Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.88 KB, 21 trang )

HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN CỦA THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HẢI PHÒNG.
1.Chức năng nhiệm vụ
Công ty môi trường đô thị Hải Phòng là một doanh nghiệp trực thuộc uỷ ban
nhân dân thành phố Hải Phòng, hoạt động dưới dạng doanh nghiệp làm dịch vụ lợi
ích công cộng, đảm nhiệm các công tác: thoát nước, chiếu sáng,công viên, vệ sinh
môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng cụ thể là :
+Vệ sinh, thu gom, vận chuyển, xử lí rác thải ở các phường trên địa bàn
thành phố, khu vực giáp danh, khu tập thể cao tầng, các cơ quan, xí nghiệp đóng
trên địa bàn huyện.
+Nạo vét, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước. Công ty còn quản lí,
duy trì các hồ điều hoà, mương đất, mương xây, các cống ngầm và nhiều tuyến
cống ngang. Mỗi năm nạo vét hàng nghìn mét khối bún đất đảm bảo tiêu thoát
nước cho các phường, các trục đường giao thông và các xã ven đô.
+Trồng tỉa cây xanh( mỗi năm công ty trồng thêm hàng nghìn cây xanh. Đến
nay, các trục đường đường phố đã được phủ xanh tạo cảnh quan môi trường đô thị.
2.Tư cách pháp nhân và khả năng tài chính.
2.1.Tư cách pháp nhân.
Công ty môi trường đô thị Hải Phòng được thành lập theo quyết định
số:393/QĐ-UB ngày 28/5/1994 của UBND thành phố Hải Phòng và quyết định số
1175/QĐ ngày 29/6/2000 của UBND thành phố Hải Phòng về việc chuyển đổi
Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
công ích.
2.2.Khả năng tài chính.
Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động phục vụ lợi ích công nên
toàn bộ ngân sách hoạt động của công ty do nhà nước cấp để chi phí cho việc chi
trả lương cho 1090 công nhân thực hiện việc quản lí rác thải trên địa bàn 3 quận
Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và các loại rác thải trên sông trên biển thuộc địa
bàn Hải Phòng, các hoạt động thu gom, vận chuỷên, vận hành bãi rác Tràng Cát
cũng như đầu tư và duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị và các chi phí phát sinh khác


của công ty.
3. Các họat động chủ yếu của công ty
3.1. Quản lí rác thải
*Thu gom, vận chuyển, xử lí rác thải trên địa bàn các quận nội thành và trên
sông trên biển
Trong một vài năm gần đây, phạm vi hoạt động của công ty liên tục được mở
rộng, phương thức thu gom vận chuyển rác cũng được cải tiến không ngừng để đáp
ứng những yêu cầu cao hơn của xã hội.Từ năm 2001 đến nay, công ty chương trình
phân loại rác thải tại nguồn như một hình thức xã hội hóa công tác vệ sinh môi
trường làm cho việc thu gom rác trên địa bàn triệt để hơn.
Song song với công tác duy trì VSMT theo quy trình của Sở giao thông công
chính, công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thực hiện chương trình”Phân loại rác
tại nguồn “ . Về chất lượng, công tác phân loại rác được đánh giá có hiệu quả, tỉ lệ
phân loại đạt được phổ biến chung cho 3 quận là 85-90%.
3.2.Quản lí bãi chôn lấp Tràng Cát.
Năm 2002 , bãi chôn lấp Tràng Cát đã chôn lấp và xử lí hàng nghìn tấn rác
đảm bảo yêu cầu của quy trình công nghệ quản lí vận hành bãi chôn lấp của Sở
Giao thông công chính.
3.3.Các chương trình trọng điểm của công ty.
3.3.1.Chương trình phân loại rác tại nguồn
Trong những năm gần đây , do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nên lượng rác
thải sinh hoạt trên địa bàn tăng nhanh và thành phần rác cũng phức tạp hơn. Rác
thải sinh hoạt bao gồm nhiều hợp phần khác nhau và nhiều loại trong số đó có thể
có thể tái chế để hạn chế việc chôn lấp. Kim loại, nilon là những vật liệu dễ tái sử
dụng hiện đã có đội quân thu nhặt phế liệu, còn lại đa phần là rác hữu cơ trong rác
thải sinh hoạt . Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc làm phân bón hữu cơ
nhất là trong giai đoạn hiện nay do lạm dụng phân bón hóa học quá nhiều làm ô
mhiễm nước, cứng hóa đất trồng . Tuy nhiên , để xử lí rác thải phân bón thì phải
phân loại rác; các loại nilon ,cao su, gạch đá , kim loại , hữu cơ ...lẫn lộn làm tăng
kinh phí đầu tư cho nơi chế biến rác thành phân bón mà hơn nữa việc phân loại tại

nơi chế biến cũng khó khăn và không triệt để . Vì vậy, để góp phần giải quyết
những khó khăn cũng như nâng cao ý thức của cộng đồng đối với việc xử lí rác của
gia đình mình.UBND và Hội phụ nữ thành phố Hải Phòng đã phát động chương
trình “Phân loại rác tại gia đình “, hướng dẫn các gia đình phân rác thành hai lọại
:rác vô cơ và rác hữu cơ . Để đạt được hiệu quả các ban ngành cùng đoàn thể cùng
tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân trước khi thực hiện, tiếp tục tuyên truyền để
phân loại rác trở thành thói quen. Lượng rác hữu cơ đến bãi tăng dần với số dân
tham gia chương trình.
Toàn bộ rác hữu cơ được xử lí riêng tại bãi chôn lấp Tràng Cát . Trong
khi chưa có xưởng xử lí rác theo quy mô công nghiệp , công ty đã ủ rác tại mặt
bằng ô chôn lấp rác sẵn có và đưa thêm EM và Bokashi để khử mùi rác,mùi nước
rác . Hiện nay, tại bãi chôn lấp rác Tràng Cát cũng có một bộ phận công nhân
chuyên trách làm công tác sàng tuyển rác phân hủy lấy mùn.Do sàng tuyển bằng
thủ công nên công suất chưa cao. Tuy nhiên , từ năm 2001 đến nay dã góp phần
đáng kể vào việc quay vòng ô chôn lấp tại bãi . Lượng rác hữu cơ như vậy chưa
lớn nhưng ý nghĩa về mặt xã hội lại không nhỏ vì nó khẳng định việc phân loại rác
thải tại nguồn trên địa bàn thành phố Hải Phòng là có khả năng thực hiện được.
Phân loại rác tại gia đình không chỉ là việc phân chia rác thành 2 loại làm cho việc
xử lí rác được dễ dàng mà còn giảm hẳn lượng rác vứt không đúng nơi quy định
tại các điểm công cộng nhất là đối với các khu dân cư tập trung thành xóm, khu tập
thể . Phân loại rác cũng tạo điều kiện cho việc thu phí vệ sinh thuận lợi hơn .
3.3.2.Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường
Công ty cùng hội phụ nữ mở đợt tuyên truyền sâu rộng về tầm quan
trọng của việc bảo vệ mô trường sinh thái cũng như tác hại của việc rác thải đổ
xuống ao hồ, nơi công cộng .Đồng thời mở lớp tập huấn với cán bộ cơ sở về việc
xử lí rác thải tại cơ sở.Tứng bước triển khai công tác xã hội hóa VSMT tới từng gia
đình: Túi nilon thì đốt, rác hữu cơ một phần làm thức ăn cho gia súc, phần còn lại ủ
làm phân bón, phần rác cứng(kim loại, nhựa, thủy tinh) gom lại làm phế liệu cho
các đơn vị tái chế, đặc biệt các phường thành lập các đội, tổ vệ sinh làm công tác
quét, thu gom rác ở đường phố.

Từ công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường đã nâng cao được nhận thức
của người dân về vấn đề môi trường với sức khỏe đời sống
II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
1.Bối cảnh.
Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, rộng 1.507,6 km2, có dân số
là 1.646.000 người(1995) nằm ở vùng Đông Bắc Đồng bằng Bắc Bộ , bên bờ Thái
Bình Dương, cách Hà Nội 103 km theo hướng đưòng bộ cách thành phố Hồ Chí
Minh 1.200 km theo đường hàng không, Hải Phòng nằm ở khu vực nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm23-24 độ , lượng mưa trung bình hàng năm từ
1800-6000 mm.
Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm kinh tế công nghiệp thương mại ,
dịch vụ và du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng
của miền Bắc và cả nước, là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của các
vùng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quản Ninh.
Hải Phòng gồm ba quận nội thành; Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân và
một quận mới Kiến An và sáu huyện ngoại thành là : An Hải, Thuỷ Nguyên, KIến
Thuỵ, An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo.
Ngoài ra Hải Phòng còn có Thị xã Đồ Sơn, một khu du lịch tắm biển nghỉ
mát nổi tiếng của Vệt Nam và hai huyện đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ.
Hiện nay ba quận nội thành đang trong quá trình đô thị hoá cao với diện
tích 20 km2, dân số trên 550.000 người, ngoài ra còn có hàng trăm ngàn khách
vãng lai.
Hải Phòng hiện có khoảng 500 nhà máy xí nghiệp sản xuất kinh doanh, 17
bệnh viện, 16 trung tâm y tế, hàng trăm trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh
trên 5000, riêng ba quận nội thành có 19 chợ, quận Kiến An và xã ven đô khoảng
trên 20 chợ lớn nhỏ, 12 công ty xí nghiệp giày dép các loại ngoài ra còn có hàng
trăm nhà hàng khách sạn và các cơ sở thương mại dịch vụ.
Hiện nay, Hải Phòng đang hình thành những cụm công nghiệp lớn như
khu công nghiệp Tây Bắc với nhà máy sản xuất thép, khu công nghiệp Nomura.
Khu công nghiệp non trẻ đầy triển vọng Bắc Thuỷ Nguyên với các nhà máy xi

măng ChinFong, nhà máy xi măng mới Hải Phòng, nhà máy sửa chữa tàu biển, phá
dỡ tàu cũ...Khu công nghiệp Đình Vũ-Hạ Đoạn, khu công nghiệp đường 14 Đồ
Sơn, khu vực bến trong và ngoài cảng...Đó là những khu vực công thương nghiệp
thương mại lớn nhất của Hải Phòng, những khu vực này sẽ tạo ra các chất thải rắn
là rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp .
Mỗi ngày trên địa bàn nội thành Hải Phòng thải ra khoảng 870 m3 đến
940 m3. Trong đó hơn 75 m3 phế thải công nghiệp và bệnh viện.
Khả năng cho phép của công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng mới thu gom
vận chuyển được khoảng 75%.
Biểu đồ 2.1: Mức độ tăng lượng thải trung bình mỗi ngày qua các năm( các
quận nội thành)
Đơn vị: m
3
.
( Nguồn : Công ty môi trường Đô thị Hải Phòng )
2.Tổ chức quản lí.
Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng trực thuộc Sở GTCC Hải Phòng, là
doanh nghiệp công ích có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lí toàn bộ chất thải
trong nội thành. Nhưng thực tế hiện nay, khác với thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng còn có công ty công cộng Thị xã Đồ Sơn và quận Kiến
An quản lí thu gom. Vận chuyển chất thải. Thậm chí công ty thoát nước Hải Phòng
là đơn vị tách ra từ Công ty Môi trường cũ ra để chuyên quản lí hệ thống thoát
nứơc, cũng tham gia quản lí chất thải rắn trong thời gian qua.
Các huyện ngoại thành do các cơ sở môi trường trực thuộc UBND huyện
quản lí một phần nhiệm vụ này.
3.Hiện trạng quản lí.
3.1.Công tác thu gom.
3.1.1.Rác sinh hoạt và đường phố.
Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom và vận chuyển và bãi rác
trung bình được khoảng 650m3/ngày đạt 75%. Phần còn lại được thu gom bởi

những người thu đồng nát nhằm tái chế, nhân dân tự đổ ra sông, mương, ao hồ và
thu gôm qua các kỳ tổng vệ sinh.
Rác sinh hoạt và đường phố bao gồm số lượng rác trung bình sau đây đã
đựơc thu thập trong năm 1997 ở ba quận nội thành.
BẢNG 2.1: KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH CÁC LOẠI RÁC THẢI
Đơn vị:m3/ngày
Loại rác thải Khối lượng trung bình
Rác nhà, cơ quan, thương mại, quét đường 462
Rác chợ 58
Rác xây dựng 111
Tổng số 631
Nguồn: báo Cáo tổng kết năm 1997- công ty Mt-đt hải phòng
Chiều dài tổng cộng của các đường phố chính ở Hải Phòng khoảng 15 km.
Diện tích được quét rác hàng ngày có lòng đường khoảng hơn 380.000 m2, lề
đường khoảng trên 380.000 m2 và các công viên, khu công cộng trên 10.000 m2.
Khu vực nằm giữa hai đường phố chính ở Hải Phòng bao gồm những
toà nhà 2-5 tầng. Những toà nhà này chủ yếu dùng để ở, và trong nhiều trường hợp
hầu hết tầng dưới được dùng làm các cửa hiệu hay xí nghiệp nhỏ.Tất cả các đường
phố trong nội thành đều tráng nhựa.
Nội thành Hải Phòng có 19 chợ lớn trong đó có 5 chợ lớn là chợ Ga, chợ
Sắt, chợ Tam Bạc, chợ Vạn Mỹ và chợ Hoà Bình và là nguồn gốc chính của các
loại rác xanh.
Việc thu gom rác được thực hiện hàng ngày bởi công nhân thu gom của 3
đội môi trường(mỗi quận 1 đội), phục vụ trên 110.000 hộ. Việc thu gom này được
thực hiện bằng xe đẩy tay. Tổng cộng là 400 xe và 656 công nhân thu gom. Như
vậy là có khoảng 1,6 công nhân trên một xe. Giờ hoạt động chính thức trong
khoảng 18h đến 6 giờ, ngoài ra ban ngày vẫn có các ca thu gom thêm.
Hiện nay nội thành có 62 điểm hẹn thu rác. Một số điểm hẹn nằm gần
nhau trong khi đó lại có những điểm nằm cách xa nhau đáng kể, mỗi điểm hẹn chỉ
được dùng ít giờ trong ngày để tránh đổ rác bừa bãi tại điểm hẹn này và cũng giới

hạn sự phiền phức với nhân dân ở trong vùng.
Những người thu gom rác ( không quét đường) tự sở hữu xe tay của họ để
gom rác từ các hô dân trong ngõ và đường chính, sau đó đẩy tới các điểm hẹn để
đưa lên xe vận chuyển đi. Nói chung vẫn là hình thức đổ xuống các điểm hẹn công
nhân dùng xẻng xúc lên xe vận chuyển. Thu nhập tổng cộng của công nhân gom
rác bình quân khoảng 400.000 đồng/ tháng.
3.1.2.Rác công nghiệp.
Phần lớn rác thải công nghiệp của Hải Phòng do chính các nhà máy thu
gom, xử lí vận chuyển ra bãi chôn lấp chung của thành phố. Một phần rác thải
công nghiệp độc hại đã được hợp đồng với công ty môi trường đô thị để thu gom
và xử lí. Hiện nay Hải Phòng có các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Tây
Bắc với các nhà máy sản xuất thép, khu công nghiệp Numora, khu công nghiệp
Bắc Thuỷ Nguyên với các nhà máy ximăng ChinFong, nhà máy xi măng Hải
Phòng, nhà máy sửa chữa tàu biển, phá dỡ tàu cũ Phà Rừng. Khu công nghiệp
Đình Vũ, khu công nghịp đường 14 Đồ Sơn đang hình thành. Chất thải của các khu
công nghiệp này hiện nay chưa được kiểm soát chặt chẽ, tương lai sau này chúng ta
phải đối mặt giải quyết vấn đề chất thải rắn của khu vực này.
Hải Phòng có khoảng hơn 12 công ty, xí nghiệp dày dép các loại, lượng
rác thải từ nền công nghiệp này cũng là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để.
Rác này hiện nay không được kí hợp đồng để công ty môi trường đô thị
thu gom và xử lí. Mặc dù Hải Phòng có một lò đốt chất thải này của một công ty
trách nhiệm hữu hạn đặt ở Cát Bi song, loại rác này vẫn còn trôi nổi, đổ vật vạ một
số nơi.
3.1.3.Rác bệnh viện

×