Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.94 KB, 28 trang )

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
II.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.
Người bệnh đái tháo đường là người bị tăng đường máu mạn tính nên thường
có những đặc điểm sau :
- Cơ thể bị mất lượng đường qua nước tiểu nên luôn có cảm giác thèm ăn.
- Cơ thể sử dụng đường không tốt nên phải huy động chất béo thay thế dẫn
đến gầy sút và tích tụ thể cetone.
- Có đường trong nước tiểu dẫn đến đái nhiều, uống nhiều.
- Cơ thể chuyển hoá kém.
- Dễ gặp biến chứng cấp tính như hạ đường huyết, nhiễm toan cetone.
- Người đái tháo đường typ 2 dễ béo phì, thừa cân nên dễ bị các rối loạn
chuyển hoá khác như tăng mỡ máu, tăng huyết áp.
- Người đái tháo đường dễ bị tăng đường máu sau ăn và dễ bị hạ đường huyết
lúc đói.
- Luôn có cảm giác mệt mỏi, sút cân nhanh, mẩt ngủ.
- Thần kinh sút kém.
- Đa số người đái tháo đường có mắc kèm thêm một số bênh khác như suy
thận, tim mạch, tăng huyết áp…
- Huyết áp cao, dễ bị nhiễm mỡ xơ mạch.
II.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO
NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.
II.2.1. Xác định nhu cầu năng lượng
Để xác định được nhu cầu năng lượng cho từng người bệnh, ta phải căn cứ
vào trọng lượng toàn thân của người bệnh, điều kiện sinh lý, cường độ lao
động, tính chất công việc, yếu tố tinh thần và có kèm theo bệnh khác nữa hay
không của người bệnh.
Nhu cầu năng lượng thay đổi tuỳ theo hoạt động thể lực
- Ngày làm việc nhiều thì cần nhiều năng lượng
- Trong ngày nghỉ, nhu cầu giảm.
Muốn tính toán được nhu càu năng lượng của mình, người bệnh phải biết
được trọng lượng của mình là bao nhiêu.


Cách tính trọng lượng :
Trọng lượng tiêu chuẩn(kg) = [Chiều cao(cm) – 100] x 0.9
Hoặc:
Trọng lượng tiêu chuẩn(kg) = Chiều cao(cm) – 105.
Nếu trọng lượng vượt quá thực tế vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn
10% là bị thừa cân, vượt quá 20% là bị béo phì, nếu thấp hơn trọng lượng tiêu
chuẩn 20% là bị quá gầy, còn thấp hơn 15% là gầy.
Xác định sự tiêu hao năng lượng ở mỗi người bệnh :
Người bệnh đái tháo đường phải xác định được trọng lượng của mình như
cách tính ở trên để biết xem mình có bị béo phì hay quá gầy hoặc bình thường,
sau đó xác định cường độ lao động của mình… Cuối cùng, tính toán nhu cầu
năng lượng trong ngày của mình là bao nhiêu cho một kg trọng lượng thân thể.
Nếu người bệnh chỉ nằm trên nghỉ trên giường :
- Năng lượng dùng cho cơ thể tiêu chuẩn mỗi kg là 13-20 kcal/kg/ngày.
- Cơ thể béo phì : 15 kcal/kg/ngày
- Cơ thể gầy : 20-25 kcal/kg/ngày.
Nếu người bệnh tham gia các công việc nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp nhà
cửa,…, hoặc làm các công việc khác như ở văn phòng, dạy học…
- Cơ thể bệnh nhân tiêu chuẩn: cần năng lượng 30 kcal/kg/ngày.
- Cơ thể béo phì : cần 20-25 kcal/kg/ngày
- Cơ thể gầy : cần 35 kcal/kg/ngày.
Nếu người bệnh lao động vừa phải như công nhân dệt, đứng máy ở các nhà
máy, tập thể dục nhẹ, đi bộ chậm, làm việc nhẹ của nhà nông (cấy, gặt), bác sỹ,
giáo viên thể dục …
- Cơ thể bệnh nhân tiêu chuẩn: cần 35 kcal/kg/ngày
- Cơ thể béo phì: cần 25-30 kcal/kg/ngày
- Cơ thể gầy: cần 40 kcal/kg/ngày
Nếu bệnh nhân làm những việc nặng như bốc vác, công nhân xây dựng,
việc nặng của nhà nông, chơi môn thể thao nặng như vật, leo núi, trượt tuyết, bơi,
chạy, cử tạ … và hay phải leo thang gác:

- Cơ thể bệnh nhân tiêu chuẩn: cần 40 kcal/kg/ngày
- Cơ thể béo phì: cần 35 kcal/kg/ngày
- Cơ thể gầy: cần 45-50 kcal/kg/ngày
Những người bệnh đang mang thai, đang cho con bú hoặc suy dinh dưỡng
thì cân nhắc để có thể tăng 10-20%, người cao tuổi giảm 20-30%.
Với các cháu nhỏ:
-Với các cháu bé từ 1 tuổi trở xuống cần 100-130 kcal/kg/ngày
-Với các cháu 1-3 tuổi cần 90-130 kcal/kg/ngày
-Với các cháu 4-6 tuổi cần 80-90 kcal/kg/ngày
-Các cháu 7-9 tuổi cần 70-80 kcal/kg/ngày
-Các cháu 10-12 tuổi cần 60-70 kcal/kg/ngày.
-Các cháu từ 13- 15 tuổi cần 50- 60 kcal/kg/ngày.
Tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể về đặc điểm bệnh, trọng lượng cơ thể, hoạt
động thể lực, tuổi tác, giới tính và các thói quen ăn uống … của từng bệnh nhân
riêng biệt, xây dựng chế độ ăn cho người đái tháo đường phải thoả mãn các yêu
cầu sau:
- Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, muối khoáng, nước với khối
lượng hợp lý.
- Không làm tăng lượng đường trong máu nhiều khi ăn.
- Duy trì hàng ngày hoạt động thể lực.
- Duy trì được mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân về mức hợp lý.
- Không làm tăng các nguy cơ như tăng mỡ, tăng huyết áp, suy thận …
- Phù hợp phong tục tập quán, địa dư, dân tộc, thói quen của từng bệnh
nhân.
- Không quá đắt tiền.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của
từng bữa ăn.
∗Lưu ý:
Nếu bạn là người bệnh bị béo phì thì phải có chế độ ăn giảm calo- năng
lượng. Sau đây lá một số cách chống lại béo phì:

- Không nên ăn quá no, nhất là các chất đạm, béo.
- Nên ăn chậm và nhai kỹ.
- Không nên để quá đói hoặc bỏ bữa vì sẽ có khuynh hướng ăn bù.
- Các bữa ăn phụ nên chọn các thức ăn ít đạm, béo. Có thể ăn hoa quả đúng
quy định hoặc sữa chua.
- Tập thể dục đều đặn.
- Uống trà,cà phê không đường. Tuyệt đối không dùng nước giải khát như
cam, chanh…
- Không nên lạm dụng các món ăn nhanh như đồ hộp, lạp xường, dăm bông,

- Chọn thức ăn có nhiều chất xơ.
- Các bữa ăn nên phân bố đều các chất dinh dưỡng.
 Nếu bạn là người quá gầy thì phải ăn nhiều hơn để đưa cân nặng về mức
lý tưởng, nhưng phải tuân theo nguyên tắc là tăng cân từ từ, tránh xáo trộn quá
nhanh dễ gây mất cân bằng đường máu.
II.2.2 Xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng.
Nhu cầu cụ thể về chất bột, đường, đạm, mỡ hay tỷ lệ phần trăm các
chất này hàng ngày là bao nhiêu cần phải tính toán riêng đối với từng thực trạng
bệnh của mỗi người bệnh đái tháo đường.
Quan niệm trước đây cho rằng bệnh đái tháo đường là do thừa đường
trong máu, số đường này thải ra ngoài qua nước tiểu nên ăn uống cần phải giảm
chất đường. Quan niệm này có một số sai lầm sau :
- Nếu bạn không bị béo phì, chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng
bình thường sẽ dẫn đến ăn bù bằng chất béo do đó chế độ ăn này tạo thuận lợi cho
bệnh xơ vữa mạch máu phát triển.
- Nếu chế độ ăn có quá nhiều chất đạm :
+ Sẽ làm tăng lượng chất béo ăn vào
+ Làm tăng lượng cholesterol đi theo thịt.
+ Làm giảm hiệu quả hoạt động của insuline khiến cho khuynh hướng tăng
đường máu.

+ Ăn quá nhiều chất đạm có ảnh hưởng không tốt đến thận (gây đạm niệu
dẫn đến suy thận)
+ Gây chán ăn
+ Tốn kém không cần thiết.
- Nếu ăn quá ít chất bột- đường dẫn đến giảm dung nạp với bột đường nghĩa
là dễ tăng đường máu.
Nếu ăn quá nhiều bột đường mà không ăn kèm chất xơ sẽ làm tăng
tryglyceride hay tăng mỡ máu.
a. Chất béo (thành phần lipid).
Do chất béo trong bữa ăn của người Việt Nam thường chiếm tỷ lệ không
cao (theo đIều tra của Viện dinh dưỡng Quốc gia, chiếm 12-20% tổng số calo
tiêu thụ hàng ngày), nên tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn của người đáI tháo
đường nên giữ ở mức từ 15-20% là hợp lý. Để xác định chính xác là bao nhiêu
trong khoảng từ 15-20% thì cần dựa trên đặc đIểm của từng bệnh nhân: người
có cơ thể gầy, không có yếu tố nguy cơ tim mạch, lượng chất béo có thể tăng
lên trên cơ sở bệnh nhân dung nạp được chế độ ăn đó. Đối với người bị đái tháo
đường túp 2, đIều chỉnh các yếu tố nguy cơ như tim mạch trong đó có rối loạn
mỡ máu là quan trọng nhất.
Ở người đái tháo đường, độ tuổi thường gặp là trên 60, do vậy nên giữ tỷ
lệ chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật là 1:1. Việc thay đổi hoàn toàn
chất béo từ động vật bằng chất béo từ thực vật là không cần thiết bởi nó làm
giảm tiêu thụ các vitamin A và D, những vitamin tan trong mỡ động vật. Những
người bệnh bị béo phì hoặc mắc chứng máu nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch thì
chỉ nên giữ ở mức dưới 30% lipid không nên ăn thịt mỡ và lòng đỏ trứng gà.
Lượng cholesterol đưa vào cơ thể hàng ngày nên hạn chế dưới mức
300mg. Riêng những trường hợp có tăng cholesterol và nguy cơ tim mạch,
lượng cholesterol đưa vào nên dưới 200mg/ngày.
b. Glucid.
Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (60-70% tổng số
calo hàng ngày). Thực phẩm cung cấp các chất bột-đường chủ yếu là gạo, ngô,

khoai và các loại củ. Thực chất, khi ăn những chất tạo ra đường nhiều như vậy
sẽ tăng cường hoạt tính của insuline trong cơ thể. Nếu người bệnh giữ chế độ ăn
uống quá hà khắc, luôn bị đói và thèm ăn thì năng lượng mà cơ thể cần đến đều
phải dựa vào sự phân giải lipid và protein. Nếu xảy ra quá lâu sẽ dẫn đến ngộ
độc ceton.
Những nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, khi để bệnh nhân đái tháo
đường ăn lượng thức ăn giàu cacbonhydrat trong thời gian ngắn với điều kiện
đủ tổng số calo cần thiết trong một ngày thì không thấy bị tăng lượng đường
trong máu. Do vậy, xét chế độ ăn không còn hạn chế như trước thành phần
cacbonhydrat.
Vấn đề chủ yếu là ăn các loại ngũ cốc toàn phần có đủ vitamin, chất xơ và
muối khoáng. Các loại dường đơn và đường đôi nên tiêu thụ dưới dạng rau và
hoa quả.
Khi hạn chế ăn chất đường cũng nên ở mức độ vừa phải. Lượng đường có
trong từng loại thức ăn cần được phổ biến rộng rãi cho bệnh nhân để họ tự tính
toán phù hợp với từng loại thức ăn tiêu thụ khác nhau nhưng không làm biến
động tổng lượng cacbonhydrat hàng ngày.
Ước lượng tỷ lệ đường trong một số thức ăn:
+ Rau xanh: 2-10%
+ Quả tươi: 5-15%
+ Sữa tươi hoặc sau khi pha: 5%
+ Bánh mì: 50-55%
+ Gạo: 75-80%
+ Cơm: 40%
+ Miến: 83%
+ Khoai củ: 20%.
- Vai trò của chất xơ:
Mặc dù có thể không cần hạn chế quá các loại thức ăn có chất bột-đường
và nên giữ khoảng 50-60% là vừa nhưng người bệnh đái tháo đường nên ăn
kèm các chất xơ có trong rau xanh, măng, cám gạo. Chúng có tác dụng làm thức

ăn lưu lại lâu hơn trong dạ dày, ngăn cản men tiêu hoá, tác dụng với thức ăn
làm chậm lại quá trình tiêu hoá và hấp thụ đường vào máu.
c. Thành phần protid (chất đạm)
Là chất đảm bảo sự sống của tế bào, có khả năng cung cấp một nhiệt lượng
nhất định cho cơ thể. Tỷ lệ chất đạm chiếm từ 10-20% tổng số calo hàng ngày,
tương ứng khaỏng 0,8-1,2g/kg cân nặng (100g thịt nạc có khoảng 18g đạm).
Không nên ăn nhiều đạm vì chế độ ăn nhiều đạm có thể làm tổn thương
thận do đái tháo đường (do người bệnh đái tháo đường có biến chứng suy thận).
Mặt khác, thức ăn giàu đạm thường đắt tiền và dễ gây chán ăn. Nhưng cũng
không nên kiêng ăn chất đạm. Nếu không có nó thì sẽ không cung cấp đủ năng
lượng, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Prôtein bao gồm prôtein động vật và prôtein thực vật. Protein động vật là
nguồn cung cấp chủ yếu nhu cầu prôtein của con người. Những thực phẩm xuất
xứ từ động vật có thịt nạc (lợn, bò, dê) có hàm lượng prôtein từ 17-24%; trong
trứng (trứng gà, trứng vịt) chiếm 13-15%; các chế phẩm từ sữa, hàm lượng
prôtein 1,9-3,8%. Prôtein thực vật là nguồn cung cấp kháccho nhu cầu prôtein
của con người, thường có ở các loại đậu.
Prôtein trong cơ thể đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động sinh lý hàng
ngày, là cơ sở của cuộc sống. Các bộ phận chính của cơ thể con người như thịt,
da, hoóc môn sinh trưởng … đều là tổ chức prôtein. Prôtein không có nhiệm vụ
cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Chỉ khi chất đường và chất béo
không cung cấp đủ năng lượng thì prôtein mới giải toả được một phần nhiệt
lượng (1g prôtein có thể cung cấp 4 kcal nhiệt)
d. Các yếu tố vi lượng và vitamin
Ngoài các nhu cầu dinh dưỡng trên, người bệnh đái tháo đường luôn phải
được cung cấp thêm các thành phần cần thiết khác cho cơ thể như vitamin,
muối khoáng và các chất vi lượng.
Việc sử dụng liều cao các chất chống ôxy hoá như vitamin C, vitamin E,
bêta carolen và selenium không được chứng minh có tác dụng bảo vệ bệnh tim
mạch, ung thư và đái tháo đường. Chỉ nên sử dụng nhiều loại vitamin với liều

thấp trong trường hợp cần thiết khi xác định cơ thể thiếu vitamin.
II.2.3. Nhu cầu cân đối hài hoà giữa các chất dinh dưỡng.
Người đái tháo đường, cũng như bao người bình thường khác, luôn cần
cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng đó cần
phải có sự cân đối hài hoà.
Để phù hợp bữa ăn truyền thống của người Việt Nam và đặc điểm kinh tế-
xã hội. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng nên giữ ở người đái tháo đường là:
+ Các chất protid: 10-14%
+ Các chất béo (lipid): 18%
+ Các chất bột_đường (glucid): 50-60%.
II.3- CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ
BỆNH KHÁC THƯỜNG MẮC KÈM:
II.3.1 Chế độ ăn hợp lý cho người đái tháo đường:
Chúng ta nên biết, đối với người đái tháo đường, không có loại thức ăn
nào là cấm kỵ chỉ có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng từ mọi nguồn thức ăn mới
đem lại cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Người đái tháo đường cũng
như những người bình thường khác đều cần đến các chất dinh dưỡng như nhau.
Tuy nhiên, ở người đái tháo đường cư thể sử dụng máu không tốt nên phải tuân
thủ các yêu cầu đã nêu ở phần II.2.1. Và mục tiêu dài hạn của chế độ ăn này là
giữ cân nặng của người bệnh ở mức lý tưởng.
- Một chế độ ăn tốt cho người đái tháo đường phải đảm bảo:
+ Bữa ăn hỗn hợp có đủ chất đạm, chất béo, các chất bột-đường, chất xơ,
vitamin, muối khoáng và nước.
a. Nguyên tắc chung của chế độ ăn hợp lý:
Ăn đều đặn và chia làm nhiều bữa:
+ Mục đích: tránh tăng đường huyết áp quá cao sau ăn nhưng cũng phải
đảm bảo tránh hạ đường huyết áp lúc xa bữa ăn.
Ăn các thức ăn đa dạng, nhiều thành phần.
Ăn đủ.
Hạn chế ăn chất béo, nhất là mỡ thực vật.

Cần ăn thêm một lượng thích hợp các hạt mầm và chất xơ thực vật (rau).
Tránh ăn đường glucose.
Hạn chế ăn mặn, tránh lượng muối thừa.
Tránh uống rượu
Phải luôn luôn giữ được trọng lượng vừa phải, không quá béo cũng không
quá gầy.
Giá trị năng lượng (số calo) trong khẩu phần ăn hàng ngày phải được chọn
phù hợp với trọng lượng thực tế của người bệnh, kích thước cơ thể, tuổi tác,
giới tính và mức độ lao động.
Chế độ ăn uống phảI cung cấp các thành phần tương đương nhau để quá
trình chuyển hoá đường hàng ngày tương đương nhau và ổn định.
Trong bữa ăn cần chú ý đến các thành phần protein, tinh bột, chất béo như
phần II.2.3 đã đề cập. NgoàI ra còn phải có thêm các thành phần khác như
vitamin, chất xơ thực vật, muối khoáng và các chất vi lượng.
Loại bỏ các thành phần có chứa glucose như bánh ngọt, kẹo, mật và đồ
uống ngọt. Bởi chúng có hàm lượng chứa đường “nhanh”, giúp hấp thụ nhanh
và trực tiếp đường vào máu gây tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó là ăn
các thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và chứa hàm lượng đường ít.
Dùng các thực phẩm nhân tạo chứa ít năng lượng, đường saccharose.
Hạn chế ăn bánh mì, dấm, mì sợi, mỡ động vật.
Chỉ ăn đủ chất béo cần thiết cho cơ thể.
Các bữa ăn phải được phân chia trong ngày một cách hợp lý, phù hợp các
loại thuốc mình dùng. Lượng tinh bột lớn nhất nên dùng vào bữa ăn gần thời
gian mà insuline có tác dụng mạnh nhất.
Số lợng bữa ăn nên được chia làm 6-7 bữa/ngày, đồng thời giảm lượng
thức ăn của mỗi bữa.
Không uống rượu.
Có thể dùng các loại đường như đường kính, đường saccharose, đường
fructose (trong hoa quả) nhưng khi thêm lượng đường phải giảm lượng tinh bột.
b. Thức ăn nên dùng.

Các loại bánh mì không pha trộn với các loại phụ gia khác
Gạo, mì sợi (số lượng ít), tấm say.
Sữa tách chất béo (0,5-10%), sữa chua và phomat không bơ.
Lòng trắng trứng gà.
Các loại thịt nạc đặc biệt thịt bò, bê nạc, thịt thú rừng nạc.
Thịt gà (bỏ da), chim nạc trừ thịt ngan, ngỗng và vịt.
Các loại cá nạc, cá béo bỏ da.
c. Thức ăn hạn chế (ít dùng)
- Bánh mì trắng, ngọt.
- Gạo lức, bánh ngọt nhân hoa quả.
- Các loại cá béo có chứa nhiều mỡ.
- Thịt bò lẫn mỡ, thịt lợn.
- Thịt dê, thịt cừu.
- Bơ thực vật sản xuất theo công nghệ cũ.
- Các loại rau quả đóng hộp
- Các loại nước quả đậm đặc, cô-ca-cô-la.
- Các loại dầu thực vất như dầu oliver, dầu nành, dầu vừng, dầu cải, dầu
hướng dương.
- Khoai tây.
- Rau dưa, nước rau các loại.
- Các loại quả.
- Các loại nước khoáng ( không đường ).
- Cà phê, chè.
- Chất ngọt nhân tạo.
Đay là những loại thức ăn mà người bệnh đái tháo đường nên ít dùng, chỉ nên
ăn với số lượng cho phép khi có sở thích và phù hợp với chế độ dinh dưỡng của
từng người .
d. Những thức ăn cần tránh:
- Đường glucose: đây là loại đường làm tăng đường máu rất mạnh.
- Mật, các loại bánh ngọt, kẹo, sôcôla, kem, mứt, các loại nước quả có đường.

- Các loại mì trứng, các loại bánh có đường, chất béo chế biến công nghiệp.
- Sữa thô chưa chế biến và các loại sản phẩm có chứa nó.
- Các loại thịt nhiều mỡ như: Thịt lợn, thịt cừu, xúc xích lợn, thịt hun khói,
mỡ gan, thận phổi.
- Các loại có nhiều mỡ: Cá tra, cá nheo, cá ngâm dầu, sò ngao, cua bể.
- Lòng đỏ trứng gà.
- Ngỗng, ngan, vịt.
- Bơ, mỡ đông lạnh.
- Khoai tây rán.
- Các loại quả ngọt ở dạng sấy khô, các loại quả ngâm đường, nho khô, lạc.
- Các loại đồ uống có rượu, đặc biệt loại trên 8% độ rượu, nước giải khát có
dextin như bia, nước ngọt có đường như cocacola, fanta, pepsi...
- Các loại thành phần khác mà bác sĩ không cho phép.
Tháp dinh dưỡng áp dụng cho người bệnh tiểu đường .
Đỉnh tháp chỉ sự hạn chế, đáy tháp bớt hạn chế nên dùng,


II.3.2. Lập thực đơn cho người đái tháo đường.
Sau khi đã xác định được những loại thức ăn nào nên dùng, có thể dùng với số
lượng ít hay không nên dùng, người bệnh có thể tự lập thực đơn cho mình dựa trên
nhu cầu năng lượng, nhu cầu dinh dưỡng và tự cân đối hài hoà giữa các chất dinh
dưỡng đồng thời tra theo bảng quy đổi tương đương lượng đường hay nhiệt lượng
của một số loại thức ăn ( Xem phần phụ lục).
* Chuyển đổi một đơn vị năng lượng (kcal)
1g đường (glucid) cho 4 kcal.
1g đạm (protid) cho 4 kcal.
1g mỡ (dầu) cho 9 kcal.
1g rượu cho 7 kcal.
* Bảng hàm lượng tỷ lệ của 3 loại thành phần chủ yếu cung cấp nguồn nhiệt
năng trong thức ăn.

Bảng c: Bảng hàm lượng tỷ lệ của 3 loại thành phần chủ yếu cung cấp
nguồn nhiệt năng trong thức ăn:
Chủng
loại thức
ăn
Trọng
lượng
mỗi xuất
(g)
Nhiệt
lượng
mỗi
xuất(kcal)
Đường
(g)
Protêin
(g)
Lipit (g)
Ngũ cốc
Rau
Hoa quả
Đậu các
loại
Sữa
Trứng
Thịt
Dầu mỡ
25
500
200

15
130
50
50
10
90
90
90
90
90
90
90
90
19
18
18
4,0
7,0
7,0
7,0
7,0
2,0
4,0
4,0
8,0
4,0
90
90
90
0,5

0,5
0,5
5,0
5,0
60
60
1,0
Ví dụ: Tính lượng kcal cho 1 xuất:
Thức ăn là sữa: 130g/xuất.
Bao gồm:
+ 7g đường = 7g x 4 kcal/g = 28 kcal.
28 kcal tương đương 28/90 = 0,3 xuất.
+ 4g protêin = 4g x 4 kcal/xuất = 16 kcal.
16 kcal tương đương với 16/90 = 0,18 xuất.
+ 5g lipid = 5g x 9 kcal = 45 kcal.

×