Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CÁC LÝ THUYẾT QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VỊ THẾ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.62 KB, 14 trang )

CÁC LÝ THUYẾT QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VỊ THẾ XÃ HỘI
1.1. Lý thuyết vị thế - vai trò:
Lý thuyết vị thế - vai trò cho phép nghiên cứu hành vi của cá nhân trong hệ
thống những cấp độ cá nhân - nhóm xã hội.
Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và quyền lợi
kèm theo. Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm
chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí
đó. Mỗi một cá nhân trong xã hội đều có những vị trí nhất định ngay từ khi sinh
ra và hình thành những chức năng cụ thể với quyền và nghĩa vụ phù hợp. Chính
những quyền và nghĩa vụ cao, thấp khác nhau của các vị trí xã hội sẽ tạo ra thứ
bậc của chúng. Nếu xem xét vị trí xã hội một cách độc lập với những quyền và
nghĩa vụ tương ứng thì chúng ta không thể xác định được hay so sánh được thứ
bậc cao thấp giữa các vị trí xã hội của các cá nhân bởi khi tách ra như vậy thì
các cá nhân lại ở những vị trí xã hội tương đồng. Mỗi một xã hội, mỗi một nền
văn hoá lại có những cách nhìn nhận của riêng mình về các vị trí xã hội của cá
nhân. Những cách nhìn nhận đó sẽ xác định các quyền lợi và trách nhiệm nhất
định được thực hiện song song với nhau ở mỗi một vị thế xã hội. Mỗi một cá
nhân có nhiều vị trí xã hội do vậy cũng có nhiều vị thế xã hội.
Cá nhân có thể có vị thế đơn lẻ nếu xuất phát từ một vị trí xã hội bất
kì trong cơ cấu xã hội và quyền hạn, trách nhiệm tương ứng với vị trí xã hội đó.
Cá nhân có thể có vị thế tổng quát bao gồm các vị thế cơ bản mà cá nhân có.
Các vị thế xã hội còn được chia thành 2 loại: Vị thế gán cho và vị thế
đạt được. Trong đó, vị thế gán cho liên quan đến những gì mà xã hội thừa nhận
đối với cá nhân đó ngay từ khi nó tham gia vào cấu trúc xã hội và không phụ
thuộc vào việc cá nhân đó có chấp nhận hay không. Đó là những yếu tố tự nhiên
bẩm sinh như: tuổi, giới tính, chủng tộc, dòng họ, thành phần xuất thân. Ví dụ:
người già có vị thế cao hơn người trẻ tuổi, người phụ nữ được coi là có vị thế xã
hội thấp hơn người nam giới, người da đen có vị thế thấp hơn người da trắng . . .
Vị thế xã hội của những người già, người trẻ, phụ nữ, nam giới, người da đen
hay da trắng ngay từ khi sinh ra đã được xã hội quy gán tuỳ thuộc vào quan
niệm hay cách nhìn nhận về vị trí xã hội của họ.


Vị thế đạt được là những vị thế mà các cá nhân giành được bằng sự cố
gắng, nỗ lực, bằng khả năng của cá nhân trong quá trình hoạt động sống.
Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở những vị thế xã hội
tương ứng của cá nhân. Để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, cá nhân phải
thực hiện những hành động phù hợp. Nghĩa là khi xã hội nhìn nhận vị thế nào đó
của cá nhân đồng thời cũng đã xác định một mô hình hành vi tương ứng và mong
đợi cá nhân thực hiện mô hình hành vi đó. Như vậy, vai trò xã hội của cá nhân là
việc thực hiện những hành vi nhằm thoả mãn sự mong đợi của xã hội để thực hiện
những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế xã hội của mình. Những đòi hỏi,
mong đợi của xã hội đối với vai trò của cá nhân thường dựa trên các chuẩn mực xã
hội. Chính vì vậy mà vai trò xã hội của các cá nhân luôn luôn biến đổi và khác
nhau ở các xã hội khác nhau, thậm chí ở các nhóm xã hội khác nhau và ở từng thời
kì khác nhau. Bởi các chuẩn mực xã hội không phải là một phạm trù bất biến mà
nó có thể thay đổi ở từng thời kỳ khác nhau, có thể khác nhau ở các xã hội khác
nhau và thậm chí khác nhau ngay cả giữa các nhóm xã hội khác nhau đang tồn tại
trong cùng một thời điểm lịch sử.
Như vậy, ứng với mỗi vị thế xã hội bao gồm những quyền hạn và trách
nhiệm là những vai trò xã hội bao gồm những mô hình hành vi tương ứng mà cá
nhân phải thực hiện.
Lý thuyết vị thế - vai trò cho phép chúng ta nhận định được vị thế, vai trò
của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội. Nó cho phép
ta xác định được vị thế nào của người phụ nữ là vị thế gán cho và vị thế nào là vị
thế đạt được; cho phép chúng ta xác định được những mô hình hành vi mà họ phải
thực hiện để thoả mãn những mong đợi của xã hội, của gia đình sao cho phù hợp
với những vị thế đó. Chúng ta cũng có thể so sánh được thứ bậc cao hay thấp trong
tương quan vị thế - vai trò giữa nam giới và nữ giới trong gia đình cũng như ngoài
xã hội. Từ đó ta có thể nhìn nhận và đánh giá được sự phân công vai trò giữa hai
giới trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có lĩnh vực giáo dục con
cái.
1.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng :

Cơ cấu xã hội hay cấu trúc xã hội bao gồm nhiều thành phần khác nhau
trong một hệ thống xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xã hội mà chúng ta
đang sống cũng được xem như một hệ thống có cấu trúc nhất định bao gồm nhiều
nhóm xã hội vi mô khác nhau có mối liên hệ tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn
nhau. Mỗi một nhóm xã hội vi mô lại có một cơ cấu riêng của nó, thực hiện những
chức năng riêng biệt trong sự thống nhất chức năng chung của cả xã hội tổng thể.
Cơ cấu xã hội được phân chia ở hai cấp độ khác nhau. Nếu tiến hành phân chia ở
cấp độ vĩ mô nghĩa là ta đang phân chia xã hội tổng thể ra thành nhiều nhóm xã hội
khác nhau.
Còn ở cấp độ vi mô ta lại tiếp tục phân tích từng nhóm xã hội, từng bộ
phận, thành phần của xã hội tổng thể mà ta vừa chia được thành những cơ cấu xã
hội nhỏ hơn. Với cách tiếp cận này ta có thể áp dụng để phân tích cơ cấu gia đình
bởi gia đình cũng được coi là một nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội tổng thể, cũng
có một cấu trúc nhất định và thực hiện những chức năng riêng trong sự thống nhất
chức năng chung của toàn xã hội.
Giữa cấu trúc và chức năng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau một
cách chặt chẽ bởi chức năng là phương thức thực hiện hoạt động sống của cả cấu
trúc. Chức năng được thực hiện để thoả mãn nhu cầu, để bảo đảm cho cơ cấu ổn
định và phát triển. Có thể nói chức năng chính là mặt động của cấu trúc, thực hiện
tốt chức năng sẽ duy trì được cấu trúc. Ngược lại, cấu trúc cũng có những ảnh
hưởng nhất định đến việc thực hiện chức năng. Những biến đổi của cấu trúc có thể
thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chức năng. Nói tóm lại, sự biến đổi nào của
cấu trúc cũng dẫn đến sự biến đổi của chức năng và sự biến đổi nào của chức năng
cũng dẫn đến sự biến đổi của cấu trúc.
Cấu trúc và chức năng không phải là một phạm trù bất biến mà nó biến đổi
hay duy trì phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội. Chức năng phụ thuộc vào chính
những yếu tố quyết định nhu cầu, đó là: khả năng của các cá nhân, bối cảnh Kinh
tế - Xã hội - Văn hoá hay các giá trị, chuẩn mực bởi chức năng được thực hiện
nhằm để thoả mãn nhu cầu.
Cấu trúc xã hội muốn duy trì trước hết phụ thuộc vào sự biến đổi xã hội. Sự biến

đổi xã hội càng diễn ra châm chạp thì cấu trúc càng ổn định. Cấu trúc tồn tại một
cách ổn định và bền vững hơn chức năng và yếu tố làm cho cấu trúc bền vững nhất
là các giá trị chuẩn mực.
Nếu lý thuyết vị thế vai trò cho phép ta giải thích những biểu hiện và
nguyên nhân của hành vi ở cấp độ vi mô thì lý thuyêt cấu trúc chức năng giúp ta
phân tích các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng ở cấp độ vĩ mô. Áp dụng lý thuyết
cấu trúc - chức năng vào nghiên cứu gia đình có thể lý giải được mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình, lý giải được ảnh hưởng của sự biến đổi trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội đến cơ cấu gia đình và các thành phần trong cơ cấu
gia đình hay nói cách khác chính là mối liên hệ giữa gia đình với tư cách là một
nhóm xã hội với xã hội tổng thể.
1.3.Quan điểm tiếp cận Giới :
Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu về nam giới và nữ giới đặt trong mối
quan hệ qua lại với nhau. Trước hết, ta phải làm rõ sự khác biệt và đồng nhất giữa
nam giới và nữ giới ở những đặc điểm tự nhiên bẩm sinh không thể thay đổi được;
những đặc điểm xã hội do học hỏi mà có; những đặc điểm do xã hội quy gán;
những đặc điểm có tính lịch sử và có thể thay đổi được.
Tiếp cận “Giới” phải chú ý đến mối quan hệ của hai giới trong mọi lĩnh vực
của đời sống gia đình, trong lao động, trong hưởng thụ các giá trị vật chất - tinh
thần, về quyền và nghĩa vụ của mỗi giới trong gia đình và ngoài xã hội. Như vậy,
bằng cách so sánh những chức năng tự nhiên và xã hội giữa nam giới và nữ giới,
bằng cách so sánh mọi khía cạnh của quá trình thực hiện vai trò giáo dục đạo đức
cho con cái, so sánh những xuất phát điểm đi lên của từng giới ta có thể đánh giá
được sự phân công vai trò giữa nam giới và nữ giới trong giáo dục đạo đức cho con
cái ở độ tuổi vị thành niên trong các gia đình đô thị .
Quan điểm tiếp cận giới đòi hỏi phải nghiên cứu mối quan hệ giới trong bối
cảnh Kinh tế - Xã hội, trong những giai đoạn phát triển của lịch sử để thấy được
những nguyên nhân xã hội quy định mối quan hệ giới.
Vận dụng quan điểm tiếp cận giới trong nghiên cứu mối quan hệ Giới cần
phải dựa trên sự phân tích khách quan khoa học, dựa trên những số liệu thực tế để

không có cái nhìn thiên lệch về giới nào. Từ đó, ta có thể đưa ra các giải pháp,
khuyến nghị hữu hiệu nhằm thiết lập sự bình đẳng giới trên mọi mặt, phát huy
năng lực, khả năng sáng tạo của cả hai giới đóng góp vào sự phát triển chung của
đất nước.
II. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CƠ SỞ:
2.1.Khái niệm gia đình:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình trong đó có một định nghĩa
được nhiều nhà Xã Hội Học thừa nhận, đó là:
“Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các
thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về quyền lợi và trách nhiệm, giữa họ có

×