Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn quy hoạch và thiết kế xây dựng nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THANH MINH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THANH MINH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02


Quyết định giao đề tài:

410/QĐ-ĐHTN ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

135/QĐ-ĐHNT, ngày 28/02/2018

Ngày bảo vệ:

13/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ CHÍ CƠNG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. LÊ KIM LONG
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn
quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An”, chuyên ngành quản trị kinh doanh, là
cơng trình của riêng tơi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác
nhau, các thơng tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu đã được nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chưa từng được
công bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Nha Trang, tháng 3 năm 2018

Tác giả luận văn

NGUYỄN THANH MINH

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ trường Đại học Nha Trang đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích làm cơ sở để tôi thực hiện luận văn. Cảm
ơn lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây
dựng Nghệ An, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn TS. Lê Chí Cơng đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Nha Trang, tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

NGUYỄN THANH MINH

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. xi

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................................. 3
6. Kêt cấu Luận văn ......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ......................................................................................................................... 8
1.1. Cạnh tranh................................................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh............................................................................................. 8
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh............................................................................................ 9
1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................. 10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................ 13
1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ..................................................................... 13
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ..................................................................... 15
1.4. Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp .................................. 20
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng .................................................................................... 21
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính ....................................................................................... 22
1.5. Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................... 24
1.5.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh theo mô hình phân tích chuỗi giá trị.................... 24
1.5.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh theo mơ hình kim cương ..................................... 25
1.5.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh theo Phương pháp Thompson-Strickland ............ 26
1.5.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................................ 27
1.6. Một số kinh nghiệm về nâng cao chất năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch thiết kế xây dựng ....................................................... 28
v


1.6.1 Kinh nghiệm của Công ty cổ phần xây dựng cơng trình giao thơng Bến Tre ...... 28

1.6.2 Kinh nghiệm của Tổng Cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 4 ..................... 29
1.6.3. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Miền Trung ..... 29
1.6.4. Bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây
dựng Nghệ An ............................................................................................................... 30
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 31
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
NGHỆ AN ..................................................................................................................... 32
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An32
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty ................................................... 32
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh .......................................................................................... 32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.................................................................... 33
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua ......................... 35
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và
Thiết kế xây dựng Nghệ An ........................................................................................ 37
2.2.1. Đánh giá sự tác động của các nhân tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của
Công ty .......................................................................................................................... 37
2.2.2. Đánh giá sự tác động của các yếu tố bên trong đến năng lực cạnh tranh của
Công ty .......................................................................................................................... 47
2.2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây
dựng Nghệ An qua các chỉ tiêu .................................................................................... 63
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của Cơng ty bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh 68
2.4. Đánh gia chung về năng lực cạnh tranh của Công ty Tư vấn quy hoạch và Thiết kế
xây dựng Nghệ An ......................................................................................................... 72
2.4.1. Kết quả đạt được .................................................................................................. 72
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................... 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN QUY HOẠCH VÀ THIẾT
KẾ XÂY DỰNG NGHỆ AN ....................................................................................... 75

3.1. Định hướng phát triển và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty .......................................................................................................................... 75
vi


3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty .......................................................................... 75
3.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty .............................. 76
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn
quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An .................................................................... 77
3.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực tài chính............................................................ 77
3.2.2. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, chuyển giao công nghệ ...................................... 79
3.2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu .................................................................... 80
3.2.4. Tăng cường công tác marketing .......................................................................... 80
3.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................................. 82
3.2.6. Nâng cao công tác quản lý chất lượng của sản phẩm.......................................... 83
3.3. Đề xuất, kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước ................................................. 84
3.3.1 Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, cơng bằng và khuyến khích cạnh tranh
cho mọi doanh nghiệp ................................................................................................... 84
3.3.2 Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong đấu thầu.................................................. 85
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 93
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 89
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BH


: Bán hàng

CCDV : Cung cấp dịch vụ
CP

: Cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DV

: Dịch vụ

HĐND : Hội đồng Nhân dân
ISO

: International Standard Organzation (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế)

SPDV

: Sản phẩm dịch vụ

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND : Ủy ban Nhân dân


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .........................................................................28
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2016 ................36
Bảng 2.2. So sánh một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Cổ phần tư vấn quy
hoạch thiết kế xây dựng Nghệ An năm 2016 ................................................................ 46
Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn quy hoạch thiết
kế xây dựng Nghệ An giai đoạn 2012-2016 .....................................................................49
Bảng 2.4. Chuyên môn nghề của CBNV tại Công ty năm 2016 ...................................51
Bảng 2.5. Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012 - 2016............................... 55
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của cơng ty giai đoạn 2012-2016 .............57
Bảng 2.7. Thị phần của các công ty trên địa bản tỉnh Nghệ An trong thời gian qua ....63
Bảng 2.8. Thị phần tương đối của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây
dựng so với đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 64
Bảng 2.9. Năng suất lao động của Công ty ...................................................................66
Bảng 2.10. Điểm quan trọng.......................................................................................... 70
Bảng 2.11. Điểm phân loại ............................................................................................ 70
Bảng 2.12. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các cơng ty cổ phần xây dựng trên địa bàn
tỉnh Nghệ An .................................................................................................................71

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mơ hình 5 nhóm áp lực cạnh tranh của Michael Porter ................................ 18
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty .................................................................33
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp kết quả kinh doanh của Cơng ty ...........................................37

Biểu đồ 2.2. Trình độ lao động của Công ty qua các năm 2012-2016 .................... 50
Biểu đồ 2.3. Kinh nghiệm làm việc của CBNV tại Công ty năm 2016 ...................53
Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2012-2016 ............................. 65
Biểu đồ 2.5 Năng suất lao động của các Công ty trong thời gian qua .......................... 66

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn
quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An
Việt Nam đã và đang hội nhập và phát triển sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Mục tiêu đến năm 2020 nước ta sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại hóa. Ngành xây dựng cơ bản là ngành tạo ra bộ xương sống của nền kinh tế, là
ngành kinh tế mũi nhọn then chốt trong một thể thống nhất và hoàn chỉnh của các
ngành kinh tế khác nhau. Để ngành xây dựng thực sự tăng lên cả về quy mơ, tốc độ
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, nhà quản lý phải sử dụng đồng bộ, hiệu
quả các cơng cụ quản lý, thì tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong thời gian
qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của tỉnh Nghệ An,
nhiều công ty tư vấn, thiết kế xây dựng đã được thành lập với quy mơ ngày càng lớn
và có sức cạnh tranh cao. Vì vậy, để giúp cơng ty vượt qua những khó khăn, nâng cao
sức cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ và bền vững, tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế
xây dựng Nghệ An” với hy vọng đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé vào sự nghiệp
phát triển của công ty
Đề tài tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn quy
hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 so với các
đối thủ khác trên địa bàn Nghệ An và các vấn đề lý luận có liên quan.
Q trình nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
năng lực cạnh tranh công ty; Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh công ty; Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm yếu nguyên chất của công ty so
với đối thủ cạnh tranh trực tiếp Và Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm yến nguyên chất của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết
kế xây dựng Nghệ An trong thời gian tới.
Để làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch
và Thiết kế xây dựng Nghệ An, tác giả sử dụng các phương pháp chuyên gia, xây dựng
ma trận cạnh tranh, phương pháp thống kê mơ tả, so sánh, phương pháp phân tích và
tổng hợp dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Để đưa ra các giải pháp và kiến nghị, tác giả không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết,
cơ sở thực tiễn thơng qua khảo sát, mà cịn dựa vào ý kiến chun gia và kinh nghiệm
trong q trình cơng tác của chính tác giả.
xi


Luận văn làm rõ bức tranh tổng hợp về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016
thông qua các thông tin thứ cấp mà tác giả thu thập, tổng hợp thông qua báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như các sở, ban ngành chức năng của tỉnh
Nghệ An. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã thu thập dữ liệu sơ cấp là khảo sát 10 người
là chun gia có uy tín, kinh nghiệm trong ngành tư vấn quy hoạch thiết kế và trong
công ty để thu thập ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An. Từ đó, rút ra những
kết quả đạt được, hạn chế yếu kém cũng như nguyên nhân của những hạn chế yếu kém
trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và
Thiết kế xây dựng Nghệ An trong thời gian qua.
Từ các những hạn chế, yếu kém đó, luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng
Nghệ An trong thời gian tới như: Giải pháp về nâng cao năng lực tài chính; Đầu tư
mua sắm trang thiết bị, chuyển giao công nghệ; Xây dựng và phát triển thương hiệu
Tăng cường công tác marketing; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và Nâng

cao công tác quản lý chất lượng của sản phẩm..
Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan, phù
hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ lợi ích của chính
doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều
phải đối mặt với cạnh tranh, với quy luât "mạnh được yếu thua", nếu né tránh thì sớm
muộn gì doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh đào thải. Do vậy để có thể tồn tại, đứng
vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách khơng ngừng nâng cao chất lượng hạ giá
thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức
quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ông ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết
kế xây dựng Nghệ An trong thời gian tới, luận văn đưa ra một số đề xuất với Chính
phủ, UBND tỉnh, các sở ban ngành của tỉnh Nghệ An, cũng như các công ty trong
ngành tư vấn quy hoạch, thiết kế xây dựng trên địa bàn Nghệ An.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, Tư vấn, Thiết kế; Xây dựng, Nghệ An

xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang hội nhập và phát triển sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Mục tiêu đến năm 2020 nước ta sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại hóa. Bộ mặt đất nước đang thay đổi từng ngày, q trình đơ thị hố diễn ra rất
mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp cải tạo phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế. Trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội
lớn cũng như cả thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam gia nhập
WTO đã mở ra một trang mới cho nền kinh tế trong nước. Cơ hội chính là tiếp cận với
một môi trường đầu tư kinh doanh năng động, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tự do hóa
thương mại, dịch chuyển dịng đầu tư và thương mại trên toàn thế giới cũng như ở

Châu Á. Mặt khác, nó tạo ra những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp và các
nhà quản lý. Chấp nhận nền kinh tế hội nhập chính là chấp nhận cạnh tranh ngay trên
sân nhà, các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước sẽ được xoá bỏ dần, các doanh
nghiệp phải tự cạnh tranh bằng chính năng lực của mình. Do đó một địi hỏi đặt ra đó là
các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại trên thương trường.
Ngành xây dựng cơ bản là ngành tạo ra bộ xương sống của nền kinh tế, là ngành
kinh tế mũi nhọn then chốt trong một thể thống nhất và hoàn chỉnh của các ngành kinh
tế khác nhau. Để ngành xây dựng thực sự tăng lên cả về quy mơ, tốc độ đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế quốc dân, nhà quản lý phải sử dụng đồng bộ, hiệu quả các cơng cụ
quản lý, thì tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Công ty cổ phần Tư vấn quy
hoạch thiết kế xây dựng Nghệ An đã hoạt động được gần 15 năm trong lĩnh vực hoạt
động kiến trúc, kiểm tra và phân tích kỹ thuật xây dựng. Tuy nhiên, trong thời gian
qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của tỉnh Nghệ An,
nhiều công ty tư vấn, thiết kế xây dựng đã được thành lập với quy mơ ngày càng lớn
và có sức cạnh tranh cao như Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng cơng tình giao
thơng 419, Tổng cơng ty xây dựng CENCO4, Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế xây
dựng giao thông Bắc miền Trung, Công ty cổ phần Thương mại - Xây dựng Vinh... Vì
vậy, để giúp cơng ty vượt qua những khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển
mạnh mẽ và bền vững, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An” với
hy vọng đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của công ty.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch
và Thiết kế xây dựng Nghệ An, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
cho Công ty trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh công ty.
- Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh công ty.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư
vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đề tài tập trung vào các nguồn lực và tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây
dựng Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây
dựng Nghệ An trong thời gian 2012 - 2016. Thời gian khảo sát điều tra chuyên gia
tháng 5/2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đối với thông tin thứ cấp:
- Thu thập số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Tư vấn quy hoạch thiết kế xây dựng Nghệ An giai đoạn 2012 - 2016.
- Thu thập số liệu từ nguồn niên giám thống kê, báo cáo tổng kết các sở, ban
ngành, các bài báo, internet.
Đối với thông tin sơ cấp:
- Phỏng vấn 10 chuyên gia trong ngành thiết kế quy hoạch xây dựng dựa trên ma
trận hình ảnh cạnh tranh (so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn).
2



4.2. Phương pháp xử lý thông tin
Nhằm xác định những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh, từ đó đưa ra các đề xuất, nhận định, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch thiết kế xây dựng Nghệ An; đề tài sử dụng một số
phương pháp xử lý thông tin sau:
- Phương pháp thống kê mô tả, so sánh: Được sử dụng trong đánh giá thực trạng
phát triển năng lực kinh doanh của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây
dựng Nghệ An các năm qua.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Được sử dụng để so sánh năng lực cạnh tranh
của Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An với đối thủ
cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
- Phương pháp chuyên gia (phỏng vấn, thảo luận nhóm để thu thập ý kiến
chuyên gia nhận định những yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đối
với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp).
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp, có thể kể đến như:
5.1. Nghiên cứu tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Việt Nam Vinamilk” của Phạm Minh Tuấn (2006) tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
đưa ra đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên 6 nhóm yếu tố: quy mơ doanh nghiệp;
sản phẩm; năng lực, trình độ quản lý; tỷ suất doanh thu/ chi phí; trình độ cơng nghệ;
lao động và đào tạo. Tác giả sử dụng các yếu tố này để đánh giá cho điểm theo mức độ
tạo năng lực cạnh tranh của Vinamilk với 5 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Dutch Lady,
Nutifood, Nestle, F&N, Tân Việt Xuân. Nghiên cứu này dựa trên việc phân tích ma
trận SWOT để đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh cạnh tranh của
Vinamilk như: sử dụng nguồn vốn hiệu quả; duy trì mức giá cạnh tranh; củng cố hệ
thống phân phối trên cả nước; giảm chi phí sản xuất kinh doanh; chú trọng đến hoạt
động nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường tính hấp dẫn
của các hoạt động, chương trình quảng cáo; nâng cao năng lực trình độ quản lý,
chun mơn của người lao động.

3


Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Tuấn Minh (2011),“Giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty cổ phần Xây dựng Cơng trình giao thơng
Bến Tre”, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, điểm
mạnh điểm yếu của cơng ty, tác giả đề xuất 9 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho công ty trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Bánh Trung thu
cao cấp yến sào của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa” của Võ Thị
Trà My (2015) tại trường Đại học Nha Trang. Tác giả tiến hành đánh giá năng lực
cạnh tranh thực tế của sản phẩm thông qua các chỉ tiêu như chất lượng, thị phần,
thương hiệu, sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ bán, sau bán và giá sản phẩm. Sử dụng
phương pháp chuyên gia để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh trung thu
cao cấp yến sào so với sản phẩm bánh trung thu của Cơng ty Bibica và Cơng ty Yến
sào Anpha có trên thị trường miền Trung, bao gồm 6 tỉnh thành phố ( Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). Kết quả từ phương pháp chuyên
gia được tác giả tổng hợp để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của sản phẩm, qua
đó chúng ta có thể thấy rõ được khả năng cạnh tranh của sản phẩm bánh trung thu cao
cấp yến sào. Đây là căn cứ chính để tác giả đề ra các giải pháp cụ thể và khả thi nhằm
không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Luận văn thạc sĩ:“Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy White Top của
Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông” của Võ Thành Lộc (2015). Đề tài này năng lực
cạnh tranh của sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh. Tác giả đã xây dựng được khung
các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty này so với các đối thủ trực
tiếp là Việt Trì và Gị Sao (gồm 10 chỉ tiêu) như sau: (1)Thương hiệu; (2) Nghiên cứu
và phát triển sản phẩm; (3) Hệ thống phân phối; (4) Chất lượng sản phẩm; (5) Giá cả;
(6) Cơ sở vật chất, trang thiết bị; (7) Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; (8) Nguồn
nhân lực; (9) Lãnh đạo và quản lý; (10) Thị phần.
Luận văn thạc sĩ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty bảo hiểm MIC

Khánh Hịa" của tác giả Hoàng Minh Thắng (2015) tại đại học Nha Trang. Tác giả đưa
ra một khung đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo
hiểm phi nhân thọ trong đó có cơng ty bảo hiểm MIC Khánh Hòa mà tác giả nghiên
cứu. Khung đánh giá được tác giả xây dựng dựa trên khung lý thuyết và tình hình thực
tế của Cơng ty MIC với 22 yếu tố được chia trong 7 nhóm chỉ tiêu là (1) Quy mô; (2)
4


Quản trị và nhân sự; (3) Tài chính; (4) Kinh doanh; (5) Marketing, (6)Nghiên cứu và
phát triển; (7) Hệ thống thơng tin. Thơng qua các tiêu chí đánh giá này mà tác giả đã
đưa ra 2 nhóm giải pháp: Nhóm 1 là duy trì và phát huy những lợi thế, năng lực cốt lõi
của đơn vị; Nhóm 2 là hạn chế những điểm yếu, bất lợi của đơn vị.
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV Đầu tư
phát triển nhà Kiên Giang” của Lưu Ánh Liên (2015) là đề tài được nghiên cứu tại
các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của cơng ty là năng lực tài
chính, nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, năng lực quản lý, uy tín, thị phần, chất
lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, năng lực Maketing và hệ thống thông tin. Đề tài đã
đưa ra hai nhóm giải pháp cụ thể như: nhóm 1là phát huy năng lực cạnh tranh, lợi thế
cạnh tranh bao gồm phát huy năng lực tài chính của cơng ty, duy trì và nâng cao chất
lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và phát triển uy tín thương hiệu, khơng ngừng
nâng cao năng lực quản lý điều hành và đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nhóm 2
là khắc phục những điểm yếu và hạn chế những bất lợi trong cạnh tranh của công ty
bao gồm nâng cao năng lực về kỹ thuật cơng nghệ, máy móc, thiết bị, nâng cao hiệu
quả của hệ thống quản lý tiến độ, và một số giải pháp trong quá trình đấu thầu.
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Nguyễn Trọng Hà (2015), “Nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Miền Trung”,
Trường ĐH Nha Trang. Luận văn làm rõ bức tranh tổng hợp về năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng miền Trung giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2015 thông qua các thông tin thứ cấp mà tác giả thu thập, tổng và thu thập dữ

liệu sơ cấp là khảo sát 20 người là chun gia có uy tín, kinh nghiệm trong ngành xây
dựng giao thơng và trong cơng ty. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế yếu
kém cũng như nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng miền Trung trong thời
gian qua.
Từ các những hạn chế, yếu kém đó, luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng miền Trung
trong thời gian tới như: (1) Nhóm giải pháp về phía Nhà nước, bao gồm: Tạo lập mơi
trường cạnh tranh bình đẳng, cơng bằng và khuyến khích cạnh tranh cho mọi doanh
nghiệp; Đơn giản hố thủ tục hành chính trong đấu thầu; Hoàn thiện văn bản điều
5


chỉnh hoạt động xây dựng cơng trình. (2) Nhóm giải pháp về phía Cơng ty Cổ phần Tư
vấn đầu tư và Xây dựng miền Trung, bao gồm: Tăng cường hoạt động quản lý và đào
tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thực hiện các biện pháp nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm; Nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính của Cơng
ty; Tăng cường đầu tư và đầu tư có trọng điểm cho các trang thiết bị nhằm đổi mới
công nghệ và hiện đại hố dây chuyền sản xuất, xây dựng; Chú trọng cơng tác xây
dựng thương hiệu, nhằm mở rộng thị trường; Xây dựng và hồn thiện văn hố doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về
năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần Tư vấn quy hoạch thiết kế xây dựng Nghệ An, do đó tác giả chọn đề tài
này đề nghiên cứu.
5.2 Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Janet và cộng sự (2015) với đề tài “Factors Influencing
Competitive Advantage among Supermarkets in Kenya: A Case of Nakumatt Holdings
Limited” thông qua trường hợp của Siêu thị Nakumatt Holdings Limited nhóm tác giả
đã xác định yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực siêu thị tại Kenya

bao gồm đổi mới sản phẩm, công nghệ thông tin, năng lực quản lý và mối quan hệ với
nhà cung cấp. Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thơng qua việc khảo sát 89 nhân viên
tại Nakummatt. Nhóm tác giả lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng và qua cuộc điều tra có 73
người trả lời bảng khảo sát bao gồm bao gồm 9 quản lý cấp cao, 13 quản lý bộ phận,
19 giám sát viên và 32 nhân viên. Các mẫu khảo sát được lựa chọn bằng cách sử dụng
phương pháp phân bổ theo tỷ lệ cấp bậc quản lý phân tầng. Nghiên cứu cho thấy rằng
sự đổi mới sản phẩm, công nghệ thông tin, năng lực quản lý và các mối quan hệ
vớinhà cung cấp có ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh tại Nakumatt
Holdings Limited.
Nghiên cứu của Prajogo (2007) với chủ đề “The relationship between
competitive strategies and product quality", được đăng trên Tạp chí Industrial
Management & Data Systems. Nghiên cứu đã sử dụng một tập hợp dữ liệu rút ra từ
102 nhà quản lý của các công ty sản xuất tại Úc. Nhiều phân tích hồi quy với kiểm
duyệt các hiệu ứng đã được sử dụng cho việc phân tích mối quan hệ giữa các chiến
lược cạnh tranh và hiệu suất chất lượng. Qua quá trình nghiên cứu, kết quả chỉ ra rằng
6


chất lượng sản phẩm đã được dự đoán bằng chiến lược khác biệt, nhưng khơng bao
gồm chiến lược chi phí lãnh đạo. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự khác biệt về chất lượng
đã được kiểm duyệt bởi lãnh đạo chi phí, theo đó lãnh đạo chi phí càng cao thì sẽ có
tác động mạnh mẽ hơn đến chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
6. Kêt cấu Luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; kết cấu luận văn dự kiến
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư
vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của

Công ty cổ phần Tư vấn quy hoạch và Thiết kế xây dựng Nghệ An.

7


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, cấp độ khác
nhau nhưng vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và cụ thể. Ở cấp độ doanh nghiệp,
cạnh tranh có thể được hiểu là sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành
một nhân tố sản xuất hay khách hàng bằng nổ lực nâng cao năng lực, tạo ra lợi thế
cạnh tranh vượt trội cho bản thân doanh nghiệp nhằm mang lại cho khách hàng
những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ
khơng phải đối thủ, từ đó doanh nghiệp tồn tại và nâng cao vị thế của mình trên thị
trường để thu lợi nhuận cao hơn. Do vậy, Samuelson (1948) đã nói:“Cạnh tranh là
sự kình địch giữa các doanh nghiệp để giành khách hàng hoặc thị trường”.
Theo Marx (1844):“Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo nhà kinh tế học Michael Porter (1990) thì:“Cạnh tranh (kinh tế) là giành
lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao
hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh
tranh là sự bình qn hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn
đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà
phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo
nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về
kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có
thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán
hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh
tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong
cùng một ngành…(Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1992).
Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm, tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh (2004) trong tác
phẩm "Nâng cao sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong
8


hội nhập kinh tế quốc tế“ cũng cho rằng: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu
phát sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để
giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị
trường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất. Mục đích cuối cùng
trong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với người tiêu
dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi” .
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về cạnh tranh của doanh
nghiệp như sau: Cạnh tranh là cuộc chiến của các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh
doanh một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường nhằm chiếm được sự hài
lòng và lòng trung thành của khách hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thành
công của doanh nghiệp.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố
kích thích kinh doanh, là mơi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển, tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã hội nói chung.
Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội
dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán
ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đơng thì cạnh tranh càng gay gắt, kết quả
cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Như vậy, hiểu theo
một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trong
việc giành giật thị trường và khách hàng.

1.1.2. Vai trị của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trị quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong
lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự
phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trị vơ cùng quan
trọng, nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.
- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh là cuộc chạy đua của các doanh nghiệp
nhằm chiếm ưu thế và chiến thắng trên kĩnh vực kinh doanh của mình. Muốn thắng
trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến
phương pháp sản xuất và tổ chức quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, phải tìm
cách nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới
đáp ứng được nhu cầu và có được sự hài lịng từ khách hàng. Đồng thời giúp doanh
9


nghiệp nâng cao trình độ của nhân viên và sàng lọc nhân viên khơng thích ứng với sự
thay đổi đó (Dương Ngọc Dũng, 2006).
- Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không những
người tiêu dùng không bị sức ép nào mà còn được hưởng các thành quả do cạnh tranh
mang lại như: giá bán thấp hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, chất lượng phục vụ cao
hơn, hàng hóa đa dạng hơn… giúp người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm
dịch vụ theo sở thích của mình (Dương Ngọc Dũng, 2006).
- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh lành mạnh là động lực nâng cao năng suất lao
động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Để cạnh tranh đạt kết quả tốt, các doanh nghiệp
không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật để vận dụng vào sản xuất
tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng mang lại
hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp (Dương Ngọc Dũng, 2006).
Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện
tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thị
trường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng. Phát huy những

yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của
nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân.
1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm
1990. Theo Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp
có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các
đối thủ khác trong nước và quốc tế”. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt
được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao
động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về
năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và
Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là
khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều
đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh
nghiệp khác”.
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách
thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn
kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của
10


doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh
nghiệp thực hiện chức năng của mình.
Theo quan điểm quản trị chiến lược của Micchael Porter (1990): ”Năng lực cạnh
tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình cơng nghệ độc đáo, có
chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao
nhằm tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp”.
Điểm lại các tài liệu trong và ngồi nước, có nhiều cách quan niệm về năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp đáng chú ý.
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị

phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay,
theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ
và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn
công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh
của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường thế giới… Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích dẫn khái
niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ chính sách thương mại (1997), theo
đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp
khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang
tính chất định tính, khó có thể định lượng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản
xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm
cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M.
Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy
nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của
doanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tương tự: “Năng lực
11


cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra
năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu
nhập cao và phát triển bền vững”.
Theo tác giả Lê Đăng Doanh (2010) trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được

đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong
môi trường cạnh tranh trong nước và ngồi nước”.
Theo tác giả Tơn Thất Nguyễn Thiêm (2004) trong tác phẩm Thị trường, chiến
lược, cơ cấu nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của
doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt
được, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình.
Ngồi ra, khơng ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với
năng lực kinh doanh.
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu
thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù
hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và các cộng sự (2004) chỉ
ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lường), đa cấp
(với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động và là
một q trình. Ngồi ra, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và
trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do
trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng
nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh. Trong điều kiện thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng hóa nên
năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần. Còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay,
cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh
tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về
năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế cịn thấp, nhưng lại đặt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt, việc đưa ra khái niệm
năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn giản.
12



Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các
doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng
tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả
năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh
tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các phương thức hiện đại
– không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng
hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh
nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác
động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Theo mơ hình Kim cương của M. Porter có thể
thấy, có ít nhất 6 nhóm yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, điều
kiện cầu (thị trường), điều kiện yếu tố (nguồn lực đầu vào), các ngành cung ứng và
liên quan (cạnh tranh ngành), các yếu tố ngẫu nhiên và yếu tố nhà nước. Tuy nhiên, có
thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm:
các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
1.3.1.1. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được
doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình
huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng
như ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ
quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành,

ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người,
phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh
hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.
13


×