Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu mô hình xác định thông số cơ bản của dòng xe hai bánh dựa trên phân tích mật độ hình ảnh thu được từ camera giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 114 trang )

`

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN CHÂU VINH

NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH XÁC ĐỊNH
THƠNG SỐ CƠ BẢN CỦA DỊNG XE HAI BÁNH
DỰA TRÊN PHÂN TÍCH MẬT ĐỘ HÌNH ẢNH
THU ĐƯỢC TỪ CAMERA GIAO THƠNG

Chun ngành: XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
Mã ngành: 60 58 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013


`

Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. VĂN HỒNG TẤN

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. TRỊNH VĂN CHÍNH

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. TÔN THẤT TÚ

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
,ngày 24 tháng 08 năm 2013


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. NGUYỄN MINH TÂM
2. TS. TRỊNH VĂN CHÍNH
3. TS. TƠN THẤT TÚ
4. TS. VĂN HỒNG TẤN
5. TS. TRẦN NGUYỄN HOÀNG HÙNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS. NGUYỄN MINH TÂM

TS. NGUYỄN MINH TÂM


`

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHAN CHÂU VINH

MSHV: 11010307


Ngày, tháng, năm sinh: 15-10-1984

Nơi sinh: Khánh Hịa

Chun ngành: Xây dựng đường ơtơ và đường thành phố

Mã số: 60 58 30

I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH XÁC ĐỊNH THƠNG SỐ CƠ BẢN
CỦA DỊNG XE HAI BÁNH DỰA TRÊN PHÂN TÍCH MẬT ĐỘ HÌNH ẢNH THU
ĐƯỢC TỪ CAMERA GIAO THƠNG
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Luận văn gồm các nội dung sau:
-

Nghiên cứu thực trạng giao thông đô thị ở nước ta với phương tiện xe 02 bánh chiếm
đa số

-

Nghiên cứu các phương pháp xac định thơng số dịng xe đã được phát triển và áp
dụng ở nước ta và trên thế giới Tổng quan về đề tài.

-

Xây dựng mơ hình dự báo mật độ dịng xe 02 bánh dựa trên mật độ hình ảnh.

-

Ứng dụng mơ hình dự báo mật độ dịng xe 02 bánh vào xây dựng chương trình xác
định mật độ dòng xe 02 bánh, đánh giá sai số.


-

Kết luận và kiến nghị, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21-01-2013
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21-06-2013
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. VĂN HỒNG TẤN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2013

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
CẦU ĐƯỜNG

TRƯỞNG KHOA KỸ
THUẬT XÂY DỰNG

TS. VĂN HỒNG TẤN

TS. LÊ BÁ KHÁNH

TS. NGUYỄN MINH TÂM



`

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian học tập tại trường tôi đã nhận được những kiến thức quý báu để
thực hiện luận văn và áp dụng trong công việc là nhờ sự dạy dỗ tận tình của các thầy cơ
giáo. Trước hết tôi muốn gởi lời cám ơn đến các thầy cơ trong Bộ Mơn Cầu Đường,
phịng Đào tạo Sau đại học, đặc biệt là thầy TS. Văn Hồng Tấn, người đã giảng dạy
đồng thời cũng là người trực tiếp hướng dẫn giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cám ơn đến các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp tôi thu thập số liệu cho
luận văn, quan tâm, chia sẽ với tôi trong thời gian học tập cũng như q trình thực hiện
luận văn này.
Tơi đặc biệt cám ơn đến những người thân trong gia đình. Sự động viên, chia sẽ
và giúp đỡ của mọi người là niềm động lực lớn lao đối với tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin gởi lời chúc những gì tốt đẹp nhất đến với tất cả mọi người.
Trân trọng!

Học viên

Phan Châu Vinh


`

TÓM TẮT
Đề tài này tập trung nghiên cứu về mối tương quan giữa mật độ hình ảnh thu được
từ camera giao thơng với thơng số cơ bản của dịng xe 02 bánh, cụ thể là mật độ dòng
xe. Do đặc điểm riêng của dịng xe 02 bánh như: hình dạng, hướng di chuyển, khoảng
cách tương đối giữa các xe... nên đề tài này sử dụng các công cụ xử lý ảnh để xây dựng

phương pháp trích lọc các thơng tin cần thiết từ hình ảnh, kết hợp với các tính tốn
thống kê để đưa ra mơ hình dự báo mật độ. Trên cơ sở mơ hình dự báo có được, xây
dựng chương trình xác định mật độ dịng xe 02 bánh, từ đó đề xuất kiến nghị phương
pháp xử lý mật độ ảnh tối ưu, góc quay camera tốt nhất và các yếu tố khác cần quan tâm
để có được kết quả chính xác cao hơn.


`

ABSTRACT
This subject study on the relationship between density images obtained from
traffic cameras and the basic parameter of bike/motorcycle flow which is density. Due
to the specific characteristics of bike/motorcycle such as: shape, movement direction,
distance of the vehicles while moving…this subject used image processing methods to
extracted the necessary data from the images, combined with the statistical calculations
to provide density bike/motorcycle density prediction model. Based on the prediction
model have been built, a program was developed to determine bike/motorcycle density,
thereby making proposals, best image density determine method, the best camera angles
and other interested factors need to get more accurate results.


`

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Phan Châu Vinh xin cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên
cứu mô hình xác định thơng số cơ bản của dịng xe hai bánh dựa trên phân tích mật
độ hình ảnh thu được từ camera giao thông” là do tôi tự tiến hành thực hiện và không
sao chép của các luận văn đi trước. Mọi trích dẫn trong luận văn đều được tơi ghi chi
tiết nguồn trích dẫn và tên tác giả. Nếu nhà trường phát hiện có điều gì gian dối, tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.


Học viên

Phan Châu Vinh


Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Tổng quan………………………………………………………………………………. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu………………………………………………………………………….1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………..……………………………… 4
1.3. Giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu……………………………………………. 4
1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu…………………………………………………………… 5
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..………………5
1.4.2. Giới hạn nghiên cứu………………………………………………………………………… 5
1.5. Bố trí luận văn…………………………………………………………………………………… 6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết ……………………………………………………………………… 7
2.1. Các nghiên cứu trước đây……………………………………………………..……………… 7
2.1.1. Các nghiên cứu trong nước………………………………………………….……………7
2.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước………………………………………………….…………… 8
2.2. Các cơ sở khoa học phục vụ đề tài………………………………………………………. 8
2.2.1. Khái niệm mật độ dòng xe – Biểu đồ cơ bản của dòng xe …………………

8

2.2.2. Các phương pháp xác định thơng số dịng xe phổ biến………………….…. 10

2.2.2.1.Sử dụng thiết bị cảm biến hồng ngoại:…………………...……………….............10
2.2.2.2.Sử dụng ống cảm ứng áp lực…………………………………………….………….....11
2 2.2.3.Sử dụng cảm biến điện áp………………..…………………………………………….11
2.2.2.4.Sử dụng ra đa sóng ngắn.………………… …………………………………………..11
2.2.2.5.Sử dụng cảm biến siêu âm…………………………………………………..…………12
2.2.2.6.Sử dụng cảm ứng vòng từ……………………………………………………..……….12
2.2.2.7.Sử dụng xe thăm dò………………………………………..……………………………..13
2.2.2.8.Phân tích xử lý hình ảnh video giao thơng………………………………………13
2.2.3. Ứng dụng kỹ thuật phân tích mật độ điểm biên theo các phương pháp xác
định điểm biên để xác định mật độ dòng xe…………………….………………………… 14
HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

2.2.3.1. Khái niệm điểm ảnh……………………………………………………..

14

2.2.3.2. Khái niệm điểm biên……………………………………………………..

14

2.2.3.3. Các phương pháp dị tìm điểm biên……………………………………...


15

2.2.4. Ứng dụng kỹ thuật phân tách vật thể chuyển động ra khỏi hình nền để
phát hiện và tính tốn mật độ dịng xe. …………………...…………………...………

18

2.2.4.1. Khái niệm Hình nền…………………...…………………...……………

18

2.2.4.2. Phương pháp phép trừ hình nền…………………...…………………......

19

2.2.4.3. Phương pháp trung bình hóa hình nền…………………...………………

19

2.2.4.4. Phương pháp tách hình nền nâng cao…………………...………………

21

2.2.4.5. So sánh giữa hai phương pháp tách hình nền…………………...………

22

Chương 3: Phương pháp và nội dung nghiên cứu…………………...………


23

3.1. Nội dung cần thực hiện trong phạm vi nghiên cứu của luận văn…………… 23
3.2.Thiết lập hệ thống quan trắc thực địa bằng camera…………………..............

24

3.2.1. Thiết bị…………………...…………………...…………………...............

24

3.2.2. Lựa chọn vị trí lắp đặt…………………...…………………...……………

25

3.3. Tiến hành ghi hình…………………...…………………...………………….

27

3.4. Điều kiện nền (mặt đường) trong quá trình ghi hình…………………........... 29
3.5. Xây dựng phần mềm thu thập số liệu…………………...…………………...

35

3.5.1. Sơ lược về ngơn ngữ lập trình C++…………………...…………………...

35

3.5.2. Sơ lược về thư viện xử lý hình ảnh OpenCV…………………...................


36

3.5.3. Hiệu chỉnh camera - Xác định mối tương quan giữa tọa độ ảnh và tọa độ
thực ngoài hiện trường…………………...…………………...…………………..........

37

3.5.4. Hoạt động của phần mềm thu thập dữ liệu…………………...……………

40

3.5.4.1. Dữ liệu đầu vào…………………...…………………...…………………

40

3.5.4.2.Hoạt động thu thập dữ liệu…………………...…………………..............

41

3.5.4.3.Thu thập dữ liệu theo phương pháp tự động kết hợp thủ công…………41
3.5.4.4.Thu thập dữ liệu theo phương pháp thủ cơng…………………...……….

42

3.5.5. Dữ liệu đầu ra…………………...…………………...…………………...

43

3.6. Xây dựng mơ hình đếm xe từ mật độ điểm ảnh…………………...…………


44

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

3.6.1. Sơ lược về phần mềm SPSS…………………...…………………..............

44

3.6.2.Sơ lược về hồi quy cấp bậc (Ordinal regression) …………………..............

45

3.6.3. Phương pháp ước lượng tham số mơ hình…………………...……………

47

3.6.3.1. Xác định sự kiện…………………...…………………...………………..

47

3.6.3.2. Mơ hình thứ bậc…………………...…………………...………………


48

3.6.3.3. Ước lượng tham số mơ hình (Parameter Estimates) – Áp dụng cụ thể
với trường hợp sử dụng số liệu điểm biên ảnh theo phương pháp Canny (Điều
kiện nền đơn giản) …………………...…………………...…………………...…………..

48

3.6.4. Tính tốn giá trị dự báo của mơ hình (Calculating Expected Values) – Áp
dụng cụ thể với trường hợp sử dụng số liệu biên ảnh theo phương pháp Canny
(Điều kiện nền đơn giản) …………………...…………………...………………….......

53

3.6.5. Ước lượng tham số & Tính tốn giá trị dự báo của mơ hình – Áp dụng với
trường hợp sử dụng số liệu biên ảnh theo phương pháp Laplace, Sobel và số
liệu điểm ảnh trích xuất vật thể nổi (Điều kiện nền đơn giản) ……………….........55
3.6.5.1.Kết quả xây dựng mơ hình với số liệu điểm biên ảnh có được theo
phương pháp Laplace - Điều kiện nền đơn giản…………………...………………….......55
3.6.5.2.Kết quả xây dựng mô hình với số liệu điểm biên ảnh có được theo
phương pháp Sobel - Điều kiện nền đơn giản…………………...………………….......... 57
3.6.5.3. Kết quả xây dựng mơ hình với số liệu điểm ảnh có được theo phương
pháp trích xuất vật thể nổi (foreground objects) - Điều kiện nền đơn
giản………………………………………………………………………………………………………… 58
3.6.5.4.Kết quả xây dựng mơ hình với số liệu điểm ảnh có được theo phương
pháp trích xuất vật thể nổi (foreground objects) - Điều kiện nền phức
tạp…………….. ……………………………………………………………………………………………61
3.6.5.5.Kết quả xây dựng mơ hình với số liệu điểm ảnh có được theo phương
pháp trích xuất biên ảnh Canny của vật thể nổi (foreground objects) - Điều kiện

nền phức tạp…………………...…...............………………...…………………...…………………...63
Chương 4: Chương trình xác định mật độ …………………...…………………...… ..65
4.1. Giới thiệu sơ lược về chương trình…………………...…………………........…………65

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

4.1.1. Mục đích và khả năng hoạt động của chương trình………………….........

65

4.1.2. Mơi trường hoạt động và giao diện cơ bản của chương trình……………...65
4.1.3. Dữ liệu đầu vào và đầu ra của chương trình…………………...…………..

66

4.1.4. Các chương trình hổ trợ cần thiết khác…………………...……………….

66

4.2. Hoạt động của chương trình…………………...…………………...………..


66

4.3.Đánh giá sai số của chương trình…………………...…………………...……

72

4.3.1. Xác định mật độ xe thủ cơng…………………...…………………...……..

73

4.3.2. Sai số của chương trình khi hoạt động ở chế độ nền đơn giản……………73
4.3.3. Sai số của chương trình khi hoạt động ở chế độ nền phức tạp…………….75
4.3.4. Đánh giá hoạt động của chương trình…………………...…………………

76

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận…………………...…………………...…………………...…………………………….. 78
5.2. Kiến nghị…………………...…………………...………………………………………...………79
Tài liệu tham khảo…………………...…………………...…………………...…………………… 80

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ


Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 2.1.1 Mối quan hệ lưu lượng – mật độ ........................................... .................09
Hình 2.2.2 Cảm biến hồng ngoại chủ động (bên trái) –thụ động (bên phải)...........10
Hình 2.2.3 Cấu tạo một thiết bị cảm biến điện áp cơ bản.................... ....................11
Hình 2.2.4 Sơ đồ minh họa bố trí vịng từ ...................................... ...........................12
Hình 2.2.5 Các biểu đồ biến thiên độ xám.................. .............................................. 15
Hình 2.2.6 Các biểu đồ biến thiên độ xám.................. .............................................. 15
Hình 2.2.7 Ảnh nguồn (trái) - Kết quả phương pháp tách biên Canny (phải).... ..... 17
Hình 2.2.8 Kết quả phương pháp tách biên Laplace (trái), Sobel (phải) ................. 17
Hình 2.2.9 Dữ liệu một vật thể có màu tối đi qua camera ........................................ 21
Hình 2.2.10 Ví dụ vật thể nổi được phân tách ......................................................... .22
Hình 3.2.1 Camera và hệ thống cố định, xác định góc quay................ ................. ...24
Hình 3.2.2 Camera giao thơng lắp đặt bên đường...................... .......................... ...25
Hình 3.2.3 Camera giao thơng lắp đặt giữa các làn đường............................. ....... .25
Hình 3.2.4 Vị trí lắp đặt camera quan trắc – Cầu vượt cơng viên Hồng Văn Thụ
(1) ............................................................................................................................. .26
Hình 3.2.5 Vị trí lắp đặt camera quan trắc – Cầu vượt cơng viên Hồng Văn Thụ
(2).................................................... ......................................................................... .27
Hình 3.2.6 Vị trí lắp đặt camera quan trắc – Cầu vượt đường Trần Phú (Nha
Trang)............................... ........................................................................................ .27
Hình 3.3.1 Hình ảnh thu được với góc quay 600................................................. .... .28
Hình 3.3.2 Hình ảnh thu được với góc quay 700.......................................................28
Hình 3.3.3 Hình ảnh thu được với góc quay 800.......................................................29

Hình 3.4.1 Điều kiện nền đường đơn giản................. .......................................... 30
Hình 3.4.2 Điều kiện nền đường phức tạp.................... ....................................... 30
Hình 3.5.1 Các điểm nằm trên chuỗi xạ.................. ........................................... .38
Hình 3.5.2 Xác định tọa độ các điểm cân chỉnh trên thực địa......................... ..... .40

Hình 3.5.3 Xác định tọa độ các điểm cân chỉnh trên màn hình............................. .40
Hình 3.5.4 Các phương tiện nằm hoàn toàn trong vùng xử lý, chương trình tạm
dừng để chờ nhập vào số phương tiện đếm được................... .............................. ..42
Hình 3.5.5 Các đối tượng được đóng khung bằng click chuột……………………… 43
HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

Hình 3.5.6 Tập tin dữ liệu đầu ra................................. ....................................... 43
Hình 3.6.1 Dữ liệu phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS............................... 49
Hình 3.6.2 Hồi quy cấp bậc theo số điểm Canny và Góc quay ........................... 50
Hình 4.2.1 Nhập tên tập tin video đầu vào .......................................................... 67
Hình 4.2.2 Nhập góc ghi hình .............................................................................. 68
Hình 4.2.3 Chọn điều kiện nền ............................................................................. 68
Hình 4.2.4 Chọn chế độ hoạt động ...................................................................... 69
Hình 4.2.5 Vùng xử lý mặc định (trái) - Vùng xử lý người sử dụng xác định
(phải) .................................................................................................................... 70
Hình 4.2.6 Các điểm hiệu chỉnh mặc định (trái) - Các điểm hiệu chỉnh người sử
dụng xác định (phải) ............................................................................................ 70
Hình 4.2.7 Yêu cầu nhập tọa độ thực địa ............................................................. 71
Hình 4.2.8 Cửa sổ hoạt động Running ................................................................. 72
Hình 4.2.9 Cửa sổ thơng tin Info.......................................................................... 72
Hình 4.3.1: Tạm dừng để nhập vào số xe trong vùng xử lý mà người sử dụng

quan sát được ....................................................................................................... 73

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Trang 1
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
- Q trình đơ thị hóa đã đem lại những tác động tích cực, làm thay đổi bộ mặt
của đời sống đơ thị. Tuy nhiên, sự thay đổi đó cũng dẫn đến những mặt trái, mà để
giải quyết được nó là cả vấn đề lớn, địi hỏi sự đầu tư khơng nhỏ cả về trí tuệ lẫn
kinh tế. Vấn đề lớn nhất, đang làm đau đầu các nhà chức trách, và các nhà khoa học
hiện nay là ách tắc giao thông và tai nạn xảy ra ngày càng trở nên thường xuyên hơn.
Các vấn đề về giao thông đô thị mà hầu hết các đô thị lớn trên thế giới, đặc biệt là
tại các nước đang phát triển cần phải được giải quyết bao gồm các hiện tượng kẹt xe,
tai nạn giao thơng, ơ nhiễm mơi trường, lãng phí thời gian, lãng phí nhiên liệu,...
Nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên, ở các nước phát triển, trước đây nhà chức
trách thường tập trung xây dựng các tuyến đường mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng
các tuyến đường hiện có nhằm nâng cao khả năng thơng hành, đáp ứng nhu cầu giao
thông đang không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng các vấn
đề tồn tại trong giao thông đô thị sẽ không bao giờ kết thúc nếu chúng ta cứ chỉ dựa
trên suy nghĩ là gia tăng khả năng cung ứng mà quên đi quản lý nhu cầu giao thơng.

Vì thế với khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là hạn chế do nguồn kinh phí
hạn chế thì việc đầu tư nghiên cứu và phát triển hệ thống điều chỉnh, quản lý nhu
cầu giao thông là phù hợp cho các mạng lưới giao thơng hiện nay.
- Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến những tồn tại hiện nay của hệ thống giao
thông tại các thành phố lớn của Việt Nam cũng như nhiều thành phố khác trên thế
giới. Đó là quy hoạch kém, sử dụng đất lãng phí và khơng hiệu quả; bùng nổ dân số,
thu nhập tăng và phát triển của cơ giới hóa; thay đổi về nhân khẩu học; thay đổi về
mơ hình điểm đi và điểm đến. Đó cịn do hệ thống giao thơng cơng cộng chưa phát
triển hoặc phát triển cạnh tranh không lành mạnh; phương tiện vận tải thô sơ; hệ
thống đường bộ kém; công tác quản lý điều tiết giao thông không hiệu quả, lạc hậu
và thiếu đồng bộ

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Trang 2
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

- Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thu hút một lực lượng lớn lao động và
sinh viên ở các tỉnh theo đà phát triển kinh tế nóng của nó. Điều này dẫn đến tình
hình giao thơng của thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phức tạp. Mạng lưới đường
giao thơng hiện tại cịn rất kém phát triển, mật độ đường quá thiếu (so với quy
chuẩn xây dựng). Theo số liệu tham khảo có được từ Sở GTVT Thành phố HCM thì
tổng diện tích giao thơng hiện tại khoảng 4.342,9 ha chỉ chiếm 5,74% tổng diện tích

đất đơ thị trong đó tiêu chuẩn tối thiểu đối với tỷ lệ đất đô thị dành cho giao thông ở
các nước phát triển trên thế giới là 25%. Toàn thành phố hiện có khoảng 1440 nút
giao thơng, trong đó có 744 ngã ba, 480 ngã tư, 15 ngã năm, 2 ngã sáu và 1 ngã bảy,
9 công trường. Tất cả các nút giao thông trong khu vực nội thành đều là nút giao
cùng mức với tín hiệu đèn cố định nên khả năng thông xe rất kém, đặc biệt là giờ
cao điểm. Hiện thành phố có khoảng 380 nút giao thơng điều khiển bằng đèn tín
hiệu .
- Với tình hình cơ sở hạ tầng giao thơng như hiện tại, thành phố có chủ trương
phát huy vai trị của cơng nghệ tự động hóa trong việc giải quyết các vấn đề cấp
bách về giao thơng của thành phố. Theo đó, những nghiên cứu nhằm tối ưu hóa
năng lực phục vụ của hệ thống đường sá sẵn có, giảm ùn tắc cho các phương tiện
lưu thông đang được xem như giải pháp hỗ trợ quan trọng cho việc xây dựng mở
rộng mạng lưới đường vốn địi hỏi kinh phí rất lớn. Việc nghiên cứu xây dựng hệ
thống giám sát và điều khiển giao thông trước mắt là cho các điểm nút quan trọng,
về lâu dài là toàn bộ hệ thống giao thông của thành phố là yêu cầu bức thiết và đặt
ra nhiều thử thách.
- Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị phụ thuộc xe máy, có những đặc điểm nổi
bật về giao thơng như: có tỷ lệ xe máy/đầu người cao nhất so với các phương tiện
giao thông khác - xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu chiếm phần lớn trong
các phương tiện tham gia giao thông; có phần lớn chuyến đi (sự di chuyển) của
người dân trong đơ thị đó được thực hiện bằng phương tiện xe máy. Ở nước ta nói
chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị,
số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng, đặc biệt là xe gắn máy vì với điều
kiện của Việt Nam, xe gắn máy rất thuận lợi trong việc di chuyển. Ngoài phương
HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn



Luận văn Thạc sĩ

Trang 3
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

tiện xe gắn máy chiếm ưu thế, cịn có các loại phương tiện khác như xe đạp, xe con,
xe tải nhẹ, xe bus, xe đầu kéo…cùng di chuyển trong mạng lưới đường, và đơi khi
cịn cùng trên 1 làn đường. Đây được gọi là dòng xe hỗn hợp với hành vi di chuyển
mang tính ngẫu nhiên cao, với mật độ cao, không theo làn. Do vậy, ta rất khó xác
định các thơng số dịng xe nếu dùng thiết bị dị tìm như vịng từ (loop detector) đang
được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến với ô tô là loại phương tiện chiếm ưu thế.
Bên cạnh đó, lượng xe đến các nút giao thơng thường thay đổi theo các hướng theo
các thời điểm khác nhau trong ngày, theo các sự kiện, sự cố xảy ra gần nút. Trong
khi đó, hệ thống điều khiển giao thơng của thành phố hiện tại chỉ là các đèn có chu
kỳ và pha cố định. Nếu có thay đổi thì hồn tồn là do sự điều khiển thủ cơng của
các nhân viên, cảnh sát điều khiển giao thông. Khi lưu lượng giao thơng từ các
hướng đến nút có sự biến đổi, hệ thống khơng thể tự động thay đổi thích ứng về chu
kỳ để đóng vai trị điều tiết giao thơng.
- Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các cơng nghệ mới, tiên
tiến áp dụng tin học và tự động hóa cũng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong
cuộc sống để phục vụ con người, giúp và thay thế con người trong nhiều công việc.
Thời gian gần đây, với sự phổ biến của internet và hệ thống truyền dữ liệu, có dây,
khơng dây băng thơng rộng kết hợp với các hệ thống camera ghi hình chịu được các
điều kiện thời tiết ngoài trời, hoạt động 24/24 (camera giao thơng, phục vụ theo dõi
tình trạng giao thơng) thì việc phân tích một cách hiệu quả các dữ liệu thu được từ
các camera này, đưa ra các thông số hữu ích, tự động đưa ra cảnh báo, hiệu chỉnh
chu kỳ đèn tín hiệu…là một yêu cầu rất đáng quan tâm, đem lại nhiều lợi ích to lớn.
Bên cạnh đó dữ liệu sau khi xử lý (mật độ, lưu lượng, vận tốc..) thu thập được còn là
cơ sở dữ liệu để đánh giá hiệu quả khai thác của các tuyến đường, đánh giá vai trò

của các tuyến đường trong mạng lưới chung của hệ thống đường đô thị.
- Với các trình bày nêu trên dẫn đến vấn đề cần giải quyết là: “Xác định
được các thông số cơ bản của dòng xe hai bánh (mật độ, lưu lượng, vận tốc..)
vào/ra nút hay trên tuyến đường dựa trên hệ thống camera và chương trình xử lý”.

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Trang 4
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Việc áp dụng Hệ thống giao thông minh, các công nghệ, thiết bị hiện đại
trong quản lý, điều khiển, quy hoạch hệ thống giao thông, đặc biệt giao thông đô thị
là một điều tất yếu trong xu thế phát triển. Các camera giao thông hiện đang được
đầu tư lắp đặt tại nhiều vị trí thường xun xảy ra ùn tắt giao thơng trong thành phố
nhằm giúp người quản lý theo dõi, đưa ra cảnh báo cho lái xe thông qua hệ thống
radio, tin nhắn điện thoại, điều động nhân lực phân luồn giải quyết ùn tắt…Khai
thác hiệu quả hệ thống camera giao thơng sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn, với mục
đích đó, nghiên cứu này có các mục tiêu chính như sau:
+ Xây dựng được phương pháp phân tích, xác định được mật độ hình ảnh
(số liệu về điểm ảnh) từ camera, từ đó thu thập được dữ liệu về mối tương
quan giữa số phương tiện xuất hiện trong vùng quan sát của camera với số
lượng điểm ảnh của chính nó.

+ Xây dựng được mơ hình dự báo được số phương tiện xuất hiện trong vùng
xử lý (vùng chỉ định trong khu vực quan sát được bởi camera giao thông)
dựa trên dữ liệu điểm ảnh có được.
+ Áp dụng mơ hình để xây dựng chương trình xác định tự động mật độ
phương tiện xe hai bánh.
+ Đánh giá độ chính xác, hiệu quả của việc sử dụng camera quan trắc giao
thông kết hợp phần mềm xử lý so với đếm trực tiếp bằng thủ công.
1.3. Giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu này dựa trên giả thuyết khoa học được đưa ra là: Mật độ
hình ảnh thu được từ camera giao thơng có tương quan mật thiết đối với mật độ
dòng xe hai bánh, việc phân tích dữ liệu về mật độ hình ảnh có thể ước lượng được
mật độ dịng xe hai bánh và các thông số khác.

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Trang 5
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu này được thực hiện với đối tượng là các phương tiện xe hai
bánh đang lưu thông.
- Địa điểm nghiên cứu là tuyến đường Phan Thúc Dun (đi giữa cơng viên

Hồng Văn Thụ, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh).
- Thời gian nghiên cứu là giờ cao điểm buổi chiều, từ 16h30 đến 18h00.
1.4.2. Giới hạn nghiên cứu:
- Thơng số cơ bản của dịng xe gồm: mật độ, lưu lượng, và vận tốc. Với giả
thiết đặt ra là mật độ dịng xe có mối tương quan với số điểm ảnh quan tâm (mật độ
hình ảnh) phân tích được nên trong giới hạn nghiên cứu này, Mật độ dịng xe là
thơng số cơ bản của dịng xe được quan tâm xác định.
- Mật độ hình ảnh (hay nói cách khác là số điểm ảnh quan tâm) được phân
tích từ hình ảnh thu được bởi camera, các hình ảnh này ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
như: loại camera, độ phân giải, góc quay, vị trí lắp đặt, điều kiện mặt đường quan
sát... Trong giới hạn của nghiên cứu này, 2 yếu tố quan trọng được lựa chọn là: góc
quay và điều kiện nền, các yếu tố cịn lại được lựa chọn để mơ phỏng cho gần giống
nhất một tình trạng mà camera giao thơng có thể được lắp đặt và hoạt động.
- Đối với góc quay, giới hạn nghiên cứu này chỉ chọn 03 góc quay điển hình
là 600, 700 và 800 so với phương thẳng đứng.
- Đối với điều kiện nền, giới hạn nghiên cứu này chỉ lựa chọn 02 trường hợp
là mặt đường đồng nhất, và mặt đường bị bóng lá cây che khuất loang lỗ.
- Có nhiều phương pháp xử lý hình ảnh, dựa trên các ngơn ngữ lập trình và
thư viện xử lý hình ảnh, đồ họa khác nhau, trong giới hạn nghiên cứu này chỉ lựa
chọn ngơn ngữ lập trình phổ biến là C++ và thư viện xử lý ảnh mã nguồn mở
OpenCV
- Các phương pháp xử lý hình ảnh (tìm biên, xác định hình nền, tách vật thể
nổi…) trong thư viện xử lý ảnh OpenCV phiên bản 2.4.3 đều có những tham số hiệu

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn



Luận văn Thạc sĩ

Trang 6
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

chỉnh riêng để đạt được kết quả tối ưu, trong giới hạn nghiên cứu này chỉ sử dụng
các tham số mặc định.
1.5. Bố trí luận văn:
Luận văn dự kiến được trình bày thành 5 chương
-

Chương 1: Tổng quan

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

-

Chương 3: Nội dung và phương pháp thực hiện

-

Chương 4: Chương trình xác định mật độ dòng xe

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị


HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Trang 7
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các nghiên cứu trước đây
2.1.1. Các nghiên cứu trong nước:
- Năm 2006, Đặng Quang Thạch “Ứng dụng công nghệ định dạng ảnh trong
thu thập thơng tin về dịng giao thơng “, đề tài xây dựng thuật toán xử lý ảnh thực
hiện chức năng tự động thu thập dữ liệu về dòng giao thông đáp ứng các yêu cầu
nhằm cung cấp các thông tin như lưu lượng, mật độ, chủng loại và tốc độ dòng
phương tiện; làm việc được với dòng giao thông hỗn hợp mà thành phần chủ yếu là
xe máy như ở Việt Nam; ứng dụng các lý thuyết trong điều khiển tự động như :
logic mờ các phương pháp điều khiển tối ưu - nhằm nâng cao độ chính xác của hệ
thống...
- Cũng trong năm 2006, Đề tài KHCN cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ Tự động hố trong quản lý, điều hành giao thơng đơ thị”. Mã số
KC.03.21 (2003-2005). Chủ trì: PGS.TS Lê Hùng Lân. Đề tài “Ứng dụng công nghệ
định dạng ảnh trong thu thập thơng tin về dịng giao thơng “ nói trên là một phần nội
dung của đề tài KHCN cấp Nhà nước này.
- Nội dung về “Ứng dụng công nghệ định dạng ảnh trong thu thập thơng tin
về dịng giao thơng “ trong 02 đề tài nói trên tiếp cận theo hướng so sánh mẫu để

nhận dạng đối tượng, bắt bám theo đối tượng khi vào và ra khỏi khung hình từ đó
tính tốn thơng số chuyển động của các đối tượng đó. Các đối tượng được phân loại
dựa trên hình dạng, diện tích, và chu vi đường bao của đối tượng.
- Đầu năm 2013, Sở Giao thông vận tải TP HCM đã chấp thuận cho Công ty
TNHH Giải pháp công nghệ cao FPT (FTS) triển khai thí điểm giải pháp đếm lưu
lượng xe bằng công nghệ camera nhằm phục vụ việc phân luồng giao thông.

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Trang 8
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

2.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước:
- Năm 1987, Panos G Michalopoulos, Robert Fitch “Development of a wide
area vehicle detector through video image processing”, đề cập đến việc phát triển
một hệ thống phát hiện phương tiện trên phạm vi rộng thơng qua xử lý hình ảnh
video camera. Đây là cơ sở để xây dựng hệ thống WADS, được phát triển tại phịng
thí nghiệm Jet Propulsion, Mỹ. Hệ thống này có thể phát hiện, đếm và ước lượng tốc
độ của xe.
- Năm 2002, Belle L. Tseng, Ching-Yung Lin, and John R. Smith, “RealTime Traffic Monitoring System using Virtual Line Analysis”, đề cập đến việc sử
dụng đường thẳng ảo để tạo điều kiện cho việc phát hiện các phương tiện, phân loại
các loại xe, theo dõi các phương tiện cá nhân, và sau đó đếm chính xác của số lượng
xe, các đường thẳng ảo phát hiện phương tiện khi nó đia qua các ranh giới ảo này.

Đây cũng là cơ sở để xây dựng hệ thống giám sát giao thông do IBM phát triển.
- Năm 2013, P. Rajesh, M. Kalaiselvi Geetha and R.Ramu “Traffic density
estimation, vehicle classification and stopped vehicle detection for traffic
surveillance system using predefined traffic videos “ đã thực hiện việc nghiên sử
dụng video giao thông đã xử lý kết hợp với thuật tốn mơ phỏng mạng nowtron
(Neural Network) để xác định lưu lượng, phân loại phương tiên và xác định xe dừng.
- Ngoài ra, trên thế giới, nhiều hệ thống phân tích hình ảnh thu được từ
camera giao thơng để xác định các thơng số dịng xe và nhiều yếu tố khác đã được
nghiên cứu và áp dụng như: Hệ thống TRIP (Anh), Sample Points (Nhật Bản),
ACRC (Anh), IMPACT (Anh)..Tuy nhiên với đặc thù giao thông đô thị ở nước ta
với dịng xe có số lượng xe hai bánh chiếm tỉ lệ lớn, thì việc phân tích hình ảnh để
xác định thơng số dịng xe hai bánh chưa được tiếp cận nhiều.
2.2. Các cơ sở khoa học phục vụ đề tài :
2.2.1. Khái niệm mật độ dòng xe – Biểu đồ cơ bản của dòng xe
- Mật độ dòng xe là số lượng xe trong một đơn vị quãng đường(xe/km).

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Trang 9
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

Luận văn Thạc sĩ

- Công thức sơ khởi thể hiện mối quan hệ giữa lưu lượng (flow, volume), mật
độ (density) và vận tốc theo quản đường trung bình (space mean speed) được thể

hiện như sau:
Lưu lượng = Mật độ x Vận tốc theo quãng đường trung bình
Hay dưới dạng ký hiệu:

- Mật độ và Vận tốc theo quãng đường trung bình phụ thuộc vào nhiều thơng
số bao gồm đặc điểm của tuyến đường, xe cộ, người lái và môi trường xung quanh
như thời tiết.
- Ngồi ra cịn có cơng thức khác thể hiện mối tương quan giữa mật độ và
thời gian đi trong một đơn vị quản đường

như sau:

- Mối quan hệ giữa mật độ (xe/km) và lưu lượng tương ứng thông thường
được thể hiện qua biểu đồ cơ bản của dòng xe. Khi mật độ trên tuyến đường = 0 thì
lưu lượng khi đó cũng = 0. Khi mật độ tăng, lưu lượng tăng. Khi mật độ đạt đến giá
trị lớn nhất (jam density), lưu lượng sẽ = 0. Nếu mật độ gia tăng từ 0, lưu lượng sẽ
tăng từ 0 đến giá trị lớn nhất. Nếu mật độ tiếp tục gia tăng, lưu lượng sẽ giảm đến 0
khi mật độ đạt giá trị lớn nhất. Hình dạng của đường cong mật độ, lưu lượng được
thể hiện qua hình sau:

Hình 2.2.1: Mối quan hệ Lưu lượng – Mật độ

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ


Trang 10
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

Mối quan hệ toán học giữa các đặc điểm của dịng xe có thể được phân ra
làm hai nhóm, vĩ mơ và vi mơ ((macroscopic và microscopic) phụ thuộc vào phạm
vi áp dụng. Mối quan hệ vĩ mô thể hiện mối tương quan giữa lưu lượng và mật độ
trong khi quan hệ vi mô thể hiện khoản cách giữa các xe và vận tốc từng điểm riêng
rẽ. Phương pháp vĩ mơ chú ý đến tồn bộ dịng xe hơn là từng cá nhân đơn lẻ và
phát triển các thuật giải liên quan đến mật độ và lưu lượng, hai phương pháp thường
được sử dụng là mơ hình Greenshields và Greenberg. Phương pháp vi mơ cịn có
tên gọi là phương pháp xe theo xe (car following model), tính toán khoảng cách
giữa các xe liên tiếp. Từ các phân tích và lý thuyết trên, có thể thấy mật độ dòng xe
là một đặc điểm quan trọng, đây cũng là đặc điểm được lựa chọn để nghiên cứu
trong đề tài này.
2.2.2. Các phương pháp xác định thơng số dịng xe phổ biến:
2.2.2.1. Sử dụng thiết bị cảm biến hồng ngoại:
- Thiết bị cảm biến hồng ngoại được lắp đặt phía trên hoặc bên mép phần
đường xe chạy, sử dụng tia hồng ngoại trong giải tần từ 100 đến 105Ghz, sự thay
đổi của năng lượng bức xạ hồng ngoại do ảnh hưởng của bề mặt phải xạ được
biến thành tín hiệu điện và được xử lý tại bộ điều khiển để xác định có phương
tiện trong vùng giám sát hay khơng. Có hai dạng cảm biến hồng ngoại được sử
dụng phổi biến là chủ động và thụ động

Hình 2.2.2: Cảm biến hồng ngoại chủ động (bên trái) – thụ động (bên phải)

HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307


GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Trang 11
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

2.2.2.2. Sử dụng ống cảm ứng áp lực:
- Thiết bị ống cảm ứng áp lực được cấu tạo bởi một ống cao su chứa chất
lỏng hoặc khí đặt ngang mặt đường, một đầu ống bịt kín và đầu còn lại nối với thiết
bị cảm ứng áp suất. Khi xe đi ngang qua khu vực đặt ống, bánh xe cán ngang qua
ống, làm biến dạng ống và thay đổi áp suất trong ống, áp suất thay đổi được ghi
nhận bởi thiết bị cảm ứng, chuyển thành tín hiệu đưa đến bộ điểu khiển. Bộ điều
kiển sẽ đếm số lần bánh xe cán qua, khoảng cách giữa các lần cán, từ đó tính tốn
được số lượng xe và phân lớp xe.
2.2.2.3. Sử dụng cảm biến điện áp:
- Thiết bị cảm biến điện áp được chế tạo dựa trên sự hoạt động của vật liệu,
cơ cấu có khả năng chuyển đổi áp lực thành tín hiệu điện. Khi có xe chạy qua, áp
lực do bánh xe tác động lên bề mặt của bộ thiết bị cảm biến điện áp sẽ tao ra tín
hiệu đến bộ điều kiển, đếm được sơ lần bánh xe cán qua, khoản cách giữa các lần
cán, từ đó xác định số lượng xe, chiều dài xe..

Hình 2.2.3: Cấu tạo một thiết bị cảm biến điện áp cơ bản
2.2.2.4. Sử dụng ra đa sóng ngắn:
- Thiết bị dị ra đa sóng ngắn ứng dụng hiệu ứng Doppler, là hiệu ứng gây ra
sự dịch pha do có sự chuyển động tương đối giữa nguồn phát và bề mặt phản xạ.
Thiết bị dị ra đa phát ra chùm sóng ngắn và thu lại sóng phản xạ, sự thay đổi vị trí
tương đối giữa nguồn phát và bề mặt phản xạ (xe) gây ra sự thay đổi pha, từ đó phát
hiện được xe và vận tốc xe.


HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


Luận văn Thạc sĩ

Trang 12
Chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

2.2.2.5. Sử dụng cảm biến siêu âm:
- Nguyên tắc hoạt động tương tự thiết bị cảm biến ra đa sóng ngắn, nhưng
thiết bị dị siêu âm sử dụng sóng siêu âm, sóng có thể liên tục hoặc theo xung, , thiết
bị này có thể đo được lưu lượng, thời gian choáng chổ và tốc độ
2.2.2.6. Sử dụng cảm ứng vòng từ:
- Vòng từ được cấu tạo bằng một vài vịng dây cách ly được chơn dưới mặt
đường, nối với nguồn điện và bộ xử lý. Vòng từ hoạt động dựa trên nguyên tắc biến
sự giao đổi của từ trường khi xe đi qua vị trí đặt vịng từ thành tín hiệu để nhận diện
sự xuất hiện của xe. Vòng từ được sử dụng rộng rãi trong việc dị tìm, nhận biết xe,
được sử dụng chủ yếu tại các giao lộ có gắn hệ thống điều khiển hiện đại và trên
đường cao tốc để phát hiện sự cố giao thông và theo dõi giao thông. Trong chế độ
nhận biết xung, vịng dây gửi một tín hiệu ngắn đến bộ dị tìm và hệ thống từ đó
đếm lưu lượng. Trong chế độ nhận biết hiện diện, tín hiệu từ vịng dây được duy trì
liên tục khi một xe chống chỗ trong khu vực phát hiện của vòng dây, từ đó có được
thơng tin về lưu lượng và thời gian một xe chống chỗ trong vịng dây.
- Việc lắp đặt vịng từ có nhược điểm là phải dừng giao thơng để cưa đặt mặt
đường để lắp đặt. Có hai dạng bố trí vịng từ: Vịng từ đơn và vịng từ kép. Vịng từ

đơn chỉ có thể đo trực tiếp thời gian xe chống chổ trong vịng từ, vịng từ kép có
thể đo thêm vận tốc xe từ tỷ số giữa khoảng cách giữa 2 vòng từ và thời gian lệch
giữa hai thời điểm phát hiện xe giữa hai vòng dây, do vậy, bên cạnh việc đếm xe
người ta còn dùng vòng từ để phân loại xe dựa trên chiều dài tính tốn từ giá trị vận
tốc này.

Hình 2.2.4: Sơ đồ minh họa bố trí vịng từ
HV: Phan Châu Vinh

MSHV: 11010307

GVHD: TS. Văn Hồng Tấn


×