Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.48 KB, 12 trang )

QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT MÔ HÌNH
PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI:
1. Chất thải
1.1. Khái niệm chất thải:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải.
Theo giáo trình kinh tế chất thải, trang 63, GS.TS. Nguyễn Đình Hương
(chủ biên), NXB Giáo Dục:
"Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người, thiên
nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường".
Trong quá trình tiêu hóa con người thải ra các chất cặn, bã. Thiên nhiên và
cả cây cỏ, động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác các động vật.
Con người tác động vào môi trường để thực hiện quá trình sản xuất đã thải ra
môi trường vô số các loại chất thải. Hàng ngày, trên đường phố, trên công
trường, đô thị con người đang bị ngột ngạt đủ các loại chất thải: đất, bùn, xi
măng, vôi vữa từ các công trường; bụi khói từ các ống khói, nhà máy, lò nung,
xe tải, xe hơi, rác thải từ các gia đình, công sở, bệnh viện,…
Theo Giáo trình Quản lý Môi trường, trang 73, GS.TSKH. Đặng Như
Toàn (chủ biên), Trường ĐHKTQD, Khoa kinh tế & Quản lý Môi trường, Đô
thị:
"Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu
không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọi chung là chất thải".
Khái niệm trên có nhắc đến "Vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử
dụng nữa", nó có ý nghĩa đối với một chu trình sản xuất hay 1 phương thức sinh
hoạt nhất định vì nó có thể là chất thải của quá trình này nhưng lại là nguyên
liệu đầu vào của một quá trình khác.
VD: Các loại giấy vụn, vỏ lon bia, vỏ chai,… là chất thải của các hộ gia
đình nhưng lại là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất giấy, các công
ty bia, rượu,…
Chất thải có loại là chất hữu cơ, có loại là chất vô cơ.
Một số chất thải gây ô nhiễm môi trường.


* Định nghĩa chất thải ô nhiễm (theo Giáo trình Kinh tế chất thải , trang
74, GS.TS. Nguyễn Đình Hương (chủ biên), NXB Giáo Dục): chất thải ô nhiễm
là chất hoặc yếu tố vật lý khi tương tác với môi trường làm cho môi trường bị
suy giảm
* Phân loại chất thải
Theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải của hộ gia đình, thường gọi là rác thải, là những chất tạp từ các
hộ gia đình được loại thải ra môi trường.
Chất thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại bao gồm: chất
thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các ngành dịch vụ.
Theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, lỏng, khí
Theo tính chất hóa học: chất thải kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh, giấy bìa,
vải vụn.
Theo tính chất và mức độ độc hại: chất thải đặc biệt.
1.2. Các thuộc tính của chất thải.
Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định
khối lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt,
bức xạ, phóng xạ,… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất
thải là do các thuộc tính về lý học, hóa học, sinh học của chúng trong đó thuộc
tính hóa học là quan trọng nhất. Ta chú ý đến các thuộc tính cơ bản của chất thải
về mặt hóa học.
Thuộc tính tích luỹ dần do các hóa chất bền vững và sự bảo tồn vật chất
nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian tích lũy thành lượng đủ lớn gây tác
hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng As, Hg, Zn.
Các chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với
nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn, chẳng hạn nước thải
chứa Cl hóa hợp với các chất hữu cơ tạo ra hợp chất hữu cơ chứa Cl độc gấp
100 lần Cl ban đầu. Vì vậy, người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của các
chất thải nguy hiểm.
Một số chất thải rắn, lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thông qua các

quá trình biến đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác
mà biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có
điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp.
2. Rác thải sinh hoạt.
2.1. Khái niệm
Định nghĩa chất thải rắn và rác thải sinh hoạt (Theo tài liệu báo cáo
điều tra, khảo sát số liệu thực hiện và nhân rộng mô hình 3R-HN, URENCO -
Hà Nội, tháng 11/2007):
Chất thải rắn là tất cả các nguyên liệu mọi người thải ra trong các hoạt
động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sinh
hoạt của cộng đồng,…). Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ hoạt
động sản xuất và sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người
với nguồn xả chính từ các khu dân cư, cơ quan, văn phòng, cơ sở kinh doanh
hay các trung tâm dịch vụ. Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm: kim
loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch vỡ, đất, đá, cao su, nhựa, thức ăn thừa hay quá
hạn, xương động vật, tre, gỗ, lông gà hay lông vịt, vải vóc, giấy, rơm, xác động
vật chết, vỏ hoa quả, rau,…
2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt
2.2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt
Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt theo phân loại của URENCO - Hà
Nội
Rác thải sinh
hoạt
Thành phần chính
Chất vô cơ
Gạch đá vụn, tro xỉ than, tổ ong, Nilong, vải, quần áo,
da, gỗ, cành cây, pin, ắc quy, bóng đèn,…
Chất hữu cơ Thực phẩm sống, chín thừa; lá cây,…
Chất thải tái chế Giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh, đồ điện,…

Chất thải khác Dẫu mỡ,…
2.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
Thành phần chất thải sinh hoạt ở Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn nhất là chất
thải hữu cơ, là các rau củ quả, thức ăn thừa từ các hộ gia đình các chợý thải ra.
Tiếp đó là các loại chất vô cơ khác như than tổ ong, nilong,… và chất thải tái
chế.
Hình 1.2. Biểu đồ thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội
Tỷ lệ % thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải Đô thị Hà Nội, URENCO - Hà
Nội, tháng 1/2006)

×