Thực nghiệm đánh giá Giáo án thực nghiệm dùng phương
tiện trực quan
3.1 Mục đích nội dung và phương pháp thực nghiệm.
3.1.1 Mục đích thực nghiệm.
+ Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của đề tài:
Dạy học kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông trung học theo phương pháp dạy
học trực quan nâng cao hứng thú học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh
phát triển khả năng tư duy trừu tượng, phát triển năng lực kĩ thuật, óc sáng tạo,
nắm vững tri thức.
+ Xử lí, phân tích, đánh giá tác động hóa hoạt động của học sinh thông qua
phương tiện trực quan.
Để đạt được mục đích này, thực nghiệm có nhiệm vụ sau:
- Triển khai dạy học một vài bài theo tiến trình soạn thảo với phương pháp
dạy học trực quan.
- Đánh giá vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học qua đó có
những điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện các mức độ sử dụng phương tiện trực
quan trong dạy học.
- So sánh đánh giá kết quả bài dạy ở lớp thực nghiệm và đối chứng để
đánh giá sơ bộ hiệu quả của việc dạy học theo phương pháp trực quan đã soạn.
3.1.2 Nội dung thực nghiệm.
3.1.2.1Đối tượng thực nghiệm.
Việc thực nghiệm được em tiến hành ở hai lớp 11A
4
và 11A
5
trường THPT
Vân Cốc - Phúc Thọ - Hà Tây.
Lớp thực nghiệm (TN) là lớp 11A
5
gồm có 36 học sinh. Điểm trung bình môn
kĩ thuật công nghiệp ở học kì trước là 6,52.
Lớp đối chứng (ĐC) là lớp11A
4
gồm có 32 học sinh. Điểm trung bình môn kĩ
thuật công nghiệp ở học kì trước là 6,67.
Như vậy chất lượng đầu vào của cả hai lớp là tương đương nhau.
3.1.2.2 Nội dung các bài thực nghiệm. Trên cơ sở của phương pháp dạy học
trực quan để xây dựng bài giảng em đã tiến hành soạn một giáo án trong chương
trình môn kĩ thuật lớp 11 phổ thông.
Tên bài soạn là : “Hệ thống truyền lực và bộ li hợp”..
Theo như giáo án đã soạn, phần công dụng và cấu tạo của hệ thống truyền lực,
học sinh đã được biết qua ở bài: “Cấu tạo chung về ôtô” vì vậy phần này chỉ đề cập
lướt qua. Phần bộ li hợp sẽ giảng theo phương pháp dạy học trực quan và đi sâu
hơn vì đây là trọng tâm của bài. Mục tiêu của bài dạy là học sinh phải hiểu và nắm
rõ cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của bộ li hợp ma sát khô thường đóng.
Phần này được tiến hành dạy như sau:
Ban đầu khi hình thành định nghĩa bộ li hợp cho học sinh, học sinh không
hiểu rõ về định nghĩa. Một số học sinh không hiểu hai trục có cùng một đường tâm
là thế nào. Nhưng khi giáo viên chỉ trên tranh trực quan cho học sinh quan sát và
giải thích thêm học sinh đã hiểu ra vấn đề. đồng thời giáo viên cho học sinh quan
sát trên mô hình để hiểu vì sao lại gọi là li hợp, sau đó giáo viên cất mô hình chỉ để
tranh trực quan dạy sang cấu tạo.
Trước tiên, giáo viên chỉ trên tranh trực quan cho học sinh quan sát và giới
thiệu nhanh các bộ phận trong li hợp cho học sinh. Sau đó, giáo viên cất tranh trực
quan đưa mô hình ra cho học sinh tìm các bộ phận của li hợp. Lúc này hầu như tất
cả học sinh đều tập trung vào mô hình. Nhưng học sinh lại lúng túng trước yêu cầu
của giáo viên. Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý cho học sinh để các em tích cực
phát huy tư duy lôgic của bản thân, kích thích sự tập trung suy nghĩ của các em.
Các em đã từng bước, từng bước tìm ra các bộ phận quan trọng trong li hợp và mối
liên hệ giữa các bộ phận, chi tiết trong bộ phận li hợp.
Khi có sự hướng dẫn, tác động của giáo viên như vậy học sinh sẽ quan sát kĩ
hơn, tham gia tranh luận sôi nổi hơn, tự các em có thể đánh giá đúng sai suy luận
của bản thân và đưa ra kết luận chính xác.
Khi dạy về phần nguyên lý hoạt động, trên cơ sở vừa học cấu tạo của li hợp,
giáo viên cho học sinh quan sát tranh trực quan và đưa ra câu hỏi:
GV: Bình thường li hợp luôn ở trạng thái đóng, chỉ khi nào cần thiết li hợp
mới ở trạng thái mở. Vậy các em thử xem khi nào thì li hợp mở và khi nào thì li
hợp đóng ?
Trước câu hỏi của giáo viên như vậy học sinh sẽ rất lúng túng nhưng nó lại
kích thích sự tập trung cao độ của các em, các em có thể tự mình suy luận, tự mình
đưa ra các phương án.
Khi học sinh quan sát, tìm hiểu, đưa ra các câu trả lời rồi thì lúc này giáo viên
đưa mô hình li hợp ra dạy cho học sinh. Giáo viên cho học sinh quan sát quan sát
các chuyển động của li hợp và đưa ra kết luận đúng nhất.
Cuối buổi, giáo viên tổng kết lại nguyên tắc hoạt động của li hợp một lần cuối
cùng kết hợp với thao tác trên mô hình để khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh.
Sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi:
GV: Từ nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của li hợp, các em hãy cho biết li
hợp có những nhiệm vụ gì ?
HS: Đã nêu ra 4 nhiệm vụ của li hợp .
Nói tóm lại, khi giáo viên đưa ra tranh trực quan và mô hình, đặc biệt là mô
hình phần lớn học sinh rất thích thú và tỏ ra tập trung với tính chất là tò mò vì sự
mới lạ. Còn việc tìm hiểu về nó xem nó được cấu tạo ra sao ? hoạt động như thế
nào thì học sinh còn lúng túng. Khi được sự hướng dẫn, khích lệ của giáo viên, khi
giáo viên đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở thì học sinh tự tin hơn, tích cực
tham gia quan sát và tìm ra bản chất của vấn đề mà giáo viên yêu cầu. Học sinh tự
quan sát, vận dụng tư duy trừu tượng và tự lĩnh hội lấy tri thức.
3.1.3 Phương pháp thực nghiệm.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo trình tự: thăm dò, điều tra đầu vào
(trình độ của học sinh, cơ sở vật chất, . . ); tiến hành thực nghiệm; kiểm tra đánh
giá kết quả và xử lí số liệu.
Khi thực nghiệm: Tiến hành dạy song song hai lớp thực nghiệm và đối chứng
cùng nội dung, cùng khoảng thời gian. Các bài kiểm tra do em và giáo viên cộng
tác là cô giáo Kim Thị Canh trường THPT Vân Cốc cùng tiến hành. Lớp thực
nghiệm do em dạy với giáo án đã soạn còn lớp đối chứng do cô Kim Thị Canh dạy
theo giáo án bình thường. Kết quả thu được được thông qua ban thanh tra giáo dục
của trường THPT Vân Cốc.
Trao đổi với giáo viên cộng tác về ý tưởng bài dạy cụ thể, nội dung, mục tiêu
và cách thức tiến hành bài thực nghiệm. Phân tích làm rõ điểm khác nhau giữa
cách dạy thực nghiệm với cách dạy thông thường, dự kiến khó khăn và cách giải
quyết, chuẩn bị đầy đủ phương tiện cho dạy thực nghiệm.
3.2 Kết quả thực nghiệm.
3.2.1 Phân tích và đánh giá định tính bài thực nghiệm.
Thông qua quá trình soạn giáo án và tiến hành làm thực nghiệm cho thấy:
* Về nội dung:
- Hai giáo án tiến hành dạy cùng một bài.
- Nội dung chính dựa trên sách giáo khoa.
* Mục tiêu và cách sử dụng phương tiện trực quan:
- Mục tiêu: Cả hai giáo án chung một mục tiêu là học sinh phải hiểu và
nắm chắc cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ li hợp.
- Cách sử dụng phương tiện trực quan:
+ Giáo án đối chứng dùng phương tiện trực quan như một phương tiện
để minh họa; tức là chủ yếu là giáo viên giảng bài và giải thích cho học sinh.
+ Giáo án thực nghiệm dùng phương tiện trực quan như một nguồn kiến
thức để học sinh tìm tòi bộ phận; tức là hoạt động của học sinh là chính còn giáo
viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Học sinh phải làm việc, suy
nghĩ, thảo luận nhiều hơn.
Đối với giáo án thực nghiệm việc tổ chức cho học sinh tìm tòi phương tiện
trực quan được tiến hành:
+ Giáo viên sử dụng một tranh câm (tranh giáo khoa bỏ hết các thuyết
minh) sau đó cho học sinh tự quan sát.
+ Cho học sinh đối chiếu sơ đồ cấu tạo với sơ đồ nguyên lý để học sinh
có thể đưa ra kết luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh quan sát, nhận biết các bộ phận trên mô hình, nhận biết các
chi tiết thật.
+ Học sinh tự thao tác trên mô hình để tìm hiểu nguyên lý hoạt động.
Khi dạy học sinh theo phương pháp thực nghiệm sẽ gặp phải một số khó
khăn:
+ Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị bài dạy.
+ Mất nhiều thời gian để học sinh quan sát, tìm tòi và thảo luận.
+ Học sinh có thể hỏi nhiều vấn đề có liên quan đến bài học vì vậy giáo
viên phải đọc thêm nhiều tài liệu, nghiên cứu kĩ phương tiện trực quan để luôn ở
thế chủ động.
Nhận xét:
Qua bài thực nghiệm với hai tiết dạy em thấy:
- Giờ học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia các hoạt động tìm tòi, suy
nghĩ và thảo luận.
- Học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học.
- Học sinh tự lĩnh hội kiến thức thông qua các phương tiện trực quan, biết
vận dụng kiến thức, năng lực của bản thân trong học tập. Khả năng nhận thức của
học sinh nhanh hơn.
Tuy nhiên, còn có những hạn chế sau:
- Phương pháp dạy học tốn nhiều thời gian và công sức.
- Thời gian dành cho hoạt động quan sát, tìm hiểu của học sinh tốn nhiều.
- Không phải lúc nào cũng sử dụng được trực quan.
3.3.2 Phân tích - đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3.2.1 Bài kiểm tra
a. Mục đích:
Để đánh giá thực nghiệm tiết dạy, em đã cùng giáo viên cộng tác cho học sinh
làm một bài kiểm tra 10 phút sau tiết dạy. Bài kiểm tra nhằm mục đích:
- Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh ở mức độ nào: nhớ,
hiểu và vận dụng.
b. Nội dung bài kiểm tra:
Đề bài: Nhìn vào sơ đồ cấu tạo trên bảng hãy chỉ tên các bộ phận của bộ li
hợp ma sát khô thường đóng.
Bài kiểm tra này được tiến hành trong 10 phút sau khi học xong cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động của bộ li hợp ma sát khô thường đóng.
3.2.2.2 Xử lí kết quả
Kết quả bài kiểm tra được đánh giá theo phương pháp thống kê toán học gồm
các bước:
- Lập bảng phân phối F
i
(số học sinh đạt điểm X
i
).
- Lập bảng phân phối f
i
(số phần trăm học sinh đạt điểm X
i
).
- Lập bảng tần suất hội tụ tiến f
a
↑ (số phần trăm học sinh đạt điểm X
i
trở
lên).
- Tính các tham số thống kê: