00

7.30

7.90

7.78

7.85

7.744

88.30

97.60

102.40

112.41


119.27

121.105

48.80

52.60

53.80

53.95

61.20

64.520

100.70

112.10

120.70

117.20

129.13

139.17

152.695


26.56

34.80

42.00

44.70

46.60

49.70

48.44

49.640

3.30

4.22

7.80

10.30

10.50

11.00

15.05


17.15

18.336

16.30

14.04

18.30

21.30

23.20

27.30

32.75

33.58

36.261

3

2010

2011



Dựa theo các bảng thống kê từng năm về diện tích trồng, diện tích thu hoạch và
sản lượng ta dễ dàng nhận thấy Châu Thành tuy không phải là huyện có diện tích trồng
dừa nhiều nhất nhưng Châu Thành có diện tích đất tự nhiên chủ yếu là trồng dừa nhiều
nhất tỉnh. Với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trời phú cho Châu Thành là một
huyện có điều kiện đất đai thổ nhưỡng thuận lợi thích hợp cho cây dừa, bên cạnh đó
Châu thành cũng là nơi cửa ngõ của tỉnh nên việc phát triển một ngành kinh tế nơng
nghiệp như trồng dừa là hợp lý. Vì vậy việc chọ huyện Châu Thành làm địa bàn
nghiên cứu thì có thể đánh giá tổng qt về tình hình trồng và hiệu quả của cây dừa
trong toàn tỉnh.
Theo lý thuyết kinh tế sự phát triển qua nhanh và tự phát của một ngành thường
dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các yêu tố đầu vào - từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu
đến hiệu quả kinh tế của ngành và môi trường trong tương lai gần. Đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố đầu vào đang
đóng vai trò quyết định cho việc phát triển bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, mối
quan tâm hàng đầu của các nông hộ trồng dừa thường là khả năng sinh lợi của hộ.
Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả ănng sinh lợi của
các nông hộ trồng dừa là một nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay nhằm các nông
hộ và đề ra các biện pháp quản lý giúp ngành nông nghiệp trồng dừa Bến Tre phát
triển bền vững.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nơng hộ có rất nhiều phương pháp để đánh giá,
trước đây phương pháp truyền thống phổ biến nhất là sử dụng hiệu quả tài chính.
Nhưng việc sử dụng phương pháp này chỉ mang tính chất đánh giá hiệu quả riêng,
chưa nắm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý đối với hiệu quả kinh tế của
các nông hộ trồng dừa. Khi mà ngành nông nghiệp hiện nay cần kinh doanh tập trung
lại, cơ giới hóa, giá cả bấp bênh thiếu tập trung, việc chăm sóc và bn bán mỗi hộ
một hình thức khác nhau, thì hiệu quả kinh tế của nơng hộ trồng dừa càng cần phân tích
sâu để hiểu rõ vai trị của việc quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hay không.
Trong một số phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động hiện đại, để xác định
mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào, xác định mức độ lãng phí và đề xuất biện pháp cải
thiện mức lãng phí của các yếu tố đầu vào, phương pháp phân tích đường bao dữ liệu

(DEA) là một trong những cơng cụ phân tích mạnh. Phương pháp phân tích đường bao
dữ liệu (DEA)- phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức,
4


doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, cơng trình
nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế, cũng như trong ngành nông nghiệp. Ở Việt
Nam nghiên cứu này được sử dụng phổ biến ở lĩnh vực nơng nghiệp (nghiên cứu của
Đặng Hồng Xn Huy, 2009, 2012; Lê Kim Long và cộng sự, 2013…), ngân hàng
(Nguyễn Thị Ngân và cộng sự, 2012; Đỗ Quang Giám, 2006),…
Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
để phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến
Tre” là cần thiết, góp phần xác định hiệu quả hoạt động của từng hộ và so sánh các hộ
trong cùng một phân khúc với nhau, xác định mức độ lãng phí của các nguồn lực yếu
tố đầu vào. Qua đó, góp phần giúp cho các hộ tại huyện Châu Thành hoạt động một
cách hiệu quả, mang lại thu nhập cao, phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này nhằm đo lường hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dừa và xác
định hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của các nông hộ trên
địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre.
- Xác định hiệu quả theo quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và
doanh thu của các hộ trồng dừa.
- Đề xuất các giải pháp góp phần cho các hộ trồng dừa tại huyện Châu Thành
đạt được hiệu quả.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Các lý do và nguyên nhân nào ảnh hưởng lựa chọn trồng dừa của các hộ gia đình?

2. Các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến năng suất trồng dừa và hiệu quả kinh tế
của hộ là gì?
3. Trong việc trồng dừa hộ có thể tiết kiệm các khoản chi phí như thế nào, kể cả
các chi phí đầu vào và đầu ra?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ
trồng dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
5


1.3.2. Đối tượng khảo sát
Các hộ dân đang trồng dừa tại ba xã Phước Thạnh, An Phước và An Hóa trên
địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: Đánh giá kinh tế của các hộ trồng dừa tại huyện Châu
Thành thông qua hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn 3 xã Phước Thạnh, An
Phước, An Hóa tại huyện Châu Thành.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê thứ cấp được lấy trong vòng 5 năm, từ
tháng 11 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015. Dữ liệu khảo sát sơ cấp được thu thập
trong thời gian quý II/2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường hiệu quả sử dụng
các yếu tố đầu vào bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương
pháp định tính được sử dụng là tham khảo lý thuyết và các ý kiến chuyên gia để lựa
chọn biến đầu vào, biến đầu ra, điều chỉnh biến cho phù hợp với môi trường nghiên
cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đo lường hiệu quả kinh tế các yếu tố
đầu vào và đánh giá mức độ hiệu quả các hộ trồng dừa… sử dụng mẫu điều tra khảo
sát trên thực địa.

Nghiên cứu chính thức phân tích, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
của các hộ trồng dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách các hộ trồng dừa, sau đó rút thăm
ngẫu nhiên khơng lặp lại từ danh sách lập để chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu
thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ.
Phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả
của các hộ trồng dừa trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre là phương pháp phân
tích DEA và khả năng sinh lời.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về lý thuyết: Hệ thống lại lý thuyết về đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố
đầu vào theo phương pháp phân tích DEA; đo lường khả năng sinh lợi của cây dừa mà
hộ nông dân trồng.
6


- Về thực tiễn:
+ Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và các hộ trồng dừa tại huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ trồng dừa tại huyện
Châu Thành để giúp họ cải thiện được hiệu quả trồng dừa tại gia đình và địa phương.
+ Góp phần chỉ ra mức tiết kiệm tối đa và mức phí của các hộ trồng dừa tại
huyện Châu Thành, từ đó, để họ ý thức được sự cần thiết giảm mức lãng phí tại cho
các hộ trồng dừa ở huyện Châu Thành.
+ Chỉ ra được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trồng dựa tại địa phương.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 5 Chương.
Chương 1: Giới thiệu. Như được đề cập từ đầu đến nội dung hiện tại.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này giới thiệu hiệu quả kinh tế, khái niệm
hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các
quan điểm đánh giá hiệu quả. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày tổng quan các
nghiên cứu trước trong và ngoài nước

Chương 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu một
số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu tập trung vào các hộ trồng cây dừa,
các sản phẩm từ cây dừa, tình hình sản xuất, đầu tư, sản xuất và thu nhập của các hộ
trồng dừa. Trình bày phân tích DEA, khả năng sinh lời thơng qua chỉ tiêu mang tính
đại diện là tỷ số dư đảm phí.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu – thảo luận. Chương này giới thiệu mẫu, kết quả
nghiên cứu và thảo luận về hiệu quả các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của các
hộ trồng dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá
kết quả khảo sát chương trình quản lý mơi trường, xác định các nguyên nhân cơ bản
ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các hộ trồng dừa Châu Thành, để làm
cơ sở cho kiến nghị giải pháp.
Chương 5: Kết luận và đề xuất. Chương này trình bày ngắn gọn những kết luận
rút ra được từ kết quả nghiên cứu tương ứng trong chương 4. Chương này cũng bao
gồm các nội dung đề xuất và kiến nghị mở rộng nghiên cứu để giải quyết một số vấn
đề còn tồn tại liên quan đến việc phát triển kinh tế của các hộ trồng dừa
Tóm lược chương 1
Chương này tác giả trình bày lần lượt các nội dung: tính cấp thiết đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quan các cơng trình nghiên
cứu, đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra phương pháp nghiên cứu định lượng, tóm
tắt các nội dung về ý nghĩa thực tiễn và khoa học đề tài . Từ đó đề xuất cấu trúc trình
bày của luận văn.
7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Hiệu quả hoạt động
2.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc đến
“sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất khơng hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu quả”. Vậy
hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế

học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,
có thể khái quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một
cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng
chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “ hay tăng hiệu quả. "Mác cũng
cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động
là cơ sở hết thảy mọi xã hội" (Mac, 1962).
- Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu quả
là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập
quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa xã hội ” (Mac, 1962).
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.
Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là khơng lãng phí ”. Nghiên cứu hiệu
quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội khơng
thể tăng sản lượng một loại hàng hố này mà khơng cắt giảm sản lượng một loại hàng
hố khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của
nó ” (Samuelson & Nordhall, 2002).
- Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu
quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế (Vũ Thị
Ngọc Phùng, 1999).
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mơ để xem xét tình
hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản
xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
8


+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản

phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
- Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương
quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả
sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, cịn lượng chi phí bỏ ra là giá trị
của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so
sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt
được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả
thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có
ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
- Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa
tồn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét
hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm tới các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường…
Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái
kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích
yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh
doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối
lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
một cách bao quát như sau:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện

tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
9


nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong q trình sản xuất nhằm thực
hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
*Ý nghĩa: Phát triển kinh tế theo chiều rộng tức là huy động mọi nguồn lực vào
sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật mới,
mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt
hàng mới, mở rộng thị trường…Phát triển kinh tế theo chiều sâu nghĩa là xác định cơ
cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố, chun mơn hố, hợp tác hoá,
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực.
Theo nghĩa này, phát triển kinh tế theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền
kinh tế và mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp và ở
mỗi thời kỳ sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các nước, cũng
như các doanh nghiệp là ở thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển
theo chiều rộng, sau khi có tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu.
Lý do chủ yếu cần phải chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu là
(Samuelson & Nordhall, 2002):
- Do sự khan hiếm nguồn lực (thiếu vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên sẽ
cạn…) làm hạn chế phát triển theo chiều rộng. Sự khan hiếm này càng trở nên căng
thẳng trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội hoặc thị trường.
- Sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền
sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Muốn vậy cần thiết phải phát triển kinh tế theo
chiều sâu mới tích luỹ nhiều vốn.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng
địa phương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn. Cụ thể:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có.

- Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện tốt cơng nghiệp
hố, hiện đại hố.
- Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế .
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
10


2.1.2. Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
2.1.2.1. Nội dung
Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau
(Samuelson & Nordhall, 2002):
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ thuật, quản
lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Trong sản xuất kinh doanh luôn luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu
vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được hao phí cho sản xuất
là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận khơng? Mối quan
hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ và cho cả doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất
kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ
mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, qui mô của
một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường
hợp. Hiệu quả là đại lượng được dùng để đành giá kết quả đó được tạo ra như thế nào?
Chi phí bao nhiêu? Mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song,
hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, qui trình cơng nghệ, thị trường… Do đó, khi
đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.
- Tính tốn hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào (chi

phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của từng công nghệ
trong điều kiện nhất định.
Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối
lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động
thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra
của q trình sản xuất. Việc lượng hố hết và cụ thể các yếu tố này để tính tốn hiệu
quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn (đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp). Chẳng
hạn (Trương Văn Bảo, 2007):
11


+ Đối với yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nơng nghiệp nói riêng, tài sản cố định
(TSCĐ) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng
đều. Mặt khác, giá trị thanh lý và sửa chữa lớn khó xác định chính xác, nên việc tính
khấu hao TSCĐ và phân bố chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao
thông, trạm, trường…), chi phí thơng tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cần thiết phải
hạch tốn vào chi phí, nhưng trên thực tế khơng tính tốn cụ thể và chính xác được.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khó khăn cho
việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất, nhưng mức
độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn xác, nên
cũng ảnh hưởng tới tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
+ Đối với các yếu tố đầu ra:
Trên thực tế chỉ lượng hoá được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết quả thể
hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị
trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ mơi trường… thường khơng thể lượng hố ngay
được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài. Vậy thì việc xác định đúng, đủ
lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.

2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội.
Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật
tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện
được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí
lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với
chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
Về khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất.
Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì khơng dừng lại
12


ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt được, mà cịn phải thơng qua nó để tìm giải
pháp thúc đẩy sản xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh
doanh là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng khơng phải mục
đích cuối cùng của sản xuất.
2.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
2.1.3.1. Cơng thức tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu số tương đối
cường độ, nghĩa là biểu thị quan hệ so sánh giữa lượng kết quả kinh tế thu được
(Q: đầu ra) và lượng chi phí đầu tư (C: đầu vào). Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng
đo lường bằng số tuyệt đối, biểu thị sự chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được
với toàn bộ chi phí đã bỏ ra. Mối quan hệ này được xác lập theo các cơng thức sau:
- Xác định tồn phần
+ Dạng thuận:
H 


Q
C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)
H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra nhiều đơn vị đầu ra. H còn
được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường
xuyên đến kết quả kinh tế.
Hay: H = Q – C
Trong cách tính này, H thể hiện phần lợi nhuận (thu nhập thực tế) mà đơn vị
sản xuất kinh doanh thu lại được sau khi đã trừ tồn bộ chi phí.
+ Dạng nghịch:

E 
Trong đó:

C
Q

E là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)

E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. E được dùng làm
cơ sở để xác định qui mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường xuyên.
13



- Xác định theo nguyên lý cận biên
Theo nguyên lý cận biên, người ta chỉ quan tâm đến hiệu quả của phần mở rộng
sản xuất hay đầu tư tăng thêm trong từng thời kỳ. Bởi vậy, bên cạnh việc tính tốn
hiệu quả kinh tế tồn phần cịn tính theo ngun lý cận biên, có thể tính cả dạng tuyệt
đối và tương đối. Cụ thể:
+ Dạng tuyệt đối
Dạng thuận:

H

b



Q
C

Trong đó: Q là lượng kết quả tăng (giảm) thêm
C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Hb cho biết khi tăng thêm một đơn vị đầu vào có thể nhận thêm được bao nhiêu
đơn vị đầu ra.
Hay H = Q - C
Trong cách tính này H thể hiện phần kết quả dơi ra mà đơn vị thu lại sau khi đã
trừ chi phí tăng thêm.
Dạng nghịch:

E

b




C
Q

Trong đó: Q là lượng kết quả tăng (giảm)thêm
C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Eb cho biết để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu
đơn vị đầu vào.
+ Dạng tương đối
Dạng thuận:

H
Trong đó:

b



%Q
%C

%Q là % lượng kết quả tăng (giảm)thêm
%C là % lượng đầu tư tăng (giảm) thêm

Hb cho biết để tăng thêm một % đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu % đơn vị
đầu vào.
Các cơng thức tính tốn trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá
và phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Các cơng thức tính theo
14



nguyên lý cận biên là cơ sở để ra các quyết định đầu tư các yếu tố đầu vào như thế
nào có hiệu quả cao, nhất là đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.1.3.2. Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí đầu tư
Theo quan điểm hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ đơn vị
kinh tế nào đều là một quá trình tái sản xuất thống nhất có đầu ra là kết quả kinh tế và
đầu vào là chi phí đầu tư (bao gồm cả chi phí cơ hội). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
kinh doanh được xác lập trên cơ sở so sánh giữa các yếu tố đầu ra với đầu vào. Vì vậy,
cần thiết phải xác định và lựa chọn những chỉ tiêu nào thể hiện kết quả kinh tế và chi
phí đầu tư (Trần Văn Uyển, 1995).
- Xác định các chỉ tiêu kết quả
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Kết quả kinh tế thường biểu hiện bằng các chỉ
tiêu sau:
+ Khối lượng sản phẩm đã sản xuất, hoặc vận chuyển.
+ Giá trị sản xuất.
+ Giá trị tăng thêm.
Đối với doanh nghiệp thương mại:
+ Sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
+ Doanh thu bán hàng.
+ Tổng lợi nhuận.
- Xác định chỉ tiêu chi phí
Chi phí kinh tế là tồn bộ chi phí đã chi ra để đạt được các chỉ tiêu kết quả kinh
tế nói trên. Nó được xem xét ở hai góc độ là chi phí sử dụng nguồn lực và chi phí
thường xuyên.
Chi phí sử dụng nguồn lực: Là tồn bộ các chi phí ban đầu làm điều kiện cần
thiết cho sản xuất kinh doanh, được gọi là nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp. Nó
được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Vốn đầu tư.
+ Vốn sản xuất kinh doanh.

+ Giá trị TSCĐ bình quân.
+ Giá trị tài sản lưu động.
+ Diện tích đất kinh doanh.
+ Số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện truyền dẫn và các tài sản chủ yếu khác.
15


×